Chuyển đổi số trong phát triển tài nguyên thông tin khoa học và công nghệ số

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4,

thường được gọi là Cách mạng công nghiệp

4.0 (CMCN 4.0), đang diễn ra trên thế giới

và đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất

của thế giới. Đây là cuộc cách mạng công

nghiệp dựa trên công nghệ số mà nền tảng

là tích hợp cao độ hệ thống kết nối số hóa -

vật lý - sinh học với sự phát triển của internet

kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data),

trí tuệ nhân tạo (AI). CMCN 4.0 có tác động

mạnh mẽ đến sự chuyển đổi của toàn bộ

hệ thống, các quốc gia, các doanh nghiệp,

các ngành công nghiệp và toàn xã hội. Để

CMCN 4.0 được thực hiện thành công, các

nước trên thế giới phải thực hiện “Chuyển

đổi số” (Digital transformation). Việc chuyển

đổi số sẽ làm thay đổi công nghệ, biến đổi

hoạt động sản xuất - kinh doanh, thay đổi

các hoạt động xã hội. Gần đây, Chính phủ

đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông

xây dựng và trình Chính phủ Đề án chuyển

đổi số quốc gia (1) để đẩy mạnh chuyển đổi

số ở Việt Nam. Một trong những nội dung

của dự thảo đề án là phát triển tài nguyên dữ

liệu quốc gia. Việc phát triển và chia sẻ tài

nguyên thông tin KH&CN là một khía cạnh

quan trọng của hoạt động thông tin KH&CN

và cần được quan tâm phát triển trong bối

cảnh chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi

số trong lĩnh vực thông tin KH&CN.

Bài viết này giới thiệu khái niệm chuyển

đổi số và một số khía cạnh chuyển đổi số

trong phát triển, chia sẻ tài nguyên thông tin

số KH&CN.

pdf 15 trang kimcuc 8860
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển đổi số trong phát triển tài nguyên thông tin khoa học và công nghệ số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển đổi số trong phát triển tài nguyên thông tin khoa học và công nghệ số

