Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương cột sống ngực - Thắt lưng đa tầng tại bệnh viện Đà Nẵng

Đối tƣợng nghiên cứu.

Tất cả bệnh nhân (BN) chấn thương

cột sống ngực - thắt lưng đa tầng tại

Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 3 - 2014 đến

5 - 2018.

* Tiêu chuẩn chọn BN:

- BN được chẩn đoán xác định là gãy

cột sống ngực - thắt lưng đa tầng từ T1 -

L5, gãy không vững, nguyên nhân do

chấn thương.

- Trong nghiên cứu này, đốt gãy bao

gồm những tổn thương đa tầng ít nhất là

gãy tại hai thân đốt sống. Trong đó có ít

nhất một thân đốt sống mất vững.

- Đủ phim chụp X quang quy ước

thẳng và nghiêng.

- Tất cả BN đều được chụp cắt lớp vi

tính (CLVT).

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những trường hợp gãy cột sống

ngực - thắt lưng do bệnh lý như u xương,

lao xương.

- Có các bệnh lý kèm theo ở tuỷ như

trượt đốt sống, u tuỷ.

- BN có di chứng tại não hoặc bệnh lý

thực thể tại não (viêm não, áp xe não, u

não), di chứng tại tuỷ (bại liệt) hoặc bị liệt

các dây thần kinh ngoại biên ở chi dưới

do bệnh lý.

pdf 7 trang kimcuc 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương cột sống ngực - Thắt lưng đa tầng tại bệnh viện Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương cột sống ngực - Thắt lưng đa tầng tại bệnh viện Đà Nẵng

