Cơ chế dân chủ: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Cơ chế dân chủ là sự liên kết và tương tác của các yếu tố phản ánh các nguyên tắc cơ bản của dân chủ trong các

thể chế, thiết chế chính trị hay xã hội nhất định (các yếu tố cấu thành dân chủ) nhằm đạt được sự tham gia rộng rãi

của nhân dân vào quá trình chính trị hay việc hiện thực hóa quyền lực của nhân dân. Bài viết tập trung làm rõ một

số khái niệm; thực trạng của cơ chế dân chủ và thực hành dân chủ trong Đảng; cấu trúc của cơ chế dân chủ trong

Đảng, Nhà nước và xã hội; những thách thức của việc thực hành dân chủ trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế

và phát triển; một số giải pháp nhằm tăng cường cơ chế thực hành dân chủ.

pdf 5 trang kimcuc 17400
Bạn đang xem tài liệu "Cơ chế dân chủ: Thực trạng, thách thức và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ chế dân chủ: Thực trạng, thách thức và giải pháp

Cơ chế dân chủ: Thực trạng, thách thức và giải pháp
36
Khoa học Xã hội và Nhân văn
61(4) 4.2019
một số khái niệm
Cơ chế
Cơ chế là một thuật ngữ xuất hiện từ thế kỷ XVII tại châu 
Âu vào thời kỳ Phục hung, trong sự trỗi dậy của cơ khí và nền 
công nghiệp với vai trò của động cơ hơi nước, sự ra đời của máy 
móc. Nguồn gốc của từ cơ chế xuất phát từ gốc Tân - La tinh 
(Neo-Latin) là mēchanismus (hay La - tinh cổ là mēchanisma) 
là sự kết hợp của từ mēchan (tiếng Hy lạp) nghĩa là máy móc 
(machine, trong tiếng Anh) và đuôi ismus (hay - isma) nghĩa là 
tính chất máy móc hay luận thuyết (-ism). Như vậy, cơ chế được 
hiểu ở đây là tính chất máy móc, hay dựa trên sự hoạt động của 
máy móc; là một tổ hợp hay sự liên kết của các bộ phận chuyển 
động thực hiện một sự chuyển động chức năng chỉnh thể, thường 
là một phần của cỗ máy lớn hơn; là một liên kết. Cơ chế còn 
được hiểu là một cơ quan hay phương tiện mà nhờ đó tạo ra hiệu 
ứng hay mục tiêu; hay là cấu trúc và sự sắp đặt của các bộ phận 
của một cỗ máy hay thiết bị tương tự, là bộ phận cơ học của một 
sự vật hay bất cứ thiết bị cơ học nào khác [1] (chẳng hạn, cơ 
chế của một chiếc đồng hồ bao gồm các bánh răng liên kết với 
các kim giây, phút, giờ với nhau, được chuyển động theo một 
nguyên tắc nhịp nhàng, thống nhất). 
Như vậy, cơ chế là sự liên kết của các bộ phận, các phần có 
mối liên hệ thống nhất chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau của một 
chỉnh thể nhằm tạo ra sự chuyển động, vận động, hiệu ứng, hay 
nhằm đạt được mục tiêu.
Cơ chế dân chủ
Cơ chế dân chủ là sự liên kết và tương tác của các yếu tố 
phản ánh các nguyên tắc cơ bản của dân chủ trong các thể chế, 
thiết chế chính trị hay xã hội nhất định (các yếu tố cấu thành dân 
chủ) nhằm đạt được sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá 
trình chính trị hay việc hiện thực hóa quyền lực của nhân dân.
Cơ chế dân chủ: Thực trạng, thách thức và giải pháp
Hoàng Văn Nghĩa*
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài 14/2/2019; ngày chuyển phản biện 19/2/2019; ngày nhận phản biện 22/3/2019; ngày chấp nhận đăng 28/3/2019
Tóm tắt:
Cơ chế dân chủ là sự liên kết và tương tác của các yếu tố phản ánh các nguyên tắc cơ bản của dân chủ trong các 
thể chế, thiết chế chính trị hay xã hội nhất định (các yếu tố cấu thành dân chủ) nhằm đạt được sự tham gia rộng rãi 
của nhân dân vào quá trình chính trị hay việc hiện thực hóa quyền lực của nhân dân. Bài viết tập trung làm rõ một 
số khái niệm; thực trạng của cơ chế dân chủ và thực hành dân chủ trong Đảng; cấu trúc của cơ chế dân chủ trong 
Đảng, Nhà nước và xã hội; những thách thức của việc thực hành dân chủ trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế 
và phát triển; một số giải pháp nhằm tăng cường cơ chế thực hành dân chủ.
