Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng tại bệnh viện đa khoa Đăk Lăk 2016 – 2017

Nhiễm khuẩn huyết nặng (NKHN) là tình trạng nhiễm khuẩn huyết đưa đến rối loạn chức

năng cơ quan. Bệnh tiến triển nhanh, tổn thương nhiều cơ quan và tỉ lệ tử vong cao. Đối tượng và phương

pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân được chẩn đoán NKHN điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, từ

4.2016 - 6.2017. Nghiên cứu tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình là 56,55 ± 18,40 tuổi. Tỷ lệ cấy máu dương

tính là 57,7%. Vi khuẩn phân lập được đa số là Staphylococcus aureus, E.coli và Klebsiella pneumonia. Số

bệnh nhân khỏi bệnh chiếm 62,8%, tử vong 37,2%. Tỷ lệ tử vong liên quan với đường vào hô hấp, da-niêm

mạc và tiêu hóa lần lượt là 46,7%, 42,9% và 36,4%. Các yếu tố liên quan đến tử vong là tuổi (0.0325), suy hô

hấp (p < 0,001),="" nhiều="" cơ="" quan="" bị="" rối="" loạn="" (p="0,0015)," điểm="" apache="" ii="" tb="" 22,83="" ±="" 8,15="" (p="">< 0,0001).="" kết="">

Tác nhân gây NKHN thường gặp là Staphylococcus aureus, E.coli và Klebsiella pneumonia. Tỉ lệ tử vong cao và

liên quan đến các yếu tố như: ổ nhiễm khuẩn tiên phát, tuổi, nam giới, suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan,

điểm APACHE II.

pdf 5 trang kimcuc 1960
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng tại bệnh viện đa khoa Đăk Lăk 2016 – 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng tại bệnh viện đa khoa Đăk Lăk 2016 – 2017

