Công tác nghiên cứu, khai thác làm chủ các ra đa thế hệ mới trên tàu hải quân
Trước tình hình biển Đông ngày càng phức tạp, Quân chủng Hải quân là một
trong những lực lượng được xác định xây dựng tiến lên hiện đại. Theo định hướng
đó, những năm qua, Quân chủng Hải quân đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội
đầu tư, trang bị cho những vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) mới, đảm bảo đủ
sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Bên cạnh các VKTBKT đã có
trước đó, Quân chủng Hải quân được trang bị các tàu mặt nước có sức chiến đấu
cao như các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, tàu tên lửa tấn công nhanh lớp 12418, tổ
hợp tên lửa bờ (A, E, Bastion) có khả năng tiêu diệt nhanh các chiến hạm, thậm chí
cả tàu sân bay để kiểm soát các vùng biển, bảo vệ các mục tiêu, cũng như bảo vệ
chủ quyền biển, đảo và bờ biển.
Các VKTBKT thế hệ mới được ứng dụng các công nghệ tân tiến nhất, với
những đặc trưng công nghệ cơ bản là sử dụng kỹ thuật số, phần mềm trong phần
điện - điện tử các hệ thống điều khiển; sử dụng vật liệu chế tạo đặc biệt trong phần
cơ khí, đảm bảo khả năng tự động hóa, khả năng tích hợp, kết nối mạng cao hơn,
giảm kích thước, trọng lượng cho trang bị. Các đặc trưng công nghệ đó làm cho
VKTBKT mở rộng vùng quan sát, phát hiện mục tiêu, nâng cao tốc độ xử lý thông
tin. Có ưu thế vượt trội so với VKTBKT thế hệ cũ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác nghiên cứu, khai thác làm chủ các ra đa thế hệ mới trên tàu hải quân
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa H.M.Đạt, , “Công tác nghiên cứu, khai thác làm chủ ra đatrên tàu Hải quân.” 10 CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC LÀM CHỦ CÁC RA ĐA THẾ HỆ MỚI TRÊN TÀU HẢI QUÂN Hoàng Mạnh Đạt1*, Phạm Tất Tư1, Trần Ngọc Sáng2, Đoàn Thế Hoàng1 Tóm tắt: Bài báo trình bày tổng quan về các loại ra đa thế hệ mới điển hình trên tàu Hải quân và công nghệ của chúng. Cùng với đó, bài báo đề cập đến thực trạng và phương hướng công tác nghiên cứu, khai thác làm chủ các ra đa thế hệ mới trên tàu Hải quân. Từ khóa: Ra đa thế hệ mới, Hải quân. 1. MỞ ĐẦU Trước tình hình biển Đông ngày càng phức tạp, Quân chủng Hải quân là một trong những lực lượng được xác định xây dựng tiến lên hiện đại. Theo định hướng đó, những năm qua, Quân chủng Hải quân đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội đầu tư, trang bị cho những vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) mới, đảm bảo đủ sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Bên cạnh các VKTBKT đã có trước đó, Quân chủng Hải quân được trang bị các tàu mặt nước có sức chiến đấu cao như các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, tàu tên lửa tấn công nhanh lớp 12418, tổ hợp tên lửa bờ (A, E, Bastion) có khả năng tiêu diệt nhanh các chiến hạm, thậm chí cả tàu sân bay để kiểm soát các vùng biển, bảo vệ các mục tiêu, cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo và bờ biển. Các VKTBKT thế hệ mới được ứng dụng các công nghệ tân tiến nhất, với những đặc trưng công nghệ cơ bản là sử dụng kỹ thuật số, phần mềm trong phần điện - điện tử các hệ thống điều khiển; sử dụng vật liệu chế tạo đặc biệt trong phần cơ khí, đảm bảo khả năng tự động hóa, khả năng tích