Công tác giáo dục thể chất ở trường Đại học thủ đô Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Nhà nước coi trọng thể dục thể thao trường học nhằm phát triển và hoàn thiện

thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. Giáo dục thể chất là nội dung giáo dục

bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ

mầm non đến đại học. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu

giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp

ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

pdf 11 trang kimcuc 5940
Bạn đang xem tài liệu "Công tác giáo dục thể chất ở trường Đại học thủ đô Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác giáo dục thể chất ở trường Đại học thủ đô Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Công tác giáo dục thể chất ở trường Đại học thủ đô Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 187 
CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY 
Huỳnh Thị Tuyển1, Phạm Hải Yến2 
 1Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
 2Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 
Tóm tắt: Nhà nước coi trọng thể dục thể thao trường học nhằm phát triển và hoàn thiện 
thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. Giáo dục thể chất là nội dung giáo dục 
bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ 
mầm non đến đại học. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu 
giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp 
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Từ khóa: Đổi mới giáo dục; Xu thế đổi mới; Giáo dục Thể chất; Thể dục Thể thao. 
Nhận bài ngày 13.3.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 13.4.2019 
Liên hệ tác giả: Huỳnh Thị Tuyển; Email: httuyen@hnmu.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trường học có vai trò vô cùng quan trọng trong sự 
nghiệp đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà, nhằm xây dựng con người mới Việt Nam 
phát triển đầy đủ cả đức, trí, thể, mỹ. GDTC trong trường học được xác định là bộ phận 
quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý chí, 
giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên, góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước, “phát triển cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo 
đức, phong phú về tinh thần”. Với vai trò và ý nghĩa đó, công tác GDTC trong trường học 
luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành và toàn xã hội. Đặc biệt, 
trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục & Đào tạo (GD-ĐT) và ngành Thể dục Thể thao 
(TDTT) đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, quản lý một cách toàn diện, góp 
phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công tác GDTC trong trường học. Vì vậy, công 
tác GDTC trong các trường học rất cần đội ngũ thầy, cô giáo có trình độ chuyên môn cao, 
kiến thức và phương pháp sư phạm vững vàng để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay. 
188 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2. NỘI DUNG 
2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc rèn luyện thể chất 
Gần 5 tháng sau ngày đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ 
cộng hoà, ngày 30/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14 về việc lập Nha 
Thể dục Trung ương trực thuộc Bộ Thanh niên. Sắc lệnh quy định Nha Thể dục Trung 
ương có nhiệm vụ cùng Bộ Y tế và Bộ Quốc gia Giáo dục nghiên cứu phương pháp, thực 
hành thể dục trong toàn quốc. Bộ Thanh niên sẽ ấn định những việc về tổ chức và ngân 
sách của Nha Thể dục Trung ương [1, tr.143]. Sau đó ít ngày, Trường thể dục ra đời và đặt 
cơ sở tại căn nhà ở đường Cột Cờ (Hà Nội), nơi trước đó là một khu trại học tập của sĩ 
quan Pháp. Đây là sự kiện, dấu mốc khai sinh ngành TDTT cách mạng Việt Nam. Tiếp đó, 
ngày 27/3/1946, Người ký Sắc lệnh số 38 về việc lập Nha Thanh niên và Thể dục trực 
thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục với cơ cấu gồm Phòng Thanh niên và Phòng Thể dục Trung 
ương [1, tr.190-191]. Cũng trong ngày này, Người viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục 
đăng trên báo Cứu quốc (số 199, ngày 27-3-1946). Theo Người: “Mỗi người dân khỏe 
mạnh làm cho cả nước khỏe mạnh, mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một 
phần”. Tối ngày 26/5/1946, Hồ Chí Minh đã dự Lễ khai mạc Đại hội Thanh niên Hà Nội. 
Tại đây, Lễ hội thanh niên vận động đã được phát động và Ban tổ chức đã mời Người 
châm ngọn lửa phát động phong trào Khỏe vì nước. Từ Hà Nội, phong trào này đã lan tỏa 
ra cả nước. 
