Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ máu tụ dưới màng cứng mạn tính ở người lớn

khảo sát đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ máu tụ dưới màng cứng mạn tính ở

người lớn. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ sọ

não của 37 bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Kết quả và kết luận: đa số các trường

hợp máu tụ dưới màng cứng ở người lớn gặp ở một bên bán cầu (83,8%), bên phải và bên trái

tương đương nhau. Bề dày trung bình của các khối máu tụ 19,59 ± 4,70 mm; độ di lệch đường

giữa bậc I (< 5="" mm)="" 21,6%;="" bậc="" ii="" (5="" -="" 10="" mm)="" 35,1%="" và="" bậc="" iii="" (=""> 10 mm) 43,3%. Trên chuỗi

xung T1W, phần lớn các khối máu tụ có tín hiệu cao (44,2%), tín hiệu thấp, đồng tín hiệu và tín

hiệu hỗn hợp có tỷ lệ lần lượt là 20,9%; 18,6% và 16,3%. Trên chuỗi xung T2W, khối máu tụ

dưới màng cứng mạn tính chủ yếu có tín hiệu cao (67,4%), đồng tín hiệu 23,3% và tín hiệu hỗn

hợp 9,3%. Tỷ lệ vách hóa trong khối máu tụ 58,1%, vôi hóa 11,6%, vỏ dày ngấm thuốc 62,8%.

pdf 5 trang kimcuc 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ máu tụ dưới màng cứng mạn tính ở người lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ máu tụ dưới màng cứng mạn tính ở người lớn

Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ máu tụ dưới màng cứng mạn tính ở người lớn
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 68 
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƢỞNG TỪ 
MÁU TỤ DƢỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH Ở NGƢỜI LỚN 
 Nguyễn Trung Kiên1; Ngô Tuấn Minh2; Lê Vũ Duy2; Nguyễn Quốc Dũng3 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ máu tụ dưới màng cứng mạn tính ở 
người lớn. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ sọ 
não của 37 bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Kết quả và kết luận: đa số các trường 
hợp máu tụ dưới màng cứng ở người lớn gặp ở một bên bán cầu (83,8%), bên phải và bên trái 
tương đương nhau. Bề dày trung bình của các khối máu tụ 19,59 ± 4,70 mm; độ di lệch đường 
giữa bậc I ( 10 mm) 43,3%. Trên chuỗi 
xung T1W, phần lớn các khối máu tụ có tín hiệu cao (44,2%), tín hiệu thấp, đồng tín hiệu và tín 
hiệu hỗn hợp có tỷ lệ lần lượt là 20,9%; 18,6% và 16,3%. Trên chuỗi xung T2W, khối máu tụ 
dưới màng cứng mạn tính chủ yếu có tín hiệu cao (67,4%), đồng tín hiệu 23,3% và tín hiệu hỗn 
hợp 9,3%. Tỷ lệ vách hóa trong khối máu tụ 58,1%, vôi hóa 11,6%, vỏ dày ngấm thuốc 62,8%. 
* Từ khóa: Máu tụ dưới màng cứng mạn tính; Cộng hưởng từ sọ não; Đặc điểm. 
Features of Magnetic Resonance Image in Adult Patients with 
Chronic Subdural Hematoma 
Summary 
Objectives: To survey features of magnetic resonance image in adult patients with chronic 
subdural hematoma. Subject and method: Describe study on features of magnetic resonance 
image in 37 adults patients having final diagnosis were chronic subdural hematoma . 
Results and conclusions: The majority of chronic subdural hematoma in adults was unilateral 
hemisphere (83.8%). The average thickness of hematomas was 19.59 ± 4.70 mm. Midline shift 
above 10 mm were mainly, accounted for 43.3%, between 5 and 10 mm accounted for 35.1%. 
On T1-weighted sequences, most hematomas had high signal (44.2%), low signal, co-signal 
were 20.9%; 18.6%, respectively and hematomas with mixed signal accounted for 16.3%. 
On the T2-weighted sequences, the hematomas mainly had high signal (67.4%), co-signal and 
mixed signal accounted for 23.3% and 9.3%, respectively. 58.1% of hematomas had septated 
apperances, calcification on the hematoma capsules accounted for 11.6%, thick capsules with 
gadolinium enhancement accounted for 62.8%. 
* Keywords: Chronic subdural hematoma; Magnetic resonance image; Features. 
1. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 
2. Bệnh viện Quân y 103 
3. Bệnh viện Hữu nghị 
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Tuấn Minh (ngotuanminh103hospital@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 16/04/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/05/2019 
 Ngày bài báo được đăng: 27/05/2019 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 69 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Máu tụ dưới màng cứng (MTDMC) 
mạn tính là tập hợp máu ở trong khoang 
dưới màng cứng (giữa màng cứng và 
màng nhện). Khái niệm mạn tính để chỉ 
khối máu tụ xuất hiện muộn (≥ 2 tuần 
hoặc nhiều tháng sau chấn thương sọ não), 
khác với MTDMC cấp tính và bán cấp 
xảy ra sớm ngay sau chấn thương [1, 2]. 
Đây là bệnh hiếm gặp. Theo Cooper, 
năm 1985, tỷ lệ bệnh này ở nước Anh là 
1 - 2/100.000 dân/năm. Tiên lượng bệnh 
khá tốt nếu bệnh nhân (BN) được phẫu 
thuật kịp thời, chỉ định điều trị phụ thuộc 
vào tình trạng lâm sàng của BN và bề dày 
