Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến được thành lập vào cuối năm 2015 và được đánh giá là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Trước

những diễn biến của nền kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua đã mở ra nhiều

cơ hội lẫn thách thức cho các nước thuộc khu vực này, trong đó có VN với vai

trò là thành viên của tổ chức. Bài viết sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ

các cơ quan trong và ngoài nước nhằm tập trung nghiên cứu về Cộng đồng Kinh

tế ASEAN (AEC) khi được thành lập và chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với

các doanh nghiệp VN, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp

phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp VN khi tổ chức kinh tế này được

thành lập.

pdf 8 trang kimcuc 8220
Bạn đang xem tài liệu "Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN 
3
1. Mở đầu
Hiệp hội các quốc gia Đông 
Nam Á được thành lập vào ngày 
8/8/1967 gồm 10 quốc gia, trong 
đó có VN với mục tiêu nhằm 
thiết lập một liên minh chính trị, 
kinh tế, văn hóa và xã hội của các 
nước trong khu vực. Sau 47 năm 
tồn tại và phát triển, trải qua nhiều 
bối cảnh thăng trầm của thế giới 
và khu vực, ASEAN đã đạt được 
nhiều thành tựu đáng kể, trở thành 
một tổ chức hợp tác khu vực trên 
tất cả các lĩnh vực; trong đó lĩnh 
vực kinh tế luôn được chú trọng 
và đặt lên hàng đầu. Hiện nay, 
ASEAN đang chuyển sang giai 
đoạn thực hiện mục tiêu cuối cùng 
của hội nhập kinh tế “ASEAN tầm 
nhìn 2020” và AEC là một trong ba 
trụ cột quan trọng của Cộng đồng 
ASEAN nhằm thực hiện các mục 
tiêu đề ra, ASEAN đang chuyển 
sang giai đoạn phát triển với mục 
tiêu bao trùm là hình thành cộng 
đồng ASEAN vào năm 2015 và 
hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý 
và hiến chương ASEAN. Trong 
bối cảnh quốc tế mới và tác động 
của AEC đối với VN thì việc nhận 
diện những cơ hội và thách thức 
đối với các doanh nghiệp VN là 
cần thiết, góp phần định hướng 
những lợi ích và những khó khăn 
mà AEC sẽ mang lại cho nền kinh 
tế VN cũng như các doanh nghiệp 
nói riêng trong bối cảnh hội nhập 
sâu rộng vào một thị trường chung 
và thống nhất.
2. Sự hình thành và mục tiêu 
của AEC 
Để đáp ứng yêu cầu phát triển 
và liên kết các quốc gia trong khu 
vực thành một khối thống nhất, 
vào tháng 10 năm 2003 Lãnh đạo 
các nước ASEAN đã ký tuyên bố 
hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi 
là tuyên bố Bali II) thống nhất đề 
ra mục tiêu hình thành Cộng đồng 
ASEAN vào năm 2020 với ba trụ 
cột chính: Cộng đồng An ninh 
(ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) 
và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội 
(ASCC) trên cơ sở giữ vững các 
nguyên tắc cơ bản của ASEAN: 
độc lập, chủ quyền, không can 
thiệp vào công việc nội bộ, đồng 
thuận và giải quyết hòa bình mọi 
bất đồng, tranh chấp đồng thời 
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): 
Cơ hội và thách thức đối với 
các doanh nghiệp Việt Nam
TrẦn Văn Hùng & Lê THị MAi Hương 
MBA nguyễn Lê AnH
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến được thành lập vào cuối năm 2015 và được đánh giá là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Trước 
những diễn biến của nền kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua đã mở ra nhiều 
cơ hội lẫn thách thức cho các nước thuộc khu vực này, trong đó có VN với vai 
trò là thành viên của tổ chức. Bài viết sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ 
các cơ quan trong và ngoài nước nhằm tập trung nghiên cứu về Cộng đồng Kinh 
tế ASEAN (AEC) khi được thành lập và chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với 
các doanh nghiệp VN, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp 
phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp VN khi tổ chức kinh tế này được 
thành lập.
Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN, cơ hội, doanh nghiệp, giải pháp, 
thách thức.
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015
Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
 4
khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy 
mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác 
với các đối tác bên ngoài vì mục 
đích chung là hòa bình, ổn định và 
hợp tác cùng có lợi. Theo dự định 
của các nhà lãnh đạo ASEAN, 
AEC sẽ được thành lập vào năm 
2015. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN 
II nhấn mạnh: Cộng đồng Kinh tế 
ASEAN là việc thực hiện mục tiêu 
cuối cùng của hội nhập kinh tế 
trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”. 
Nếu được thành lập, AEC sẽ là một 
thị trường chung có quy mô lớn với 
hơn 600 triệu dân, đứng thứ tư về 
dân số thế giới và tổng GDP hàng 
năm vào khoảng 2.000 tỷ USD và 
là một trong những khu vực tăng 
trưởng nhanh nhất thế giới (Theo 
báo cáo của Ngân hàng Phát triển 
Châu Á tổng GDP của khu vực 
ASEAN đạt 2.310 tỷ USD năm 
2012 và dự báo tốc độ tăng trưởng 
kinh tế năm 2014 đạt 5,3%.