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương cột sống ngực - Thắt lưng đa tầng tại bệnh viện Đà Nẵng
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 48 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CHẤN THƢƠNG 
CỘT SỐNG NGỰC - THẮT LƢNG ĐA TẦNG 
TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG 
 Lê Hữu Trì1; Vũ Văn Hòe2 
Võ Văn Nho3; Nguyễn Văn Hưng2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương cột sống thắt lưng đa tầng. 
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 53 bệnh nhân 
tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 3 - 2014 đến 5 - 2018. Kết quả và kết luận: tỷ lệ nam/nữ: 4,88/1. 
Tuổi trung bình 37. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt (39,62%). 
Vị trí thường gặp là đốt L1: 24,8%. Vỡ đốt sống chiếm nhiều nhất (71,69%), gãy trật 17%. Chụp 
cắt lớp vi tính đánh giá kết quả tốt trong vỡ đốt sống. 
* Từ khóa: Chấn thương cột sống ngực - thắt lưng đa tầng; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. 
Clinical and Paraclinical Characteristics, Radiologic Imaging and 
Computed Tomography in the Injury of Multiple Thoraco - Lumbar Spine 
in Danang Hospital 
Summary 
Objectives: To study clinicalparaclinical and characteristics, radiologic imaging, computerized 
tomography in multiple thoracic - lumbar spine fractures. Subjects and methods: Cross-sectional, 
descriptive retrospective and prospective study on 53 patients in Danang Hospital from March 
2014 to May 2018. Results and conclusions: Male/female ratio: 4.88/1, mean age: 37 years old. 
Common causes: working accident (39.62%) and fall from the height (39.62%). The most 
common lesion was L1 (24.8%). Spine fractures accounted for 71.69%, dislocated spine fractures 
occupied 17%. Computerized tomography can assess spinal fracture better than X-ray. 
* Keywords: Multiple thoraco - lumbar spine fractures; Clinical and paraclinical features. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Cơ chế chấn thương cột sống ngực - 
thắt lưng đa tầng do chấn thương nặng 
như ngã cao hay tai nạn giao thông nghiêm 
trọng, do lực tác động rất mạnh và gây 
tổn thương thứ phát từ nhẹ như đau tại 
chỗ, mất vững và/hoặc biến dạng, có thể 
xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú, 
liệt, thậm chí tử vong [4, 5]. 
1. Bệnh viện Đà Nẵng 
2. Bệnh viện Quân y 103 
3. Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế TP.HCM 
Người phản hồi (Corresponding): Lê Hữu Trì (drtrilh@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 08/01/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/03/2019 
 Ngày bài báo được đăng: 17/04/2019 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 49 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 
nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng của BN chấn thương cột sống ngực 
- thắt lưng đa tầng tại Bệnh viện Đà Nẵng 
từ tháng 3 - 2014 đến 5 - 2018. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
Tất cả bệnh nhân (BN) chấn thương 
cột sống ngực - thắt lưng đa tầng tại 
Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 3 - 2014 đến 
5 - 2018. 
* Tiêu chuẩn chọn BN: 
- BN được chẩn đoán xác định là gãy 
cột sống ngực - thắt lưng đa tầng từ T1 - 
L5, gãy không vững, nguyên nhân do 
chấn thương. 
- Trong nghiên cứu này, đốt gãy bao 
gồm những tổn thương đa tầng ít nhất là 
gãy tại hai thân đốt sống. Trong đó có ít 
nhất một thân đốt sống mất vững. 