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xét trong bối cảnh đương 
thời, gắn liền với quan điểm yêu nước đại bộ phận nhân dân. Người nói: “Giữ gìn dân chủ, 
xây dựng nước nhà, xây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Vậy 
nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” [2, 
tr.212]. Rèn luyện sức khỏe ở đây hàm chứa cả về mặt thể chất cũng như tinh thần: “Việc 
đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi 
người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần 
đầy đủ. Như vậy thì mới khỏe”. Với mong muốn đồng bào ai cũng gắng tập thể dục, Bác 
Hồ còn trở thành tấm gương sáng về rèn luyện: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. 
Hồ Chí Minh mong muốn nhân dân ta ai cũng đều khỏe mạnh. Con người có sức khỏe 
thì năng suất lao động sẽ cao hơn; năng động, hoạt bát hơn trong mọi hoạt động của đời 
sống xã hội; trí tuệ có điều kiện phát triển phong phú hơn. Người nhận định: “Muốn lao 
động, sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần phải có sức khỏe”. Sức khỏe của con 
người có ảnh hưởng lớn đến tinh thần và lực lượng của toàn dân: “Sức khỏe của cán bộ và 
nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì 
kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 189 
Tựu trung, tư tưởng của Người về tầm quan trọng của công tác GDTC, chăm lo sức 
khoẻ cho nhân dân gói gọn trong bốn chữ “dân cường, nước thịnh”. Dân cường chính là 
sức khỏe của nhân dân cả về thể chất lẫn tinh thần. Nước thịnh là phấn đấu vì mục tiêu dân 
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Người Việt Nam ta ai cũng muốn có sức 
khỏe để làm việc, cống hiến, hưởng thụ; ai cũng muốn đất nước thịnh vượng, giàu có, mọi 
người đều được sống yên ổn, để có điều kiện phát triển một cách toàn diện. Bởi vậy, các 
quan điểm khác của Hồ Chí Minh đều nhất quán sự định hướng TDTT phát triển mạnh vì 
sức khỏe của nhân dân. Thông qua đó, TDTT góp phần phục vụ tất cả các hoạt động phát 
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, cũng tức là phục vụ sự nghiệp phấn đấu cho mục 
tiêu dân giàu, nước mạnh. Tháng 3/1960, tại hội nghị cán bộ ngành TDTT, Người đã xác 
định và nhấn mạnh TDTT là một công tác cách mạng. Tư tưởng lớn đó mang tính chỉ đạo 
chiến lược. Là một công tác cách mạng, TDTT có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách 
mạng của Đảng, của dân tộc. Việc quan tâm đến sự phát triển TDTT nước nhà là trách 
nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, toàn dân, toàn xã hội. 
Phát động phong trào TDTT quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng 
công tác rèn luyện thể chất, sức khoẻ của thế hệ trẻ và xác định giáo dục thể chất học 
đường là một bộ phận quan trọng trong nền giáo dục quốc dân: “Một nền giáo dục sẽ đào 
tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm 
phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Từ quan điểm đó, sau này, Người 
đã chỉ ra một cách cụ thể về giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng. Giáo dục 
toàn diện là: “Thể dục kết hợp với gìn giữ vệ sinh chung và riêng, trí dục, mỹ dục, đức 
dục”. Bốn mặt giáo dục đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thể dục là tiền đề để 
phát triển các mặt giáo dục khác. Kể cả với học viên trong nhà trường quân đội cũng vậy, 
Hồ Chí Minh đặt giáo dục thể chất lên trước hết: “Các cháu phải ra sức thi đua: luyện tập 
thân thể cho mạnh mẽ, nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo, trau dồi tinh thần cho vững 
chắc, hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng” [3, tr.308-309]. 
Về giáo dục thể chất cho thanh niên đang hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, 
Hồ Chí Minh nói rằng: “Thanh niên phải rèn luyện TDTT vì thanh niên là tương lai của đất 
nước”. Ngoài các mặt học tập và rèn luyện khác, Người yêu cầu thanh niên phải tích cực 
rèn luyện thể chất: “Phải giữ vững đạo đức cách mạng. Phải xung phong trong mọi công 
tác. Phải học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi. Phải rèn luyện thân thể 
cho khỏe mạnh. Khỏe mạnh thì mới đủ sức tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công 
việc ích nước lợi dân”. 
