Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật u màng não nền sọ tại bệnh viện Việt Đức

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u màng

não nền sọ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 45 bệnh nhân UMNNS được phẫu thuật tại bệnh viện

Việt – Đức có kết quả mô bệnh học, giai đoạn từ tháng 01/2013 đến tháng 6/ 2014.

Kết quả: Tuổi từ 27‐78, tuổi trung bình là 49,24. Tỷ lệ nam/nữ là 2/3.Biểu hiện lâm sàng chính của

UMNNS thường là đau đầu (86,7%), mờ mắt (46,7%),tổn thương dây TK sọ (8.9%). Kích thước khối u >3cm là

73,3%. Tỉ lệ phân bố UMN trên yên 31,1%, UMN cánh nhỏ xương bướm là 22,3%. Lấy u toàn phần (Simpson

I+II): 33,3%, bán phần: 66,7%. U lành tính ít tái phát là 91,1%, nguy cơ tái phát cao là 8,9%.

Kết luận: U màng não nền sọ gặp ở lứa tuổi trung niên 40‐60. Biểu hiện lâm sàng chính của UMNNS

thường là đau đầu, mờ mắt, tổn thương TK sọ. Kích thước khối u >3cm là hay gặp nhất. Điều trị phẫu thuật đem

lại kết quả tốt: UMNNS độ II (TCYTTG) có nguy cơ tái phát thấp là 8,9%.

pdf 6 trang kimcuc 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật u màng não nền sọ tại bệnh viện Việt Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật u màng não nền sọ tại bệnh viện Việt Đức

Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật u màng não nền sọ tại bệnh viện Việt Đức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não     217 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO NỀN SỌ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC 
Dương Đại Hà*, Lê Anh Tuấn*, Phạm Hoàng Anh*, Hà Đăng Trung* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u màng 
não nền sọ. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 45 bệnh nhân UMNNS được phẫu thuật tại bệnh viện 
Việt – Đức có kết quả mô bệnh học, giai đoạn từ tháng 01/2013 đến tháng 6/ 2014. 
Kết  quả: Tuổi  từ  27‐78,  tuổi  trung  bình  là  49,24. Tỷ  lệ nam/nữ  là  2/3.Biểu  hiện  lâm  sàng  chính  của 
UMNNS thường là đau đầu (86,7%), mờ mắt (46,7%),tổn thương dây TK sọ (8.9%). Kích thước khối u >3cm là 
73,3%. Tỉ lệ phân bố UMN trên yên 31,1%, UMN cánh nhỏ xương bướm là 22,3%. Lấy u toàn phần (Simpson 
I+II): 33,3%, bán phần: 66,7%.. U lành tính ít tái phát là 91,1%, nguy cơ tái phát cao là 8,9%. 
Kết  luận: U màng não nền sọ gặp ở  lứa tuổi trung niên 40‐60. Biểu hiện  lâm sàng chính của UMNNS 
thường là đau đầu, mờ mắt, tổn thương TK sọ. Kích thước khối u >3cm là hay gặp nhất. Điều trị phẫu thuật đem 
lại kết quả tốt: UMNNS độ II (TCYTTG) có nguy cơ tái phát thấp là 8,9%. 
Từ khóa: u màng não nền sọ, phẫu thuật u màng não. 
ABSTRACT  
THE CLINICAL CHARACTERISTICS, DIAGNOSTIC IMAGING AND THE SURGICAL OUTCOME OF 
SKULL BASE MENINGIOMAS IN VIETDUC HOSPITAL 
Duong Dai Ha, Le Anh Tuan, Pham Hoang Anh, Ha Dang Trung  
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 217 – 222 
Objectives: Evaluate the clinical characteristics, diagnostic imaging and the surgical outcome of skull 
base meningiomas.  
Methods:  Retrospective  and  prospective  study  on  45  patients  with  skull  base meningioma  underwent 
surgical treatment from 01/2013 to 6/2014.  
Results: The mean age was 49.24, the youngest is 27 years old and the oldest is 78. Ratio male /female is 2/3. 
Main clinical characteristics: headache (86.7%), visual deficit (46.7%), cranial nerves pulsy (8,9%). Tumor size > 
3 cm is 73.3% (most common). The suprasellar meningiomas were 31.1%, the phenoid wing meningiomas were 
23.3%. Result: Risk of recurrence of grade II skull base meningiomas was 8.9%.  