Từ khóa: cơ chế, cơ chế dân chủ, dân chủ, thực hành dân chủ.
Chỉ số phân loại: 5.6
*Email: nghia.npa@gmail.com
The mechanism of democracy: 
reality, challenges and solutions
Van Nghia Hoang*
Ho Chi Minh National Political Academy
Received 14 February 2019; accepted 28 March 2019 
Abstract:
The mechanism of democracy is the association and 
interaction of elements that reflect the basic principles 
of democracy in certain political or social institutions 
and regulations (democratic elements) to achieve the 
people’s wide involvement in the political process or 
the realization of people’s power. The article focuses on 
clarifying some concepts; the reality of democracy and 
democratic mechanism implementaion in the Party; 
the structure of democratic mechanism in the Party, 
State and society; the challenges of democratic practice 
in the process of innovation, international integration 
and development; some solutions to strengthen the 
democratic mechanism implementation.
Keywords: democracy, democratic mechanism, 
democratic practice, mechanism.
Classification number: 5.6
37
Khoa học Xã hội và Nhân văn
61(4) 4.2019
Cơ chế dân chủ, xét đến cùng, chính là cách thức mà ở đó 
các quyền tự do dân chủ của mọi người được tôn trọng, bảo đảm 
và thực thi đầy đủ. 
Cơ chế dân chủ còn được xem là một chỉnh thể thống nhất 
các thể chế, thiết chế cần thiết để thực hiện các nguyên tắc của 
dân chủ và quá trình dân chủ vận hành và đạt được kết quả.
Cơ chế dân chủ trong Đảng: là sự liên kết và vận hành của 
tổng thể các yếu tố, bao gồm những chủ trương, quan điểm, 
nguyên tắc cùng các thiết chế, bộ máy, quyết định đến cách thức 
mà ở đó tổ chức và hoạt động của Đảng (bao gồm các đảng viên, 
tổ chức đảng) dựa trên sự tham gia rộng rãi, đầy đủ và thực chất 
của các đảng viên, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của đảng viên 
được tôn trọng, bảo đảm và thực thi. Cơ chế dân chủ trong Đảng 
cũng chính là một quá trình mà ở đó, mọi tổ chức và hoạt động 
của Đảng được thiết lập và vận hành trên nguyên tắc của nền 
dân chủ XHCN.
Cơ chế dân chủ trong Nhà nước: là sự liên kết của tổng thể 
các yếu tố, bao gồm những thể chế (chính sách, luật) cùng các 
thiết chế, bộ máy, quyết định đến cách thức mà ở đó tổ chức và 
hoạt động của bộ máy Nhà nước được vận hành dựa trên sự tham 
gia rộng rãi, đầy đủ và thực chất của người dân vào quá trình 
bầu cử, ứng cử, hoạch định, thực thi và giám sát chính sách, hay 
các quyết định liên quan trực tiếp đến người dân; đồng thời là 
quá trình mà thông qua đó các cá nhân và nhóm xã hội thực hiện 
được quyền làm chủ của mình và các quyền tự do cơ bản của họ 
được tôn trọng, bảo đảm và thực thi. Cơ chế dân chủ trong Nhà 
nước cũng chính là một quá trình mà ở đó, mọi tổ chức và hoạt 
động của bộ máy Nhà nước đều phải được thiết lập và vận hành 
trên nguyên tắc mọi quyền lực Nhà nước đều bắt nguồn từ nhân 
dân và nhân dân là chủ thể tối cao của mọi quyền lực Nhà nước. 
Cơ chế dân chủ trong bộ máy Nhà nước là sự vận hành của 
các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và 
Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân 
dân, cùng một số cơ quan trung ương và địa phương khác trong 
việc phát huy vai trò làm chủ, quyền làm chủ của nhân dân.
Cơ chế dân chủ trong các tổ chức chính trị - xã hội: là sự 
liên kết của tổng thể các yếu tố, bao gồm những thể chế cùng 
các thiết chế tương ứng, quyết định đến cách thức mà ở đó tổ 
chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã 
hội được vận hành dựa trên sự tham gia rộng rãi, đầy đủ và thực 
chất của người dân vào quá trình hoạch định, thực thi và giám 
sát chính sách.