Chuyển đổi số trong phát triển tài nguyên thông tin khoa học và công nghệ số
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 17
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN 
TÀI NGUYÊN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ
ThS Cao Minh Kiểm
 Tổng thư ký Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam
● Tóm tắt: Giới thiệu khái niệm chuyển đổi số và một số khía cạnh chuyển đổi số trong phát triển, 
chia sẻ tài nguyên thông tin số khoa học và công nghệ.
● Từ khóa: Chuyển đổi số; tài nguyên thông tin; thông tin khoa học và công nghệ.
DIGITAL TRANSFORMATION IN THE DEVELOPMENT 
OF DIGITAL INFORMATION RESOURCES ON SCIENCE AND TECHNOLOGY
● Abstract: To introduce the concept of digital transformation and some aspects of digital 
transformation in developing and sharing digital information resources on science and technology.
● Keywords: Digital transformation; information resources; science and technology information.
Mở đầu
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, 
thường được gọi là Cách mạng công nghiệp 
4.0 (CMCN 4.0), đang diễn ra trên thế giới 
và đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất 
của thế giới. Đây là cuộc cách mạng công 
nghiệp dựa trên công nghệ số mà nền tảng 
là tích hợp cao độ hệ thống kết nối số hóa - 
vật lý - sinh học với sự phát triển của internet 
kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data), 
trí tuệ nhân tạo (AI). CMCN 4.0 có tác động 
mạnh mẽ đến sự chuyển đổi của toàn bộ 
hệ thống, các quốc gia, các doanh nghiệp, 
các ngành công nghiệp và toàn xã hội. Để 
CMCN 4.0 được thực hiện thành công, các 
nước trên thế giới phải thực hiện “Chuyển 
đổi số” (Digital transformation). Việc chuyển 
đổi số sẽ làm thay đổi công nghệ, biến đổi 
hoạt động sản xuất - kinh doanh, thay đổi 
các hoạt động xã hội. Gần đây, Chính phủ 
đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông 
xây dựng và trình Chính phủ Đề án chuyển 
đổi số quốc gia (1) để đẩy mạnh chuyển đổi 
số ở Việt Nam. Một trong những nội dung 
của dự thảo đề án là phát triển tài nguyên dữ 
liệu quốc gia. Việc phát triển và chia sẻ tài 
nguyên thông tin KH&CN là một khía cạnh 
quan trọng của hoạt động thông tin KH&CN 
và cần được quan tâm phát triển trong bối 
cảnh chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi 
số trong lĩnh vực thông tin KH&CN. 
Bài viết này giới thiệu khái niệm chuyển 
đổi số và một số khía cạnh chuyển đổi số 
trong phát triển, chia sẻ tài nguyên thông tin 
số KH&CN. 
1. KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 
1.1. Khái niệm chuyển đổi số
Hiện nay, chưa có định nghĩa thống nhất 
về chuyển đổi số (Digital transformation). 
Định nghĩa trên Wikipedia cho rằng, chuyển 
đổi số là việc sử dụng những công nghệ số 
mới và thay đổi nhanh chóng để giải quyết 
các vấn đề, thường bằng điện toán đám 
mây, giảm sự phụ thuộc vào phần cứng do 
khách hàng sở hữu nhưng nâng cao việc sử 
dụng các dịch vụ dựa trên điện toán đám 
mây [Wikipedia]. Công ty tư vấn hàng đầu 
thế giới Garner cho rằng, chuyển đổi số 
có nội hàm khác nhau tùy thuộc vào ngữ 
cảnh. Nó có thể đề cập đến mọi việc từ 
hiện đại hóa công nghệ thông tin (như điện 
toán đám mây) đến tối ưu hóa số (digital 
optimization), hay sáng tạo ra mô hình 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
 1. Số liệu tra cứu từ CSDL của Cục Thông tin KH&CN quốc gia 
moi-nhat.aspx?Type_CSDL=KETQUANHIEMVU
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202018
kinh doanh số mới. Trong lĩnh vực các tổ 
chức công, chuyển đổi số cũng có thể liên 
quan đến những sáng kiến khiêm tốn như 
thực hiện các dịch vụ công trực tuyến hoặc 
hiện đại hóa di sản (legacy modernization) 
[Gartner IT Glossary]. Theo Garner, thuật 
ngữ “chuyển đổi kinh doanh số” (digital 
business transformation) có thể được hiểu 
là việc sử dụng các công nghệ số để thay 
đổi mô hình kinh doanh và tạo ra cơ hội 
doanh thu và giá trị mới [trích theo Cục Tin 
học hóa, 2018; Gartner IT Glossary]. 
Như vậy, có thể thấy rằng, chuyển đổi 
số là một sự chuyển đổi mạnh mẽ các hoạt 
động, quá trình, mô hình và hiểu biết về 
kinh doanh và tổ chức để tận dụng triệt để 
những thay đổi và cơ hội của sự kết hợp các 
công nghệ kỹ thuật số và tác động tăng tốc 
của chúng trên toàn xã hội theo cách chiến 
lược và ưu tiên, với những thay đổi hiện tại 
và tương lai [i-SCOOP]. 
Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta có thể 
thống nhất với định nghĩa của Bộ Thông tin 
và Truyền thông rằng “Chuyển đổi số được 
