Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của đái tháo đường trong thai kì có nhiễm toan Ceton

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố

liên quan và kết quả điều trị của đái tháo đường (ĐTĐ) trong thai kì có

nhiễm toan ceton.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết

hợp tiến cứu 30 bệnh nhân (BN) ĐTĐ trong thai kì có nhiễm toan ceton

tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2013

đến tháng 11/2017.

Kết quả: Có 86,7% BN không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó cho đến

khi nhiễm toan. Triệu chứng lâm sàng gồm: mất nước (100%), nôn và

buồn nôn (63,3%), đau bụng (36,7%), thở nhanh sâu (43,3%). Đường

máu trung bình là 34,4 ± 15,9 mmol/l. pH trung bình là 7,18 ± 0,14. Mức

độ nhiễm toan trung bình và nặng có tỉ lệ là 50 % và 16,7%. Mức độ

ceton niệu nhiều 3+ chiếm 83,4%. Có 74,1% BN hết toan trên khí máu

sau 24 giờ. Tỷ lệ mất tim thai chiếm 70%.

Kết luận: BN ĐTĐ trong thai kì có nhiễm toan ceton có triệu chứng

lâm sàng rầm rộ, mức đường máu trung bình 34,4 mmol/l. Kết cục mất

tim thai chiếm tỉ lệ 70% lúc nhập viện.

pdf 5 trang kimcuc 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của đái tháo đường trong thai kì có nhiễm toan Ceton", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của đái tháo đường trong thai kì có nhiễm toan Ceton