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng tại bệnh viện đa khoa Đăk Lăk 2016 – 2017
31
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT NẶNG 
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐĂK LĂK 2016 – 2017
Phạm Văn Lịch1, Trần Xuân Chương2
(1) Bệnh viện Huyện Krông Bông, đăk Lăk; (2) Trường đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết nặng (NKHN) là tình trạng nhiễm khuẩn huyết đưa đến rối loạn chức 
năng cơ quan. Bệnh tiến triển nhanh, tổn thương nhiều cơ quan và tỉ lệ tử vong cao. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân được chẩn đoán NKHN điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, từ 
4.2016 - 6.2017. Nghiên cứu tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình là 56,55 ± 18,40 tuổi. Tỷ lệ cấy máu dương 
tính là 57,7%. Vi khuẩn phân lập được đa số là Staphylococcus aureus, E.coli và Klebsiella pneumonia. Số 
bệnh nhân khỏi bệnh chiếm 62,8%, tử vong 37,2%. Tỷ lệ tử vong liên quan với đường vào hô hấp, da-niêm 
mạc và tiêu hóa lần lượt là 46,7%, 42,9% và 36,4%. Các yếu tố liên quan đến tử vong là tuổi (0.0325), suy hô 
hấp (p < 0,001), nhiều cơ quan bị rối loạn (p=0,0015), điểm APACHE II TB 22,83 ± 8,15 (p < 0,0001). Kết luận: 
Tác nhân gây NKHN thường gặp là Staphylococcus aureus, E.coli và Klebsiella pneumonia. Tỉ lệ tử vong cao và 
liên quan đến các yếu tố như: ổ nhiễm khuẩn tiên phát, tuổi, nam giới, suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, 
điểm APACHE II.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết nặng, điều trị, Bệnh viện đK đăk Lăk
Abstract
CLINICAL, LABORATORY CHARACTERISTICS AND TREATMENT 
RESULT OF PATIENTS WITH SEVERE SEPSIS AT DAK LAK 
GENERAL HOSPITAL 2016 – 2017
Pham Van Lich1, Tran Xuan Chuong2
(1) Dak Lak General Hospital; (2) Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Severe sepsis is a sepsis leading to organ dysfunction. It has rapid progression, multiple 
organ damage and high mortality. Patients and Methods: Prospective study was performed on 78 patients 
diagnosed clinically severe sepsis, hospitalized and treated at the ICU of the Dak Lak General Hospital, from 
April, 2016 to June, 2017. Results: The mean age was 56.55 ± 18.40 years. The rate of positive blood cultures 
was 57.7%, the majority of bacteria isolated were Staphylococcus aureus, E. coli and Klebsiella pneumonia. 
62.8% of patients recovered from the disease, 37.2% died. Mortality rates associated with respiratory, skin-
mucosal and gastrointestinal sources were 46.7%, 42.9% and 36.4%, respectively. The high mortality rate 
related to factors such as primary sources of infection, age (0.0325), respiratory failure (p < 0.001), multiple 
organ failure (p=0.0015), APACHE II score (mean: 22.83 ± 8.15 (p < 0.0001). Conclusions: The common 
bacteria causing severe sepsis were Staphylococcus aureus, E. coli and Klebsiella pneumonia. Factors related 
to mortality were age, male, respiratory failure, multiple organ failure, APACHE II score.
Key words: severe sepsis, treatment, Dak Lak General hospital
1. GIỚI THIỆU
Nhiễm khuẩn huyết nặng là một hội chứng liên 
quan tới nhiễm trùng do hậu quả của đáp ứng viêm 
hệ thống gây rối loạn chức năng đối với ít nhất một 
hệ thống cơ quan. Diễn tiến từ nhiễm khuẩn huyết 
trở thành nhiễm khuẩn huyết nặng, sốc nhiễm 
khuẩn, suy đa cơ quan nhiều khi tiến triển rất nhanh 
dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiễm 
khuẩn huyết giao động trong khoảng 30% đến 50% 
và tăng dần theo tuổi của bệnh nhân[7].
 - địa chỉ liên hệ: Trần Xuân Chương, email: xuanchuonghue@gmail.com 
 - Ngày nhận bài: 13/3/2018, Ngày đồng ý đăng: 22/6/2018, Ngày xuất bản: 5/7/2018
32
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân trong giai 
