Cục diện thế giới hiện nay và hàm ý chính sách đối ngoại cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, cục diện thế giới có những diễn biến phức tạp khôn lường.

Những biến động của thế giới luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của

các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích cục diện thế giới hiện nay, bài viết đưa ra

một số gợi ý chính sách cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, gồm: tư tưởng

chỉ đạo phương châm, nguyên tắc đối ngoại; sức mạnh quốc gia; quan điểm, chính sách với đối tác

cụ thể; tuyên truyền đối ngoại.

pdf 8 trang kimcuc 14460
Bạn đang xem tài liệu "Cục diện thế giới hiện nay và hàm ý chính sách đối ngoại cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cục diện thế giới hiện nay và hàm ý chính sách đối ngoại cho Việt Nam

Cục diện thế giới hiện nay và hàm ý chính sách đối ngoại cho Việt Nam
20 
Cục diện thế giới hiện nay 
và hàm ý chính sách đối ngoại cho Việt Nam 
Lưu Thúy Hồng1 
1 Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 
Email: luuthuyhongajc @gmail.com 
Nhận ngày 2 tháng 2 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 3 năm 2019. 
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, cục diện thế giới có những diễn biến phức tạp khôn lường. 
Những biến động của thế giới luôn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của 
các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích cục diện thế giới hiện nay, bài viết đưa ra 
một số gợi ý chính sách cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, gồm: tư tưởng 
chỉ đạo phương châm, nguyên tắc đối ngoại; sức mạnh quốc gia; quan điểm, chính sách với đối tác 
cụ thể; tuyên truyền đối ngoại. 
Từ khóa: Cục diện thế giới, chính sách, hoạt động đối ngoại. 
Phân loại ngành: Chính trị học 
Abstract: In recent years, the situation of the world has got complicated with unpredictable 
developments. The fluctuations of the world are always an important factor which exerts an impact 
on the external activities of countries, including Vietnam. Based on the analysis of the current 
world situation, the article provides some policy suggestions for the country's external activities in 
the time to come, including the guiding orientation to the methodology and principles of the 
activities; the national power; views towards and policies on specific partners; and activities of 
external communication. 
Keywords: World situation, policy, external activities. 
Subject classification: Politics 
1. Mở đầu 
Từ thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, thế 
giới có những biến động lớn, nhanh và khó 
lường, ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại 
của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. 
Trong hơn 30 năm đổi mới, chính sách đối 
ngoại của Việt Nam đã chứng minh được 
Lưu Thúy Hồng 
21 
tính đúng đắn của mình, góp phần không 
nhỏ vào sự ổn định, phát triển và phồn thịnh 
của đất nước. Tuy nhiên, trước những tác 
động phức tạp của tình hình thế giới, Việt 
Nam rất cần có những định hướng chính 
sách phù hợp để hoạt động đối ngoại thành 
công hơn nữa. Bài viết này phân tích cục 
diện thế giới hiện nay và hàm ý chính sách 
đối ngoại cho Việt Nam. 
2. Cục diện thế giới hiện nay 
Thứ nhất, cục diện thế giới đang và sẽ tiếp 
tục diễn ra trong xu thế đa cực, đa trung 
tâm không đồng đều với tương quan lực 
lượng đang thay đổi. Dù Mỹ vẫn là cường 
quốc số một thế giới, song khoảng cách về 
sức mạnh quốc gia giữa Mỹ và các cường 
quốc khác đã bị thu hẹp, chẳng hạn khoảng 
cách về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 
giữa các quốc gia (theo dự báo của IMF) 
(Bảng 1). 
