Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng hay gặp sau phẫu thuật chỉnh hình. Nghiên cứu nhằm mô

tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích các yếu tố nguy cơ đối với huyết khối tĩnh mạch sâu chi

dưới (HKTMSCD) sau phẫu thuật chỉnh hình. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh từ 18 tuổi trở lên, được

chỉ định phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 8/2017 đến 6/2018. Kết quả

cho thấy tỷ lệ mắc HKTMSCD là 7/97 người (chiếm 7,2%). Các triệu chứng lâm sàng như đau một bên chân

(100%), ban đỏ (83,6%), sưng nề chi (57,1%). Nồng độ trung bình của D-dimer trước phẫu thuật, sau phẫu

thuật nhóm HKTMSCD cao hơn nhóm không mắc HKTMSCD. Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần

(APTT) nhóm HKTMSCD thấp hơn nhóm không mắc HKTMSCD trước phẫu thuật, tuy nhiên lại cao hơn

nhóm không mắc HKTMSCD sau phẫu thuật, p > 0,05. Tuổi cao, tình trạng bất động, thời gian phẫu thuật

kéo dài là yếu tố nguy cơ cao cho sự xuất hiện của HKTMSCD ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình.

pdf 9 trang kimcuc 7420
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 39
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, YẾU TỐ NGUY CƠ 
HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI SAU PHẪU THUẬT 
CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
Bùi Mỹ Hạnh¹, Phạm Quang Vinh1, Lê Lan Anh¹, 
Hoàng Gia Du², Dương Đức Hùng² 
 ¹Trường Đại học Y Hà Nội, ²Bệnh viện Bạch Mai
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng hay gặp sau phẫu thuật chỉnh hình. Nghiên cứu nhằm mô 
tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích các yếu tố nguy cơ đối với huyết khối tĩnh mạch sâu chi 
dưới (HKTMSCD) sau phẫu thuật chỉnh hình. Đối tượng nghiên cứu là người bệnh từ 18 tuổi trở lên, được 
chỉ định phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 8/2017 đến 6/2018. Kết quả 
cho thấy tỷ lệ mắc HKTMSCD là 7/97 người (chiếm 7,2%). Các triệu chứng lâm sàng như đau một bên chân 
(100%), ban đỏ (83,6%), sưng nề chi (57,1%). Nồng độ trung bình của D-dimer trước phẫu thuật, sau phẫu 
thuật nhóm HKTMSCD cao hơn nhóm không mắc HKTMSCD. Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần 
(APTT) nhóm HKTMSCD thấp hơn nhóm không mắc HKTMSCD trước phẫu thuật, tuy nhiên lại cao hơn 
nhóm không mắc HKTMSCD sau phẫu thuật, p > 0,05. Tuổi cao, tình trạng bất động, thời gian phẫu thuật 
kéo dài là yếu tố nguy cơ cao cho sự xuất hiện của HKTMSCD ở người bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, phẫu thuật chỉnh hình, yếu tố 
nguy cơ.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là một 
biến chứng xuất hiện khi có sự hình thành cục 
máu đông trong hệ thống tĩnh mạch sâu [1]. 
Các biến chứng có thể bao gồm tắc mạch phổi 
(TMP), do hậu quả của cục máu đông bị bóc 
tách ra khỏi thành mạch di chuyển đến động 
mạch phổi, và các hội chứng sau huyết khối 
bao gồm loét, đau nhức và giới hạn khả năng 
vận động chi dưới. Tại các nước phương Tây, 
HKTMS và TMP gây ra tới 600 000 ca nhập 
viện mỗi năm và có khoảng 50 000 ca tử vong 
gây ra bởi TMP [2].
Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là một 
điều kiện thuận lợi cho nguy cơ hình thành và 
phát triển HKTMS. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ 
lệ này có thể lên tới trên 50% nếu không được 
dự phòng huyết khối [3]. Ngay cả khi được dự 
phòng, HKTMS cũng xuất hiện ở 27% trường 
hợp sau mổ. Tuy nhiên, theo y văn, triệu chứng 
lâm sàng HKTMS đa phần không điển hình, chỉ 
mang tính chất gợi ý [4]. 
Nghiên cứu của tác giả Rupert M đã chỉ ra 
các biểu hiện thường thấy của HKTMS bao 
gồm sưng chân, tê chân, tăng nhiệt độ và 
thay đổi màu sắc da [5]. Tuy nhiên, các triệu 
chứng này là không chắc chắn và đều rất dễ bị 
nhầm lẫn với những biểu hiện do chấn thương. 
Siêu âm Duplex tĩnh mạch là phương pháp lý 
tưởng, được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh 
giá HKTMS [6; 7]. Tuy nhiên kết quả chẩn đoán 
xác định đến muộn, khi người bệnh có biểu 
Tác giả liên hệ: Bùi Mỹ Hạnh, 
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: buimyhanh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 22/03/2019
Ngày được chấp nhận: 28/04/2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 201940
hiện rõ ràng của HKTMS. Trong các nghiên 
cứu gần đây, xét nghiệm D-dimer được sử 
dụng như một phương pháp có độ nhạy cao, 
rất giá trị trong chẩn đoán loại trừ trong trường 
hợp có yếu tố nguy cơ. Vì vậy, chúng tôi tiến 
hành đề tài này với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở người 
bệnh sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình 
tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017 - 2018.
2. Nhận xét một số yếu tố nguy cơ của huyết 
khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở người bệnh sau 
phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Bệnh 
viện Bạch Mai năm 2017 - 2018.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn
Người bệnh từ 18 tuổi trở lên và trải qua 
phẫu thuật thuộc 1 trong các loại phẫu thuật 
sau: Phẫu thuật thay khớp háng, phẫu thuật 
thay khớp gối, và phẫu thuật kết hợp xương 
đùi; Người bệnh được dự phòng chống đông 
Heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc thuốc 
chống đông đường uống (Rivaroxaban) trước 
mổ; Nằm viện sau mổ từ 3 ngày trở lên. Đồng 
ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh sẽ bị loại trừ khỏi nghiên cứu 
nếu đã được chẩn đoán và đang được điều trị 
mắc HKTMSCD và TMP trước khi tiến hành 
phẫu thuật.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2017 đến 
tháng 6/2018.
 Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện Bạch 
Mai 
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được tính theo công thức 
tính cỡ mẫu mô tả tỷ lệ:
n d
p(1 p)z12 22=
-
- a
n: cỡ mẫu cho nghiên cứu 
α: Hệ số tin cậy 95%
z1 2- a = 1,96
p: tỷ lệ mắc HKTMS sau phẫu thuật chấn 
thương chỉnh hình, p = 0,4
d: sai số tuyệt đối, d = 0,1
Kết quả tính cỡ mẫu là n ≈ 92,2
Do đó, cỡ mẫu tối thiểu cần có cho nghiên 
cứu là 93 bệnh nhân.
Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Chọn 
bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn 
vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu
Quy trình nghiên cứu
Tất cả những người bệnh đáp ứng các 
tiêu chí nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên 
cứu đã được thu thập dữ liệu (thông tin nhân 
khẩu học, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, 
phương pháp phẫu thuật, chế độ điều trị dự 
phòng huyết khối), được lấy máu để đánh 
giá định lượng D-dimer, Protein C, protein S, 
Antithrombin trước và sau 3 ngày phẫu thuật. 