hiểu là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ 
số để thay đổi một cách tổng thể và toàn 
diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh 
tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, 
làm việc và liên hệ với nhau” [Bộ TT&TT, 
2019]. Như vậy, chuyển đổi số có sự liên hệ 
chặt chẽ với thông tin/dữ liệu số, các công 
nghệ số và việc ứng dụng chúng một cách 
mạnh mẽ trong mọi hoạt động của cơ quan, 
tổ chức và cả quy mô quốc gia. 
1.2. Sự khác biệt giữa “Số hóa”, “Số hóa 
hoạt động” và “Chuyển đổi số”
Chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là 
việc số hóa, tạo ra dữ liệu số hoặc việc ứng 
dụng công nghệ thông tin (công nghệ số) 
vào các hoạt động. Thực tế, chuyển đổi số 
có sự khác biệt với số hóa (digitization) và 
số hóa hoạt động (digitalization) [i-SCOOP; 
Igniger Anna, 2017].
Số hóa (Digitization) là quá trình chuyển 
đổi từ dạng tương tự sang dạng số (dạng số 
hóa). Thực chất số hóa là quá trình chuyển 
đổi những thông tin trên những đối tượng 
thực sang dạng điện tử hay còn gọi là dạng 
số. Những đối tượng thực chứa thông tin có 
thể là các tài liệu dạng văn bản, hình ảnh, 
bản đồ, băng ghi âm, ghi hình, trên các vật 
mang tin vật lý (trên giấy, trên phim, giấy 
ảnh, vi hình, băng ghi âm băng ghi hình,...). 
Kết quả của số hóa là những đối tượng thực 
được chuyển sang đối tượng số dưới hình 
thức tệp tin. Mục đích của số hoá có thể là: 
tăng cường sự truy cập đến tài nguyên thông 
tin; cải thiện chất lượng dịch vụ cho những 
người dùng tin thông qua khả năng truy cập 
được cải thiện; giảm việc tiếp xúc trực tiếp 
đến những tài nguyên quý, hiếm, cổ hoặc 
được sử dụng nhiều; tạo ra bản sao lưu trữ; 
cho phép cơ quan, đơn vị phát triển hạ tầng 
kỹ thuật và kỹ năng của nhân viên; phát 
triển khả năng chia sẻ tài nguyên thông tin 
[IFLA, 2002]. Nói một cách đơn giản, số hóa 
mới chỉ là việc chuyển từ dạng giấy sang 
định dạng số (digital format). Ngày nay, 
trong hoạt động thông tin thư viện, với việc 
ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều thông 
tin đã được tạo lập ở dạng số ngay từ đầu 
mà không cần phải trải qua công đoạn số 
hóa. Vì thế, số hóa cũng có thể được hiểu 
rộng hơn: đó là quá trình tạo lập thông tin/
dữ liệu số, có thể là thông qua việc chuyển 
đổi từ dạng vật lý (tương tự) sang dạng số 
hoặc đã là ở dạng số ngay từ khi được tạo 
ra (digital born). 
Theo Gartner, Digitalization (tạm dịch là 
số hóa hoạt động) (2) là việc sử dụng các 
công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh 
và cung cấp những cơ hội tạo ra giá trị và 
doanh thu mới; đó là quá trình chuyển sang 
kinh doanh số [Gartner Glossary]. Anna 
Igniger (2017) cho rằng, “digitalization” là 
quá trình làm cho thông tin số có giá trị cho 
con người và coi đó là quá trình xem xét sao 
cho áp dụng tốt nhất thông tin số/số hóa 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
 2. Cũng có tài liệu gọi là “số hóa”
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 19
Pháp lý
Hình 1. Thành phần của hạ tầng số (Nguồn: Hồ Tú Bảo, 2018)
để đơn giản hóa mọi hoạt động. Trong kinh 
doanh, ứng dụng số thường đề cập đến việc 
cho phép, cải thiện và/hoặc chuyển đổi các 
hoạt động kinh doanh và/hoặc chức năng 
kinh doanh và/hoặc mô hình/quy trình và/
hoặc hoạt động kinh doanh bằng cách tận 
dụng các công nghệ kỹ thuật số, sử dụng 
rộng rãi hơn dữ liệu số, được chuyển thành 
hành động, kiến thức cho mục đích cụ thể 
[i-SCOOP]. Nói tóm lại, “digitalization” được 
hiểu là việc sử dụng công nghệ số (digital 
technologies) và dữ liệu (được số hóa hoặc 
là dạng số ngay từ đầu (digital-born hay 
natively digital)) để tạo ra doanh thu, cải 
thiện kinh doanh, thay thế/chuyển đổi quá 
trình kinh doanh (không chỉ đơn giản là số 
hóa nó) và tạo ra môi trường kinh doanh số, 
trong đó thông tin/dữ liệu số là then chốt. 
“Digitalization” sẽ dẫn đến kinh doanh/hoạt 
động số, còn chuyển đổi số đòi hỏi kinh 
doanh số và số hóa.
Chuyển đổi số là sự chuyển đổi sâu sắc 
và tăng tốc các hoạt động, quy trình, năng lực 
và mô hình kinh doanh để tận dụng triệt để 
những thay đổi và cơ hội của công nghệ số 
và tác động của chúng trên toàn xã hội theo 
cách chiến lược và ưu tiên [i-SCOOP]. Đó là 
quá trình tạo lập, phát triển ra các ứng dụng 
kinh doanh mới tích hợp tất cả dữ liệu số và 
các ứng dụng số này [Irniger Anna, 2017]. 
Giáo sư Hồ Tú Bảo (Viện nghiên cứu cao cấp 
về toán) đã tổng kết một công thức thể hiện 
định nghĩa chuyển đổi số [Hồ Tú Bảo, 2018]:
Chuyển đổi số = Số hóa + Công nghệ số