khối máu tụ [6, 9]. 
Việc chẩn đoán MTDMC mạn tính có 
nhiều khó khăn, do biểu hiện bệnh rất 
khác nhau và không đặc hiệu, gây nhầm 
lẫn với các bệnh thần kinh - tâm thần 
và một số bệnh khác như: đột quỵ não, 
sa sút trí tuệ, u não, rối loạn tâm thần 
Ngày nay, việc chẩn đoán và tiên lượng 
bệnh được nhanh chóng và chính xác hơn, 
với sự phổ biến của các phương tiện 
chẩn đoán hiện đại như cắt lớp vi tính 
(CLVT) và cộng hưởng từ (CHT). Trên CHT, 
hình ảnh rõ nét hơn, đánh giá chính xác 
hơn và xác định mức độ của khối máu tụ 
cũng như ảnh hưởng của nó lên cấu trúc 
lân cận. Hình ảnh CHT cho phép đánh giá 
tốt hơn CLVT trong những trường hợp 
MTDMC đồng tỷ trọng với nhu mô não 
lành và MTDMC hai bên. Xuất phát từ 
thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên 
cứu nhằm: Khảo sát đặc điểm hình ảnh 
CHT trong chẩn đoán MTDMC mạn tính 
người lớn. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
37 BN được chẩn đoán xác định và 
điều trị MTDMC mạn tính tại Bệnh viện 
Quân y 103 và Bệnh viện Hữu Nghị từ 
tháng 1 - 2018 đến 4 - 2019. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang, 
không đối chứng. 
* Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn 
đoán MTDMC mạn tính dựa vào đặc điểm 
lâm sàng và CHT tiêm thuốc. Bệnh án có 
ghi chép triệu chứng lâm sàng, tiền sử 
chấn thương và bệnh lý kết hợp, có kết 
quả chụp CHT. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: MTDMC mạn tính 
có máu tụ trong sọ kết hợp. Không khảo 
sát được CHT hoặc phim CHT không 
tiêm thuốc đối quang từ. 
* Các chỉ tiêu nghiên cứu: 
- Đặc điểm chung về nhóm nghiên cứu: 
+ Tuổi, giới, vị trí tổn thương. 
+ Độ dày khối máu tụ: đo bề dày ổ 
máu tụ vị trí lớn nhất trên mặt phẳng axial, 
đơn vị đo tính bằng milimet (mm). 
+ Đè đẩy đường giữa: đánh giá mức 
độ di lệch đường giữa, chia làm ba mức 
độ theo Hoàng Đức Kiệt: bậc I: < 5 mm; 
bậc II: 5 - 10 mm; bậc III: > 10 mm. 
- Đặc điểm hình ảnh MTDMC mạn tính 
trên CHT: 
+ Tín hiệu ổ máu tụ trên T1W và T2W: 
tín hiệu thấp, tín hiệu cao, đồng tín hiệu 
và tín hiệu hỗn hợp. 
+ Một số đặc điểm khác: vách hóa, 
vôi hóa vỏ, vỏ dày, ngấm thuốc sau tiêm. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 70 
* Kỹ thuật chụp CHT sọ não (máy MRI 
1.5 Tesla, Hãng Phillip): 
- Chụp các chuỗi xung thông thường: 
T1W, T2W, Flair, hướng cắt bao gồm cắt 
ngang (axial), đứng ngang (coronal) và 
đứng dọc (sagital). T1W sau tiêm thuốc 
đối quang từ. 
- Lựa chọn các chuỗi xung đặc biệt 
cho bệnh lý đặc biệt cần tìm kiếm. Ví dụ 
xung T2* để tìm tổn thương có chảy máu, 
chuỗi xung IR tìm tổn thương liên quan 
đến chất xám, chuỗi xung khuếch tán 
(diffusion) cho tổn thương liên quan đến 
nhồi máu não, u não, áp xe não. 
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 
20.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
Nghiên cứu trên 37 BN được chẩn 
đoán và điều trị MTDMC mạn tính, độ tuổi 
trung bình 62,01 ± 14,81; tỷ lệ nam/nữ 
4,3/1. 
1. Đặc điểm về vị trí, số lƣợng, bề 
dày và độ di lệch đƣờng giữa. 
Bảng 1: Số lượng và vị trí các ổ máu tụ 
(n = 37). 
Đặc điểm 
Số 
lƣợng 
Tỷ lệ 
(%) 
Tổng số 
ổ máu tụ 
Vị trí 
Bên trái 18 48,7 
43 Bên phải 13 35,1 
Hai bên 6 16,2 
Tổng số BN 37 100 
Đa số trường hợp MTDMC mạn tính 
thường gặp ở một bên bán cầu (83,8%), 
trong đó bên trái gặp nhiều hơn bên phải 
với tỷ lệ lần lượt là 48,7% và 35,1%. 
Máu tụ cả hai bán cầu ít gặp hơn (16,2%). 
Kết quả này tương tự nghiên cứu của 
DAS và CS trên 300 BN MTDMC mạn 
tính với 156 (52%) khối máu tụ bên trái, 
