Đặc điểm bệnh tim mạch kết hợp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 tìm hiểu đặc điểm bệnh tim mạch kết hợp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn

mạn tính. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 162 bệnh nhân được chẩn

đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 01 - 2016 đến 10 - 2018. Kết quả và kết luận:

tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 72,3 ± 9,8. Nhóm > 60 tuổi chiếm 89,4%. Tỷ lệ nam/nữ: 3/1.

Tỷ lệ bệnh tim mạch: bệnh van tim người lớn tuổi gặp 100% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn

mạn tính, tăng huyết áp 84%, rối loạn nhịp tim 65,4%, bệnh tim thiếu máu cục bộ và hội chứng

suy tim phải 57,4% và 36,4%. 2,5% bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại biên. Đặc điểm

suy tim: 50,6% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy tim: suy tim phải 36,4%,

suy tim trái 0,6% và suy tim toàn bộ 13,9%. Liên quan giữa đặc điểm bệnh tim mạch với

giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn III

có tỷ lệ tâm phế mạn, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ cao nhất (48,6%; 53,6%; 52,9%;

46,2% và 75%).

pdf 6 trang kimcuc 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm bệnh tim mạch kết hợp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm bệnh tim mạch kết hợp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đặc điểm bệnh tim mạch kết hợp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020 
62 
ĐẶC ĐIỂM BỆNH TIM MẠCH KẾT HỢP Ở BỆNH NHÂN 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 
 Bùi Mai Hương1; Nguyễn Đình Tiến2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm bệnh tim mạch kết hợp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 162 bệnh nhân được chẩn 
đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ 01 - 2016 đến 10 - 2018. Kết quả và kết luận: 
tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 72,3 ± 9,8. Nhóm > 60 tuổi chiếm 89,4%. Tỷ lệ nam/nữ: 3/1. 
Tỷ lệ bệnh tim mạch: bệnh van tim người lớn tuổi gặp 100% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính, tăng huyết áp 84%, rối loạn nhịp tim 65,4%, bệnh tim thiếu máu cục bộ và hội chứng 
suy tim phải 57,4% và 36,4%. 2,5% bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại biên. Đặc điểm 
suy tim: 50,6% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy tim: suy tim phải 36,4%, 
suy tim trái 0,6% và suy tim toàn bộ 13,9%. Liên quan giữa đặc điểm bệnh tim mạch với 
giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn III 
có tỷ lệ tâm phế mạn, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ cao nhất (48,6%; 53,6%; 52,9%; 
46,2% và 75%). 
* Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Bệnh tim mạch. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) 
là một trong những nguyên nhân hàng 
đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế 
giới, dẫn đến gánh nặng ngày càng tăng 
về kinh tế và xã hội. Mặc dù BPTNMT 
ảnh hưởng chủ yếu tại phổi, nhưng nó 
cũng gây ra nhiều bệnh lý toàn thân, 
đặc biệt là bệnh lý tim mạch: bệnh không 
những gây tổn thương tim phải mà còn 
ảnh hưởng đến tim trái, rối loạn nhịp, 
thiếu máu cục bộ cơ tim, xơ vữa động 
mạch, tắc mạch Tỷ lệ mắc BPTNMT 
thường liên quan trực tiếp đến hút thuốc 
lá, mặc dù ở nhiều nước, ô nhiễm không khí 
ngoài trời, ở nơi làm việc và trong nhà 
là những yếu tố nguy cơ chính của 
BPTNMT. Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ 
của bệnh lý tim mạch. Vì vậy, ở bệnh 
nhân (BN) bị BPTNMT thường kèm theo 
nhiều bệnh lý tim mạch khác, làm biểu 
hiện lâm sàng của BPTNMT thêm đa 
dạng. Những ảnh hưởng về bệnh lý tim 
mạch do BPTNMT gây nên và sự kết hợp 