Đồng thời người bệnh được siêu âm Duplex 
tĩnh mạch chi dưới để phát hiện HKTMS trước 
phẫu thuật, người bệnh được chẩn đoán 
HKTMS bị loại khỏi nghiên cứu
Sau 7 ngày hoặc trong trường hợp nghi 
ngờ lâm sàng VTE sau phẫu thuật, người 
bệnh được thăm khám lâm sàng và thực hiện 
siêu âm Duplex tĩnh mạch chi dưới để xác định 
chẩn đoán HKTMS. Sau khi xuất viện, người 
bệnh được hướng dẫn báo cáo ngay cho trung 
tâm nghiên cứu nếu có bất kỳ triệu chứng và 
dấu hiệu của HKTMS nào xảy ra trong thời 
gian sinh hoạt tại nhà, và được yêu cầu đến 
khám lại sau 1 tháng hoặc ngay lập tức khi có 
triệu chứng.
3. Xử lý số liệu
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 41
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống 
kê STATA 12.0. Mô tả dưới dạng tần số tỷ lệ % 
đối với các biến định tính, các biến định lượng 
được biểu thị dưới dạng trung bình hoặc trung 
vị. Sử dụng kiểm định Chi bình phương và 
Fisher test để đo lường sự khác biệt trong các 
mối liên hệ của kết quả nghiên cứu. Tỷ suất 
chênh (OR) và khoảng tin cậy (CI) 95% được 
tính bằng hàm hồi quy Logistic. Các thuật toán 
có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Hội 
Đồng Đạo đức Trường Đại học Y Hà Nội và 
bệnh viện Bạch Mai. Đề tài nghiên cứu được 
thực hiện với sự thỏa thuận có cam kết của 
người bệnh và tuyệt đối không ảnh hưởng đến 
sức khỏe người bệnh. Nếu phát hiện HKTMS 
người bệnh sẽ được tư vấn và điều trị. Nghiên 
cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho 
người bệnh, không nhằm mục đích nào khác. 
III. KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân phẫu thuật chấn thương chỉnh hình 
mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Bảng 1. Tỉ lệ dùng thuốc dự phòng huyết khối sau phẫu thuật (n = 97)
Các thuốc dự phòng Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ %
Rivaroxaban 10 mg/ngày 80 82,5
Enoxaparin 40 mg/ngày 13 13,4
Phối hợp cả hai loại trên 4 3,1
Tổng 97 100
Tất cả 100% bệnh nhân trong nghiên 
cứu đều được dự phòng chống đông sau 
mổ, trong đó chủ yếu bằng Rivaroxaban 
10mg/ngày, chiếm tỉ lệ 82,5%, cao hơn so 
với tỉ lệ dùng Enoxaparin 40 mg/ngày là 
13,4%. Nghiên cứu có 4 trường hợp xảy ra 
biến chứng chảy máu sau dùng Enoxaparin, 
do đó sử dụng Rivaroxaban thay thế trong 
những ngày tiếp theo (Bảng 1).
Kết quả ở bảng 2 cho thấy tỉ lệ nữ giới là 
52,6% cao hơn nam giới chiếm tỉ lệ 47,4%. 
Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 
61,1 ± 16,3 tuổi. Nhóm 61 - 74 tuổi chiếm 
tỉ lệ cao nhất với 37,1%, thấp nhất là nhóm 
18 - 40 tuổi với 13,4%. Tỉ lệ người bệnh 
mắc HKTMSCD chủ yếu gặp ở hai loại 
phẫu thuật: thay khớp gối 12,9% và thay 
khớp háng là 4,8%. Các triệu chứng lâm 
sàng thường gặp là đau một chân, ban 
đỏ, sưng nề chi, tê bì dị cảm trong nhóm 
HKTMSCD lần lượt chiếm 100%, 83,6%, 
57,1%, 28,6%.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 201942
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Nhóm mắc HKTMSCD 
(n = 7)
Nhóm không mắc 
HKTMSCD 
(n = 90)
p
Tuổi
18 - 40 0 13 (14,4%)
> 0,05
41 - 60 2 (28,6%) 27 (30,0%)
61 - 74 5 (71,4%) 31 (34,4%)
≥ 75 0 19 (21,2%)
Tuổi trung bình
X ± SD (Min - Max)
65,3 ± 7,3 
(55 - 74)
60,8 ± 16,8 
(25 - 95)
Giới 
tính
Nam 3 (42,9%) 43 (47,8%)
> 0,05
Nữ 4 (56,1%) 47 (52,2%)
Loại 
phẫu 
thuật
Thay khớp hông 3 (4,8%) 59 (95,2%)
> 0,05
Kết hợp xương đùi 0 3 (100%)
Thay khớp gối 4 (12,9%) 27 (87,1%)
Kết hợp xương nẹp vít 
ổ cối
0 1 (100%)
Triệu 
chứng
Đau một bên chân (100%) 74,4%) > 0,05
Ban đỏ, đổi màu sắc da 5 (83,6%) 35 (38,9%) > 0,05
Sưng nề chi 4 (57,1%) 46 (51,1%) > 0,05
Tê bì, dị cảm 2 (28,6%) 11 (12,2%) > 0,05
Kết quả bảng 3 cho thấy: Giá trị fibrinogen, D-dimer trước phẫu thuật cao hơn ở nhóm mắc 
HKTMSCD, tuy nhiên các giá trị PT, APTT là thấp hơn ở nhóm này so với nhóm không mắc bệnh. 
