Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của sụn chêm hình đĩa và kết quả phẫu thuật tạo hình sụn chêm hình đĩa qua nội soi khớp gối

Sụn chêm hình đĩa là một bất thường bẩm sinh trong việc hình thành sụn chêm khớp gối. Bệnh thường

gặp ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, thường gặp sụn chêm ngoài hình đĩa. Đánh giá kết quả tạo hình sụn

chêm qua nội soi của 50 bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức được chẩn đoán sụn chêm hình đĩa từ năm 2011-

2016 cho kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 22, tỷ lệ nữ : nam là 0,28 : 1. 58% bệnh nhân đi khám

bệnh vì đau khớp gối, 100% bệnh nhân là sụn chêm ngoài hình đĩa, 34 bệnh nhân có tổn thương rách sụn

chêm kèm theo trong đó có 27 bệnh nhân rách sụn chêm đơn thuần, 7 bệnh nhân rách sụn chêm kèm đứt

dây chằng. Thời gian nằm viện trung bình là 4,8 ngày. Đánh giá thang điểm Lysholm tại thời điểm nghiên cứu

cho kết quả 56% đạt rất tốt, 42% đạt tốt, 2% đạt kết quả trung bình, không có bệnh nhân đạt kết quả kém.

pdf 8 trang kimcuc 6080
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của sụn chêm hình đĩa và kết quả phẫu thuật tạo hình sụn chêm hình đĩa qua nội soi khớp gối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của sụn chêm hình đĩa và kết quả phẫu thuật tạo hình sụn chêm hình đĩa qua nội soi khớp gối

Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của sụn chêm hình đĩa và kết quả phẫu thuật tạo hình sụn chêm hình đĩa qua nội soi khớp gối
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
48 TCNCYH 121 (5) - 2019
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG CỦA 
SỤN CHÊM HÌNH ĐĨA VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH 
SỤN CHÊM HÌNH ĐĨA QUA NỘI SOI KHỚP GỐI 
Nguyễn Đình Hiếu1, Trần Trung Dũng2,3,4, Nguyễn Văn Nam5
1Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình bệnh viện E
2Khoa Phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình và Y học Thể thao Bệnh viện SaintPaul.
3Khoa ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4Phân môn Chấn thương Chỉnh hình, Bộ môn ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội
5Khoa khám bệnh Bệnh viện Việt Đức
Sụn chêm hình đĩa là một bất thường bẩm sinh trong việc hình thành sụn chêm khớp gối. Bệnh thường 
gặp ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, thường gặp sụn chêm ngoài hình đĩa. Đánh giá kết quả tạo hình sụn 
chêm qua nội soi của 50 bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức được chẩn đoán sụn chêm hình đĩa từ năm 2011-
2016 cho kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 22, tỷ lệ nữ : nam là 0,28 : 1. 58% bệnh nhân đi khám 
bệnh vì đau khớp gối, 100% bệnh nhân là sụn chêm ngoài hình đĩa, 34 bệnh nhân có tổn thương rách sụn 
chêm kèm theo trong đó có 27 bệnh nhân rách sụn chêm đơn thuần, 7 bệnh nhân rách sụn chêm kèm đứt 
dây chằng. Thời gian nằm viện trung bình là 4,8 ngày. Đánh giá thang điểm Lysholm tại thời điểm nghiên cứu 
cho kết quả 56% đạt rất tốt, 42% đạt tốt, 2% đạt kết quả trung bình, không có bệnh nhân đạt kết quả kém.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Sụn chêm hình đĩa, dị tật bẩm sinh, tạo hình sụn chêm qua nội soi khớp
Sụn chêm hình đĩa là một bất thường bẩm 
sinh hiếm gặp của sụn chêm khớp gối được 
Young mô tả lần đầu tiên vào năm 1889 và sau 
đó là Watson-Jonh năm 1930 khi đó sụn chêm 
có hình dạng giống cái đĩa và có các di động 
bất thường. Đây một bệnh lý hiếm gặp với tỉ lệ 
mắc thay đổi từ 3 - 5% đối với người da trắng, 
tới khoảng 16% đối với người Nhật Bản [1], 
[2]. Tỉ lệ mắc sụn chêm hình đĩa hay gặp ở 
sụn chêm ngoài (0,4 - 17%), ở sụn chêm trong 
hiếm gặp hơn (0,06 - 0,3%), tỉ lệ có sụn chêm 
hình đĩa ở cả hai sụn chêm là 5% - 20% tổng 
số các trường hợp [1; 3].