Cơ chế dân chủ trong xã hội: là sự liên kết của tổng thể 
những bộ phận cấu thành xã hội vận hành trên nguyên tắc có sự 
tham gia rộng rãi, đầy đủ và thực chất của người dân vào quá 
trình hoạch định, thực thi và giám sát chính sách.
Thực trạng
Thực trạng của cơ chế dân chủ và thực hành dân chủ 
trong Đảng
Cơ chế thực hành dân chủ và thực tiễn thực hành dân chủ 
trong Đảng là một tiền đề quan trọng để thực hiện dân chủ trong 
bộ máy Nhà nước và toàn xã hội. 
Quá trình hình thành và phát triển của Đảng ta cho thấy, 
Đảng ta là một Đảng tiên tiến, mục tiêu duy nhất không gì khác 
ngoài phụng sự nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, vì sự giải 
phóng giai cấp, dân tộc và toàn nhân loại. Chính vì vậy, dân chủ 
không chỉ là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng dưới 
ngọn cờ của Đảng, mà quan trọng hơn dân chủ còn là điều kiện, 
là phương tiện để Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội thực 
hiện thành công sự nghiệp cách mạng. Ngay từ khi còn hoạt 
động bí mật cũng như chính thức ra đời vào năm 1930 cho đến 
trước khi giành được chính quyền về tay mình, Đảng ta đã luôn 
đề cao dân chủ và phát huy yếu tố dân chủ trong phong cách lãnh 
đạo của mình.
Dân chủ trong Đảng trước hết bắt đầu từ dân chủ trong tổ 
chức, hoạt động, sinh hoạt của các tổ chức đảng cũng như toàn 
bộ hệ thống của Đảng. Đồng thời, dân chủ trong Đảng phải bắt 
đầu từ dân chủ trong sinh hoạt tư tưởng của các đảng viên cũng 
như cơ chế vận hành của hệ thống Đảng.
Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị 
cũng như các nhà nước hiện đại và quốc gia dân chủ trên thế 
giới, chẳng hạn như các Đảng Dân chủ xã hội ở Bắc Âu, Công 
Đảng của Anh, Đảng Xã hội của Cộng hòa Pháp... cho thấy sự 
thiếu vắng dân chủ trong đảng không chỉ tác động tiêu cực tới 
sự tồn tại và phát triển của các đảng chính trị mà còn làm cản 
trở cơ hội thành công lên nắm chính quyền của đảng đó. Chính 
dân chủ trong đảng đã mang lại sức sống cho các đảng chính trị 
và giúp các đảng đó thu hút được sự ủng hộ và tham gia rộng 
rãi của các lực lượng xã hội. Hơn nữa, dân chủ trong đảng cũng 
như việc quán triệt thực hành dân chủ trong đảng là tiền đề quan 
trọng nhất của việc lựa chọn được những lãnh tụ xứng đáng, đủ 
tài, đức và trình độ để tập hợp lực lượng, tổ chức và chỉ đạo hoạt 
động của đảng. 
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của dân chủ và thực 
hành dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đến dân chủ 
trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội, Đảng ta luôn đổi mới 
tư duy, lý luận về xây dựng Đảng, về tổ chức và hoạt động của 
Đảng cũng như cơ chế hiệu quả để lựa chọn những người xứng 
đáng nhất đề cử vào bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính 
trị nói chung. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc hoàn thiện 
các văn kiện của Đảng về bầu cử trong Đảng cũng như các văn 
kiện hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất từ trung 
ương xuống địa phương. Mỗi kỳ Đại hội Đảng, Đảng ta đều đúc 
rút kinh nghiệm của khóa trước để tiếp tục hoàn thiện và đổi mới 
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, 
trong đó khâu tuyển chọn qua hình thức dân chủ trực tiếp, bầu 
những đại diện ưu tú vào các tổ chức của Đảng, luôn được đặc 
biệt chú trọng. 