đoạn sớm đóng vai trò rất quan trọng. Đánh giá mức 
độ nặng của bệnh để tiên lượng và có hướng điều trị 
thích hợp là nhiệm vụ quan trọng của các bác sĩ lâm 
sàng, đặc biệt là tại các đơn vị Hồi sức cấp cứu. Bệnh 
viện đa khoa Đăk Lăk là nơi tiếp nhận điều trị những 
bệnh nhân đến từ tỉnh Đăk Lăk và một số địa phương 
lân cận thuộc các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân 
nhiễm khuẩn huyết nặng điều trị tại Bệnh viện đa 
khoa đăk Lăk.
2. đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên 
quan ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện từ tháng 4. 
2016 - 6. 2017 tại khoa Hồi sức tích cực và Chống 
độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk.
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân từ 18 
tuổi trở lên, hội đủ tiêu chuẩn chẩn đoán NKH nặng 
dựa theo định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán của 
Hội nghị quốc tế đồng thuận về nhiễm khuẩn huyết 
đề xuất năm 2001 và cập nhật năm 2012 [6].
Bệnh nhân NKH nặng đưa vào nghiên cứu sẽ 
được theo dõi các đặc điểm lâm sàng, làm các xét 
nghiệm cận lâm sàng, tính điểm APACHE II lúc vào 
viện. Tất cả những bệnh nhân được áp dụng phác đồ 
điều trị NKH theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 
2/3/2015 của Bộ Y tế. Các dữ liệu được thu thập 
theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Số liệu được xử lý 
bằng phần mềm SPSS 16.6 và Medcal 12.7.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian 15 tháng, chúng tôi chọn được 78 
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng đưa vào nghiên 
cứu.
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm n Tỷ lệ %
Tuổi (± SD) 56,15 ± 18,79 
Tỷ lệ bệnh nhân > 60 tuổi 31 39,7
Giới: Nam
 Nữ 
48
30
61,5
38,5
Tỷ lệ bệnh nhân thở máy 31 39,7
Tỷ lệ bệnh nhân chạy thận nhân tạo 6 7,7
Độ tuổi trung bình 56,15 ± 18,79 tuổi. Số bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 39,7%. Giới nam chiếm 61,5% và 
nữ chiếm 38,5%. Tỷ lệ bệnh nhân thở máy là 39,7%, bệnh nhân chạy thận nhân tạo 7,7%.
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng
Đặc điểm lâm sàng n Tỷ lệ %
Sốt cao 61 78,2
Tiêu chảy 24 30,8
Nôn 7 8,9
Khó thở 28 35,9
Đau bụng 5 6,4
Hôn mê 2 2,6
Tụt HA 12 15,4
Các triệu chứng phổ biến là sốt cao, khó thở, tiêu chảy, tụt HA...
Bảng 3.3. Tiền sử bệnh nhân
Tiền sử bệnh nhân n Tỷ lệ %
Bệnh lý tim mạch 12 15,4
Bệnh đái tháo đường 12 15,4
Bệnh thận mạn 1 1,3
Bệnh phổi mạn 4 5,1
Nghiện rượu 5 6,4
33
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Khác 7 8,9
Không có 37 47,4
Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch và bệnh đái tháo đường cùng chiếm 15,4%. Các bệnh lý khác 
trong tiền sử được ghi nhận là bệnh phổi và thận mạn tính và nghiện rượu.
Bảng 3.4. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn n Tỷ lệ %
Klebsiella pneumonie 4 5,1
Escherichia coli ESBL+ 6 7,7
Burkholderia cepacia 4 5,1
Enterococcus sp. 1 1,3
Staphylococcus aureus 9 11,5
Pseudomonas sp. 2 2,6
Acinetobacter baumani 2 2,6
Pseudomonas aeruginosa 1 1,3
VK khác 6 7,7
Không mọc 34 43,5
Cộng 78 100,0
 Tỷ lệ cấy máu dương tính là 57,7%, gồm các tác nhân vi khuẩn khác nhau, nhiều nhất là S. aureus (11,5%) 
và E. coli ESBL+ (7,7%).
3.2. Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan
Số bệnh nhân khỏi bệnh là 49, chiếm 62,8%, số tử vong là 29, chiếm 37,2%.
Bảng 3.5. Số cơ quan bị rối loạn chức năng và tử vong
Kết quả điều trị
1 cơ quan 2 cơ quan 3 cơ quan 4 cơ quan
n % n % n % n %
Sống 48 75,0 0 0,0 1 12,5 0 0,0
Tử vong 16 25,0 5 100,0 7 87,5 1 100,0
Cộng 64 5 8 1
Tỷ lệ tử vong trong nhóm rối loạn chức năng 1 cơ quan chiếm 25%. Tỷ lệ tử vong trong nhóm rối loạn chức 
năng ≥ 2 cơ quan chiếm 87,5 - 100%.
Bảng 3.6. Tỷ lệ tử vong theo đường vào của ổ nhiễm khuẩn
