Công ước về hàng không dân dụng quốc tế

Điều 1. Chủ quyền

Các Quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi Quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt trên khoảng không gian bao trùm lãnh thổ của mình.

Điều 2. Lãnh thổ

Vì mục đích của Công ước này, lãnh thổ của một Quốc gia được coi là những vùng đất và lãnh hải tiếp giáp thuộc chủ quyền, bá quyền, quyền bảo hộ hoặc quyền ủy trị của Quốc gia đó.

Điều 3. Tầu bay dân dụng và tầu bay nhà nước

a) Công ước này chỉ áp dụng đối với tầu bay dân dụng, và không áp dụng đối với tầu bay nhà nước.

b) Tầu bay dùng phục vụ quân sự, hải quan và cảnh sát được coi là tầu bay nhà nước

c) Không một tầu bay nào của một Quốc gia ký kết được bay qua lãnh thổ của một Quốc gia ký kết khác hoặc hạ cánh xuống đó mà không được phép bằng sự thoả thuận đặc biệt hoặc bằng cách khác, và phải tuân thủ các điều kiện của giấy phép đó.

d) Các Quốc gia ký kết cam kết rằng phải xem xét tới an toàn bay của tầu dân dụng khi ban hành các quy định đối với tầu bay nhà nước của mình.

Điều 4. Lạm dụng ngành hàng không dân dụng

Mỗi Quốc gia ký kết thỏa thuận không sử dụng ngành hàng không dân dụng vào bất kỳ mục đích nào không phù hợp với mục tiêu của Công ước này.

 

doc 26 trang kimcuc 6960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Công ước về hàng không dân dụng quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công ước về hàng không dân dụng quốc tế