Về quân sự: nếu như trước thập niên thứ 
hai của thế kỷ XXI, cường quốc quân sự 
thứ nhất và thứ hai trên thế giới lần lượt 
thuộc về Mỹ, Nga và khoảng cách với các 
nước tiếp sau là 
khá lớn, thì đến bây giờ dù vị trí của Mỹ, 
Nga vẫn không thay đổi, song Trung Quốc 
đang bắt đầu nổi lên và phát triển nhanh 
chóng kéo gần hơn khoảng cách với Mỹ, 
Nga. Ngoài quân chủng Hải quân, Trung 
Quốc chú trọng xây dựng lực lượng Dân 
quân biển từ ngư dân, sử dụng tàu đánh cá 
để tập trận trong vùng tranh chấp tại Thái 
Bình Dương. Tại Ấn Độ Dương, Trung 
Quốc đang mở rộng sự hiện diện quân 
sự. Lần đầu tiên, Trung Quốc có căn cứ 
quân sự ở nước ngoài, cụ thể căn cứ quân 
sự đầu tiên đặt tại Dibuti, nối Biển Đỏ và 
Vịnh Ađen, gia tăng ảnh hưởng của Trung 
Quốc tại Châu Phi và Ấn Độ Dương. Tháng 
12/2016, Trung Quốc đưa vào biên chế máy 
bay chiến đấu tàng hình FC-3 thế hệ thứ 5, 
chấm dứt độc quyền của phương Tây sản 
xuất loại máy bay này. Tháng 3/2017, 
Trung Quốc đưa vào sử dụng máy bay 
chiến đấu tàng hình loại mới nhất J-20, 
tương đương máy bay tàng hình F-35 của 
Mỹ [2]. Với cơ sở hiện tại có thể khẳng 
định trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn sẽ 
tiếp tục phát triển quân đội và công nghệ 
quốc phòng để khẳng định vị trí của mình 
về lĩnh vực quân sự trong khu vực và dần 
đến thế giới. 
Bảng 1: GDP của một số quốc gia trên thế giới (tỉ USD) [3] 
Quốc gia 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 
Mỹ 19,390.604 20,412.870 21,410.231 22,235.731 23,044.778 23,787.096 24,536.799 
Trung Quốc 12,237.700 14,092.514 15,543.705 16,952.008 18,401.839 19,925.399 21,573.912 
Nhật Bản 4,872.137 5,167.051 5,362.223 5,498.777 5,641.473 5,796.735 5,962.382 
Đức 3,677.439 4,211.635 4,416.802 4,628.621 4,837.014 5,055.325 5,272.100 
Anh 2,622.434 2,936.286 3,022.576 3,121.421 3,227.564 3,350.468 3,476.619 
Nga 1,577.524 1,719.900 1,754.285 1,786.755 1,833.724 1,889.616 1,974.342 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
22 
Về chính trị, ngoại giao: hiện nay, các 
quan hệ quốc tế đang xoay quanh trục quan 
hệ trung tâm là Mỹ - Trung. Chính sách của 
Mỹ và Trung Quốc thực tế đang ảnh hưởng 
sâu sắc đến chính sách và quan hệ của các 
nước khác. Ví dụ, chính sách của Mỹ và 
Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh thương 
mại” năm 2018 đã làm nhiều nước lo ngại, 
không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - 
Trung, mà còn ảnh hưởng đến quan hệ với 
các nước khác, ví dụ như quan hệ Canada và 
Trung Quốc bị ảnh hưởng theo chiều hướng 
xấu sau khi Canada bắt bà Mạnh Vãn Chu, 
giám đốc tài chính của Huawei, tập đoàn 
công nghệ lớn của Trung Quốc theo yêu 
cầu của Mỹ vào tháng 12/2018. Ngoài trục 
chính này còn có các cặp quan hệ khác 
cũng khá ảnh hưởng: Mỹ - Nga, Trung - 
Nga, Nga - Liên minh Châu Âu (EU)... 
Thứ hai, thế giới đang phải đối mặt với 
những vấn đề toàn cầu, những thách thức 
liên quan đến tồn vong của nhân loại đặc 
biệt là dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... 