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của đái tháo đường trong thai kì có nhiễm toan Ceton
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG, NGUYỄN KHOA DIỆU VÂN
26
Tậ
p 
16
, s
ố 
01
Th
án
g 
05
-2
01
8
SẢ
N
 K
H
O
A
 –
 S
Ơ
 S
IN
H
Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Khoa Diệu Vân
Đại học Y Hà Nội
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TRONG THAI KÌ CÓ NHIỄM TOAN CETON
Tác giả liên hệ (Corresponding 
author): Nguyễn Thị Phượng, email: 
nguyenthiphuong.hmu@gmail.com 
Ngày nhận bài (received): 02/04/2018
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 
02/04/2018
Ngày bài báo được chấp nhận đăng 
(accepted): 27/04/2018
Từ khóa: Đái tháo đường, toan 
ceton, thai kì.
Keywords: diabetes mellitus, 
ketoacidosis, pregnancy.
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố 
liên quan và kết quả điều trị của đái tháo đường (ĐTĐ) trong thai kì có 
nhiễm toan ceton. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết 
hợp tiến cứu 30 bệnh nhân (BN) ĐTĐ trong thai kì có nhiễm toan ceton 
tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2013 
đến tháng 11/2017. 
Kết quả: Có 86,7% BN không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó cho đến 
khi nhiễm toan. Triệu chứng lâm sàng gồm: mất nước (100%), nôn và 
buồn nôn (63,3%), đau bụng (36,7%), thở nhanh sâu (43,3%). Đường 
máu trung bình là 34,4 ± 15,9 mmol/l. pH trung bình là 7,18 ± 0,14. Mức 
độ nhiễm toan trung bình và nặng có tỉ lệ là 50 % và 16,7%. Mức độ 
ceton niệu nhiều 3+ chiếm 83,4%. Có 74,1% BN hết toan trên khí máu 
sau 24 giờ. Tỷ lệ mất tim thai chiếm 70%. 
Kết luận: BN ĐTĐ trong thai kì có nhiễm toan ceton có triệu chứng 
lâm sàng rầm rộ, mức đường máu trung bình 34,4 mmol/l. Kết cục mất 
tim thai chiếm tỉ lệ 70% lúc nhập viện.
Từ khóa: Đái tháo đường, toan ceton, thai kì.
Abstract 
 THE CLINICAL, SUBCLINICAL FEATURES AND 
TREATMENT OF DIABETES KETOACIDOSIS IN 
PREGNANCY 
Objectives: Describe the clinical, subclinical features related factors 
and the pregnancy outcomes of diabetes ketoacidosis in pregnancy. 
Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study, 
prospective and retrospective cohort study on 30 diabetics with diabetes 
ketoacidosis in pregnancy at the Department of Diabetes Mellitus in 
Bach Mai Hospital from January 2013 to November 2017. 
Results: 86,7% patients were not diagnosed with diabetes prior to the 
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 16(01), 26 - 30, 2018
27
Tập 16, số 01
Tháng 05-2018
study. Clinical manifestations were dehydration (100%), vomiting and nausea (63.3%), abdominal 
pain (36.7%), rapid deep breathing (43.3%). The mean blood glucose level was 34.4 ± 15.9 mmol/l. 
The mean pH was 7.18 ± 0.14. The moderate and severe acidoisis level were 50% and 16.7%, 
respectively. The keton 3+ in urine was83.4%. 74,1% patients had normal blood gas after 24 hours. 
The rate of fetal loss was 70%. 
Conclusion: The clinical features of diabetes ketoacidosis in pregnancy were obvious. The average 
blood glucose level was 34.4 mmol/l. The rate of fetal loss was 70%.
