Đặc điểm lâm sàng và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh

ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân người lớn (≥ 16

tuổi) bị viêm mũi dị ứng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài gòn.

Kết quả: Tuổi trung bình 29,9 ± 7,8, các nhóm tuổi thường gặp nhất là 20-29 tuổi (48,4%) và 30-39 tuổi

(35,5%). Tỉ lệ nam/nữ là 3:7. Nhóm bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng từng đợt-trung bình nặng gặp nhiều nhất:

62,9%. Có 77,4% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị phù nề niêm mạc mũi, và thoái hóa cuốn mũi dưới, cuốn mũi

giữa.95,2% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ IgE đặc hiệu trong huyết thanh

dương tính là 69,4% với ít nhất 1 loại dị nguyên, trong đó nhóm mạt bụi nhà là dị nguyên dương tính nhiều

nhất: 61,3%, và đa số là Bloomia tropicalis chiếm 59,7%.

Kết luận: Niêm mạc mũi, cuốn mũi phù nề thoái hóa là biểu hiện lâm sàng thường gặp. Nồng độ IgE đặc

hiệu trong huyết thanh giúp xác định chẩn đoán viêm mũi dị ứng và xác định loại dị nguyên gây viêm mũi dị

ứng, trong đó thường gặp nhất là mạt bụi nhà.