giữa bệnh lý tim mạch với BPTNMT càng 
làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh, 
tăng biến chứng và tử vong. Chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Tìm hiểu 
đặc điểm bệnh tim mạch kết hợp ở BN 
BPTNMT. 
1. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn 
2. Bệnh viện TWQĐ 108 
Người chịu trách nhiệm (Corresponding author): Bùi Mai Hương (huongkorea07@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 21/12/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/12/2019 
 Ngày bài báo được đăng: 09/01/2020 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020 
63 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu. 
162 BN được chẩn đoán xác định 
BPTNMT, điều trị tại Khoa Nội Hô hấp, 
Nội Tim mạch và Hồi sức Cấp cứu Nội - 
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. 
Thời gian nghiên cứu từ 01 - 2016 đến 
10 - 2018. 
* Tiêu chuẩn chọn BN: 
- BN được chẩn đoán xác định BPTNMT 
theo GOLD (2016). 
- BN được chẩn đoán xác định tăng 
huyết áp theo JNC 7 và Hướng dẫn Thực 
hành lâm sàng tăng huyết áp (2017). 
- BN được chẩn đoán xác định suy tim 
theo Hiệp hội Tim mạch châu Âu (2016). 
- BN được chẩn đoán xác định tâm 
phế mạn theo Ủy ban Chuyên gia của Tổ 
chức Y tế Thế giới (1998). 
- BN đồng ý tham gia nghiên cứu. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- BN không đo được chức năng thông 
khí phổi, không được làm điện tim, siêu 
âm tim. 
- BN không đồng ý hợp tác. 
- BN tái nhập viện trong thời gian 
nghiên cứu. 
2. Phương pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
* Các thông tin cần thu thập: 
 - Thông tin chung: tuổi, giới, nghề nghiệp, 
khu vực sống, lý do vào viện. 
- Tiền sử, bệnh sử. 
- Khám lâm sàng. 
- Phân loại giai đoạn bệnh theo GOLD 
(2016). 
- Xét nghiệm cận lâm sàng: 
+ Đo chức năng hô hấp được làm tại 
Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa 
Xanh Pôn. 
+ Siêu âm tim, mạch được làm tại 
phòng siêu âm tim, Bệnh viện Đa khoa 
Xanh Pôn. Đối chiếu lâm sàng, cận lâm 
sàng với siêu âm tim. 
+ Điện tâm đồ được làm tại Khoa Nội 
Hô hấp, Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 
Đa khoa Xanh Pôn. Đối chiếu lâm sàng, 
cận lâm sàng với điện tâm đồ. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm tuổi và giới. 
Bảng 1: Phân bố BN nghiên cứu theo tuổi và giới tính. 
Chung Nam Nữ 
Nhóm tuổi 
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) 
p 
< 50 1 0,6 1 0,8 0 0,0 
50 - 59 16 9,9 13 10,7 3 7,3 
60 - 69 49 30,2 39 24,1 10 6,2 
70 - 79 54 33,3 38 23,5 16 9,9 
≥ 80 42 25,9 30 18,5 12 7,4 
> 0,05 
Tuổi trung bình 72,3 ± 9,8 71,7 ± 9,9 74,3 ± 9,2 
n 162 121 41 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020 
64 
Độ tuổi trung bình của BN 72,3 ± 9,8, cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả 
trong nước như: Nguyễn Chính Điện (68,1 ± 9,3) [1]; Nguyễn Thị Kim Oanh (67,06 ± 10,3) 
[2] và cao hơn so với một số tác giả nước ngoài như: Abroug và CS [6]; Mailsel A.S 
(64 ± 17) [7]. 
BN nam chủ yếu ở độ tuổi 60 - 69 và 70 - 79 (47,6%). Trong khi đó, BN nữ gặp nhiều 
nhất ở độ tuổi 70 - 79 (9,9%), không có BN nữ nào ở độ tuổi < 50. 
2. Tỷ lệ bệnh tim mạch ở BN nghiên cứu. 
Bảng 2: Tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở BN BPTNMT. 
Các loại bệnh lý tim mạch n Tỷ lệ (%) 
Rối loạn nhịp tim 106 65,4 
Dày nhĩ phải trên điện tâm đồ 74 45,7 
Hội chứng suy tim phải 59 36,4 Tâm phế mạn 
Tăng áp lực động mạch phổi trung tâm 69 42,6 
Bệnh van tim người lớn tuổi 162 100,0 
Tăng huyết áp 136 84,0 
Suy tim 82 50,6 
Bệnh tim thiếu máu cục bộ 93 57,4 
Bệnh mạch máu ngoại biên 4 2,5 
Trong các bệnh lý tim mạch, bệnh van 
tim người lớn tuổi gặp 100% BN BPTNMT. 