Các văn kiện Đại hội Đảng, đặc biệt là Điều lệ Đảng và 
Quyết định số 220-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 17/4/2009 
về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng, cùng với Hướng 
dẫn số 32-HD/TW của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện 
38
Khoa học Xã hội và Nhân văn
61(4) 4.2019
Quy chế bầu cử trong Đảng đã quy định về chế độ bầu cử trong 
Đảng, hình thức bầu cử, quyền ứng cử, đề cử, bầu cử. Điều 2 của 
Quy chế bầu cử trong Đảng đã khẳng định nhất quán nguyên tắc 
bầu cử trong Đảng dựa trên chế độ dân chủ, theo đó “Việc bầu 
cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình 
đẳng, trực tiếp, đa số quá bán; kết quả bầu cử phải được chuẩn y 
của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định” [2].
Nghiên cứu Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng có 
thể thấy rõ cơ chế thực hành dân chủ trong Đảng. Cơ chế này 
được xác lập bằng các nguyên tắc bảo đảm cho quá trình bầu cử, 
ứng cử được diễn ra dân chủ, công khai, minh bạch. Các nguyên 
tắc này được tôn trọng và thực hiện đầy đủ sẽ là điều kiện tiên 
quyết đảm bảo dân chủ và thực hành dân chủ trong Đảng thực 
chất và hiệu quả.
Cơ chế thực hành dân chủ trong Đảng bao gồm những thành 
tố quan trọng, đó là 1) Hệ thống văn kiện Đảng hoàn thiện (Điều 
lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng...); 2) Sự quán triệt chỉ đạo 
của các cấp ủy Đảng đối với việc tổ chức thực hành dân chủ 
trong Đảng; 3) Đảng viên và các tổ chức đảng được tổ chức và 
hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ; 4) Tính công khai, 
minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp ủy Đảng (đặc 
biệt là lãnh đạo các cấp ủy Đảng) phải luôn được đề cao; 5) tinh 
thần đấu tranh phê bình và tự phê bình phải luôn được đề cao.
Dân chủ trong Đảng xét đến cùng là một cơ chế mà ở đó trao 
quyền rộng rãi cho mỗi đảng viên, phát huy vai trò của các đảng 
viên và các quyền, lợi ích hợp pháp của đảng viên luôn được 
lắng nghe, được tôn trọng và bảo đảm. Dân chủ trong Đảng, 
do đó, có nghĩa là mọi đảng viên đều được tham gia dựa trên 
nguyên tắc bình đẳng, đầy đủ, thực chất và ý nghĩa vào quá trình 
tổ chức và hoạt động của Đảng (thông qua các tổ chức từ cơ sở 
cho đến trung ương). 
Thực hành dân chủ trong Đảng trước hết đòi hỏi sự tham 
gia trực tiếp của đảng viên vào quá trình bầu cử, ứng cử để lựa 
chọn ra người đại biểu ưu tú, có lập trường tư tưởng vững vàng, 
kiên định lý tưởng cộng sản, có phẩm chất đạo đức trong sáng 
và đặc biệt có đủ năng lực, trình độ để xứng đáng đại diện cho 
toàn Đảng và toàn dân. Bầu cử, ứng cử là một khâu vô cùng 
quan trọng của công tác cán bộ, cũng là công việc then chốt của 
Đảng và sự nghiệp cách mạng. Suy đến cùng, công tác cán bộ 
sẽ quyết định đến việc thành, bại của sự nghiệp cách mạng. Tuy 
nhiên, gần 30 năm đổi mới toàn diện mọi mặt (tính từ đầu thập 
niên 90 của thế kỷ trước) về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa..., 
bên cạnh những thành tựu hết sức to lớn, còn có những hạn chế, 
bất cập, trong đó có các vấn đề về thể chế, thiết chế và cơ chế về 
dân chủ, thực hành dân chủ nói chung, cũng như về bầu cử và 
ứng cử nói riêng.
Quy chế bầu cử trong Đảng hiện nay, mặc dù có nhiều ưu 
điểm nhưng cũng còn chứa đựng những yếu tố chưa phản ánh 
thực sự đầy đủ nguyên tắc dân chủ, tập trung dân chủ, cũng như 
chưa tạo tiền đề và sự đột phá thực sự cho quá trình dân chủ hóa 
và thực hành dân chủ trong Đảng, trong Nhà nước và toàn xã 
hội. 