Công ước về hàng không dân dụng quốc tế
CÔNG ƯỚC
VỀ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ
(Ký tại Chicago ngày 07 tháng 12 năm 1944)
LỜI NÓI ĐẦU
Xét rằng sự phát triển trong tương lai của ngành Hàng không dân dụng quốc tế có thể giúp đỡ lớn lao cho việc tạo ra và giữ gìn tình hữu nghị và hiểu biết giữa các dân tộc và nhân dân trên thế giới, song việc lạm dụng nó có thể trở thành mối đe doạ đối với nền an ninh chung; và
Xét rằng mọi người đều mong muốn tránh sự xung đột và tăng cường sự hợp tác giữa các dân tộc và nhân dân mà nền hòa bình của thế giới phụ thuộc vào đó;
Vì vậy các Chính phủ ký kết dưới đây đã thống nhất một số nguyên tắc và thỏa thuận để ngành hàng không dân dụng có thể phát triển một cách an toàn và trật tự và để các dịch vụ vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế có thể được thiết lập trên cơ sở bình đẳng về cơ hội khai thác một cách chính đáng và kinh tế;
Cùng nhau ký kết Công ước này nhằm mục đích trên.
Phần 1.
KHÔNG LƯU
Chương 1.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC
Điều 1. Chủ quyền
Các Quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi Quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt trên khoảng không gian bao trùm lãnh thổ của mình.
Điều 2. Lãnh thổ
Vì mục đích của Công ước này, lãnh thổ của một Quốc gia được coi là những vùng đất và lãnh hải tiếp giáp thuộc chủ quyền, bá quyền, quyền bảo hộ hoặc quyền ủy trị của Quốc gia đó.
Điều 3. Tầu bay dân dụng và tầu bay nhà nước
a) Công ước này chỉ áp dụng đối với tầu bay dân dụng, và không áp dụng đối với tầu bay nhà nước.
b) Tầu bay dùng phục vụ quân sự, hải quan và cảnh sát được coi là tầu bay nhà nước
c) Không một tầu bay nào của một Quốc gia ký kết được bay qua lãnh thổ của một Quốc gia ký kết khác hoặc hạ cánh xuống đó mà không được phép bằng sự thoả thuận đặc biệt hoặc bằng cách khác, và phải tuân thủ các điều kiện của giấy phép đó.
d) Các Quốc gia ký kết cam kết rằng phải xem xét tới an toàn bay của tầu dân dụng khi ban hành các quy định đối với tầu bay nhà nước của mình.
Điều 4. Lạm dụng ngành hàng không dân dụng
Mỗi Quốc gia ký kết thỏa thuận không sử dụng ngành hàng không dân dụng vào bất kỳ mục đích nào không phù hợp với mục tiêu của Công ước này.
Chương 2.
BAY TRÊN LÃNH THỔ CỦA CÁC QUỐC GIA KÝ KẾT 
Điều 5. Quyền của chuyến bay không thường lệ
Mỗi Quốc gia ký kết thoả thuận rằng tất cả các tầu bay của các Quốc gia ký kết khác mà là các tầu bay không thực hiện các chuyến bay quốc tế thường lệ có quyền, phụ thuộc vào việc tuân thủ các điều kiện của Công ước này, bay vào hoặc bay qua không hạ cánh trên lãnh thổ của nước mình và có quyền hạ cánh không nhằm mục đích thương mại mà không cần có phép trước, và phụ thuộc vào quyền của Quốc gia bay qua buộc tầu bay hạ cánh. Tuy nhiên, vì lý do an toàn của chuyến bay, mỗi Quốc gia ký kết có quyền buộc tầu bay bay theo các đường quy định hoặc có phép đặc biệt cho các chuyến bay khi bay qua những vùng khó bay vào hoặc những vùng không có đầy đủ các phương tiện bảo đảm không lưu.
Nếu việc vận chuyển hành khách, hàng hóa và bưu kiện để kiếm lời mà không phải là vận chuyển trên các chuyến bay quốc tế thường lệ, thì các tầu bay nói trên cũng có những đặc quyền, phụ thuộc vào các quy định ở Điều 7, hoặc trả hành khách, hàng hóa, hoặc bưu kiện phụ thuộc vào quyền của Quốc gia nơi tiến hành lấy hoặc trả hành khách, hàng hóa, hoặc bưu kiện mà áp đặt các quy định, điều kiện hoặc giới hạn khi Quốc gia đó cho là cần thiết.
Điều 6. Chuyến bay thường lệ
Không chuyến bay quốc tế thường lệ nào có thể được thực hiện trên hoặc trong lãnh thổ của một Quốc gia ký kết, trừ khi được phép đặc biệt hoặc phép nào khác của Quốc gia đó và phải tuân theo các điều kiện của những giấy phép đó.
Điều 7. Quyền vận chuyển nội địa
Mỗi Quốc gia ký kết có quyền từ chối cho phép tầu bay của các Quốc gia ký kết khác lấy hành khách, bưu kiện và hàng hóa trong lãnh thổ của mình để vận chuyển đến điểm khác trên lãnh thổ của mình nhằm mục đích kiếm lời. Mỗi Quốc gia đã ký cam kết sẽ không ký kết bất kỳ một thoả thuận nào khác để cấp bất kỳ một độc quyền nào như vậy trên cơ sở độc quyền cho bất kỳ Quốc gia nào khác hoặc một hãng hàng không của bất kỳ Quốc gia nào khác và cũng không nhận một đặc quyền nào có tính chất độc quyền như vậy do bất kỳ Quốc gia nào khác cấp.
Điều 8. Tầu bay không người lái
