Công cụ tham khảo Reference Tools

1. Mục đích

Mục đích của nguồn tài liệu phải rõ ràng,

điều này thường thể hiện trong nhan đề,

lời tựa, lời giới thiệu, mục lục.

2. Phạm vi

Nguồn tài liệu bao gồm những khía cạnh

nội dung nào, đối tượng sử dụng là ai?

Và nguồn tài liệu này có gì khác biệt hay

vượt trội so với những nguồn tài liệu

tương tự.

3. Dạng thức và cách sắp xếp

Cho biết nguồn tài liệu ở dạng in ấn hay

dạng điện tử . Nếu ở dạng in ấn thì chúng

có được sắp xếp hợp lý hay không? Đặc

trưng của ấn phẩm như thế nào. Đối với

dạng điện tử, giao diện sử dụng phức

tạp hay đơn giản, có bao gồm nhiều

cách tìm kiếm khác nhau, dễ sử dụng

hay không? Nét đặc trưng là gì?

4. Thẩm quyền, chính xác, khách quan

• Thẩm quyền: giúp xác định phẩm

chất của tác giả hay ban biên tập,

uy tín của nhà xuất bản

• Chính xác: so sánh với những

nguồn khác và kiểm tra các lời

trích dẫn để khẳng định độ chính

xác của thông tin.

• Khách quan: không có thiên kiến

hay ý nghĩa nào được xác định

trong nguồn tài liệu, bao gồm cả

hai phía của một vấn đề.

pdf 9 trang kimcuc 7020
Bạn đang xem tài liệu "Công cụ tham khảo Reference Tools", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công cụ tham khảo Reference Tools