Qua những sự kiện trên đây, có thể khẳng định, Hồ Chí Minh không chỉ là người khai 
sinh ra ngành TDTT cách mạng Việt Nam, mà còn là người khởi xướng phong trào thể dục 
190 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
quần chúng với khẩu hiệu cách mạng khỏe vì nước. Tư tưởng, quan điểm của Người đến 
nay vẫn vẹn nguyên giá trị và càng có ý nghĩa hơn trong tình hình xây dựng, phát triển 
nhân cách con người mới hiện nay. 
2.2. Vị trí, vai trò và thực trạng công tác GDTC trong các nhà trường hiện nay 
GDTC là một hoạt động giáo dục được tiến hành dưới hình thức bắt buộc thể hiện ở 
hai khía cạnh là giáo dục theo chương trình quy định trong nhà trường và giáo dục theo 
chương trình dựa trên nhu cầu và sở thích của học sinh (thể dục thể thao nội khóa và ngoại 
khóa). 
GDTC là một bộ phận vô cùng quan trọng không thể thay thế trong sự nghiệp giáo dục 
nói chung. Bởi lẽ vai trò của vận động, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí có ý nghĩa đặc 
biệt to lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trí lực của con người. 
GDTC là biện pháp quan trọng để bồi dưỡng khả năng tự tập luyện lâu dài, hình thành 
thói quen tập luyện trong cuộc sống, làm khơi dậy lòng ham mê đối với thể dục thể thao, 
xem chúng như một phương tiện để khám phá và phát triển nhân cách, nâng cao thể lực và 
trí lực, làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn. GDTC có nhiệm vụ 
không kém phần quan trọng là góp phần tiến hành giáo dục ý chí, xây dựng mối quan hệ 
giữa con người với con người, tập thể và cá nhân. 
GDTC trước hết nhằm hình thành, phát triển và củng cố cho con người những kỹ năng 
cơ bản gắn liền với đời sống thường nhật như đi, chạy, nhảy, leo trèo, bò, thăng bằng..., 
đồng thời qua GDTC làm tăng khả năng thích ứng với cuộc sống sôi động của thời kỳ công 
nghiệp hóa, giúp con người giảm bớt sự căng thẳng của cơ thể, vượt qua những khó khăn 
khách quan và chủ quan do cuộc sống đưa lại, hình thành những phẩm chất đáng quý như 
lòng kiên trì, sự bình tĩnh, lòng tự tin, tác phong đĩnh đạc, tự xây dựng cho mình thói quen 
và lối sống lành mạnh. 
GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước ta, nằm trong 
hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giúp giáo dục 
và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và 
kéo dài tuổi thọ của con người”. 
GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm 
của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp 
với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc 
lập: Dạy học động tác và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc 
trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo 
dục lao động. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 191 
GDTC là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện 
các tố chất thể lực và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể 
hình, củng cố sức khỏe hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết 
các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể 
chất trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các 
nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh 
sinh viên”. 
Chương trình GDTC được thực hiện trong cả quá trình học tập của học sinh, sinh viên 
dưới hai hình thức: Học chính khoá và học ngoại khoá - tự tập luyện: 
- Học chính khóa 
Học chính khoá là hình thức cơ bản nhất của công tác GDTC được tiến hành trong kế 
hoạch của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là 
nhiệm vụ cần thiết nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể 
lực và phối hợp vận động; đồng thời giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các 
kỹ thuật động tác thể dục thể thao. Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất 
và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong 
thể chất và thể thao của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng 
lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giáo dục được tính cơ bản 
và lòng nhân đạo cho học sinh”, bản thân giờ học thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng 
nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập 
thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ hội một 
cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành năng lực chung và chuyên môn. 
Học ngoại khóa - tự tập luyện 
Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của một bộ phận học sinh, sinh viên với 
mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện; đồng 
thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên. Giờ học ngoại khóa 
nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của 
học sinh, sinh viên hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên. Ngoài ra 
còn có các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: luyện tập trong các câu 
lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục 
chống mệt mỏi hàng ngày, giờ tự luyện tập, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể... 
Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện 
các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ học tập và sinh hoạt. 