Không tầu nào có khả năng bay không người lái được bay không người lái trên lãnh thổ của một Quốc gia ký kết mà không có phép đặc biệt của Quốc gia này và phải tuân theo những điều kiện của giấy phép đó. Mỗi Quốc gia ký cam kết bảo đảm rằng chuyến bay của tầu bay không người lái trong khu vực dành cho tầu bay dân dụng phải được kiểm soát để tránh nguy hiểm cho tầu bay dân dụng.
Điều 9. Khu vực cấm
a) Vì lý do cần thiết về quân sự hoặc an toàn công cộng, mỗi Quốc gia ký kết có thể hạn chế hoặc cấm một cách đồng đều tầu bay của các Quốc gia khác bay trên một số khu vực trong lãnh thổ của mình, với điều kiện không có sự phân biệt giữa tầu bay thực hiện chuyến bay quốc tế thường lệ của Quốc gia mình với tầu bay thực hiện chuyến bay như vậy của Quốc gia ký kết khác. Những khu vực cấm như vậy phải có giới hạn và địa điểm hợp lý để không gây nên những cản trở không cần thiết đối với giao lưu hàng không. Việc ấn định những khu vực cấm đó trong lãnh thổ của một Quốc gia ký kết, cũng như bất kỳ một sự thay đổi nào về sau phải được thông báo ngay lập tức tới các Quốc gia ký kết khác và tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
b) Trong những hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong hoàn cảnh khẩn cấp hoặc vì lợi ích an toàn công cộng, mỗi Quốc gia ký kết cũng có quyền hạn chế hoặc cấm tạm thời, và có hiệu lực ngay lập tức, việc bay trên toàn bộ hoặc bất kỳ phần nào trên trong lãnh thổ của mình, với điều kiện việc hạn chế và cấm đó cũng được áp dụng không phân biệt quốc tịch tầu bay của tất cả các Quốc gia khác.
c) Mỗi Quốc gia ký kết có thể buộc bất kỳ tầu bay nào bay vào những khu vực đã nói ở điểm a hoặc b ở trên hạ cánh ngay xuống các cảng hàng không được chỉ định trong lãnh thổ của mình theo các quy định mà Quốc gia này đã ban hành.
Điều 10. Hạ cánh tại cảng hàng không có hải quan
Trừ trường hợp tầu bay được phép bay qua lãnh thổ của Quốc gia ký kết không hạ cánh theo những điều kiện của Công ước này hoặc một phép đặc biệt, mọi tầu bay bay vào lãnh thổ của một Quốc gia ký kết phải hạ cánh tại một cảng hàng không được Quốc gia đó chỉ định để chịu sự kiểm tra hải quan và các việc kiểm tra khác, nếu Quốc gia đó có các quy định yêu cầu như vậy. Khi rời khỏi lãnh thổ của Quốc gia ký kết, tầu bay phải khởi hành tại một cảng hàng không có hải quan được chỉ định tương tự. Các đặc tính của cảng hàng không có hải quan được chỉ định được Quốc gia này công bố và chuyển tới tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thành lập theo phần 2 của Công ước này để thông báo tới tất cả các Quốc gia ký kết khác.
Điều 11. Áp dụng các quy định về hàng không
Lệ thuộc vào các quy định của Công ước này, pháp luật và các quy tắc của các Quốc gia ký kết liên quan tới việc vào hoặc ra khỏi lãnh thổ của mình đối với tầu bay thực hiện giao lưu hàng không quốc tế hoặc liên quan tới việc khai thác và hoạt động của tầu bay đó trong lãnh thổ của mình phải được áp dụng đối với tầu bay của tất cả các Quốc gia ký kết không phân biệt quốc tịch và tầu bay này phải tuân thủ pháp luật và quy tắc đó khi vào, ra hoặc khi đang ở trong lãnh thổ của Quốc gia này.
Điều 12. Quy tắc không lưu
Mỗi Quốc gia ký kết cam kết đưa ra các biện pháp bảo đảm rằng mọi tầu bay bay qua hoặc hoạt động trong lãnh thổ của mình và mọi tầu bay mang dấu hiệu quốc tịch của mình bất kể tầu bay đó ở đâu đều phải tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan đến việc bay và hoạt động của tầu bay ở nơi mà quy tắc và quy định này có hiệu lực. Mỗi Quốc gia ký kết cam kết duy trì các quy định của mình đối với lĩnh vực này đồng nhất với các quy định được thiết lập trong phạm vi rộng lớn nhất có thể, theo Công ước này. Trên công hải, những quy tắc có hiệu lực là những quy tắc được thiết lập theo Công ước này. Mỗi Quốc gia ký kết cam kết khởi tố tất cả những kẻ vi phạm các quy định hiện hành.
Điều 13. Quy định về nhập cảnh và xuất cảnh
Pháp luật và quy định của Quốc gia ký kết liên quan tới việc hành khách, tổ bay hoặc hàng hóa của tầu bay bay vào hoặc bay ra khỏi lãnh thổ của Quốc gia đó như các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, thủ tục xuất nhập cảnh, hộ chiếu, hải quan; y tế phải được hành khách, tổ bay hoặc đại diện của họ tuân thủ khi vào hoặc ra, hoặc đang ở trong lãnh thổ của Quốc gia này, áp dụng kể cả đối với hàng hóa.
Điều 14. Ngăn ngừa lây lan dịch bệnh
Mỗi Quốc gia ký kết đồng ý áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa lây lan qua đường hàng không các bệnh dịch tả, đậu lào, đậu mùa, sốt vàng da, dịch hạch và các bệnh truyền nhiễm khác mà các Quốc gia ký kết chỉ định, và vì mục đích này các Quốc gia ký kết phải duy trì việc thảo luận chặt chẽ với các cơ quan liên quan tới các quy định quốc tế về các biện pháp y tế áp dụng đối với tầu bay. Việc thảo luận đó không ảnh hưởng tới việc áp dụng bất kỳ Công ước quốc tế hiện hành nào về vấn đề này mà Quốc gia ký kết là thành viên.