Bên cạnh đó, giá trị PT, INR, fibrinogen ở nhóm HKTMSCD sau phẫu thuật là thấp hơn so với nhóm 
bệnh nhân không mắc HKTMSCD trong khi các giá trị như thời gian thromboplastin hoạt hóa từng 
phần, nồng độ D-dimer cao hơn ở nhóm mắc HKTMSCD, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
với p > 0,05.
Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng trước và sau phẫu thuật của 2 nhóm nghiên cứu
Xét nghiệm máu
Nhóm mắc 
HKTMSCD
(n = 7)
Nhóm không mắc 
HKTMSCD
(n = 90)
p
Thời gian 
Prothrombin (PT)
Trước phẫu thuật 11,4 ± 0,8 12,6 ± 10,1 > 0,05
Sau phẫu thuật 11,4 ± 0,2 12,6 ± 2,6 > 0,05
Giá trị INR
Trước phẫu thuật 1,04 ± 0,07 1,02 ± 0,08 > 0,05
Sau phẫu thuật 1,03 ± 0,01 1,12 ± 0,11 > 0,05
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 43
Xét nghiệm máu
Nhóm mắc 
HKTMSCD
(n = 7)
Nhóm không mắc 
HKTMSCD
(n = 90)
p
APTT
Trước phẫu thuật 1 ± 0,1 1,1 ± 0,4 > 0,05
Sau phẫu thuật 1,4 ± 0,8 1,1 ± 0,2 > 0,05
Fibrinogen (g/l)
Trước phẫu thuật 4,0 ± 0,6 3,9 ± 1,3 > 0,05
Sau phẫu thuật 4,14 ± 0,02 4,63 ± 1,68 > 0,05
Xét nghiệm D-dimer 
(mg/l FEU)
Trước phẫu thuật 2,4 ± 2,5 0,7 ± 0,6 > 0,05
Sau phẫu thuật 6,1 ± 7,4 2,5 ± 1,7 > 0,05
2. Một số yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở người bệnh sau phẫu 
thuật chấn thương chỉnh hình
Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ của HKTMSCD sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Yếu tố nguy cơ
Số bệnh nhân mắc 
HKTMSCD (%)
OR p
Tuổi trên 60 5 (9,1%) 2,0 (0,38 - 10,86) < 0,05
Giới tính nữ 4 (7,8%) 1,22 (0,26 - 5,8) > 0,05
Hút thuốc 2 (12,5%) 2,17 (0,4 - 12,0) > 0,05
Tiểu đường 1 (9,1%) 1,33 (0,1 - 12,3) > 0,05
Từng trải qua phẫu thuật lớn 2 (20,0%) 4,1 (0,8 - 22,1) > 0,05
Truyền máu 4 (13,8%) 3,5 (0,8 - 15,5) > 0,05
Bất động trên 72 giờ 5 (20,0%) 8,8 (1,6 - 48,5) < 0,05
Thời gian phẫu thuật ≥2 giờ 4 (50,0%) 28,67 (4,7 - 173,7) < 0,05
Kết quả phân tích hồi quy logistic từ bảng 
4 cho thấy tuổi cao, tình trạng bất động (> 72 
giờ) và phẫu thuật kéo dài (thời gian phẫu 
thuật > 120 phút) có mối liên quan với nguy cơ 
cao mắc HKTMSCD, kết quả có ý nghĩa thống 
kê với p < 0,05.