Đường vào 
của ổ nhiễm khuẩn
Khỏi bệnh 
(n =49)
Tử vong 
(n = 29) p
n % n %
Tiêu hóa 21 63,6 12 36,4 0,0488
Hô hấp 16 53,3 14 46,7 0,7976
Tiết niệu, sinh dục 8 100,0 0
Da, niêm mạc 4 57,1 3 42,9 0,9912
Đường vào ổ nhiễm khuẩn là đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 42,31% với tỷ lệ tử vong là 36,36%. 
Đường vào hô hấp chiếm tỷ lệ 38,46%, tỷ lệ tử vong 46,67%.
Bảng 3.7. Các yếu tố lâm sàng có liên quan tử vong
Đặc điểm lâm sàng
Khỏi bệnh
(n =49)
Tử vong
(n = 29)
p
Tuổi ( ± SD) 52,67 ± 19,21 62,03 ± 16,76 0,0325
34
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Giới 
 Nam (n = 48)
 Nữ (n = 30)
27 (46,2%)
22 (73,3%)
21 (43,8%)
8 (26,7%) 0,1304
BN suy hô hấp (n = 29) 6 (17,2) 23 (82,8) < 0,0001
BN suy thận (n = 24) 13 (54,2) 11 (45,8) 0,2917
Số cơ quan bị rối loạn ( ± SD) 1,37 ± 1,60 2,76 ± 2,09 0,0015
Nhóm bệnh nhân tử vong có tuổi trung bình cao hơn nhóm khỏi bệnh (62,03 ± 16,76 vs. 52,67 ± 19,21, p 
< 0,05). Bệnh nhân nam có tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh nhân nữ (43,8% vs. 26,7%, p < 0,05). Bệnh nhân suy 
hô hấp có tỷ lệ tử vong rất cao (45,8% và 82,8%).
Bảng 3.8. So sánh điểm APACHE II giữa nhóm khỏi bệnh và tử vong
Điểm
Tử vong
(n = 29)
Khỏi bệnh
(n =49)
p
Điểm APACHE II 22,83 ± 8,15 15,16 ± 5,58 < 0.0001
 Điểm APACHE II ở nhóm tử vong cao hơn rõ so với nhóm khỏi bệnh (p < 0,0001).
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên 
cứu
Tuổi trung bình của 78 bệnh nhân được chẩn 
đoán NKH nặng là 56,55 ± 18,40 tuổi. Có 31 bệnh 
nhân trên 60 tuổi, chiếm 39,7%. Bệnh nhân nam 
chiếm 61,5%, cao hơn bệnh nhân nữ (38,5%).
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân NKH 
nặng nên các triệu chứng được ghi nhận là sốt cao 
(78,2%), khó thở (35,9%), tiêu chảy (30,8%), tiếp 
theo là nôn (8,9%), tụt huyết áp (2,6%) (Bảng 3.2). 
Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch và bệnh 
đái tháo đường cùng chiếm 15,4%. Các bệnh lý khác 
trong tiền sử được ghi nhận là bệnh phổi và thận 
mạn tính và nghiện rượu.
Tỷ lệ cấy máu dương tính là 57,7%, trong đó tụ 
cầu vàng chiếm 11,5%, E.coli ESBL+ chiếm 7,7%, 
Klebsiella pneumonia chiếm 5,1%. Trong nghiên 
cứu của Trần Xuân Chương và cs tại Bệnh viện Trung 
ương Huế, các tác nhân gây NKH được ghi nhận là 
E.coli (47,6%), S. suis (23,8%), Klebsiella pneumoni-
ae (5,8%) ... [1].
Nghiên cứu của Đoàn Mai Phương và cs tại Bệnh 
viện Bạch Mai (2008) cho thấy các tác nhân gây 
bệnh NKH chủ yếu là E. coli (18,3%), K. pneumoniae 
(17,6%), B. pseudomallei (3,3%), S. suis (1,9), xoắn 
khuẩn 0,5%. [3]
Vincent JL và cs khảo sát bệnh nhân NKH ở 24 quốc 
gia ở châu Âu (2002). Tác giả nhận thấy đường vào 
chủ yếu là hô hấp (68%), sau đó là tiêu hóa (22%). Các 
vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Staphylococcus aureus 
(30%, bao gồm 14% kháng methicillin), Pseudomonas 
species (14%), và Escherichia coli (13%) [7].
4.2. Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan
Trong số 78 bệnh nhân NKHN, số bệnh nhân khỏi 
bệnh là 49, chiếm 62,8%, số tử vong là 29, chiếm 
37,2%.
Khi so sánh số cơ quan bị rối loạn giữa hai nhóm, 
chúng tôi nhận thấy: nhóm tử vong có số cơ quan 
rối loạn là 2,76 ± 2,09, cao hơn nhóm sống sót là 
1,37 ± 1,60, p = 0,0015 (Bảng 3.7). Phân tích tỷ lệ tử 
vong theo số tạng suy: tỷ lệ tử vong trong nhóm rối 
loạn chức năng 1 cơ quan chiếm 25%, tỷ lệ tử vong 
trong nhóm rối loạn chức năng 2 và 4 cơ quan chiếm 
100%, tỷ lệ tử vong trong nhóm rối loạn chức năng 3 
cơ quan chiếm 87,5% (Bảng 3.5). Hoàng Văn Quang 
và cs nghiên cứu 82 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn 
được điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất ghi nhận số 
tạng suy càng nhiều thì tỷ lệ tử vong càng tăng, suy 