Bệnh này thường được chẩn đoán tình cờ 
khi bệnh nhân đi khám vì đau gối hoặc khi nội 
soi khớp gối. Hơn nữa khi sụn chêm có hình đĩa 
khiến khớp gối không đảm bảo được tính vững 
đồng thời làm sụn chêm dễ bị tổn thương, rách 
khi gối vận động. Biểu hiện lâm sàng của bệnh 
rất đa dạng và không đặc hiệu. Các dấu hiệu 
thường gặp của bệnh này là đau khớp gối, kẹt 
khớp, lục khục khớp (Snapping knee) tràn dịch 
khớp gối. Các dấu hiệu này đều là dấu hiệu 
của rách sụn chêm, do đó việc chẩn đoán bệnh 
trên lâm sàng và cận lâm sàng còn gặp nhiều 
khó khăn. 
Để chẩn đoán sụn chêm hình đĩa ngoài lâm 
sàng còn cần kết hợp chẩn đoán hình ảnh là 
MRI. Tuy nhiên không phải tất cả các trường 
hợp MRI và lâm sàng cho kết quả giống nhau. 
Ngày nay hầu như tất cả các bệnh nhân 
được chẩn đoán có tổn thương sụn chêm hình 
đĩa đều được điều trị bằng phương pháp nội 
soi – cắt tạo hình sụn chêm. Đây là phương 
Tác giả liên hệ: Trần Trung Dũng, Trường Đại học 
Y Hà Nội
Email: dungbacsy@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 18/03/2019
Ngày được chấp nhận: 18/04/2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
49TCNCYH 121 (5) - 2019
pháp điều trị tiên tiến, hiện đại đem lại hiệu quả 
cao trong điều trị tổn thương sụn chêm hình 
đĩa giúp cho người bệnh cải thiện chất lượng 
cuộc sống. Các bệnh nhân sau phẫu thuật cắt 
tạo hình sụn chêm qua nội soi thường sớm 
bình phục và quay lại với cuộc sống, sinh hoạt 
thường ngày.
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới phẫu 
thuật nội soi khớp gối phát triển với nhiều 
thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên chưa có nhiều 
nghiên cứu về sụn chêm hình đĩa cũng như 
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau 
phẫu thuật vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình sụn 
chêm hình đĩa qua nội soi khớp gối ”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
50 bệnh nhân có sụn chêm hình đĩa đã 
được chẩn đoán và điều trị bằng nội soi khớp 
gối tại Bệnh viện Việt Đức trong vòng 5 năm từ 
năm 2011 đến 2016.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Tất cả các bệnh nhân đã được phẫu thuật 
tạo hình sụn chêm hình đĩa qua nội soi tại 
Bệnh viện Việt Đức trong thời gian 5 năm từ 
2011 đến 2016.
- Bệnh nhân có đầy đủ hồ sơ, bệnh án tại 
phòng lưu trữ hồ sơ.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Có hồ sơ, bệnh án không đầy đủ thông tin 
theo yêu cầu của bệnh án nghiên cứu đã đề ra.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu
Các số liệu trong nghiên cứu được xử lý 
bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 So sánh 
khác biệt các tỷ lệ phần trăm các giá trị sử 
dụng test khi bình phương, so sánh các trung 
bình sử dụng test T - Student. Các test được 
kiểm định với mức khác biệt có ý nghĩa thống 
kê khi p < 0,05.