Tác dụng của GDTC và các hình thức tập luyện TDTT có chủ đích áp dụng trong các 
trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, 
192 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh, sinh viên trong suốt thời kỳ 
học tập trong nhà trường cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực 
chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai. 
GDTC là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, 
kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp 
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Nhà nước có chính sách dành đất đai đầu tư 
xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, đảm bảo đủ 
giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các bậc học... Tuy nhiên, thực tế từ trước tới nay 
môn GDTC vốn không ít trường coi là môn học phụ. Chính vì vậy, sự quan tâm và đầu tư 
của không ít trường đối với môn học này chưa thật đầy đủ, thiết bị phục vụ giảng dạy, học 
tập còn thiếu thốn, không chú trọng đầu tư, thậm chí rất nhiều trường đại học, cao đẳng 
diện tích chật hẹp không có sân tập nên phải đi học nhờ. 
Công tác GDTC cho sinh viên trong các nhà trường còn không ít khó khăn, hạn chế. 
Thể lực của nhiều học sinh sinh viên còn kém, trong khi ý thức rèn luyện TDTT chưa cao, 
điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức tập luyện thiếu thốn, nội dung môn học chưa hấp dẫn 
nên học sinh, sinh viên không hứng thú, say mê học GDTC là điều khó tránh. Điều này 
phần nào lý giải thực trạng học “đối phó” của không ít học sinh, sinh viên mỗi giờ học 
GDTC. 
 Nhà nước coi trọng thể dục thể thao trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất 
cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học 
sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. 
Thể dục thể thao trường học bao gồm việc tiến hành chương trình giáo dục thể chất bắt 
buộc và tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho người học. Nhà nước khuyến 
khích và tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện thể dục thể thao phù hợp với đặc điểm 
lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu 
giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp 
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay chưa thực sự nhận thức được điều đó! Minh chứng là 
chúng ta có một thế hệ được “chăm bẵm” quá kỹ và mắc bệnh lười vận động, một thế hệ 
trẻ được bao bọc quá nhiều. Đi học có người đưa đón, xe đạp điện dần thay thế những 
chiếc xe đạp đúng nghĩa, sử dụng thang máy nhiều hơn thang bộ, sử dụng công nghệ thay 
vì tham gia những trò chơi vận động. Cứ thế, thói quen hình thành, tạo ra căn bệnh lười 
vận động ngày càng nặng. 
Chúng ta có nhiều lý lẽ cho việc lười vận động của mình: không có thời gian, không 
có điều kiện... Có quá nhiều lý do cho một thế hệ luôn bắt kịp mọi trào lưu... trừ vận động. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 193 
Tuổi trẻ có đầy sức khỏe nhưng lại chẳng dư dả thời gian, chúng ta cảm thấy mình còn 
sung sức, nên tập thể dục thôi cứ để người lớn tuổi. Một thế hệ Việt thích được “giải trí”, 
vui chơi, hưởng thụ nhiều hơn vận động là từ suy nghĩ này mà ra. Hơn thế nữa, với sự phát 
triển của công nghệ, chúng ta có thể chỉ ở trong nhà vẫn làm được mọi việc. Làm việc tại 
nhà, đồ ăn thức uống chỉ cần đặt hàng qua mạng là có người mang đến tận nơi. Tất cả các 
nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đều được cung ứng đầy đủ, vì thế mà căn bệnh lười vận 
động càng có điều kiện để phát triển. Tâm lý hưởng thụ đang giết chết chúng ta từ bên 
trong. Vận động giúp rèn tinh thần và ý chí, nhưng rất ít người trẻ biết được điều này, dễ 
nhụt chí và chán nản cũng là do thói quen lười vận động mà ra. 
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC ở trường Đại học 
Thủ đô Hà Nội 
Công tác GDTC ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội được Đảng ủy, Ban Giám hiệu rất 
quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên chỉ đạo đổi mới, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật 
chất, sân bãi, dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, phong 
trào hoạt động thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao sinh viên... Năm học 2018- 
2019, Khoa Khoa học Thể thao và Sức khoẻ (KHTT&SK) đã xây dựng và triển khai đề án 
“Giáo dục Thể chất theo nhu cầu người học”. Tuy nhiên, hiện tại vẫn tồn tại một số thuận 
lợi và khó khăn sau: 
Về thuận lợi: Nhà trường đã xác định thay đổi hình thức giảng dạy các môn học nói 
chung và môn GDTC nói riêng theo nhu cầu người học là việc làm cấp bách, thiết thực đáp 
ứng nhu cầu luôn đổi mới về phương pháp, hình thức đào tạo trong trường, tạo điều kiện 
tốt nhất cho sinh viên lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kỹ năng môn học, phù hợp với chủ 
trương của các cấp Bộ ngành từng bước hướng tới tự chủ trong các đơn vị cơ sở đào tạo. 