Hoạt động lớn đầu tiên của 
ASEAN để triển khai các biện 
pháp cụ thể trên chính là việc các 
nhà lãnh đạo các nước thành viên 
ký Hiệp định Khung ASEAN về 
Hội nhập các ngành ưu tiên. Có 
thể coi đây là một kế hoạch hành 
động trung hạn đầu tiên của AEC. 
ASEAN hy vọng hội nhập nhanh 
các ngành ưu tiên này sẽ tạo thành 
bước đột phá, tạo đà và tạo ra hiệu 
ứng lan tỏa sang các ngành khác. 
Tại Hiệp định này, các nước thành 
viên đã cam kết loại bỏ thuế quan 
sớm hơn 3 năm so với cam kết 
theo Chương trình thuế quan ưu 
đãi có hiệu lực chung của AFTA 
(CEPT/AFTA). Các ngành ưu tiên 
hội nhập gồm: 7 ngành sản xuất 
hàng hóa là nông sản, thủy sản, 
sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt 
may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịch vụ 
là hàng không và e- ASEAN (hay 
thương mại điện tử); và, 2 ngành 
vừa hàng hóa vừa dịch vụ là y tế 
và công nghệ thông tin. Tháng 12 
năm 2006, tại Hội nghị Bộ trưởng 
kinh tế ASEAN, các bộ trưởng đã 
quyết định đưa thêm ngành hậu 
cần vào danh mục ngành ưu tiên 
hội nhập. Như vậy, tổng cộng có 12 
ngành ưu tiên hội nhập (nông sản, 
ô tô, điện tử, nghề cá, các sản phẩm 
từ cao su, dệt may, các sản phẩm từ 
gỗ, hàng không, thương mại điện 
tử ASEAN, du lịch, chăm sóc sức 
khỏe và logistic). Các ngành nói 
trên được lựa chọn trên cơ sở lợi 
thế so sánh về tài nguyên thiên 
nhiên, kỹ năng lao động, mức độ 
cạnh tranh về chi phí, và mức đóng 
góp về giá trị gia tăng đối với nền 
kinh tế ASEAN. 
Cộng đồng Kinh tế ASEAN 
(AEC) nhằm hình thành một khu 
vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh 
vượng và có khả năng cạnh tranh 
cao trong đó hàng hóa, dịch vụ, 
đầu tư sẽ được chu chuyển tự do 
và vốn được lưu chuyển tự do hơn, 
kinh tế phát triển đồng đều, đói 
nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội 
được giảm bớt vào năm 2020. Kế 
hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai 
của ASEAN (2004-2010)- Chương 
trình hành động Vientian- đã xác 
định rõ hơn mục đích của AEC là: 
Tăng cường năng lực cạnh tranh 
thông qua hội nhập nhanh hơn, 
nhằm thúc đẩy tăng trưởng và 
phát triển kinh tế của ASEAN. 
Lợi ích mà các thành viên có được 
khi AEC được hình thành đó là 
tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo 
ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu 
tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ 
hơn, phân bổ nguồn lực tố hơn, 
tăng cường năng lực sản xuất và 
tính cạnh tranh, chú trọng thu hẹp 
khoảng cách phát triển giữa các 
nước. Nhìn chung mục tiêu của 
AEC nhằm:
- Đưa ASEAN trở thành một cơ 
sở sản xuất và thị trường chung 
- Phát triển cân bằng giữa các 
nước thành viên, khắc phục khoảng 
cách phát triển giữa các nước trong 
khu vực.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh 
về mặt kinh tế của khu vực.
- Đưa kinh tế ASEAN hội nhập 
sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn 
cầu.
- Các biện pháp chính mà 
ASEAN sẽ cần thực hiện để xây 
dựng một thị trường ASEAN 
thống nhất bao gồm: Hài hòa hóa 
các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp 
chuẩn) và quy chế, giải quyết 
nhanh chóng hơn các thủ tục 
hải quan và thương mại và hoàn 
chỉnh các quy tắc về xuất xứ các 
biện pháp để xây dựng một cơ 
sở sản xuất ASEAN thống nhất 
sẽ bao gồm: Củng cố mạng lưới 
sản xuất khu vực thông qua nâng 
cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là 
trong các lĩnh vực năng lượng, 
giao thông vận tải, công nghệ 
thông tin và viễn thông, và phát 
triển các kỹ năng thích hợp. Các 
biện pháp nói trên đều đã và 
đang được các nước thành viên 
ASEAN triển khai trong khuôn 
khổ các thỏa thuận và hiệp định 
của ASEAN. Như vậy, AEC 
chính là sự đẩy mạnh những cơ 
chế liên kết hiện có của ASEAN, 
như Hiệp định khu vực mậu dịch 
tự do ASEAN (AFTA), Hiệp 
định khung ASEAN về Dịch vụ 
(AFAS), Khu vực đầu tư ASEAN 
(AIA), Hiệp định khung về hợp 
tác công nghiệp ASEAN (AICO), 
Lộ trình hội nhập tài chính và 
tiền tệ ASEAN, v.v., để xây dựng 
ASEAN thành “một thị trường 
và cơ sở sản xuất thống nhất”. 