Trong các bệnh lý tim mạch, bệnh 
van tim người lớn tuổi gặp nhiều nhất 
(100% BN). 
Tỷ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu 
này cao hơn của Nguyễn Thị Kim Oanh 
(37/100 BN = 37%) [2], do hiện nay tình 
trạng xơ vữa mạch máu, thừa cân là 
nguyên nhân hay gặp và ngày càng tăng. 
Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trong nghiên cứu 
của chúng tôi thấp hơn của Nguyễn Thị 
Kim Oanh với 76/100 BN (76%) [2] và 
nghiên cứu của Khoa Tim mạch Tổng 
quát, Bệnh viện Nhân dân Gia Định 
(96 BN = 70,8% [3]. 
Tỷ lệ BN tâm phế mạn trong nghiên 
cứu này đánh giá tăng áp lực động mạch 
phổi qua siêu âm tim thấp hơn của Ngô 
Quý Châu và Nguyễn Chính Điện (70,6%) 
[1], Chu Thị Hạnh và Ngyễn Thị Kim 
Oanh (75%) [2]. Điều này có thể giải thích 
do hiện nay siêu âm tim phát hiện sớm 
tăng áp lực động mạch phổi trung tâm, 
giúp chẩn đoán tâm phế mạn giai đoạn 
sớm, chưa có biểu hiện lâm sàng, ngoài 
ra BN mắc BPTNMT trong nghiên cứu 
của các tác giả đều ở Trung tâm Hô hấp, 
Bệnh viện Bạch Mai là tuyến Trung ương 
nên BN vào điều trị thường nặng và rất 
nặng, tỷ lệ suy tim phải ở BN gặp nhiều 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020 
65 
hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ 
BN tâm phế mạn chẩn đoán theo biểu 
hiện dày nhĩ phải trên điện tâm đồ 
45,7%, tương tự kết quả của Nguyễn Thị 
Thuý Nga (35,8%) [4]; hội chứng suy tim 
phải 36,4%, cao hơn Nguyễn Thị Kim 
Oanh (19%) [2]. 
Tỷ lệ suy tim trong nghiên cứu tương tự 
của Ngô Quý Châu và Nguyễn Chính Điện 
(40,1%) [1], cao hơn của Nguyễn Thị Kim 
Oanh (22%) [2] và Bệnh viện Nhân dân Gia 
Định (18,8%) [3]. 
Tỷ lệ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ 
cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị 
Kim Oanh (12%) [2]. 
Chúng tôi nhận thấy 100% BN đều có 
bệnh lý tim mạch kèm theo. Đặc điểm này 
cũng được ghi nhận trong một số nghiên 
cứu khác về BPTNMT. 
Bảng 3: Đặc điểm suy tim ở BN BPTNMT. 
Biểu hiện n = 162 Tỷ lệ (%) 
Suy tim phải 59 36,4 
Suy tim trái (EF < 50%) 1 0,6 Suy tim 
Suy tim toàn bộ 22 13,9 
Không suy tim 80 49,4 
Như vậy, suy tim trong nghiên cứu này vừa là hậu quả suy tim phải của BPTNMT, 
vừa kết hợp suy tim trái với BPTNMT. Các nghiên cứu trước đây thấy khoảng 10% BN 
nhập viện vì suy tim có kèm BPTNMT, gần đây các báo cáo cho thấy tỷ lệ này tăng lên 
khoảng 20 - 30% và khoảng 30% BN BPTNMT có kèm suy chức năng thất trái. Nghiên 
cứu của Nguyễn Chính Điện gặp 41/102 BN suy tim (40,1%) [1], của Hoàng Đức Bách 
là 26/81 BN (32,1%) suy tim (nồng độ BNP > 100 pg/ml) [7]. 
3. Liên quan giữa đặc điểm bệnh lý tim mạch với lâm sàng BPTNMT. 
Bảng 4: Liên quan bệnh lý tim mạch ở bệnh động mạch vành với giai đoạn BPTNMT. 
Giai đoạn bệnh 
II III IV Bệnh tim mạch 
n 
Tỷ lệ 
(%) n 
Tỷ lệ 
(%) n 
Tỷ lệ 
(%) 
p 
Rối loạn nhịp tim (n = 106) 48 45,3 46 43,4 12 11,3 > 0,05 
Dày nhĩ phải trên điện 
tâm đồ (n = 74) 
29 39,2 36 48,6 9 12,2 < 0,05 
Tâm phế mạn 
Tăng áp lực động mạch 
phổi trung tâm (n = 69) 
24 34,8 37 53,6 8 11,6 > 0,05 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020 
66 
Bệnh van tim người lớn tuổi (n = 162) 80 49,4 67 41,4 15 9,3 > 0,05 
Tăng huyết áp (n = 136) 69 50,7 54 39,7 13 9,6 > 0,05 
Suy tim (n = 82) 30 36,6 43 52,9 9 11 < 0,01 
Bệnh tim thiếu máu cục bộ (n = 93) 41 44,1 43 46,2 9 9,7 > 0,05 
Bệnh mạch máu ngoại biên (n = 4) 1 25,0 3 75,0 0 0 > 0,05 
Tỷ lệ BN có rối loạn nhịp tim giảm dần 
theo mức độ nặng của bệnh, giai đoạn II 
có rối loạn nhịp tim 45,3%, giai đoạn III là 
43,4% và giai đoạn IV là 11,3%. Tuy nhiên, 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
(p > 0,05), tương tự với BN có tăng 
huyết áp (p > 0,05). 
Tỷ lệ BN BPTNMT có dày nhĩ phải trên 