Như vậy, chuyển đổi số không chỉ đơn 
thuần là việc số hóa, tạo lập tài nguyên dữ 
liệu số mà là bao gồm việc chuyển đổi sâu 
sắc quá trình tạo lập thông tin số bằng việc 
ứng dụng các công nghệ số, hình thành và 
phát triển những dịch vụ mới, tạo ra giá trị 
gia tăng từ tài nguyên số bằng việc sử dụng 
những công nghệ số tiên tiến.
1.3. Hạ tầng dữ liệu có vai trò quan trọng 
trong chuyển đổi số
Để thực hiện chuyển đổi số, cần đảm 
bảo các yếu tố nền tảng (hạ tầng), bao gồm 
[Bộ Thông tin và Truyền thông, 2019]: 
- Hạ tầng số (phát triển mạng di động 
thế hệ mới, kết nối cáp quang đến các gia 
đình, doanh nghiệp, cung cấp wifi miễn phí 
tại khu vực công cộng, phát triển điện toán 
đám mây- cloud computing, hạ tầng IoT, 
BigData,); 
- Nhân lực có kỹ năng số (digital skills); 
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ 
số mới; 
- Xây dựng môi trường pháp lý để bảo 
đảm môi trường an toàn, tin cậy, thúc đẩy 
chuyển đổi số. 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
Trong hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu đóng 
vai trò then chốt, quyết định đến chuyển 
đổi số [Cục Tin học hóa, 2018; Hồ Tú Bảo, 
2018]. Những thành phần cơ bản của hạ 
tầng số bao gồm: hạ tầng thiết bị,hạ tầng 
kết nối (các mạng truyền thông), hạ tầng dữ 
liệu; những ứng dụng; các quy định pháp lý 
và nhân lực (Hình 1). 
Có thể cho rằng, dữ liệu trong hoạt động 
thông tin KH&CN chính là tài nguyên thông 
tin KH&CN số. Như vậy, phát triển và chia 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202020
sẻ tài nguyên thông tin KH&CN số đóng vai 
trò cốt lõi trong chuyển đổi số trong hoạt 
động thông tin KH&CN.
2. KHÁI QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN THÔNG TIN KHOA 
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ Ở VIỆT NAM
2.1. Khái niệm tài nguyên thông tin 
KH&CN số
Thông tin KH&CN có thể được định 
nghĩa là “thông tin/dữ liệu về tài liệu và dữ 
kiện thu nhận được trong quá trình hoạt 
động khoa học, khoa học kỹ thuật, đổi mới 
sáng tạo và xã hội” [МОДЕЛЬНЫЙ ЗАКОН О 
НАУЧНО-ТЕХНИЧЕСКОЙ ИНФОРМАЦИИ]. 
Nghị định 11/2014/NĐ-CP ngày18/02/2014 
của Chính phủ về hoạt động thông tin 
KH&CN xác định, thông tin KH&CN không 
chỉ là thông tin/dữ liệu về tài liệu và dữ kiện, 
mà còn là dữ liệu, dữ kiện, số liệu, tin tức 
được tạo ra trong các hoạt động KH&CN, 
đổi mới sáng tạo. Tri thức được coi là thông 
tin khi nó được trình bày, được hiển thị trên 
vật mang tin hoặc ở dạng đọc, xem được 
(không phải là tri thức ẩn trong não của 
người có tri thức (3).
Luật Thư viện 2019 định nghĩa: tài 
nguyên thông tin là “tập hợp các loại hình 
tài liệu, bao gồm: tài liệu in, bản chép tay, 
tài liệu nghe nhìn, tài liệu vi dạng (vi phim, 
vi phiếu), tài liệu số và tài liệu đặc biệt cho 
người khuyết tật” [Luật Thư viện 2019]. Theo 
Nghị định 11/2014/NĐ-CP của Chính phủ 
về hoạt động thông tin KH&CN, tài nguyên 
thông tin được hiểu “là các thông tin KH&CN 
được thể hiện dưới dạng sách, báo, tạp chí 
khoa học; kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học; 
thuyết minh nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực 
hiện, ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN; 
tài liệu sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn 
kỹ thuật; catalô công nghiệp; luận án khoa 
học; tài liệu thiết kế, kỹ thuật; CSDL; trang 
thông tin điện tử; tài liệu thống kê KH&CN; 
tài liệu đa phương tiện và tài liệu trên các 
vật mang tin khác” (4). Như vậy, tài nguyên 
tin KH&CN là toàn bộ thông tin KH&CN 
được ghi lại, trình bày hoặc thể hiện ở nhiều 
dạng thức và trên nhiều dạng vật mang tin 
(ở dạng truyền thống và dạng điện tử) mà 
tổ chức, quốc gia có được. Những thông tin 
này có thể là nội sinh/trong nước (do tổ chức 
hoặc quốc gia đó tạo ra, lưu giữ, phổ biến), 
thu thập được qua các kênh thông tin khác 
nhau (mua, trao đổi, biếu tặng,....) hoặc truy 
cập được một cách ổn định, lâu dài (thông 
qua mua quyền truy cập hoặc có thể truy 
cập được do bên có thông tin tạo điều kiện 
truy cập lâu dài).
Tài nguyên thông tin KH&CN có thể được 
thể hiện dưới hai dạng tài nguyên thông tin 
chính là: tài liệu KH&CN và dữ liệu nghiên 
cứu. Tài liệu KH&CN gồm các loại như công 
bố KH&CN được đăng tải trên các tạp chí 
KH&CN (mà chúng ta thường gọi là bài báo 
khoa học hay bài báo nghiên cứu), tài liệu 
sáng chế, chuyên khảo, sách, các báo cáo 
kết quả nhiệm vụ KH&CN, các bài trình bày 
tại các hội nghị, hội thảo KH&CN, một số 
loại hình tài liệu KH&CN khác,...). Công bố 
KH&CN là dạng tài liệu KH&CN trình bày 