hợp, kết nối mạng cao hơn, giảm kích thước, trọng lượng cho trang bị. Các đặc trưng công nghệ đó làm cho VKTBKT mở rộng vùng quan sát, phát hiện mục tiêu, nâng cao tốc độ xử lý thông tin. Có ưu thế vượt trội so với VKTBKT thế hệ cũ. Trong lĩnh vực ra đa, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sản xuất ra đa hiện nay, các ra đa thế hệ mới được trang bị cho Quân chủng Hải quân có đặc trưng công nghệ hiện đại như: Sử dụng công nghệ phát bán dẫn, điều chế xung phức tạp, xử lý số các tín hiệu và dữ liệu ra đa, điều khiển và tính toán kỹ thuật số. Với công nghệ hiện đại, các ra đa thế hệ mới có ưu điểm rõ rệt so với các ra đa trước đó như: Kích thước gọn nhẹ, có khả năng tích hợp cao, hoạt động tin cậy, ổn định, khả năng quan sát, phát hiện, bắt, bám mục tiêu tốt hơn. Trong bối cảnh các đài ra đa thế hệ cũ hiện đang sử dụng hầu hết không còn đồng bộ, lực lượng kỹ thuật về ra đa của Hải quân còn yếu và thiếu, vấn đề cấp thiết đặt ra đó là làm thế nào để nhanh chóng khai thác, làm chủ các đài ra đa thế hệ mới để phát huy hết các tính năng kỹ, chiến thuật của chúng. Năm 2006, Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã ra nghị quyết lãnh đạo và tổ chức triển khai một cách có định hướng, tập trung, thống nhất, đồng bộ hai nội dung: “Xây dựng nền nếp chính quy kỹ thuật và làm chủ VKTBKT”. Từ đó đã xây dựng Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 11 được nền nếp kỹ thuật cũng như trình độ kỹ thuật, khai thác kỹ thuật tại các đơn vị trong Quân chủng. Đến nay, công tác khai thác làm chủ các đài ra đa thế hệ mới trên tàu Hải quân đã đạt được một số kết quả nhất định. 2. CÁC LOẠI RA ĐA ĐIỂN HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ CỦA CÁC RA ĐA HIỆN ĐẠI TRÊN TÀU HẢI QUÂN Cùng với các tàu mặt nước mới được trang bị là các đài ra đa hiện đại được lắp đặt trên chúng, trên mỗi tàu sử dụng nhiều loại ra đa chính vì vậy mà Hải quân Việt Nam đang sử dụng nhiều loại ra đa tùy theo tính năng nhiệm vụ của các tàu. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét ba loại ra đa điển hình nhất để có một cái nhìn tổng quan về các ra đa thế hệ mới trên tàu Hải quân. 2.1. Ra đa điều khiển pháo Ra đa điều khiển pháo là các ra đa ba tọa độ, các loại ra đa thế hệ mới hiện nay của Hải quân dùng để điều khiển pháo là MP-123.02 mod3 (trên các tàu TT400- TP, 10412, 12418), 5P-10-03E (trên tàu Gepard). Sơ lược về chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm công nghệ của ra đa 5P-10-03E: Ra đa 5P-10-03E được thiết kế tự động hóa tối đa quá trình điều khiển khi thực hiện mọi nhiệm vụ đặt ra, nhờ thế kíp chiến đấu chỉ còn 01 trắc thủ. Đặc trưng công nghệ: Sử dụng mạch phát bán dẫn, tín hiệu phát đơn giản và phức tạp, xử lý số phần trung tần và thị tần (bám sát cùng lúc 4 mục tiêu), phần điều khiển và tính toán được số hóa triệt để, linh kiện điện tử được bán dẫn hoàn toàn, cấu trúc các máy được mô đun hóa, hệ thống có khả năng tự động phát hiện hỏng hóc. Ra đa 5P-10-03E dùng để điều khiển các ụ pháo AK-176, AK-630 lắp trên các tàu, để tấn công các mục tiêu trên không, mặt biển và các mục tiêu trên bờ. Nó đảm bảo nhiệm vụ phòng không tầm thấp cho tàu: Độc lập phát hiện các mục tiêu trên không, mặt nước trong chế độ quan sát tròn hay quan sát quạt, nhận