IV. BÀN LUẬN
Huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng phổ 
biến thường gặp sau phẫu thuật, đặc biệt là 
phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, và có thể 
gây ra thuyên tắc mạch phổi, dẫn tới tử vong 
[7]. Nghiên cứu của chúng tôi trên 97 người 
bệnh trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh 
hình lớn cho thấy tỷ lệ HKTMS sau phẫu thuật 
chấn thương chỉnh hình là 7,2%. Kết quả này 
thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Văn Tâm 
và Nguyễn Vinh Thông, được thực hiện tại 
Bệnh viện Chợ Rẫy, tỉ lệ HKTMSCD sau phẫu 
thuật thay khớp háng hoặc khớp gối là 40% [8]. 
Ngoài ra, nghiên cứu của Kang J báo cáo tỷ lệ 
mắc HKTMS ở 1025 người bệnh trên 70 tuổi 
phẫu thuật thay khớp gối 18% -24% là 17,1% 
[9]. Tuy nghiên cứu của tác giả theo dõi trên 
nhóm người bệnh phẫu thuật chấn thương 
chỉnh hình không sử dụng thuốc chống đông 
dự phòng trước mổ trong khi đó người bệnh 
đưa vào nghiên cứu này đều được dự phòng, 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 201944
do đó tỉ lệ mắc huyết khối cao hơn nghiên cứu 
của chúng tôi. 
Theo tài liệu y văn, HKTMSCD đa phần 
không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, chỉ mang 
tính nhất gợi ý, trong đó chỉ 50 - 80% trường 
hợp có biểu hiện[10]. Các triệu chứng phổ biến 
nhất là đau một bên chân và đỏ da, thay đổi 
màu sắc da trong nhóm HKTMSCD (lần lượt 
là 100% và 83,6%). Hai triệu chứng này có 
thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh có thể đã 
hoặc đang bị HKTMSCD. Tuy nhiên, với đặc 
thù của phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là 
sự can thiệp vào tay chân của người bệnh, nên 
những triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn, 
khó xác định. Tác giả Ker-Kan Tan thực hiện 
nghiên cứu bệnh chứng và cho kết quả rằng 
các dấu hiệu, triệu chứng liên quan HKTMS 
như đau chân, tăng nhiệt độ da, ban đỏ và sốt 
là không khác biệt giữa 2 nhóm mắc huyết khối 
và không mắc huyết khối [11]. Nhóm nghiên 
cứu cho rằng việc chẩn đoán HKTMSCD sau 
phẫu thuật chỉnh hình dựa vào triệu chứng lâm 
sàng gặp khó khăn hơn, ở nhiều trường hợp 
không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn cho bác sĩ, do 
đó cần kết hợp nhiều yếu tố bao gồm cả lâm 
sàng và cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán và 
điều trị.