Conclusion:  Meningiomas  are  more  common  in  middle  aged  from  40  to  60  years  old.The  clinical 
characteristic are: headaches, visual deficit, nausea. The size of tumor > 3 cm is most common. Surgical method 
gives good results: Meningiomas grade II (WHO) have a high risk of recurrence were 8.9%. 
Keywords: skull base meningioma, intracranial meningiomas surgery. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
U màng  não  là  thương  tổn  tân  sinh  xuất 
phát  từ màng nhện.  Đây  là  thương  tổn phần 
lớn lành tính chiếm một tỷ lệ 15% ‐ 22% các u 
trong sọ. UMN đa số tiến triển chậm chỉ chèn 
ép mà  ít  khi  xâm  lấn  vào  nhu mô  não,  nên 
thường  phát  triển  âm  thầm  khá  lâu,  có  thể 
phát triển đến kích thước lớn trước khi có biểu 
* Bệnh viện Việt Đức 
Tác giả liên lạc: TS. Dương Đại Hà  ĐT: 0903278538; Email: duongdaiha@gmail.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 218 
hiện  lâm  sàng. Điều  trị phẫu  thuật có  thể  lấy 
bỏ toàn bộ loại thương tổn này(5). 
Biểu hiện  lâm sàng của u màng não nền sọ 
rất đa dạng và phong phú do vị trí của u màng 
não có  thể gặp  ở các vùng màng não bao phủ. 
Phẫu  thuật  lấy u màng não nền sọ  thường khó 
khăn do u có hệ thống mạch máu tân sinh phong 
phú,  vị  trí  u  ở  những  vùng  chức  năng  quan 
trọng.Một số khối u màng não xuất phát từ các 
vị  trí  khó  tiếp  cận:  vùng  cánh  xương  bướm, 
xoang  TM  hang,  vùng  dốc  nền  Kích  thước 
khối u  lớn, chèn ép vào các cấu  trúc  thần kinh, 
mạch máu tăng sinh phong phú nên việc lấy bỏ 
triệt để u màng não mà không  làm  ảnh hưởng 
đến các vùng chức năng quan trọng vẫn là một 
thách thức đối với các phẫu thuật viên(8,3). 
Việc nghiên cứu một cách tổng quát về dịch 
tễ, các đặc điểm  lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, 
kết  quả  phẫu  thuật  u màng  não  nền  sọ  chưa 
được  đề  cập  đến  nhiều.Vì  vậy  để  chẩn  đoán 
sớm, điều trị hiệu quả loại u màng não lành tính 
thường gặp này, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm 
mục  tiêu: mô  tả đặc điểm  lâm sàng, chẩn đoán 
hình ảnh và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 
u màng não nền sọ 
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu  
Gồm  45  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán,  phẫu 
thuật và có kết quả mô bệnh học là u màng não 
tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt – 
Đức  trong  thời gian  từ  tháng 01 năm 2013 đến 
tháng 6 năm 2014. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 
‐  Tất  cả  các  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  u 
màng não nền sọ  
‐ Được mổ và có kết quả mô bệnh học  là u 
màng não. 
Thiết kế nghiên cứu: 
Nghiên  cứu mô  tả,  hồi  cứu  và  tiến  cứu,  cắt 
ngang, không đối chứng dựa  trên hồ sơ bệnh án 
tại Khoa PTTK BV Việt Đức. 
Các chỉ tiêu nghiên cứu 
Được  thu  nhập  theo mẫu  bệnh  án  nghiên 
cứu. 
+ Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, 
thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng 
cho đến khi đến bệnh viện. 
+ Các chỉ tiêu biểu hiện lâm sàng: nhức đầu, 
buồn  nôn,  mờ  mắt,  hội  chứng  TALNS,  hội 
chứng  thần kinh khu  trú,  liệt dây  thần kinh sọ, 
hội  chứng  tiểu  não,  động  kinh,  các  hội  chứng 
khác, rối  loạn tâm thần, ý thức, tiền sử cá nhân 
và gia đình, đánh giá thể trạng bệnh nhân trước 
và  sau  điều  trị  bằng  chỉ  số  chức  năng  sống 
Karnofsky (Karnofsky Performance Status/KPS). 
+ Các chỉ tiêu chẩn đoán hình ảnh: Hình ảnh 
CLVT: Tính chất u, ranh giới u, vị trí, kích thước u, 
vôi hóa trong u, phù quanh u, hiệu ứng choán chỗ, 
xâm lấn xương sọ, mức độ bắt thuốc cản quang. 