Chưa bao giờ các vấn đề như lũ lụt, thời tiết 
khắc nghiệt, dịch bệnh... lại gây ra những 
hậu quả lớn cho con người như thế, cụ thể 
là bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 
XXI, trung bình hàng năm thế giới thiệt hại 
khoảng 180 tỉ đô la Mỹ [5]. Tỷ lệ người 
chết vì các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, 
ô nhiễm môi trường... ngày càng tăng. Theo 
một nghiên cứu mới, thì riêng ở Ấn Độ mỗi 
năm khoảng 1 triệu người chết do ô nhiễm 
không khí [4], hàng triệu người trong đó có 
trẻ em chết do nhiễm các dịch bệnh. Theo 
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 
có 16% trẻ em trên thế giới chết do nhiễm 
dịch bệnh, trong đó sốt rét (5%), HIV/AIDS 
(1%), sởi (1%), tiêu chảy (9%) [7]... 
Những vấn đề toàn cầu trở thành chất 
keo, chất xúc tác, yêu cầu kết dính, khiến 
các nước buộc phải gác lại những bất đồng, 
hợp tác để giải quyết. Từ đó xu hướng hợp 
tác trở nên thường trực hơn trước. Thêm 
vào đó, các vấn đề toàn cầu cũng cần sự 
hợp tác của toàn thế giới chứ không phải 
chỉ một, hai hay ba quốc gia nên ngoại giao 
đa phương đang và sẽ phát triển mạnh mẽ. 
Thứ ba, nhiều quốc gia đang phải đối 
phó với các vấn đề chính trị nội tại. Các vấn 
đề như khủng bố, li khai, nội chiến, biểu 
tình, bạo loạn lật đổ... đang và sẽ buộc các 
quốc gia phải đầu tư hơn nữa các nguồn lực 
để giải quyết. Khủng bố vẫn và sẽ là một sự 
nhức nhối trong chính trị nội bộ ở các nước, 
đặc biệt là Châu Âu và Mỹ; nội chiến li 
khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo đang ngày 
càng nổi rõ tồn tại ở các nước Châu Phi, 
Châu Á làm chính quyền của nhiều quốc 
gia phải đối phó một cách mệt mỏi và gây 
những thiệt hại lớn cản trở sự phát triển của 
các quốc gia. Cũng chính vì thế mà việc 
tham gia các trách nhiệm quốc tế cũng có 
phần giảm đi. 
Thứ tư, khả năng xảy ra một cuộc chạy 
đua vũ trang mới cũng không hẳn là không 
thể xảy ra. Tính riêng năm 2017, số tiền chi 
cho ngân sách quốc phòng của cả thế giới là 
1.739 tỉ đô la Mỹ, cao hơn năm 2016 là 
1,1%, Mỹ là nước chi tiêu quốc phòng lớn 
nhất thế giới với giá trị là 610 tỉ đô la, 
chiếm 3,1% GDP. Trung Quốc là nước chi 
tiêu lớn thứ 2 về mặt ngân sách quốc 
phòng, với giá trị là 228 tỉ đô la Mỹ, tăng 
5,6% so với năm 2016. Tiếp đến, Arập 
đứng thứ 3 với 69,4 tỉ đô la Mỹ; Nga đứng 
thứ 4 với 66,3 tỉ đô la Mỹ; Ấn Độ đứng thứ 
5 với 63,9 tỉ đô la Mỹ [7]. Trong khi đó, 
năm 2007 được coi là một trong những thời 
Lưu Thúy Hồng 
23 
điểm chi tiêu quốc phòng mạnh nhất sau 
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đặc biệt là 
Mỹ, chi tiêu ngân sách quốc phòng của thế 
giới là 1.339 tỉ đô la Mỹ, trong đó Mỹ 
chiếm 547 tỉ đô la Mỹ, chiếm 45%; Anh là 
59,7 tỉ đô la Mỹ; Trung Quốc là 58,3 tỉ đô 
la Mỹ; Nga là 35,4 tỉ đô la Mỹ [8]. Rõ ràng 
so với cách đây 10, năm thì năm 2017 các 
nước lớn đã tăng số chi tiêu quốc phòng lên 
đáng kể. Điều này cho thấy dấu hiệu của 
việc đầu tư cho ngân sách quốc phòng của 
các quốc gia đang tăng lên, cũng có nghĩa là 
có khả năng không nhỏ cho cuộc chạy đua 
vũ trang mới của thế kỷ XXI. 