Những yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình bầu cử thực 
sự dân chủ đó chính là: 1) Thứ nhất, nguyên tắc số dư trong danh 
sách ứng cử; 2) Thứ hai, nguyên tắc tự do, công bằng, công khai 
và minh bạch trong toàn bộ quá trình bầu cử; 3) Thứ ba, bất cứ 
ứng viên nào được giới thiệu, đề cử tại đại hội phải đạt tỷ lệ nhất 
định về số phiếu ủng hộ đồng ý đề cử; 4) Thứ tư, nguyên tắc các 
đại biểu giới thiệu vào trung ương phải ít nhất được giới thiệu từ 
cơ sở hay có ít nhất một tỷ lệ số đại biểu/cử tri từ cơ sở (chẳng 
hạn, ít nhất 2/3 số đại biểu ở cơ sở đồng ý giới thiệu); 5) Thứ 
năm, nguyên tắc tranh luận công khai trước và trong đại hội giữa 
các ứng viên (các ứng viên cần phải trình bày chương trình và kế 
hoạch hành động công khai).
 Thực tiễn của việc giới thiệu, ứng cử, bầu cử tại Đại hội đại 
biểu các cấp hướng đến Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XI năm 
2011 cho thấy, còn những bất cập về việc thực hành dân chủ, 
cũng như quá trình lựa chọn, bầu ra các đại biểu ưu tú của Đảng, 
chưa phản ánh đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ. Chẳng hạn, 
số dư trong danh sách ứng cử tại các Đại hội đảng các cấp, đặc 
biệt ở cấp cơ sở, còn chưa thực chất và chưa thông qua quy trình 
lựa chọn khoa học và dân chủ.
Để dân chủ và thực hành dân chủ được diễn ra hiệu quả, bên 
cạnh cơ chế bầu cử, ứng cử còn có cơ chế kiểm tra, giám sát. 
Hiện nay, cơ chế kiểm tra, giám sát đã và đang góp phần quan 
trọng vào việc thúc đẩy dân chủ trong Đảng, bộ máy Nhà nước 
và toàn xã hội. Tuy nhiên, cơ chế này cũng bộc lộ những hạn 
chế, bất cập. Trong đó, sự bất cập về thể chế và các thiết chế 
kiểm tra, giám sát hiệu quả đã là một trong những trở ngại của 
việc thực hiện đầy đủ dân chủ trong Đảng cũng như toàn xã hội. 
Chẳng hạn, việc giám sát các hoạt động của đảng viên và các 
cấp ủy Đảng, cũng như cơ chế đánh giá, kiểm tra, giám sát năng 
lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và chuyên môn của các ủy viên 
các cấp đôi khi còn mang tính hình thức, chưa thực chất và hiệu 
quả; việc kiểm tra, giám sát đảng viên và ủy viên các cấp thông 
qua hình thức lấy phiếu tín nhiệm còn chưa được triển khai và 
đề cao. Do đặc thù của hệ thống chính trị nước ta, hầu hết các vị 
trí chủ trốt trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đều là 
đảng viên, và hầu hết đều do các cấp ủy Đảng đề cử. Tuy nhiên, 
trong việc kiểm tra, giám sát qua hình thức lấy phiếu tín nhiệm 
mới chỉ dừng lại ở Quốc hội và Hội đồng nhân dân, mà chưa 
được triển khai ở các cấp ủy Đảng. Xét về trình tự, thủ tục và 
nguyên tắc dân chủ, những đại biểu ưu tú của Đảng được bầu 
vào các vị trí chủ chốt trong bộ máy Nhà nước và các tổ chức 
chính trị - xã hội, trước hết cần phải được đánh giá thông qua các 
cấp ủy Đảng ở nơi mà họ được bầu, lựa chọn.
Cấu trúc của cơ chế dân chủ trong Đảng, Nhà nước và xã 
hội hiện nay
Cấu trúc của cơ chế dân chủ trong Đảng, Nhà nước và xã hội 
hiện nay của nước ta đó chính là sự liên kết của tổng thể thống 
nhất các thể chế, cùng các thiết chế tương ứng, trong việc thực 
hành nền dân chủ XHCN của tổ chức và hoạt động của bộ máy 
Đảng, Nhà nước và các thiết chế xã hội của nhân dân (các tổ 
chức xã hội và đoàn thể nhân dân) nhằm đạt được bản chất nhân 
39
Khoa học Xã hội và Nhân văn
61(4) 4.2019
dân là chủ thể tối cao của mọi quyền lực Nhà nước và quyền làm 
chủ của nhân dân, tính pháp chế XHCN, dân chủ gắn với pháp 
luật, kỷ cương và với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, 
ý thức chính trị, pháp quyền...