Hình ảnh CHT: vị trí, kích thước u, phù não 
quanh u, đánh giá mức độ xâm lấn của u vào các 
mạch máu, vùng chức năng quan trọng. mức độ 
bắt thuốc đối quang từ, dấu hiệu chảy máu hoại 
tử trong u. 
+ Kết quả phẫu  thuật: Khả năng  lấy u  theo 
phân loại của Simpson. 
+ Đánh giá kết quả phẫu thuật: Dựa vào bảng 
Karnofsky để đánh giá tình trạng bệnh nhân.Phân 
tích số liệu theo chương trình SPSS 16.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu 45 bệnh nhân u màng não nền 
sọ  được  chẩn  đoán  và  điều  trị  phẫu  thuật  tại 
khoa phẫu  thuật  thần kinh bệnh viện Việt Đức 
trong  thời gian  từ năm  2013  đến  tháng  6 năm 
2014 và thu được kết quả như sau: 
Đặc điểm dịch tễ học 
Tuổi  trung  bình  là:  49,24.  Bệnh  nhân  ít 
tuổi  nhất  là:  27,  cao  tuổi  nhất  là:  78.  Tỷ  lệ 
nam/nữ là 2/3. 
Đặc điểm lâm sàng 
Dấu hiệu lâm sàng được tóm tắt trong bảng 1. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não     219 
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng 
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Đau đầu 39 86,7 
 Mờ mắt 21 46,7 
Buồn nôn 13 28,9 
 Động kinh 1 2,2 
 Dấu hiệuTKKT 4 8,9 
Rối loạn vận động 2 4,4 
 Rối loạn tâm thần 1 2,2 
Đau đầu và mờ mắt  là  triệu chứng  thường 
gặp nhất, chiếm tỷ lệ 86,7% và 46,7%, động kinh 
có  1 bệnh nhân  chiếm  tỷ  lệ  2,2%. Có  4  trường 
hợp có dấu hiệu thần kinh khu trú chiếm 8,9%. 
Chẩn đoán hình ảnh: Tất cả các bệnh nhân 
đều được chụp CLVT và/hoặc chụp CHT  trước 
mổ để chẩn đoán. 
Bảng 2: Kích thước khối u trên phim chup CLVT 
Kích thước khối u Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
< 3 cm 12 26,67 
3 - 6cm 28 62,22 
> 6 cm 5 11,11 
Tổng 45 100 
Bệnh nhân có u kích thước > 3cm chiếm tỷ lệ 
cao nhất 73,33%, u < 3cm chiếm tỷ lệ 26,67%. 
Bảng 3: Đặc điểm của khối u trên phim MRI 
Hình ảnh Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
Bắt thuốc đối quang từ 36 80 
Ranh giới 45 100 
Phù quanh u 28 62,2 
Chèn ép xung quanh 17 37,8 
100% khối u có  ranh giới  rõ  ràng. Sau  tiêm 
thuốc đối quang từ tỷ lệ khối u bắt thuốc là 80%. 
Phần  lớn  khối  UMNNS  phù  quanh  u  chiếm 
62,2%.  Trên  phim  17  bệnh  nhân,  có  hình  ảnh 
khối u chèn ép tổ chức xung quanh chiếm 37,8%. 
Về  vị  trí  khối  u:  trên  yên  (14  bệnh  nhân) 
chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  31,11%,  cánh  nhỏ  xương 
bướm  22,2%,  xương  bướm  trần  ổ mắt  (1  bệnh 
nhân) chiếm 2,2%, hố thái dương (3 bệnh nhân) 
chiếm 6,7%, u vùng rãnh khứu giác chiếm 24,4%. 
Bảng 4: Phân loại vị trí u trên phim MRI 
Vị trí u Bệnh nhân Tỷ lệ %
UMNNS khứu giác 11 24,4 
UMNNS trên yên 14 31,1 
UMNNS lều tiểu não 3 6,7 
Vị trí u Bệnh nhân Tỷ lệ %
Xương bướm trần ổ mắt 1 2,2 
Cánh nhỏ xương bướm 10 22,2 
Xoang tĩnh mạch hang 2 4,4 
Hố thái dương 3 6,7 
UMNNS dốc nền 1 2,2 
Tổng 45 100 
Kết quả điều trị phẫu thuật:  
Để đánh giá mức độ lấy u trong phẫu thuật 
chúng  tôi  phân  loại  dựa  vào  phân  độ  của 
Simpson  áp  dụng  cho  phẫu  thuật  lấy  u màng 
não như bảng 4. 
