Đặc điểm hình ảnh và giá trị bổ sung của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa cấp là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất trong đau bụng cấp,

thường phải điều trị phẫu thuật. Vấn đề làm thế nào để chẩn đoán sớm và chính xác viêm ruột thừa cấp

cần được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị bổ sung của cắt

lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 121 bệnh nhân

đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế nghi ngờ viêm ruột thừa cấp trong thời gian từ tháng

4/2016 đến tháng 7/2017. Tiến hành siêu âm, CLVT bụng được chỉ định bổ sung sau siêu âm trong trường

hợp kết quả siêu âm không khẳng định được có viêm ruột thừa cấp hay không hoặc kết quả siêu âm không

phù hợp với biểu hiện lâm sàng. Đối chiếu kết quả siêu âm, cắt lớp vi tính với kết quả phẫu thuật, điều trị.

Kết quả: 39,7% trường hợp trong tổng số 121 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ viêm ruột thừa

cấp được chỉ định bổ sung cắt lớp vi tính (CLVT) sau siêu âm. CLVT phát hiện được 19 bệnh lý khác gây đau

bụng cấp. Các dấu hiệu trực tiếp của viêm ruột thừa cấp trên CLVT có độ nhạy cao là đường kính ruột thừa

>6mm (93,8%), thành ruột thừa phù nề (87,5%) và ngấm thuốc cản quang (90,6%); các dấu hiệu có độ đặc

hiệu cao là bề dày tối đa của lớp dịch trong lòng ruột thừa >2,6mm (100%), thành ruột thừa ngấm thuốc

cản quang (87,5%) và sỏi phân ruột thừa (87,5%). Trong các dấu hiệu gián tiếp của viêm ruột thừa cấp trên

CLVT, dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao là phản ứng viêm mô mỡ xung quanh ruột thừa (90,6% và

100%). Phương pháp chẩn đoán viêm ruột thừa cấp dựa vào cắt lớp vi tính có độ nhạy 90,6%, độ đặc hiệu

100,0%, độ chính xác 93,8%. Áp dụng phương pháp siêu âm và cắt lớp vi tính bổ sung trong một số trường

hợp để chẩn đoán viêm ruột thừa cấp có độ nhạy 97,1%, độ đặc hiệu 94,1%, độ chính xác 96,7%. Kết luận:

Các dấu hiệu của VRTC trên CLVT có độ nhạy cao gồm đường kính ruột thừa >6mm, phản ứng viêm mô mỡ

xung quanh ruột thừa, thành ruột thừa phù nề và ngấm thuốc cản quang. Các dấu hiệu của VRTC trên CLVT

có độ đặc hiệu cao là phản ứng viêm mô mỡ xung quanh ruột thừa, bề dày tối đa của lớp dịch trong lòng

ruột thừa >2,6mm, thành ruột thừa ngấm thuốc cản quang và sỏi phân ruột thừa. Áp dụng phương pháp

siêu âm và cắt lớp vi tính bổ sung trong một số trường hợp để chẩn đoán viêm ruột thừa cấp có độ nhạy,

độ đặc hiệu và độ chính xác cao.

pdf 8 trang kimcuc 7380
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm hình ảnh và giá trị bổ sung của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm hình ảnh và giá trị bổ sung của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