pdf 6 trang kimcuc 3780
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng

Đặc điểm lâm sàng và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 38
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ IgE ĐẶC HIỆU 
TRONG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI DỊ ỨNG 
Trần Viết Luân*, La Thị Kim Liên* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh 
ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân người lớn (≥ 16 
tuổi) bị viêm mũi dị ứng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài gòn. 
Kết quả: Tuổi trung bình 29,9 ± 7,8, các nhóm tuổi thường gặp nhất là 20-29 tuổi (48,4%) và 30-39 tuổi 
(35,5%). Tỉ lệ nam/nữ là 3:7. Nhóm bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng từng đợt-trung bình nặng gặp nhiều nhất: 
62,9%. Có 77,4% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị phù nề niêm mạc mũi, và thoái hóa cuốn mũi dưới, cuốn mũi 
giữa.95,2% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ IgE đặc hiệu trong huyết thanh 
dương tính là 69,4% với ít nhất 1 loại dị nguyên, trong đó nhóm mạt bụi nhà là dị nguyên dương tính nhiều 
nhất: 61,3%, và đa số là Bloomia tropicalis chiếm 59,7%.. 
Kết luận: Niêm mạc mũi, cuốn mũi phù nề thoái hóa là biểu hiện lâm sàng thường gặp. Nồng độ IgE đặc 
hiệu trong huyết thanh giúp xác định chẩn đoán viêm mũi dị ứng và xác định loại dị nguyên gây viêm mũi dị 
ứng, trong đó thường gặp nhất là mạt bụi nhà. 
Từ khoá: viêm mũi dị ứng (VMDU), dị nguyên, IgE huyết thanh đặc hiệu 
ABSTRACT 
CLINICAL PRESENTATION AND SERUM SPECIFIC IGE LEVEL 
IN PATIENTS WITH ALLERGIC RHINITIS 
Tran Viet Luan, La Thi Kim Lien 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 38-43 
Objective: To investigate clinical presentation, quality of life and serum specific IgE level in patients with 
allergic rhinitis. 
Methods: This was a descriptive cross-sectional study of 62 adult patients (≥ 16 years old) with allergic 
rhinitis, at Sai Gon ENT hospital. 
Results: The average age of the patients was 29.9 ± 7.8 years. The most common age groups were 20-29 
(48.4%) and 30-39 (35.5%). Male to female ratio was 3:7. 62.9% patients with intermittent moderate to severe 
allergic rhinitis; Nasal mucosa edema and polypoid degeneration of inferior and middle turbinate were noted in 
77.4% of cases. 69,4% of cases had elevated IgE level to at least one tested allergen, in which house dust mites 
were found to be the major allergens, with 61.3% patients determined as positive. Blomia tropicalis was the most 
common allergen in this study (59.3%). 
Conclusion: Nasal mucosa edema and polypoid degeneration of turbinate were the most common clinical 
findings. Serum specific IgE test is a useful tool to confirm the diagnosis of allergic rhinitis and to determine 
specific allergic triggers. The most common allergens in this study were house dust mites. 
Key words: allergic rhinitis, allergen, serum specific IgE 
*Bộ môn Tai Mũi Họng - Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Viết Luân ĐT: 0908137755 Email: luantranviet@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 39
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Viêm mũi dị ứng chiếm tỉ lệ khoảng 20% dân 
số. Tuy viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm 
đến tính mạng nhưng làm giảm chất lượng cuộc 
sống, làm mất năng suất lao động. Việc điều trị 
tại nước ta hiện nay chủ yếu làm giảm triệu 
chứng mà chưa chú trọng đến tìm hiểu dị 
nguyên gây dị ứng để hướng đến điều trị giải 