Công tác đào tạo GDTC có sự phối kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa khoa KHTT&SK 
với các phòng, ban, đơn vị trong trường. Cán bộ, giảng viên trong khoa tích cực đăng ký 
tham gia đề án giảng dạy Giáo dục thể chất theo nhu cầu người học của đông đảo các em 
sinh viên năm thứ nhất khóa đại học D2018 và cao đẳng C2018. Đội ngũ giảng viên có 
năng lực và trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo cơ bản, 100% tốt nghiệp đại học có 
trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Thể dục thể thao. 
Về khó khăn: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nằm giữa trung tâm Quận Cầu Giấy và 
Quận Ba Đình (cơ sở 1 và cơ sở 3), điều kiện sân bãi chật hẹp, dụng cụ tập luyện thiếu, cơ 
sở vật chất còn nhiều hạn chế, nên còn rất nhiều khó khăn trong việc triển khai giảng dạy 
cùng lúc nhiều lớp, nhiều môn học. Nhiều sinh viên chưa thực sự chú trọng và nhận thấy 
hết được ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của việc thường xuyên tham gia tập luyện thể 
194 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
thao nâng cao thể chất cho bản thân, chưa thấy được tầm quan trọng của sức khỏe với công 
việc cuộc sống của mỗi người. Nhiều sinh viên thể trạng chưa tốt, chưa hiểu về đề án nên 
còn ngại đăng ký tham gia tập luyện, một số em khả năng vận động kém nên khi tham gia 
đề án khả năng tiếp thu kỹ thuật, động tác còn hạn chế, thời tiết giao mùa mưa nhiều dẫn 
đến nhiều lớp bị gián đoạn. Các môn thể thao học đường được tổ chức giảng dạy không 
đồng đều ở phổ thông, nhiều môn không được đưa vào tự chọn. 
Sinh viên trong quá trình học tập phần lớn chỉ tập trung vào các môn học có liên quan 
trực tiếp đến những môn họ sẽ ra công tác sau này mà thờ ơ, coi nhẹ việc học môn GDTC. 
Nhiều sinh viên còn coi môn GDTC là môn phụ. Hầu hết sinh viên tập trung cho việc học 
chuyên ngành là chính. Khi môn chuyên ngành được tập trung một cách tối đa như vậy thì 
đồng nghĩa với việc những môn học phụ bị xem nhẹ. 
Từ thực tế trên đây, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau: 
Về tổng thể chương trình, tổ chức đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 
Cần thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ 
cán bộ giảng viên trong khoa KHTT&SK nhằm nắm bắt kịp thời nội dung, yêu cầu của 
chương trình mới; đa dạng hoá các hình thức, phương pháp giảng dạy; phân công cụ thể 
giảng viên biên soạn chương trình chi tiết, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo 
thực hiện các đề án bồi dưỡng, nâng cao thể lực cho sinh viên. 
Trong mỗi giờ lên lớp giáo viên cần phải tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích môn 
học, thay đổi cách dạy để tạo ra không khí thi đua trong lớp học, nâng cao năng lực giảng 
dạy đặc biệt là phải biết sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt. Trong 
mỗi tiết học nên áp dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu, liên tục cổ vũ, 
khích lệ, động viên để các em có động lực luyện tập. Đưa ra chỉ tiêu phấn đấu ở từng nội 
dung và toàn lớp học, cải tiến giáo trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, sinh 
viên. Đưa nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thể thao vào nội dung buổi học và nội dung kiểm 
tra đánh giá môn học, kích thích chuyên cần học tập của học sinh, sinh viên. Đồng thời 
cũng cần phải tạo điều kiện đầu tư về sân bãi và dụng cụ để học tập tạo dựng phong trào 
thể dục thể thao tốt ở trong trường, đề cao vị trí môn học giáo dục thể chất như những môn 
học khác. 
