Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu – Thực trạng và giải pháp

Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là vùng phát triển kinh tế nông

nghiệp trọng điểm của cả nước, với mức đóng góp khoảng 55% sản lượng lúa và 70% thủy sản,

đồng thời tham gia xuất khẩu 90% gạo và 60% thủy sản hàng năm. Tuy nhiên, nền kinh tế nông

nghiệp của ĐBSCL rất dễ bị tổn thương do phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và sản xuất

mang tính truyền thống. Thực tế đã cho thấy, sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ĐBSCL

thời gian qua phải đối mặt với những biến đổi sâu sắc trong cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên và xã

hội. Vấn đề nổi cộm được đặc biệt quan tâm là tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng

nghiêm trọng đang gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người

dân trong vùng. Bằng phương pháp phân tích tài liệu, khảo sát thực địa và thảo luận nhóm, bài viết

này thực hiện việc phân tích thực trạng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL thời

gian qua đã chịu tác động như thế nào bởi biến đổi khí hậu cũng như biến đổi khí hậu đã ảnh

hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất, đời sống xã hội và sinh thái môi trường. Trên cơ sở đó,

tác giả đề xuất hàm ý giải pháp phù hợp, khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng

trưởng kinh tế vùng theo hướng bền vững thông qua phát triển ba trụ cột là: hiệu quả kinh tế cao,

tốc độ tăng trưởng nhanh ổn định; ổn định chính trị, gia tăng phúc lợi xã hội; an toàn môi trường,

cân bằng hệ sinh thái.

pdf 12 trang kimcuc 6080
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu – Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu – Thực trạng và giải pháp