mẫn cảm đặc hiệu, cải thiện chất lượng cuộc 
sống cho bệnh nhân. Do đó chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu này với mục tiêu: 
Khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm 
mũi dị ứng, phân độ theo ARIA 2010. 
Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân 
viêm mũi dị ứng. 
Khảo sát kết quả định lượng nồng độ IgE 
đặc hiệu trong huyết thanh ở bệnh nhân viêm 
mũi dị ứng. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
62 bệnh nhân ≥ 16 tuổi biểu hiện viêm mũi dị 
ứng trên lâm sàng tại bệnh viện Tai Mũi Họng 
Sài Gòn. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Bệnh nhân không nhớ hoặc không cung 
cấp đầy đủ câu trả lời trong bảng câu hỏi 
nghiên cứu. 
Bệnh nhân đang trị liệu miễn dịch chống dị 
ứng, các thuốc ức chế miễn dịch. 
Bệnh nhân đang bị bệnh lý viêm cấp ở 
đường hô hấp trên, mũi xoang. 
Bệnh nhân bị viêm mũi vận mạch: ngạt mũi 
nhiều, ít hắt hơi. 
Phương pháp nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
Hỏi bệnh sử, tiền sử dị ứng cá nhân và gia 
đình, khám nội soi tai mũi họng. 
Trả lời bảng câu hỏi đánh giá chất lượng 
cuộc sống. 
Lấy máu tình mạch ngoại biên xét nghiệm 
IgE đặc hiệu trong huyết thanh chống lại panel 
gồm 20 dị nguyên riêng biệt thường gặp tại Việt 
Nam (10 dị nguyên hô hấp, 10 dị nguyên thực 
phẩm) bằng nghiệm pháp miễn dịch enzyme. 
Kết quả thu được từ máy đọc kết quả Panel-1 
Việt tại khoa xét nghiệm Trung tâm chẩn đoán y 
khoa Medic TP. Hồ Chí Minh. 
Xử lý và phân tích số liệu 
Bằng phần mềm SPSS version 16.0. Kiểm 
định χ2 so sánh tỉ lệ cho các biến số có phân phối 
chuẩn. Kiểm định Kruskal Wallis so sánh nhiều 
số trung bình cho các biến số không có phân 
phối chuẩn. 
Bảng 1: Bảng khảo sát 20 dị nguyên viêm mũi dị ứng 
Panel-1 Việt 
Nhóm mạt Nhóm thực phẩm 
1. D. Pteronyssinus 11. Tôm 
2. D. Farinae 12. Cua 
3. B. tropicalis 13. Mực 
Nhóm lông động vật 14. Cá thu 
4. Lông mèo 15. Cá mồi 
5. Lông chó 16. Cá ngừ 
6. Lông chuột 17. Thịt bò 
7. Gián 18. Thịt gà 
8. Lông vũ tổng hợp (chim bồ 
câu, ngỗng, gà, vịt) 
19. Lòng đỏ trứng 
9. Bụi cỏ 20. Rau (giá đỗ, hành, cần 
tây, nấm) 
10. Nấm mốc 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 29,9 ± 7,8 
(nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 59 tuổi). Các 
nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 20-29 tuổi (48,4%) 
và 30-39 tuổi (35,5%). 
Nữ gặp nhiều hơn nam, chiếm 69%. 
Nghề nghiệp thường gặp là nhân viên văn 
phòng, những người thường làm việc trong 
phòng máy lạnh, chiếm tỉ lệ 50% 
54,8% bệnh nhân có tiền sử cá nhân hay gia 
đình bị dị ứng. 
Đặc điểm lâm sàng 
Thời điểm xuất hiện triệu chứng trong ngày: 
thường vào ban ngày (Bảng 2). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 40
Phân loại viêm mũi dị ứng theo ARIA 
2010: nhóm bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng 
từng đợt trung bình - nặng chiếm nhiều nhất: 
62,9% (Bảng 3). 
Bảng 2: Thời điểm xuất hiện triệu chứng trong ngày 
Thời điểm xuất hiện Số ca Tỉ lệ % 
Ban ngày 35 56,5 
Ban đêm 20 32,2 
Cả ngày 7 11,3 
Tổng số 62 100 
Bảng 3: Phân loại VMDU theo ARIA 2010 
Phân loại Số ca Tỷ lệ % 
Từng đợt, nhẹ 7 11,3 
Từng đợt, trung bình-nặng 39 62,9 
Dai dẳng, nhẹ 2 3,2 
Dai dẳng, trung bình-nặng 14 22,6 
Tổng số 62 100 
Đặc điểm niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới, 
cuốn mũi giữa: có 77,4% bệnh nhân viêm mũi 
dị ứng có sự thay đổi niêm mạc mũi, cuốn 
mũi. Trong đó triệu chứng thường gặp nhất là 
niêm mạc tái nhợt, phù nề, mọng nước chiếm 
53,2% (Bảng 4). 