Điều 15. Lệ phí sân bay và các lệ phí tương tự
Mọi cảng hàng không của Quốc gia ký kết được mở ra cho tầu bay của mình sử dụng công cộng, thì cũng mở ra tầu bay của tất cả các Quốc gia ký kết khác phụ thuộc vào các quy định của Điều 68, dưới những điều kiện đồng nhất. Những điều kiện đồng nhất như vậy phải áp dụng đối với việc sử dụng các phương tiện bảo đảm không lưu của tầu bay thuộc mọi Quốc gia ký kết, kể cả dịch vụ vô tuyến và khí tượng, có thể được cung cấp nhằm mục đích sử dụng công cộng cho việc an toàn và mau lẹ của không lưu.
Bất kỳ lệ phí nào của một Quốc gia ký kết ấn định hoặc cho phép ấn định đối với việc tầu bay của bất kỳ Quốc gia ký kết nào sử dụng cảng hàng không và các phương tiện bảo đảm không lưu phải không được cao hơn.
a) Trong trường hợp tầu bay không thực hiện việc vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế thường lệ, khoản lệ phí đánh vào tầu bay của Quốc gia mình cùng thực hiện việc khai thác tương tự; và
b) Trong trường hợp tầu bay thực hiện vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ, khoản lệ phí đánh vào tầu bay của Quốc gia mình thực hiện vận chuyển hàng không quốc tế tương tự.
Tất cả các khoản lệ phí phải được công bố và thông báo với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, miễn là các lệ phí đánh vào việc sử dụng các cảng hàng không và các phương tiện, bảo đảm khác phải được Quốc gia ký kết liên quan trình lên Hội đồng xem xét, Hội đồng đưa ra báo cáo và khuyến nghị về vấn đề này để Quốc gia hoặc các Quốc gia liên quan xem xét.
Không một Quốc gia nào được ấn định bất kỳ một khoản lệ phí hoặc thuế nào khác chỉ nhằm vào quyền bay qua, bay vào hoặc bay ra khỏi lãnh thổ của mình đối với bất kỳ tầu bay của Quốc gia ký kết hoặc người hoặc tài sản trên tầu bay đó.
Điều 16. Khám xét tầu bay
Nhà chức trách có thẩm quyền của mỗi Quốc gia ký kết có quyền khám xét tầu bay của các Quốc gia ký kết khác khi hạ cánh hoặc khởi hành và có quyền kiểm tra chứng chỉ và các giấy tờ khác được Công ước này quy định, nhưng không được gây chậm trễ vô lý.
Chương 3.
QUỐC TỊCH CỦA TẦU BAY 
Điều 17. Quốc tịch của tầu bay
Tầu bay có quốc tịch của Quốc gia mà tầu bay đăng ký.
Điều 18. Đăng ký kép
Một tầu bay không thể được đăng ký tại hai hoặc nhiều Quốc gia, nhưng đăng ký của tầu bay có thể đổi từ Quốc gia này sang Quốc gia khác.
Điều 19. Luật Quốc gia điều chỉnh việc đăng ký
Việc đăng ký hoặc chuyển đăng ký của tầu bay tại bất kỳ Quốc gia ký kết nào được thực hiện phù hợp với pháp luật của Quốc gia đó.
Điều 20. Mang dấu hiệu
Mọi tầu bay thực hiện giao lưu hàng không quốc tế phải mang dấu hiệu đăng ký và quốc tịch thích hợp.
Điều 21. Thông báo đăng ký
Mỗi Quốc gia ký kết cam kết cung cấp cho bất kỳ Quốc gia ký kết nào khác hoặc Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, theo yêu cầu, những thông tin liên quan tới việc đăng ký và quyền sở hữu bất kỳ tầu bay cụ thể nào tại Quốc gia đó. Hơn nữa, mỗi Quốc gia ký kết phải thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, theo những quy định mà tổ chức này có thể ban hành, những số liệu thích hợp có thể có giá trị liên quan tới quyền sở hữu và sự kiểm soát các tầu bay đăng ký tại Quốc gia này và thường xuyên thực hiện giao lưu hàng không quốc tế. Theo yêu cầu của các Quốc gia ký kết khác, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế phải chuyển các số liệu đã nhận được tới các Quốc gia này.
Chương 4.
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN HÓA KHÔNG LƯU
Điều 22. Đơn giản hóa thủ tục
Mỗi Quốc gia ký kết đồng ý đưa ra tất cả các biện pháp thực hành thông qua việc ban hành các quy định đặc biệt hoặc bằng cách khác để đơn giản hoá thủ tục và làm nhanh chóng cho giao thông của tầu bay giữa các lãnh thổ của các Quốc gia ký kết và để ngăn chặn việc chậm trễ không cần thiết đối với tầu bay, tổ bay, hành khách và hàng hóa, nhất là trong việc thi hành pháp luật về thủ tục xuất, nhập cảnh, y tế, hải quan và khởi hành.
Điều 23. Thủ tục hải quan và xuất, nhập cảnh
Trong chừng mực có thể thực hiện được, mỗi Quốc gia ký kết cam kết thiết lập thủ tục hải quan và xuất, nhập cảnh liên quan tới giao lưu Hàng không quốc tế phù hợp với cách thực hành mà có thể thiết lập hoặc khuyến nghị từng thời gian theo Công ước này, Không điều nào trong Công ước được hiểu là cản trở việc thiết lập các cảng hàng không miễn thuế hải quan.