Key words: diabetes mellitus, ketoacidosis, pregnancy.
1. Đặt vấn đề
Đái tháo đường (ĐTĐ) ở phụ nữ mang thai 
là 1 thể của ĐTĐ. Bên cạnh sự gia tăng về tỷ 
lệ ĐTĐ, những biến chứng của ĐTĐ ở phụ nữ 
mang thai cũng ngày càng được quan tâm do 
ảnh hưởng đến bản thân người mẹ và thai nhi.
Một trong những biến chứng cấp tính hiếm gặp 
nhưng rất nguy hiểm đó là nhiễm toan ceton. Tỷ 
lệ ĐTĐ trong thai kì nhiễm toan ceton dao động 
từ 1% - 4% ĐTĐ mang thai[1], [2]. Trên thế giới 
đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐTĐ có 
nhiễm toan ceton tuy nhiên trên đối tượng phụ nữ 
mang thai chưa được công bố nhiều. Việt Nam 
là một nước đang phát triển, hiểu biết của người 
dân về ĐTĐ trong thai kì còn hạn chế. Xuất phát 
từ thực tế trên, nhằm giúp bác sĩ Nội tiết nói 
chung và bác sĩ Sản khoa nói riêng sớm phát 
hiện biến chứng nguy hiểm này, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu: Mô tả 
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số 
yếu tố liên quan của ĐTĐ trong thai kì có nhiễm 
toan ceton. Kết quả điều trị của ĐTĐ trong thai kì 
nhiễm toan ceton.
2. Đối tượng và phương pháp 
nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp 
tiến cứu 30 bệnh nhân (BN) ĐTĐ trong thai kì 
có nhiễm toan ceton tại khoa Nội tiết – Đái tháo 
đường Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2013 đến 
tháng 11/2017. Tiêu chuẩn chọn BN: Khi thỏa 
mãn cả 2 tiêu chuẩn:
- BN được chẩn đoán là ĐTĐ từ trước hoặc 
đang điều trị thuốc ĐTĐ và hiện tại có thai hoặc 
ĐTĐ thai kì theo tiêu chuẩn của ADA 2016[3] gồm 
ĐTĐ rõ trong thai kì:Đường máu lúc đói ≥ 7 mmol/l 
hoặc HbA1c ≥ 6,5% hoặc đường máu bất kì ≥ 11,1 
mmol/l + triệu chứng của tăng đường máu. Hoặc 
sàng lọc ở tuần thai 24-28 tuần với nghiệm pháp 
dung nạp glucose đường uống với 75 gam glucose 
có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn (Đường huyết 
tương lúc đói ≥ 5,1mmol/l, sau 1 giờ ≥ 10 mmol/l, 
sau 2 giờ ≥ 8,5 mmol/l).
- BN có nhiễm toan ceton theo tiêu chuẩn của 
Kitabchi và cộng sự năm 2009 [4] gồm: khí máu 
động mạch: pH ≤ 7,3 và/hoặc HCO3 ≤ 15 mmol/
lkèm theo có ceton niệu dương tính và/hoặc ceton 
máu dương tính.
Tiêu chuẩn loại trừ gồm: có toan nhưng không 
có ceton niệu, toan do các nguyên nhân khác, 
có ceton niệu nhưng không tăng đường máu và 
không có toan chuyển hóa (do ăn kiêng quá mức, 
sử dụng rượu).
Đánh giá mức độ toan chuyển hóa theo Kitabchi 
và cộng sự năm 2009[4]: nhẹ (pH: 7.25- 7.3 và/
hoặc HCO3: 15-18), vừa (pH: 7-7.25 và/hoặc 
HCO3: 10 -15), nặng (pH < 7 và/hoặc HCO3 <10).
3. Kết quả nghiên cứu
Tuổi trung bình của BN trong nhóm nghiên cứu 
là 28,6 ± 5,7 tuổi 
Nhận xét: Có 46,7 % số bệnh nhân có nồng 
độ HbA1c ≥ 6,5%. Số bệnh nhân có HbA1c < 
6,5% chiếm tỷ lệ tương đương là 53,3%. Khi so 
sánh giữa 2 nhóm có HbA1c <6,5% và HbA1c 
≥ 6,5%, tỉ lệ nhiễm toan nhẹ ít hơn (25% so với 
46,7%) nhưng tỷ lệ nhiễm toan trung bình lại cao 
hơn (56,2% so với 40%). Tỷ lệ nhiễm toan nặng là 
tương tự nhau.
Kết quả điều trị và kết cục thai kì
Có 74,1% BN hết toan trên khí máu sau 24 giờ. 
Nhận xét: Tỉ lệ mất tim thai chiếm 70%.