những kết quả và tri thức thu nhận được từ 
hoạt động nghiên cứu KH&CN hoặc được rút 
ra, được nhận thức từ các hoạt động KH&CN 
và các hoạt động khác, được đăng tải trên các 
tạp chí KH&CN. Công bố KH&CN có thể bao 
gồm những bài báo nghiên cứu, những thông 
báo (communication) ngắn, những bài tổng 
quan, tổng luận, được đăng trên các tạp chí 
KH&CN. Dữ liệu nghiên cứu (research data) 
có thể được định nghĩa là “những sự kiện, 
con số, ký tự, và các ký hiệu mô tả một đối 
tượng, ý tưởng, điều kiện, hoàn cảnh, hoặc 
các yếu tố khác” hoặc “sự trình bày có thể 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
 3.Trước đây, Nghị định 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN định nghĩa thông tin KH&CN là “là 
các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức KH&CN (bao gồm KH tự nhiên, KH công nghệ,KH xã hội và nhân 
văn) được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước hoặc đáp 
ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội”.
 4.Nghị định 14/2014/NĐ-CP sử dụng thuật ngữ “nguồn tin KH&CN”.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 21
diễn giải lại của thông tin theo cách thức hình 
thức hóa phù hợp để truyền thông, giải thích, 
hoặc xử lý [National Academy of Sciences, 
2009]. Tổng cục Nghiên cứu và Đổi mới 
sáng tạo của Uỷ ban châu Âu EC định nghĩa 
dữ liệu nghiên cứu (Research data) là thông 
tin, dữ kiện, số liệu được thu thập để nghiên 
cứu và xem xét làm cơ sở cho suy luận, thảo 
luận, tính toán [EC. Directorate - General for 
Research & Innovation, 2016].
Tài nguyên thông tin KH&CN số (còn gọi 
là tài nguyên điện tử) là những tài nguyên 
ở dạng số/điện tử mà khi truy cập và khai 
thác cần sự trợ giúp của các thiết bị công 
nghệ thông tin và truyền thông (máy tính, 
mạng thông tin, thiết bị di động/cầm tay...) và 
thường được ghi và lưu giữ trên các vật mang 
tin số như: ổ cứng máy tính (cố định hoặc lưu 
động), đĩa quang, trên bộ nhớ của hệ thống 
máy chủ, hoặc lưu giữ trên mạng intenet.
2.2. Hiện trạng tài nguyên thông tin khoa 
học và công nghệ số ở Việt Nam
2.2.1. Sách KH&CN
Theo thống kê, trong những năm gần 
đây, mỗi năm Việt Nam xuất bản khoảng 
từ 28.000 đến 30.000 đầu tên sách với số 
lượng bản in là khoảng hơn 310 triệu bản. 
Trong đó có khoảng 1.200 đến 1.500 đầu 
sác ... c đầu sách, tài liệu học thuật chất 
lượng, đa ngành, đa lĩnh vực trong kho tài 
liệu số này. Thư viện học liệu mở Việt Nam 
- VOER ( do Chương 
trình giáo dục mở Việt Nam (Vietnam Open 
Educational Resources - VOER) phát triển 
là một kho tài nguyên giáo dục mở cho 
người Việt sử dụng và truy nhập miễn phí 
nguồn tài liệu hữu ích phục vụ giảng dạy, 
học tập và nghiên cứu, cũng như phục vụ 
cho toàn xã hội. 
Truy cập mở đến dữ liệu nghiên cứu liên 
quan đến vấn đề dữ liệu mở (Open data). 
Rào cản đối với phát triển truy cập đến dữ 
liệu nghiên cứu có thể là vấn đề pháp lý, từ 
chối quản lý và giám sát dữ liệu; quy định 
về sự riêng tư không cho phép công khai 
thông tin; sự lo ngại về chất lượng dữ liệu; 
thiếu sự chuẩn hóa; thiếu chính sách dữ 
liệu mở; thiếu năng lực công khai dữ liệu 
hoặc tổn thất về doanh thu hay tính bảo mật 
[Trần Minh, 2017]. 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202028
Phát triển và chia sẻ tài nguyên thông 
tin KH&CN thông qua truy cập mở cần được 
thúc đẩy. Để tăng cường công tác truy cập 
mở chúng ta cần:
- Nâng cao nhận thức của các ngành, 
các cấp, các tổ chức KH&CN về truy cập 
mở, vai trò và lợi ích của truy cập mở; 
- Hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo 
thực hiện truy cập mở đến kết quả nghiên 
cứu sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà 
nước; xây dựng và thực hiện chính sách 
về truy cập mở đến kết quả KH&CN từ các 
nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước; 
Các cơ quan cấp kinh phí cho hoạt động 
KH&CN nghiên cứu ban hành các quy định 
về truy cập mở;
- Đảm bảo việc truy cập mở đến tất cả 
các tạp chí KH&CN do nhà nước cấp kinh 
phí; Tiếp tục hỗ trợ duy trì và phát triển hệ 
thống Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến 
(VJOL); Nghiên cứu xây dựng kho lưu trữ 
(repository) về các công bố KH&CN của 
Việt Nam do các tác giả Việt Nam công bố 
trên các tạp chí KH&CN quốc tế;
- Tăng cường xây dựng các kho lưu trữ số 
nội bộ truy cập mở tại các tổ chức KH&CN. 
Các tổ chức KH&CN (các viện nghiên 
cứu, trường đại học) cần xây dựng những 
hệ thống lưu trữ số nội bộ (Institutional 
repositories) là cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần 