Cấu trúc của cơ chế hiện nay là sự liên kết, thống nhất chặt 
chẽ, phụ thuộc lẫn nhau và tương tác với nhau, giữa yếu tố dân 
chủ trong Đảng, dân chủ trong bộ máy Nhà nước và dân chủ 
trong xã hội (mà nòng cốt là dân chủ trong các tổ chức chính 
trị - xã hội). Trong ba yếu tố, hay bộ phận, cấu thành cơ chế dân 
chủ này, Đảng đóng vai trò thực hiện chức năng dân chủ - lãnh 
đạo, Nhà nước thực hiện chức năng dân chủ - quản lý, và nhân 
dân (xã hội) thực hiện chức năng dân chủ - làm chủ. Ba yếu tố, 
bộ phận này tương tác với nhau tạo thành cơ chế vận hành, hay 
cấu trúc của cơ chế dân chủ ở nước ta hiện nay.
Trong cấu trúc cơ chế dân chủ này, thị trường và các lực 
lượng thị trường - với tính cách là một lực lượng xã hội (theo 
nghĩa rộng) đóng vai trò là tác nhân bổ sung vào việc vận hành 
của cơ chế dân chủ. Sự hiện diện của các lực lượng thị trường 
trong cấu trúc xã hội hiện đại trên thế giới nói chung cũng như 
cấu trúc xã hội Việt Nam nói riêng là một nhân tố quan trọng của 
cơ chế vận hành dân chủ. Quá trình dân chủ và dân chủ hóa, đôi 
khi, là đòi hỏi và kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản 
xuất nói chung của bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào, nhưng 
đồng thời cũng chính là đòi hỏi và kết quả tất yếu của quy luật 
kinh tế dựa theo nguyên tắc tự do của thị trường. Đây chính là 
một biến rất đáng lưu ý của cấu trúc cơ chế dân chủ ở Việt Nam 
hiện nay, bởi lẽ các lực lượng thị trường tác động theo hai chiều 
(nghịch và thuận) tới cơ chế dân chủ.
Thách thức 
Bên cạnh những thành tựu và thuận lợi đã đạt được của các 
cơ chế thực hành dân chủ và quá trình dân chủ hóa trong Đảng, 
Nhà nước và xã hội, vẫn còn những thách thức và bất cập đã và 
đang làm cản trở việc thực hiện đầy đủ, sâu rộng và hiệu quả nền 
dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay. Đó là:
Quan liêu, tham nhũng và tình trạng mất dân chủ trong 
Đảng và bộ máy Nhà nước. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, 
thói hách dịch, phiền hà, nhũng nhiễu dân của một bộ phận cán 
bộ, công chức, viên chức nói chung và đảng viên nói riêng, đã 
và đang tác động tiêu cực tới việc thực hành dân chủ trong Đảng 
cũng như bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị ở nước ta hiện 
nay. 
Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế còn bất cập. Hiện 
vẫn còn có sự chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ của hệ thống thể 
chế cũng như yếu kém và chưa hiệu quả của các thiết chế thực 
hành dân chủ từ trung ương xuống địa phương. Chẳng hạn, do 
Quy chế bầu cử trong Đảng, Luật Bầu cử Quốc hội và Luật Bầu 
cử Hội đồng nhân dân, còn chứa đựng những quy định chưa hợp 
lý và hiệu quả, cần điều chỉnh và sửa đổi, đã ảnh hưởng đến tính 
hiệu quả của cơ chế dân chủ trong Đảng, Nhà nước và xã hội.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của tổ chức xã hội dân sự và đòi hỏi đẩy 
mạnh quá trình dân chủ hóa trong đảng và bộ máy nhà nước. Ở 
tất cả các nước, các tổ chức xã hội dân sự nảy sinh từ đòi hỏi của 
cuộc sống và thực tiễn. Về mặt bản chất, nhà nước không bao 
giờ có thể quán xuyến hết tất cả các công việc của xã hội hay 
của nhân dân. Chính bởi vậy, các tổ chức xã hội dân sự ra đời, 
và ngày càng phát triển nhằm thực hiện chức năng bổ sung, hỗ 
trợ cho các thiết chế chính trị, các thiết chế nhà nước, mà vốn dĩ 
không thể đủ nguồn lực và năng lực bao chứa.