- Đủ phim chụp X quang quy ước 
thẳng và nghiêng. 
- Tất cả BN đều được chụp cắt lớp vi 
tính (CLVT). 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Những trường hợp gãy cột sống 
ngực - thắt lưng do bệnh lý như u xương, 
lao xương. 
- Có các bệnh lý kèm theo ở tuỷ như 
trượt đốt sống, u tuỷ. 
- BN có di chứng tại não hoặc bệnh lý 
thực thể tại não (viêm não, áp xe não, u 
não), di chứng tại tuỷ (bại liệt) hoặc bị liệt 
các dây thần kinh ngoại biên ở chi dưới 
do bệnh lý. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang, 
hồi cứu và tiến cứu. Xử lý số liệu theo 
thuật toán thống kê y học và sử dụng 
phần mềm MedCalc 12. 
* Các chỉ tiêu nghiên cứu: 
- Chỉ tiêu chung: 
+ Tuổi, giới tính, nguyên nhân tai nạn, 
thời điểm bị tai nạn, ngày vào viện, ngày 
ra viện. 
+ Mã lưu trữ bệnh án, địa chỉ liên lạc. 
 - Chỉ tiêu nghiên cứu lâm sàng: khai 
thác BN, khám và phát hiện: 
+ Rối loạn cảm giác: vị trí, mức độ. 
+ Rối loạn vận động: vị trí, tính chất, 
điểm cơ lực, mức Frankel. 
- Chỉ tiêu nghiên cứu qua hình ảnh 
chụp X quang và CLVT: 
+ Vị trí đốt sống gãy. 
+ Số lượng đốt sống gãy ≥ 2, các đốt 
gãy liền kề hoặc không liền kề. 
+ Trật đốt sống: vị trí, mức độ, hình 
thái trật. 
+ Góc gù thân đốt, chiều cao thân đốt 
sống vỡ: đo bằng phần mềm AutoCAD 
2017. 
+ Gãy cung sống, các mỏm sống. 
+ Mảnh xương vỡ đè ép vào ống sống: 
mức độ đè ép, đo đường kính trước sau 
ống sống. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 50 
* Tiến hành nghiên cứu: khám lâm sàng. 
* Tình trạng tổn thương thần kinh phân loại theo Frankel: 
Bảng 1: Thang điểm mức độ liệt của Frankel [6]. 
Frankel Mức độ liệt Chức năng 
A Liệt hoàn toàn Mất hoàn toàn vận động và cảm giác dưới chỗ tổn thương, thương tổn 
B Không hoàn toàn Cảm giác còn nhưng mất hoàn toàn vận động ở dưới mức tổn thương 
C 
Không hoàn toàn Cảm giác còn, vận động còn ở dưới vùng tổn thương nhưng các cơ 
hữu dụng đạt 2/5 
D 
Không hoàn toàn Cảm giác còn, vận động còn ở dưới vùng tổn thương nhưng các cơ 
hữu dụng đạt 3/5 đến 4/5 
E Bình thường Vận động và cảm giác bình thường 
- Cận lâm sàng: 
+ Chụp X quang quy ước: 
. Chỉ định: tất cả BN đều được chụp X 
quang quy ước khi đến viện và chụp tư 
thế thẳng và nghiêng. 
. Các chỉ số đánh giá trên X quang: 
Chiều cao thành trước, thành sau và 
thân đốt sống, các hình thái trật khớp, 
gãy mỏm khớp, đường gãy ở cung sau, 
mỏm ngang, đường vỡ của thân xương 
và phân loại gãy theo Dennis: lún đốt 
sống, vỡ đốt sống, gãy seat-belt và gãy - 
trật đốt sống. 
BN được đo chiều cao thân đốt sống 
xẹp, góc gù thân đốt bằng phần mềm 
Auto CAD 2017. 
+ Chụp CLVT: 
. Chỉ định: tất cả BN chấn thương cột 
sống ngực thắt lưng đều được chụp 
CLVT. 
. Cách đánh giá phim chụp CLVT: 
Trên cửa sổ phần mềm cần đánh giá: 
các cơ cạnh sống và khối máu tụ cạnh 
sống, thay đổi tỷ trọng vùng tuỷ sống và 
khoang ngoài màng cứng. 
Trên cửa sổ xương cần đánh giá: 
hình dạng, đường gãy thân đốt sống, 
cuống sống, mỏm gai và mỏm ngang và 
các mảnh xương gãy di lệch vào trong 
ống tuỷ. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm chung. 
Qua nghiên cứu 53 BN gãy cột sống 
ngực thắt lưng đa tầng cho thấy, nhóm 
tuổi tập trung nhiều nhất từ 20 - 49 
(81,12%). Trong đó, nhóm tuổi hay gặp 
nhất từ 20 - 29 tuổi (19 BN = 35,84%). 
Tuổi nhỏ nhất 16, lớn nhất 81 tuổi. Tuổi 
trung bình 37,47 ± 13,47. Tỷ lệ nam/nữ: 
4,88/1. Không có sự khác biệt về độ tuổi 
giữa 2 nhóm BN nam và nữ (χ2 = 2,475, p 
