Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm màng não sơ sinh tại bệnh viện nhi đồng 2

Tổng quan: Viêm màng não sơ sinh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để giảm di chứng và tỉ lệ tử

vong. Nghiên cứu này mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm màng não ở trẻ sơ sinh

đủ tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2, nhằm góp phần cải thiện chẩn đoán và điều trị bệnh lý này.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị của bệnh viêm màng não ở trẻ

sơ sinh đủ tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2.

Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.

Kết quả: Có 241 trẻ sơ sinh đủ tháng được chẩn đoán viêm màng não trong 2 năm 2013-2014 tại bệnh viện

Nhi Đồng 2. Đại đa số trẻ nhập viện sau 6 ngày tuổi (81,3%) và đủ cân lúc sinh (93,4%). Sốt gặp trong tuyệt đại

đa số trường hợp (95,4%) và 34,1% chẩn đoán viêm màng não được xác định trong vòng 24 giờ kể từ khi sốt;các

triệu chứng thường gặp khác là bú kém, chướng bụng, đừ và suy hô hấp lần lượt chiếm tỉ lệ 17%, 15,8%, 13,7%

và 12,5%. Vào thời điểm chẩn đoán, 32,6% trường hợp có CRP > 10mg/L; trong khi chỉ có 9,3% trường hợp có

tăng bạch cầu trong máu. Kết quả dịch não tuỷ cho thấy: tỉ lệcấy (+) chỉ là 1,7%; trong khi số lượng bạch cầu rất

thay đổi, trung bình là 720 ± 2.203/mm3; nồng độProtein trung bình 228 ± 92mg%; nồng độ Glucose trung bình

23,8 ± 10,5 mg%. Phối hợp kháng sinh thường dùng nhất là Cefotaxim + Ampicillin (chiếm 35,7% vào thời điểm

chẩn đoán và 59,3% lúc kết thúc điều trị). Không có tử vong, nhưng 5% trường hợp có biến chứng sớm (trong đó

33,3% là dãn não thất).

Kết luận: Chẩn đoán viêm màng não sơ sinh đã được xác định trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi xuất hiện sốt

ở 1/3 trường hợp trong nghiên cứu, gợi ý đặt ra vấn đề cần chọc dò tuỷ sống sớm. Cần nghiên cứu thêm để đánh

giá sự cần thiết thực hiện sớm thủ thuật này ở trẻ đủ tháng có sốt.

pdf 5 trang kimcuc 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm màng não sơ sinh tại bệnh viện nhi đồng 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm màng não sơ sinh tại bệnh viện nhi đồng 2

Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm màng não sơ sinh tại bệnh viện nhi đồng 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 341
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 
VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 
Đào Nguyễn Phương Linh*, Phạm Diệp Thùy Dương** 
TÓM TẮT 
Tổng quan: Viêm màng não sơ sinh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để giảm di chứng và tỉ lệ tử 
vong. Nghiên cứu này mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm màng não ở trẻ sơ sinh 
đủ tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2, nhằm góp phần cải thiện chẩn đoán và điều trị bệnh lý này. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị của bệnh viêm màng não ở trẻ 
sơ sinh đủ tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2. 
Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. 
Kết quả: Có 241 trẻ sơ sinh đủ tháng được chẩn đoán viêm màng não trong 2 năm 2013-2014 tại bệnh viện 
Nhi Đồng 2. Đại đa số trẻ nhập viện sau 6 ngày tuổi (81,3%) và đủ cân lúc sinh (93,4%). Sốt gặp trong tuyệt đại 
đa số trường hợp (95,4%) và 34,1% chẩn đoán viêm màng não được xác định trong vòng 24 giờ kể từ khi sốt;các 
triệu chứng thường gặp khác là bú kém, chướng bụng, đừ và suy hô hấp lần lượt chiếm tỉ lệ 17%, 15,8%, 13,7% 
và 12,5%. Vào thời điểm chẩn đoán, 32,6% trường hợp có CRP > 10mg/L; trong khi chỉ có 9,3% trường hợp có 
tăng bạch cầu trong máu. Kết quả dịch não tuỷ cho thấy: tỉ lệ cấy (+) chỉ là 1,7%; trong khi số lượng bạch cầu rất 
thay đổi, trung bình là 720 ± 2.203/mm3; nồng độ Protein trung bình 228 ± 92mg%; nồng độ Glucose trung bình 
23,8 ± 10,5 mg%. Phối hợp kháng sinh thường dùng nhất là Cefotaxim + Ampicillin (chiếm 35,7% vào thời điểm 
chẩn đoán và 59,3% lúc kết thúc điều trị). Không có tử vong, nhưng 5% trường hợp có biến chứng sớm (trong đó 
33,3% là dãn não thất). 
Kết luận: Chẩn đoán viêm màng não sơ sinh đã được xác định trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi xuất hiện sốt 
ở 1/3 trường hợp trong nghiên cứu, gợi ý đặt ra vấn đề cần chọc dò tuỷ sống sớm. Cần nghiên cứu thêm để đánh 
giá sự cần thiết thực hiện sớm thủ thuật này ở trẻ đủ tháng có sốt. 
Từ khóa: Viêm màng não sơ sinh; trẻ đủ tháng. 
ABSTRACT 
EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL, LABORATORY AND THERAPEUTIC CHARACTERISTICS OF 
NEONATAL MENINGITIS AT CHILDREN’S HOSPITAL No2 
Dao Nguyen Phuong Linh, Pham Diep Thuy Duong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 341 - 345 
Background: Neonatal meningitis needs to be diagnosed and treated promptly to reduce sequelae and 
mortality. This study described the epidemiological, clinical, laboratory and therapeutic characteristics of 
meningitis in full-term infants at Children’s Hospital 2, in order to enhance the diagnosis and treatment of this 
pathology. 
Objectives: Determine the proportions of the epidemiological, clinical, laboratory and therapeutic 
characteristics of meningitis in full-term infants at Children’s Hospital 2. 
Methods: Retrospective, case series descriptive study 
* Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM 
Tác giả liên lạc: BS. Đào Nguyễn Phương Linh ĐT: 0902893839 Email: phuonglinhdaonguyen@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 342
