Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định viện kiểm sát nhân dân trong hiến pháp Việt Nam
Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp lần đầu tiên quy định về chế
định Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), và từ đó đến nay, qua các Hiến pháp
1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013, chế định
này tiếp tục được ghi nhận và là cơ sở cho sự tồn tại của hệ thống cơ quan
VKSND trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ
của mình, VKSND thể hiện là thiết chế quan trọng trong thực hiện quyền lực
nhà nước. Do đó, việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với sự ra đời, tồn
tại và phát triển của chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam là điều rất
cần thiết và có nhiều ý nghĩa.
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định viện kiểm sát nhân dân trong hiến pháp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định viện kiểm sát nhân dân trong hiến pháp Việt Nam
55Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát 1. Cơ sở lý luận của chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam Viện kiểm sát (VKS) ra đời đầu tiên ở Liên Xô vào năm 1922. Trước đó ở Nga là sự tồn tại của mô hình Viện công tố (VCT) xuất hiện từ khoảng 3 thế kỷ trước bởi Pier Đệ nhất. VCT thời Nga hoàng ra đời sau và chịu nhiều ảnh hưởng của mô hình VCT Pháp, được Pier Đệ nhất tham khảo của VCT Pháp nhưng không sao chép y nguyên bởi “trọng tâm hoạt động của VCT của Pháp là tham gia trong TTHS buộc tội nhân danh nhà nước. Còn trọng tâm hoạt động của VCT Nga là giám sát tuân theo pháp luật“(1). Năm 1917, Nhà nước Liên bang Xô – Viết ra đời, đến năm 1922 VKS Liên Xô được thành lập và đây là “mô hình VKS được Lênin tiếp thu và phát triển từ mô hình VCT của Pier Đệ nhất năm 1772 khi mở rộng phạm vi hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật và coi hoạt động này như là thuộc tính – chức năng nhà nước của VKS“(2). Như vậy, nói đến mô hình * Thạc sĩ, Phó trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 1 Nguyễn Thái Phúc (2007), “Viện kiểm sát hay Viện công tố”, Tạp chí Khoa học pháp luật, (số 2), Tr2 2 Nguyễn Thái Phúc (2007), “Viện kiểm sát hay Viện công tố”, Tạp chí Khoa học pháp luật, (số 2), Tr4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM NGÔ HÙNG THÁI * Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp lần đầu tiên quy định về chế định Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), và từ đó đến nay, qua các Hiến pháp 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013, chế định này tiếp tục được ghi nhận và là cơ sở cho sự tồn tại của hệ thống cơ quan VKSND trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND thể hiện là thiết chế quan trọng trong thực hiện quyền lực nhà nước. Do đó, việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam là điều rất cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Từ khoá: Cơ sở, chế định Viện kiểm sát nhân dân, Hiến pháp. The Constitution of 1959 is the very first one that prescribes the institution of People’s Procuracies, since then, after several Constitutions in 1980, 1992 (amended, supplemented in 2001) and 2013, the institution has continued to be recognized and been the basis for the existence of the system of People’s Procuracy agencies in the state apparatus of Viet Nam. With its position, function and tasks, the People’s Procuracies always prove themselves as one of the most important institutions in the exercise of the state power. As the result, it’s crucial and significant to clarify the theoretical and practical basis of the rationale, existence and development of the institution in the Viet Namese Constitution. Keywords: Basis, People’s Procuracies institution, Constitution. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN... 56 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 VKS thì đầu tiên phải nói đến Lênin – người đặt nền móng cho mô hình VKS ở Liên Xô, người sáng lập ra nhà nước kiểu mới, tìm kiếm mô hình cơ quan thay thế cho mô hình Viện công tố của Nga hoàng. Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước Xô viết của những năm đầu cách mạng, Lênin đã thấy được vai trò to lớn của pháp luật và pháp chế. Trong điều kiện khi đất nước chuyển sang xây dựng hòa bình và thực hiện chính sách kinh tế mới thì vấn đề tuân thủ pháp luật của nhà nước, vấn đề pháp chế được đặt ra một cách cấp bách bởi nguồn gốc của vi phạm pháp chế thống nhất, theo Lênin, đó là chủ nghĩa cục bộ địa phương, bản vị. Quan điểm của Lênin về pháp chế thống nhất đã đặt ra vấn đề phải thành lập VKS ở các nước XHCN. Việc thành lập VKSND ở nước ta là sự áp dụng tư tưởng của V.I.Lênin được trình bày trong tác phẩm "Bàn về chế độ trực thuộc song trùng và pháp chế ". Trong tác phẩm này, Lênin đã chỉ ra trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng chế độ pháp trị là sự can thiệp của địa phương. Theo ông, pháp chế phải thống nhất và để đấu tranh một cách hiệu quả với chủ nghĩa cục bộ địa phương thì VKS phải được thành lập, và khi thành lập VKS thì sẽ giao cho cơ quan này thực hiện một công việc là: “Bảo đảm cho pháp chế được hiểu biết thống nhất và thông suốt trong toàn nước cộng hòa, bất kể những đặc điểm của