trên 5 tạng có tỷ lệ tử vong 100%. Tỷ lệ tử vong liên 
quan với đường vào hô hấp, da-niêm mạc và tiêu 
hóa lần lượt là 46,7%, 42,9% và 36,4%.
Phạm Thị Ngọc Thảo và cs nghiên cứu 123 bệnh 
nhân NKH nặng tại Khoa ICU, Bệnh viện Chợ Rẫy. 
Các tác giả ghi nhận đường vào NKH từ đường tiêu 
hóa chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,1%, đường hô hấp 
chiếm tỉ lệ 21,1% và với tỉ lệ tử vong là 66,7% và 
61,5%. Đường vào từ niệu dục, da, cơ xương chiếm 
tỉ lệ thấp hơn, với tỉ lệ tử vong tương ứng cũng thấp 
hơn, có 7,3% trường hợp không rõ đường vào, tỉ lệ 
tử vong ở nhóm bệnh nhân này là 66,7% [4].
Theo kết quả ở Bảng 3.7, nhóm bệnh nhân tử 
vong có tuổi trung bình cao hơn nhóm khỏi bệnh 
(62,03 ± 16,76 vs. 52,67 ± 19,21, p < 0,05), bệnh 
nhân nam dường như có tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh 
nhân nữ (43,8% vs. 26,7%, p > 0,05), bệnh nhân suy 
hô hấp có tỷ lệ tử vong rất cao (82,8%). Nhóm bệnh 
nhân tử vong có số cơ quan bị rối loạn trung bình 
cao hơn nhóm khỏi bệnh (2,76 ± 2,09 vs 1,37 ± 1,60, 
p < 0,05).
35
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Phua J. và cs khảo sát 1285 bệnh nhân NKH nặng ở 
150 đơn vị điều trị tích cực tại 16 quốc gia châu Á năm 
2009. Các tác giả nhận thấy tỷ lệ tử vong là 44,5%. [6]
Khi so sánh điểm APACHE II giữa hai nhóm, chúng 
tôi thấy điểm APACHE II ở nhóm tử vong cao hơn 
rõ so với nhóm khỏi bệnh (p < 0,0001). Zhou và cs 
(Trung Quốc) nghiên cứu 484 bệnh nhân NKH nặng 
và sốc NK, tỷ lệ tử vong là 33,5%. Các yếu tố liên 
quan tử vong là điểm APACHE II, hội chứng ARDS, 
bệnh kèm ung thư [8].
5. KẾT LUẬN
Tuổi trung bình của 78 bệnh nhân NKH nặng 
là 56,55 ± 18,40 tuổi. Tỷ lệ cấy máu dương tính là 
57,7%, trong đó đa số là tụ cầu vàng, E.coli ESBL+ và 
Klebsiella pneumonia.
Số bệnh nhân khỏi bệnh chiếm 62,8%, tử vong 
37,2%. Tỷ lệ tử vong liên quan với đường vào hô hấp, 
da-niêm mạc và tiêu hóa lần lượt là 46,7%, 42,9% và 
36,4%. Các yếu tố liên quan tử vong là tuổi, suy hô 
hấp, tổn thương đa cơ quan, điểm APACHE II cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Chương, Phan Từ Khánh Phương, Phan 
Trung Tiến (2017), Nghiên cứu căn nguyên và tính kháng 
kháng sinh của một số vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm 
khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương 
Huế 2011 - 2015, Tạp chí Truyền Nhiễm Việt Nam, số 1 
(17), tr. 18-22.
2. Phan Từ Khánh Phương, Trần Xuân Chương (2014), 
“Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân nhiễm 
khuẩn huyết do E. coli và đề kháng kháng sinh tại Bệnh 
viện Trung ương Huế 5 năm 2009 – 2013”, Tạp chí Truyền 
Nhiễm Việt Nam. 3 (7), pp. 2-6.
3. Đoàn Mai Phương (2008), «Đặc điểm của các tác 
nhân gây nhiễm trùng máu tại bệnh viện Bạch Mai năm 
2008”, Tạp chí Y học lâm sàng. 48, tr.32-38.
4. Phạm Thị Ngọc Thảo (2010), “Đặc điểm bệnh nhân 
nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa Hồi sức Cấp cứu, 
Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14 (2), 
tr.348-454.
5. Lee CC et al. (2008), “Prognostic value of mortality 
in emergency department sepsis score, procalcitonin, and 
C-reactive protein in patients with sepsis at the emergency 
department”, Shock. 29 (3), pp. 322-327.
6. Phua J. et al. (2011), “Management of severe 
sepsis in patients admitted to Asian intensive care units: 
prospective cohort study”, British Medical Journal, 
pp.342-345.
7. Vincent JL. et al. (2006), “Sepsis in European 
intensive care units: Results of the SOAP study”, Crit Care 
Med. 34, pp. 344-353.
8. Zhou J.. et al. (2014), “Epidemiology and Outcome 
of Severe Sepsis and Septic Shock in Intensive Care Units 
in Mainland China”, Plos one. 9 (9),pp.107-181.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_benh_nhan_nhiem_khuan.pdf