Results: There were 241 full-term neonates diagnosed meningitis in 2 years 2013-2014 at Children’s 
Hospital 2. The vast majority of them were hospitalized after 6 days of age (81.3%) and had adequate birthweight 
(93.4%). Fever was present in the great majority of cases (95.4%) and in 34.1% of them, meningitis was 
diagnosed within 24 hours after the fever onset; proprotions of other common symptoms such as poor feeding, 
abdominal distension, lethargy and respiratory distresswere respectively 17%; 15.8%; 13.7% and 12.5%. At the 
time of diagnosis, CRP were higher than 10 mg/ L in 32.6% of cases while blood leukocytes increased only in 
9.3%. CSF results showed positive culture in only 1.7%; the numbers of leukocytes were very variable with the 
average of 720 ± 2.203/ mm3; the average concentration of protein was 228 ± 92 mg% and that of glucose was 
23.8 ± 10.5 mg%. The most common antibiotic association was Cefotaxim + Ampicillin (35.7% at the beginning 
and 59.3% at the end of treatment). There were no deaths, but 5% of cases had early complications (33.3% of 
which were ventricular dilatation). 
Conclusions: The diagnosis of neonatal meningitis were identified within the first 24 hours after the fever 
onset in 1/3 of cases in the study, suggesting the necessity of early lumbar puncture. More researches are required 
to assess the need to perform this procedure early in febrile full-term neonates. 
Key words: Neonatal meningitis; full-term neonate. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Viêm màng não sơ sinh có thể đưa đến nhiều 
biến chứng và di chứng nặng nề trên sự phát 
triển của trẻ: suy giảm thính lực, não úng thủy, 
chậm phát triển tâm thần – vận động,Vì vậy, 
việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng viêm màng 
não sơ sinh là điều tối cần thiết. Chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu này với mong muốn góp phần 
nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị sớm 
viêm màng não sơ sinh. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, 
cận lâm sàng và điều trị của viêm màng não ở trẻ 
sơ sinh đủ tháng. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Bệnh nhi tuổi thai ≥ 37 tuần, nhập khoa Sơ 
sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/1/2013 đến 
hết tháng 31/12/2014 và trong chẩn đoán xuất 
viện có viêm màng não. Theo phác đồ điều trị 
của bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2012, chẩn đoán 
viêm màng não (VMN) có thể đặt ra dựa trên 
tiêu chuẩn bắt buộc duy nhất là ≥ 21 BC/mm3 
dịch não tủy (DNT)(1). 
Cỡ mẫu 
Lấy trọn 
Cách thu thập mẫu: từ danh sách bệnh nhi 
xuất viện từ khoa Sơ sinh có chẩn đoán VMN 
của bệnh viện Nhi Đồng 2 (đã được mã hóa theo 
ICD10: A87 - VMN do siêu vi, G00 - VMN do vi 
trùng), chúng tôi thu thập bệnh án thỏa tiêu 
chuẩn chọn mẫu. 
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS. 
Các biến số định tính được tính bằng n (%); 
các biến số định lượng được tính bằng TB ± SD 
(Min, Max). 
KẾT QUẢ 
Trong 2 năm 2013 – 2014, có 241 ca thoả tiêu 
chuẩn chọn mẫu, trong đó có 16 ca đã được chẩn 
đoán và điều trị ở tuyến dưới trước khi được 
chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2. 
Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng 