biết các mục tiêu quan sát được (khi kết hợp với phân biệt địch-ta), bắt và bám sát đến 4 mục tiêu trên không tốc độ lớn khi bám sát các mục tiêu “bám sát trong khi quét”. Phân tích mức độ nguy hiểm của các mục tiêu bay nhanh đang bám sát và chọn ra mục tiêu nguy hiểm nhất, thực hiện bắt và bám sát mục tiêu tên lửa phóng ra từ mục tiêu đang bám sát. Trong trường hợp hoạt động cùng với thiết bị chỉ thị mục tiêu, hệ thống có thể bám sát mục tiêu ở tốc độ 1000 m/s. Khi bắn mục tiêu mặt nước, hệ thống đảm bảo đo độ lệch đường đạn nhờ cột nước để nhập lượng hiệu chỉnh sau đó. Hệ thống có khả năng chống nhiễu tự nhiên và nhiễu nhân tạo: Nhiễu xung hỗn loạn, nhiễu thụ động và một số nhiễu khác. Ngoài ra, hệ thống đảm bảo huấn luyện kíp chiến đấu của tổ hợp pháo theo mục tiêu giả (mô phỏng). 2.2. Ra đa cung cấp dữ liệu điều khiển bắn tên lửa Để cung cấp thông số về mục tiêu cho tổ hợp tên lửa trên tàu, ngoài hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến các tàu thường sử dụng ra đa 3C-25E (tàu 12418) và ra Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa H.M.Đạt, , “Công tác nghiên cứu, khai thác làm chủ ra đatrên tàu Hải quân.” 12 đa Minheran-ME (tàu Gepard) để cung cấp trực tiếp dữ liệu điều khiển bắn tên lửa. Ở đây, ta xem xét về chức năng và đặc điểm công nghệ của ra đa Minheran-ME: Trạm ra đa Minheran-ME dùng để phát hiện từ xa (ngoài đường chân trời) các mục tiêu mặt nước, thu và xử lý các thông tin theo tình hình mặt nước từ các nguồn chỉ thị mục tiêu, xử lý và cấp các thông số chỉ thị mục tiêu cho hệ thống tên lửa của tàu. Ra đa Minheran-ME là tổ hợp ra đa chủ động - thụ động, hai tọa độ. Đặc trưng công nghệ: Hoạt động chủ động và thụ động, anten mạng pha, tín hiệu phát được điều tần tuyến tính, xử lý số các tín hiệu và dữ liệu của ra đa (bám sát đến 30 mục tiêu mặt biển đồng thời), số hóa phần điều khiển, tính toán và các giao tiếp với các thiết bị ngoài, linh kiện điện tử được bán dẫn hoàn toàn, cấu trúc các máy được mô đun hóa, hệ thống có khả năng tự động phát hiện hỏng hóc. Minheran-ME1 (ra đa chủ động) đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phát hiện và bám sát các mục tiêu mặt nước trong chế độ chủ động; - Xác định tọa độ và các tham số của các mục tiêu được bám sát; - Hiển thị tình hình khu vực xung quanh tàu; - Phân loại các mục tiêu bám sát theo dấu hiệu quỹ đạo. - Nhập bằng tay vào phân hệ xử lý các dữ liệu thông tin đã nhận được từ chỉ thị ngoài, tính toán lại tọa độ, lựa chọn và cấp các thông số chỉ thị mục tiêu; - Định phương của tàu gây nhiễu; - Tự động kiểm tra khả năng làm việc và chuẩn đoán hỏng hóc máy móc thiết bị của trạm ra đa chủ động. Minheran-ME2 (ra đa thụ động) đảm bảo giải quyết những nhiệm vụ sau: - Phát hiện một cách bí mật từ xa ngoài đường chân trời và định phương các mục tiêu theo bức xạ ra đa của chúng; - Xác định tọa độ (phương vị và cự ly) của mục tiêu theo bức xạ ra đa của chúng, khi phối hợp tính toán với đài ra đa Minheran khác; - Phân loại các tín hiệu thu được theo dạng bức xạ của ra đa dựa trên cơ sở ngân hàng dữ liệu. 2.3. Ra đa cảnh giới - chỉ thị mục tiêu Hiện nay, trên tàu Hải quân được trang bị một số hệ thống ra đa cảnh giới - chỉ thị mục tiêu hiện đại. Điển hình là ra đa Pozitiv-ME1. Ra đa Pozitiv-ME1 