thiết cho lưu chiểu và cung cấp truy cập mở 
đến các kết quả của nghiên cứu sử dụng 
kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Đẩy mạnh truy cập mở đến dữ liệu 
nghiên cứu, cần nghiên cứu và ban hành 
những quy định pháp lý để triển khai thực 
hiện dữ liệu mở, như: xác định rõ phạm vi 
dữ liệu mở; quy định về phân loại dữ liệu; 
tiêu chuẩn dữ liệu mở: như quy tắc đặt tên 
(các tệp dữ liệu nên chứa thông tin về nhà 
cung cấp, thời gian cung cấp, tên tệp, kiểu 
dữ liệu), khuôn dạng dữ liệu (các tập dữ 
liệu mở phải sẵn có ở dạng máy có thể đọc 
được, khuyến nghị dưới dạng định dạng mở 
như: CSV, JSON, XML, etc..); mô tả (tạo lập 
siêu dữ liệu);,...
3.3. Triển khai ứng dụng mã định danh số 
cho tài nguyên thông tin KH&CN số
Trong môi trường số, việc duy trì đảm 
bảo truy cập đến tài nguyên số là rất 
quan trọng. Định danh duy nhất bền vững 
(Persistent Unique Identifier - PUID) cung 
cấp một phương thức định danh ổn định 
lâu dài cho các đối tượng số. Mã định danh 
bền vững (persistent identifier, PI or PID) 
được hiểu là một tham chiếu tồn tại lâu dài 
đến một tài liệu, tệp tin, trang web hoặc đối 
tượng khác [Wiki]. Một định danh bền vững 
được đảm bảo để quản lý và duy trì không 
thay đổi trong một thời gian dài [Australian 
National Data Services]. Những mã định 
danh này được toàn cầu hóa, tiêu chuẩn hóa 
và được sử dụng rộng rãi trong môi trường 
kỹ thuật số và có thể cung cấp thông tin về 
đối tượng, bất kể đối tượng nằm ở đâu. Việc 
sử dụng định danh duy nhất bền vững giúp 
cho người dùng tin chắc chắn rằng mình sẽ 
lấy được đúng tài nguyên (công trình) mình 
cần ngay cả khi vị trí thực trên Web của nó 
đã thay đổi nhờ việc ánh xạ tới một bộ định 
vị hoặc bộ định vị cập nhật, tạo điều kiện 
cho việc truy cập vào (các) biểu hiện vật lý 
của tài nguyên. Hiện nay, tồn tại nhiều loại 
định danh cho đối tượng số như: Định danh 
số cho đối tượng (DOI), định danh Khóa Tài 
nguyên lưu trữ ARK (Archieval Resources 
Key identifier) [ARK], Handles [Sun S. , 
Lannom L., Boesch B., 2003], mã định danh 
Nhà nghiên cứu và Cộng sự mở ORCiD 
[Open Researcher and Contributor ID],...
Đối với tài nguyên số thông tin KH&CN, 
mã định danh DOI được sử dụng rất rộng 
rãi trên toàn cầu [Dương Thị Phương và 
cộng sự, 2019]. DOI được sử dụng cho tài 
liệu số và dữ liệu số. Hiện nay ở Việt Nam, 
đã có một số tổ chức áp dụng DOI cho tạp 
chí KH&CN do mình xuất bản. Khảo sát 
của Dương Thị Phương và cộng sự [2019] 
cho thấy trong số 155 tạp chí được hỏi, có 
42 tạp chí (chiếm tỷ lệ 27%) đã ứng dụng 
DOI và 113 tạp chí (chiếm 73%) chưa ứng 
dụng DOI (Hình 14). Theo khảo sát, tất cả 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 29
Hình 4. Mô hình cấp và quản lý DOI quy mô quốc gia tại Việt Nam
(Nguồn:Dương Thị Phương và cộng sự, 2019)
IDF
Crossref Vietnam DOI Center
v.v.
Japan Link 
Center
v.v.
v.v.
42 tạp chí đã ứng dụng DOI đều áp dụng 
phương thức đăng ký trực tiếp DOI thông 
qua tổ chức CrossRef. Việc triển khai áp 
dụng DOI cho tài liệu số KH&CN và dữ 
liệu nghiên cứu là cần thiết. Đề xuất của 
nhóm nghiên cứu của Dương Thị Phương 
và cộng sự [2019] về mô hình cấp và quản 
lý mã định danh DOI cho tài nguyên thông 
tin KH&CN ở Việt Nam, trong đó hình thành 
Trung tâm DOI Việt Nam tại Cục Thông 
tin KH&CN quốc gia là rất đáng quan tâm 
[Hình 4]. Chúng ta cần nhanh chóng nghiên 
cứu triển khai vào thực tế mô hình này.
4. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng 
công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang diễn 
ra nhanh chóng ở các nước phát triển trên 
thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề chuyển đổi số 
đã trở thành yêu cầu cấp bách đối với mọi 
lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tầm quan trọng 
của chuyển đổi số đã được thể hiện ở việc 
Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin 
và Truyền thông xây dựng Đề án chuyển 
đổi số quốc gia.
Lĩnh vực TT-TV KH&CN liên quan chặt 
chẽ đến tài nguyên thông tin KH&CN, trong 
đó có tài nguyên thông tin KH&CN số cũng 
cần nghiên cứu triển khai thực hiện chuyển 
đổi số. Mặc dù thời gian vừa qua chúng ta đã 
xây dựng được nguồn tài nguyên thông tin 
KH&CN số có giá trị phục vụ cho phát triển 
kinh tế xã hội, tuy nhiên nguồn tài nguyên số 
này còn nhiều hạn chế cần được chú trọng 
phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số.
Một trong những nội dung thực hiện 
chuyển đổi số trong hoạt động thông tin 
KH&CN là cần tập trung xây dựng CSDL 
quốc gia về KH&CN. Cần nghiên cứu xây 
dựng và hoàn thiện mô hình kiến trúc CSDL 