Trình độ nhận thức về dân chủ và văn hóa chính trị, pháp 
luật ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân. Như kết quả tất 
yếu của quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập sâu rộng vào 
đời sống quốc tế, trình độ nhận thức, ý thức về chính trị, văn 
hóa chính trị, pháp quyền của nhân dân, cũng như của các chủ 
thể quan trọng khác (đội ngũ cán bộ, công chức, tầng lớp doanh 
nhân, nhà lãnh đạo, quản lý, nhà giáo dục và đội ngũ cán bộ khoa 
học...), ngày càng tăng cường mở rộng. Chính điều này đã và 
đang là nhân tố quan trọng cho việc định hình và vận hành của 
cấu trúc cơ chế dân chủ nói riêng và việc thực hành dân chủ, quá 
trình dân chủ hóa nói chung trong Đảng, Nhà nước và xã hội. 
Sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và chủ thể 
liên đới (stakeholders) vào quá trình chính trị và quá trình chính 
sách thông qua hội nghị, hội thảo, hoạt động tham mưu, tư vấn 
chính sách, phản biện chính sách, phản biện xã hội đã thúc 
đẩy sự hoàn thiện của cơ chế dân chủ ở nước ta. 
Lực lượng thị trường, lợi ích nhóm và thách thức tình trạng 
dân chủ. Như đã phân tích ở trên, các lực lượng thị trường đóng 
vai trò là tác nhân quan trọng trong cơ chế vận hành dân chủ, 
tuy nhiên theo cả hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực. Chiều 
hướng tích cực khi lợi ích của doanh nghiệp nói riêng, và lực 
lượng thị trường nói chung, tương thích với lợi ích của nhà nước 
và xã hội. Chiều hướng tiêu cực xuất hiện khi lợi ích của lực 
lượng thị trường chống lại lợi ích của nhà nước và xã hội. Trong 
trường hợp tiêu cực sẽ dẫn tới hiệu ứng ngược làm cản trở cơ chế 
vận hành của dân chủ và quá trình dân chủ hóa. Bằng việc thông 
qua sự chi phối quá trình chính sách (lũng đoạn chính sách) theo 
hướng chỉ có lợi cho mình mà không tính tới có lợi cho nhà nước 
và xã hội, lực lượng thị trường sẽ đóng vai trò tác nhân cản trở sự 
vận hành trơn tru và hiệu quả của cơ chế dân chủ, thậm chí là tác 
nhân đẩy nhanh và mạnh đến việc mất dân chủ (chẳng hạn như 
tình trạng tham nhũng, quan liêu, thoái hóa, biến chất của một bộ 
phận cán bộ, công chức).
Quá trình dân chủ hóa toàn cầu và tác động đối với Việt 
Nam. Quá trình dân chủ hóa và toàn cầu hóa trên thế giới và 
trong khu vực có tác động mạnh mẽ tới cơ chế vận hành dân chủ 
cũng như quá trình dân chủ hóa của Việt Nam. Quá trình này 
diễn ra tự nhiên và thẩm thấu vào cấu trúc của cơ chế dân chủ ở 
trong nước thông qua sự tham gia sâu của Việt Nam vào các định 
chế khu vực, quốc tế và toàn cầu (chẳng hạn ASEAN, APEC, 
WTO, IMF). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới cũng tác 
động mạnh mẽ tới tiến trình định hình và vận hành của cấu trúc 
cơ chế dân chủ và thực hành dân chủ ở Việt Nam.
40
Khoa học Xã hội và Nhân văn
61(4) 4.2019
một số giải pháp 
Nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và 
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và 
xã hội:
- Tiếp tục đẩy mạnh không ngừng việc đổi mới hệ thống 
chính trị, trước hết là đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tổ 
chức và hoạt động của các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã 
hội và toàn xã hội.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước 
và xã hội. Cụ thể, cần phân tách rạch ròi giữa thẩm quyền và 
chức năng lãnh đạo của Đảng với thẩm quyền, chức năng về 
quản lý của Nhà nước.
Nhóm giải pháp về tiếp tục hoàn thiện thể chế (chủ trương, 
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 
nước) thực hiện và giám sát quá trình thực hành dân chủ và dân 
chủ hóa:
- Sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng, Luật Bầu cử 
Quốc hội và Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân theo tinh thần của 
Hiến pháp 2013.