Đặc điểm hình ảnh và giá trị bổ sung của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
174
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIá TRỊ BỔ SUNG CủA CẮT LỚP VI TÍNH
 TRONG CHẨN ĐOáN VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Hoàng Thị Phương Thảo, Lê Trọng Khoan
Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
Tóm tắt 
Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa cấp là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất trong đau bụng cấp, 
thường phải điều trị phẫu thuật. Vấn đề làm thế nào để chẩn đoán sớm và chính xác viêm ruột thừa cấp 
cần được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị bổ sung của cắt 
lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 121 bệnh nhân 
đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế nghi ngờ viêm ruột thừa cấp trong thời gian từ tháng 
4/2016 đến tháng 7/2017. Tiến hành siêu âm, CLVT bụng được chỉ định bổ sung sau siêu âm trong trường 
hợp kết quả siêu âm không khẳng định được có viêm ruột thừa cấp hay không hoặc kết quả siêu âm không 
phù hợp với biểu hiện lâm sàng. Đối chiếu kết quả siêu âm, cắt lớp vi tính với kết quả phẫu thuật, điều trị. 
Kết quả: 39,7% trường hợp trong tổng số 121 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ viêm ruột thừa 
cấp được chỉ định bổ sung cắt lớp vi tính (CLVT) sau siêu âm. CLVT phát hiện được 19 bệnh lý khác gây đau 
bụng cấp. Các dấu hiệu trực tiếp của viêm ruột thừa cấp trên CLVT có độ nhạy cao là đường kính ruột thừa 
>6mm (93,8%), thành ruột thừa phù nề (87,5%) và ngấm thuốc cản quang (90,6%); các dấu hiệu có độ đặc 
hiệu cao là bề dày tối đa của lớp dịch trong lòng ruột thừa >2,6mm (100%), thành ruột thừa ngấm thuốc 
cản quang (87,5%) và sỏi phân ruột thừa (87,5%). Trong các dấu hiệu gián tiếp của viêm ruột thừa cấp trên 
CLVT, dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao là phản ứng viêm mô mỡ xung quanh ruột thừa (90,6% và 
100%). Phương pháp chẩn đoán viêm ruột thừa cấp dựa vào cắt lớp vi tính có độ nhạy 90,6%, độ đặc hiệu 
100,0%, độ chính xác 93,8%. Áp dụng phương pháp siêu âm và cắt lớp vi tính bổ sung trong một số trường 
hợp để chẩn đoán viêm ruột thừa cấp có độ nhạy 97,1%, độ đặc hiệu 94,1%, độ chính xác 96,7%. Kết luận: 
Các dấu hiệu của VRTC trên CLVT có độ nhạy cao gồm đường kính ruột thừa >6mm, phản ứng viêm mô mỡ 
xung quanh ruột thừa, thành ruột thừa phù nề và ngấm thuốc cản quang. Các dấu hiệu của VRTC trên CLVT 
có độ đặc hiệu cao là phản ứng viêm mô mỡ xung quanh ruột thừa, bề dày tối đa của lớp dịch trong lòng 
ruột thừa >2,6mm, thành ruột thừa ngấm thuốc cản quang và sỏi phân ruột thừa. Áp dụng phương pháp 
siêu âm và cắt lớp vi tính bổ sung trong một số trường hợp để chẩn đoán viêm ruột thừa cấp có độ nhạy, 
độ đặc hiệu và độ chính xác cao. 
Từ khóa: Viêm ruột thừa cấp, cắt lớp vi tính bổ sung. 
Abstract
IMAGE FINDINGS AND THE ADDED VALUE OF CT SCAN 
IN THE DIAGNOSIS OF ACUTE APPENDICITIS
Hoang Thi Phuong Thao, Le Trong khoan
Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University
Background: Appendicitis is one of the most common causes of acute abdominal pain, requiring surgical 
treatment. The problem of how to make an early and accurate diagnosis of acute appendicitis should be 
prioritized. Aims: To describe the image findings and evaluate the added value of CT scan in the diagnosis 
of acute appendicitis. Materials and Method: 121 patients were admitted to Hue University Hospital with 
suspicion of having acute appendicitis from April 2016 to July 2017. There would be a complementary CT 