Công cụ tham khảo Reference Tools
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
18 
CÔNG CỤ THAM KHẢO 
REFERENCE TOOLS 
DƯƠNG THÚY HƯƠNG 
Phòng Tham khảo – Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên 
 hát triển sưu tập là công việc mang 
tính chiến lược, chính sách phát triển sưu tập 
của thư viện phải kế hoạch hóa và cụ thể hóa 
từng loại hình và nội dung tài liệu cần phải 
bổ sung vào vốn tài liệu. Trong đó, tài liệu 
tham khảo là một phần đặc biệt quan trọng 
vì nó gắn liền với mục tiêu tổ chức và hoạt 
động của Phòng Tham khảo. Công tác tham 
khảo được thiết lập với ba thành tố cơ bản: 
• Dịch vụ thông tin và tham khảo 
• Kỹ năng, kỹ thuật tham khảo 
• Sưu tập tham khảo 
Sưu tập tham khảo là nền tảng, là tập 
hợp những công cụ đắc lực trong tiến trình 
thực hiện công tác tham khảo nói chung và 
đáp ứng từng yêu cầu thông tin cụ thể nói 
riêng. Để xây dựng bộ sưu tập này, nhân 
viên bổ sung và nhân viên của Phòng Tham 
khảo phải thống nhất một số tiêu chí lựa 
chọn ấn phẩm tham khảo với những yêu cầu 
cao hơn so với ấn phẩm thông thường: 
1. Mục đích 
Mục đích của nguồn tài liệu phải rõ ràng, 
điều này thường thể hiện trong nhan đề, 
lời tựa, lời giới thiệu, mục lục. 
2. Phạm vi 
Nguồn tài liệu bao gồm những khía cạnh 
nội dung nào, đối tượng sử dụng là ai? 
Và nguồn tài liệu này có gì khác biệt hay 
vượt trội so với những nguồn tài liệu 
tương tự. 
3. Dạng thức và cách sắp xếp 
Cho biết nguồn tài liệu ở dạng in ấn hay 
dạng điện tử . Nếu ở dạng in ấn thì chúng 
có được sắp xếp hợp lý hay không? Đặc 
trưng của ấn phẩm như thế nào. Đối với 
dạng điện tử, giao diện sử dụng phức 
tạp hay đơn giản, có bao gồm nhiều 
cách tìm kiếm khác nhau, dễ sử dụng 
hay không? Nét đặc trưng là gì? 
4. Thẩm quyền, chính xác, khách quan 
• Thẩm quyền: giúp xác định phẩm 
chất của tác giả hay ban biên tập, 
uy tín của nhà xuất bản 
• Chính xác: so sánh với những 
nguồn khác và kiểm tra các lời 
trích dẫn để khẳng định độ chính 
xác của thông tin. 
• Khách quan: không có thiên kiến 
hay ý nghĩa nào được xác định 
trong nguồn tài liệu, bao gồm cả 
hai phía của một vấn đề. 
5. Chi phí và tính hiện hành 
• Chi phí có hợp lý không? Có xứng 
đáng với công dụng của nguồn tài 
liệu hay không? Nếu ở dạng thức 
khác thì chi phí như thế nào? 
• Thông tin trong nguồn tài liệu có 
được cập nhật không? Sự hiện 
hành có vấn đề gì không? 
Trên cơ sở những tiêu chí này, Thư 
viện có thể phát triển bộ sưu tập tham 
khảo khá phong phú về nội dung và đa 
dạng về hình thức từ các nhà xuất bản 
trong và ngoài nước. 
Trong bài viết này, chúng tôi đặc biệt 
dành giới thiệu một số Công cụ tham 
khảo được xuất bản trong nước thuộc bộ 
sưu tập tham khảo hiện đang lưu hành tại 
Phòng Tham khảo Thư viện ĐH Khoa 
học Tự nhiên TP. HCM. 
P 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
19 
Thư mục địa chất Việt Nam – Thư mục song ngữ, cung 
cấp tất cả các công trình nghiên cứu đã công bố về địa 
chất Việt Nam ở trong và ngoài nước kể từ công trình 
đầu tiên của Arnuox C.J đăng năm 1852 cho đến công 
trình công bố vào tháng 06 năm 1998. 
Thư mục thần tích thần sắc – Giới thiệu kho tư liệu đặc 
biệt, bao gồm những trang viết tay hoặc đánh máy và là 
những tài liệu độc bản bằng chữ quốc ngữ có kèm theo 
những bản sự tích các thần và các Sắc phong của nhiều 
triều đại được sao chép bằng chữ Hán. Kho tài liệu này 
hiện đang được lưu trữ tại Viện thông tin Khoa học xã 
hội. 
• Nguồn tài liệu dùng để kiểm tra và tiếp cận thông tin 
1. Thư Mục 
Danh mục những nguồn tài liệu hay nghiên cứu lịch sử của sách in. Nguồn được liệt 
kê có thể bao gồm sách, phim ảnh, âm nhạc, địa chỉ trang web. Cung cấp một số 
thông tin về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi lưu trữ... 
2. Sách chỉ mục và sách tóm lược 
Cho phép tiếp cận đến sách, ấn phẩm định kỳ, ấn phẩm liên tục, các phương tiện 
truyền thông. Có thể là bản in, bản CD-ROM hoặc trên Web, cung ứng tóm tắt mô 