dịa phương và sự can thiệp của nhà chức trách địa phương“(1). Theo Lênin, vấn đề pháp chế phải thống nhất thì mới tiến hành thành công cách mạng XHCN, bảo vệ và củng cố được chính quyền cách mạng, đồng thời cơ sở nền tảng cho tổ chức và hoạt động của VKS cũng chính là luận điểm này. Mô hình VKS của Lênin có những đặc điểm: 1 V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập II, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, tr709 + Hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật là chức năng Hiến định của VKS. Nhờ vậy VKS có khả năng tác động và liên kết hoạt động của cả bộ máy nhà nước. VKS được xem như là bảo đảm quan trọng của pháp chế thống nhất; + Hoạt động của VKS là một dạng hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước độc lập, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc đặc thù cho phép nó thực hiện chức năng kiểm sát hiệu quả. + VKS không can thiệp trực tiếp vào hoạt động chức năng của cơ quan, tổ chức mà nó kiểm sát tuân theo pháp luật - đây là sự khác biệt với các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra khác bởi VKS khi phát hiện vi phạm pháp luật thì không trực tiếp loại trừ vi phạm đó mà chỉ đưa vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, khi xây dựng mô hình VKS ở Liên Xô, Lênin luôn hướng tới vấn đề đảm bảo tính độc lập của VKS để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động, do đó ông đặc biệt chú ý tới những nguyên tắc tổ chức mang tính đặc thù của VKS như nguyên tắc độc lập, tập trung, thống nhất, không song trùng trực thuộc, qua đó để VKS ở Liên Xô có khả năng chống lại những ảnh hưởng của địa phương và của các chủ thể khác trong xã hội. Như vậy, có thể nói rằng những quan điểm và tư tưởng của Lênin về VKS mà được ông trình bày trong tác phẩm “Bàn về chế độ trực thuộc song trùng và pháp chế“ chính là “cơ sở lý luận cơ bản cho việc xây dựng hệ thống Viện kiểm sát ở các nước xã hội chủ nghĩa (trước đây) và ở nước ta từ năm 1960“ (2). 2 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), “Viện Kiểm sát/Công tố Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Tạp chí Thông tin khoa học kiểm sát, (số 1+2), Tr46 NGÔ HÙNG THÁI 57Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát 2. Cơ sở thực tiễn của chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam Thứ nhất, Việc quy định chế định VKSND trong các bản Hiến pháp xuất phát từ yêu cầu bảo đảm pháp luật XHCN được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất và từ thực tiễn cách mạng Việt Nam Mô hình công tố đã tồn tại ở nước ta từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau đó tiếp tục tồn tại ở giai đoạn đầu trong nhà nước Việt Nam dân chủ công hòa. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, năm 1958 Viện công tố Trung ương được thành lập trên cơ sở tách các Công tố viên ra khỏi Tòa án - bước khởi đầu hình thành hệ thống cơ quan nhà nước độc lập, hoạt động chủ yếu là công tố trước Tòa án và đã bao hàm một số yếu tố của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đó là kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát giam giữ cải tạo. Sau đó gần hai năm, mô hình Viện công tố chấm dứt tồn tại. Giai đoạn năm 1959-1960, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, điều đó đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích và hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và nhà nước cũng như giữa các ngành với nhau, vì thế cần thiết phải tổ chức ra VKSND để cơ quan này kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm giữ vững pháp chế XHCN, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Sự ra đời của mô hình VKS thay thế cho mô hình Viện công tố ở Việt Nam gắn liền với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong hoàn cảnh xây dựng nhà nước kiểu mới. Đồng thời có thể thấy, yêu cầu này còn có tính khách quan khi ta nhìn về đặc điểm lịch sử của nền kinh tế ở Việt Nam lúc đó: lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nhỏ. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng nặng nề của hàng nghìn năm phong kiến, và ảnh hưởng của Nho giáo, trong xã hội phong kiến Việt Nam thường xảy ra tình trạng luật pháp của nhà nước trung ương bị đặt dưới hương ước làng xã, thực trạng đó hình dần thành thói quen không đề cao luật pháp của nhà nước, tùy tiện trong chấp hành pháp luật. Do đó, “việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân thay cho Viện công tố là xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc chuyển giai đoạn cách mạng ở nước ta, giai đoạn vừa tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, vừa tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Cách mạng đã chuyển giai đoạn thì tất yếu bộ máy nhà nức cũng phải có những thay đổi phù hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới“(1). Năm 1959, Hiến pháp mới được ban hành – đây là bản Hiến pháp lần đầu tiên ghi nhận sự ra đời của một chế định mới, một cơ quan nhà nước mới đó là chế định/ hệ thống cơ quan VKSND. Từ những phân tích trên cho thấy, việc lựa chọn mô hình VKSND ở nước ta là hoàn toàn trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta. Thực tiễn đã chứng minh, chỉ có VKS mới có khả năng thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế thống nhất, bảo đảm tuân thủ pháp luật trong phạm vi cả nước. Từ đó cho đến Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992/2001 và Hiến pháp 2013, các bản Hiến pháp này dù có những thay đổi nhất định về VKSND, nhưng chế định VKSND vẫn được khẳng định là chế định/ là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thứ hai, chế định VKSND là thể chế quan trọng của Quốc hội để thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), “Viện Kiểm sát/Công tố Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Thông tin khoa học kiểm sát, (số 1+2), Tr45 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN... 58 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 Là một trong những chức năng quan trọng của mình - chức năng giám sát của Quốc hội là chức năng Hiến định, đây là hoạt động giám sát ở tầm vĩ mô. Xuất phát từ vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta – quyền lực là thống nhất; tập quyền XHCN, chế định VKSND được thiết kế để giúp Quốc hội thực hiện chức năng giám sát của mình – đây là hoạt động giám sát ở tầm vi mô thông qua chức năng của VKS, “là một hình thức thực hiện quyền lực nhà nước được Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất giao cho Viện kiểm sát nhân dân”(1). Bằng những quy định trong Hiến pháp, qua thực tiễn hoạt động của mình, có thể khẳng định, VKSND theo mô hình Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013 là thiết chế quan trọng nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Quốc hội bởi “mỗi hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước đều có xu hướng lạm dụng. Để các hoạt động đó có hiệu quả cao, tránh lạm quyền thì yêu cầu đặt ra phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của một cơ quan nào đó”(2); đồng thời ở phương diện khác, thông qua chức năng giao cho VKS, Quốc hội sẽ thường kỳ nhận được thông tin một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất về tình hình pháp chế trong cả nước, qua đó Quốc hội có thể thông qua VKSND để có những giải pháp nhằm tăng cường pháp chế trong một lĩnh vực cụ thể nào đó vì thông qua hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật của VKSND, Quốc hội có thể thấy những hạn chế trong hoạt động lập pháp của mình. Thứ ba, chế định VKSND là thể chế để đảm bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật 1 Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình công tác kiểm sát, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr5 2 Đỗ Văn Đương (Chủ nhiệm) (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, Tr32 trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, phù hợp với định hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân “với các đặc trưng cơ bản là thượng tôn pháp luật, bảo đảm công lý và tôn trọng quyền con người”(3), quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, thì nhiệm vụ tăng cường pháp chế là một trong những giải pháp quan trọng, điều đó đòi hỏi khách quan hệ thống cơ quan tư pháp và các cơ quan thực hiện chức năng tư pháp phải mở rộng và tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát xã hội, do vậy sự tồn tại của chế định VKSND trong Hiến pháp là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế thị trường, chúng ta gặp phải những mặt trái không tránh khỏi đó là biểu hiện của chủ nghĩa cục bộ địa phương, bản vị, thoát ly pháp luật của Nhà nước, nạn tham nhũng Để khắc phục thực trạng này, phải có cơ chế giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các chủ thể, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, bảo đảm tính thống nhất của pháp chế, tính thượng tôn pháp luật - và giải pháp tốt nhất để thực hiện điều đó chính là mô hình VKSND. Thứ tư, sự tồn tại của chế định VKSND 3 Nguyễn Đức Bình (2014), “Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 05), Tr4 NGÔ HÙNG THÁI 59Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Quyền con người, quyền công dân là vấn đề mà Nhà nước Việt Nam luôn đề cao, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang thực hiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với “yêu cầu vừa xây dựng, hoàn thiện các thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước đang là một vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách... Khi mặc nhiên thừa nhận quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân thì tất yếu quyền lực nhà nước phải bị nhân dân kiểm soát”(1). Hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của VKSND là một bảo đảm pháp lý quan trọng cho các quyền, tự do của công dân được tuân thủ và thực thi. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định yêu cầu phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu cải cách tư pháp được ghi nhận trong Nghị quyết 49 là: “Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm”. Trước những nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người như vậy thì yêu cầu cho sự tồn tại và tiếp tục phát triển của chế định VKSND trong Hiến pháp là cần thiết và khách quan. Thứ năm, chế định VKSND – một trong những thiết chế nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước. 1 Nguyễn Quang Anh (2014), “Một số giải pháp hoàn thiện thể chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay”, Tạp chí kiểm sát, (số 20), Tr9 Việc hiến định hóa chế định VKSND trong Hiến pháp là sự kế thừa truyền thống, kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố/VKSND trong hơn 70 năm qua trong vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, đồng thời đó là sự tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của VCT/VKS của các nước trên thế giới. Trong số “các cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước ở nước ta Viện kiểm sát nhân dân có một vai trò và vị trí mà các thiết chế khác không thay thế được”(2). Đồng thời, với điều kiện cụ thể ở Việt Nam, từ đặc điểm cấu trúc quyền lực nhà nước ta, “rất cần một thiết chế giám sát quyền lực độc lập, có tính chuyên nghiệp cao để giúp Quốc hội thực hiện chức năng giám sát ở những tầng thấp hơn Quốc hội trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp” (3). Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN - Với bước phát triển trong nhận thức của Đảng ta tiếp thu những hạt nhân hợp lý của thuyết phân quyền, trong điều kiện không có đối trọng và kiềm chế lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực nhà nước thì quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động nhà nước là cách thức kiểm soát quyền lực chủ yếu ở Việt Nam, vì thế đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu lực của Nhà nước trước hết phải là hoàn thiện cách thức, cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, kiện toàn các cơ quan và các thiết chế giám sát mà trong đó có VKSND. Cần phải thấy rằng, VKSND không chỉ chịu sự giám sát tối cao của Quốc 2 Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm) (2010), Bàn về chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, Tr23 3 Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm) (2010), Bàn về chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, Tr23 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN... 60 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018 hội, mà ở khía cạnh ngược lại, cơ quan này còn có vai trò nhất định trong phản biện quyền lực của Quốc hội thông qua những ý kiến phản hồi về tính thiếu khả thi, chồng chéo không thống nhất của hệ thống pháp luật, những hạn chế của các đạo luật do Quốc hội ban hành. Đây chính là quan hệ biện chứng về kiểm soát quyền lực trong điều kiện cụ thể của nước ta. Vì vậy, trong định hướng hoàn thiện phương thức giám sát quyền lực nhà nước thông qua giám sát tối cao của Quốc hội thì giải pháp đúng đắn là mô hình VKSND để VKSND thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao của mình. Thứ sáu, chế định/mô hình VKSND là chế định/mô hình được thiết kế xuất phát từ bản chất và kiểu nhà nước Việt Nam Là một trong bốn kiểu nhà nước đã và đang tồn tại trong lịch sử loài người, nhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước kiểu mới với đặc trưng hết sức cơ bản và quan trọng, đó là sở hữu công về tư liệu sản xuất, là nhà nước của giai cấp Công – Nông, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động, là nhà nước “không tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, mà theo nguyên tắc tập quyền, nghĩa là mọi quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội”(1). Đây là sự khác biệt giữa nhà nước XHCN với kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến và kiểu nhà nước tư sản. Xuất phát từ kiểu nhà nước như vậy, bản chất nhà nước ta – nhà nước XHCN cũng có nhiều sự khác biệt cơ bản với các kiểu nhà nước khác với đặc trưng: Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả 1 Lê Hữu Thể (Chủ nhiệm) (2008), Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát ở Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, Tr42 quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Và để bảo vệ chế độ sở hữu công về tư liệu sản xuất; nhằm đảm bảo nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì việc thiết kế mô hình bộ máy nhà nước ta cần phải được thiết kế phù hợp để thực hiện điều đó. Do vậy có thể khẳng định“sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân là do bản chất nhà nước và nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta”(2). Với mô hình Viện công tố và mô hình VKS đã tồn tại trong lịch sử, có thể thấy việc lựa chọn mô hình VKS là hết sức phù hợp với bản chất và kiểu nhà nước của Việt Nam, do đó việc thiết kế chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam là hoàn toàn hợp lý bởi “điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng là nhân tố quan trọng nhưng bản chất, kiểu nhà nước mới là nhân tố quyết định việc xuất hiện, lựa chọn mô hình Viện kiểm sát ở mỗi quốc gia. Nhà nước kiểu mới – nhà nước dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chỉ có thể tồn tại và thực hiện được nhiệm vụ của mình khi mà hệ thống pháp luật bảo vệ nền tảng kinh tế đó được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh. Chủ sở hữu nhà nước - chủ sở hữu trừu tượng - cần đến một người đại diện cụ thể cho mình thực hiện nhiệm vụ này. Người đó chính là Viện kiểm sát” (3). 2 Đặng Minh Phượng (2013), Chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr28 3 Nguyễn Thái Phúc (2007), “Viện kiểm sát hay Viện công tố”, Tạp chí Khoa học pháp luật, (số 2), Tr4,5.
File đính kèm:
- co_so_ly_luan_va_thuc_tien_cua_che_dinh_vien_kiem_sat_nhan_d.pdf