Nhận xét: Ở mức độ nhiễm toan nặng, có 80% 
BN mất tim thai. Trong khi đó, ở nhóm BN có mức 
độ nhiễm toan ceton nhẹ, tỷ lệ mất tim thai gần như 
tương đương chiếm 63,6%.
Nhận xét: Có sực khác biệt giữa đường máu 
tĩnh mạch lúc nhập viện của nhóm còn và mất tim 
thai với p = 0.00.
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG, NGUYỄN KHOA DIỆU VÂN
28
Tậ
p 
16
, s
ố 
01
Th
án
g 
05
-2
01
8
TỔ
N
G
 Q
U
A
N
Biểu đồ 1. Phân bố BN theo thời điểm chẩn đoán toan ceton
Nhận xét: Nghiên cứu có 76,7%(23/30)BN 
nhập viện ở quý 3 thai kì,còn lại ở quý 2 là 23,3%.
Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là mệt 
mỏi, khát nhiều, tiểu nhiều, da niêm mạc khô (100%).
Nhận xét: pH trung bình là 7,18 ± 0,14 , nồng 
độ HCO3- là 7,7 ± 4,0 mEq/l.Mức độ nhiễm toan 
trung bình và nặng chiếm hơn 50% số trường hợp 
với tỷ lệlần lượt là 50% và 16,7%.
Nhận xét: Mức độ ceton niệu (3+) chiếm 83.4%
Triệu chứng lâm sàng Số lượng Tỷ lệ %
Mệt mỏi 30 100
Khát nhiều, tiểu nhiều 30 100
Da niêm mạc khô 30 100
Mạch nhanh/ Tụt huyết áp 22 73,3
Buồn nôn, nôn 19 63,3
Đau bụng 11 36,7
Rối loạn ý thức 7 23,3
Sốt 2 6,7
Thai không máy 1 3,3
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng
N = 30 100 %
Nhẹ 10 33,3
Trung bình 15 50
Nặng 5 16,7
Bảng 2. Phân bố mức độ nhiễm toan
Biến chứng Lúc nhập viện (N = 30)
Lúc ra viện
 (N = 30) %
Mất tim thai 21 21 70
Còn tim thai 9 9 30
Bảng 4. Biến chứng thai 
Còn tim thai (N= 9) Mất tim thai (N = 21) P
Đường máu 20,6 ± 4,8 40,4 ± 14,9 0,000
HbA1c 8,3 ± 3,1 7,1 ± 2,4 0,24
pH 7,2 ± 0,1 7,2 ± 0,1 0,57
HCO3- 8,6 ± 5,6 7,2 ± 3,1 0,496
Bảng 5. Đặc điểm của 2 nhóm còn tim thai và mất tim thai
N = 30 %
Ceton niệu (1+) 4 13,3
Ceton niệu (2+) 1 3,3
Ceton niệu (3+) 25 83,4
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo kết quả ceton niệu
Biểu đồ 2. Tương quan giữa đường máu lúc nhập viện và pH máu
pH máu ĐM = - 0,003 X Glucose + 7,29
Biểu đồ 3. Liên quan giữa mức độ nhiễm toan và HbA1c
Biểu đồ 4. Mối liên quan giữa mức độ nhiễm toan và kết cục thai kì
SẢ
N
 K
H
O
A
 –
 S
Ơ
 S
IN
H
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 16(01), 26 - 30, 2018
29
Tập 16, số 01
Tháng 05-2018
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm lâm sàng
Nghiên cứu có 76,7 % (23/30) BN nhập viện ở 
quý 3 thai kì, còn lại ở quý 2 là 23,3%, khác biệt với 
kết quả trong nghiên cứu của Bryant và cộng sự tại 
Mỹ, tỷ lệ nhập viện do biến chứng nhiễm toan ceton 
trong quý 3 ở mức thấp nhất chiếm 22,5%, trong khi 
BN nhập viện trong quý đầu của thai kì chiếm cao 
nhất 47,5%. Sự khác biệt này có lẽ trong nghiên cứu 
của chúng tôi, 86,7% BN phát hiện ĐTĐ lần đầu tiên 
còn trong nghiên cứu của Bryant, 85% BN phát hiện 
ĐTĐ trước khi mang thai, trong đó ĐTĐ typ 1 chiếm 
69%. Bản thân ĐTĐ typ 1 có xu hướng dễ nhiễm toan 
kết hợp thêm sự thay đổi đột ngột hocmon rau thai 
trong giai đoạn đầu mang thai thì khả năng nhiễm 
toan cao hơn các thể ĐTĐ khác nếu không kiểm soát 
đường máu chặt chẽ [5]. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tới 86,7% BN 
không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó cho đến khi 