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu – Thực trạng và giải pháp
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
84 
Original Article 
Transformation of Mekong Delta Economic Growth Model 
Adaptation to Climate Change: The Situation and Solutions 
Nguyen Hong Gam* 
Can Tho Technical Economic College, 9 Cach Mang Thang Tam, Ninh Kieu, Can Tho, Vietnam 
Received 04 June 2019 
Revised 21 June 2019; Accepted 21 June 2019 
Abstract: The Mekong Delta is defined as the key agricultural economic development area of the 
whole country with a contribution to about 55% rice and 70% seafood production and participates 
in exporting 90% rice and 60% seafood annually. However, the Mekong Delta’s agricultural 
economy is very vulnerable due to a high reliance on traditional production and natural resources. 
In fact, the transformation of the economic growth model in Mekong Delta has been faced to 
profound changes in the natural and social ecosystems structure. The particular concerned issue is 
the climate change which takes place more and more seriously affecting deeply to the daily life 
and producing of people in the region. By the methods of document analysis, surveys and group 
discussion, this article analyzes the situation of transforming the economic growth model of 
Mekong Delta in the past, which has been affected by climate changes as well as how climate 
change has affected production outcomes, social life and environmental ecology. Based on that, 
the author proposes suitable and feasible solutions to promote the transformation of economic 
growth model sustainably through developing three pillars: highly economic efficiency and the 
stable growth rate; the political stability and increasing social welfare; environmental safety and 
ecological balance. 
Keywords: Economic transformation, growth model, sustainable development.* 
________ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: nhgam@ctec.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4180 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
 85 
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông Cửu 
Long thích ứng với biến đổi khí hậu – Thực trạng và giải pháp 
Nguyễn Hồng Gấm* 
Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Cần Thơ, Số 9 đường Cách Mạng Tháng Tám, 
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Việt Nam 
Nhận ngày 04 tháng 6 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 21 tháng 6 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 6 năm 2019 
Tóm tắt: Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) được xác định là vùng phát triển kinh tế nông 
nghiệp trọng điểm của cả nước, với mức đóng góp khoảng 55% sản lượng lúa và 70% thủy sản, 
đồng thời tham gia xuất khẩu 90% gạo và 60% thủy sản hàng năm. Tuy nhiên, nền kinh tế nông 
nghiệp của ĐBSCL rất dễ bị tổn thương do phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và sản xuất 
mang tính truyền thống. Thực tế đã cho thấy, sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ĐBSCL 
thời gian qua phải đối mặt với những biến đổi sâu sắc trong cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên và xã 
hội. Vấn đề nổi cộm được đặc biệt quan tâm là tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng 
nghiêm trọng đang gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người 
dân trong vùng. Bằng phương pháp phân tích tài liệu, khảo sát thực địa và thảo luận nhóm, bài viết 
này thực hiện việc phân tích thực trạng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL thời 
gian qua đã chịu tác động như thế nào bởi biến đổi khí hậu cũng như biến đổi khí hậu đã ảnh 
hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất, đời sống xã hội và sinh thái môi trường. Trên cơ sở đó, 
tác giả đề xuất hàm ý giải pháp phù hợp, khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng kinh tế vùng theo hướng bền vững thông qua phát triển ba trụ cột là: hiệu quả kinh tế cao, 
tốc độ tăng trưởng nhanh ổn định; ổn định chính trị, gia tăng phúc lợi xã hội; an toàn môi trường, 
cân bằng hệ sinh thái. 
Từ khóa: Chuyển đổi kinh tế; mô hình tăng trưởng; phát triển bền vững 
1. Đặt vấn đề 
1.1. Yêu cầu khách quan chuyển đổi mô hình 
tang trưởng kinh tế đồng ở bằng song Cửu Long 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
Địa chỉ email: nhgam@ctec.edu.vn 
https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4180 
Cũng như cả nước, mô hình tăng trưởng 
kinh tế (MHTTKT) ở đồng bằng sông Cửu 
Long (ĐBSCL) từ khi bắt đầu thực hiện đổi 
mới đến nay (1986 – 2018) là một cơ chế hỗn 
hợp giữa thị trường và Nhà nước trong huy 
động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Theo 
đó, các địa phương ĐBSCL đã đổi mới cách 
thức vận hành nền kinh tế từ mô hình nặng về 
tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình mới 
N.H. Gam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
86 
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng 
XHCN, đã đạt được nhiều thành tựu quan 
trọng. Động lực của tăng trưởng được tạo ra bởi 
các các yếu tố cấu thành cho phép khai thác tốt 
tiềm năng, lợi thế của vùng, góp phần từng 
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp 
lý, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa và hội nhập quốc tế. Đây là kết quả của 
việc lựa chọn mô hình TTKT phù hợp với bối 
cảnh kinh tế Việt Nam nói chung, tính đặc thù 
của ĐBSCL nói riêng. 
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ĐBSCL gần 
đây đã bộc lộ những dấu hiệu bất ổn; sản lượng 
thấp hơn tiềm năng, tính ổn định chưa cao trước 
những biến động kinh tế cả trong và ngoài 
nước. Tăng trưởng kinh tế dựa quá nhiều vào 
đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, 
chưa quan tâm đúng mức đến các động lực khác 
của nền kinh tế, như khoa học - công nghệ, nhu 
cầu của thị trường. Đặc biệt, một số địa phương 
còn dựa quá nhiều vào cơ cấu thiên lệch về 
nguồn lực cho công nghiệp, dịch vụ chung 
chung, chưa chú trọng đầu tư thích đáng cho 
nông nghiệp, nông thôn, là lợi thế đặc trưng của 
vùng. Thực tế thời gian qua cho thấy, chuyển 
đổi MHTTKT ở ĐBSCL, bên cạnh việc đem lại 
lợi ích kinh tế, nó còn làm nảy sinh không ít 
vấn đề xã hội như thất nghiệp, phân hóa giàu 
nghèo, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiểm môi 
trường, mất cân bằng hệ sinh thái. Từ đó, việc 
chuyển đổi MHTTKT của các địa phương trong 
vùng như thế nào cho phù hợp với nền kinh tế 
đặc thù của vùng; thích ứng với biến đổi khí 
hậu để phát triển bền vững, đảm bảo sao cho cái 
giá đánh đổi cho tăng trưởng là 
thấp nhất. 
1.2. Đặc điểm mô hình tăng trưởng kinh tế 
MHTTKT có thể hiểu là cách thức tổ chức 
huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo 
sự tăng trưởng kinh tế qua các năm với tốc độ 
hợp lý. Theo quan điểm của Karl Marx trình 
bày trong Bộ Tư bản (1867), có thể thấy 
MHTTKT bao gồm các yếu tố tác động đến quá 
trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn và 
tiến bộ kỹ thuật, trong đó yếu tố giữ vai trò 
quyết định là lao động và tiến bộ của khoa học 
kỹ thuật. Các nhà kinh tế học sau này đã nghiên 
cứu và cho rằng, động lực của tăng trưởng kinh 
tế được tổng hợp bởi bốn nhân tố là: nguồn 
nhân lực, nguồn tài nguyên, nguồn vốn và công 
nghệ. Từ đó có thể hiểu, tăng trưởng kinh tế là 
kết quả hoạt động của MHTTKT, thường được 
biểu hiện qua sự gia tăng về thu nhập hay giá trị 
sản lượng của một quốc gia, một vùng hay một 
ngành trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, 
MHTTKT có thể xét ở hai phương diện, yếu tố 
đầu vào và yếu tố đầu ra. 
Xét theo các yếu tố đầu vào 
Tăng trưởng kinh tế dựa vào 3 yếu tố: lượng 
vốn đầu tư, lực lượng lao động và năng suất 
nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity) 
TFP. Trong đó, TFP là chỉ tiêu phản ánh sự tiến 
bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mà qua 
đó chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao 
động và vốn được phát huy. Cùng một lượng 
đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn 
nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, 
vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. 
Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến 
bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương 
thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay 
nghề của người lao động. Theo kết quả nghiên 
cứu của Tổ chức Năng suất Châu Á – APO, 
nguồn đóng góp cho TFP chủ yếu dựa vào 5 
yếu tố chính là: (1) Chất lượng lao động; (2) 
Nhu cầu hàng hóa, dịch vụ; (3) Cơ cấu vốn; (4) 
Cơ cấu kinh tế và (5) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 
(Hình 1). Trong đó, yếu tố cơ cấu vốn, ứng 
dụng tiến bộ kỹ thuật và chất lượng lao động 
được xác định thuộc về liñh vưc̣ khoa học và 
công nghệ [1]. 
Xét theo các yếu tố đầu ra 
Theo GS Chu Văn Cấp [2], xét theo kết quả 
đầu ra thì tăng trưởng kinh tế được xem xét ở 
hai mặt là lượng và chất. Tăng trưởng kinh tế 
về mặt lượng được đánh giá chủ yếu thông qua 
các chỉ tiêu giá trị theo hệ thống tài khoản quốc 
gia như: Giá trị sản xuất, tổng sản phẩm quốc 
nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), 
tổng thu nhập quốc dân (NI), trong đó GDP là 
N.H. Gam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
87 
chỉ tiêu quan trọng nhất và được sử dụng phổ 
biến nhất. Còn tăng trưởng kinh tế về mặt chất 
được biểu hiện ở sự phát triển bền vững của nền 