scan if the ultrasonography result was inconclusive or irrelevant to clinical manifestations. The results of 
ultrasonography and CT scan were then correlated with surgical findings and treatment. Results: 39.7% of 
121 patients with suspicion of acute appendicitis needed a complementary CT scan after ultrasonography 
had been performed. CT scan also detected 19 alternative diagnoses that caused acute abdominal pain. 
The direct signs of acute appendicitis on CT scan with high sensitivity were enlarged appendix with over 
6mm in diameter (93.8%), appendiceal wall thickening (87.5%), appendiceal wall enhancement (90.6%); 
the signs with high specificity were maximum depth of intraluminal appendiceal fluid greater than 2,6mm 
(100%), appendiceal wall enhancement (87.5%) and appendicolith (87.5%). Among indirect signs of acute 
175
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
appendicitis on CT scan, the sign with the highest sensitivity and specificity was periappendiceal fat stranding 
(90.6% and 100% respectively). The sensitivity, specificity and accuracy of CT scan in diagnosis of acute 
appendicitis were 90.6%, 100% and 93.8% in that order. The sensitivity, specificity and accuracy of the 
diagnosis pathway using primary ultrasonography and complementary CT scan was 97.1%, 94.1% and 96.7%. 
Conclusion: The signs of acute appendicitis on CT scan with high sensitivity were enlarged appendix with over 
6mm in diameter, periappendiceal fat stranding, appendiceal wall thickening and enhancement. The signs 
of acute appendicitis on CT scan with high specificity were periappendiceal fat stranding, maximum depth 
of intraluminal appendiceal fluid greater than 2.6mm, appendiceal wall enhancement and appendicolith. 
The diagnosis pathway using primary ultrasonography and complementary CT scan yielded a high diagnostic 
sensitivity, specificity and accuracy for acute appendicitis. 
Key words: Acute appendicitis, complementary CT scan. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Viêm ruột thừa cấp (VRTC) là một trong những 
nguyên nhân hay gặp nhất trong đau bụng cấp, 
thường phải điều trị phẫu thuật. Bệnh có thể gặp 
ở cả hai giới, với mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, với 
nguy cơ mắc bệnh từ 7-9% trong suốt cuộc đời mỗi 
người [10]. Chẩn đoán viêm ruột thừa cấp thường 
không khó đối với các trường hợp điển hình. Tuy 
nhiên trong các trường hợp không điển hình với các 
biểu hiện lâm sàng đa dạng, việc chẩn đoán muộn, 
điều trị không kịp thời dẫn đến các biến chứng là 
khó tránh khỏi. 
Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh ra đời đã 
mở ra kỷ nguyên mới trong chẩn đoán viêm ruột 
thừa cấp. Với các ưu điểm bao gồm: có thể thực hiện 
nhanh chóng, không xâm nhập cùng với giá trị chẩn 
đoán cao, siêu âm đã trở thành xét nghiệm thường 
quy trong các trường hợp đau hố chậu phải nghi ngờ 
viêm ruột thừa cấp, đặc biệt đối với hai đối tượng trẻ 
em, phụ nữ có thai khi hoàn toàn không gây nhiễm 
xạ. Tuy nhiên, siêu âm cũng gặp không ít khó khăn 
trong các trường hợp người béo phì, bụng chướng 
nhiều hơi, ruột thừa nằm ở vị trí bất thường và phụ 
thuộc vào kinh nghiệm của người làm [2]. 
Việc ứng dụng cắt lớp vi tính (CLVT) vào chẩn 
đoán viêm ruột thừa cấp đã khắc phục được 
những nhược điểm trên của siêu âm, đồng thời 
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đánh giá rất tốt 
các biến chứng viêm ruột thừa cấp cũng như phát 
hiện các bệnh lý khác gây đau bụng cấp. Tuy nhiên 
trong thực tế tại nhiều bệnh viện ở nước ta, việc 
chỉ định cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột 
thừa cấp còn khá hạn chế, dẫn đến việc chậm trễ 
trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý này.
Xuất phát từ tính thời sự và cấp thiết của vấn đề, 
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu mô 
tả đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị bổ sung của 
cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp.
2. ĐốI TƯỢNG PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.2. Đối tượng nghiên cứu: 121 bệnh nhân 
đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược 
Huế nghi ngờ viêm ruột thừa cấp trong thời gian 
từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017. Tiến hành siêu 
âm, CLVT bụng được chỉ định bổ sung sau siêu âm 
trong trường hợp kết quả siêu âm không khẳng định 
được có viêm ruột thừa cấp hay không hoặc kết quả 
siêu âm không phù hợp với biểu hiện lâm sàng. Đối 
chiếu kết quả siêu âm, cắt lớp vi tính với kết quả 
phẫu thuật, điều trị.
Kỹ thuật chụp CLVT:
- Phương tiện: Máy CLVT Shimazu, thuốc cản 
quang tiêm tĩnh mạch non-ionic Ultravist 300 mgI/
ml và phần mềm vi tính eFilm dùng để xử lý, tái cấu 
trúc và lưu trữ hình ảnh.
- Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích tâm lý cho bệnh 
nhân. Yêu cầu bệnh nhân gỡ hết các vật dụng kim 
loại trên người. Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, hai 
tay giơ lên đặt bên đầu.
- Kỹ thuật tiến hành
Thông số bóng phát xạ: điện thế cố định 120 KV, 
cường độ đầu đèn thay đổi từ 100mA đến 150mA 
tùy theo trọng lượng bệnh nhân. 
Bệnh nhân lần lượt được chụp thì trước tiêm 
và thì tĩnh mạch cửa sau khi tiêm vào tĩnh mạch 
nền cánh tay khoảng 1-1,5ml/kg cân nặng thuốc 
cản quang non-ionic Ultravist 300 mgI/ml. Giới hạn 
quét từ vòm hoành đến khớp mu, cắt xoắn ốc với 
hướng cắt từ đầu đến chân. Bề dày lát cắt/ bước 
chuyển bàn là 3/3 mm đối với khu trú hố chậu phải 
và 7/7mm đối với toàn ổ bụng, Pitch = 1.
Xử lý hình ảnh và lưu trữ hình ảnh
2.3. Phương pháp xử lý số liệu: 
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán 
thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và 
Excel 2007.
176
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu 121 trường hợp có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ viêm ruột thừa cấp trong thời gian từ tháng 
4/2016 đến tháng 7/2017 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, chúng tôi ghi nhận kết quả theo sơ đồ 
sau:
3.1. Trường hợp cần chỉ định bổ sung CLVT
Bảng 3.1. Trường hợp cần chỉ định bổ sung CLVT
Cần chỉ định bổ sung 
CLVT bụng
n Tỷ lệ %
Có 48 39,7
Không 73 60,3
Tổng 121 100
Có 48 trường hợp trong tổng số 121 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng VRTC được chỉ định bổ sung CLVT 
bụng sau siêu âm, chiếm tỷ lệ 39,7%.
177
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Các bệnh lý gây đau bụng cấp không phải do VRTC được phát hiện trên CLVT
Bảng 3.2. Các bệnh lý gây đau bụng cấp khác được phát hiện trên CLVT
Các bệnh lý khác n Tỷ lệ %
Thủng tá tràng 1 5,3
Viêm túi thừa manh tràng, đại tràng 9 47,3
Viêm hồi manh tràng 4 21,0
Sỏi ống mật chủ 1 5,3
Tắc ruột 1 5,3
Viêm mạc nối 1 5,3
Áp xe túi thừa 2 10,5
Tổng 19 100,0
Trong các bệnh lý gây đau bụng cấp không phải do VRTC được phát hiện trên CLVT, tỷ lệ viêm túi thừa 
manh tràng, đại tràng chiếm cao nhất với 47,3%, tiếp đó là viêm hồi manh tràng (21,0%). Các bệnh lý còn lại 
chỉ có 1-2 bệnh nhân mắc phải, đạt tỷ lệ 5,3-10,5%. 
3.3. Các dấu hiệu trực tiếp của viêm ruột thừa cấp trên CLVT
Bảng 3.3. Các dấu hiệu trực tiếp của viêm ruột thừa cấp trên CLVT
Dấu hiệu Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) p 
Đường kính ruột thừa >6mm 93,8 56,2 <0,05
Thành ruột thừa phù nề 87,5 68,8 <0,05