> 0,05). Các tác giả như Võ Xuân Sơn 
(1998), Nguyễn Văn Thạch (2011) cũng 
cho kết quả tương tự [1, 2]. Nghiên cứu 
của Tearse D.S (1987) [7]: tỷ lệ nam/nữ: 
5,5/1; tuổi trung bình 28,7 (18 - 70). Các 
tác giả khác như Rehman R.U (2011) [8], 
Dickson J.H (1978) [9], Calenoff L (1978) 
[4] cũng cho kết quả tương tự. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 51 
Chấn thương do tai nạn lao động như 
ngã giàn và tai nạn sinh hoạt như ngã 
cầu thang, ngã cao đều chiếm tỷ lệ cao 
nhất (21 BN = 39,62%); tai nạn giao 
thông 20,76%. Đa số BN được sơ cứu 
nằm trên cáng cứng ngay từ đầu (94,33%). 
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, 
tai nạn thường xảy ra ở nam giới là lực 
lượng lao động chính của gia đình và xã 
hội [7]. Ở Việt Nam, đàn ông là nguồn lao 
động chính trong gia đình và hoạt động 
nhiều hơn phụ nữ, đây là độ tuổi đang lao 
động tích cực, phần lớn làm công việc 
nặng nhọc, nguy cơ tai nạn trong quá 
trình thực hiện công việc rất cao. 
2. Đặc điểm lâm sàng trƣớc phẫu 
thuật. 
* Rối loạn cảm giác: 
Khi nhập viện, 37 BN (69,81%) có cảm 
giác hai chi dưới bình thường. 16 BN 
(30,19%) có rối loạn cảm giác, trong đó 
11 BN (20,75%) mất hoàn toàn cảm giác 
hai chân. Giảm cảm giác: 5 BN (9,44%). 
Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên 
cứu của Võ Xuân Sơn (1998): rối loạn 
cảm giác chiếm tỷ lệ 82,7% [1]. Nguyễn 
Văn Thạch (2011) gặp 35/38 BN (96,1%) 
mất cảm giác hoàn toàn; 3/38 BN (3,9%) 
giảm cảm giác [2]. Theo chúng tôi, do các 
tác giả này chỉ nghiên cứu trên BN có tổn 
thương thần kinh. 
 * Rối loạn vận động: điểm sức cơ 
đánh giá theo ASIA. 
11 BN (20,75%) liệt hoàn toàn 2 chi 
dưới. 30 BN (56,62%) sức cơ bình 
thường. Sức cơ 1/5 chiếm 3,77%; sức cơ 
2/5 chiếm 11,32%; sức cơ 3/5 chiếm 
1,88%; sức cơ 4/5 chiếm 5,66% (p < 
0,05, χ2 = 68,245). Võ Xuân Sơn và CS 
(1998) gặp 115/150 BN (76,7%) liệt hoàn 
toàn hai chi dưới do tác giả chỉ nghiên 
cứu trên BN có tổn thương tủy [1]. 
* Đánh giá mức độ tổn thương cảm 
giác và vận động theo Frankel [6]: 
Mức độ tổn thương thần kinh theo 
Frankel: BN có vận động và cảm giác 
bình thường Frankel E chiếm tỷ lệ cao 
nhất (30 BN = 56,63%). Tiếp theo là liệt 
hoàn toàn Frankel A (10 BN = 18,86%). 
2 BN (3,77%) Frankel B, 7 BN (13,2%) 
Frankel C và 4 BN (7,54%) Frankel D 
(p < 0,005, χ2 = 47,849). 
Tỷ lệ liệt khác nhau tùy theo từng tác 
giả nghiên cứu trên các đối tượng khác 
nhau. 
Nghiên cứu của Dickson J.H và CS 
(1978) thấy 95% BN bị chấn thương cột 
sống có tỷ lệ tổn thương thần kinh không 
hoàn toàn 63,1%. Trong đó, Frankel B 
chiếm 16,9%; Frankel C chiếm 25,8%; 
Frankel D chiếm 10,1% [9]. 
Điều này khác với nghiên cứu của 
chúng tôi do một số tác giả chỉ nghiên 
cứu phần chấn thương thắt lưng thấp nên 
tổn thương giải phẫu thần kinh trong chấn 
thương cột sống thắt lưng khác với 
những đoạn cột sống còn lại, ngoài ra 
một số tác giả chỉ nghiên cứu BN có và 
không có tổn thương thần kinh... còn 
chúng tôi nghiên cứu tất cả trường hợp 
chấn thương cột sống đoạn ngực và thắt 
lưng, nhưng tổn thương ít nhất hai thân 
đốt sống nên tình trạng liệt sẽ khác với 
những tác giả khác. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 52 
3. Đặc điểm cận lâm sàng của chấn 
thƣơng cột sống đa tầng. 
Nghiên cứu của chúng tôi trên X quang 
phát hiện 100 đốt gãy/53 BN. X quang 
phát hiện 2 đốt gãy chiếm tỷ lệ cao nhất 
(35/53 BN = 66,03%), tiếp theo là 1 đốt 
gãy (13/53 BN = 24,52%). Trong đó, phát 
