Đặc điểm chữ Hán và phương pháp dạy học chữ Hán giai đoạn cơ sở
Học tốt chữ Hán từ những con chữ đầu tiên có ý nghĩa then chốt, là tiền đề quan trọng để hình thành và
phát triển năng lực thực hành tiếng tổng hợp của người học ở các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, hiệu
quả dạy học chữ Hán hiện nay nhìn chung chưa được cao như mong muốn. Điều này có cả nguyên nhân
khách quan lẫn chủ quan, trong đó không thể không nhắc đến là mảng nghiên cứu lý luận và tổng kết
thực tiễn dạy học chữ Hán chưa được quan tâm và định vị đúng mức. Bài viết này xin đi sâu phân tích đặc
điểm của chữ Hán, đồng thời tổng kết một số phương pháp dạy học chữ Hán dành cho giai đoạn Hán
ngữ cơ sở. Hy vọng có thể bổ sung thêm một số kiến giải hữu ích cho địa hạt nghiên cứu trọng yếu này.
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm chữ Hán và phương pháp dạy học chữ Hán giai đoạn cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm chữ Hán và phương pháp dạy học chữ Hán giai đoạn cơ sở
88 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Ấn tượng ban đầu của những người chưa từng học hoặc mới bắt đầu học tiếng Hán (tiếng Trung) thường là “chữ Hán thật phức tạp, chữ Hán thật khó viết”, từ đó nảy sinh tâm lý “tiếng Hán thật khó học”. Vậy tại sao chữ Hán lại khó học? Tại sao hiệu quả dạy học chữ Hán giai đoạn Hán ngữ cơ sở chưa được cao như mong muốn? Đứng từ góc độ lý luận, chúng tôi nhận thấy có hai nguyên nhân chính, thứ nhất là do bản thân hệ thống chữ Hán có kết cấu đa dạng, lại trải qua quá trình diễn tiến lâu dài, hình thành những quy luật phức tạp cả về hình-âm-nghĩa, không dễ nắm bắt và khái quát. Cũng chính vì điều này mà hiện nay ngay cả ở Trung Quốc vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về chữ Hán. Thứ hai là mảng nghiên cứu đối với sách dạy học chữ Hán vẫn chưa được quan tâm và định vị đúng mức, thiếu những nghiên cứu chuyên ĐẶC ĐIỂM CHỮ HÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮ HÁN GIAI ĐOẠN CƠ SỞ BÙI HUY CƯỜNG Học viện Khoa học Quân sự TÓM TẮT Học tốt chữ Hán từ những con chữ đầu tiên có ý nghĩa then chốt, là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển năng lực thực hành tiếng tổng hợp của người học ở các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, hiệu quả dạy học chữ Hán hiện nay nhìn chung chưa được cao như mong muốn. Điều này có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, trong đó không thể không nhắc đến là mảng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn dạy học chữ Hán chưa được quan tâm và định vị đúng mức. Bài viết này xin đi sâu phân tích đặc điểm của chữ Hán, đồng thời tổng kết một số phương pháp dạy học chữ Hán dành cho giai đoạn Hán ngữ cơ sở. Hy vọng có thể bổ sung thêm một số kiến giải hữu ích cho địa hạt nghiên cứu trọng yếu này. Từ khoá: chữ Hán, dạy viết, phương pháp, tiếng Trung sâu về lỗi sai trong thụ đắc chữ Hán của người học, từ đó đưa ra những kiến giải về phương pháp dạy học và biên soạn giáo trình tài liệu phù hợp cho từng đối tượng người học. Theo thống kê của tác giả Trương Đức Hâm (张德鑫) (2006) về số lượng các bài báo cáo tham luận trong 7 kỳ Hội thảo Dạy học Hán ngữ Quốc tế, số lượng báo cáo về dạy học