Bảng 5: Lấy u theo Simpson 
Phân loại lấy u Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
Toàn phần (I + II) 15 33,33 
Bán phần (III + IV) 30 66,67 
Tổng số 45 100 
Có 15/45 bệnh nhân được phẫu  thuật  lấy u 
toàn bộ chiếm 33,33%, 66,67% lấy u bán phần (30 
bệnh nhân). 
Tỷ  lệ mô bệnh học: nhóm UMN  lành  tính  ít 
nguy cơ tái phát tỷ lệ 91,1%, có 8,9% bệnh nhân có 
kết quả mô bệnh học là UMNNS không điển hình. 
Đánh giá kết quả  sau phẫu  thuật:  đánh giá 
theo thang điểm KPS  
Bảng 6: Phân loại chỉ số KPS sau mổ 
KPS sau mổ Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tốt KPS ( I + II) 18 40 
Kém (III + IV) 27 60 
Tổng 45 100 
Tỷ lệ bệnh nhân nhóm có kết quả tốt là 40%, 
kém 60%. 
Bảng 7: Kích thước u và KPS sau mổ 
 KPS sau mổ Tổng 
Kích thước u KPS I + II KPS III + IV 
< 3cm 11 1 12 
> 3cm 7 26 33 
Tổng 18 27 45 
Kích  thước của u > 3cm  có  ảnh hưởng  đến 
tình  trạng  bệnh  nhân  sau mổ.  (theo  phân  loại 
KPS sau mổ). Những bệnh nhân có kích thước u 
< 3cm thì khả năng phục hồi sau mổ cao hơn so 
với những bệnh nhân có kích thước u > 3cm. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 220 
Bảng 8: Bảng khả năng lấy u theo Simpson và KPS 
sau mổ 
KPS sau mổ Lấy u KPS I + II KPS III + IV Tổng
Toàn phần 11 4 15 
Bán phần 7 23 30 
Tổng 18 27 45 
Khả năng  lấy u  trong phẫu  thuật dựa  theo 
phân  loại  của Simpson  có  ảnh hưởng  đến  tình 
trạng  bệnh nhân  sau mổ  (theo phân  loại  bảng 
KPS). Những bệnh nhân lấy u toàn phần có khả 
năng  hồi  phục  cao  gấp  9,04  lần  những  bệnh 
nhân lấy u theo Simpson bán phần.  
BÀN LUẬN  
Trong các thống kê của u màng não trên thế 
giới, nữ giới thường cao hơn nam giới tỷ lệ 2/1‐
3/1(1).Tỷ  lệ  mắc  bệnh  giữa  nam  và  nữ  trong 
nghiên  cứu  này  là  2/3:  Nam(40%),  nữ  (60%), 
không có có sự khác biệt với nghiên cứu của các 
tác giả  trên  thế giới. Tuổi của bệnh nhân  trong 
nghiên cứu của chúng tôi bao gồm từ 27 đến 78 
tuổi,tuổi trung bình là 49,24. 
Đặc điểm lâm sàng 
Đau  đầu, mờ mắt  và  buồn  nôn  là  ba  triệu 
chứng thường xuyên hay gặp nhất. Triệu chứng 
đau đầu chiếm 86,7% (39/45 bệnh nhân). Có khi 
đau  đầu  khu  trú do u  chèn  ép  vào màng não 
hoặc mạch máu.  Gần  tương  ứng  với  kết  quả 
nghiên  cứu  của  Nguyễn  Phong  (92,4%),  Trần 
Minh  Trí  (88,6%)(5,8).  Triệu  chứng  nôn:  gặp  ở 
13/45 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 28,9% và phù gai thị 
( mờ mắt) chiếm 46,7%. Những bệnh nhân đến 
với  chúng  tôi  thường  ở  giai  đoạn muộn, do u 
chèn ép gây tăng áp lực nội sọ thì nôn, phù gai 
thị là dấu hiệu rất hay gặp.  