3. Hàm ý chính sách đối ngoại cho Việt Nam 
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII khẳng định: “Tăng cường xây dựng 
Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao 
năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến 
đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị 
vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân 
tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh 
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát 
triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu 
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước 
công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao 
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững 
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn 
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, 
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ 
nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động 
và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển 
đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt 
Nam trong khu vực và trên thế giới” [1, 
tr.76], với nhiệm vụ đối ngoại: thực hiện 
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa 
phương hoá, đa dạng hoá, chủ động và tích 
cực hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường 
hoà bình, ỏn định, tạo điều kiện thuận lợi 
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; 
nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong 
khu vực và trên thế giới [1, tr.79], chính 
sách đối ngoại của Việt Nam cần lưu ý một 
số điểm sau: 
Một là, tư tưởng chỉ đạo phương châm, 
nguyên tắc đối ngoại. Phát huy một cách 
sáng tạo những phương châm truyền thống 
của Việt Nam như: 
Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết 
hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và 
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân 
đúng theo tinh thần Đại hội Đảng XII “đảm 
bảo lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc, 
trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của luật pháp 
quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi” [1, 
tr.153]. Trong hợp tác, Việt Nam cần tiếp 
tục tạo tương tác tích cực giữa các đối tác, 
phải tạo được thế đan xen lợi ích, xây dựng 
quan hệ thực chất, ổn định lâu dài với các 
đối tác quan trọng, đặc biệt là với Mỹ, 
Trung Quốc. Trong bất kỳ tình huống nào 
cũng tránh để rơi vào thế đối đầu, cô lập 
hay lệ thuộc. Tiếp tục chủ động, sáng tạo, 
năng động, linh hoạt, vừa hợp tác vừa đấu 
tranh trong triển khai thực hiện đường lối 
đối ngoại và xử lý các vấn đề nảy sinh sao 
cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ 
thể của Việt Nam, diễn biến tình hình khu 
vực và thế giới, cũng như với đặc điểm của 
từng đối tác. Theo đó, cần xác định mục 
tiêu và lợi ích cao nhất của Việt Nam là giữ 
vững môi trường hòa bình và ổn định, bảo 
vệ vững chắc chủ quyền và lãnh thổ của Tổ 
quốc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc 
đẩy phát triển kinh tế năng động và bền 
vững. Trong đối ngoại, cần thể hiện tư 
tưởng chỉ đạo “đặt lợi ích dân tộc lên trên 
hết”, hạn chế bị chi phối bởi ý thức hệ trong 
các vấn đề không động chạm trực tiếp đến 
lợi ích của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
24 
nhưng đồng thời kiên quyết, chủ động, thực 
tiễn và khôn khéo đấu tranh khi cần thiết. 
Cụ thể hơn, trong những vấn đề liên quan 
trực tiếp đến lợi ích của đất nước, Việt Nam 
đấu tranh kiên quyết với âm mưu và luận 
điệu của các thế lực thù địch. Trong các vấn 
đề khác, Việt Nam không đi đầu và chỉ bày 
tỏ lập trường nguyên tắc khi cần thiết và ở 
mức độ phù hợp. 
Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh 
trong quan hệ với mọi đối tượng, đối tác 
với phương châm “trong đối tác có đối 
tượng, trong đối tượng có đối tác”. Phương 
châm này cũng tiêu biểu cho một trong 
những quy luật muôn thuở của quan hệ 
quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế không phải 
lúc nào cũng nhận diện và đưa ra chính 
sách hợp lý và chuẩn xác, nhất là trong tình 
hình thế giới có nhiều diễn biến khó lường 
như hiện nay. Cần tỉnh táo và thấu đáo 
trong nhìn nhận đối tác, đối tượng và xác 
định rõ mặt hợp tác và mặt đấu tranh trước 
mắt và lâu dài với họ liên quan trực tiếp đến 
lợi ích quốc gia và dân tộc về chiến lược 
của Việt Nam. 