Nói cách khác, AEC là mô hình 
liên kết kinh tế khu vực dựa trên 
Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
5
và nâng cao những cơ chế liên 
kết kinh tế hiện có của ASEAN 
bổ sung thêm hai nội dung mới 
là tự do di chuyển lao động và di 
chuyển vốn tự do hơn.
3. Thực trạng kinh tế nội khối 
ASEAn
Tháng 11/1975 Hội nghị Bộ 
trưởng kinh tế ASEAN được tổ 
chức lần thứ nhất. Đây là dấu 
mốc quan trọng cho sự hợp tác 
kinh tế giữa các nước trong khu 
vực. Các nước thuộc khu vực 
ASEAN đã có nhiều hợp tác nhất 
định trên các lĩnh vực kinh tế, xã 
hội, văn hóa, an ninh quốc phòng 
và luôn hướng tới mục tiêu nhằm 
thực hiện một cộng đồng ASEAN 
dựa trên ba trụ cột về an ninh, 
kinh tế và văn hóa xã hội. Trên 
cơ sở đó, kể từ ngày 1/1/2010 
các nước ASEAN-6 (Brunei, 
Indonesia, Malaysia, Singapore, 
Philipinnes, Thái Lan) đã thực 
hiện mục tiêu xóa bỏ thuế quan 
đối với 99,65% số dòng thuế, 
ASEAN-4 (Campuchia, Lào, 
Myanma, VN) đã đưa 98,86% 
dòng thuế tham gia chương 
trình ưu đãi thuế quan có hiệu 
lực chung để xây dựng khu 
vực thương mại tự do ASEAN 
(CEPT – AFTA) về mức 0-5%. 
Các nước dự kiến hướng tới xóa 
bỏ hết những hàng rào phi thuế 
quan vào năm 2015. Như vậy, 
không giống như những khu vực 
khác với trọng tâm hội nhập là 
gia tăng kim ngạch thương mại 
và đầu tư trong khu vực, trong 
khi tập trung của ASEAN là dựa 
trên việc giảm các rào cản thương 
mại và đầu tư trong khu vực để 
cạnh tranh hiệu quả hơn.
Về hoạt động thương mại của 
ASEAN đã tăng đáng kể với tổng 
kim ngạch năm 1998 đạt 576 tỷ 
USD lên đến 2.476 tỷ USD vào 
năm 2012. Các mặt hàng, dịch vụ 
giao thương nội khối chủ yếu là 
thực phẩm, nông sản, phụ tùng, 
linh kiện và thiết bị điện tử, vật 
liệu xây dựng, máy móc, hàng 
thời trang và du lịch. Các mặt 
hàng trao đổi nội khối vẫn là các 
sản phẩm thô có giá trị thấp làm 
cho khả năng cạnh tranh của các 
nước thấp so với các khu vực 
khác.
Thương mại nội khối tăng 
đồng nghĩa với việc xuất khẩu 
và nhập khẩu tăng, các dịch vụ 
tăng sẽ ngày càng tạo ra nhiều lợi 
nhuận. Tuy nhiên, mức độ tăng 
giữa các nước không đồng đều và 
không ổn định giữa các năm. Mặc 
dù thương mại nội khối ASEAN 
đã duy trì ở mức 24,3% tổng 
khối lượng thương mại toàn khu 
vực nhưng nếu so với trao đổi 
thương mại của khu vực EU là 
70% thì mức độ hội nhập và 
liên kết nội khối ASEAN vẫn 
còn thấp. Ngoài ra mức chênh 
lệch phát triển, chênh lệch về 
thu nhập giữa các quốc gia là 
khá cao, đây được coi là yếu tố 
chính cản trở sự liên kết kinh 
tế khu vực.
Từ Bảng 1, ta thấy mức 
chênh lệch về thu nhập bình 
quân đầu người giữa các nước 
Quốc gia 2000 2005 2010 2011 2012 2013
Singgpore 23,413.7 29,403.39 45,639.35 51,241.7 52.051.8 52,917.9
Brunei 18,476 26,586 31,981 42,435 42,402.9 40,804
Malaysia 3,991.9 5421.34 8658.67 9,979.39 10,344.87 10,428.57
Thailand 1,983.3 2,707.5 4740.3 5,114.7 5,390.4 5,878.7
Indonesia 800 1290.7 2985.77 3510.59 3593.67 3498.51
Philippines 1,055 1,208.93 2,155.4 2,378.93 2,611.5 2,792.3
VN 401.56 699.68 1,297.8 1,532 1,752.6 1,895.58
Lào 304 470.69 1,071.7 1,251.6 1,379.9 1,490.3
Campuchia 288 455 752.6 853.49 925.5 1,015.28
Myanma 204 249.7 811 899.9 868 914.9
Hình 1: Cán cân thương mại ASEAN giai đoạn 1998-2012(đvt: tỷ USD)
Nguồn: ASEAN Statistics
Bảng 1: Thu nhập bình quân đầu người của các nước ASEAN 
giai đoạn 2000 – 2013 ĐVT: USD/năm
Nguồn: Thống kê của IMF
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015
Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
 6
ASEAN là khá cao, nước cao 
nhất là Siangapore năm 2013 thu 
nhập bình quân đầu người đạt 
52,917.9 USD cao gấp 58 lần so 
với quốc gia có mức thu nhập 
bình quân đầu người thấp nhất 
khu vực là Myanma với 914.9 
USD, trong khi đó tỷ lệ này ở các 
nước EU chỉ khoảng 1:8. Ngoài 
ra, các quốc gia trong khu vực 
còn có sự chênh lệch về trình độ 
công nghệ, cơ sở hạ tầng, dịch vụ 
y tế, giáo dục, v.v.. 