Nghiên cứu cho thấy giá trị PT ở nhóm 
HKTMSCD thấp hơn nhóm không mắc 
HKTMSCD tại thời điểm trước phẫu thuật và 
sau phẫu thuật, sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê với p > 0,05. Bên cạnh đó, giá trị INR 
và APTT cho thấy sự biến động ở 2 nhóm 
này nhưng sự khác biệt là không có ý nghĩa 
thống kê với p > 0,05. Nghiên cứu chúng tôi 
nhận thấy có tình trạng tăng fibrinogen trước 
và sau phẫu thuật ở 2 nhóm bệnh và không 
bệnh. Giá trị fibrinogen sau phẫu thuật ở nhóm 
HKTMSCD thấp hơn so với nhóm không mắc 
HKTMSCD (4,14 ± 0,02 g/l và 4,63 ± 1,08 g/l; 
với p > 0,05). Kết quả này tương tự với Si-dong 
Yang (2015) [12], giá trị fibrinogen sau phẫu 
thuật của nhóm HKTMSCD thấp hơn nhóm 
không mắc HKTMSCD với p = 0,022. Điều này 
có thể được giải thích là do người bệnh mắc 
HKTMSCD có tình trạng tăng đông máu dẫn 
đến giảm nồng độ fibrinogen sau phẫu thuật.
D-dimer là một xét nghiệm có độ nhạy cao 
trong chẩn đoán HKTMSCD. Nghiên cứu của 
chúng tôi cho thấy giá trị D-dimer cao hơn ở 
nhóm mắc HKTMSCD so với nhóm không mắc 
ở cả 2 thời điểm trước và sau phẫu thuật, tuy 
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống 
kê.Tương tự, tác giả Si-dong Yang đã tiến 
hành nghiên cứu về thử nghiệm D-dimer và 
thấy kết quả trong nhóm mắc HKTMS lớn hơn 
so với nhóm không mắc HKTMS [12]. Tác giả 
Hamidi S. báo cáo sự khác biệt về nồng độ 
D-dimer sau phẫu thuật giữa người bệnh có 
và không có HKTMS, với điểm cắt D-dimer 
vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật là 2,1 g/mL cho 
độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 80,7% và kết quả 
chẩn đoán âm tính 100% [13]. Trong trường 
hợp hình ảnh siêu âm song song âm tính, việc 
bổ sung xét nghiệm D-dimer giúp loại bỏ nguy 
cơ HKTMS và người bệnh không cần phải làm 
xét nghiệm siêu âm lần thứ hai [14; 15]. Do đó, 
các kết quả của chúng tôi phù hợp với những 
tác giả nước ngoài.
Về một số yếu tố nguy cơ của huyết khối 
tĩnh mạch sâu chi dưới ở người bệnh sau phẫu 
thuật chấn thương chỉnh hình, nghiên cứu thu 
được kết quả là tình trạng bất động trên 72 
giờ, thời gian phẫu thuật kéo dài có mối tương 
quan đối với tình trạng mắc HKTMSCD sau 
phẫu thuật chỉnh hình (p < 0,05). Do vậy, việc 
cho người bệnh vận động, đi lại sớm sau phẫu 
thuật cần được chú trọng là một biện pháp 
điều trị dự phòng HKTMS. Yếu tố tuổi ≥ 60 
được tìm thấy có liên quan đến sự gia tăng 
huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh phẫu thuật 
chỉnh hình. Kết quả này phù hợp với nghiên 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 45
cứu của Motohashi M, người bệnh trên 60 tuổi 
tăng đáng kể nguy cơ HKTMS lên 3,91 lần (p < 
0,001)[16].Các kết quả này có thể được lý giải 
dựa trên mối liên quan giữa tuổi cao với chức 
năng van tĩnh mạch kém, xơ cứng mạch máu 
và độ nhớt của máu cao. Những yếu tố này kết 
hợp với việc hạn chế vận động sau phẫu thuật, 
có thể dẫn đến mắc HKTMSCD.
Người bệnh sau phẫu thuật thường phải 
nằm yên trên giường và mất nhiều thời gian 
hơn để có thể đi lại được, do đó họ có nguy 
cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch ở chi dưới. 
Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng bất 
động sau phẫu thuật ≥ 72 giờ có liên quan đến 
nguy cơ cao mắc HKTMSCD (OR = 8,8, p < 
0,05). Tương tự, nghiên cứu của Bagiaria cho 
thấy nguy cơ mắc huyết khối ở người bệnh bất 
động sau mổ cao gấp 11,4 lần so với nhóm 
người bệnh không được bất động sau mổ [17]. 