hiện 1 trường hợp gãy 5 đốt (1,91%). Tuy 
nhiên, X quang quy ước không đánh giá 
được vỡ kín đáo thân sống tổn thương 
thành sau, mức độ hẹp ống sống do 
mảnh xương chèn ép vào ống tủy, tổn 
thương cuống sống, gãy cung sau, máu 
tụ ngoài màng tủy. 
Số đốt tổn thương phát hiện trên cắt 
lớp vi tính 118 đốt gãy (53 trường hợp). 
Nguyễn Quốc Bảo (2012) báo cáo 72 
đốt sống vỡ/58 BN [3]. 
Calenoff L và CS (1978) nghiên cứu 
trên 30 BN, thấy 24 BN (80%) gãy 2 tầng, 
6 BN (20%) gãy ≥ 3 tầng [1]. 
Bảng 2: So sánh kết quả chụp X quang quy ước và CLVT. 
Số đốt gãy 
phát hiện 
trên CLVT 
Số đốt gãy phát hiện trên X quang 
Tổng 
p < 0,0001 
χ
2
 = 82,171 
1 đốt 2 đốt 3 đốt 5 đốt 
2 đốt 11 33 0 0 44 (83,01%) 
3 đốt 2 2 3 0 7 (13,23%) 
4 đốt 0 0 1 0 1 (1,88%) 
5 đốt 0 0 0 1 1 (1,88%) 
Tổng 13 
(24,52%) 
35 
(66,07%) 
4 
(7,53%) 
1 
(1,88%) 
53 (100%) 
Trong khi trên X quang phát hiện chỉ 
1 đốt gãy, trên CLVT đều phát hiện hơn 
1 đốt gãy. Điều này cho thấy CLVT phát 
hiện những tổn thương mà trên X quang 
bỏ sót. Như vậy, chụp phim X quang còn 
nhiều hạn chế trong đánh giá tổn thương 
cuống sống, lá sống, mỏm gai và các 
đường kính vỡ kín đáo. Do đó, phải kết 
hợp các phương pháp chẩn đoán hình 
ảnh khác như CLVT để chẩn đoán chính 
xác hơn. 
36 BN có các đốt gãy liền kề nhau 
chiếm tỷ lệ cao (67,93%). Gãy các đốt 
không liền kề nhau có 17 BN (32,07%). 
* Liên quan giữa tổn thương đốt sống 
và liệt: 
Vị trí đốt L1 tổn thương chính chiếm 
cao nhất (13 trường hợp = 24,8%). Trong 
đó, liệt tại vị trí này 8/13 BN (61,53%) với 
mức độ khác nhau. Tổn thương ở D12: 8 
BN (15,04%), trong đó liệt 4/8 BN (50%). 
Tổn thương ở L2: 7 BN (13,16%), trong 
đó liệt 3/7 BN (43,85%). Tổn thương phát 
hiện trên CLVT: D12-L1, D12-L3, D5 D6, D6, 
D7 đều phát hiện 1 BN (1,88%). 
Mảnh xương gây hẹp ống sống < 50% 
gặp 26 BN (49,05%). 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 53 
4. Mối liên quan phân độ gãy theo Denis và độ liệt theo Frankel. 
Bảng 3: Liên quan giữa phân loại gãy cột sống Denis và mức độ liệt Frankel. 
Denis 
Frankel 
Tổng 
p = 0,0319 
χ
2
 = 22,536 
A B C D E 
Xẹp hình chêm 0 0 0 0 4 4 (7,54%) 
Vỡ thân đốt 4 2 5 4 23 38 (71,69%) 
Cúi - căng 0 0 0 0 2 2 (3,77%) 
Gãy trật 6 0 2 0 1 9 (17,00%) 
Tổng 10 
(18,86%) 
2 
(3,77%) 
7 
(13,20%) 
4 
(7,54%) 
30 
(56,63%) 
53 (100%) 
Liệt do gãy trật chiếm tỷ lệ cao nhất 
(8/9 BN = 88,88%), khác biệt có ý nghĩa 
thông kê (p = 0,0319), χ2 = 22,536. Nhóm 
vỡ thân sống có dấu hiệu thần kinh gặp ở 
15/38 BN (39,47%). 
Nghiên cứu của chúng tôi, vỡ thân đốt 
hay gặp nhất (71,69%), tương tự Nguyễn 
Quốc Bảo (2012) (55,17%) [3]. 
McAfee P.C (1985): tổn thương vỡ 
thân đốt sống là loại tổn thương hay gặp 
nhất (32/48 BN = 60%) [10]. 
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả 
như một số tác giả trong nước, nhưng 
khác với tác giả nước ngoài: kiểu gãy cúi 
căng (seat-belt) là tổn thương gãy toác từ 
sau ra trước ở những BN đi xe ô tô có đai 
an toàn với tốc độ cao. Ở nước ta chủ 
yếu do tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt 
ngã cao và phương tiện giao thông đi ô tô 
chưa nhiều, mọi người chưa có thói quen 
thắt dây an toàn nên kiểu gãy cột sống do 
chấn thương khác so nước ngoài. 
Nguyễn Văn Thạch (2007) gặp vỡ thân 
đốt chiếm tỷ lệ cao nhất (114/146 trường 
hợp = 78,1%). Tổn thương Frankel B và 
C ở nhóm lún đốt sống 7/21 BN, vỡ đốt 
sống 64/114 BN (56%) và trật đốt sống 
7/11 BN [2]. 
McAfee và CS (1985) nghiên cứu 48 