Về phía giảng viên: 
Thứ nhất: Hình thành động cơ học tập cho sinh viên. Sức khỏe là vốn quý của con 
người. Có sức khỏe là có tất cả. Vậy làm gì để có sức khỏe? Có nhiều nguyên nhân khác 
nhau nhưng việc tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất 
giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Môn học thể dục làm được điều 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 195 
đó. Nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập, lao động và các sinh 
hoạt khác: giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật động tác góp 
phần vào việc nâng cao sức khỏe. Các em hiểu được vấn đề này sẽ hình thành động cơ học 
tập, và như vậy tạo được sự hưng phấn, sự hứng thú đối với môn học. 
Thứ hai: Tìm hiểu đặc điểm sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi để có phương pháp, hình 
thức bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp. Điều này rất quan trọng trong hoạt động TDTT cũng 
như môn học GDTC để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh những tác động xấu có thể xảy 
ra. Cần căn cứ đặc điểm phát triển tố chất cơ thể: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt, 
khéo léo của học sinh, sinh viên để đưa ra các bài tập, lượng vận động phù hợp, giúp người 
học thay đổi nhận thức, tích cực tập luyện, hứng thú và say mê học tập; qua đó duy trì sự 
vận động, cải thiện và tăng cường thể lực của bản thân. 
Thứ ba: Nghiên cứu kỹ nội dung, bài giảng phải súc tích, khoa học, đồng thời cải tiến 
phương pháp giảng dạy. 
Nội dung của bài chính là sự thống nhất giữa quá trình dạy và quá trình học. Giảng 
viên là người cung cấp kiến thức mới và thông qua đó, thực hiện nhiệm vụ giáo dục và 
phát triển cho sinh viên. Đối với sinh viên, giảng viên cần phải chủ động điều khiển, tổ 
chức giờ học để sinh viên tiếp thu kiến thức một cách chủ động và nắm vững kiến thức một 
cách có hệ thống và biến những kiến thức ấy thành cái của mình, do vậy, giảng viên cần 
phải: 
- Áp dụng triệt để và phù hợp các nguyên tắc giảng dạy TDTT: Nguyên tắc tư tưởng, 
nguyên tắc trực quan, nguyên tắc toàn diện, hệ thống nguyên tắc phù hợp với khả năng tiếp 
thu của học sinh, nguyên tắc củng cố và nâng cao. 
- Sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy thể dục, phù hợp với nội dung, động tác; 
phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn, phương pháp giảng giải và làm mẫu, phương pháp 
luyện tập, phương pháp sửa chữa các động tác sai... 
- Có kế hoạch giảng dạy và phương pháp tiến hành giờ thể dục cụ thể và hợp lý. 
- Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hiện nay không chỉ riêng 
nước ta mà cả các nước phát triển trên thế giới, các nước trong khu vực đều quan tâm đến 
việc làm gì để nâng cao khả năng tư duy, khả năng xử lý mọi tình huống của con người. Và 
để có được con người như thế, giáo dục đóng vai trò quan trọng và nhận phần trách nhiệm 
nặng nề. Nói đến giáo dục chúng ta biết có nhiều phương pháp khác nhau để nhằm đạt tới 
mục đích trên. phương pháp sử dụng phương tiện trực quan và ứng dụng công nghệ thông 
tin vào giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo dục, cũng như giáo viên quan tâm bởi vì 
nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của học sinh sinh viên. Phương pháp sử dụng 
196 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
phương tiện trực quan không phải là phương pháp mới nhưng ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giảng dạy lại là phương pháp mới. Lâu nay, mọi người chưa có quan tâm đúng 
mức về nó nhất là phía giảng viên do những điều kiện chủ quan và khách quan mà họ 
không thể sử dụng được bằng phương tiện máy tính trong giờ dạy, mà đặc biệt là môn học 
thể dục, môn học không thể thiếu trong giáo dục toàn diện. Môn học chủ yếu trên sàn tập, 
mang tính vận động nhiều hơn nhằm mục đích thực hiện yêu cầu của môn học là rèn luyện 
và nâng cao sức khỏe, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển toàn diện, cân đối của cơ thể 
song song đó là bồi dưỡng các đức tính tốt, ý thức kỷ luật tác phong khỏe mạnh, khẩn 
trương, tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn... 