Nhìn chung các nước thuộc 
khu vực ASEAN mặc dù đã tiến 
hành công nghiệp hóa – hiện đại 
hóa đất nước những nông nghiệp 
vẫn chiếm tỷ trọng cao, chưa có 
chính sách kinh tế phù hợp, lao 
động có trình độ thấp, phụ thuộc 
quá nhiều vào nguồn tài chính 
nước ngoài dẫn đến nền kinh tế 
các nước chưa phát triển đồng 
đều và vững chắc.
Trong khi Trung Quốc có mức 
tăng trưởng 8% đến 9.3% trong suốt 
ba thập niên từ 1991 trở lại đây thì 
Nhật cũng có mức tăng trưởng rất 
cao, từ 7.3% cho đến 9.8% trong 
suốt thời kỳ từ 1955 cho đến 1970, 
trước khi giảm mức độ tăng trưởng 
từ 1971 cho đến nay. Hàn Quốc duy 
trì mức tăng trưởng từ 5.7% cho 
đến 7.5% từ những năm 1961 cho 
đến 2000. Trong khi đó, mức tăng 
trưởng của các nước Đông Nam 
Á thấp hơn nhiều và có xu hướng 
chậm lại. Ví dụ, Phillippines có 
mức tăng trưởng cao nhất chỉ ở 
mức 3.4% từ năm 1945 cho đến 
nay, Indonesia là 5.4% trong thời 
kỳ từ 1971 đến 1980. VN sau hai 
thập niên từ 1991 đến 2010 có mức 
tăng trưởng là 5.9% thì đã có xu 
hướng chậm lại và giảm xuống chỉ 
còn 4.4% từ năm 2011 trở lại. Sự 
tăng trưởng của các kinh tế khu 
vực này không bền vững là do 
nhiều nguyên nhân có thể kể đến 
như do nguyên nhân lịch sử các 
nước Đông Nam Á đều là các nước 
thuộc địa, có ít kinh nghiệm về việc 
tự trị, các nước khó cạnh tranh 
với các nền kinh tế lớn trên thế 
giới, không có kinh nghiệm vượt 
qua các cuộc khủng hoảng, chính 
phủ chưa có đường lối kinh tế 
phù hợp, thiếu kinh nghiệm trong 
việc kinh doanh thương mại với 
các nền kinh tế lớn.
4. Thực trạng giao thương của 
Vn đối với nội khối ASEAn
Trong 10 năm qua, kim ngạch 
xuất nhập khẩu giữa VN và 
ASEAN tăng đáng kể, từ 9 tỷ USD 
năm 2003 lên gần 17,08 tỷ USD 
năm 2012. Các sản phẩm xuất 
khẩu chủ yếu của nước ta qua thị 
trường này chủ yếu là nông sản 
như gạo, dầu thô, sắt thép, điện 
thoại các loại và linh kiện, máy 
móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, 
xăng dầu các loại, máy vi tính sản 
phẩm điện tử và linh kiện. Kim 
ngạch xuất khẩu sang thị trường 
ASEAN năm qua tăng mạnh là do 
trị giá xuất khẩu của một số nhóm 
hàng tăng cao như: máy vi tính 
sản phẩm điện tử & linh kiện, tăng 
844 triệu USD; điện thoại các loại 
và linh kiện, tăng 750 triệu USD; 
cao su tăng 339 triệu USD, sắt thép 
các loại tăng 243 triệu USD, cà phê 
tăng 224 triệu USD. Chỉ tính riêng 
5 nhóm hàng này đã đóng góp gần 
2,4 tỷ USD, chiếm tới 81% trong 
tổng số tăng thêm của kim ngạch 
xuất khẩu sang ASEAN năm 2012.
Riêng năm 2013, kim ngạch xuất 
khẩu của VN đối với thị trường 
ASEAN là 18,47 tỷ USD (tăng 
6,7% so với năm 2012), kim ngạch 
nhập khẩu đạt 21,3 tỷ USD (tăng 
2,8%). ASEAN đã trở thành thị 
trường xuất khẩu lớn thứ ba của 
VN sau Mỹ và EU, đồng thời là thị 
trường quan trọng với nhiều tiềm 
năng bởi tính năng động và vị trí 
chiến lược trong khu vực cũng như 
trên thế giới.