Các  triệu  chứng  ít  găp  khác:  động  kinh 
(chiếm 2,2%), rối loạn tâm thần (chiếm 3,2%), liệt 
vận động (chiếm 4,4%), dấu hiệu thần kinh khu 
trú (chiếm 8,9%). Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi  cũng  tương  ứng  với  Trần  Minh  Trí  và 
Nguyễn  Văn  Tấn(5,8). Ngoài  ra  cũng  có  những 
trường hợp phát hiện u màng não mà hoàn toàn 
không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. 
Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh. 
Trên  phim  chụp  CLVT,  kích  thước  khối  u 
trong nhóm nghiên cứu trên 3 cm chiếm tỷ lệ cao 
(73,3%).Trong  khi  đó  thời  gian  từ  khi  có  triệu 
chứng  cho  đến  khi  nhập  viện  chỉ  kéo  dài  vài 
tháng. Điều này có thể giải thích là u màng não 
đã xuất hiện từ  lâu nhưng phát triển chậm, khi 
có biểu hiện  lâm sàng  thì kích  thước khối u đã 
lớn gây chèn ép vào nhu mô não. Khối u to, có 
biểu  hiện  lâm  sàng  bệnh  nhân  mới  đi  khám 
bệnh. Kết quả này cũng tương ứng kết của Trần 
Minh Trí  (tỷ  lệ u >3cm  là 79,5%). Theo Osborn 
với tăng đậm độ là 75%, đồng đậm độ 25%. Tỷ lệ 
bắt thuốc cản quang trong nhóm nghiên cứu của 
chúng tôi là 80%, tương tự với Rees là 71%(8,6). 
Trên phim CHT hình  ảnh khối u  có  chèn 
ép tổ chức xung quanh chiếm 37,8%. Phần lớn 
khối UMNNS phù quanh u chiếm 62,2%. Vị trí 
của u màng não vùng nền sọ dựa vào gốc bám 
của u được xác định bằng phim chụp cắt lớp vi 
tính,  cộng  hưởng  từ  và  xác  định  của  phẫu 
thuật  viên  trong  quá  trình  phẫu  thuật.  Phân 
loại vị trí khối u: vùng trên yên chiếm tỷ lệ cao 
nhất  31,11%,  cánh  nhỏ  xương  bướm  22,3%, 
vùng xương bướm  trần  ổ mắt 2,2%, hố khứu 
giác chiếm 24,44%(4). 
Để khảo  sát mạch máu nuôi u và mối  liên 
quan giữa u với hệ thống động mạch não ở nền 
sọ,  ngày  nay  nhiều  tác  giả  khuyên  nên  chụp 
mạch máu bằng CHT, đặc biệt bằng CLVT có tái 
tạo mạch máu não  (MSCT, CTA), kỹ  thuật này 
vừa an toàn cho bệnh nhân vừa cung cấp đầy đủ 
các thông tin cần thiết(4). 
Kết quả phẫu thuật. 
Kết quả phẫu thuật u màng não, đặc biệt là 
u màng não nền  sọ phụ  thuộc vào nhiều yếu 
tố: thể trạng của bệnh nhân, vị trí u, kích thước 
u, mức độ tăng sinh mạch của khối u, trình độ 
kinh nghiệm của phẫu thuật viên, phương tiện 
và  trang  thiết  bị..  Trong  nghiên  cứu  này:  15 
bệnh  nhân  được  phẫu  thuật  lấy  u  toàn  bộ 
chiếm  33,3%,  66,7%  lấy  u  bán  phần.  Thực  tế 
việc lấy toàn bộ khối UMN nền sọ rất khó, đặc 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Bệnh Lý Sọ Não     221 
biệt là đối với Simpson độ I thì việc cắt toàn bộ 
khối u và phần màng não bị xâm lần rất phức 
tạp với các u nền sọ. Borovill đề nghị thêm vào 
bảng phân  loại  của Simpson  lấy u mức  độ 0: 
lấy toàn bộ u cùng với lấy rộng màng cứng ra 
xung  quanh  trên  3cm  Theo Greenberg,  Black 
ngay cả lấy toàn bộ u, màng cứng và xương bị 
thâm  nhiễm,  nhưng  vẫn  có  khoảng  10%  u 
màng não tái phát sau 5 năm(2,4). 
Năm  2003,  Kanaan  phân  tích  hồi  cứu  89 
trường hợp UMNNS: 48% lấy u toàn bộ, 44% lấy 
gần hết u, 8% lấy u một phần, tỉ lệ tử vong 5%. 