Bảng 4: Đặc điểm niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới, 
cuốn mũi giữa 
Niêm mạc mũi, cuốn mũi Số ca Tỷ lệ % 
Hồng, bình thường 14 22,6 
Tái nhợt, phù nề mọng nước 33 53,2 
Trắng đục, thoái hóa dạng polype, 
cuốn mũi quá phát chạm vách ngăn 
15 24,2 
Tổng số 62 100 
Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống 
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: 65-
70% bệnh nhân bị ảnh hưởng sinh hoạt hàng 
ngày, trong đó mức độ nhẹ chiếm nhiều nhất, 
hơn 40% (Bảng 5). 
Bảng 5: VMDU ảnh hưởng đến các hoạt động sinh 
hoạt hàng ngày 
Hoạt động Không(%) Nhẹ(%) Vừa(%) Nặng(%) 
Tự chăm sóc 33,8 40,3 19,4 6,5 
Việc nhà 27,5 41,9 29 1,6 
Thư giãn 35,5 43,5 19,4 1,6 
Thể thao 30,6 48,4 16,2 4,8 
Xã hội 30,6 38,8 21 9,6 
Ảnh hưởng đến giấc ngủ: viêm mũi dị ứng 
gây khó ngủ chiếm 75,8%, gây thức giấc về đêm 
chiếm 69,4% trường hợp (Bảng 6). 
Bảng 6: VMDU ảnh hưởng đến giấc ngủ 
Giấc ngủ Không (%) Nhẹ (%) Vừa (%) Nặng (%) 
Khó ngủ 24,2 24,2 38,7 12,9 
Rối loạn 30,6 24,2 32,3 12,9 
Ảnh hưởng đến công việc/ học tập: mức độ 
ảnh hưởng công việc/ học tập nhẹ và vừa chiếm 
đa số (Bảng 7). 
Bảng 7: VMDU ảnh hưởng đến công việc/ học tập 
Công việc Không(%) Nhẹ(%) Vừa(%) Nặng(%) 
Gây trở ngại 30,6 35,5 22,6 11,3 
Không tập trung 24,1 33,9 33,9 8,1 
Làm việc kém đi 30,6 40,3 21 8,1 
Phải nghỉ làm 80,6 1,6 16,2 1,6 
Ảnh hưởng đồng 
nghiệp 
45,2 43,5 9,7 1,6 
IgE đặc hiệu trong huyết thanh 
Có 43 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 
dương tính với ít nhất 1 dị nguyên trở lên chiếm 
69,4%. Tỉ lệ dương tình theo số lượng dị nguyên 
được liệt kê trong Bảng 8. 
Bảng 8: Tỷ lệ dương tính theo số lượng dị nguyên 
Số lượng dị 
nguyên 
Số ca dương 
tính 
Tỉ lệ % Tỉ lệ % cộng 
dồn 
7 dị nguyên 3 4,8 4,8 
5 dị nguyên 1 1,6 6,4 
4 dị nguyên 2 3,2 9,6 
3 dị nguyên 14 22,6 32,2 
2 dị nguyên 11 17,8 50,0 
1 dị nguyên 12 19,4 69,4 
0 dị nguyên 19 30,6 100 
Tổng số 62 100 100 
Trong số các bệnh nhân có kết quả xét 
nghiệm dương tính với IgE đặc hiệu trong huyết 
thanh, nhóm dị nguyên mạt bụi nhà là thường 
gặp nhất, chiếm tỉ lệ 61,3% (Bảng 9). 
Bảng 9: Tỷ lệ dương tính theo từng nhóm dị nguyên 
Nhóm dị nguyên Số ca dương tính Tỉ lệ % 
Nhóm mạt bụi nhà 38 61,3 
Nhóm lông động vật 4 6,5 
Gián 5 8,1 
Bụi cỏ - nấm mốc 6 9,7 
Thức ăn 6 9,7 
Trong số dị nguyên là mạt bụi nhà, B. 
tropicalis được tìm thấy nhiều nhất chiếm tỉ lệ 
59,7% (Bảng 10). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 41
Bảng 10: Tỷ lệ dương tính với các loại mạt bụi nhà 
Loại dị nguyên Số ca dương tính Tỷ lệ % 
D. pteronyssinus 24 38,7 
D. farinae 21 33,9 
B. tropicalis 37 59,7 
BÀN LUẬN 
Thời điểm xuất hiện triệu chứng trong ngày 
Hơn một nửa (56,5%) bệnh nhân có triệu 
chứng chảy mũi, nhảy mũi liên tục vào ban 
ngày, nhất là lúc sáng sớm, khi vừa ra khỏi 
giường. Điều này có thể là do buổi sáng nhiệt độ 
thấp, nhiệt độ bị thay đổi đột ngột nên dễ gây ra 
các triệu chứng viêm mũi dị ứng. 32,2% bệnh 
nhân có triệu chứng xuất viện vào ban đêm, nhất 
là khi bắt đầu lên giường ngủ. Nguyên nhân có 
thể do tiếp xúc với dị nguyên mạt bụi nhà có 
trong tấm phủ giường, mền, gối... Tỉ lệ IgE đặc 
hiệu dương tính ở nhóm này là 70%. Có khoảng 
10% bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng kéo dài 
suốt cả ngày, và triệu chứng gây khó chịu nhiều 
nhất đối với họ đó là nghẹt mũi. 
Tiền sử cá nhân hay gia đình bị dị ứng 
Viêm mũi dị ứng là một bệnh của hệ miễn 
dịch có tính chất di truyền, là yếu tố giúp để 
hướng đến chẩn đoán xác định bệnh dị ứng. Tuy 