Coi trọng các nước lớn, kiên trì chính 
sách cân bằng trong quan hệ với họ. Việt 
Nam cố gắng không để rơi vào thế kẹt giữa 
các đối tác, nhất là Mỹ và Trung Quốc; 
không đi với nước lớn này chống nước lớn 
khác; không tham gia mọi liên minh chống 
nước thứ ba; thúc đẩy hợp tác nhưng đồng 
thời kiên quyết, chủ động, thực tế và khôn 
khéo đấu tranh, khi cần thiết phải thoả hiệp, 
thậm chí phải trả giá. 
Bên cạnh đó, chúng ta cần hoạch định và 
triển khai chính sách đối ngoại theo phương 
châm “phát triển kinh tế là trung tâm” và 
“phát triển kinh tế - thương mại gắn kết với 
quốc phòng an ninh với hoạt động đối 
ngoại”, chính sách đối ngoại tập trung phục 
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ 
Tổ quốc. Cần xử lý đúng đắn mối quan hệ 
giữa phát triển và an ninh trong điều kiện 
mới theo hướng: coi phát triển là nhân tố 
đảm bảo an ninh quyết định nhất, có nghĩa là 
phát triển kinh tế để đảm bảo an ninh và 
ngược lại, đảm bảo an ninh nhằm phục vụ 
cho phát triển kinh tế. Rõ ràng, chúng ta cần 
nhìn nhận đối ngoại là nhân tố quan trọng và 
quyết định nhất trong việc phòng ngừa, hạn 
chế, hoá giải và đối phó với nguy cơ từ bên 
ngoài đối với an ninh của Việt Nam và là 
một trong những động lực quan trọng nhất 
đối với phát triển đất nước. Đồng thời, Việt 
Nam cần thực chất hóa các quan hệ với các 
đối tác chiến lược với quan điểm “đẩy mạnh 
và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác 
nhất là các đối tác chiến lược” [1, tr.155]. 
Hai là, sức mạnh quốc gia. Việt Nam 
cần xác định các khả năng hiện tại và tiềm 
tàng của đất nước để phát huy những khả 
năng đó trong quan hệ quốc tế. Có những 
khả năng quan trọng trong sức mạnh quốc 
gia, đó là: điều kiện tự nhiên, kinh tế, 
quân sự, văn hóa, con người, khoa học 
công nghệ và khả năng của Chính phủ, từ 
đó có những chính sách ưu tiên phát triển. 
Theo tác giả, có 3 chính sách quan trọng 
có thể phát triển tiềm lực của đất nước mà 
Việt Nam cần chú ý hàng đầu là: giáo 
dục, khoa học công nghệ và phát triển 
công nghiệp bền vững. Văn kiện Đại hội 
Đảng lần thứ XII đã nêu: “phát triển kinh 
tế nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế 
cao hơn 5 năm trước...”; “Đổi mới căn 
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, ... phát 
huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo 
dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối 
với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất 
nước” [1, tr.77]. 
Bên cạnh đó, cần tạo dựng và phát huy 
tối đa vai trò tích cực và chủ động của 
ngoại giao trong thời bình để bảo vệ an 
Lưu Thúy Hồng 
25 
ninh quốc gia; tăng cường hội nhập quốc tế, 
tạo sự gắn kết lợi ích để tăng thế và lực của 
Việt Nam trong bảo vệ an ninh xây dựng và 
phát triển đất nước. 
Ba là, quan điểm, chính sách với đối tác 
cụ thể. Trước hết cần cụ thể hóa đường lối 
đối ngoại của Đảng tại Đại hội Đảng XII 
thành những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể 
cho thời kỳ tới với từng đối tác. Cùng với 
đẩy mạnh triển khai đường lối đa phương 
hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế và chủ 
động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển và 
mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với 
tất cả các nước, tổ chức quốc tế và khu vực, 
cần củng cố và hoàn thiện khuôn khổ quan 
hệ hiện có với các đối tác hàng đầu, tạo 
dựng khuôn khổ quan hệ với các đối tác 
hàng đầu khác trên cơ sở cùng có lợi, theo 
hướng ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau. 