Trong số các đối tác của VN 
tại thị trường ASEAN, năm 2012 
Singapore tiếp tục là đối tác 
thương mại lớn nhất, đạt 9,03 tỷ 
USD, chiếm 23,9% trong tổng 
Hình 2: GDP và tốc độ tăng GDP của các nước ASEAN qua các năm
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF và tính toán của tác giả
Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
7
kim ngạch xuất nhập khẩu của 
VN với cả khối ASEAN. Đứng 
thứ 2 là Thái Lan đạt 8,41 tỷ 
USD (chiếm tỷ trọng 22,2%), 
Malaysia đạt 7,91 tỷ USD 
(20,9%), Indonesia đạt 4,61 tỷ 
USD (12,2%), Campuchia đạt 
3,32 tỷ USD (8,8%), Philippines 
đạt 2,84 tỷ USD (7,5%), Lào đạt 
866 triệu USD (2,3%), Brunei đạt 
627 triệu USD (1,7%), Myanmar 
đạt 227 triệu USD (0,6%). 
Malaysia là thị trường đứng đầu 
về nhập khẩu hàng VN trong khối 
ASEAN, chiếm tỷ trọng 26,3% 
trong tổng kim ngạch xuất khẩu 
của VN sang ASEAN, tiếp theo 
là Campuchia (16,6%), Thái Lan 
(15,3%), Indonesia (13,8%).
Kim ngạch thương mại giữa 
VN với các đối tác trong khu vực 
ASEAN giai đoạn 2003 - 2012 
tăng trưởng đều qua các năm, tốc 
độ tăng trưởng trung bình đạt 17%, 
và tăng trưởng âm 15% duy nhất 
vào năm 2009 do tác động của 
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn 
cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 đến 
2010. Tuy nhiên mức tăng trưởng 
còn chưa ổn định qua các năm 
(2010 và 2011 tăng tương ứng 
19,1% và 28,7% trong khi đó các 
năm 2012 tăng trưởng thấp 10,4%. 
Năm thị trường xuất khẩu lớn nhất 
của VN trong năm 2012 lần lượt là: 
Malaysia, Thái Lan, Campuchia, 
Singapore và Indonesia. Cơ cấu 
xuất khẩu của VN sang ASEAN 
ngày một chuyển biến theo chiều 
hướng tích cực, được nâng cao cả 
về chất lượng và giá trị. Từ những 
mặt hàng nông sản sơ chế và nguyên 
nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, 
dầu thô có hàm lượng chế tác thấp, 
VN đã xuất khẩu nhiều mặt hàng 
tiêu dùng, hàng công nghiệp như 
linh kiện máy tính, dệt may, nông 
sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị 
cao và ổn định. VN và các nước 
ASEAN khác cùng gia nhập các 
câu lạc bộ các nước xuất khẩu lớn 
nhất trên thế giới về gạo, cao su, cà 
phê, hạt điều, hàng dệt may.
Tốc độ tăng xuất nhập khẩu của 
VN với ASEAN qua các năm là: 
2,41% năm 2005 và 19,4% năm 
2010; 28,8% năm 2011; 9,4% năm 
2012 thì đến năm 2013 chỉ còn là 
3,5%. Trong đó, xuất khẩu sang 
thị trường này năm 2013 là 18,47 
tỷ USD, tăng 4,4% và nhập khẩu 
là 21,64 tỷ USD, tăng 2,7% so với 
năm 2012. Về hàng hóa nhập khẩu 
từ ASEAN: Các mặt hàng chính 
nhập khẩu từ thị trường này là máy 
vi tính sản phẩm điện tử & linh 
kiện, trong năm 2013 giá trị nhập 
khẩu đạt 3,74 tỷ USD, tăng 49,1%; 
xăng dầu các loại: 2,72 tỷ USD, 
giảm 39,2%; máy móc thiết bị 
dụng cụ & phụ tùng: 1,46 tỷ USD, 
tăng 11,8%; chất dẻo nguyên liệu: 
1,14 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 
2012.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ 
yếu: Trong năm qua, VN chủ yếu 
xuất sang ASEAN các nhóm hàng 
chủ lực như: gạo, dầu thô, sắt thép, 
điện thoại các loại & linh kiện, máy 
móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, 
Hình 3: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 
giữa VN và ASEAN giai đoạn 2005-2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hình 4 : Tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu của VN với 
các nước ASEAN giai đoạn 2005-2013 (%)
Nguồn: ASEAN Statistics
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015
Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
 8
xăng dầu các loại, máy vi tính sản 
phẩm điện tử & linh kiện
Hiện nay, ASEAN đang là một 
trong những đối tác quan trọng 
hàng đầu về thương mại và đầu tư 
của VN. ASEAN cũng là đối tác 
thương mại cung cấp nguồn hàng 
hoá lớn thứ hai cho các doanh 
nghiệp VN, đứng sau Trung Quốc.
Trong những năm qua quan hệ 
thương mại hàng hóa song phương 
giữa VN và các nước thành viên 
ASEAN ngày càng phát triển và 
đạt được nhiều thành tựu khả quan. 