Thành ruột thừa ngấm thuốc cản quang 90,6 87,5 <0,05
Bề dày tối đa của lớp dịch trong lòng ruột thừa 
>2,6mm
75,0 100,0 <0,05
Sỏi phân ruột thừa 21,9 87,5 >0,05
Các dấu hiệu trực tiếp của VRTC trên CLVT có độ 
nhạy cao là đường kính ruột thừa >6mm (93,8%), 
thành ruột thừa phù nề (87,5%) và ngấm thuốc cản 
quang (90,6%). Các dấu hiệu có độ đặc hiệu cao 
là bề dày tối đa của lớp dịch trong lòng ruột thừa 
>2,6mm (100%), thành ruột thừa ngấm thuốc cản 
quang (87,5%) và sỏi phân ruột thừa (87,5%). Chỉ 
có dấu hiệu sỏi phân ruột thừa không có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm VRTC và bệnh 
lý khác. 
178
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
 Hình ảnh ruột thừa lớn, trong lòng có sỏi phân Hình ảnh thâm nhiễm xung quanh ruột thừa
 (Nguồn: BN N.V.Tr. 19 tuổi) (Nguồn: BN L.T.T. 51 tuổi)
3.4. Các dấu hiệu gián tiếp của viêm ruột thừa cấp trên CLVT 
Bảng 3.4. Các dấu hiệu gián tiếp của viêm ruột thừa cấp trên CLVT
Dấu hiệu Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) p
Phản ứng viêm mô mỡ xung quanh 
ruột thừa
90,6 100 <0,05
Phù nề thành manh tràng khu trú gốc 
ruột thừa
65,6 62,5 >0,05
Hạch mạc treo phì đại 28,1 56,2 >0,05
Trong các dấu hiệu gián tiếp của VRTC trên CLVT, dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao là phản ứng viêm 
mô mỡ xung quanh ruột thừa (90,6% và 100%). Dấu hiệu hạch mạc treo phì đại có độ nhạy và độ đặc hiệu 
thấp nhất (28,1% và 56,2%). Chỉ có dấu hiệu phản ứng viêm mô mỡ xung quanh ruột thừa có sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê giữa nhóm VRTC và bệnh lý khác.
3.5. Giá trị của CLVT trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp 
Bảng 3.5. Giá trị của CLVT trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
 Chẩn đoán cuối cùng
 CLVT
VRTC (+) VRTC (-) Tổng
VRTC (+) 29 0 29
VRTC (-) 3 16 19
Tổng 32 16 48
Phương pháp chẩn đoán VRTC dựa vào CLVT có độ nhạy 90,6%, độ đặc hiệu 100,0%, giá trị dự đoán 
dương tính 100,0%, giá trị dự đoán âm tính 84,2%, độ chính xác 93,8%. 
179
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.6. Giá trị của siêu âm và CLVT bổ sung trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
Bảng 3.6. Giá trị của siêu âm và CLVT bổ sung trong chẩn đoán 
viêm ruột thừa cấp
 Chẩn đoán cuối cùng
Siêu âm
+ CLVT bổ sung
VRTC (+) VRTC (-) Tổng
VRTC (+) 101 1 102
VRTC (-) 3 16 19
Tổng 104 17 121
Phương pháp chẩn đoán VRTC dựa vào siêu âm 
và CLVT bổ sung trong một số trường hợp có độ nhạy 
97,1%, độ đặc hiệu 94,1%, giá trị dự đoán dương tính 
99,0%, giá trị dự đoán âm tính 84,2%, độ chính xác 
96,7%.
trường hợp BN N.T.M.Q (18 tuổi): Siêu âm không 
khảo sát được ruột thừa. CLVT bổ sung có hình ảnh 
VRTC với ruột thừa nằm ở vị trí cao dưới gầm gan. 
Kết quả phẫu thuật là viêm phúc mạc khu trú do 
viêm ruột thừa vỡ mủ quặt ngược sau manh tràng 
dưới gan. 
4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau tối đa hai lần 
siêu âm ở các thời điểm khác nhau, những trường 
hợp kết quả siêu âm không khẳng định được có 
viêm ruột thừa cấp hay không (bao gồm các trường 
hợp không tìm thấy hoặc không khảo sát được hình 
ảnh toàn bộ ruột thừa trên siêu âm) hay kết quả siêu 
âm không phù hợp với biểu hiện lâm sàng (siêu âm 
cho kết quả ruột thừa bình thường) sẽ được chỉ định 
bổ sung CLVT bụng. Chúng tôi ghi nhận có 48 trường 
hợp trong tổng số 121 bệnh nhân có biểu hiện lâm 
sàng VRTC được chỉ định bổ sung CLVT bụng sau siêu 
âm, chiếm tỷ lệ 39,7%, tương tự với nghiên cứu của 
Poortman P. với tỷ lệ là 40% [8]. 
Viêm ruột thừa cấp là bệnh lý bụng ngoại khoa 
thường gặp, cần chỉ định mổ cấp cứu. Tuy nhiên vấn 