Trong nghiên cứu của Alaywan và Sindou nhận 
xét về kết quả phẫu thuật u màng não cánh nhỏ 
xương  bướm  cho  thấy  các  yếu  tốt  ảnh  hưởng 
đến  khả  năng  phục  hồi  sau mổ  là:  tình  trạng 
bệnh nhân trước mổ và kích thước u(1). 
Theo nhận xét của Tew, Froelch đường mổ 
FTOZ  (fronto‐temporo‐orbito‐zygomatic)  được 
áp  dụng  trong  các  trường  hợp UMNNS  cánh 
nhỏ  xương bướm,  ăn một phần vào  trong hốc 
mắt. Kĩ thuật mài sát xương nền sọ, không phải 
vén não lấy u được dễ dàng hơn mà không làm 
tổn thương mạch máu thần kinh trong mổ, giảm 
nguy cơ biến chứng sau mổ(3,7). 
Tất cả các bệnh nhân đều được đánh gíá và 
phân nhóm: Nhóm 1 (tốt và khá) nhóm 2 (trung 
bình và kém)  tại  thời  điểm bệnh nhân  ra viện. 
Bệnh nhân ra viện ở nhóm 1 (Karnofsky 60 ‐ 100) 
là 40%, nhóm 2 (Karnofsky 0 ‐ 50 điểm) là 60%. 
Tỷ lệ này thấp hơn tác giả Abdel với tỷ lệ nhóm 
1 đến 80%(3). 
Bệnh  nhân  được  đánh  giá  sau mổ  từ  sáu 
tháng trở đi. Chúng tôi kiểm tra bệnh nhân bằng 
các hình thức như: Khám lại tại phòng khám, hỏi 
và trả lời qua thư. Để thu nhập các thông tin trên 
lâm  sàng,  khai  thác  các diễn  biến  sau mổ: Rối 
loạn  tri giác, động kinh và  liệtChụp kiểm  tra 
sau mổ là vấn đề cần thiết được các tác giả tiến 
hành  thường  quy. Tuy nhiên  ở Việt Nam  việc 
chụp lại kiểm tra cho bệnh nhân sau mổ không 
phải là điều dễ dàng do điều kiện kinh tế và tâm 
lý của người bệnh.  
Các yếu tố liên quan đến khả năng phục hồi 
sau mổ  đã  được nhiều  tác giả  đề  cập và nhấn 
mạnh  trong nghiên  cứu: Trần Minh Trí  đưa  ra 
kết  luận vị  trí u, kích  thước u và phương pháp 
mổ là các yếu tố liên quan đến kết quả sau phẫu 
thuật(3).Trong nghiên cứu này những bệnh nhân 
lấy u  theo phân  loại của Simpson độ  (I +  II) có 
khả năng hồi phục cao gấp 9,04 lần so với những 
bệnh nhân  được  lấy u  theo phân  loại Simpson 
(III +IV + V) ( có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, 
OR = 9,04). Những bệnh nhân có kích thước u < 
3cm thì khả năng hồi phục sau mổ cao hơn hẳn 
so với những bệnh nhân có kích thước u > 3cm, 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và OR = 40,86.  
Biến chứng sau mổ 
Chảy máu sau mổ: có 2 trường hợp máu tụ 
trong não ngay tại vùng mổ được phát hiện 6‐24 
giờ sau phẫu thuật. 2 ca này phải mổ cấp cứu lần 
hai  lấy máu  tụ, 1 ca hồi phục  tốt, 1 ca yếu nửa 
người. Nguyên nhân gây máu  tụ  trong não do 
có  thể khi phẫu  tích  lấy u đã gây chấn  thương 
mô não xung quanh, kèm theo cầm máu không 
tốt gây ra máu tụ sau khi mổ. 
Phù não sau mổ: hay gặp  trong tổn thương 
mạch máu vùng nền sọ. Thời gian mổ kéo dài, 
đối điện các mạch máu xung quanh gây co thắt 
mạch dẫn đến thiếu máu sau mổ. Chúng tôi gặp 
3 trường hợp phù não sau mổ, phải mổ cấp cứu 
giải tỏa não. 1 bệnh nhân hôn mê sau mổ do tổn 
thương động mạch não giữa, gia đình xin về sau 
một tuần điều trị không kết quả. Theo Al‐Mefty 
u màng não ở nhóm cánh nhỏ xương bướm 1/3 
trong  thường  bao  bọc  động mạch  cảnh  trong 
đoạn  không  có  lớp màng nhện ngăn  cách nên 
phẫu thuật lấy toàn bộ u ở nhóm này là rất khó 
khan.  Việc  cố  gắng  lấy  toàn  bộ  u  sẽ  làm  tổn 
thương động mạch cảnh trong là điều không thể 
tránh khỏi(8). 