Các thành viên ASEAN luôn là đối 
tác thương mại hàng hoá lớn nhất 
của VN với trị giá hàng hoá buôn 
bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 
khá cao. Tuy nhiên, kim ngạch 
xuất nhập khẩu của VN sang thị 
trường ASEAN trong những năm 
qua chưa tương xứng với tiềm 
năng của thị trường này, 50% kim 
ngạch xuất khẩu của VN sang khối 
này phụ thuộc vào dầu thô và gạo, 
ngay cả với những mặt hàng chủ 
lực xuất khẩu khác được cho là có 
hàm lượng công nghệ cao hơn như 
các linh kiện điện tử, vi tính hầu 
hết đều được VN và các nước đưa 
vào danh mục giảm thuế ngay để 
thực hiện CETP/AFTA từ khá sớm 
nhưng kim ngạch xuất khẩu sang 
các nước ASEAN không ổn định, 
kèm theo đó là giá trị gia tăng thấp, 
hàm lượng công nghệ không cao.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu 
sang các nước không ổn định, chưa 
có mặt hàng nào tăng kim ngạch 
liên tục, lại thường trực nguy cơ bị 
kiện chống bán phá giá. Điều này 
cho thấy cơ hội và thực tế của việc 
tham gia các hiệp định thương mại 
luôn có một khoảng cách xa.
5. Cơ hội và thách thức của các 
doanh nghiệp Vn khi gia nhập 
AEC
Khi AEC được thành lập sẽ 
Thị trường
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu
Trị giá 
 (Tỷ 
USD)
So với 
2012 
(%)
Trị giá 
 (Tỷ 
USD)
So với 
2012 
(%)
Trị giá 
 (Tỷ USD)
So với 
2012 (%)
Châu Á 68,57 11,5 108,20 17,8 176,77 15,3
- ASEAN 18,47 4,4 21,64 2,7 40,10 3,5
- Trung Quốc 13,26 7,0 36,95 28,4 50,21 22,0
- Nhật 13,65 4,5 11,61 0,1 25,26 2,4
- Hàn Quốc 6,63 18,8 20,70 33,2 27,33 29,4
Châu Mỹ 28,85 22,4 8,98 10,6 37,84 19,4
- Mỹ 23,87 21,4 5,23 8,4 29,10 18,8
Châu Âu 28,11 19,2 11,43 7,9 39,55 15,7
- EU (27) 24,33 19,8 9,45 7,5 33,78 16,1
Châu Phi 2,87 16,0 1,42 37,7 4,29 22,4
Châu Đại 
Dương 3,73 9,9 2,09 -5,3 5,82 3,9
Stt Mặt hàng Kim ngạch (Triệu SD)
Tốc độ 
tăng/giảm 
(%)
Tỷ trọng 
1 (%)
Tỷ trọng 
2 (%)
1 Dầu thô 1.577 9,8 9,2 19,2
2 Điện thoại các loại & linh kiện 1.505 99,4 8,8 11,8
3 Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện 1.495 129,4 8,8 19,1
4 Gạo 1.480 -25,9 8,7 40,3
5 Sắt thép các loại 1.373 21,5 8,0 83,6
6 Xăng dầu các loại 1.094 -0,5 6,4 59,9
7 Cà phê 925 31,9 5,4 25,2
8 Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng 922 23,0 5,4 16,7
9 Cao su 602 129,0 3,5 21,1
10 Thủy tinh & các sản phẩm thủy tinh 371 94,7 2,2 68,9
11 Sản phẩm từ chất dẻo 359 28,1 2,1 22,5
12 Hàng dệt may 346 6,6 2,0 2,3
13 Hàng hóa khác 5.027 25,6 29,4 10,2
Tổng cộng 17.075 25,7 100,0 14,9
Bảng 2: Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính
của VN sang ASEAN năm 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ghi chú: 
1. Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2012 so với năm 2011
2. Tỷ trọng 1 là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng trong tổng kim ngạch 
xuất khẩu của VN sang ASEAN
3. Tỷ trọng 2 là tỷ trọng trị giá xuất khẩu nhóm hàng của VN sang ASEAN so với kim 
ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của cả nước sang tất cả các thị trường.
Bảng 3: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của VN 
sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
9
mang lại nhiều lợi ích cho các 
doanh nghiệp khu vực ASEAN nói 
chung và các doanh nghiệp VN 
nói riêng. Đây là một môi trường 
kinh tế ổn định, thịnh vượng, có 
khả năng cạnh tranh cao. Các 
doanh nghiệp sẽ được bình đẳng 
như nhau, có cơ hội mở rộng trao 
đổi thương mại ở một thị 
trường rộng lớn và nhiều 
tiềm năng thu hút đầu tư 
dựa trên lợi thế không 
gian của một thị trường 
mở. Các rào cản thuế 
quan, phi thuế quan được 
tháo gỡ bằng cách hầu hết 
các mặt hàng nhập khẩu 
trong nội khối ASEAN 
sẽ được hưởng ưu đãi 
thuế quan, môi trường 
đầu tư thuận lợi sẽ giúp 
các doanh nghiệp VN đẩy 
mạnh xuất khẩu, cắt giảm 
chi phí nhập khẩu, hạ giá 
thành sản phẩm. Ngoài ra, 
các doanh nghiệp còn có 
cơ hội tiếp cận thị trường 
rộng lớn hơn với các đối tác như 
Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn 
Độ, Australia, New Zealand thông 
qua các hiệp định thương mại tự 
do riêng giữa ASEAN với các đối 
tác kinh tế lớn cũng như nỗ lực xây 
dựng Hiệp định đối tác kinh tế toàn 
diện khu vực (RCEP), từ đó doanh 
nghiệp VN có thể tham gia sâu hơn 
vào chuỗi sản xuất và cung ứng 
khu vực. Điển hình từ sau 31-12-
2015, hầu hết các mặt hàng nhập 
khẩu trong nội khối ASEAN sẽ 
được hưởng ưu đãi thuế quan 0% 
thông qua các FTA+1 giữa ASEAN 
với các đối tác. Các mặt hàng xuất 
khẩu của VN cũng được hưởng ưu 
đãi thuế quan 0% khi xuất khẩu 
sang các thị trường Trung Quốc, 
Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia 
và New Zealand. Môi trường đầu 
tư thuận lợi sẽ đẩy mạnh dòng FDI 
từ các đối tác vào ASEAN trong đó 
có VN.