Điều 24. Thuế hải quan
a) Tầu bay thực hiện chuyến bay bay vào, ra hoặc qua lãnh thổ của một Quốc gia ký kết khác được tạm thời miễn thuế, phụ thuộc vào các quy định về hải quan của Quốc gia này. Nhiên liệu, dầu mỡ, phụ tùng, thiết bị thông thường và thực phẩm trên tầu bay của một Quốc gia ký kết khi đến lãnh thổ của một Quốc gia ký kết khác và vẫn ở trên tầu bay tới khi rời khỏi lãnh thổ của Quốc gia này được miễn thuế hải quan, thuế du lịch hoặc các thứ thuế và lệ phí tương tự của Quốc gia hoặc địa phương. Việc miễn trừ này không được áp dụng đối với bất kỳ khối lượng hoặc đồ vật nào được bốc dỡ, trừ khi phù hợp với các quy định về hải quan của Quốc gia này, mà Quốc gia này có thể yêu cầu rằng những khối lượng hoặc đồ vật đó phải đặt dưới sự giám sát của hải quan.
b) Phụ tùng và thiết bị nhập vào lãnh thổ của một Quốc gia ký kết nhằm lắp đặt hoặc sử dụng cho tầu bay của một Quốc gia ký kết khác tiến hành giao lưu hàng không quốc tế được miễn thuế hải quan, phụ thuộc vào việc tuân thủ các quy định của Quốc gia hữu quan mà Quốc gia này có thể quy rằng những đồ vật đó phải được đặt dưới sự giám sát và quản lý của hải quan.
Điều 25. Tầu bay lâm nguy
Mỗi Quốc gia ký kết cam kết thực hiện các biện pháp mà họ thấy có thể thực hiện được để cứu giúp tầu bay bị lâm nguy trong lãnh thổ của mình và cho phép chủ sở hữu của tầu bay và nhà chức trách của Quốc gia mà tầu bay đăng ký tiến hành các biện pháp cứu giúp cần thiết mà hoàn cảnh đòi hỏi, phụ thuộc vào sự kiểm soát của nhà chức trách tại Quốc gia này. Mỗi Quốc gia ký kết, khi tiến hành tìm kiếm tầu bay mất tích, phải cộng tác với nhau thực hiện các biện pháp phối hợp có thể được khuyến nghị từng thời kỳ theo Công ước này.
Điều 26. Điều tra tai nạn
Trong trường hợp xảy ra đối với tầu bay của một Quốc gia ký kết trong lãnh thổ của một Quốc gia ký kết khác và gây ra chết người hoặc thương tích nghiêm trọng, hoặc phát hiện ra khuyết tật kỹ thuật nghiêm trọng hoặc thiếu phương tiện đảm bảo không lưu, thì Quốc gia nơi xảy ra tai nạn phải mở cuộc điều tra về những trường hợp tai nạn phù hợp với thủ tục đượ ...  các phương tiện bảo đảm không lưu. Hội đồng cũng có thể ấn định mức đóng góp cho các Quốc gia mà tán thành bất kỳ quỹ luân chuyển nào được yêu cầu.
Điều 74. Hỗ trợ kỹ thuật và sử dụng lợi tức
Khi Hội đồng theo yêu cầu của một Quốc gia ký kết ứng trước các ngân quỹ hoặc dung cấp một phần, hoặc toàn bộ các hãng hàng không hoặc các phương tiện bảo đảm khác, thì thỏa thuận có thể định liệu sự trợ giúp kỹ thuật dưới sự giám sát và khai thác các cảng hàng không đó và các phương tiện bảo đảm khác, với sự đồng ý của Quốc gia này, và thỏa thuận cũng có thể định liệu việc thanh toán các chi phí khai thác các cảng hàng không và các phương tiện khác và thanh toán tiền lãi, lệ phí trả dần trích từ lợi tức thu được do việc khai thác các cảng hàng không và các phương tiện bảo đảm đã nêu.
Điều 75. Thu hồi các phương tiện bảo đảm do Hội đồng cung cấp
Bất kỳ lúc nào, một Quốc gia ký kết cũng có thể huỷ bỏ mọi nghĩa vụ ký kết theo Điều 70 và có thể thu hồi các cảng hàng không và các phương tiện bảo đảm khác do Hội đồng lập nên trong lãnh thổ của Quốc gia này theo các quy định của Điều 71 và 72, bằng cách trả cho Hội đồng một khoản tiền mà Hội đồng cho là hợp lý trong các trường hợp này. Nếu Quốc gia ký kết cho rằng khoản tiền do Hội đồng ấn định là không hợp lý thì có thể kháng cáo các quyết định của Hội đồng lên Đại hội đồng và Đại hội đồng có thể giữ nguyên hoặc sửa đổi quyết định của Hội đồng.
Điều 76. Hoàn lại quỹ
Trong trường hợp các Quốc gia ứng trước về tài chính lúc ban đầu theo Điều 73, thì các quỹ do Hội đồng thu được thông qua việc hoàn lại theo Điều 75 và do nhận tiền lãi và trả dần theo Điều 74 phải được hoàn lại cho các Quốc gia đã đóng góp lúc ban đầu theo tỷ lệ với sự đóng góp như quy định của Hội đồng.
Chương 16.
CÁC TỔ CHỨC KHAI THÁC CHUNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CỘNG ĐỒNG
Điều 77. Các tổ chức khai thác chung được phép
Không điều khoản nào của Công ước này cản trở hai hoặc nhiều Quốc gia ký kết thành lập các tổ chức khai thác vận tải hàng không chung hoặc các cơ quan khai thác quốc tế, hoặc cản trở các Quốc gia ký kết này thiết lập các dịch vụ hàng không trên bất kỳ đường bay nào hoặc trong bất kỳ vùng nào, nhưng các tổ chức hoặc các cơ quan và các dịch vụ cộng đồng như vậy phải lệ thuộc vào tất cả các quy định của Công ước này, kể cả các quy định về đăng ký các thỏa thuận với Hội đồng. Hội đồng phải quy định cách thức áp dụng các quy định của Công ước này liên quan đến quốc tịch tầu bay đối với các tầu bay do các cơ quan khai thác quốc tế khai thác.