U  tái phát:  theo Alaywan  tỉ  lệ  tái phát  của 
UMNNS  là  11‐33%  tùy  thuộc  mức  độ  thâm 
nhiễm  của u vào  xương  sọ, màng  cứng, màng 
nhện. Ngoài ra, các tác giả đều cho rằng mức độ 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 222 
tái phát của u cũng liên quan chặt chẽ đến độ ác 
tính của u dựa trên kết quả mô bệnh học(1). 
U màng  não  nền  sọ  ở  các  vị  trí  như  cánh 
xương  bướm  1/3  trong,  xoang  TM  hang,  dốc 
nền nằm ở vị trí rất khó khăn cho phẫu thuật. 
U có liên quan đến đến các cấu trúc quan trọng 
như  động  mạch  cảnh  trong,  động  mạch  não 
giữa, xoang hang Nên việc  lựa chọn phương 
pháp mổ cũng như kỹ thuật mổ có vai trò quan 
trọng ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu kết quả phẫu  thuật cho 45 
bệnh nhân u màng não nền sọ tại bệnh viện Việt 
đức chúng tôi có kết luận như sau:  
UMNNS  thường gặp  ở  lứa  tuổi  trung niên 
40‐60, hay gặp hơn ở nữ giới.Bệnh nhân thường 
đến viện muộn khi triệu chứng đã rõ ràng: đau 
đầu  (86,7%),mờ  mắt(46,7%),  liệt  dây  TK  sọ 
(8,9%).Chẩn đoán xác định bằng chụp CLVT và 
CHT.  Tỉ  lệ  phân  bố  UMNNS  vùng  trên  yên 
31,1%, UMNNS vùng cánh nhỏ xương bướm là 
22,3%. Phẫu thuật lấy u toàn phần (Simpson I+II) 
là 33,3%, bán phần là 66,7%.  
Sau mổ tỉ lệ bệnh nhân có (KPS I+II) đạt 40% 
và KPS III + IV đạt 60%. Những bệnh nhân lấy u 
Simpson độ (I, II) có khả năng hồi phục cao gấp 
9,04  lần  so  với  những  bệnh  nhân  được  lấy  u 
Simpson (III, IV), sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê (p<0,05, OR=9,04). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alaywan  M,  Sindou  M  (1993),  “Surgery  of  intracranial 
meningomas. Pronostic  factors. Role of  tumor  size and pial 
arterial supply.150 cases”, Neurosurgery 1993, 39, pp. 337‐347. 
2. Black P  (1993), “Meningiomas”, Neurosurgery, Vol.32, No.4, 
pp.643‐657 
3. Froelich S, Abdel Aziz K, Van Loveren H (2007), “Refinement 
of the extradural anterior clinoideetomy: Surgical Anatomy of 
the orbotemporal periosteal fold”, Neurosurgery, Vol.61, pp. 
179‐186. 
4. Greenberg  M  (2006),  “Meningionmas”,  Handbook  of 
Neurosurgery,, Chapter 17: Tumor, Thieme, pp.426 ‐ 429. 
5. Nguyễn Văn Tấn  (2005),”Nghiên cứu chẩn đoán và điều  trị 
phẫu thuật u màng não vùng rãnh khứu”, Luận án thạc sĩ y 
học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.  
6. Osborn  A  (2007),  “Meningioma”,  Part  II,  Skull,  scalp  and 
meninges, Diagnostic Imaging Brain, 4th edition, Amirsys Inc, 
Manitoba‐ Canada, pp.56 – 63 
7. Tew J, Van Loveren H (2001), “Tumos of the Meninges”, Atlas 
of  Operative  Microneurosurgery,  Vol.2,  Brain  Tumors, 
Saunders Company, pp.5 ‐ 26. 
8. Trần Minh Trí  (2005), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều  trị u 
màng não cánh xương bướm”, Luận án thạc sỹ y học, Đại học 
Y Dược TP Hồ Chí Minh.  
Ngày nhận bài báo:       22/10/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:  2/11/2014 
Ngày bài báo được đăng:     05/12/2014 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_chan_doan_hinh_anh_va_ket_qua_dieu_tri_pha.pdf