Đối với đối tác đặc biệt cần mạnh dạn có 
chính sách đặc biệt. Đã đến lúc cần phải 
chủ động đi bước trước về phía các đối tác 
quan trọng và sẵn sàng chấp nhận trả giá 
trước mắt để tạo dựng sự gắn kết lợi ích 
chiến lược lâu dài với đối tác. Cần coi tạo 
dựng lợi ích của đối tác ở Việt Nam và ràng 
buộc lợi ích của đối tác vào quan hệ hợp tác 
với Việt Nam là một phương cách góp phần 
đảm bảo an ninh và một nguồn lực cho phát 
triển đất nước. 
Cần tăng cường nghiên cứu cơ bản về 
đối tác để hiểu về đặc thù của đối tác và 
những điều chỉnh chính sách, chuyển biến 
trên thị trường của đối tác. Tăng cường và 
mở rộng đối thoại ở mọi cấp với mọi hình 
thức và trên mọi lĩnh vực có thể thúc đẩy 
hợp tác. Tạo dựng cơ chế tiếp xúc và thông 
tin thường xuyên để thúc đẩy sự hiểu biết 
và tin cậy lẫn nhau. 
Ưu tiên đối ngoại là nội dung quan trọng 
hàng đầu trong chính sách của Việt Nam. 
Việt Nam nên xác định những hướng ưu 
tiên chính hàng đầu cho phát triển quan hệ 
với các nước láng giềng có chung biên giới 
và Mỹ; các nước ASEAN; các nước Đông 
Á; các nước và trung tâm lớn, trong đó có 
Ấn Độ, Nhật Bản, EU và Nga với quan 
điểm: vừa thúc đẩy đa dạng hoá, đa phương 
hoá các quan hệ quốc tế, vừa tập trung 
nhiều hơn vào trọng tâm, trọng điểm. 
Cần xử lý khôn khéo quan hệ với Trung 
Quốc và Mỹ; coi quan hệ với Trung Quốc 
và Mỹ có ý nghĩa bản lề đối với toàn bộ 
quan hệ đối ngoại, quan trọng hơn là phải 
quan tâm thích đáng xử lý các vấn đề nhạy 
cảm có liên quan tránh để bùng phát. Đặc 
biệt, cố gắng không để đổ vỡ quan hệ với 
Trung Quốc. 
Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác 
nhiều mặt với các tổ chức quốc tế và khu 
vực với quan điểm “chủ động tham gia và 
phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương” 
[1, tr.155], trước hết với Liên Hợp Quốc. 
Tích cực chuẩn bị cho việc ứng cử làm 
thành viên không thường trực Hội đồng 
Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 và tăng cường 
tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình 
của Liên Hợp Quốc. Tăng cường quan hệ 
với ASEAN, với các tổ chức phi chính phủ, 
kết hợp hiệu quả của quan hệ song phương 
với quan hệ đa phương, đẩy mạnh hoạt 
động và từng bước nâng cao vai trò của 
Việt Nam trong các tổ chức này. 