đề chẩn đoán VRTC không phải dễ dàng, nhất là ở 
các bệnh nhân lớn tuổi, phụ nữ có thai hay trẻ em. 
Những biểu hiện lâm sàng của VRTC thường có thể 
nhầm lẫn với một số bệnh lý tiêu hóa, tiết niệu hay 
phụ khoa. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 19 
bệnh nhân có chẩn đoán khác VRTC sau chụp CLVT, 
trong đó chủ yếu là các bệnh lý viêm túi thừa manh 
đại tràng với 47,3%.
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng của VRTC 
là sự tăng kích thước ruột thừa. Theo tác giả Brown 
và cộng sự, 42% bệnh nhân không có VRTC có đường 
kính ruột thừa trên 6mm [7]. Điều này tương tự 
với nghiên cứu của chúng tôi khi 43,8% trường hợp 
không có VRTC có ruột thừa lớn hơn 6mm, dẫn đến 
độ đặc hiệu của dấu hiệu này chỉ đạt 56,2%.
Nghiên cứu chúng tôi có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về tỷ lệ thành ruột thừa phù nề giữa nhóm 
có VRTC và nhóm bệnh lý khác (p<0,05). Kết quả này 
phù hợp với nghiên cứu Choi D. và cộng sự [3]. Tuy 
nhiên có sự khác nhau về độ nhạy và đặc hiệu của 
dấu hiệu này trong từng nghiên cứu. Đối với nghiên 
cứu của Thompson A.C. và cộng sự, độ nhạy và độ 
đặc hiệu lần lượt là 94% và 64% trong khi nghiên 
cứu của Choi D. và cộng sự cho kết quả lần lượt là 
66% và 96%.
Dấu hiệu thành ruột thừa ngấm thuốc sau tiêm 
thuốc cản quang tĩnh mạch là một trong những dấu 
hiệu quan trọng để xác định VRTC. Kết quả tỷ lệ dấu 
hiệu này trong VRTC của chúng tôi là 90,6% tương tự 
với ghi nhận của tác giả Doãn Văn Ngọc và cộng sự 
(89%) [1]. Theo bảng 3.3, có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về tỷ lệ dấu hiệu này giữa nhóm có VRTC và 
nhóm bệnh lý khác. Điều này cũng phù hợp với kết 
quả của Choi D. đồng thời tác giả này cũng đưa ra độ 
đặc hiệu của dấu hiệu trên là 85%, tương tự với kết 
180
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
quả của chúng tôi là 87,5% [3].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 75% bệnh 
nhân VRTC có dấu hiệu bề dày tối đa của lớp dịch 
trong lòng ruột thừa >2,6mm và độ đặc hiệu của dấu 
hiệu này rất cao 100%. Đây là dấu hiệu được Moteki 
T. và Horikoshi H. nghiên cứu dựa trên cơ sở cơ chế 
sinh bệnh học của VRTC và có thể dựa vào đây để 
phân biệt được trường hợp VRTC chưa có phản ứng 
viêm mô mỡ xung quanh và ruột thừa bình thường 
đường kính trên 6mm [6].
Sỏi phân ruột thừa từ lâu đã được xem là dấu 
hiệu quan trọng và đặc hiệu trong chẩn đoán VRTC, 
có thể phát hiện rõ ràng trên phim Xquang và CLVT. 
Phù hợp với các nghiên cứu khác khi ghi nhận tỷ lệ sỏi 
phân trong VRTC là 20-62% [3], tỷ lệ này của chúng 
tôi là 21,9%. 
Phản ứng viêm mô mỡ xung quanh ruột thừa là 
dấu hiệu gợi ý quan trọng nhất để chẩn đoán VRTC. 
Đây là chỉ điểm cho sự viêm nhiễm rất nhạy, thể hiện 
trong nghiên cứu của chúng tôi có 90,6% bệnh nhân 
VRTC có dấu hiệu này trên CLVT, phù hợp với nhiều 
nghiên cứu khác khi độ nhạy của dấu hiệu là 87-100% 
[12]. Chúng tôi nhận thấy rằng trong đa số các trường 
hợp VRTC, phản ứng viêm mô mỡ chỉ tập trung 
quanh ruột thừa, còn trong các bệnh lý viêm nhiễm 
khác như viêm hồi manh tràng, viêm túi thừa..., phản 
ứng viêm thường cách xa ruột thừa hơn.
Trong nghiên cứu của Rao P.M. và cộng sự, phù 
nề manh tràng ở vị trí gốc ruột thừa là một dấu hiệu 
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (69% và 100%) [9]. 
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận độ đặc hiệu của dấu 
hiệu trên thấp hơn hẳn với 62,5%. Sự khác biệt này 
có thể lý giải do việc khác nhau trong đường dùng 
thuốc cản quang. 
Hạch mạc treo phì đại thường thấy trong các 
bệnh lý như viêm hồi tràng, VRTC, viêm hạch mạc 