tả của tài liệu, đôi khi là toàn văn bài viết hay thông tin được chỉ mục. Nội dung có 
thể phổ quát hoặc chuyên ngành. 
Thư mục ngôn ngữ học Việt Nam – giới thiệu tuyển 
chọn hơn 6200 tên sách và bài báo của các tác giả Việt 
nam và nước ngoài viết về tiếng Việt và ngôn ngữ các 
dân tộc trên lãnh thổ việt Nam bằng tiếng Việt, tiếng 
Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga được công bố trong và ngoài 
nước từ đầu thế kỷ XX đến hết năm 1993. 
Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu – Bộ thư 
mục gồm 3 tập, nội dung giới thiệu phần lớn sách Hán 
Nôm hiện tàng trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm ở Hà 
Nội và một phần các phông Hán Nôm tại Pháp. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
20 
Mục lục Đại chánh tân tu Đại tạng kinh – Nội dung 
gồm phần chính văn cung cấp những thông tin thiết yếu 
nhất về các kinh điển trong Đại tạng kinh và phần phụ 
lục giới thiệu một số dịch giả và triều đại. Bản mục lục 
đã chú âm Hán Việt cho tất cả các tên kinh, sắp xếp theo 
bảng chữ cái nên tìm kiếm khá dễ dàng. 
Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong 1917 – 1934 – 
Mục lục gồm hai phần : Mục lục theo tác giả bao gồm 
tản văn và vận văn; Mục lục theo bộ môn như triết học, 
tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, phong tục và 
ngôn ngữ. 
Tổng mục lục tạp chí nghiên cứu lịch sử (1954 – 1994) 
– tài liệu trong mục lục được sắp xếp theo 13 chuyên 
mục lớn : Khoa học lịch sử, lịch sử chính trị - xã hội, 
kháng chiến chống ngoại xâm, chủ nghĩa Mác – Giai cấp 
công nhân – Đảng, ruộng đất và nông dân, lịch sử văn 
hóa – văn minh Việt Nam, 
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 
niên giám 2001 – Giới thiệu hệ thống tổ chức của Chính 
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tình, thành phố trực 
thuộc Trung ương; những thông tin tổng hợp về tình hình 
hoạt động của Chính phủ trên các mặt: chính trị, kinh tế, 
văn hóa, xã hội, pháp luật, an ninh, quốc phòng, đối nội, 
đối ngoạiđịa chỉ, danh bạ điện thoại của một số lãnh 
đạo cơ quan, tổ chức của Chính phủ. 
• Những nguồn tài liệu tham khảo khác 
3. Niên giám 
Niên giám là một ấn phẩm hàng năm bao gồm những thông tin đương thời dưới 
hình thức mô tả hay thống kê một cách vắn tắt. Thông dụng trong việc tìm địa chỉ, 
tên cơ quan tổ chức hoặc cá nhân, dịch vụ hay sản phẩm được cung cấp, 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
21 
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh niên giám 
2000 – 2002 – Giới thiệu tổng quan lịch sử và truyền 
thống vẻ vang của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí 
Minh, các văn bản của Đảng và Nhà nước đối với công 
tác thanh niên, các văn bản và báo cáo về công tác đoàn 
và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 2000 – 2002. 
Tình hình công tác của Hội liên hiệp thanh niên Việt 
Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong 
Hồ Chí Minh. Phần cuối là hệ thống tổ chức, danh bạ 
điện thoại, địa chỉ cơ quan trực thuộc. 
Niên giám nhựa cao su Việt Nam – Asean 2003 – 2004 
– cập nhật những thông tin về các doanh nghiệp Việt 
Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong 
ngành nhựa Việt Nam. 
Almanach những nền văn minh thế giới – Công trình 
tri thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực : tự nhiên và xã hội 
thuộc nhiều bình diện và đa phương của nền văn hóa – 
văn minh nhân loại. Bao gồm 5.000 năm lịch sử: từ cổ 
đến kim, từ Đông sang Tây, từ quá khứ đến hiện tại – 
tương lai. Dung lượng khoảng 2 triệu đơn vị từ được sắp 
xếp theo nguyên tắc trình tự thời gian lịch sử. 
Almanach những sự kiện lịch sử Việt Nam – sách lịch 
ghi rõ ngày tháng năm xảy ra các sự kiện trong lịch sử 
Việt Nam. Trên 8.000 mục sự kiện được đưa vào và ghi 
theo ngày tháng dương lịch đến hết năm 1998. 
4. Lịch sách và niên san 
Lịch sách phát hành với những thông tin sự kiện tóm tắt về nhân vật, sự kiện, thống 