nhiễm toan. Điều này cảnh báo các bác sĩ lâm sàng, 
BN mang thai mắc ĐTĐ phát hiện bệnh khá muộn, 
khi có biến chứng cấp tính nhiễm toan ceton mới được 
chẩn đoán ĐTĐ. Do đó, việc sàng lọc ĐTĐ trong thai 
kì ở những đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao là rất 
cần thiết, giúp sớm quản lí, giảm nguy cơ nhiễm toan 
ceton.Tiêm trưởng thành phổi là một yếu tố nguy cơ 
khởi phát nhiễm toan ceton đã được nhắc đến trong 
nhiều báo cáo lâm sàng như của Bedalov và cộng sự 
[6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp 
nhiễm toan ceton sau tiêm trưởng thành phổi. 
Các triệu chứng nhiễm toan ceton ở BN ĐTĐ trong 
thai kì cũng tương tự như BN không mang thai. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tất cả BN nhập viện đều 
vì lí do của triệu chứng mất nước như mệt mỏi, khát 
nước, tiểu nhiều. Nôn và buồn nôn gặp ở 63,3%. 
Đau bụng chiếm 36,7%. Triệu chứng đau bụng có 
thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm toan cũng có 
thể là dấu hiệu chuyển dạ ở phụ nữ mang thai cần 
được phân biệt. Đặc biệt có 1 BN nhập viện vì lí do 
thai không máy với 1 thời gian ngắn trải qua các triệu 
chứng lâm sàng của dấu hiệu mất nước, nôn trước đó 
mà không được phát hiện. Tuy chỉ có 1 BN nhưng 
điều này cho thấy nhận thức của các thai phụ về 
những vấn đề ĐTĐ trong thai kì thực sự chưa đầy đủ, 
đồng thời cũng phản ánh diễn biến cấp tính nhanh 
chóng của tình trạng toan chuyển hóa đến thai nhi.
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Đường máu trung bình là 34,4 ± 15,9 mmol/l, 
đường máu cao nhất là 69,49 mmol/l. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, có 96,7% là mức đường máu > 13,9 
mmol/l. Tuy nhiên có 1 BN có nồng độ đường máu là 
12,8 mmol/l (≤ 13,9 mmol). Xem xét nghiên cứu của 
các tác giả nước ngoài khác, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ 
BN mang thai nhiễm toan có mức đường máu ≤ 13,9 
mmol dao động từ 10% đến 36%. Đó là trong nghiên 
cứu của Cullen và cộng sự năm 1996, có 36% BN có 
đường máu ≤ 13,9 mmol/l [2]. Montero với 20 trường 
hợp ĐTĐ trong thai kì nhiễm toan ceton, có 2/20 
(10%) BN có đường máu ≤ 13,9 mmol/l [1]. Nhiều 
giả thuyết được đưa ra giải thích cho tình trạng phụ 
nữ mang thai dễ nhiễm toan hơn phụ nữ không mang 
thai thậm chí ngay cả ở mức đường máu bình thường. 
Đầu tiên nồng độ glucose thấp do tăng vận chuyển 
glucose qua rau thai, giảm thoái hóa glycogen và sản 
xuất đường ở gan [7]. Nhu cầu cho thai và rau thai 
ước tính 150 gam gluocose/ngày trong 3 tháng cuối. 
Vận chuyển đường máu tăng thêm do tăng gấp 5 lần 
chất vận chuyển GLUT – 1 ngay khi không có sự tăng 
đường máu. Mang thai làm mẹ nhanh chóng đói gây 
nên ceton niệu sau 1 đêm đói. Chuyển hóa mẹ tăng 
300 kcal/ngày ở quý 3, nhu cầu dinh dưỡng cao làm 
mẹ dễ nhiễm toan và cũng xảy ra nhanh hơn người 
không mang thai. Thứ 2 có sự tăng đào thải đường 
qua thận. Thứ 3, có tăng sử dụng glucose ở mẹ do ảnh 
hưởng của estrogen và progesteron. Thứ 4 là sự hòa 
loãng máu sinh lí. Huyết tương tăng 40% từ 2600 ml 
đến 3700 ml dẫn đến giảm nồng độ đường máu [7].