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu lâm sàng
• Giới: Nam và nữ
• Nguyên nhân đến khám của bệnh nhân.
Cận lâm sàng
Chụp cộng hưởng từ khớp gối (MRI)
• Có phát hiện sụn chêm hình đĩa hay không
• Sụn chêm hình đĩa của sụn chêm trong 
hay sụn chêm ngoài hay cả hai đều là sụn 
chêm hình đĩa.
• Thương tổn khác kèm theo: tổn thương 
dây chằng, xương.
Đăc điểm sụn chêm qua nội soi
Phân loại sụn chêm hình đĩa qua nội soi:
• Sụn chêm hình đĩa hoàn toàn hay không 
hoàn toàn.
• Sụn chêm hình đĩa của sụn chêm trong 
hay sụn chêm ngoài hay cả hai đều là sụn 
chêm hình đĩa.
• Các tổn thương khác của sụn chêm đi 
kèm.
Hình 1: Hình ảnh sụn chêm hình đĩa qua 
nội soi [4]
Đánh giá sau mổ
Đánh giá dựa theo thang điểm Lysholm . 
Thang điểm Lysholm là thang điểm đánh giá 
chức năng khớp gối dựa vào đánh giá chủ 
quan của bệnh nhân trên thang điểm có sẵn. 
Thang điểm này đánh giá dựa trên các khó 
khăn hoạt động khớp gối trong sinh hoạt hàng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
50 TCNCYH 121 (5) - 2019
ngày của bệnh nhân như dáng đi khập khiễng, 
đi bộ, leo cầu thang, ngồi xổm, sự mất vững 
của khớp gối, cứng khớp gối và các biểu hiện 
ngay tại khớp gối như sưng nề khớp gối. Bệnh 
nhân tự đánh giá theo thang điểm có sẵn, điểm 
chung của mỗi bệnh nhân là tổng điểm của tất 
cả các thành phần chức năng, dựa vào điểm 
số đó phân loại kết quả của phẫu thuật:
+ Rất tốt: > 90 điểm
+ Tốt: 84 - 90 điểm
+ Trung bình: 65 - 83 điểm
+ Xấu: < 65 điểm
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ tuyệt đối các quy định 
trong nghiên cứu y học lâm sàng. Bệnh nhân 
được thông báo về những lợi ích cũng như bất 
lợi trong việc nghiên cứu trước khi đồng ý tham 
gia nghiên cứu. Bệnh nhân có quyền được giữ 
bí mật thông tin cá nhân và có quyền rút khỏi 
nghiên cứu khi không đồng ý tiếp tục.
III. KẾT QUẢ 
1. Đặc điểm lâm sàng
50 bệnh nhân có sụn chêm hình đĩa có tuổi trung bình là 22, trong đó có 39 bệnh nhân nam,nhỏ 
nhất là 9 tuổi và lớn nhất là 56 tuổi trong đó các bệnh nhân độ tuổi từ 18-35 tuổi chiếm 30/39 (77%) 
bệnh nhân. 11 bệnh nhân là nữ trong đó nhỏ nhất là 9 tuổi và lớn nhất là 27 tuổi, độ tuổi tập trung 
chủ yếu là từ 18 - 27 với 8/11 (73%) bệnh nhân. 
Bảng 1. Lí do bệnh nhân đi khám (n = 50)
Lí do Đau gối Lỏng khớp Kẹt khớp Khác Tổng
N 29 11 5 5 50
% 58 22 10 10 100
Trong số 50 bệnh nhân của nghiên cứu có 29 bệnh nhân (58%) đến vì đau khớp, 11 vì lỏng 
khớp, 5 trường hợp vì kẹt khớp. Đau khớp là nguyên nhân hay gặp nhất khiến bệnh nhân có sụn 
chêm hình đĩa phải đến khám.