kinh tế với các tín hiệu như: tốc độ tăng trưởng 
cao và được duy trì trong một thời gian dài; 
năng suất lao động cao, hiệu quả sử dụng vốn 
cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế cao; cơ cấu 
kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hiện 
đại và tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc giải 
quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ, công 
bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 
2. Thực trạng chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng kinh tế ĐBSCL thời gian qua 
2.1. Tổng quan ĐBSCL 
ĐBSCL là phần lãnh thổ cực nam của Việt 
Nam và nằm ở phần cuối châu thổ sông 
Mekong (sông có độ dài 4.200 km, chảy qua 6 
nước là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, 
Campuchia và Việt Nam) bao gồm 13 tỉnh 
thành phố trực thuộc Trung ương với diện tích 
tự nhiên khoảng 40.816 ha. Theo số liệu thống 
kê năm 2016, dân số của ĐBSCL khoảng 
17,661 triệu người (chiếm 12,32% diện tích tự 
nhiên và 21% dân số cả nước)[3]. ĐBSCL có vị 
trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã 
hội; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất 
của Việt Nam với các mặt hàng chủ lực là gạo, 
trái cây, thủy sản và được Đại hội Đảng toàn 
quốc lần thứ IX xác định là vùng trọng điểm 
phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước. 
Hàng năm, ĐBSCL đóng góp khoảng 18% 
GDP, 55% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi 
trồng thủy sản và 70% các loại trái cây cho cả 
nước [4]; đồng thời, đóng góp cho cả nước hơn 
90% lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản xuất 
khẩu, góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, 
thương mại với khu vực và thế giới . 
Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đang đứng 
trước khó khăn đặc biệt do biến đổi khí hậu và 
nước biển dâng. Theo kịch bản quốc gia về biến 
đổi khí hậu năm 2016 của Bộ TN&MT [5], đối 
với kịch bản trung bình, đến năm 2100, khu vực 
ĐBSCL nhiệt độ trung bình có thể tăng 1,7 - 
1,90C, mưa có thể tăng 5 - 15% và nước biển 
dâng từ 32 - 78 cm. Còn với kịch bản biến đổi 
khí hậu cao thì đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ 
trung bình của ĐBSCL có thể tăng từ 3,00C - 
3,50C, mưa có thể tăng trên 20% và nước biển 
dâng từ 48 - 106 cm. 
Hình 1. Mô hình năng suất nhân tố tổng hợp 
Nguồn: Viện năng suất Việt Nam – VNPI (2014)[1]
TFP 
Total Factor Productivity 
Chất lượng lao 
động 
Thiết bị, công 
nghệ 
Áp dụng tiến bộ kỹ 
thuật, quản lý 
Tái cơ cấu 
nền kinh tế 
Tăng nhu cầu 
- Nâng cao 
kiến thức, kỹ 
năng cho 
người lao 
động; 
- Phát triển lực 
lượng lao 
động chất 
lượng cao 
- Sử dụng 
công nghệ, 
thiết bị tiên 
tiến; 
- Tự động 
hóa, robot 
- Công nghệ 
thông tin 
- Áp dụng phương 
pháp quản lý tiên tiến; 
- Cải tiến quy trình; 
- Nghiên cứu phát 
triển 
- Đổi mới sáng tạo 
Chuyển dịch 
nguồn lực từ 
khu vực có 
năng suất thấp 
sang khu vực 
có năng suất 
cao hơn 
Phát triển thị 
trường để tang 
hiệu suất sử 
dụng nguồn 
vốn và lao 
động 
N.H. Gam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
88 
Trong khi đó, các quốc gia ở thượng nguồn 
Mekong gia tăng các hoạt động thủy điện và 
thủy lợi phục vụ nông nghiệp, gây ra hệ lụy tiêu 
cực đối với ĐBSCL. GS.TS Trần Thục (Phó 
Chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi 
khí hậu) cho biết:"ĐBSCL đang đối mặt với 
nhiều thách thức và tác động kép do khí hậu 
cực đoan, khai thác và sử dụng nước ở thượng 
nguồn sông Mê Kông... Nguồn lợi thủy sản và 
nguồn nước ngọt có xu hướng giảm; nhiều tai 
biến liên quan và thách thức từ biển đổi với 
ĐBSCL có xu hướng tăng. Các kết quả 
nghiên cứu đã chỉ ra ĐBSCL sẽ bị tổn thương 
mạnh nếu các ngành chức năng chậm triển khai 
các giải pháp giúp đỡ". Như vậy, để tăng 
trưởng một cách bền vững, các địa phương 
ĐBSCL nhất thiết phải sử dụng hợp lý và hiệu 
quả tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, con 
người) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, 
bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái [6]. 
2.2. Tăng trưởng kinh tế ĐBSCL thời gian qua 
2.2.1. Xét theo đầu vào 
- Về vốn: Thực tế thời gian qua cho thấy, 
vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển 
kinh tế Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng. 
Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế liên 
tục tăng qua các năm, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư 
so với GDP. Tính đến năm 2017, toàn vùng thu 
hút được 1.426 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 
hơn 20 tỷ USD, chiếm 5,75% về dự án và 
6,28% về vốn của cả nước. Trong đó, tỉnh Long 
An dẫn đầu với 962 dự án với vốn đầu tư 6,97 