Trong tam giác Virchow mô tả cơ chế bệnh 
sinh của huyết khối tĩnh mạch, một trong ba 
yếu tố là sự tắc nghẽn của lưu lượng máu. Sự 
bất động kéo dài có thể có lợi cho tình trạng 
này, dẫn đến sự hình thành cục máu đông ở 
chi dưới.
Bảng 3 cho thấy những người bệnh có thời 
gian phẫu thuật lớn hơn 120 phút đã tăng nguy 
cơ mắc HKTMS lên 28,67 lần, có ý nghĩa thống 
kê với p < 0,001. Kết quả của chúng tôi là phù 
hợp với nghiên cứu của Bagaria cho rằng 
phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ làm tăng nguy 
cơ mắc HKTMS lên 4,3 lần [17]. Bên cạnh đó, 
Motohashi M chứng minh rằng thời gian phẫu 
thuật kéo dài (> 120 phút, OR = 4,52) được 
xem là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự xuất 
hiện của HTKMS ở tất cả các người bệnh[16]. 
Nhưng nhìn chung, phẫu thuật càng kéo dài thì 
nguy cơ xuất hiện HKTMS càng cao.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc HKTMSCD 
ở phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là 7,2%. 
Triệu chứng lâm sàng thường gặp là: đau một 
bên chân, sưng nề chi, tê bì/dị cảm và thay đổi 
màu sắc da. Nghiên cứu đã mô tả được một số 
đặc điểm cận lâm sàng của HKTMSCD như: 
Thời gian Prothrombin, giá trị INR, fibrinogen 
ở nhóm HKTMSCD là thấp hơn so với nhóm 
bệnh nhân không mắc HKTMSCD trong khi các 
giá trị như thời gian thromboplastin hoạt hóa 
từng phần, nồng độ D-dimer cao hơn ở nhóm 
mắc HKTMSCD tuy nhiên sự khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nghiên cứu 
cũng đã phát hiện được một số yếu tố nguy cơ 
của HKTMSCD ở người bệnh phẫu thuật chấn 
thương chỉnh hình bao gồm tuổi già, bất động 
(> 72 giờ) và thời gian phẫu thuật kéo dài. 
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin cám ơn Bệnh viện Bạch Mai 
đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu này. Chúng tôi cam kết không 
xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lung Office of the Surgeon General 
(US) - National Heart, and Blood Institute 
(US) (2008). The Surgeon General's Call to 
Action to Prevent Deep Vein Thrombosis and 
Pulmonary Embolism.
2. National Institutes of Health 
Consensus Development Conference 
(1986). Prevention of venous thrombosis and 
pulmonary embolism. JAMA, 256(6), 744-9..
3. Kim YH, Oh SH , Kim JS. (2003). 
Incidence and natural history of deep-vein 
thrombosis after total hip arthroplasty. A 
prospective and randomised clinical study. J 
Bone Joint Surg Br, 85(5), 661-5.
4. Mantilla CB, Horlocker TT, Schroeder 
DR, et al. (2003). Risk factors for clinically 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 201946
relevant pulmonary embolism and deep venous 
thrombosis in patients undergoing primary hip 
or knee arthroplasty. Anesthesiology, 99, 552-
60.
5. Rupert M B. (2012). Clinical presentation 
of deep vein thrombosis and pulmonary 
embolism. Best Pract Res Clin Haematol, 
25(3), 243-51.
6. Leizorovicz A, Turpie AG, Cohen 
AT, et al. (2005). Epidemiology of venous 
thromboembolism in Asian patients 
undergoing major orthopedic surgery without 
thromboprophylaxis. The SMART study. J 
Thromb Haemost, 3(1), 28-34.