2. Đặc điểm trên MRI
 Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều đã được chụp MRI tuy nhiên có 10 bệnh nhân 
(20%) không phát hiện được sụn chêm hình đĩa trước phẫu thuật.
Bảng 2. Kết quả chụp MRI
MRI
Không phát hiện Có phát hiện sụn chêm hình đĩa
Sụn chêm trong(SCT) Sụn chêm ngoài(SCN) Cả hai
N 10 0 40 0
% 20 0 80 0
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều phát hiện sụn chêm hình đĩa tại 1 gối, chưa phát 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
51TCNCYH 121 (5) - 2019
Bảng 3. Phân loại theo Wantanabe (n = 50)
Thể loại Không hoàn toàn Hoàn toàn Thể Wrisberg Tồng số
N 11 39 0 50
% 22 78 0 100
IV. BÀN LUẬN 
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 22 
tuổi(9 - 56). Độ tuổi trung bình này cao hơn 
so với nghiên cứu của Cristopher R.Good 
[4] là 10,1 tuổi (3 - 20). Sụn chêm hình đĩa là 
sự phát triển khác thường bẩm sinh của sụn 
chêm khiến sụn chêm phát triển quá mức che 
kín mặt khớp, các triệu chứng của bệnh không 
đặc hiệu. Độ tuổi trung bình phát hiện bệnh ở 
các nước phương Tây thường dưới 18 tuổi 
và hay gặp xung quanh độ tuổi 10 tuổi khi trẻ 
hiện sụn chêm hình đĩa trên cả hai gối. Tất cả 
các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có sụn 
chêm ngoài hình đĩa (100%), không phát hiện 
trường hợp nào sụn chêm trong hình đĩa.
Theo phân loại của Wantanabe 1986 sụn 
chêm hình đĩa được phân 3 loại chính gồm 
sụn chêm hình đĩa không hoàn toàn, sụn chêm 
hình đĩa hoàn toàn và thể Wrisberg (sụn chêm 
hình đĩa siêu di động). 
Trong nghiên cứu này chúng tôi phát hiện 
39 trường hợp (78%) sụn chêm hình đĩa hoàn 
toàn, 11 trường hợp sụn chêm hình đĩa không 
hoàn toàn, không phát hiện thể Wrisberg.
3. Tổn thương phối hợp 
Trong số 50 bệnh nhân trong nghiên cứu có 
14 bệnh nhân có sụn chêm hình đĩa đơn thuần, 
trong số 36 bệnh nhân có tổn thương kèm theo 
có 27 bệnh nhân có rách sụn chêm đơn thuần, 
9 bệnh nhân có đứt dây chằng bên trong gối 
kèm theo (15 trường hợp đứt dây chằng chéo 
trước, 1 trường hợp đứt dây chằng chéo sau) 
và 7 bệnh nhân vừa rách sụn chêm vừa đứt 
dây chằng.
4. Đặc điểm trong và sau phẫu thuật
Trong 50 bệnh nhân có 16 bệnh nhân được 
phẫu thuật cắt 1 phần sụn chêm do rách (đây 
đều là các bệnh nhân có tổn thương dây chằng 
kèm theo), 34 bệnh nhân còn lại sửa tạo hình 
sụn chêm bằng cách cắt phần phì đại về gần 
bình thường.
Không có bệnh nhân nào gặp biến chứng 
trong và sau phẫu thuật như chảy máu hay 
nhiễm trùng sau mổ.
Bảng 4. Điểm Lysholm tại thời điểm nghiên cứu
Đánh giá Rất tốt Tốt Vừa Xấu Tổng
N 28 21 1 0 50
% 56 42 2 0 100
Trong 50 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt tạo hình sụn chêm đánh giá bằng thang điểm 
Lysholm có 28 bệnh nhân đạt kết quả rất tốt, 19 bệnh nhân đạt kết quả tốt, không có bệnh nhân 
nào xấu sau phẫu thuật.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
52 TCNCYH 121 (5) - 2019
hoạt động thể chất nhiều cũng như điều kiện 
chăm sóc sức khoẻ ở các nước phương Tây 
phát triển cao hơn các nước đang phát triển. 