điện tâm đồ, tăng áp lực động mạch phổi 
trung tâm, suy tim và bệnh tim thiếu máu 
cục bộ cao nhất ở giai đoạn III. Giai đoạn 
IV có tỷ lệ thấp nhất. Tuy nhiên, khác biệt 
có ý nghĩa thống kê chỉ thấy ở BN có dày 
nhĩ phải trên điện tâm đồ (p < 0,05) và 
suy tim (p < 0,01). Điều này dễ hiểu do 
phần lớn bệnh tim mạch có kết hợp với 
BPTNMT, không phải là hậu quả của 
bệnh. Riêng tâm phế mạn là hậu quả của 
bệnh lên tim phải đều gặp các giai đoạn, 
nhưng không tăng dần theo giai đoạn của 
bệnh như nhiều tác giả đã nhận xét [1, 8], 
cao nhất ở giai đoạn III (53,6%) và thấp 
nhất nhất ở giai đoạn IV (11,6%), do BN 
giai đoạn IV nằm điều trị chủ yếu tại Khoa 
Hồi sức Tích cực, số BN giai đoạn IV ít 
nên khó đánh giá chính xác tỷ lệ tâm 
phế mạn. 
BN BPTNMT có bệnh mạch máu ngoại 
biên cao nhất ở giai đoạn III và không BN 
nào ở giai đoạn IV có bệnh mạch máu 
ngoại biên, khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê với p > 0,05. 
KẾT LUẬN 
Tuổi trung bình của BN nghiên cứu 
72,3 ± 9,8. Phần lớn ở nhóm > 60 tuổi 
(89,4%), đây cũng là độ tuổi có nguy cơ 
mắc BPTNMT và các bệnh tim mạch kèm 
theo. Tỷ lệ nam/nữ: 3/1. 
Trong các bệnh lý tim mạch, bệnh van 
tim người lớn tuổi gặp 100% BN BPTNMT. 
Tăng huyết áp 84%. BN BPTNMT có rối 
loạn nhịp tim chiếm 65,4%. 57,4% BN có 
bệnh tim thiếu máu cục bộ và 36,4% có 
hội chứng suy tim phải. 2,5% BN mắc 
bệnh mạch máu ngoại biên. 50,6% BN 
BPTNMT có suy tim. Trong đó suy tim 
phải 36,4%, suy tim trái 0,6% và suy tim 
toàn bộ 13,9%. BN mắc BPTNMT giai 
đoạn III có tỷ lệ tâm phế mạn, suy tim, 
bệnh tim thiếu máu cục bộ cao nhất 
(48,6%; 53,6%; 52,9%; 46,2% và 75%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ngô Quý Châu, Nguyễn Chính Điện. 
Nghiên cứu một số bệnh lý tim mạch đồng 
mắc ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn đợt 
cấp điều trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện 
Bạch Mai. Luận văn Chuyên khoa Cấp II. 
Trường Đại học Y Hà Nội. 2010. 
2. Nguyễn Thị Kim Oanh. Nghiên cứu một 
số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi 
tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Trung tâm Hô hấp, 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2020 
67 
Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sỹ Y học. 
2013. 
3. Khảo sát tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch 
đồng mắc ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính tại Khoa Tim mạch Tổng quát, Bệnh 
viện Nhân dân Gia Định từ tháng 02/2010 đến 
tháng 8/2011. 
4. Nguyễn Thị Thúy Nga. Nghiên cứu sự 
thay đổi hình thái và chức năng tâm trương 
thất phải bằng siêu âm tim Doppler ở bệnh 
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen 
phế quản. Học viện Quân y. 2007. 
5. Hoàng Đức Bách. Đặc điểm lâm sàng, 
cận lâm sàng và nồng độ BNP ở bệnh nhân 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp điều trị 
tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Luận 
văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 
2008. 
6. Abroug F, Ounes B.L, Ncini N. 
Association of left heart dysfunction with 
severe exacerbation of chronic obstructive 
pulmonary disease. Am J Respir Crit Care 
Med. 2006, Vol 174, pp.990-996. 
7. Maisel A.S. B-type natriuretic peptide 
levels: A potential novel “White count” for 
congestive heart failure. Journal of Cardiac 
Failure. 2001, 7 (2), pp.183-193. 
8. Corinaldesi A, Zompatory M, Sturani C 
et al. The assessment of pulmonary artery 
pressure by pulsed in patients with obtructive 
pneumopathy. Radiol Med (Torino). 1991, 8 (5), 
pp.589-595. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_benh_tim_mach_ket_hop_o_benh_nhan_benh_phoi_tac_ngh.pdf