chữ Hán chỉ chiếm tỉ lệ 5.5%. Hoặc theo thống kê của chúng tôi dựa trên Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “50 năm giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc” tổ chức tại Đại học Hà Nội năm 2009, chỉ có 3/47 bài tham luận của hội thảo này bàn về vấn đề dạy học chữ Hán, tỉ lệ này còn khá khiêm tốn so với các bài báo cáo tham luận về dạy học từ vựng, ngữ pháp. Trong khi đó, dạy học chữ Hán trên thực tế còn rất nhiều vấn đề cần đi sâu nghiên cứu 89KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chủ yếu đi sâu phân tích, làm rõ đặc điểm, thuộc tính của chữ Hán và tổng kết một số phương pháp, kỹ xảo dạy học chữ Hán mà chúng tôi đã đúc rút, vận dụng tương đối hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy tiếng Hán ở nhà trường. 1. ĐẶC ĐIỂM CHỮ HÁN 1.1. Chữ Hán có quá trình diễn tiến lâu dài và ảnh hưởng tương đối sâu rộng Chữ Hán trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hoàn thiện khác nhau, do vậy hình thành nhiều thể chữ hay kiểu chữ khác nhau. Chữ Hán cổ nhất tới nay được cho là chữ Giáp cốt hay còn gọi là Giáp cốt tự (甲骨字)/ Giáp cốt văn (甲骨文). Loại chữ này được khắc trên mai rùa và xương thú, xuất hiện vào thời Ân-Thương (殷商时期), cách nay hơn 3000 năm. Đến nay đã có hơn 5000 hình vẽ trên các hiện vật khảo cổ được nhận định là chữ Giáp cốt và có hơn 2000 chữ trong số đó đã được giải mã, chữ hình thanh chiếm khoảng 27%. Điều này cho thấy chữ Giáp cốt lúc bấy giờ đã là hệ thống văn tự tương đối hoàn thiện. Tiếp sau chữ Giáp cốt là chữ Kim hay Kim văn. Kim văn (金文) còn gọi là Minh văn (铭文) hoặc Chung Đỉnh văn (钟鼎文), là loại chữ được khắc trên đồ kim khí, mà chủ yếu là trên các chuông (钟) và vạc (鼎). Chữ Kim văn ra đời vào cuối thời nhà Thương, thịnh hành vào thời Tây Chu (thế kỷ thứ XI trước công nguyên đến năm 771 trước công nguyên). Kế tiếp chữ Kim văn là chữ Đại triện (大篆), sau đó là chữ Tiểu triện (小篆) còn được gọi là chữ Tần triện (秦篆). Sở dĩ có cách gọi này là vì Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc (năm 221 trước công nguyên) đã thống nhất sử dụng chữ Tiểu triện và nó được sử dụng đến thời Tây Hán (năm 206 trước công nguyên đến năm 08 sau công nguyên). Lệ thư (隶书) là kiểu chữ được giản tiện từ Triện thư, có cách viết khá gần với chữ viết Trung Quốc hiện đại, nó cũng đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của chữ Hán. Quá trình phát triển của Lệ thư có thể chia làm 2 thời kì là Tần Lệ và Hán Lệ. Tần Lệ còn chịu nhiều ảnh hưởng từ Triện thư. Hán Lệ dần cởi bỏ được những ảnh hưởng đó để phát triển thành loại chữ có tính ước lệ cao, được sử dụng thông dụng dưới thời nhà Hán, cụ thể là đạt đến đỉnh cao ở thời Đông Hán (năm 25 đến năm 220 sau công nguyên). Khải thư (楷书) hay còn gọi là Chính thư (正书) hoặc Chân thư (真书), được cải biên từ chữ Lệ thư, xuất hiện vào thời nhà Hán và bắt đầu sử dụng phổ biến vào khoảng thế kỷ thứ III sau công nguyên. Khải thư là sự phát triển đỉnh cao của chữ Hán, là kiểu chữ có kết cấu chặt chẽ, nét bút quy phạm, lại đơn giản dễ viết, do vậy kiểu chữ này cho đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Thảo thư (草书) và Hành thư (行书) có thời gian ra đời gần như song hành với Khải thư, do vậy hai