nhiên, yếu tố này phụ thuộc vào lời kể của bệnh 
nhân là chính, nên độ tin cậy không cao. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi có 54,8% trường hợp 
có tiền sử cá nhân hay gia đình bị dị ứng tương 
đồng với kết quả của Asha’ari là 54,4%(Error! 
Reference source not found.). 
Đặc điểm niêm mạc mũi, cuốn mũi giữa, cuốn 
mũi dưới 
Niêm mạc mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị 
ứng thường tái nhợt, xuất tiết nhiều dịch mũi 
trong. Cuốn mũi giữa phù nề, mọng nước, 
hoặc thoái hóa thành polype. Cuốn mũi dưới 
tái nhợt, phù nề hay quá phát chạm vào vách 
ngăn. Những thay đổi này gây cho bệnh nhân 
ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi nước trong và 
nghẹt mũi. Tuy nhiên những thay đổi này 
không phải lúc nào cũng xảy ra trên bệnh 
nhân viêm mũi dị ứng. 
Trong nghiên cứu của chứng tôi, 53,2% 
trường hợp có niêm mạc mũi, cuốn mũi tái nhợt 
và phù nề mọng nước, 24,2% trường hợp có 
niêm mạc mũi, cuốn mũi trắng đục, thoái hóa 
dạng polype, cuốn mũi dưới quá phát chạm vào 
vách ngăn, dẫn đến nghẹt mũi, nhức đầu. 
Nghiên cứu của tác giả Karli và cộng sự ở Thổ 
Nhĩ Kỳ năm 2013(6) trên 295 bệnh nhân viêm mũi 
dị ứng ghi nhận có 52,8% bệnh nhân có phù nề 
cuốn mũi, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của 
chúng tôi, có lẽ bệnh nhân ở Việt nam thường 
chỉ đến khám khi có triệu chứng nhiều, ảnh 
hưởng đến chất lượng cuộc sống. 
Mức độ ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng đến 
chất lượng cuộc sống 
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm 
mũi dị ứng bị ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác 
nhau tùy theo từng bệnh nhân, nhưng đa số 
bệnh nhân (95,2%) đều bị ảnh hưởng; trong đó 
mức độ nhẹ và vừa chiếm nhiều nhất. Có 
khoảng 65-70% bệnh nhân trả lời là có bị ảnh 
hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong 
nghiên cứu của chúng tôi; trong đó ảnh hưởng 
mức độ nhẹ chiếm nhiều nhất, hơn 40%.Tuy 
nhiên điều phiền toái nhất là bị mất ngủ và rối 
loạn giấc ngủ. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
có khoảng 75,8% bệnh nhân bị khó ngủ, và 
69,4% bệnh nhân bị rối loạn về giấc ngủ. Trong 
đó đa số bệnh nhân bị ảnh hưởng giấc ngủ ở 
mức độ vừa, chiếm tỉ lệ 32,3-38,7%. 
Ngoài ra việc học tập hay việc làm của 
bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng bởi các triệu 
chứng của viêm mũi dị ứng. Đa số bệnh nhân 
bị mất tập trung khi làm việc hay học tập, dẫn 
đến năng suất công việc kém, làm ảnh hưởng 
đến đồng nghiệp. 
Trong 4 triệu chứng của viêm mũi dị ứng thì 
chảy mũi là triệu chứng thường gặp nhất và 
nặng nhất, nhưng nghẹt mũi mới là triệu chứng 
gây khó chịu cho bệnh nhân nhiều nhất. Nghẹt 
mũi làm cho bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ gây 
nên những ảnh hưởng toàn thân đối với bệnh 
nhân như mệt mỏi, kém tập trung hay nhức đầu 
dẫn đến giảm năng suất làm việc. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 42
Tineke de Graaf nhận thấy có sự tương 
quan ở mức độ trung bình giữa CLCS và các 
triệu chứng viêm mũi dị ứng. Tác giả cũng 
nhận thấy CLCS tương quan với hắt hơi và 
ngứa mũi nhiều hơn so với nghẹt mũi và chảy 
mũi(4). Robert chỉ ra mức độ tương quan cao 
giữa việc giảm CLCS và mức độ phơi nhiễm dị 
nguyên 1 tuần trước đó(8). 
IgE đặc hiệu trong huyết thanh 
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều 
tác giả trên thế giới về xét nghiệm định lượng 
nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh trên 
bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Lợi ích của xét 
nghiệm miễn dịch huyết thanh này so với test 
lẫy da là không xảy ra phản ứng phụ, kể cả phản 
ứng quá mẫn. Không cần ngưng dùng thuốc 
kháng histamin, thuốc trầm cảm 3 vòng, β-
blocker khi làm xét nghiệm. Test định lượng 
nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh được 
chỉ định thay thế test lẩy da trong các trường 
hợp có bệnh về da kèm theo như da bản đồ, 
chàm nặng. 
Tỉ lệ dương tính của IgE đặc hiệu 
Tỉ lệ dương tính trong nghiên cứu của chứng 
tôi là 69,4%, tương đồng với của Kai (64,8%)(4), 
cao hơn của Karli (43,5%)(6), và thấp hơn của 
Choon-Kook (92%)(2). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 69,4% 
bệnh nhân có kết quả dương tính với ít nhất 1 dị 
nguyên trong tổng số 20 dị nguyên, và 50% bệnh 
nhân có kết quả dương tính từ 2 dị nguyên trở 
lên. So sánh với nghiên cứu của Choon-Kook(2) 
cũng xét nghiệm IgE đặc hiệu trong huyết thanh, 
các tỉ lệ này lần lượt là 92% và 83%. Ngoài ra, 
chúng tôi cũng ghi nhận trong nghiên cứu có 3 
bệnh nhân dị ứng cùng lúc với 7 dị nguyên khác 
nhau (nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng 
tôi), trong đó có cả dị nguyên không khí và dị 
nguyên thực phẩm. 
Tỷ lệ dương tính của IgE đặc hiệu theo từng 
nhóm dị nguyên 
Trong số 20 dị nguyên được nghiên cứu thì 
nhóm dị nguyên mạt bụi nhà là có tỉ lệ IgE đặc 
hiệu dương tính nhiều nhất, 61,3%. Điều này cho 
thấy dị nguyên mạt bụi nhà là nguyên nhân gây 
dị ứng nhiều nhất cho bệnh nhân viêm mũi dị 
ứng. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên 
cứu của các tác giả khác như nghiên cứu của 
Karli (Thổ Nhĩ Kỳ, 2013) là 68,5%(6), nghiên cứu 
của Choon-Kook là 86%(2), Kai là 87,4%(4). Trong 
nghiên cứu so sánh xét nghiệm IgE đặc hiệu 
trong huyết thanh và test lẩy da trong chẩn đoán 
dị ứng trên 90 bệnh nhân dị ứng, Asha’ari cũng 
kết luận mạt bụi nhà là dị nguyên có tỉ lệ dương 
tính nhiều nhất, 74,4%(Error! Reference source not found.). 
Trong nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu 
Hòa và cộng sự tỉ lệ IgE dương tính với mạt bụi 
nhà là 66,2%(7). Có vẻ như khí hậu ấm và ẩm 
vùng nhiệt đới là điều kiện thích hợp cho mạt 
bụi nhà sinh sống và phát triển. 
Dị nguyên mạt bụi nhà 
Có 4 loại dị nguyên mạt bụi nhà thường gặp 
nhất, bao gồm D. pteronysinus, D. farinae, B. 
tropicalis và Eurolyphus maynei. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số 3 
dị nguyên mạt bụi nhà được làm xét nghiệm thì 
B. tropicalis có tỉ lệ dương tính nhiều nhất 59,7% 
(37 trường hợp). Tiếp theo là D. pteronyssinus 
38,7% (24 trường hợp), và thấp nhất là D. farinae 
33,9% (21 trường hợp). 
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu 
của Chua và cộng sự ở Singapore năm 2007(3): 
B. tropicalis là dị nguyên gây dị ứng quan trọng 
nhất ở khu vực nhiệt đới; và nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Thu Hòa ở TP. Hồ Chí Minh năm 
2013: tỉ lệ IgE đặc hiệu dương tính B. tropicalis 
là cao nhất 52,5%(7). Theo y văn, dị nguyên mạt 
bụi nhà B. tropicalis chiếm ưu thế ở các nước 
gần xích đạo. 
IgE đặc hiệu và các mối liên quan 
IgE đặc hiệu và mức độ nặng viêm mũi dị ứng 
Tỉ lệ IgE đặc hiệu dương tính tăng dần theo 
mức độ nặng của triệu chứng viêm mũi dị ứng. 
Tỉ lệ dương tính lần lượt là 42,9%, 70,7% và 
78,6% ứng với viêm mũi dị ứng nhẹ (từng đợt, 
nhẹ), vừa (gồm từng đợt, trung bình-nặng và dai 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 43
dẳng, nhẹ), và nặng (dai dẳng, trung bình-nặng). 