Trong nghiên cứu, tỉ lệ nam/nữ = 1,6/1; đại 
đa số trẻ nhập viện lúc ≥ 7 ngày tuổi (81,3%) và 
có cân nặng lúc sinh bình thường (93,4%). 
Triệu chứng sốt hiện diện trong 230 ca 
(95,4%), trong đó sốt ≥ 390C chiếm 46,9% số ca 
này, không có ca nào hạ thân nhiệt. 
Trong 241 ca của nghiên cứu và trong 230 ca 
có sốt, có 4 ca không có thông tin về thời điểm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 343
sốt và thời điểm chẩn đoán viêm màng não do 
đã được chẩn đoán từ tuyến trước. 
Bảng 1: Thời gian từ lúc sốt/ lúc nhập viện đến khi có 
chẩn đoán viêm màng não (N=241). 
Biến số 
n (%) 
Thời gian từ lúc 
sốt đến khi có 
chẩn đoán VMN 
(N = 226*) 
Thời gian từ lúc nhập viện 
đến khi có chẩn đoán VMN 
 (N=237*) 
<24 giờ 77 (34,1%) 131 (55,3%) 
24 – 72 giờ 51 (22,6%) 34 (14,4%) 
> 72 giờ 98 (43,4%) (30,4%) 
Bảng 2: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp khác 
(N=241). 
Triệu chứng n (%) 
Tiêu hóa: Chướng bụng 
 Tiêu chảy 
 Nôn ói 
38 (15.8%) 
18 (7,5%) 
9 (3,7%) 
Hô hấp: Suy hô hấp 
 Ngưng thở 
30 (12,5%) 
4 (1,7%) 
Thần kinh: Bú kém/ Bỏ bú 
 Đừ/ Li bì 
 Co giật 
 Thóp phồng 
 Cổ cứng 
53 (22%) 
37 (15,4%) 
18 (7,5%) 
8 (3,3%) 
0 
Đặc điểm cận lâm sàng 
Bảng 3: Các đặc điểm của dịch não tuỷ (N=241). 
Xét nghiệm n/N (%) hoặc TB (± 2SD) (Min - Max) 
Soi nhuộm Gram (+) 0/241 
Cấy DNT (+) 4/241 (1,7%) 
Bạch cầu/DNT 720± 2.203 mm3 (21 – 23.979) 
 21 - 32/ mm
3 
22/241 (9,1%) 
 33 - 100/ mm
3
 64/241 (26,6%) 
 101 - 1.000/ mm
3
 126/241 (52,3%) 
 1.001 - 10.000/mm
3
 26/241 (10,8%) 
 >10.000/ mm
3
 3/241 (1,2%) 
Neutrophil/DNT ≥ 50% 60/236* (25,4%) 
Tăng Protein/DNT > 300 mg/dL 228 ± 92 
29/234* 
4/234* 
(1,54 - 6,2) 
(12,39%) 
(1,71%) 
 29/234* (12,4%) 
Giảm Glucose/DNT 22,7 ± 9,6 
85/234* 
(0,01 - 0,46) 
(36,32%) 
 90/234* (38,5%) 
* Số ca có thông tin về biến số khảo sát. 
Bảng 4: Các đặc điểm của công thức máu và CRP. 
Xét nghiệm n/N (%) 
Bạch cầu 
Tăng 
Giảm 
Neutrophile ≤1.500/mm3 
Giảm tiều cầu 
CRP 
10 - 69mg/L 
≥ 70mg/L 
22/238* (9,2%) 
4/238* (1,7%) 
10/236* (4,2%) 
14/232* (6%) 
46/236* (19,5%) 
31/236* (13,1%) 
* Số ca có thông tin về biến số khảo sát. 
Đặc điểm điều trị 
Kháng sinh ban đầu thường được sử dụng 
nhất là Cefotaxim phối hợp với Ampicillin 
(35,6%). Aminoglycoside hay Ciprofloxacin có 
thể được thêm vào trong 3-7 ngày điều trị đầu 
tiên nếu tình trạng lâm sàng và DNT gợi ý 
nặng(2). Dạng phối hợp kháng sinh lúc kết thúc 
điều trị thường được sử dụng nhất cũng là 
Cefotaxim và Ampicillin (69,34%). 
Bảng 5: Kết quả điều trị 
Biến số n (%) 
Khỏi 228 (94,6%) 
Bệnh nặng xin về* 1* (0,4%) 
Biến chứng sớm 12 (5%) 
 - Não úng thuỷ 2 (0,83%) 
 - Dãn não thất 5 (2,07%) 
 - Tụ dịch dưới màng cứng 3 (1,24%) 
 - Xuất huyết não 3 (1,24%) 
 - Rộng khoang dưới nhện 2 (0,83%) 
* Bệnh nặng xin về: viêm màng não/ Hậu phẫu thoát vị tuỷ 
- màng tuỷ vùng cùng-cụt vỡ, biến chứng não úng thuỷ. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 344
BÀN LUẬN 
Trẻ nam chiếm đa số trong lô nghiên cứu. 
Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên 
cứu trước và y văn. Theo đó, giới nam được cho 
là một yếu tố nguy cơ nhiễm trùng, vì một gen 
thuộc nhiễm sắc thể giới tính X liên quan với khả 
năng tổng hợp globulin miễn dịch(10). Đại đa số 
trẻ trong nghiên cứu được nhập viện sau 7 ngày 