Ở Việt Nam, chăm sóc sức khoẻ thường chưa 
được coi trọng nhiều bệnh nhân chỉ đến viện 
khi không thể chịu đựng thêm được nữa. Có lẽ 
chính vì vậy mà độ tuổi phát hiện bệnh ở Việt 
Nam cao hơn so với các nghiên cứu khác.
Trong tổng số 50 bệnh nhân trong nghiên 
cứu có 11 trường hợp là nữ và 39 trường hợp 
giới tính nam, tỉ lệ nữ/nam là 0,28/1. Tỉ lệ này 
thấp hơn so với nghiên cứu của Cristopher R. 
Good là 2,37/1 [4]. Trong các nghiên cứu trước 
đây cũng chưa thấy có sự liên quan giữa giới 
tính và tình trạng sụn chêm hình đĩa cả. Trong 
nghiên cứu này chúng tôi thấy tỉ lệ nam giới 
chiếm phần lớn có lẽ do nam giới hoạt động 
thể chất nhiều hơn nên tỉ lệ các chấn thương 
liên quan tới khớp gối cũng như sụn chêm 
nhiều hơn, tạo điều kiện để phát hiện sớm các 
sụn chêm hình đĩa khi bị tổn thương.
Trong số 50 bệnh nhân của nghiên cứu 
có 29 bệnh nhân (58%) đến vì đau khớp, 11 
vì lỏng khớp, 5 trường hợp vì kẹt khớp. Đau 
khớp là nguyên nhân hay gặp nhất khiến bệnh 
nhân có sụn chêm hình đĩa phải đến khám. 
Theo Christopher R.Good số bệnh nhân đến 
vì đau gối là 93%, hạn chế vận động là 67% 
[4]. Theo nghiên cứu của Chul Hyung Lee, dấu 
hiệu kẹt khớp gặp ở 36,6%, tràn dịch 23,3% 
và lục khục khớp gặp ở 31,6% bệnh nhân [5].
Dấu hiệu đau gối có thể gặp sau chấn 
thương, đau khi bệnh nhân thay đổi tư thế cơ 
năng gối chuyển từ gấp gối sang duỗi gối và 
ngược lại, đau chủ yếu ở mặt sau ngoài gối. 
Bệnh nhân cũng có thể đến vì kẹt khớp khi 
sụn chêm hình đĩa bị rách kẹt vào khe khớp 
gây hạn chế vận động. Ngoài ra còn gặp dấu 
hiệu lỏng khớp khi bệnh nhân có tổn thương 
dây chằng. Với các trẻ nhỏ có thể có các dấu 
hiệu khác như lệch trục chân, cảm giác trượt 
gối, khuỵu gối. Triệu chứng lâm sàng của sụn 
chêm hình đĩa rất đa dạng và không đặc hiệu 
đôi khi gây nhầm lẫn. Ở Việt Nam có lẽ sự hiểu 
biết và sự quan tâm tới sức khoẻ chưa cao 
nên bệnh nhân thường đến ở giai đoạn muộn 
hoặc khi đau không thể chịu được nữa, gây 
ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều 
đã được chụp MRI tuy nhiên có 10 bệnh nhân 
(20%) không phát hiện được sụn chêm hình 
đĩa trước phẫu thuật. Các dấu hiệu trên MRI 
có giá trị trong chẩn đoán là tỉ lệ giữa chỗ hẹp 
nhất và rộng nhất trên mặt phẳng trán lớn hơn 
20%, chiều rộng của sụn chêm tại vị trí hẹp 
nhất trên 15mm, có sự liên tục sừng trước và 
sừng sau trên 3 lớp cắt đứng dọc.