Bốn là, tuyên truyền đối ngoại. Thông 
tin, tuyên truyền đối ngoại là một trong 
những công cụ quan trọng trong thực thi 
chính sách đối ngoại, nhất là trong thời 
điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 
đang diễn ra nhanh và mạnh. Việc thông tin 
chính xác, kịp thời sẽ góp phần tạo nên sự 
thấu hiểu của các đối tác, tuyên truyền đúng 
đắn là tiền đề để nhận được sự ủng hộ của 
công chúng trong nước và cộng đồng quốc 
tế. Ý thức được vai trò của công tác này, 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2019 
26 
thiết nghĩ, Việt Nam nên chú ý: (1) Xây 
dựng chiến lược thông tin đối ngoại, trong 
đó có cơ chế thống nhất quản lý hoạt động 
thông tin tuyên truyền đối ngoại, đảm bảo 
sự hài hoà giữa thông tin đối nội và thông 
tin đối ngoại. Sớm vận hành cơ chế phát 
ngôn và phân công, phân nhiệm giữa các 
bộ, ngành, địa phương để đảm bảo thống 
nhất trong phát ngôn. Đầu tư và phân bổ 
ngân sách phù hợp cho hoạt động thông tin 
đối ngoại trong tình hình mới. Cơ quan đại 
diện ngoại giao ở nước ngoài cần đẩy mạnh 
công tác thông tin tuyên truyền; (2) coi 
trọng công tác thông tin cho cộng đồng 
người Việt Nam ở nước ngoài: tích cực 
triển khai đổi mới công tác vận động cộng 
đồng người Việt Nam ở nước ngoài với 
nhiệm vụ bao trùm là tổ chức quán triệt và 
triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị 
về đổi mới công tác vận động cộng đồng 
người Việt Nam ở nước ngoài; sửa đổi, bổ 
sung và xây dựng mới chính sách khuyến 
khích và tạo điều kiện cho người Việt Nam 
ở nước ngoài hướng về quê hương, tham 
gia xây dựng đất nước; chú trọng hơn nữa 
công tác bảo hộ công dân; tiếp tục đổi mới 
công tác thông tin tuyên truyền; triển khai 
nhiều biện pháp tích cực thực hiện chủ 
trương hòa hợp dân tộc, hướng tới tương 
lai, nhằm cô lập những cá nhân hay nhóm 
người phản động cực đoan; hoàn chỉnh các 
chính sách khen thưởng đối với các tổ chức 
và cá nhân có nhiều thành tích trong xây 
dựng cộng đồng, đóng góp xây dựng đất 
nước; (3) tăng cường và nâng cao hiệu quả 
thiết thực các công cụ thông tin và tuyên 
truyền đối ngoại, như cử các đoàn nghệ 
thuật đi biểu diễn ở nước ngoài, cải tiến 
chương trình VTV4, các chương trình 
chuyên biệt về đối ngoại của các đài phát 
thanh và truyền hình từ trung ương đến địa 
phương theo hướng chuyên nghiệp (đặc biệt 
chú trọng các đài phát thanh và truyền hình 
ở biên giới)... Nâng cao tính chiến đấu 
trong đấu tranh dư luận của các phương tiện 
truyền thông trên internet, đặc biệt là mạng 
xã hội với phương châm dùng thực tế để 
thuyết phục, kiên quyết đấu tranh với thông 
tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc. 
4. Kết luận 
Cục diện thế giới đang có nhiều chuyển 
biến theo hướng phức tạp và khó dự đoán 
hơn, tạo ra sự bất định chính sách ngày 
càng tăng, đe dọa nghiêm trọng đến tình 
hình kinh tế, chính trị thế giới và động thái 
chính sách của các nước, trong đó có Việt 
Nam. Điều đó đòi hỏi Chính phủ Việt Nam 
cần phải sớm có những phân tích, dự báo và 
động thái chính sách đối ngoại để giảm 
thiểu những tác động tiêu cực và chủ động 
có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn 
hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn 
phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Hồng Quân (2018), “Về thế và lực 
quân sự hiện nay của Trung Quốc”, Tạp chí 
Nghiên cứu Quốc tế, số 1. 
[3] IMF (2018), World Economic Outlook, 
Washington DC. 
[4] https://www.washingtonpost.com/world/2018/ 
12/07/bad-air-kills-more-than-million-indians-
year-study-says/?utm_term=.b069cedabeac 
[5]  
download/GDP.pdf 
[6] https://ourworldindata.org/grapher/damage-
costs-from-natural-disasters 
[7]  
/275545/WHO-CED-PHE-18.01-eng.pdf?ua=1 
[8] www.sipriyearbook.org 
Lưu Thúy Hồng 
27 

File đính kèm:

  • pdfcuc_dien_the_gioi_hien_nay_va_ham_y_chinh_sach_doi_ngoai_cho.pdf