tuổi, cho thấy phần lớn các trường hợp là viêm 
màng não muộn. Điều này cũng gợi ý nguồn lây 
chủ yếu là từ môi trường xung quanh (cộng 
đồng hay bệnh viện). 
Trong lô nghiên cứu, sốt hiện diện trong 230 
ca (95,4%), trong đó sốt ≥ 39oC chiếm gần nửa số 
ca này (46,9%), không có ca nào hạ thân nhiệt. 
Kết quả này tương tự với báo cáo của các tác giả 
Nguyễn Thị Minh Thư và Đỗ Thị Lài với tỉ lệ số 
ca sốt lần lượt là 98% và 100%(3; 9). Tỉ lệ các trường 
hợp có thời gian từ lúc sốt đến khi được chẩn 
đoán viêm màng não dưới 24 giờ chiếm 34,1%, 
thấp hơn tỉ lệ có thời gian từ lúc nhập viện đến 
khi được chẩn đoán viêm màng não trong vòng 
24 giờ (55,3%). Sự khác biệt này có thể do nhiều 
trẻ chưa được đưa đi khám hay được cho nhập 
viện ngay trong ngày sốt đầu tiên; và cho thấy 
thủ thuật chọc dò tủy sống được thực hiện sớm 
tính từ khi vào viện ở bệnh viện Nhi Đồng 2. Kết 
quả này gợi ý sốt là triệu chứng khá hằng định 
trong viêm màng não ở trẻ sơ sinh đủ tháng; và 
cũng cho thấy mọi trẻ sơ sinh có sốt đều cần 
được chỉ định nhập viện. Các triệu thần kinh 
như bú kém/ bỏ bú, đừ/ li bì hoặc co giật không 
luôn hiện diện trong viêm màng não sơ sinh; và 
các triệu chứng khá đặc hiệu trong viêm màng 
não ở trẻ lớn hơn như cổ cứng, thóp phồng thật 
sự hiếm. Các triệu chứng tiêu hoá hay hô 
hấp,chiếm tỉ lệ khá cao trong lô nghiên cứu, có 
thể làm lệch hướng chẩn đoán. Các kết quả này 
tương tự y văn(4), gợi ý cần phải nghi ngờ và truy 
tìm viêm màng não ở trẻ sơ sinh, kể cả khi không 
có triệu chứng thần kinh. 
Số lượng bạch cầu trong dịch não tủy ở trẻ 
sơ sinh đủ tháng bình thường dao động khá 
nhiều, có thể đến 120/mm3 trong những ngày 
đầu sau sinh. Theo phác đồ điều trị của bệnh 
viện Nhi Đồng 2 năm 2012, chẩn đoán viêm 
màng não có thể đặt ra dựa trên tiêu chuẩn bắt 
buộc duy nhất là ≥ 21 bạch cầu/mm3 DNT; và 
như vậy sẽ bao gồm những trường hợp hoàn 
toàn bình thường, hay chỉ là phản ứng màng 
não, hoặc là viêm màng não siêu vi(2). Tỉ lệ cấy 
DNT dương tính rất thấp có thể giải thích 
bằng lý do này; mặt khác, có thể là do nhiều 
trẻ đã được dùng kháng sinh trước khi nhập 
bệnh viện Nhi Đồng 2. Do điều kiện thực tế tại 
bệnh viện, xét nghiệm Polymerase Chain 
Reaction không được thực hiện trong bất kỳ 
mẫu DNT nào, làm giảm khả năng định danh 
mầm bệnh. Bạch cầu trong DNT trong lô 
nghiên cứu dao động với biên độ rất lớn, 
trung bình là 720±2.203 bạch cầu/ mm3; trong 
đó, nhóm có 101 - 1000 bạch cầu/mm3 chiếm tỉ 
lệ cao nhất. Tăng Protein/ DNT và giảm 
Glucose/ DNT kết hợp với tăng BC/DNT, tỉ lệ 
neutrophile/DNT ≥ 50% trường hợp, gợi ý tác 
nhân gây viêm màng não là vi trùng. 
Kết quả công thức máu ở các trẻ trong lô 
nghiên cứu ít thay đổi. Kết quả này tương tự 
như trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh 
Thư, tỉ lệ số trường hợp có tăng bạch cầu là 
11,8% và không ghi nhận trường hợp nào 
giảm bạch cầu(9). Như vậy giá trị bạch cầu 
trong công thức máu ít giúp chẩn đoán hay 
loại trừ viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Chỉ có 
13,1% trường hợp trong lô nghiên cứu của 
chúng tôi có CRP lớn hơn 70mg/L. Theo 
Alistair GS, nồng độ CRP hầu như luôn > 
70mg/L trong viêm màng não do vi trùng(1). 
Sự lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp với 