90 (30%) khối máu tụ bên phải và 54 (18%) 
khối máu tụ cả hai bên bán cầu [10]. 
Trong nghiên cứu của Rouzbeh Motiei-
Langroudi và CS, 59/325 BN có MTDMC 
mạn tính ở cả hai bên bán cầu chiếm 18,2% 
[4, 5]. 
Bảng 2: Bề dày ổ máu tụ (n = 37). 
Vị trí 
n 
Bề dày ổ máu tụ 
Nhỏ 
nhất 
(mm) 
Lớn 
nhất 
(mm) 
X ± SD 
Bên trái 18 13 24 
18,67 ± 
3,51 
Bên phải 13 13 23 
17,92 ± 
3,47 
Hai bên 6 19 33 
26,00 ± 
5,36 
Tổng 37 13 33 
19,59 ± 
4,70 
Nghiên cứu trên 37 BN có MTDMC 
mạn tính, bề dày trung bình của ổ máu tụ 
19,59 ± 4,70 mm, trong đó bề dày của 
khối máu tụ bán cầu phải và bán cầu trái 
tương đương nhau, lần lượt là 18,67 ± 
3,51 mm và 17,92 ± 3,47 mm. MTDMC 
mạn tính hai bên bán cầu có bề dày cao 
hơn một bên (26,00 ± 5,36 mm). Senem 
Senturk và CS so sánh giá trị của CLVT 
và CHT trong đánh giá MTDMC mạn tính, 
độ dày trung bình khối máu tụ trên CLVT 
là 17,1458 mm và trên CHT là 21,000 mm, 
nhờ độ phân giải không gian và tương 
phản tốt hơn, CHT cho phép đánh giá 
chính xác hơn kích thước ổ máu tụ [7]. 
Theo DAS và CS, bề dày khối máu tụ bên 
trái 15 - 25 mm, bên phải 15 - 24 mm và 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 71 
hai bên bán cầu 20 - 39 mm [10]. Theo 
Rouzbeh Motiei-Langroudi và CS, độ dày 
trung bình khối máu tụ ở nhóm phải phẫu 
thuật lại 20,9 mm và nhóm không phải 
phẫu thuật lại 19,1 mm. Theo tác giả, độ 
dày của khối máu tụ sau phẫu thuật liên 
quan chặt chẽ đến tái phát của khối máu 
tụ và phải mổ lại [4, 5]. 
* Mức độ di lệch đường giữa (n = 37): 
Bậc I (< 5 mm): 8 BN (21,6%): bậc II 
(5 - 10 mm): 13 BN (35,1%); bậc III 
( > 10 mm): 16 BN (43,3%). 
Việc xác định đúng mức độ di lệch 
đường giữa giúp việc tiên lượng và có 
thái độ xử trí phù hợp. Trong nghiên cứu 
này, di lệch đường giữa bậc III gặp nhiều 
nhất. Theo Rouzbeh Motiei-Langroudi và 
CS, độ di lệch đường giữa ở nhóm BN 
phải mổ lại là 7,8 ± 5,4 mm và nhóm 
không phải mổ lại 6,0 ± 5,4 mm, độ dày 
khối máu tụ > 19,8 mm và di lệch đường 
giữa > 6,4 mm đối với MTDMC một bên 
bán cầu gặp 50% BN có liệt nửa người [5]. 
2. Đặc điểm tín hiệu khối máu tụ 
trên CHT. 
* Tín hiệu khối máu tụ trên chuỗi xung 
T1W (n = 43): 
Tín hiệu thấp: 9 BN (20,9%); tín hiệu 
cao: 19 BN (44,2%); đồng tín hiệu: 8 BN 
(18,6%); tín hiệu hỗn hợp: 7 BN (16,3%). 
Như vậy, tín hiệu MTDMC mạn tính 
trên T1W rất đa dạng, hay gặp nhất là tín 
hiệu cao. Theo Senem Senturk và CS, 
trên chuỗi xung T1W, khối MTDMC mạn 
tính gặp 21% tín hiệu thấp, 50% tín hiệu 
cao và 29% tín hiệu hỗn hợp. Tín hiệu 
của khối máu tụ trên hình ảnh CHT rất đa 
dạng, phụ thuộc vào nồng độ hematocrit, 
methaemoglobin và Fe3+ tự do, các yếu tố 
này làm rút ngắn đáng kể thời gian thư 
duỗi, do đó tạo cường độ tín hiệu cao trên 
hình ảnh T1W. Theo Fobben và CS, 
cường độ tín hiệu trên T1W thay đổi là 
kết quả của giảm nồng độ methaemoglobin 
tự do bằng pha loãng, hấp thu và/hoặc 
suy thoái. Tồn tại của tín hiệu cao trên 
T1W đối với khối MTDMC mạn tính thường 
do xuất huyết nhiều lần hoặc nhiễm trùng [7]. 
* Tín hiệu khối máu tụ trên chuỗi xung 
T2W (n = 43): 
Trên chuỗi xung T2W, khối MTDMC 
mạn tính chủ yếu có tín hiệu cao (29 BN 
= 67,4%), đồng tín hiệu 23,3% (10 BN) và 
tín hiệu hỗn hợp 9,3% (4 BN). Do quá 
trình thoái giáng của phân tử hemoglobin, 
các ổ MTDMC mạn tính có xu hướng dịch 
hóa theo thời gian làm cho ổ máu tụ 
thường có tín hiệu cao trên chuỗi xung 
nhạy dịch T2W. Theo Rouzbeh Motiei-
Langroudi và CS, cường độ tín hiệu của 
khối MTDMC mạn tính trên chuỗi xung 