Tuy nhiên, bên cạnh những 
thuận lợi có được từ khi AEC có 
hiệu lực thì các doanh nghiệp cũng 
sẽ phải đối mặt với thách thức 
không nhỏ. Trong đó có thể kể đến 
là sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, 
cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của 
các nước ASEAN dẫn đến một số 
ngành, một số sản phẩm phải thu 
hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị 
trường.
Xuất khẩu của VN chủ yếu là 
sản phẩm thô. Một số mặt hàng tiến 
bộ hơn khi tạo được giá trị gia tăng 
nhưng không cao. Nhóm hàng công 
nghiệp có giá trị gia tăng thấp trong 
khi sản lượng cao vẫn nằm trong 
nhóm hàng gia công là chính như 
dệt may, da giày, máy vi tính mới 
chỉ dừng ở gia công, lắp ráp nhóm 
hàng. Điều đáng chú ý là thuế quan 
của nhiều mặt hàng được cắt giảm 
nhưng rào cản thương mại có thể 
bị siết chặt hơn, sau các hiệp định 
tự do thương mại chắc chắn phát 
sinh các rào cản thương mại, biện 
pháp phòng vệ thương mại. Trong 
đó, quy tắc xuất xứ có vai trò đặc 
biệt quan trọng. Quy tắc xuất xứ 
yêu cầu ít nhất 40% hàm lượng sản 
phẩm làm ra phải xuất xứ từ khu 
vực ASEAN thì mới được hưởng 
thuế suất 0%, nếu nhập quá nhiều 
nguyên liệu từ ngoài khu vực thì 
thuế suất 0% cũng trở nên 
vô nghĩa. Một số trường 
hợp quy tắc xuất xứ trở 
thành một biện pháp kỹ 
thuật thay cho thuế quan. 
Trước việc mở cửa hội 
nhập kinh tế như hiện 
nay, nhiều doanh nghiệp 
VN sẽ khó đáp ứng được 
những quy định nguồn 
gốc nguyên liệu. Bởi vì 
hiện nay chỉ khoảng 20% 
hàng hóa của VN đạt tiêu 
chuẩn về nguyên tắc xuất 
xứ trong khi các nước 
khác tỷ lệ này nằm ở mức 
90% trở lên.
Như vậy, khi VN gia 
nhập AEC thì thách thức 
và khó khăn đối với các doanh 
nghiệp khá lớn, bởi khi đó mức độ 
cạnh tranh về hàng tiêu dùng, dịch 
vụ, thu hút đầu tư sẽ ngày càng tăng 
cao, lợi thế cạnh tranh về sản xuất 
giá rẻ cũng sẽ giảm đi. Do đó, các 
doanh nghiệp VN cần phải chuẩn 
bị sẵn sàng chủ động để hội nhập. 
6. Một số khuyến nghị
6.1 .Đối với Nhà nước
Nhà nước cần có những hỗ trợ 
về thông tin qua các cuộc hội thảo, 
đào tạo giới thiệu về thị trường 
các nước trong ASEAN, giới thiệu 
những ưu đãi và thuận lợi mà doanh 
nghiệp VN được hưởng cũng như 
những khó khăn mà doanh nghiệp 
có thể gặp phải nhằm giúp cho 
doanh nghiệp định hướng chiến 
lược phát triển sản phẩm tại các thị 
trường này.
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015
Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
10
Chính phủ cần giao cho các 
bộ ngành liên quan xây dựng 
cơ chế quản lý nền kinh tế thị 
trường theo định hướng XHCN, 
phương án cơ chế tạo lập môi 
trường kinh doanh bình đẳng, 
tiến hành điều tra, phân loại, 
đánh giá khả năng cạnh tranh của 
từng sản phẩm, từng ngành hàng, 
từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, 
từng địa phương để xây dựng kế 
hoạch, biện pháp thiết thực nhằm 
nâng cao hiệu quả và tăng cường 
khả năng cạnh tranh. nghiên cứu 
sức cạnh tranh của một số hàng 
hoá và dịch vụ nhằm thực hiện 
các cam kết quốc tế của VN; xúc 
tiến việc mở rộng thị trường xuất 
khẩu hàng hoá và dịch vụ của 
VN. 