Về công tác quản lý và đảm bảo cơ sở vật chất: 
Thứ nhất: Có kế hoạch thường xuyên và lâu dài bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 
giảng viên. Trên cơ sở duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ cấu tổ chức quản lý 
phong trào TDTT của trường, đảm bảo phân công của các bộ phận chức năng, tăng cường 
hoạt động chỉ đạo của Ban Giám hiệu phối hợp chặt chẽ hoạt động của bộ môn GDTC với 
các tổ chức đoàn thể và phòng ban chức năng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát 
triển phong trào TDTT của nhà trường dưới nhiều hình thức. 
Việc xây dựng lại chương trình chi tiết môn GDTC sẽ giúp chủ động trong việc lựa 
chọn đội ngũ giảng viên giảng dạy phù hợp với khả năng; qua đó vừa phát huy được năng 
lực sở trường của từng người, vừa phục vụ tốt các hoạt động phong trào, giáo dục sức 
khoẻ, thể chất khác của trường. Cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng 
cao ý thức trách nhiệm của giảng viên đối với việc nâng cao chất lượng GDTC cho sinh 
viên và phong trào TDTT của nhà trường. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn 
nghiệp vụ, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, hoàn thiện đào tạo bậc học 
trên đại học cho cán bộ giảng viên nhất là giảng viên trẻ. 
Thứ hai: Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDTC. Để nâng cao chất 
lượng GDTC và hoạt động TDTT cho sinh viên, phải đảm bảo những điều kiện cơ sở vật 
chất, kinh phí phục vụ cho việc giảng dạy môn học thể dục nội khóa cũng như các hoạt 
động ngoại khóa và tự tập luyện thể thao của sinh viên. 
- Cải tạo nâng cấp sân bãi để có thể tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường phục vụ 
giảng dạy và tập luyện. 
- Đảm bảo mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ số lượng và 
đảm bảo về chất lượng. 
- Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao trong sinh viên, cuốn hút sinh 
viên tham gia cổ vũ với số lượng ngày càng nhiều. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 197 
- Xây dựng đội tuyển thể thao của nhà trường ở những môn có thế mạnh để thi đấu 
giao lưu, thi đấu giành giải thưởng trong những dịp tổ chức trong và ngoài trường. 
3. KẾT LUẬN 
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, GDTC là một nội dung quan trọng cần 
được triển khai thực hiện đồng bộ và tích cực. Các nhiệm vụ xây dựng, phát triển năng lực, 
phẩm chất, nhân cách của con người mới nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá và hội nhập cũng đòi hỏi công tác GDTC phải thiết thực và hiệu quả hơn 
nữa. Chính bởi thế, công tác GDTC cần được cụ thể hoá, tăng cường, đẩy mạnh ngay từ 
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trên cũng là 
căn cứ vào thực trạng cụ thể ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội, rất cần sự tham góp thêm 
của nhiều trường, nhiều cơ sở đào tạo trong cả nước, đặc biệt sự quan tâm của các cấp, 
ngành hữu quan hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 3, - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. 
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế giáo dục thể chất và thể thao trường học, - Dự thảo 
lần 4 năm 2000. 
5. Bùi Quang Hải (2007), “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía bắc 
bằng phương pháp quan sát dọc”, - Luận án Tiến sĩ giáo dục, Hà Nội. 
PHYSICAL EDUCATION AT HA NOI METROPOLITAN 
UNIVERSITY IN THE CONTEXT OF INNOVATION EDUCATION 
Abstract: The Government is heavily concerned about physical development for children 
and the youth. Physical education is compulsory for students from Preschool to 
University. Physical education is an important part to implement comprehensive 
educational goals, contribute to improving people's intellectual standards, training 
human resources, fostering talents and meeting the requirements of building and 
defending the country. 
Keywords: Education innovation, innovation trend, physical sducation, sports. 

File đính kèm:

  • pdfcong_tac_giao_duc_the_chat_o_truong_dai_hoc_thu_do_ha_noi_tr.pdf