kiểu chữ này thực chất không hẳn là dấu mốc trong quá trình diễn tiến của chữ Hán, nhưng chúng lại là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của thư pháp chữ Hán. Thảo thư là một thể chữ Hán được viết theo kiểu “tốc ký”, nó thường tuân theo những quy ước chung để mọi người có thể đọc được. Hành Hình 1: Các kiểu chữ Hán theo tuyến lịch đại (Nguồn: Image.baidu.com) 90 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thư là kiểu chữ viết tương đối tự do, viết ngoáy hơn so với chữ Khải, nhưng không được phóng khoáng như chữ Thảo, nên Hành thư là kiểu chữ được sử dụng phổ biến trong chép tay văn bản tiếng Hán. Hình 1 là ví dụ về cách viết của 4 chữ 日 (nhật), 月 (nguyệt), 车 (xa), 马 (mã) theo 7 kiểu chữ khác nhau. Theo cột dọc từ trái qua phải, lần lượt là các kiểu chữ Giáp cốt văn (甲骨文), Kim văn (金文), Tiểu triện (小 篆), Lệ thư (隶属), Khải thư (楷书), Thảo thư (草书), Hành thư (行书). Trên phương diện văn hoá, chữ Hán có vị trí quan trọng và ảnh hưởng xuyên suốt tới nền văn hoá Trung Hoa. Ngoài ra, trong suốt quá trình phát triển của mình, chữ Hán còn có ảnh hưởng tương đối lớn tới nhiều quốc gia khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, đây là một thực tế khách quan không thể phủ nhận. Số lượng chữ Hán hiện sử dụng phổ biến trong tiếng Nhật lên tới 2136 chữ. Ở Việt Nam hiện nay, chữ Hán vẫn tồn tại đây đó trong đời sống văn hoá dân gian, như tập tục dán chữ Hỷ trong hôn lễ, tục treo hoành phi-câu đối chữ Hán và chữ Nôm (chữ được ông cha ta sáng tạo dựa trên chữ Hán để ghi lại âm tiết tiếng Việt), nghệ thuật thư pháp chữ Hán. Phần lớn người Việt Nam hiện tại không nhận ra mặt chữ những chữ Hán và chữ Nôm trong các bức thư pháp, hoành phi-câu đối nói trên, nhưng vẫn cảm thấy chúng tương đối thân thuộc trong đời sống tinh thần. Đặc biệt là theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có khoảng hơn 60% số từ vựng của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán (Lê Đình Tư (2010)). Những yếu tố vay mượn từ ngôn ngữ Hán và sau đó được bản địa hoá này đã góp phần làm cho tiếng Việt của chúng ta thêm phong phú, giàu đẹp hơn, đồng thời cũng thể hiện trí tuệ và sự sáng tạo tuyệt vời của ông cha ta trong tiếp xúc và ứng xử với các yếu tố ngôn ngữ, văn hoá ngoại lai. Các từ ngữ gốc Hán kể trên, nhìn chung là lợi thế không nhỏ đối với sinh viên Việt Nam khi học chữ Hán nói riêng và học tiếng Trung Quốc nói chung. 1.2. Chữ Hán là sự kết hợp giữa hình-âm-nghĩa Chữ Hán là sự kết hợp giữa ba yếu tố hình-âm-nghĩa, tức là mỗi chữ Hán đều có mối liên hệ giữa âm đọc, hình dạng và ý nghĩa. Tuy vậy, mối liên hệ giữa các thành tố này không phải là đồng đẳng. Trải qua quá trình diễn tiến lâu dài, mối liên hệ giữa hình ảnh (mặt chữ) với ngữ nghĩa nhìn chung tương đối ổn định và bền vững, nhưng mối liên hệ với ngữ âm thì không được như vậy. Sự biến đổi của âm tiết cũng thường diễn ra nhanh hơn sự biến đổi về ý nghĩa của ngữ tố. Có thể chia chữ Hán làm 4 nhóm là chữ tượng hình, chữ chỉ sự, chữ hội ý, chữ hình thanh. Chữ Hán từ xa xưa được sáng tạo dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ lại thành những chữ mang ý nghĩa, gọi là chữ “Tượng hình” (VD: 山, 羊, 耳). “Chỉ sự” là phương thức tạo chữ dựa trên việc sử dụng những ký hiệu mang tính biểu trưng hoặc ước lệ (VD: 三, 中, 上); “Hội ý” là cách dùng hai hoặc nhiều bộ thủ để tạo ra một chữ mới (VD: 打, 闷, 宿); “Hình thanh” là cách tạo chữ trên cơ sở phối hợp giữa hai bộ phận: bộ phận biểu ý (hình bàng) biểu thị ý nghĩa của chữ và bộ phận biểu âm (thanh bàng) biểu thị âm đọc của chữ, chữ hình thanh chiếm khoảng 90% trong hệ thống chữ Hán (VD: 清, 芽, 圆). Chữ Hán là ký hiệu ngôn ngữ của tiếng Hán, nó vừa có thuộc tính biểu âm lại vừa có thuộc tính biểu ý, trong đó thuộc tính biểu ý là thuộc tính cơ bản. Không khó để nhận thấy thuộc tính biểu ý này của chữ Hán, bởi lẽ ở Trung Quốc có rất nhiều phương ngữ khác nhau, cùng một chữ Hán ở các phương ngữ khác nhau lại có thể có những cách phát âm khác nhau, nhưng ý nghĩa cơ bản của chữ Hán đó vẫn được giữ nguyên. Đây cũng chính là sự khác biệt lớn nhất giữa chữ Hán với chữ phiên âm Latinh – loại chữ thông qua ngữ âm làm trung gian gián tiếp biểu ý, còn chữ Hán có thể trực tiếp biểu ý thông qua hình ảnh, hoặc phân tích hình ảnh, cũng có cả cách thức lấy ngữ âm làm trung gian biểu ý. 1.3. Số lượng chữ Hán nhiều, kết cấu phức tạp Theo học giả Châu Kiện (周健) (2007), thì số lượng chữ Hán nhiều, kết cấu phức tạp, nét bút đa dạng là một trong những nguyên nhân khiến chữ Hán khó học. Theo Tô Anh Hà (苏英霞) trong tiếng Hán chỉ tính riêng số lượng chữ giản thể thông dụng cũng đã có khoảng 7000 chữ, với tổng số 75290 nét, bình quân mỗi chữ là 10.75 nét, trong đó các chữ từ 9-11 nét chiếm số lượng nhiều nhất (2272 chữ, khoảng 33%). Nhiều chữ Hán thông dụng có số lượng nét chữ nhiều (VD: 戴 (17 nét), 赢 (17 nét), 警 (19 nét)). Các bộ phận 91KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v cấu thành chữ bao gồm: 6 nét cơ bản, 25 nét phái sinh, 214 bộ thủ, 560 bộ kiện cơ bản (bộ kiện là bộ phận cấu thành chữ, nó có thể là nét hoặc bộ thủ). Hai chữ Hán có thể phân biệt với nhau thông qua một bộ thủ, một nét chữ, qua cách thức trình bày ngang dọc hoặc qua kích thước trình bày dài ngắn khác nhau. Về kết cấu chỉnh thể, chữ Hán lại được phân thành 2 loại là chữ độc thể (do 1 bộ kiện tạo thành, VD: 本, 重, 大, 里, 女) và chữ hợp thể (do hai bộ kiện trở lên ghép thành, VD: 体, 懂, 休, 理, 妇). Mối liên hệ giữa các nét có thể là song song, giao nhau, nối tiếp nhau. Phương thức kết hợp giữa các các bộ kiện có thể là trên dưới, trái phải, trong ngoài. Chỉ tính riêng cách thức tổ hợp của chữ hình thanh cũng có tới 6 cách, đó là: Trái biểu ý, phải biểu âm (VD: 材, 桐, 评); phải biểu ý, trái biểu âm ( VD: 攻, 鸠, 期); trên biểu ý, dưới biểu âm (VD: 芽, 霜, 竿); dưới biểu ý, trên biểu âm (VD: 盒, 忠, 驾); ngoài biểu ý, trong biểu âm (VD: 阂, 圆, 病); trong biểu ý, ngoài biểu âm (VD: 问, 闷, 辩). Các quy tắc viết chính tả cơ bản của chữ Hán, bao gồm: phẩy trước mác sau (VD: 人, 八, 入); ngang trước sổ sau (VD: 十, 干, 王); trên trước dưới sau (VD: 三, 竟, 音) ; trái trước phải sau (VD: 理, 湖, 谢); ngoài trước trong sau (VD:同, 风, 周); vào nhà trước đóng cửa sau (VD: 国, 圆, 园); giữa trước hai bên sau (VD: 小, 水, 办). Ngoài 7 quy tắc này còn có một số quy tắc bổ sung. Ví dụ, đối với những chữ được vây kín 3 mặt sẽ có thêm các quy tắc như: khuyết bên trên – trong trước ngoài sau (VD: 凶, 幽); khuyết