là đài rađa tích cực 3 tọa độ với anten mạng pha. Nó được sử dụng để quan sát toàn cảnh các tình huống trên không và trên biển, phát hiện và bám các mục tiêu kể cả các mục tiêu bay thấp có kích thước nhỏ, cung cấp số liệu chỉ thị mục tiêu cho các khí tài liên hợp. Cấu hình của ra đa này làm một cấu hình mở, ngoài cấu trúc cơ bản của một ra đa kỹ thuật số, ra đa còn có các giao diện mở rộng để giao tiếp với các thành phần của các hệ thống khác. Ra đa Pozitiv-ME1 đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ: - Quan sát vòng tròn trên không và trên biển; Phát hiện và bám sát quỹ đạo các mục tiêu trên không theo 3 tọa độ; Phát hiện và bám theo tốc độ các mục tiêu bay Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 13 thấp, bổ nhào; Tách các mục tiêu trên nền nhiễu tích cực, nhiễu tiêu cực nhân tạo và tự nhiên. - Xử lý các thông tin ra đa và tính tọa độ các mục tiêu phát hiện được; - Tự động và bán tự động bám sát 50 mục tiêu trên biển và trên không; - Phân biệt các mục tiêu địch-ta khi kết hợp với thiết bị nhận biết. Phân loại mục tiêu bám được theo các dấu hiệu quỹ đạo. Đánh giá mức độ nguy hiểm của các mục tiêu bám được. - Giải quyết bài toán phân phối mục tiêu. Truyền tham số chỉ thị mục tiêu đến các hệ thống liên hợp trên tàu. Lưu trữ các tham số về mục tiêu theo dõi và việc phân phối mục tiêu. - Tự động kiểm tra khả năng hoạt động của đài ra đa và tìm kiếm hỏng hóc. Luyện tập trắc thủ theo các tình huống ra đa giả định. - Ổn định lắc ngang và tạo cánh sóng theo phương ngang bằng phương pháp cơ điện. Bù pha và ổn định búp sóng đứng bằng phương pháp điện. 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC, LÀM CHỦ CÁC ĐÀI RA ĐA THẾ HỆ MỚI TRÊN TÀU HẢI QUÂN 3.1. Một số yêu cầu trong nghiên cứu, khai thác làm chủ ra đa thế hệ mới Đối với các đài ra đa thế hệ mới với công nghệ hiện đại, phương thức bảo đảm kỹ thuật khác so với các đài ra đa thế hệ cũ, chính vì vậy việc nghiên cứu, khai thác làm chủ các đài ra đa thế hệ mới đòi hỏi một số yêu cầu nhất định: - Trong các ra đa thế hệ mới, phần công nghệ cao chủ yếu tập trung trong hệ thống siêu cao tần, phần xử lý tín hiệu và điều khiển vì vậy đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức chuyên môn sâu và trình độ về ngoại ngữ, công nghệ thông tin. - Do thay đổi về công nghệ và phương thức bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) nên tài liệu kỹ thuật, tài liệu công nghệ được đối tác nước ngoài chuyển giao khi mua sắm VKTBKT dưới dạng thuyết minh theo chức năng môdun, khối, không đề cập đến sơ đồ nguyên lý chi tiết, quy trình sửa chữa và không yêu cầu đến cấp phân đội (đơn vị trực tiếp sử dụng) can thiệp sâu trong quá trình sử dụng mà chỉ thực hiện bảo quản, bảo dưỡng, phát hiện hư hỏng, thay thế môdun. Đây là một trong các yếu tố đặc trưng của ra đa thế hệ mới đòi hỏi người khai thác sử dụng phải tuân thủ quy định về chức năng, nhiệm vụ đối với lực lượng kỹ thuật các cấp theo phương thức sản xuất, chế tạo mới đó là: + Cấp đơn vị khai thác sử dụng: vận hành, bảo quản, bảo dưỡng và nhận biết thông tin báo hỏng từ hệ thống kiểm tra, đo lường tự động tích hợp trên Hệ thống; khắc phục hỏng hóc bằng việc thay thế môdun chức năng; đồng bộ hiệu chỉnh trang bị theo quy trình. + Cấp nhà máy: Có chức năng sửa chữa chuyên sâu theo đặc trưng công nghệ trang bị, được hỗ trợ các tổ hợp chuẩn đoán hư hỏng, đo lường điều khiển tự động, các hệ thống giá thử, bàn kiểm tra tạo giả tín hiệu kiểm tra và thử nghiệm sát thực tế. Các hệ thống thiết bị, dụng cụ và phương tiện chuyên dụng, đặc chủng để phục Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa H.M.