khuyến cáo kháng sinh dựa trên kinh nghiẹ ̂m 
trong y văn là Ampicillin phối hợp với 
Cefotaxim(5). Hai kháng sinh này cũng được duy 
trì cho đến cuối liệu trình điều trị do không có 
định hướng vi trùng học. Việc phối hợp thêm 
Ciprofloxacine trong 3-7 ngày điều trị đầu tiên 
nếu tình trạng lâm sàng và DNT gợi ý nặng là do 
tuân thủ theo phác đồ điều trị của bệnh viện Nhi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 345
Đồng 2(2). Ciprofloxacin là một kháng sinh diệt 
khuẩn phổ rộng, thâm nhập mô tốt, có thể dùng 
trong các trường hợp nhiễm vi trùng đã đề 
kháng với các kháng sinh khác. Tuy nhiên, đây 
cũng là một trong những loại thuốc cần theo dõi 
cẩn thận vì có độc tính trên trẻ sơ sinh và đã 
không được chấp thuận sử dụng tại Hoa Kỳ ở 
trẻ em dưới 3 tháng (6;7). 
Trong lô nghiên cứu, có 5% có biến chứng 
sớm, mà thường nhất là não úng thuỷ. Tỉ lệ này 
là thấp so với tỉ lệ trong nghiên cứu của Nasrin 
K. tại Iran là 4/20 ca(20%), trong khi các biến 
chứng ghi nhận được là tương tự (não úng thuỷ, 
tụ dịch dưới màng cứng, dãn não thất và xuất 
huyết não - não thất)(8). Tỉ lệ thấp này có thể do 
chẩn đoán viêm màng não sơ sinh theo phác đồ 
của bệnh viện Nhi Đồng 2 chỉ đòi hỏi một tiêu 
chuẩn duy nhất là ≥ 21 bạch cầu/mm3 DNT. 
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 
Chẩn đoán viêm màng não sơ sinh đã được 
xác định trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi xuất 
hiện sốt ở 1/3 trường hợp trong nghiên cứu, gợi 
ý đặt ra vấn đề cần chọc dò tuỷ sống sớm. Cần 
nghiên cứu thêm để đánh giá sự cần thiết thực 
hiện sớm thủ thuật này ở trẻ đủ tháng có sốt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alistair GSP (2003) Neonatal meningitis in the new 
millennium. NeoReviews (4) p.73. 
2. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2012), “Viêm màng não vi trùng ở trẻ 
sơ sinh”, Phác đồ điều trị bệnh lý sơ sinh 2012, NXB Y học 
TP.HCM, tr.7 - 11. 
3. Đỗ Thị Lài (1985), “Đặc điểm viêm màng não mủ sơ sinh”, Tiểu 
luận tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa - Trường ĐHYD TPHCM. 
4. Ferrieri P, Wallen LD (2012), “Neonatal Bacterial Meningitis”, 
Avery’s disease of newborn 9th edition,WB Sauders Company,pp 
549 - 550. 
5. Furyk JS, Swann O (2011). Systematic review: neonatal 
meningitis in the developing world. Tropical Medicine & 
International Health, 16 (6), 672-679. 
6. Klein JO, Maecy SM (1983), “Bacterial sepsis and Meningitis”, 
Infection disease of Newborn Infant, WB Saunders company - p679 
– 725 
7. Merves MH (2012), “Neonatology”, The Harriet Lane 
Handbook - 19th edition, The Johns Hopkins Hospital, p455 - 475. 
8. Nasrin K, Ladan A (2014), “Neonatal Meningitis: Risk factors, 
Causes, and Neurologic Complications.”, Iranian Journal of 
Chhild Neurology, 8 (4), pp 46 - 50. 
9. Nguyễn Thị Minh Thư (2002), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng, và dịch tễ học của viêm màng não sơ sinh tại bệnh viện 
Nhi Đồng I”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Nhi 
Khoa, Trường ĐHYD TPHCM. 
10. Washburn TC, Medearis DNJr, Childs B (1965), “Sex 
differences in susceptibility to infections”, Pediatrics, pp 57 – 64. 
Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dich_te_lam_sang_can_lam_sang_va_dieu_tri_viem_mang.pdf