7. Monreal M, Ruiz J, Olazabal A, et al. 
(1992). Deep Vein Thrombosis and the risk 
of pulmonary embolism. A systematic study. 
Chest, 102, 677-81.
8. Võ Văn Tâm , Nguyễn Vĩnh Thống 
(2014). Khảo sát tần suất huyết khối tĩnh mạch 
sâu ở chi dưới trên người bệnh phẫu thuật thay 
khớp gối hoặc khớp háng nghiên cứu quan sát 
dịch tễ học. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 
18(2), 250-256.
9. Kang J, Jiang X , Wu B (2015). Analysis 
of Risk Factors for Lower-limb Deep Venous 
Thrombosis in Old Patients after Knee 
Arthroplasty. Chin Med J (Engl), 128(10), 
1358-1362.
10. Gary ER, Russel DH, Harry RB, 
et al (2016). Venous thrombosis. Part XII. 
Hemostasis and Thrombosis. Williams 
Hematology, 9th edition, McGraw-Hill 
Education, 2267-2280.
11. Tan KK, Koh WP, Chao AK, et al. (2007). 
Risk factors and presentation of deep venous 
thrombosis among Asian patients: a hospital-
based case-control study in Singapore. Ann 
Vasc Surg, 21(4), 490-5.
12. Yang S.D, Liu H, Sun Y.P, et al (2015). 
Prevalence and risk factors of deep vein 
thrombosis in patients after spine surgery: 
a retrospective case-cohort study. Scientific 
Reports, 5.
13. Hamidi S , Riazi M (2015). Cutoff Values 
of Plasma D-Dimer Level in Patients with 
Diagnosis of the Venous Thromboembolism 
after Elective Spinal Surgery. Asian Spine J, 
9(2), 232-238.
14. Landaw SA, Bauer KA, Leung LK, et al 
(2014). Approach to the diagnosis and therapy 
of lower extremity deep vein thrombosis. www.
Uptodate.com.
15. Group JCS Joint Working (2011). 
Guidelines for the diagnosis, treatment and 
prevention of pulmonary thromboembolism 
and deep vein thrombosis. Circ J, 75(5), 1258-
1281.
16. Motohashi M, Adachi A, Takigami 
K, et al (2012). Deep vein thrombosis in 
orthopedic surgery of the lower extremities. 
Ann Vasc Dis, 5(3), 328-333.
17. Bagaria V, Modi N, Panghate A, 
et al (2006). Incidence and risk factors for 
development of venous thromboembolism in 
Indian patients undergoing major orthopaedic 
surgery: results of a prospective study. 
Postgrad Med J, 82 (964), 136-139.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 47
Summary
CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTICS, AND RISK 
FACTORS OF LOWER LIMB DEEP VEIN THROMBOSIS IN 
ORTHOPEDIC SURGICAL PATIENTS
Deep venous thrombosis (DVT) is a common complication of orthopedic surgery. The purpose 
of this study was to examine incidence rate, clinical characteristics and analyzed risk factors for 
lower-limb DVT after orthopedic surgery in a Vietnamese teaching hospital. Orthopedic patients 
who met criteria were recruited at our hospital between August 2017 and June 2018. A Duplex 
ultrasonography was used to detect lower-limp DVT before the surgery and 7 days after the 
operation in all patients. The incidence of DVT after orthopedic surgery was 7.2%. Patients with 
older age (> 60 years old) had 2 times higher risk of developing postoperative DVT compared to 
those who were younger (p < 0.05). The incidence of postoperative DVT was higher in patients who 
were immobilized > 72 hours (p 120 minutes) had 
an increased risk for postoperative DVT compared to patients without that (p < 0.05). Deep vein 
thrombosis remains a common complication following orthopedic surgery. Older age, immobility 
status, and surgical time were found to be risk factors for the development of postoperative lower-
limp DVT in orthopedic patients.
Key word: Deep vein thrombosis, orthopedic surgery, risk factor

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_yeu_to_nguy_co_huyet_khoi_tin.pdf