Đạt, , “Công tác nghiên cứu, khai thác làm chủ ra đatrên tàu Hải quân.” 14 vụ sửa chữa đến môdun chức năng, chi tiết, linh kiện và sản xuất vật tư kỹ thuật (VTKT) (khi được đầu tư đủ trang thiết bị công nghệ, tài liệu công nghệ cũng như mã nguồn do nhà sản xuất cung cấp). Đội ngũ nhân viên, chuyên môn kỹ thuật tại nhà máy phải là những kỹ thuật viên, được đào tạo cơ bản, có trình độ tổng hợp (về ngoại ngữ, về công nghệ thông tin và kiến thức chuyên nghành), tương đương kỹ sư thì mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. - Các TBKT công nghệ cao nói chung cũng như các ra đa thế hệ mới nói riêng, rất nhạy cảm với sự tác động của môi trường. Phần lớn các linh kiện điện tử trong các đài ra đa thế hệ mới của Nga ta đang sử dụng chưa được nhiệt đới hóa nên hay hư hỏng trong điều kiện khí hậu Việt Nam, chính vì vậy việc khai thác, bảo quản, bảo dưỡng, cất giữ phải đảm bảo khắt khe theo đúng tiêu chuẩn. 3.2. Thực trạng công tác khai thác, làm chủ các đài ra đa thế hệ mới trên tàu Hải quân Thực hiện theo nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng năm 2006, công tác kỹ thuật được quan tâm đúng mực, đặc biệt là công tác khai thác, làm chủ các đài ra đa thế hệ mới. Kết quả đạt được như sau: - Trong các dự án mua sắm VKTBKT của Quân chủng Hải quân đều có các lớp đào tạo, huấn luyện tiếp nhận. Các học viên được tuyển chọn là những người có trình độ, kinh nghiệm tại các đơn vị trong Quân chủng, trước khi huấn luyện tiếp nhận trang bị tại các nhà máy sản xuất VKTBKT, họ được đào tạo bổ túc về kiến thức chuyên nghành cũng như công nghệ thông tin và ngoại ngữ tại các cơ sở trong nước. Các học viên trong lớp đó là những người trực tiếp khai thác vận hành VKTBKT khi được tiếp nhận về. Chính vì vậy mà lực lượng khai thác, sử dụng tại đơn vị cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ và năng lực. - Tại các đơn vị, chế độ bảo quản, bảo dưỡng và kiểm tra sửa chữa định kỳ được duy trì thường xuyên, đúng quy định. - Công tác đào tạo, huấn luyện chuyển giao giữa các trắc thủ được chú trọng thực hiện và có hiệu quả cao. - Việc đầu tư các nguồn lực cho công tác nghiên cứu, khai thác sử dụng và BĐKT đã thường xuyên được quan tâm đầu tư, tháo gỡ một phần khó khăn cho các đơn vị về biên dịch, biên soạn tài liệu kỹ thuật, công nghệ cũng như sản xuất, sửa chữa khôi phục VTKT. Thực tế, từ năm 2012, hàng năm Cục Kỹ thuật Hải quân đã trích những khoản kinh phí từ ngân sách đảm bảo kỹ thuật để thực hiện nghiên cứu làm chủ các VKTBKT mới. Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu khoa học cũng tập trung cho hỗ trợ công tác làm chủ VKTBKT mới. - Trong những năm qua, nhà máy X56/ Cục Kỹ thuật Hải quân cũng đã có những chính sách phù hợp để nâng cao năng lực trong làm chủ các ra đa thế hệ mới. Nhà máy đã chú trọng xây dựng đội ngũ kỹ sư, nhân viên có trình độ cao. Dưới sự chỉ đạo của Cục Kỹ thuật Hải quân, nhà máy đã kết hợp với Bộ môn Ra đa/Học viện Kỹ thuật Quân sự và các chuyên gia đầu ngành về ra đa trong Quân chủng để cập nhật các kiến thức mới, thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên của Nhà máy. Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 15 Hình 1. Tích hợp hệ thống chiến đấu trên tàu 1241RE. Cùng với đó, thông qua các chương trình, dự án, Nhà máy X56 được đầu tư các trang thiết bị công nghệ hiện đại như: Dây truyền sản xuất mạch in Bungard, dây truyền hàn dàn, hàn sóng của Sam Sung, máy kiểm tra và thiết kế ngược mạch điện tử Pin Point; Giá thử ra đa 3C-25E, giá thử ra đa Pozitiv-ME1, giá thử ra đa MP- 123.02 mod3, cùng các thiết bị đo lường hiện đại. Đến nay, Nhà máy đã cơ bản có đủ năng lực để sửa chữa vừa, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn đa số các ra đa thế hệ cũ và một phần các ra đa thế hệ mới; sản xuất được một số VTKT và trang thiết bị có công nghệ phổ thông phục vụ công tác BĐKT. Hình 2. Giá thử kiểm tra ra đa 3C-25E tại nhà máy X56/CKTHQ. - Công tác nghiên cứu, cải tiến, hiện đại hóa các đài ra đa thế hệ cũ cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần hiện đại hóa các đài ra đa thể hiện qua số lượng các đề tài NCKH hàng năm. Điển hình là: Năm 2014, Viện Kỹ thuật Hải quân hoàn thành Dự án “Tích hợp hệ thống chiến đấu trên tàu 1241RE” đã số hóa đầu cuối và tích hợp các ra đa trên tàu 1241RE, xây dựng hệ thống chỉ huy chiến Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa H.M.Đạt, , “Công tác nghiên cứu, khai thác làm chủ ra đatrên tàu Hải quân.” 16 đấu hợp nhất; Năm 2015, Cục KTHQ đã thực hiện xong nhiệm vụ “Kết nối ra đa Pozitiv với ra đa 3C-25E trên tàu 12418”, và nhiều đề tài chế tạo các khối, modun khác. Việc nghiên cứu sản xuất vật tư phụ tùng thay thế cho các trang bị thế hệ mới cung gặt hái được nhiều thành công, đến nay đã tổ chức nghiên cứu sản xuất thành công hàng trăm loại vật tư thay thế cho các đài ra đa thế hệ mới như Pozitve-ME1, Minheral-ME, 5P-10-03E. Từ đó góp phần làm chủ các hệ thống ra đa thế hệ mới. 3.3. Các khó khăn, tồn tại trong công tác khai thác, làm chủ các đài ra đa thế hệ mới của Quân chủng Hải quân - Do điều kiện kinh phí hạn hẹp, khi triển khai mua sắm VKTBKT chưa đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực (huấn luyện, đào tạo, bảo đảm VTKT, tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, cơ sở kỹ thuật). Do đó chưa có tài liệu, quy trình công nghệ, điều này gây khó khăn cho công tác khai thác, làm chủ các đài ra đa thế hệ mới cũng như công tác bảo đảm kỹ thuật cho chúng. - Do không mua công nghệ sửa chữa nên việc duy trì hoạt động của các hệ thống ra đa thế hệ mới phụ thuộc nhiều vào kíp trắc thủ vận hành hệ thống. Nhưng thực tế, thời gian đào tạo ngắn (chủ yếu được tham gia huấn luyện đào tạo theo các dự án mua sắm, thời gian khoảng 3 tháng đến 1 năm), trình độ của các trắc thủ còn hạn chế, khả năng phát hiện hư hỏng và can thiệp sâu để sửa chữa môdun cơ bản chưa làm chủ được. - Đội ngũ giáo viên, nghiên cứu viên của các học viện, nhà trường và các cơ sở nghiên cứu ít được huấn luyện, tiếp cận với trang bị nên mức độ nắm bắt hệ thống còn hạn chế. Trong thực hiện các dự án hiện đại hóa, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ sở nghiên cứu. 