Điều 78. Vai trò của Hội đồng
Hội đồng có thể kiến nghị các Quốc gia ký kết hữu quan thành lập các tổ chức chung để khai thác các dịch vụ hàng không trên bất kỳ đường bay nào hoặc bất kỳ vùng nào.
Điều 79. Tham gia các tổ chức khai thác
Một Quốc gia có thể tham gia các tổ chức khai thác chung hoặc các thỏa thuận cộng đồng, hoặc qua Chính phủ của mình hoặc qua một hoặc nhiều hãng hàng không được Chính phủ của Quốc gia này chỉ định. Các Hãng này có thể thuộc sở hữu nhà nước từng phần hoặc toàn bộ thuộc sở hữu tư nhân, tuỳ theo suy xét của Quốc gia hữu quan.
Phần thứ 4.
NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
Chương 17. 
NHỮNG ĐIỀU ƯỚC VÀ THỎA THUẬN HÀNG KHÔNG KHÁC
Điều 80. Công ước Paris và Công ước Habana
Ngay khi Công ước này có hiệu lực, mỗi Quốc gia ký kết cam kết thông báo bãi bỏ Công ước về quy tắc không lưu ký tại Paris ngày 13 tháng 10 năm 1919 hoặc Công ước về hàng không thương mại ký tại Habana ngày 20 tháng 2 năm 1928, nếu Quốc gia này là thành viên của một hoặc hai Công ước đó. Đối với các Quốc gia ký kết, Công ước này thay thế hai Công ước Paris và Habana kể trên.
Điều 81. Đăng ký các thỏa thuận hiện hành
Tất cả các thỏa thuận hàng không hiện hành vào lúc Công ước này có hiệu lực giữa một Quốc gia ký kết và bất kỳ Quốc gia nào khác hoặc giữa một hãng hàng không của một Quốc gia ký kết và bất kỳ Quốc gia nào khác hoặc một hãng hàng không của bất kỳ Quốc gia nào khác phải được đăng ký ngay với Hội đồng.
Điều 82. Bãi bỏ các thỏa thuận không phù hợp
Các Quốc gia ký kết thừa nhận Công ước này khi bãi bỏ tất cả các nghĩa vụ và thỏa thuận vào giữa các Quốc gia đó mà không phù hợp với các điều khoản của Công ước này và cam kết rằng không tạo nên bất kỳ nghĩa vụ và thỏa thuận nào như vậy. Trước khi trở thành thành viên của Tổ chức, một Quốc gia ký kết đã cam kết với một Quốc gia không ký kết hoặc với một công dân của một Quốc gia ký kết, hoặc của một Quốc gia không ký kết bất kỳ nghĩa vụ nào không phù hợp với các điều khoản của Công ước này thì phải lập tức có các biện pháp để tìm ra sự giải thoát khỏi các nghĩa vụ này. Nếu hãng hàng không của Quốc gia ký kết đã cam kết các nghĩa vụ không phù hợp như vậy, thì Quốc gia mà hãng này mang quốc tịch phải dùng hết khả năng để bảo đảm chấm dứt ngay các nghĩa vụ đó và trong mọi trường hợp phải làm thế nào để chấm dứt ngay khi có thể hành động như vậy một cách hợp pháp sau khi Công ước này có hiệu lực.
Điều 83.[**] Đăng ký các thoả thuận mới
Phụ thuộc vào các quy định của Điều trên, bất kỳ Quốc gia ký kết nào cũng có thể lập nên các thoả thuận phù hợp với các quy định của Công ước này. Bất kỳ thoả thuận nào như vậy phải được đăng ký ngay với hội đồng để Hội đồng công bố trong thời gian sớm nhất
Chương 18.
TRANH CHẤP VÀ BẤT TUÂN
Điều 84. Giải quyết tranh chấp
Nếu có sự bất đồng giữa hai hoặc nhiều Quốc gia ký kết về việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này và các Phụ lục của Công ước mà không thể giải quyết băng thương lượng, thì Hội đồng phải quyết định theo thỉnh cầu của bất kỳ Quốc gia hữu quan nào. Không một thành viên nào của Hội đồng mà là một bên tranh chấp được biểu quyết khi Hội đồng xem xét cuộc tranh chấp. Phụ thuộc vào Điều 85 mọi Quốc gia ký kết có thể kháng cáo quyết định của hội đồng lên Tòa án trọng tài đặc trách được thành lập theo sự thỏa thuận với các bên khác trong cuộc tranh chấp hoặc kháng cáo lên Toà án công lý quốc tế thường trực. Kháng cáo như vậy phải được thông báo cho Hội đồng trong vòng sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được bản thông báo quyết định của Hội đồng.
Điều 85. Thủ tục trọng tài
Nếu bất kỳ Quốc gia ký kết nào là một bên của tranh chấp mà quyết định của Hội đồng bị kháng cáo, không chấp nhận Điều lệ của Tòa án công lý quốc tế thường trực và các Quốc gia ký kết là bên của tranh chấp này không thể đăng ký lựa chọn trọng tài, thì mỗi Quốc gia ký kết là một bên của tranh chấp phải chỉ định một trọng tài viên và trọng tài viên này lại đề cử một trọng tài viên khác. Nếu một trong các Quốc gia ký kết là một bên của tranh chấp không chỉ định trọng tài viên trong vòng ba tháng kể từ ngày kháng cáo thì chủ tịch Hội đồng sẽ thay mặt cho Quốc gia này chỉ định một trọng tài viên trong danh sách những người có khả năng và khả dụng do Hội đồng giữ. Nếu trong vòng ba mươi ngày các trọng tài viên không thể đồng ý về một trọng tài viên được họ đề cử, thì Chủ tịch Hội đồng phải chỉ định một trọng tài viên trong danh sách nói trên. Sau đó các trọng tài viên và trọng tài viên được đề cử thành lập một tòa án trọng tài. Mọi toà án trọng tài được thành lập theo Điều này hoặc Điều trên phải định ra thủ tục tố tụng của nó và phải quyết định theo đa số phiếu, miễn là Hội đồng có thể quyết định các vấn đề và thủ tục tố tụng trong trường hợp có sự chậm trễ mà Hội đồng xét thấy là quá đáng.