treo. Vì vậy dấu hiệu này ít đặc hiệu cho bệnh lý 
VRTC. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 
được độ đặc hiệu của dấu hiệu hạch mạc treo phì 
đại là 56,2% và không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa nhóm VRTC và nhóm bệnh lý khác 
(p>0,05). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của 
Choi D. và cộng sự với độ đặc hiệu là 58% [3].
Các phân tích tổng hợp cho thấy độ nhạy, độ 
đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán 
âm tính của CLVT trong chẩn đoán viêm ruột thừa 
lần lượt là 71-100%, 83-98%, 58-98%, 64-100% [5]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận phương 
pháp này có độ nhạy 90,6%, độ đặc hiệu 100%, giá 
trị dự đoán dương tính 100% và giá trị dự đoán âm 
tính 84,2%. Như vậy kết quả này cũng không khác 
biệt so với các nghiên cứu trước đây. Độ nhạy, độ 
đặc hiệu cao cùng với các ưu điểm khác như tăng khả 
năng phát hiện ruột thừa, khắc phục được tất cả các 
hạn chế của siêu âm, đánh giá rất tốt các biến chứng 
của VRTC, cũng như có thể phát hiện các bệnh lý khác 
là nguyên nhân gây đau bụng đã lý giải cho nguyên 
nhân vì sao CLVT được sử dụng ngày càng rộng rãi và 
được Hội điện quang Hoa Kỳ ACR khuyến cáo sử dụng 
đầu tiên trong các trường hợp đau hố chậu phải nghi 
ngờ viêm ruột thừa cấp ở người trưởng thành [11].
Theo tác giả Debnath J., CLVT mặc dù cho thấy 
giá trị nổi bật hơn siêu âm trong chẩn đoán VRTC 
nhưng cần khai thác đầy đủ các tiềm năng của siêu 
âm trước khi sử dụng CLVT. Nghiên cứu của Wiersma 
cho thấy có thể tìm thấy ruột thừa bình thường ở 82 
trẻ em trên siêu âm nên việc tìm ruột thừa bệnh lý 
trên siêu âm không phải là vấn đề không làm được 
[4]. Việc sử dụng siêu âm đầu tiên và CLVT chỉ bổ 
sung trong những trường hợp siêu âm không giải 
quyết được đã giúp cho một lượng lớn bệnh nhân 
tránh được nhiễm xạ không cần thiết, cụ thể trong 
nghiên cứu của chúng tôi con số đó là hơn 60% bệnh 
nhân. So sánh giá trị chẩn đoán VRTC của phương 
pháp dựa vào siêu âm và CLVT bổ sung trong một số 
trường hợp của chúng tôi với các tác giả khác, không 
thấy sự khác biệt nhiều ở độ nhạy và độ chính xác. 
Độ đặc hiệu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 
so với các nghiên cứu còn lại [4], [8], [13]. 
Bảng 4.1. So sánh giá trị chẩn đoán VRTC của phương pháp dựa vào siêu âm và CLVT bổ sung 
trong một số trường hợp của nghiên cứu với các tác giả khác
Nghiên cứu
Van Breda 
Vriesman A.C. 
Poortman P. Debnath J. Chúng tôi
Độ nhạy (%) 96,7 100 96 97,1
Độ đặc hiệu (%) - 86 89 94,1
Độ chính xác (%) - 95 93 96,7
Các giá trị này cao hơn hẳn so với giá trị tương 
ứng của phương pháp chỉ sử dụng siêu âm đồng thời 
tương đương với phương pháp chỉ sử dụng CLVT 
nhưng đã hạn chế nhiễm xạ không cần thiết. Tất cả 
181
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 5 - tháng 11/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
những điều này cho thấy phương pháp sử dụng siêu 
âm đầu tiên và CLVT bổ sung trong một số trường 
hợp là phương pháp tốt, có giá trị cao cần được các 
bác sĩ cân nhắc trong các trường hợp nghi ngờ VRTC. 
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 121 bệnh nhân có biểu hiện 
lâm sàng nghi ngờ viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện 
Trường Đại học Y dược Huế từ tháng 4/2016 đến 
tháng 7/2017, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- 39,7% trường hợp trong tổng số 121 bệnh 
nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ viêm ruột thừa 
cấp được chỉ định bổ sung cắt lớp vi tính bụng sau 
siêu âm.
- Cắt lớp vi tính phát hiện được 19 bệnh lý khác 
gây đau bụng cấp.