BN chấn thương cột sống ngực - thắt 
lưng liệt không hoàn toàn với 2/48 BN 
(4,1%) lún đốt sống, 32/48 BN (60%) vỡ 
thân sống, 10/48 BN (20,8%) gãy trật. 
Không có trường hợp nào gãy cúi căng 
(seat-belt) [10]. 
Tổn thương thần kinh gặp nhiều hơn ở 
trật và vỡ thân đốt sống, điều này hợp lý 
vì tổn thương giải phẫu gặp ở nhóm vỡ 
đốt sống và gãy trật nặng hơn ở hai 
nhóm kia. 
Điều này cho thấy mức độ vỡ thân 
sống không cao hơn mức độ bị hẹp do 
các nguyên nhân khác như vỡ cung sau, 
máu tụ, mảnh xương chèn nên tình trạng 
tổn thương thần kinh rất nặng. 
Đánh giá tổn thương thần kinh, trong 
chẩn đoán hình ảnh chỉ xác định trên 
phim cộng hưởng từ. Trong nghiên cứu 
này, BN không được chụp cộng hưởng từ 
trước phẫu thuật, đây cũng chính là hạn 
chế của đề tài. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 54 
KẾT LUẬN 
- Bệnh nhân có vận động và cảm giác 
bình thường (Frankel E) chiếm 56,63%. 
Liệt hoàn toàn (Frankel A) chiếm 18,86%. 
- Trên X quang phát hiện 1,88 đốt 
gãy/BN. CLVT phát hiện 2,22 đốt gãy/BN. 
Chụp CLVT là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán 
gãy cột sống đa tầng. 
- Tổn thương vỡ thân đốt sống là loại 
gãy gặp nhiều nhất (71,69%). Tiếp theo là 
gãy trật (17%). Gãy cúi căng (seat-belt) 
chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,77%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Võ Xuân Sơn, Nguyễn Phong, Nguyễn 
Đình Tùng và CS. Áp dụng phương pháp Roy 
- Camille trong mổ chấn thương cột sống lưng 
- thắt lưng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 6 - 1994 
đến 6 - 1996. Tạp chí Y học Việt Nam. 1998, 
6, 7, 8 (225), tr.72-81. 
2. Nguyễn Văn Thạch, Hoàng Minh Hằng. 
Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn thương bản 
lề ngực - thắt lưng tại Khoa Phẫu thuật Cột 
sống, Bệnh viện Việt Đức từ 1 - 2010 đến 4 - 
2010. Tạp chí Nghiên cứu Y học. Phụ trương. 
2011, 74 (3), tr.217-221. 
3. Nguyễn Quốc Bảo. Nghiên cứu đặc 
điểm lâm sàng, tổn thương giải phẫu, kết quả 
phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống điều trị 
chấn thương cột sống thắt lưng thấp không 
vững. Luận văn Chuyên khoa Cấp II. Học viện 
Quân y. 2012. 
4. Calenoff L, Chessare J.W, Rogers L.F et 
al. Multiple level spinal injuries: Importance of 
early recognition. Am J Roentgenol. 1978, 
130, pp.665-669. 
5. Kewalramani L.S, Taylor R.G. Multiple 
non-contiguous injuries to the spine. Acta 
Orthop. 1976, 47, pp.52-58. 
6. Frankel H.L, Hancock D.O, Hyslop G et al. 
The value of postural reduction in the initial 
management of closed injuries of the spine 
with paraplegia and tetraplegia. Paraplegia. 
1969, pp.179-192. 
7. Tearse D.S, Keene J.S, Drummond D.S. 
Management of non-contiguous vertebral 
fracture. International Medical Society of 
Paraplegia. Paraplegia 2S. 1987, pp.100-105. 
8. Rehman R.U, Azmatullah, Azam F et al. 
Treatment of traumatic unstable thoracolumbar 
junction fractures with transpedicular screw 
fixation. J Pak Med Assoc. 2011, 61 (10), 
pp.1005-1008. 
9. Dickson R.A. Spinal injuries: Early 
surgical treatment. Paraplegia. 1992, 30, 
pp.43-45. 
10. McAfee P.C, Bohlman H.H, Yuan H.A. 
Anterior decompression of traumatic thoracolumbar 
fracture with incomplete neurological deficit 
using a retroperitoneal approach. The Journal 
of Bone and Joint Surgery. 1985, 67-A (1), 
pp.89-104. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_chan_thuong_cot_song_nguc_tha.pdf