Điều 86. Kháng cáo
Trừ khi Hội đồng quyết định khác, bất kỳ quyết định nào của Hội đồng về việc một hãng hàng không quốc tế có khai thác đúng với các quy định của Công ước này không vẫn còn hiệu lực cho đến khi bị hủy án, Đối với mọi vấn đề khác, các quyết định của Hội đồng phải bị đình chỉ, nếu bị kháng cáo, cho tới khi kháng cáo được quyết định. Những phán quyết của Toà án công lý quốc tế thường trực và của toà án trọng tài phải là chung thẩm và bắt buộc.
Điều 87. Chế tài đối với hãng hàng không không tuân thủ
Mỗi Quốc gia ký kết cam kết không cho phép hãng hàng không của một Quốc gia ký kết khác khai thác qua vùng trời trên lãnh thổ của Quốc gia mình, nếu Hội đồng đã quyết định rằng hãng hàng không này không tuân thủ phán quyết chung thẩm được đưa ra phù hợp với Điều trên.
Điều 88. Chế tài với Quốc gia không tuân thủ
Đại hội đồng phải đình chỉ quyền biểu quyết tại Đại hội đồng và Hội đồng có bất kỳ Quốc gia ký kết nào vi phạm các quy định của Chương này.
Chương 19.
CHIẾN TRANH
Điều 89. Chiến tranh và tình trạng khẩn cấp
Trong trường hợp chiến tranh, các quy định của Công ước này không ảnh hưởng tới tự do hành động của bất kỳ Quốc gia ký kết nào có liên quan, hoặc là Quốc gia tham chiến hoặc là Quốc gia trung lập. Nguyên tắc đó cũng được áp dụng trong trường hợp Quốc gia ký kết tuyên bố tình trạng khẩn cấp Quốc gia và thông báo sự kiện này cho Hội đồng biết.
Chương 20.
PHỤ LỤC
Điều 90. Thông qua và sửa đổi Phụ lục
Việc thông qua các Phụ lục đã nói tại điểm (1), Điều 54 phải được hai phần ba số thành viên được triệu tập đến cuộc họp của Hội đồng, nhằm mục đích này, tán thành và sau đó Hội đồng phải gửi các Phụ lục này tới mỗi Quốc gia ký kết. Bất kỳ Phụ lục nào như vậy hoặc bất kỳ sửa đổi nào của phụ lục đó phải có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày gửi các phụ lục tới các Quốc gia ký kết hoặc phải có hiệu lực sau một thời gian dài hơn do hội đồng quy định, trừ khi trong thời gian đó, đa số các Quốc gia ký kết chuyển tới Hội đồng việc không chấp nhận của họ.
a) Hội đồng phải thông báo ngay lập tức cho các Quốc gia ký kết biết ngày mà bất kỳ phụ lục hoặc sửa đổi nào của nó có hiệu lực.
Chương 21.
PHÊ CHUẨN, GIA NHẬP, SỬA ĐỔI VÀ BÃI BỎ
Điều 91. Phê chuẩn Công ước
a) Công ước này phụ thuộc vào việc phê chuẩn của các Quốc gia đã ký. Văn kiện phê chuẩn phải gửi tới cơ quan lưu trữ của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ này phải gửi thông báo tới các Quốc gia đã ký và các Quốc gia gia nhập.
Ngay sau khi Công ước này được 26 Quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sẽ có hiệu lực đối với Quốc gia đó kể từ ngày thứ ba mươi sau ngày gửi văn kiện phê chuẩn thứ hai sáu. Đối với quốc gia phê chuẩn vế sau, Công ước sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ ba mươi sau ngày gửi văn kiện phê chuẩn của Quốc gia đó.
b) Nhiệm vụ của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là phải thông báo cho Chính phủ của mỗi Quốc gia đã ký và các Quốc gia gia nhập vào ngày Công ước có hiệu lực.
Điều 92. Gia nhập Công ước
a) Công ước này được mở ra cho các thành viên của Liên Hiệp quốc và các Quốc gia liên hệ với các Quốc gia này và các Quốc gia trung lập trong cuộc xung đột hiện tại và trên thế giới.
b) Việc gia nhập này được tiến hành bằng thông báo cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ ba mươi sau khi Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhận được thông báo xin gia nhập, và Chính phủ này phải thông báo lại cho tất cả các Quốc gia ký kết biết.
Điều 93. Kết nạp của Quốc gia khác
Phụ thuộc vào sự chấp nhận của bất cứ tổ chức quốc tế chung nào do các Quốc gia trên thế giới lập ra để bảo vệ hòa bình, các Quốc gia khác với các Quốc gia nói tại Điều 91 và 92 (a) có thể được tiếp nhận tham gia vào Công ước này nếu đại được bốn phần năm số phiếu của Đại hội đồng và trong những điều kiện mà Đại hội đồng có thể quy định, miễn là trong mỗi trường hợp Quốc gia nào đang mong muốn được kết nạp cần phải có sự đồng ý của bất kỳ Quốc gia nào bị họ xâm chiếm hoặc tấn công trong cuộc chiến tranh hiện đại.