kê, cung cấp những câu trả lời nhanh mà không đòi hỏi chi tiết. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
22 
Cẩm nang sửa chữa, nâng cấp và bảo trì máy tính cá 
nhân – dành cho độc giả muốn lắp ráp, sửa chữa và bảo 
trì máy tính, hoặc tìm hiều về phần cứng máy tính. 
Thông tin toàn diện về máy tính cá nhân. 
Sổ tay kỹ sư điện tử – Công trình của hơn 170 chuyên 
gia thuộc các chuyên ngành kỹ thuật điện tử, cuốn sách 
gồm 29 chương và 1.800 hình ảnh minh họa bao quát 
toàn bộ các lĩnh vực kỹ thuật điện tử. 
Bách khoa tri thức phổ thông – Có thể tìm thấy những 
thông tin bách khoa phổ thông, cơ bản khái quát, cập 
nhật và dễ đọc dễ hiểu. 
Từ điển bách khoa Lịch sử khoa học và công nghệ –
Trình bày sự phát triển của khoa học và công nghệ theo 
trình tự thời gian từ thời tiền sử cho đến nay. Các phát 
minh, sáng chế và các nhà phát minh, nhà sáng chế trình 
bày theo từng người và sự kiện được xếp theo thứ tự chữ 
cái. 
5. Sổ tay và cẩm nang 
Nguồn tham khảo chuyên ngành mang tính thực hành, cung cấp sự kiện và thông tin 
trong một lĩnh vực cụ thể. 
6. Bách khoa từ điển 
• Bách khoa từ điển tổng hợp – cung cấp kiến thức tổng quát 
• Bách khoa từ điển chuyên ngành – cung cấp theo chiều sâu và xuyên suốt về 
một lĩnh vực đề tài hay ngành học. 
Từ điển bách khoa Việt Nam – Gồm 4 tập với 4 vạn 
mục từ thuộc 40 ngành văn hóa khoa học, kỹ thuật của 
Việt Nam và thế giới. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
23 
Từ điển bách khoa Thiên văn học – Giải thích các thuật 
ngữ liên quan đến thiên văn học, vũ trụ học. Ngoài định 
nghĩa thông thường còn có phần giới thiệu phương pháp 
khảo sát, dẫn chứng các kết quả quan trắc và phần gợi 
mở nâng cao. 
Đại từ điển tiếng Việt – Từ điển tập trung thu thấp và 
giải nghĩa số lượng lớn các từ chuyên môn, từ địa 
phương, từ cổ, từ gốc Hán, gốc pháp mà các từ điển 
trước đây chưa đưa vào hoặc đưa với số lượng hạn chế. 
Đặc biệt từ điển không miêu tả nghĩa của từ một cách 
riêng lẻ mà đặt nó trong mối quan hệ lô gích liên tưởng 
giữa nghĩa của từ đó với những từ khác cùng nhóm, cùng 
loại trong hệ thống từ vựng tiếng Việt 
Từ điển Toán học thông dụng – Định nghĩa và giải 
thích các thuật ngữ toán học thông dụng trong toán học 
phổ thông và toán học đại học. Hệ thống thuật ngữ sử 
dụng trong từ điển do Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà 
nước công bố. Trật tự từ theo vần chữ cái, riêng đối với 
các thuật ngữ khoa học có liên quan với nhau được xếp 
trên cơ sở danh từ gốc kèm theo tính từ hoặc ngược lại. 
Từ điển Thực vật thông dụng – Bộ sách gồm hai tập, tập 
1 gồm phần chỉ dẫn chung và Bảng tra các họ, chi cây từ 
vần A đến vần F; tập 2 gồm phần còn lại từ vần G đến 
vần Z. 
Từ điển Triết học – Tập hợp những giải thích các vấn đề 
về cơ bản nhất của hai phái duy vật và duy tâm. Có thể 
tra cứu, tìm hiểu về các trường phái triết học cũng như 
lịch sử triết học từ xưa đến nay. 
7. Từ điển 
• Từ điển tổng hợp – cung cấp nghĩa, nguồn gốc, cách phát âm và chính tả của từ 
• Từ điển chuyên ngành – cung cấp từ nguyên, lịch sử, chủ đề cụ thể, ngoại ngữ, 
tiếng lóng 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
24 
Giáo sư Việt Nam – Danh sách các nhà giáo, nhà khoa 
học tiền bối được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
phong tặng chức danh Giáo sư thời kỳ đầu. Chân dung, 
khái quát tiểu sử, quá trình công tác, hướng nghiên cứu 
khoa học chủ yếu và một số kết quả, thành tựu chính 
trong đào tạo nghiên cứu khoa học của 1094 Giáo sư và 
4046 Phó giáo sư đã được công nhận từ năm 1980 đến 
năm 2003. 
Tiến sĩ Việt Nam hiện đại – Bộ sách tiến sĩ Việt Nam 
hiện đại giới thiệu toàn cảnh chân dung các tiến sĩ Việt 
Nam đương đại từ năm 1945 đến nay trên toàn quốc và ở 
nước ngoài. 
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – Các nhân vật lịch 
sử đã qua đời được sắp xếp theo mẫu tự La tinh và theo 
Họ của nhân vật. 
Tập bản đồ địa lý địa phương Việt Nam – Bản đồ địa lý 
địa phương 44 tỉnh, thành phố của Việt Nam là một phần 