- Xây dựng và sớm thông qua một số luật để tăng cường cơ 
chế dân chủ và thực hành dân chủ hiện nay, đặc biệt là Luật về 
Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Tiếp 
cận thông tin, Luật Dân chủ cơ sở Xây dựng và ban hành hệ 
thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết việc tổ 
chức, thực hiện các luật này theo hướng tăng cường sự tham gia 
của người dân vào quá trình soạn thảo, xây dựng, giám sát việc 
thực thi
- Hoàn thiện các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, 
cũng như các khung chính sách, pháp luật khác của Nhà nước 
có liên quan đến tăng cường phát huy dân chủ và thực hành dân 
chủ.
Nhóm giải pháp về xây dựng và đổi mới các thiết chế thực 
hiện dân chủ và giám sát quá trình thực hiện dân chủ:
- Hoàn thiện bộ máy, tổ chức và hoạt động của các cơ quan 
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
- Nghiên cứu xây dựng mới cơ quan bầu cử trong Đảng, 
chẳng hạn Ủy ban Bầu cử trực thuộc Ban Chấp hành Trung 
ương, nhằm tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của cơ chế dân 
chủ trong Đảng.
- Kiện toàn tổ chức và bộ máy, chức năng, thẩm quyền của 
Hội đồng bầu cử quốc gia.
- Xây dựng các thiết chế giám sát độc lập khác, chẳng hạn, 
Thanh tra Quốc hội (Ombudsman về bầu cử), bổ sung cho Hội 
đồng bầu cử quốc gia; thành lập Hội đồng hiến pháp, Ủy ban 
nhân quyền quốc gia
Nhóm giải pháp về tăng cường thực hành dân chủ trong 
Đảng, trong bộ máy Nhà nước và toàn xã hội:
- Tăng cường mối liên kết, phối kết hợp giữa các cấp ủy 
Đảng từ trung ương xuống địa phương, giữa các cơ quan trong 
Ban Chấp hành Trung ương Đảng; giữa các cơ quan trực thuộc 
Đảng với các cơ quan thuộc Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt 
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc kiểm tra, giám 
sát các hoạt động xây dựng, ban hành, thực hiện luật, chính sách, 
bầu cử, ứng cử
- Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh phê bình 
và tự phê bình trong hoạt động và tổ chức của các cấp ủy Đảng, 
từ trung ương xuống địa phương.
- Quán triệt các nguyên tắc về nền dân chủ XHCN trong hoạt 
động lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ.
- Các cơ quan trong Đảng cần gương mẫu và đi đầu trong 
việc thực hành dân chủ, đặc biệt là ở cấp trung ương.
Nhóm giải pháp về tăng cường phổ biến, giáo dục và tuyên 
truyền về dân chủ XHCN, về quyền dân chủ, về nâng cao ý thức 
chính trị, ý thức pháp luật và văn hóa quyền con người cho tất 
cả mọi cá nhân và nhóm xã hội:
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền Điều lệ Đảng, Quy chế 
bầu cử, Quy chế dân chủ, các chủ trương, quan điểm, đường lối 
của Đảng về dân chủ và thực hành dân chủ.
- Tăng cường giáo dục về pháp luật, quyền con người, quyền 
dân chủ và thực hành dân chủ cho mọi cá nhân và nhóm xã hội, 
đặc biệt là các đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức...
- Đưa giáo dục về ý thức chính trị, ý thức pháp luật và văn 
hóa dân chủ, văn hóa quyền con người thẩm thấu vào tổ chức 
và hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Giải pháp tăng cường vai trò kiểm tra của các cấp ủy Đảng, 
giám sát tối cao của Quốc hội và giám sát của Hội đồng nhân 
dân, giám sát nhân dân và phản biện xã hội của các tổ chức 
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đối với hoạt động của Đảng và 
Nhà nước:
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy 
Đảng.
- Tăng cường công tác thanh tra của các cơ quan Nhà nước.
- Tăng cường công tác giám sát tối cao của Quốc hội, giám 
sát của Hội đồng nhân dân các cấp, giám sát, phản biện xã hội 
của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội, đoàn thể 
nhân dân.
Tài liệu Tham khảo
[1] Từ điển mở Reference, 
mechanism. 
[2] 
Quy-che-bau-cu-trong-Dang-vb112599.aspx.

File đính kèm:

  • pdfco_che_dan_chu_thuc_trang_thach_thuc_va_giai_phap.pdf