quốc gia về KH&CN; xây dựng và ban hành 
kiến trúc dữ liệu chung cho hệ thống CSDL 
quốc gia về KH&CN, các quy định pháp lý, 
kỹ thuật, công nghệ cho CSDL quốc gia về 
KH&CN.
Để đảm bảo hạ tầng dữ liệu cho chuyển 
đổi số, cần tiếp tục quan tâm phát triển 
nguồn tài nguyên số KH&CN, triển khai thực 
hiện truy cập mở đến tài nguyên thông tin 
KH&CN. Phát triển dữ liệu mở cần được chú 
trọng trong thời gian tới. Đồng thời chúng ta 
cần nghiên cứu áp dụng mã định danh số 
cho đối tượng (DOI), hoàn thiện mô hình cấp 
và quản lý DOI ở quy mô quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ARK - Archival Resource Key Identifiers. 
2. Australian National Data Services. Persistent 
identifier: awareness level.https://www.ands.
org.au/guides/persistent-identifiers-awareness
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202030
3. Bộ TT&TT (2019). Đề án Chuyển đổi số quốc 
gia: Dự thảo 1.0, ngày 04/4/2019. Tải xuống ngày 
PL03-DU-THAO-DE-AN-CHUYEN-DOI-SO-
QG-VER-1.0.pdf
4. Cao Minh Kiểm (2015). Một số nội dung chủ 
yếu cho hiện đại hóa hạ tầng thông tin, thống kê 
KH&CN Việt Nam. TC Thông tin - Tư liệu, 
số 2/2015, tr. 11-17.
5. Cao Minh Kiểm (2017). Chính sách truy cập 
mở đến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí 
công trên thế giới và đề xuất với Việt Nam. Hội 
thảo “Phát triển và chia sẻ nguồn tài liệu số 
nhằm hỗ trợ hoạt động của Quốc hội vì sự phát 
triển bền vững tại Việt Nam”, 14/4/2017, Hà Nội, 
Việt Nam.
6. Cao Minh Kiểm (2018). Truy cập mở đến kết 
quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công - tìm hiểu 
kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất đối với Việt 
Nam. Hội thảo “Số hóa tri thức KH& CN 
đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 
4.0”, ngày 19/12/2018, Hà Nội, Việt Nam.
7. Cao Minh Kiểm và Nguyễn Tuấn Hải (2013). 
Chia sẻ tài nguyên thông tin trên mạng Nghiên 
cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). TC Thông 
tin và Tư liệu: Phụ trương chuyên đề, 2013. 
Tr.46 52
8. CERIF.https://www.eurocris.org/cerif/main-
features-cerif
9. Cục Thông tin KH&CN quốc gia. CSDL 
Công bố KH&CN. 
danh-sach-tai-lieu-khcn-moi-nhat.aspx?Type_
CSDL=TAILIEUKHCN
10. Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền 
thông (2018). Tổng quan chuyển đổi số tại Việt 
Nam. Bài trình bày tại Hội thảo “Chuyển đổi số: 
cơ hội và thách thức”, do Hội Truyền thông số 
Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 19/11/2019.
11. Đào Mạnh Thắng và Trần Thị Hải Yến (2016). 
Định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin 
khoa học và công nghệ. TC Thông tin và Tư liệu, 
số 5/2016. Tr.3-12.
12. Đào Mạnh Thắng và Trần Thị Hải Yến 
(2017). Phát triển nguồn tin khoa học và công 
nghệ trong thời đại công nghệ số. TC Thư viện 
Việt Nam, số 1/2017. Tr.12-21
13. Dương Thị Phương và cộng sự (2019). 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để ứng 
dụng “Mã định danh tài liệu số (Digital Object 
Identifier - DOI) đối với tài nguyên số của Việt 
Nam”. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ. H: Cục 
Thông tin KH&CN quốc gia, 2019 (Bản bảo 
vệ cấp cơ sở).
14. EC. Directorate-General for Research 
&Innovation, 2016. Guidelines on Open Access 
to Scientific Publications and Research Data in 
Horizon 2020. https://ec.europa.eu/research/
participants/data/ref/h2020/grants_manual/h i/
oa_pilot/h2020-hi-oa-pilot-guide_en.pdf. Truy 
cập 23/11/2016
15. euroCRIS. https://www.eurocris.org/what eurocris
16. Gartner Glossary. https://www.gartner.com/en/
information-technology/glossary/digitalization
17. Gartner IT Glossary. https://www.gartner.
com/it-glossary/digital- transformation
18. Hồ Tú Bảo (2018). Thời chuyển đổi số, trí tuệ 
nhân tạo và khoa học dữ liệu. 
ac.jp/~bao/VNAlectures/DSlop1HoBao(M3).pdf
19. IFLA (2002). Guidelines for digitization projects 
for collections and holdings in the public domain, 
particularly those held by libraries and archives. 
March 2002.
20. Igniger Anna (2017). Difference between 
Digitization, Digitalization and Digital 
Transformation. https://www.coresystems.
net/blog/difference- between-digitization-
digitalization-and-digital-transformation#
21. i-SCOOP. Digital transformation. https://www.i-
scoop.eu/digital- transformation/
22. Luật Công nghệ Thông tin - Luật số 67/2006/
QH11 ngày 29/6/2006 https://thuvienphapluat.
vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Luat-cong- 
nghe-thong-tin-2006-67-2006-QH11-12987.
aspx
23. Luật Thư viện 2019 - Luật số 46/2019/QH14. 