4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHAI THÁC LÀM CHỦ RA ĐA THẾ HỆ MỚI TRÊN TÀU HẢI QUÂN Những năm qua, Quân chủng Hải quân và các lực lượng nghiên cứu trong Quân đội đã nghiên cứu, khai thác làm chủ các đài ra đa thế hệ mới trên tàu Hải quân và đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong thời gian tới, công tác nghiên cứu, khai thác làm chủ cần phải tiếp tục được thực hiện và theo các định hướng sau: - Tiếp tục tổ chức đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật có trình độ khoa học và công nghệ hiện đại giữ vị trí quan trọng trong quá trình khai thác làm chủ các hệ thống ra đa mới. Đối với cấp đơn vị: Tiếp tục duy trì nghiêm nền nếp kỹ thuật đã xây dựng, chú trọng tự đào tạo nâng cao trình độ và đào tạo chuyển giao giữa các trắc thủ. Đối với cấp nhà máy: Định hướng các nhóm kỹ thuật viên chuyên môn hóa cho từng đài ra đa trong bảo đảm kỹ thuật cơ động tại các đơn vị, đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu khôi phục VTKT. Đối với các cơ sở nghiên cứu: Phối hợp chặt chẽ với đơn vị, nhà máy để phát triển nghiên cứu chế mới các VTKT phục vụ công tác bảo đảm kỹ thuật cũng như cải tiến các khối cụm để nâng cao tính năng của trang bị. Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 17 - Quá trình nghiên cứu, khai thác làm chủ phải được tổ chức chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng kỹ thuật trong và ngoài Quân chủng. Xác định rằng lực lượng kỹ thuật trong Quân chủng là chủ đạo trong việc nghiên cứu, làm chủ các ra đa thế hệ mới, bên cạnh đó kết hợp chặt chẽ với các đơn vị ngoài Quân chủng có trình độ, công nghệ về ra đa như: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Ra đa - Viện KH&CNQS, Viện Kỹ thuật PK-KQ - Quân chủng PK-KQ. - Trên nền tảng công nghệ đã được đầu tư, tập trung nghiên cứu chế tạo các cụm, khối tương đương để thay thế đáp ứng theo xu thế BDKT hiện đại của các nước phát triển. 5. KẾT LUẬN Các đài ra đa thế hệ mới đang được trang bị cho các tàu Hải quân hiện nay có công nghệ hiện đại, việc nghiên cứu, khai thác làm chủ chúng được đặt ra cấp thiết, với mục đích để phát huy hết tính năng kỹ chiến thuật của các đài đồng thời để đảm bảo kỹ thuật cho chúng. Để quá trình khai thác làm chủ đạt hiệu quả tốt nhất cần có sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời và phải có phương hướng, lộ trình phù hợp. Với khả năng và trình độ của lực lượng kỹ thuật trong Quân chủng Hải quân nói riêng và quân đội nói chung, chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ các đài ra đa thế hệ mới trên tàu Hải quân đảm bảo sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đức Dương, “Kinh nghiệm trong công tác bảo đảm kỹ thuật ở nhà máy X56 Hải quân” , TC. Kỹ thuật và trang bị, số 178 (2016), tr. 55-56. [2]. Thuyết minh kỹ thuật Ra đa 5P-10-03E. [3]. Thuyết minh kỹ thuật Ra đa Pozitiv-ME1. [4]. Thuyết minh kỹ thuật Ra đa Minheran. Nhận bài ngày 10 tháng 5 năm 2016 Hoàn thiện ngày 27 tháng 7 năm 2016 Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 8 năm 2016 Địa chỉ: 1 Viện Kỹ thuật Hải quân, Quân chủng Hải quân; 2 Cục Kỹ thuật Hải quân, Quân chủng Hải quân; * Email của tác giả liên hệ: datvkthq@gmail.com.
File đính kèm:
- cong_tac_nghien_cuu_khai_thac_lam_chu_cac_ra_da_the_he_moi_t.pdf