Chính phủ giao các bộ, ngành 
quản lý các ngành sản xuất xây 
dựng chiến lược phát triển mạng 
lưới tiêu thụ sản phẩm bảo đảm 
lưu thông trong nước và giữ 
vững thị trường nội địa cho hàng 
hoá của mình.
6.2. Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, để nắm bắt cơ hội 
cũng như tăng trưởng một cách 
bền vững tại thị trường ASEAN thì 
các doanh nghiệp VN cần linh hoạt 
nhạy bén, sớm nhận diện và nắm 
bắt cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, 
nhanh chóng tận dụng những lợi 
thế và ưu đãi để xúc tiến xuất khẩu 
sang thị trường các nước ASEAN 
như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Trước mắt, các doanh nghiệp trong 
nước cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh 
xuất khẩu sang thị trường các nước 
trong khu vực này để trong một vài 
năm tới các doanh nghiệp VN sẽ 
vừa tăng thị phần vừa giảm nhập 
siêu và tiến tới từng bước cân bằng 
cán cân thương mại trong buôn 
bán với các quốc gia thành viên 
ASEAN.
Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ 
động nâng cao sức cạnh tranh, sẵn 
sàng hội nhập và đối mặt với xu thế 
mới như tự do hóa đầu tư, thương 
mại, giảm và xóa bỏ thuế quan, 
đơn giản hóa thủ tục, hình thành 
tiêu chuẩn hàng hóa chungCác 
doanh nghiệp cần liên tục cải cách 
quy tắc xuất xứ, đưa ra những điều 
chỉnh cần thiết để thích ứng với 
những thay đổi trong quy trình sản 
xuất toàn cầu, hàng hóa phải đáp 
ứng được những tiêu chí, quy định 
về xuất xứ mới được hưởng ưu đãi 
về thuế quan.
Thứ ba, khi Cộng đồng Kinh tế 
ASEAN được thành lập vào năm 
2015, đồng nghĩa với việc doanh 
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để cạnh 
tranh với các nước trong khu vực. 
Tuy nhiên, để tận dụng được điều 
này, các doanh nghiệp phải tự nỗ 
lực để đổi mới công nghệ, nâng 
cao chất lượng sản phẩm, xác định 
cơ hội thị trường, đầu tư máy móc 
thiết bị để nâng cao năng lực cạnh 
tranh.
Thứ tư, các doanh nghiệp 
VN cần trang bị cho mình những 
phương thức hiệu quả trong quản 
lý rủi ro như hiểu và sử dụng các 
công cụ phòng chống rủi ro biến 
động, nhận thức và đảm bảo yêu 
cầu tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật 
cũng như vấn đề về ổn định kinh tế 
vĩ mô, thay đổi chính sách. 
Thứ năm, các doanh nghiệp cần 
tăng cường năng lực cập nhật thông 
tin và xử lý hiệu quả, tham gia vào 
chuỗi cung ứng toàn cầu, những 
lĩnh vực tiềm năng và mới như 
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, 
tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, các 
doanh nghiệp cần nhận thức và đảm 
bảo các tiêu chuẩn, các hàng rào kĩ 
thuật nhất là tại các thị trường phát 
triển, mở rộng thị trường xuất khẩu 
dựa trên các cam kết và lợi thế so 
sánh, tham gia sản xuất kinh doanh 
theo phân khúc, theo mạng, cụm, 
chuỗi. Đặc biệt các doanh nghiệp 
phải chuyển dần từ cách thức cạnh 
tranh bằng giá sang chú trọng cạnh 
tranh phi giá gắn với tiêu chuẩn, 
mẫu mã giao dịch. 
Thứ sáu, các doanh nghiệp cần 
đồng đồng hành với Chính phủ để 
nắm thông tin về hội nhập, hiểu 
biết cơ sở pháp lí và cơ chế giải 
quyết tranh chấp, tranh luận và 
thực thi nhằm đảm bảo hợp đồng 
Kinh doanh và quyền lợi của doanh 
nghiệpl
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adriana Roldán1-Camilo Pérez-Asia Pacific 
Studies Centre - Universidad EAFIT, 
Colombia.
Kreinin, M. E and Plummer, M. G.(2000) 
“Anticipatory Effects of Regional 
Integration: The Case ofASEAN” 
Global Economy Quarterly. Vol. 1 No.1, 
pp 97-112 
Nelson Perera and Mokhtar M. 
Metwally,Long-term relationship 
between intra-trade and total trade of 
member countries of ASEAN, University 
of Wollongong-2006
Sharma. S.C. and Chua, S.Y.(2000), 
“ASEAN: Economic integration and 
intra-regional trade”, Applied Economic 
Letters, 7, 165-169 
The Importance of Intra-Industry Trade 
between ASEAN-7 and the Pacific 
Alliance: A Mechanism to Strengthen 
Economic-Integration and Expanding 
Trade Across the Pacific.
Vu Ba Phu, Vietnam in ASEAN, Vietnam 
Embassy in Belgium and EU.

File đính kèm:

  • pdfcong_dong_kinh_te_asean_aec_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_cac.pdf