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-
hanh-chinh/Luat-Thu-vien-2019-398157.aspx
24. National Academy of Sciences (US), National 
Academy of Engineering (US) and Institute 
of Medicine (US) Committee on Ensuring 
the Utility and Integrity of Research Data in 
a Digital Age (2009). Ensuring the Integrity, 
Accessibility, and Stewardship of Research 
Data in the Digital Age. Washington (DC): 
National Academies Press (US); 2009. https://
www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK215264/pdf/
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 31
Bookshelf_ NBK215264.pdf. Truy cập ngày 
23/11/2016
25. Nguyễn Hữu Hùng (2005). Vấn đề phát triển 
và chia sẻ nguồn tin số hóa tại Việt Nam. Thông 
tin KH&CN Quảng Bình, số 4, 2005.Tr.46-
49,51
26. Nguyễn Thị Kim Lân (2017). Quản lý dữ liệu 
nghiên cứu: Một cách tiếp cận quản trị dữ liệu 
cho các thư viện Việt Nam. Tạp chí Thư viện 
Việt Nam. - 2017. - Số 3. - Tr. 19-24,42. http://
nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/quan-ly-du-lieu-
nghien-cuu-mot-cach-tiep-can-quan-tri-du-lieu-
cho-cac-thu-vien-viet-nam.html
27. Nguyễn Tiến Đức. Bàn về tạo lập và chia sẻ 
nguồn tin số hóa đối với các cơ quan thông tin 
KH&CN địa phương. TC Thông tin và Tư 
liệu. số 1/2006. Tr.11-17.
28. Nguyễn Trọng Khánh (2016). Cơ sở dữ liệu 
quốc gia: Nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. 
Bài trình bày tại Hội thảo Xây dựng và phát triển 
CSDL quốc gia về KH&CN, đổi mới sáng 
tạo. Do Cục Thông tin KH&CN quốc gia tổ 
chức ngày 6 tháng 10 năm 2016, tại Hà Nội.
29. Open Researcher and Contributor ID. 
https://orcid.org/about
30. Phạm Văn Hùng (2015). Phát triển nguồn tin 
KH&CN trong giai đoạn mới: Thách thức, 
cơ hội và giải pháp. TC Thông tin và Tư liệu, số 
6/2015, tr.31-37.
31. Phan Huy Quế, et al. (2011). Báo cáo tổng 
quan về kết quả khảo sát một số nội dung hoạt 
động của cơ quan thông tin thư viện. Đề tài 
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển 
công tác thông tin, thư viện và thống kê KH&CN 
Việt Nam đến năm 2020”, Chủ nhiệm đề tài: ThS 
Phan Huy Quế.
32. Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phát triển 
nguồn tin KH&CN phục vụ NC&PT đến năm 
2025 và định hướng đến năm 2030 https://
luatvietnam.vn/khoa-hoc/quyet-dinh-1285-qd-
ttg-2018-de-an-phat-trien-nguon-tin-khoa-hoc-
va-cong- nghe-167560-d1.html
33. Quyết định số 3999/QĐ-BKHCN ban hành Kế 
hoạch của Bộ KH&CN triển khai Quyết định 
số 1285/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin KH&CN 
phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công 
nghệ đến năm 2025, định hướng 2030”.
34. Sun S. , Lannom L., Boesch B., 2003. 
Handles system overview. 
org/rfc/rfc3650.txt
35. The DOI system. https://www.doi.org/
36. Thông tư 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 
Quy định về thu thập, đăng ký, lưu giữ và công 
bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN. https://
thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-
tin/Thong-tu-14-2014-TT-BKHCN-thu-thap-
dang-ky-luu-giu-cong-bo-thong-tin-nhiem- vu-
khoa-hoc-cong-nghe-238285.aspx
37. Thư viện quốc gia Việt Nam. CSDL toàn văn 
luận án tiến sỹ.  truy cập 
tháng 12/2019.
38. Trần Minh, 2017. Báo cáo tổng quan về dữ liệu 
mở. Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung 
số Việt Nam.  
file=806
39. Trần Minh, Đỗ Công Anh, Tô Thị Thiên Ngân, 
Lương Thị Thu Hà, Chu Thị Thắm, Nguyễn 
Thị Yến và Đỗ Hoàng Anh Tuấn (2018). Nghiên 
cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để định hướng 
chính sách khuyến khích và thúc đẩy dữ liệu mở 
Việt Nam. Báo cáo đề tài cấp bộ, 2018. 204 tr.
40. VJOL (2019). 
index/index. truy cập 12/2019.
41. Wiki. Persistent Identifier. https://
en.wikipedia.org/wiki/Persistent_identifier
42. Wikipedia. Digital transformation. https://
en.wikipedia.org/wiki/Digital_transformation . 
Truy cập 22/7/2019.
43. МОДЕЛЬНЫЙ ЗАКОН О НАУЧНО-
ТЕХНИЧЕСКОЙ ИНФОРМАЦИИ. Принят 
на пятнадцатом пленарном заседании 
Межпарламентской Ассамблеи государств - 
участников СНГ (постановление № 15-10 от 
июня 2000 года). “сведения о документах и 
фактах, получаемых в ходе научной, научно- 
технической, инновационной и общественной 
деятельности”
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-11-2019; 
Ngày phản biện đánh giá: 4-12-2019; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-01-2020).
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI

File đính kèm:

  • pdfchuyen_doi_so_trong_phat_trien_tai_nguyen_thong_tin_khoa_hoc.pdf