BN trong nghiên cứu của chúng tôi thường đến 
viện ở giai đoạn muộn, khi tình trạng nhiễm toan 
đã nặng với mức độ nhiễm toan trung bình và nặng 
chiếm hơn 50% số trường hợp với tỷ lệ lần lượt là 
50 % và 16,7%
Ceton niệu phản ánh gián tiếp một phần tình 
trạng nhiễm ceton trong máu. Tình trạng ceton niệu 
phổ biến với mức độ dương tính nhẹ (1+) cũng được 
nhắc đến trong nghiên cứu của Sack vàcộng sự, như 
khi đói qua đêm hoặc sau khi hạ đường máu trong 
khi lại không phổ biến ở phụ nữ không có thai [8]. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ ceton niệu 
1+ và 2+ chỉ chiếm 16,6%, trong khi đó mức độ ceton 
niệu nhiều 3+ chiếm cao nhất, đến 83,4%. Nồng độ 
HCO3- ở nhóm ceton niệu 3+ là 7,2 ± 3,5 mEq/l thấp 
hơn so với nhóm có ceton niệu 1+ và 2+ với HCO3- 
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG, NGUYỄN KHOA DIỆU VÂN
30
Tậ
p 
16
, s
ố 
01
Th
án
g 
05
-2
01
8
TỔ
N
G
 Q
U
A
N
trung bình là 9,7 ± 5,8 mEq/l. Mặc dù sự khác biệt 
này không có ý nghĩa thống kê có thể do cỡ mẫu 
trong nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ nhưng cũng 
có ý nghĩa giúp bác sĩ nội tiết ở các tuyến cơ sở có 
tiên lượng về khả năng, mức độ nhiễm toan ceton của 
BN dựa trên mức độ ceton niệu.
Mức độ nhiễm toan ceton ở nhóm HbA1c < 
6,5% và nhóm HbA1c >= 6,5% không có sự khác 
biệt với p = 0,585. Điều này cho thấy nhiễm toan 
ceton là biến chứng cấp tính nên phụ thuộc vào 
đường máu ngay tại thời điểm hiện tại hơn so với 
đường máu 3 tháng trước (qua HbA1c).
4.3. Nhận xét kết quả điều trị
Thời gian hết toan trên khí máu chủ yếu sau 24 
giờ điều trị (74,1%). Bên cạnh triệu chứng nhiễm toan 
ceton của người mẹ, ở những thai phụ còn tim thai, tỷ 
lệ thai to so với tuổi là 6,7%, dư ối chiếm 10%. Đặc 
biệt trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mất tim thai 
rất cao chiếm tới 70% ngay tại thời điểm nhập viện. 
Như vậy nhiễm toan ceton thực sự để lại hậu quả rất 
nặng nề, cần thiết phải phát hiện, điều trị và theo dõi 
chặt chẽ, không chỉ với bác sĩ Nội tiết mà cả các bác 
sĩ Sản khoa. Montoro và cộng sự nghiên cứu trên 20 
BN, tỷ lệ mất tim thai là 35% [1]. Kết quả này thấp 
hơn trong nghiên cứu của chúng tôi là do đối tượng 
trong nghiên cứu của Montoro chủ yếu là ĐTĐ typ 1 
mang thai nên đã có sự hiểu biết về bệnh và kiểm 
soát ĐTĐ từ trước đó, không để các triệu chứng diễn 
biến nặng mới nhập viện.
Mức độ toan nhẹ, trung bình, nặng ở 2 nhóm mất 
tim thai và còn tim thai là không có sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê. Do nghiên cứu của chúng tôi làm 
tại Khoa Nội tiết – ĐTĐ Bệnh viện Bạch Mai là tuyến 
cuối trong điều trị các trường hợp lâm sàng nặng nên 
BN đã được điều trị một thời gian ở tuyến trước, giá 
trị sinh hóa như khí máu – cơ sở để phân loại mức 
độ nhiễm toan đã cải thiện một phần, Trong khi biến 
chứng mất tim thai đã có từ thời điểm lúc BN nhập 
viện tuyến trước đó. Tuy nhiên, cũng cần có thêm 
những nghiên cứu tại cùng một thời điểm để đánh 
giá mối liên quan thực sự giữa kết cục mất tim thai và 
các mức độ nhiễm toan
Khi nghiên cứu về sự khác biệt về đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng của 2 nhóm còn tim thai và mất 