100% bệnh nhân trong nghiên cứu đều 
phát hiện sụn chêm hình đĩa tại 1 gối, chưa 
phát hiện sụn chêm hình đĩa trên cả hai gối. 
Theo nghiên cứu của Jun Yuong Chung với 38 
bệnh nhân với sụn chêm hình đĩa ban đầu của 
1 gối thì có tới 34 bệnh nhân (89%) có sụn 
chêm hình đĩa ở gối bên đối diện [6].
100% bệnh nhân trong nghiên cứu đều 
có sụn chêm ngoài hình đĩa, không phát hiện 
trường hợp nào sụn chêm trong hình đĩa.
Trong nghiên cứu này chúng tôi phát hiện 
39 trường hợp (78%) sụn chêm hình đĩa hoàn 
toàn, 11 trường hợp sụn chêm hình đĩa không 
hoàn toàn, không phát hiện thể Wrisberg. 
Con số này tương đồng với nghiên cứu của 
Nguyễn Mạnh Khánh với 72,7% thể hoàn toàn 
và 27,3% thể không hoàn toàn và cũng giống 
với nghiên cứu của Christopher R.Good với 
73% và 27% [4].
Phân loại sụn chêm hình đĩa theo phân loại 
của Wantanabe 1986 [7] dựa vào yếu tố hình 
dáng của sụn chêm và sự di động của sụn 
chêm. Sự phân biệt giữa thể sụn chêm hình đĩa 
hoàn toàn và không hoàn toàn khá dễ dàng khi 
dựa vào hình dáng của sụn chêm để phân biệt. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
53TCNCYH 121 (5) - 2019
Đối với sụn chêm hình đĩa thể Wrisberg thể 
siêu di động, sụn chêm có thể hình đĩa hoàn 
toàn và không hoàn toàn nhưng đều có sự di 
động bất thường do thiếu dây chằng cố định. 
Việc đánh giá sụn chêm hình đĩa thể Wrisberg 
hiện chưa được chú trọng. Trong nghiên cứu 
hồi cứu của chúng tôi hiện tại chưa phát hiện 
trường hợp nào có sụn chêm hình đĩa thể này.
Sụn chêm hình đĩa là bất thường bẩm sinh 
của sụn chêm, bệnh nhân có thể chung sống 
cả đời với tình trạng này. Tuy nhiên sụn chêm 
hình đĩa gây ra sự thay đổi hướng phân phối 
lực của khớp gối, từ đó gây ra các triệu chứng, 
hoặc bệnh nhân do chấn thương gối gây ra 
các tổn thương của sụn chêm. Trong số 50 
bệnh nhân trong nghiên cứu có 14 bệnh nhân 
có sụn chêm hình đĩa đơn thuần (28%), trong 
36 bệnh nhân có tổn thương kèm theo (72%) 
thì có 27 bệnh nhân (54%) có rách sụn chêm 
đơn thuần, 9 bệnh nhân (18%) có đứt dây 
chằng đơn thuần kèm theo (15 trường hợp đứt 
dây chằng chéo trước, 1 trường hợp đứt dây 
chằng chéo sau), còn lại là 7 bệnh nhân (14%) 
vừa rách sụn chêm vừa đứt dây chằng. Tỉ lệ 
tương tự với trong nghiên cứu của Christopher 
R.Good [4] với 77% bệnh nhân có rách sụn 
chêm, trong nghiên cứu của Chul Hyung Lee 
[5] là 63% (46% đơn thuần và 17% phức hợp) 
còn trong nghiên cứu của Klingele KE [63] là 
69,5% [8]. Trong nghiên cứu của Patel NM tỉ 
lệ rách sụn chêm ở sụn chêm 1 bên là 90% và 
sụn chêm 2 bên là 72%[9]. 