bên phải – trên trước trong sau rồi đến trái và dưới (VD: 巨, 医, 区). Đối với những chữ có nét chấm: những chữ có nét chấm bên trên chính giữa hoặc bên trái thường thì nét chấm viết trước (VD: 六, 义, 门); những chữ có nét chấm bên phải phía trên thường thì nét chấm viết sau (VD: 我, 书, 发); những chữ có nét chấm bên trong thường thì nét chấm viết sau (VD: 叉, 丹, 鸟). Do vậy, có thể nhận thấy phương thức tổ hợp và kết cấu chữ Hán đa dạng, phức tạp hơn rất nhiều lần so với các văn tự chỉ đơn thuần biểu âm. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮ HÁN CƠ BẢN GIAI ĐOẠN CƠ SỞ 2.1. Kết hợp dạy chữ theo nét với bộ kiện, bộ thủ Bản chất của phương pháp này là vừa chú trọng đến quy phạm chính tả, vừa chú trọng tới lý giải ý nghĩa của các bộ phận cấu thành nên chữ, từ đó lý giải ý nghĩa chỉnh thể của chữ. Hệ thống chữ Hán có 214 bộ thủ, người dạy không nhất thiết phải giảng giải ý nghĩa của tất cả 214 bộ thủ này, nhưng cần phải giới thiệu cho người học các bộ thủ cơ bản, thường gặp, như: 十 (thập), 亻 (nhân), 八 (bát ), 力 (lực), 讠(ngôn), 又 (hựu) , 氵(chấm thuỷ), 口 (khẩu), 土 (thổ), 女 (nữ), 山 (sơn), 大 (đại), 扌(thủ) , 心 (tâm), 忄(tâm đứng), 马 (mã), 日 (nhật ), 曰 (viết), 月 (nguyệt ), 木 (mộc), 车 (xa), 火 (hoả), 贝 (bối), 目 (mục), 田 (điền ), 禾 (hoà), 白 (bạch), 立 (lập), 米 (mễ)... Từ đó giúp cho người học hình thành ý thức tìm hiểu, khám phá nội hàm ẩn chứa trong mỗi bộ thủ, mỗi con chữ và hình thành ý thức nhớ chữ, học chữ theo bộ thủ. Về bình diện nét chữ, chữ Hán có thể được tạo bởi các nét cơ bản và nét phái sinh. Việc nhớ tên các nét cơ bản và các nét phái sinh thông dụng là điều bắt buộc đối với người học. Trong bài giảng nhập môn, người dạy cần khái quát cho người học về tính cân đối của chữ Hán, bất luận là chữ một nét hay mấy chục nét cũng đều nằm trọn trong một ô vuông. Ngoài ra cần cung cấp và giảng giải cho người học 6 nét cơ bản (ngang, sổ, phẩy, mác, chấm, hất), một số nét phái sinh thông dụng (ngang gập, ngang móc, sổ gập, sổ móc, sổ hất) và một số bộ thủ cơ bản, qua đó giúp người học hình hành nhận thức tổng quan về chữ Hán. Nét là đơn vị cơ bản nhất, nét cấu thành bộ, bộ cấu thành chữ Hán. Dạy học chữ Hán theo đơn vị bộ thủ là sự kết hợp giảng giải hình thức và ý nghĩa; dạy học theo nét thì chú trọng đến quy phạm chính tả. Dạy học theo nét kết hợp với phân tích, giảng giải bộ kiện, bộ thủ không những không có mâu thuẫn với nhau, mà còn có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học chữ Hán. Cũng cần phải nhấn mạnh thêm, ở giai đoạn Hán ngữ cơ sở, nhất là ở những bài giảng đầu tiên, “Giáo viên nêu gương trong việc viết chữ đúng quy tắc” là một trong những nguyên tắc cần được thực hiện triệt để. Viết đúng quy tắc ở đây tập trung ở việc viết chữ cân đối và đúng thứ tự các nét, các bộ kiện. Người dạy chỉn chu trong trình bày từng nét chữ sẽ có tác dụng làm cho người học hình thành tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học viết chữ. Ngược lại, nếu như người dạy hay viết ngoáy hoặc viết chữ không cân đối, không chỉn chu sẽ làm cho người học mô phỏng sai, hoặc 92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI sao nhãng các quy tắc chính tả chữ Hán, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng dạy học chữ Hán giai đoạn Hán ngữ cơ sở. 2.2. Kết hợp dạy viết chữ với dạy từ mới, cung cấp phiên âm và giải nghĩa Hán Việt Ngoài mục đích nhớ chữ, thuộc chữ, thì giao tiếp cũng là mục đích quan trọng hàng đầu của dạy học tiếng Hán. Khi người học có khả năng giao tiếp tốt, họ sẽ có sự tự tin trong học viết chữ Hán. Hiện nay, phần lớn các trường ở Việt Nam đều chọn phương án giảng dạy chữ Hán lồng ghép trong bộ môn thực hành tiếng, mà không tách thành bộ môn riêng. Cụ thể là dạy viết chữ Hán được lồng ghép trong phần dạy từ mới, phương án này là khả thi và nó cũng đã cho thấy nhiều ưu điểm nhất định. Tuy vậy, phương pháp này cũng đặt ra yêu cầu rất khắt khe đối với người dạy trong việc xây dựng kế hoạch bài giảng, đó là phải chú ý cân đối giữa truyền thụ kiến thức chữ Hán với kiến thức giao tiếp. Trên thực tế, để giảm bớt gánh nặng, áp lực trong việc học chữ Hán và kích thích năng lực giao tiếp, người dạy có thể kết hợp dạy viết chữ với cung cấp một số từ mới mở rộng dưới dạng phiên âm cho người học, để tạo không khí vui vẻ, tinh thần hứng khởi trong học tập. Ví dụ, bài 8 Giáo trình Hán ngữ 1《苹果多少钱一 斤》(Nửa kg táo bao nhiêu tiền), xuất hiện từ mới “ 苹果” (quả táo), người dạy có thể mở rộng thêm vốn từ cho người học dưới dạng cung cấp phiên âm chữ “Píngguǒ shǒujī” (điện thoại quả táo/Iphone), bởi từ này khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay và cũng gây sự hứng thú với giới trẻ. Hoặc cũng có thể tìm những bài hát tiếng Hán có mẫu câu đơn giản, in lời bài hát dưới dạng phiên âm cho người học tập hát trong giờ ôn tập với thời lượng giới hạn nhất định hoặc trong giờ nghỉ giải lao nếu người học cảm thấy hứng thú, qua đó có thể khơi gợi niềm đam mê học tập cho người học. Tuy nhiên, vẫn phải nhấn mạnh thêm, ở giai đoạn Hán ngữ cơ sở, tính mô phạm trong dạy chữ là rất quan trọng. Người dạy có thể cung cấp một khối lượng kiến thức mở rộng dưới dạng phiên âm, nhưng tuyệt đối không được lạm dụng phương thức này. Người dạy cũng có thể kết hợp dạy viết với cung cấp nghĩa Hán-Việt của một số chữ Hán cho người học. Lý giải nghiã Hán-Việt của chữ Hán sẽ giúp người học hiểu chữ sâu hơn, nhớ chữ lâu hơn và phát triển vốn từ nhanh hơn. Cách dạy học này thông qua lợi thế của việc lý giải ý nghĩa những ngữ tố và từ ngữ gốc Hán trong tiếng Việt để lý giải ý nghĩa chữ Hán tốt hơn. Cách dạy học này cũng không phải mới mẻ, mà từ xa xưa đã được ông cha ta đúc rút và vận dụng hiệu quả trong dạy học chữ Hán. Ông cha ta thông qua sử dụng lối văn vần và đối ngẫu để đưa ra những cách giảng giải gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ về chữ Hán, ví dụ: “Gia – nhà, quốc – nước, Tiền – trước, hậu – sau, Ngưu – trâu, mã – ngựa” Hoặc là: “Thiên – trời, địa – đất Cử – cất, tồn – còn Tử – con, tôn – cháu Lục – sáu, tam – ba” Phương pháp dạy viết chữ Hán kết hợp với giải thích ý nghĩa Hán-Việt của một số chữ Hán đặt ra yêu cầu rất cao cho người dạy trong việc tìm hiểu nghĩa từ Hán-Việt, để truyền thụ một cách chính xác tới người học. Ở góc độ này, dạy học chữ Hán còn góp phần nâng cao trình độ lý giải ý nghĩa từ ngữ Hán-Việt cho người học. 2.3. Vận dụng các trò chơi trong dạy học chữ Hán Thiết kế và áp dụng một