của bộ địa lý địa phương do GS. PTS Vũ Tự Lập chủ 
biên cùng đông đảo cán bộ địa lý và quản lý kinh tế được 
tiến hành trong ba năm 1987 – 1988-1989. Các bản đồ 
được vẽ theo tỷ lệ 1/1.000.000 có thể chồng xếp lên nhau 
và cũng có thể nối tiếp nhau. 
Tập bản đồ kinh tế - xã hội Việt Nam – Mô tả tổng điều 
tra dân số và nhà ở năm 1999. Bao gồm các nội dung: 
tổng quan địa lý, đặc điểm chung về dân số, tỷ lệ biết chữ 
và trình độ học vấn, hoạt động kinh tế, dân tộc và tôn 
giáo, điều kiện sống, nghèo và khả năng tiếp cận. 
8. Tiểu sử – Cung cấp thông tin về những nhân vật nổi tiếng, có thể đề cập ngay trong 
nguồn tài liệu hoặc có thể dẫn đến một nguồn tài liệu khác. 
9. Nguồn tài liệu địa lý 
• Bản đồ và tập bản đồ 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
25 
Địa chí Bắc Giang từ điển – Thông tin đầy đủ về Bắc 
Giang: tự nhiên, hành chính, kinh tế, chính trị xã hội, văn 
hóa, nhân vật, và cơ quan sản xuất kinh doanh. Bên cạnh 
có Bảng tra chủ đề và Bảng tra địa danh – nhân vật – sự 
kiện. 
Từ điển Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh – Khung 
thời gian của từ điển là 300 năm (1698 – 1998), gồm 9 
phần được sắp xếp theo thứ tự: sự kiện, nhân vật, địa 
danh, đường phố, kinh tế, văn hóa – xã hội, báo chí-xuất 
bản, tác phẩm, thành phố, những điểm đáng nhớ. 
Tên Làng xã và địa danh một số tỉnh Bắc kỳ - Là tập 
đầu tiên của bộ sách Tuyển tập các công trình địa chí 
Việt Nam. Phần thứ nhất là Danh mục các làng xã Bắc 
kỳ sắp theo Tổng, Phủ, Huyện, Châu và theo tỉnh. Phần 
thứ hai là Địa dư các tỉnh Bắc kỳ. 
Từ điển địa danh lịch sử văn hóa du lịch Việt Nam – 
Thông tin chính xác về các địa danh liên quan đến lịch sử 
dựng nước và giữ nước của dân tộc từ xưa đến nay; Các 
địa danh khảo cổ, danh thắng, du lịchgồm 8.743 mục 
từ được sắp xếp theo chữ cái tiếng Việt, mỗi mục từ đưa 
ra những thông tin cơ bản, gọn nhẹ chính xác và mang 
tính khách quan. 
Các luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt 
Nam từ năm 1992 đến năm 1999 – Sách in 60 bộ luật đã 
được Quốc hội nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt 
Nam ban hành từ năm 1992 đến năm 1999, trong đó có 
Hiến pháp và ba bộ luật : luật lao động, luật dân sự và 
luật hình sự. 
• Từ điển về địa danh, địa chí. 
• Chỉ nam cung cấp thông tin về du lịch. 
10. Nguồn tài liệu chính quyền 
Ấn phẩm của chính quyền được xuất bản ở các cơ quan từ quốc hội, tòa án, các 
bộ, các cơ quan có thẩm quyền về luật pháp. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2005 
26 
Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân 
tộc – Tập hợp một cách cơ bản có hệ thống những văn 
kiện của Đảng từ khi thành lập đến nay, luật và những 
văn bản pháp quy của Nhà nước từ khi thành lập đến 
nay. 
Luật của Quốc hội khóa X (năm 1997; 1998; 1999; 
2000; 2001; 2002) – sách in toàn văn 35 luật đã được 
Quốc hội khoá X thông qua. 
Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX – Bộ sách 3 tập 
với 6 phần chính khoảng 5000 trang. Tập 1 : số liệu 
thống kê từ năm 1901 – 1975; Tập 2: số liệu thống kê từ 
năm 1976 – 2000; Tập 3: 21 cuộc điều tra thống kê lớn 
trong thế kỷ XX. 
Tư liệu kinh tế - xã hội 631 huyện, quận, thị xã, thành 
phố thuộc tỉnh Việt Nam – Dung lượng 2384 trang tập 
trung lượng hóa quy mô, thực trạng và động thái kinh tế - 
xã hội của tất cả 631 huyện, quận, thị xã, thành phố 
thuộc tỉnh trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam vào năm 2000 
và 2001. 
Niên giám thống kê - Ấn phẩm được Tổng cục thống kê 
xuất bản hàng năm, bao gồm những số liệu cơ bản phản 
ánh khái quát động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của 
đất nước. 
a. 
11. Nguồn tài liệu thống kê 
Tổng cục thống kê Việt Nam là cơ quan thống kê chính thức của nước Cộng hòa 
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của cơ quan này là cung ứng cho nhà 
nước và cộng đồng dịch vụ thống kê có hiệu quả. 
XW 

File đính kèm:

  • pdfcong_cu_tham_khao_reference_tools.pdf