- Các dấu hiệu trực tiếp của viêm ruột thừa cấp 
trên cắt lớp vi tính có độ nhạy cao là đường kính 
ruột thừa >6mm (93,8%), thành ruột thừa phù nề 
(87,5%) và ngấm thuốc cản quang (90,6%). Các dấu 
hiệu có độ đặc hiệu cao là bề dày tối đa của lớp dịch 
trong lòng ruột thừa >2,6mm (100%), thành ruột 
thừa ngấm thuốc cản quang (87,5%) và sỏi phân 
ruột thừa (87,5%).
- Trong các dấu hiệu gián tiếp của viêm ruột thừa 
cấp trên cắt lớp vi tính, dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc 
hiệu cao là phản ứng viêm mô mỡ xung quanh ruột 
thừa (90,6% và 100%). Dấu hiệu hạch mạc treo phì đại 
có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp nhất (28,1% và 56,2%).
- Phương pháp chẩn đoán viêm ruột thừa cấp 
dựa vào cắt lớp vi tính có độ nhạy 90,6%, độ đặc 
hiệu 100,0%, giá trị dự đoán dương tính 100,0%, giá 
trị dự đoán âm tính 84,2%, độ chính xác 93,8%.
- Áp dụng phương pháp siêu âm và cắt lớp vi 
tính bổ sung trong một số trường hợp để chẩn đoán 
viêm ruột thừa cấp có độ nhạy 97,1%, độ đặc hiệu 
94,1%, giá trị dự đoán dương tính 99,0%, giá trị dự 
đoán âm tính 84,2%, độ chính xác 96,7%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doãn Văn Ngọc, Đào Danh Vĩnh, Lê Văn Khảng, 
Phạm Minh Thông (2012), “Nghiên cứu giá trị chụp CLVT 
trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp”, kỷ yếu Hội nghị Điện 
quang và Y học hạt nhân toàn quốc lần thứ 14, tr. 30-31.
2. Albiston E. (2002), The role of radiological imaging 
in the diagnosis of acute appendicitis, Can J Gastroenterol, 
16(7), pp. 451-463.
3. Choi D., Park H., Lee Y.R. (2003 ), The most useful 
findings for diagnosing acute appendicitis on contrast-
enhanced helical CT, Acta Radiol, 44(6), pp. 574-582.
4. Debnath J., Kumar R., Mathur A. (2015), On the role 
of ultrasonography and CT Scan in the diagnosis of acute 
appendicitis, indian J Surg, 77(2), pp. 221-226.
5. Keyzer C., Gevenois P.A. (2011), Imaging of acute 
appendicitis in adults: Computed tomography, imaging of 
acute appendicitis in alduts and children, Springer, pp. 97-
109.
6. Moteki T., Horikoshi H. (2007 ), New CT criterion 
for acute appendicitis: maximum depth of intraluminal 
appendiceal fluid, AJR Am J Roentgenol, 188(5), pp. 1313-
1319.
7. Pinto Leite N., Pereira J.M., Cunha R. (2005), 
CT evaluation of appendicitis and its complications: 
imaging techniques and key diagnostic findings, AJR Am J 
Roentgenol, 185(2), pp. 406-417.
8. Poortman P., Oostvogel H.J., Bosma E. (2009), 
Improving diagnosis of acute appendicitis: results of a 
diagnostic pathway with standard use of ultrasonography 
followed by selective use of CT, J Am Coll Surg, 208(3), pp. 
434-441.
9. Rao P.M., Rhea J.T., Novelline R.A. (1997), Sensitivity 
and specificity of the individual CT signs of appendicitis: 
Experience with 200 helical appendiceal CT examinations, 
J Comput Assist Tomogr, 21(5), pp. 686–692.
10. Sellars H., Boorman P. (2017), Acute appendicitis, 
Surgery, 35(8), pp. 432-438.
11. Smith M.P., Katz D.S., Lalani T., Carucci L.R. 
(2015), ACR Appropriateness Criteria® Right Lower 
Quadrant Pain--Suspected Appendicitis, Ultrasound Q, 
31(2), pp. 85-91.
12. Thompson A.C., Olcott E.W., Poullos P.D. (2015), 
Predictors of appendicitis on computed tomography 
among cases with borderline appendix size, Emerg Radiol, 
22(4), pp. 385-394.
13. Van Breda Vriesman A.C., Kole B.J., Puylaert J.B. 
(2003), Effect of ultrasonography and optional computed 
tomography on the outcome of appendectomy, Eur 
Radiol, 13(10), pp. 2278-2282.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_hinh_anh_va_gia_tri_bo_sung_cua_cat_lop_vi_tinh_tro.pdf