số trò chơi chữ Hán cũng là phương pháp dạy học chữ Hán tích cực theo hướng lấy người học làm trung tâm. Trò chơi chữ Hán nếu được thiết kế và sử dụng hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả dạy học chữ Hán. Trong bài giảng giai đoạn Hán ngữ cơ sở, người dạy có thể thiết kế, tổ chức một số trò chơi nhằm tạo ra không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, giúp cho người học có thể vượt qua tâm lý ngại ngùng, trở nên linh hoạt và chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức. Các trò chơi có thể sử dụng như: viết chữ đã học theo 1 bộ thủ cho trước, trò chơi thêm một nét tạo chữ mới, trò chơi viết những chữ đồng âm khác nghĩa, trò chơi đố vui, trò chơi giải ô chữ Ví dụ, về trò chơi viết chữ Hán đã học theo bộ thủ cho trước: sau khi học xong Quyển 1 của bộ Giáo trình Hán ngữ, khi tiến hành ôn tập kiến thức cũ, giảng viên 93KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v có thể yêu cầu học viên viết lại các chữ Hán đã học có xuất hiện bộ khẩu (口), vì nó là bộ thủ có tần suất sử dụng tương đối cao và tham gia tổ hợp thành nhiều từ mới nhất ở Quyển 1. Có thể mời 1-2 học viên lên bảng viết, các học viên còn lại ngồi tại chỗ viết đáp án ra giấy, thời gian quy định là 8 phút. Trong lúc học viên viết chữ trên bảng, giảng viên cũng có thể xuống từng bàn để nắm xem trình độ viết chữ của học viên trong lớp thế nào (viết chữ có tuân thủ quy phạm và mỹ quan hay không). Sau 8 phút giảng viên tiến hành chữa và chấm điểm cho học viên trên bảng, các bạn ở dưới theo dõi, nhận xét, bổ sung. Sau đó có thể nắm xem học viên nào trong lớp viết được nhiều chữ nhất; có bao nhiêu học viên viết được trên 10 chữ, bao nhiêu học viên viết được 8-10 chữ, bao nhiêu học viên viết được 5-7 chữ, bao nhiêu học viên viết được dưới 5 chữ qua đó cũng có thể nắm được sơ bộ về khả năng nhớ chữ của từng học viên và mặt bằng chung của lớp để điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp hơn ở giai đoạn tiếp theo. Giảng viên biểu dương và cả lớp vỗ tay khen ngợi học viên viết được nhiều chữ chính xác nhất. Ví dụ, về trò chơi thêm một nét tạo chữ mới: Giảng viên có thể lựa chọn một số chữ Hán viết lên bảng. Trước tiên cho học viên nhận đọc chữ Hán đó, sau đó yêu cầu học viên thêm 1 nét để tạo thành chữ mới có ý nghĩa. Các chữ Hán mà giảng viên có thể lựa chọn để cung cấp cho học viên như: TT Chữ ban đầu Chữ mới 1 人 个,大 2 王 玉 3 头 买 4 牛 生 5 白 百 6 休 体 7 天 夫 8 名 各 9 古 舌 10 叶 吐 11 几 凡 12 火 灭 13 尤 龙 14 亚 严 15 从 丛 16 曰 白, 田,甲, 由,申, 电, 旦 Ví dụ, về trò chơi viết các chữ đồng âm khác nghĩa theo phiên âm cho trước: giảng viên cung cấp lên bảng phiên âm chữ “lì”, yêu cầu học viên viết ra 5 chữ Hán có âm đọc “lì”. Giảng viên gọi 1 học viên lên bảng theo tinh thần xung phong, các học viên khác ngồi tại chỗ viết đáp án ra vở nháp. Học viên có thể đưa ra đáp án như “力”, “立”, “利”, “历”, “厉” Khi học viên đưa ra đáp án sai, như đưa ra các chữ “李” (lǐ) , “梨” (lí) thì giảng viên cần gợi mở để học viên nhận thấy lỗi sai và sửa trực tiếp. Sau khi học viên viết xong, có thể hỏi học viên về các chữ đã viết, ví dụ: chữ “立” được tổ hợp trong những chữ nào, chữ “利” được tổ hợp trong những chữ nào. Để trò chơi phát huy hiệu quả cao