T2W trên nhóm không phải mổ lại có tín 
hiệu cao (76,1%), đồng tín hiệu 19,6% và 
tín hiệu hỗn hợp 4,3% [4, 5]. 
* Một số dấu hiệu khác trên CHT (n = 43): 
Vách hóa trong khối MTDMC mạn tính 
phổ biến, đặc biệt những khối máu tụ có 
mật độ hỗn hợp. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy 58,1% (25 BN) có khối máu tụ có 
vách. Theo Dong Ho Seo và CS, tỷ lệ 
khối MTDMC mạn tính có vách gặp 7%, 
chủ yếu ở nhóm BN > 70 tuổi. Điều này 
được giải thích, do sự lặp đi lặp lại của 
nhiều đợt chấn thương, điều này gây 
chảy máu cấp tính trong khối máu tụ mạn 
tính và là một trong những cơ chế gây 
mở rộng khối máu tụ. CHT có giá trị vượt 
trội so với CLVT trong xác định vách hóa 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 72 
trong ổ máu tụ, tình trạng vách hóa trong 
ổ máu tụ có liên quan chặt chẽ đến lựa 
chọn phương pháp phẫu thuật cũng như 
khả năng tái phát sau phẫu thuật [8]. Tỷ lệ 
vôi hóa gặp 11,6% (5 BN), theo Ide M 
và CS, tỷ lệ vôi hóa gặp 8 - 10% trong ổ 
MTDMC mạn tính, chủ yếu gặp ở vùng vỏ 
của khối và liên quan đến thời gian của 
khối máu tụ [3]. Vỏ dày ngấm thuốc 
thường gặp với tỷ lệ 62,8% (27 BN). 
KẾT LUẬN 
Qua kết quả nghiên cứu về đặc điểm 
hình ảnh CHT sọ não trên 37 BN MTDMC 
mạn tính, chúng tôi rút ra kết luận: 
- Đa số các trường hợp MTDMC mạn 
tính ở người lớn thường gặp ở một bên 
bán cầu (83,8%), bên phải và bên trái 
tương đương nhau, tỷ lệ gặp cả hai bán 
cầu đều 16,2%. 
- Bề dày trung bình của khối máu tụ 
19,59 ± 4,70 mm, độ di lệch đường giữa 
bậc I (< 5 mm) 21,6%; bậc II (5 - 10 mm) 
35,1% và bậc III (> 10 mm) là 43,3%. 
- Trên chuỗi xung T1W, phần lớn các 
khối máu tụ có tín hiệu cao (44,2%), 
tín hiệu thấp, đồng tín hiệu và tín hiệu 
hỗn hợp có tỷ lệ lần lượt là 20,9%, 18,6% 
và 16,3%. 
- Trên chuỗi xung T2W, khối MTDMC 
mạn tính chủ yếu có tín hiệu cao (67,4%), 
đồng tín hiệu 23,3% và tín hiệu hỗn hợp 
9,3%. Tỷ lệ vách hóa trong khối máu tụ 
58,1%, vôi hóa 11,6%, vỏ dày ngấm thuốc 
62,8%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Đăng. Máu tụ dưới màng 
cứng mạn tính. Thực hành thần kinh - các 
bệnh và hội chứng thường gặp. Nhà xuất bản 
Y học. 2003, tr.661-670. 
2. Goetz C.G, Pappert E.J. Traumatic 
disorders. Textbook of Clinical Neurology. 
W.B Saunders Company. 1999, pp.1036-1038. 
3. Ide M et al. Asymptomatic calcified 
chronic subdural hematoma: Report of three 
cases. Neurol Med Chir (Tokyo). 1993, 33 (8), 
pp.559-563. 
4. Motiei-Langroudi R et al. Factors 
influencing the presence of hemiparesis in 
chronic subdural hematoma. J Neurosurg. 
2019, pp.1-5. 
5. Motiei-Langroudi R et al. Factors 
predicting reoperation of chronic subdural 
hematoma following primary surgical evacuation. 
J Neurosurg. 2018, 129 (5), pp.1143-1150. 
6. Parlato C, Guarracino A, Moraci A. 
Spontaneous resolution of chronic subdural 
hematoma. Surg-Neurol. 2000, 53, pp.312-315. 
7. Senturk S et al. CT and MR imaging of 
chronic subdural hematomas: A comparative 
study. Swiss Med Wkly. 2010, 140 (23-24), 
pp.335-340. 
8. Seo D.H et al. Multiple episodes of 
hemorrhage identified in MRI of chronic 
subdural hematomas. Korean J Neurotrauma. 
2014, 10 (1), pp.22-25. 
9. Voelker J.L. Nonoperative treatment of 
chronic subdural hematoma. Neurosurg-Clin-
N-Am. 2000, 11, pp.507-513. 
10. Das Sukriti et al. Surgical outcome of 
chronic subdural haematoma: An analysis of 
300 cases. 2016, Vol. 24, p.126. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_hinh_anh_cong_huong_tu_mau_tu_duoi_mang_cung_man_ti.pdf