tim thai chúng tôi tìm thấy sự khác biệt rõ rệt về đường 
máu lúc nhập viện. Nhóm mất tim thai có đường máu 
trung bình là 40,4 ± 14,9 mmol/l cao hơn rõ rệt so với 
nhóm còn tim thai 20,6 ± 4,8 mmol/l, sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê với p = 0,00. Một vấn đề nhận thấy 
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như của Montoro 
là 21/30 (70%) BN mất tim thai trong nghiên cứu của 
chúng tôi đều tại thời điểm nhập viện, không có trường 
hợp nào mất tim thai khi bắt đầu điều trị nhiễm toan 
ceton. Điều này cho thấy, khi đã chẩn đoán và bắt 
đầu phác đồ điều trị, nguy cơ trên thai nhi đã giảm 
đáng kể. Một BN trong nghiên cứu của chúng tôi khởi 
phát triệu chứng khát nhiều, tiểu nhiều, thai máy ít, 
nhập viện tuyến cơ sở tim thai dao động nhiều, đường 
máu cao nhưng không chẩn đoán xác định tình trạng 
nhiễm toan ceton và không điều trị đúng phác đồ. BN 
chuyển vào Bạch Mai trong tình trạng mất tim thai với 
pH máu 7,21 và HCO3- là 7 mmol/l.
5. Kết luận
- Lâm sàng: Yếu tố khởi phát nhiễm toan ceton 
hầu hết 86,7% làĐTĐ không được chẩn đoán. Triệu 
chứngchủ yếu là mệt mỏi, khát nhiều, tiểu nhiều(100%). 
- Cận lâm sàng: Đường máu tĩnh mạch trung 
bình lúc nhập viện là 34,4 ± 15,6 mmol/l, có 
96,7% BN có đường máu > 13,9 mmol/l.Mức độ 
nhiễm toan trung bìnhvà nặng chiếm chủ yếu. Mức 
ceton niệu 3+ chiếm 83,4%.Có mối tương quan 
nghịch biến giữa đường máu tĩnh mạch lúc nhập 
viện và pH máu động mạch với hệ số tương quan r 
= - 0,379, p= 0,039.
- Kết quả điều trị: 74,1% BN hết toan trên khí 
máu sau 24 giờ. Tỉ lệ mất tim thai chiếm 70%.
Tài liệu tham khảo
1. M. N. Montoro, V. P. Myers, J. H. Mestman và các cộng sự. Outcome of pregnancy in 
diabetic ketoacidosis. Am J Perinatol; 1993. 10(1). tr. 17-20.
2. M. T. Cullen, E. A. Reece, C. J. Homko và các cộng sự. The changing presentations of 
diabetic ketoacidosis during pregnancy. Am J Perinatol; 1996. 13(7). tr. 449-51.
3. Standards of Medical Care in Diabetes-2016: Summary of Revisions. Diabetes Care; 
2016. 39 Suppl 1, tr. S4-5.
4. A. E. Kitabchi, G. E. Umpierrez, J. M. Miles và các cộng sự. Hyperglycemic crises in 
adult patients with diabetes. Diabetes Care; 2009. 32(7). tr. 1335-43.
5. S. N. Bryant, C. L. Herrera, D. B. Nelson và các cộng sự. Diabetic ketoacidosis 
complicating pregnancy. J Neonatal Perinatal Med; 2017. 10(1). tr. 17-23.
6. A. Bedalov và A. Balasubramanyam. Glucocorticoid-induced ketoacidosis in gestational 
diabetes: sequela of the acute treatment of preterm labor. A case report. Diabetes Care; 
1997. 20(6). tr. 922-4.
7. V. E. Whiteman, C. J. Homko và E. A. Reece. Management of hypoglycemia and 
diabetic ketoacidosis in pregnancy. Obstet Gynecol Clin North Am; 1996. 23(1). tr. 87-107.
8. D. B. Sacks, M. Arnold, G. L. Bakris và các cộng sự. Guidelines and recommendations 
for laboratory analysis in the diagnosis and management of diabetes mellitus. Clin Chem; 
2011. 57(6). tr. e1-e47.
SẢ
N
 K
H
O
A
 –
 S
Ơ
 S
IN
H

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_cua_dai_t.pdf