Có 16 bệnh nhân phải cắt một phần sụn 
chêm, đây đều là các bệnh nhân có đứt dây 
chằng trong gối và rách sụn chêm. 34 bệnh 
nhân còn lại được cắt tạo hình sụn chêm về 
giống với sụn chêm bình thường. Trong nghiên 
cứu của Hong Cao, trong 47 bệnh nhân nghiên 
cứu có 37 bệnh nhân được cắt một phần sụn 
chêm, 8 bệnh nhân được cắt bỏ gần hoàn toàn 
sụn chêm và 2 bệnh nhân được cắt bỏ hoàn 
toàn sụn chêm [10]. 
Sau khi khám lại 50 bệnh nhân đã được 
phẫu thuật cắt tạo hình sụn chêm, đánh giá kết 
quả theo thang điểm Lysholm cho thấy phẫu 
thuật cho kết quả tốt. Trong số 50 bệnh nhân 
sau phẫu thuật có 28 bệnh nhân (56%) đạt kết 
quả rất tốt, 21 bệnh nhân (42%) cho kết quả 
tốt chỉ có 1 bệnh nhân cho kết quả trung bình. 
Bệnh nhân cho kết quả trung bình ở trong 
nghiên cứu có cả đứt dây chằng chéo trước 
và sụn chêm, sụn chêm rách nhiều, bệnh nhân 
than phiền về việc không thể bước nhanh 
được cũng như khi thay đổi tư thế có cảm giác 
đau, lục khục trong khớp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không 
có bệnh nhân nào sau mổ đạt loại kém tuy 
nhiên bệnh nhân đạt loại kém theo thang điểm 
Lysholm đã có trong các nghiên cứu trước đây 
với Jonathan D Haskel [11] là 9%.
Điểm Lysholm trung bình của các bệnh 
nhân trong nghiên cứu là 90,2 cao hơn so với 
nghiên cứu của Jonathan D Haskel [11] với 84 
điểm. Điểm Lysholm trung bình của bệnh nhân 
đã được cải thiện nhiều so với trước mổ đã 
cho thấy hiệu quả của phẫu thuật nội soi cắt 
tạo hình sụn chêm hình đĩa.
Phẫu thuật nội soi khớp gối trong điều trị 
sụn chêm hình đĩa là một tiến bộ lớn của y học 
Việt Nam. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm 
so với kỹ thuật mổ mở như đường mổ nhỏ, 
khả năng quan sát được toàn bộ bên trong 
gối, dễ dàng kiểm soát các thao tác, thời gian 
hồi phục nhanh, bệnh nhân tập phục hồi chức 
năng được sớm, nhanh hoà nhập được với 
cuộc sống. Kết quả điểm đánh giá chức năng 
khớp gối sau mổ tăng nhiều so với trước mổ 
càng khẳng định giá trị của phẫu thuật tạo hình 
sụn chêm hình đĩa qua nội soi. Tuy nhiên ngoài 
phẫu thuật cũng cần chú ý tới việc hướng dẫn 
tập phục hồi chức năng sau mổ một cách bài 
bản giúp bệnh nhân sớm lấy lại cơ năng khớp 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
54 TCNCYH 121 (5) - 2019
gối.
V. KẾT LUẬN
Sụn chêm hình đĩa là bệnh lý bẩm sinh 
hiếm gặp của sụn chêm. Triệu chứng ban đầu 
của bệnh rất đa dạng tuỳ thuộc vị trí, thể bệnh, 
mức độ rách và mất vững của sụn chêm cũng 
như tổn thương dây chằng kèm theo. Tất cả 
các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được 
cắt tạo hình sụn chêm dù có rách hay không 
rách. Chúng tôi không có trường hợp nào cắt 
bỏ toàn bộ sụn chêm vì sẽ làm thay đổi phân 
phối lực khớp gối. 