Điều 93bis.[††]
a) Ngoài các quy định của các Điều 91, 92 và 93 nói trên:
1. Một Quốc gia mà Chính phủ nước đó đã bị Đại hội đồng Liên hiệp quốc khuyến nghị tước bỏ quyền thành viên trong các cơ quan quốc tế được Liên hiệp quốc lập ra hoặc đặt liên hệ phải tự chấm dứt là thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế;
Một Quốc gia nào bị đuổi ra khỏi Liên hiệp quốc phải tự động chấm dứt là hội viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, trừ khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc có một khuyến nghị trái ngược kèm theo hành động đuổi này.
a) Một Quốc gia bị chấm dứt là thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế theo các quy định của Khoản (a) ở trên, sau khi được Đại hội đồng Liên hiệp quốc đồng ý, có thể lại được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế chấp nhận khi có đơn và được đa số phiếu tại Hội đồng chấp thuận.
b) Các thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế bị đình chỉ thực hiện các quyền và đặc quyền của thành viên Liên hiệp quốc theo đề nghị của Tổ chức này, phải bị đình chỉ các quyền và đặc quyền của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Điều 94. Sửa đổi Công ước
a) Mọi đề nghị sửa đổi Công ước này phải được chấp thuận bằng hai phần ba số phiếu của Đại hội đồng và sẽ có hiệu lực đối với các Quốc gia đã phê chuẩn sửa đổi này, khi đã được một số Quốc gia ký kết theo quy định của Đại hội đồng phê chuẩn. Số Quốc gia đã quy định như vậy không được ít hơn hai phần ba tổng số các Quốc gia ký kết.
b) Đại hội đồng có thể, trong nghị quyết khuyến nghị của mình, quyết định rằng bất kỳ Quốc gia nào không phê chuẩn sửa đổi trong một thời gian gia hạn đã định sau khi sửa đổi này có hiệu lực, thì bị mất quyền là thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và quyền là thành viên của Công ước này nếu Đại hội đồng nhận thấy sửa đổi này có tính chất chứng minh cho cách giải quyết này.
Điều 95. Bãi bỏ Công ước
a) Mọi Quốc gia ký kết đều có thể bãi bỏ Công ước này sau ba năm sau khi Công ước có hiệu lực bằng cách gửi thông báo tới Chính phủ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ này phải thông báo ngay tới mỗi Quốc gia ký kết.
b) Việc bãi bỏ có hiệu lực một năm sau kể từ ngày nhận được thông báo và chỉ có tác Quốc gia đã bãi bỏ Công ước.
Chương 22.
ĐỊNH NGHĨA
Điều 96. Nhằm mục đích của Công ước này, các từ:
a) “Dịch vụ hàng không” có nghĩa là bất kỳ dịch vụ hàng không thường lệ nào do tầu bay thực hiện nhằm vận chuyển hành khách, bưu kiện hoặc hàng hóa.
b) “Dịch vụ hàng không quốc tế” có nghĩa là một dịch vụ hàng không mà thông qua vùng trời trên lãnh thổ của hai Quốc gia trở lên.
c) “Hãng hàng không” có nghĩa bất kỳ doanh nghiệp vận chuyển hàng không nào cung ứng hoặc khai thác dịch vụ hàng không quốc tế.
d) “Dừng lại không nhằm mục đích thương mại” có nghĩa là một việc hạ cánh nhằm bất kỳ mục đích nào khác mục đích lấy hoặc bỏ hành khách, hàng hóa hoặc bưu kiện.
Để làm bằng chứng, các vị toàn quyền ký tên dưới đây, đã được ủy quyền thích đáng, ký Công ước này nhân danh các Chính phủ tương ứng của họ vào ngày ký.
Làm tại Chicago ngày 7 tháng 12 năm 1944 bằng tiếng Anh. Một bản bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha[‡‡], mỗi thứ tiếng đều có giá trị ngang nhau và được mở ra để nhận chữ ký tại Washington, D.C. Cả hai bản được đều được lưu trữ tại cơ quan lưu trữ của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa kỳ và các bản sao có thị thực phải được Chính phủ này gửi tới các Chính phủ của tất cả các Quốc gia có thể ký kết hoặc gia nhập Công ước này.
[*] Bản dịch không chính chức từ bản gốc tiếng Anh
[†] Theo Nghị định thư sửa đổi Montereal ngày 10.5.1984 có thêm Điều 3 bis.
[‡] Theo Protocol Montereal 14.6.1954: Chính thức chuyển trụ sở của ICAO đến Montereal - Canada.
[§] Số thành viên của Hội đồng được thay đổi theo các nghị định thư sửa đổi ký tại Montereal vào các năm như sau:
- 21.6.1961 là 27 Quốc gia
- 12.3.1971 là 30 Quốc gia
- 16.10.1974 là 33 Quốc gia.
[**] Theo Nghị định thư sửa đổi Montereal ngày 06.10.1980 có thêm Điều 83bis - Việt Nam phê chuẩn ngày 14.11.1995
[††] Theo Nghị định thư sửa đổi Montereal 27.5.1947
[‡‡] Theo Nghị định thư sửa đổi Montereal ngày 30.9.1977 có thêm bản tiếng Nga

File đính kèm:

  • doccong_uoc_ve_hang_khong_dan_dung_quoc_te.doc