nhất, giảng viên khi thiết kế và áp dụng các trò chơi trong dạy học chữ Hán cần bám sát chương trình môn học để có thể đưa ra những trò chơi phù hợp, sát với nội dung bài học, tránh đưa ra những trò chơi quá khó (kiến thức vượt quá khả năng của học viên). Đồng thời giảng viên cũng cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về phương tiện, giáo cụ cần thiết và sắp xếp, sử dụng thời gian linh hoạt khi tổ chức trò chơi chữ Hán. Tích cực tham gia các trò chơi chữ Hán, giúp học viên hiểu bài sâu hơn, tự nhiên và mạnh dạn hơn. Lý Tuyền (李泉) và Nguyễn Sướng (阮畅) (2012) cũng chỉ ra yêu cầu xây dựng quan niệm đúng đắn về chữ Hán và dạy học chữ Hán, như xác lập quan niệm lạc quan và nhân văn trong dạy học, từ đó giúp học viên có thêm tự tin và nghị lực để học tốt chữ Hán. 3. KẾT LUẬN Trong thực tiễn dạy học, các phương pháp dạy học chữ Hán nêu trên thường không thực hiện một cách đơn lẻ mà được thực hiện đan xen lẫn nhau, qua đó có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Người dạy một mặt cần chú trọng khâu dạy viết chữ trên lớp, tăng cường kiểm tra việc hoàn thành bài tập của người học; thường xuyên tiến hành thu vở bài tập, chữa lỗi sai và phê duyệt; mặt khác cũng cần cải tiến phương pháp giảng dạy, thiết kế các bài giảng sinh động, hấp dẫn; thường xuyên động viên, khích lệ, biểu dương đối với những tiến bộ dù là nhỏ trong viết chữ của người học, từ đó giúp người học vượt qua mặc cảm, tiếp tục kiên trì để học tập chữ Hán tốt hơn. Chúng tôi tin rằng, trong thực tế giảng dạy chữ Hán ở nhà trường, còn có rất nhiều những phương pháp, kỹ xảo dạy học hay đã 94 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI được các thầy cô giáo vận dụng rất hữu hiệu, nhưng chưa được tổng kết hoặc đưa ra thảo luận. Do vậy nghiên cứu chữ Hán và tổng kết các phương pháp, kỹ xảo dạy học chữ Hán cùng các giải pháp dạy học khác vẫn sẽ là vấn đề cần được chú trọng và tiếp tục đi sâu nghiên cứu trong thời gian tới./. Tài liệu tham khảo: 1. Lê Đình Tư (2010), Ảnh hưởng của tiếng Hán đối với sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, <https://ngnnghc. wordpress.com>. 2. 李泉, 阮畅.2012.汉字难学”之教学对策[J].汉语学 习(4). 3. 苏英霞.2015.国际汉语教学: 汉字教学方法与技巧 [M].北京:北京语言大学出版社. 4. 张德鑫.2006.从“词本位”到“字中心”一一对 外汉语教学的战略转移[J].汉语学报(2). 5. 周健.2007.汉字教学理论与方法[M].北京:北京大 学出版社. CHARACTERISTICS OF HAN ZI AND THE METHODS OF LEARNING HAN ZI AT BASIC LEVEL BUI HUY CUONG Abstracts: learning Han zi well at the beginning has a key determiner of developing language practice at higher levels. However, the effectiveness of teaching Han zi is currently not high standard. This is rooted from both objective and subjective causes, in which theoretical research and practice synthesis about Han zi teaching has not been paid enough attention. The article will provide an insight into characteristics of Han zi and synthesize several methods of teaching Han zi for the elementary level. It aims at supplementing some useful knowledge for this crucial field of study. Keywords: Han zi, teaching writing, methodology, mandarin Ngày nhận: 04/8/2016 Ngày phản biện: 04/9/2016 Ngày duyệt đăng: 20/9/2016
File đính kèm:
- dac_diem_chu_han_va_phuong_phap_day_hoc_chu_han_giai_doan_co.pdf