Sau thời gian theo dõi trung bình 20 tháng 
kết quả cho thấy có 98% bệnh nhân đạt kết 
quả tốt và rất tốt. Điều này cho thấy hiệu quả 
của phẫu thuật tạo hình sụn chêm trong bệnh 
lý sụn chêm hình đĩa là khá cao, giúp cải thiện 
tốt chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau 
mổ.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn 
ban lãnh đạo bệnh viện Việt Đức, tập thể viện 
chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức, 
bộ môn ngoại đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện 
giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Young R.B. (1889). The external 
semilunar cartilage as a complete disc. 
Memoirs and memoranda in anatomy.(1), 179.
2. Watson-Jones R. (1930). Specimen 
of internal semilunar cartilage as a complete 
disc. Proc R Soc Med, (23), 588.
3. Cave E.F., Staples O.S. (1941). 
Congenital discoid meniscus of cause of 
internal derangement of the knee. Am J Surg, 
(54), 371 - 376.
4. Christopher R.G., Daniel G., 
Matthew H.G. (2007). Arthroscopic Treatment 
of Symptomatic Discoid Meniscus in Children: 
Classification, Technique, and Results 
. Arthroscopy The Journal of Arthroscopic and 
Related Surgery, 23(2), 157 - 163.
5. Lee Ch. , Song I., Jang S. (2013). 
Results of Arthroscopic Partial Meniscectomy 
for Lateral Discoid Meniscus Tears Associated 
with New Technique. Knee surgery related res, 
25(1), 30 - 35. 
6. Chung J. Y., Roh J., Kim H. J., Kim 
J. J., Min B. H. (2015). Bilateral Occurrence 
and Morphologic Analysis of Complete Discoid 
Lateral Meniscus. Yonsei Med J, 56(3), 753 - 
759. 
7. Watanabe M., Takeda S., Ikeuchi H. 
(1979). Atlas of arthroscopy. 3rd edition Tokyo: 
Igaku-Shoin, 75 – 130.
8. Klingele KE, Kocher MS, Hresko 
M.T. , Gerbino P., Micheli L.J. (2004). Discoid 
lateral meniscus: prevalence of peripheral rim 
instability. J Pediatr Orthop, (24), 79 – 82.
9. Patel N.M., Cody S.R., Ganley T.J. 
(2012). Symptomatic bilateral discoid menisci 
in children: a comparison with unilaterally 
symptomatic patients. J Pediatr Orthop, 32(1), 
5 - 8.
10. Hong Cao, Ying Zhang, Wei Qian, 
Xin-Hua Chen (2012). Short-term clinical 
outcomes of 42 cases of arthroscopic 
meniscectomy for discoid lateral meniscus 
tears. experimental and therapeutic medecine 
4, 807 - 810.
11. Jonathan D.H, Tyler J.U, David D. 
(2015). Long-Term Follow-Up of Arthroscopic 
Treatment of Discoid Lateral Meniscus in 
Children. Orthop J Sports Med, 3(7), 301-309
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
55TCNCYH 121 (5) - 2019
Summary
THE RESULT OF ARTHROSCOPIC TREATMENT 
FOR DISCOID MENISCUS
Discoid meniscus is a congenital abnormality in the formatin of meniscus. This disease is common 
in children and adolescents, often as lateral discoid meniscus. This study evaluated the outcome of 
arthroscopic meniscectomy for treatment discoid meniscus in patients at Viet Duc hospital from 2011 
to 2016. The average age of the patients was 22. The ratio female : male was 0.28 : 1. Fifty-eight percent 
of patients presented with knee pain. All of the patients were diagnosed with lateral discoid meniscus. 
Thirty-four patients had the lesion accompanying, which 27 patients had a single lesion while 7 patients 
had lesions with ligament rupture. The average hospital stay was 4.8 days. The Lysholm scores at 
the time of the study were as follows: 56% excellent, 42% good, 2% fair, no patients poor result.
Keywords: discoid meniscus, congenital disease, arthroscopic meniscectomie

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_cua_sun_chem_hinh_dia_va_ket.pdf