Tuy vậy sự khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê, p = 0,234 (>0,05). 
Tương tự, chúng tôi cũng tìm hiểu mối liên 
quan giữa tỉ lệ IgE đặc hiệu dương tính với thời 
gian mắc bệnh của bệnh nhân. Tìm hiểu bệnh 
nhân viêm mũi dị ứng lâu năm thì tỉ lệ IgE đặc 
hiệu dương tính có cao hơn bệnh nhân mới mắc 
viêm mũi dị ứng hay không. Kết quả cho thấy 
hai yếu tố này độc lập với nhau. 
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi 
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa 
tỉ lệ dương tính của IgE đặc hiệu với tình trạng 
niêm mạc mũi, cuốn mũi của bệnh nhân viêm 
mũi dị ứng, với giá trị p = 0,013. Niêm mạc mũi, 
cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới càng bị phù nề, 
thoái hóa thì tỉ lệ IgE đặc hiệu trong huyết thanh 
dương tính càng cao. 
Nồng độ IgE đặc hiệu dương tính nhóm dị 
nguyên mạt bụi nhà 
Trong số các dị nguyên mà chúng tôi khảo 
sát thì nhóm dị nguyên mạt bụi nhà có tỉ lệ IgE 
đặc hiệu dương tính nhiều nhất và nồng độ 
dương tính cũng cao nhất so với các nhóm dị 
nguyên khác. Kết quả như sau: D. pteronyssinus 
có 24 ca dương tính với trị số dương tính trung 
bình là 11,7 ± 2,67 IU/ml. D.farinae có 21 ca 
dương tính với trị số dương tính trung bình là 
23,7 ± 3,29 IU/ml. B. tropicalis có 37 ca dương tính 
với trị số dương tính trung bình là 21 ± 3,1 IU/ml. 
KẾT LUẬN 
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp và 
thường do mạt bụi nhà gây nên, ảnh hưởng 
nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh 
nhân. Niêm mạc mũi, cuốn mũi phù nề thoái 
hóa là biểu hiện lâm sàng thường gặp. Xét 
nghiệm IgE đặc hiệu trong huyết thanh xác 
định bệnh dị ứng, xác định loại dị nguyên và 
nồng độ dị nguyên gây dị ứng, hướng đến 
điều trị giải mẫn cảm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Asha’ari ZA, Suhaimi Y, Yusof RA et al (2011). “Comparison of 
serum specific IgE with Skin Prick Test in the Diagnosis of 
Allergy in Malaysia”. Med J Malaysia, 66(3):202-206. 
2. Choon-Kook S, Teck-Song SL (1995). “Specific IgE in the 
identification of Allergens in Allergic Rhinitis Malaysian 
Patients”. Asian Pacific Journal of Allergy and Immunology, 13:23-
27. 
3. Chua KY, Cheong N, Kuo IC et al (2007). “The Blomia tropicalis 
allergens”. Protein Pept Lett, 14(4):325-33. 
4. de Graaf-in 't VT, Koenders S, Garrelds IM et al (1996). “The 
relationships between nasal hyperreactivity, quality of life, and 
nasal symptoms in patients with perennial allergic rhinitis”. J 
Allergy Clin Immunol, 98(3):508-13. 
5. Kai Y (2012). “Serological detection of specific IgE in allergic 
rhinitis”. Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 
26(20):933-5. 
6. Karli R, Balbaloglu E, Uzun L et al (2013). “Correlation of 
Symptoms With Total IgE and Specific IgE Levels in Patients 
Presenting With Allergic Rhinitis”. Ther Adv Respir Dis, 7(2):75-9. 
7. Nguyễn Thị Thu Hòa (2013). “Nghiên cứu nồng độ IgE toàn 
phần, IgE đặc hiệu trong máu và bạch cầu ái toan trong dịch 
mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng tại thành phố Hồ Chí Minh”. 
Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Huế. 
8. Robert G, Mylonopoulou M, Hurley C et al (2005). 
“Impairment in quality of life is directly related to the level of 
allergen exposure and allergic airway imflammation”. Clin Exp 
Allergy, 35(10):1295-300. 
Ngày nhận bài báo: 12/12/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/02/2019 
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_nong_do_ige_dac_hieu_trong_huyet_thanh.pdf