tỷ USD, chiếm 67,64% dự án và 34,7% vốn đầu 
tư của toàn vùng. Chỉ tính riêng năm 2017, 
ĐBSCL có 139 dự án với 2,72 tỷ USD vốn 
đăng ký đầu tư mới, chiếm 5,07% dự án và 
7,33% vốn đăng ký mới của cả nước. Số liệu 
thống kê từ 2005 đến 2016 cho thấy, tỷ lệ vốn 
đầu tư so với GDP tăng dần trong giai đoạn 
2005 – 2007, với mốc cao nhất vào năm 2007 là 
46.5% và sau đó giảm dần đến năm 2016 chỉ 
còn lại 33%. Hệ số ICOR trong giai đoạn này 
cũng tăng dần và đạt mốc cao nhất là 7,35 vào 
năm 2009, sau đó dao động theo chiều hướng 
giảm đến năm 2016 còn ở mức 6,42. Nghĩa là, 
ĐBSCL đang phải bỏ ra 6,42 đồng đầu tư để 
thu được 1 đồng GDP. 
- Về lao động: Một trong những lợi thế của 
ĐBSCL là có nguồn lao động dồi dào và chi phí 
thấp, là nguồn đóng góp quan trọng trong việc 
thúc đẩy kinh tế vùng phát triển thời gian qua. 
Theo số liệu thống kê các địa phương trong 
vùng cho thấy, nếu năm 2000 cả vùng chỉ có 
khoảng 6,33 triệu lao động thì đến năm 2010 
con số này là 10,13 (tăng 1,6 lần sau 10 năm) 
và năm 2016 có 10,52 triệu lao động, chiếm 
19,32% lực lượng lao động cả nước. Trong đó, 
lao động đã qua đào tạo năm 2016 là 12%, tăng 
53,85% so với năm 2008. Sự đóng góp của yếu 
tố lao động trong giai đoạn này vào tăng trưởng 
GDP chung của cả vùng bình quân chiếm 
khoảng 21,15%. Điều này phần nào phản ánh 
được tầm quan trọng của lao động trong việc phát 
triển kinh tế của ĐBSCL giai đoạn vừa qua. 
Theo phân tích của Viện nghiên cứu kinh tế 
phát triển (trường Đại học Kinh tế Tp.HCM), 
yếu tố năng suất tổng hợp của Việt Nam (trong 
đó có ĐBSCL) chiếm khá thấp, ước tính chỉ 
khoảng 22%. Trong khi đó, yếu tố này của Hàn 
Quốc là 51,32%, Malaysia là 36,18%, Thái Lan 
là 36,14% [7]. Theo tính toán của Tổng cục 
Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam 
năm 2016 chỉ bẳng 7% Singapore, 17,6% của 
Malaysia và 36,5% c ... o khai thác tài nguyên, vốn đầu tư và 
lao động rẻ trong vùng. Tăng trưởng kinh tế 
trong những năm qua vẫn chủ yếu theo bề rộng, 
chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu, chất 
lượng tăng trưởng thấp, năng lực cạnh tranh của 
vùng, tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp 
kém. Các ngành tăng trưởng thuần túy dựa vào 
khai thác, sử dụng tài nguyên như nông, lâm, 
thủy sản, luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong 
GDP của ĐBSCL. 
Hai là, hiệu quả và chất lượng đầu tư thấp: 
Đầu tư thu hút vào ĐBSCL còn thấp (chỉ 5-6% 
cả nước) nhưng lại dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa 
hợp lý, nên hiệu quả sử dụng các nguồn vốn 
đầu tư thấp. Chỉ số ICOR có xu hướng tăng cao 
trong thời kỳ 2005-2016. Số liệu thống kê qua 
các năm gần đây cho thấy, ICOR năm 2005 của 
vùng là 4,01, năm 2010 là 6,38 và năm 2016 là 
6,42 (như trong Bảng 1). Chỉ số ICOR cao đồng 
nghĩa với hiệu quả đầu tư thấp và sụt giảm, 
năng lực cạnh tranh giảm. 
N.H. Gam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
92 
Ba là, năng suất lao động thấp: ĐBSCL có 
thế mạnh về nông nghiệp và công nghiệp chế 
biến, nhưng năng suất lao động của 2 lĩnh vực 
này lại thấp hơn so với các lĩnh vực khác và 
trung bình chung của cả nước. Nếu như thời kỳ 
2005 – 2010, năng suất lao động xã hội nước ta 
tăng từ 21,4% lên 44% (bình quân tăng thêm 
4,52%/năm) thì lĩnh vực nông – lâm – thủy sản 
(NLT) tăng từ 7,5% lên 16,3% (bình quân tăng 
thêm 1,76%/năm); công nghiệp chế biến 
(CNCB) từ 34,2% (cao hơn cả nước) lên 42% 
(thấp hơn cả nước); đến năm 2011, cả nước là 
55,2% (tăng thêm 11,2%) trong khi đó NLT chỉ 
đạt 22,3% và CNCB 53,2%. Sau 5 năm tăng 
đầu tư và chuyển đổi, tốc độ tăng trong các lĩnh 
vực này cũng không được cải thiện mấy, cụ thể 
năm 2016 NLT đạt 32,9% (bình quân mỗi năm 
tăng hơn 2%) và CNCB 72,4% (bình quân mỗi 
năm tăng 3,84%); con số này của cả nước là 
84,5% (bình quân mỗi năm tăng hơn 5,86%). 
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố 
thì năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 
Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và 
chỉ bằng 1/5 so với Malaysia, 2/5 so với Thái 
Lan. 
Bốn là, tăng trưởng kinh tế ĐBSCL chủ yếu 
dựa vào cái mình có chứ chưa thực sự dựa vào 
cái mà thị trường cần. Do điều kiện khí hậu, 
thủy văn, thổ nhưỡng, tập quan canh tác mang 
tính truyền thống của nông dân nên mô hình 
phát triển kinh tế ĐBSCL thường được xác định 
là cây lúa nước, cây ăn trái, nuôi trồng thủy hải 
sản...Tuy nhiên, do không căn cứ vào thị trường 
đầu ra, đặc biệt là thị trường quốc tế nên sản 
phẩm ĐBSCL thường xuyên gặp cảnh thừa 
hàng, dội chợ, sản phẩm làm ra phải bán rẻ, 
thậm chí phải bỏ điảnh hưởng nghiêm trọng 
đến sản xuất và đời sống xã hội trong vùng. 
Năm là, những nền tảng cơ bản của tăng 
trưởng TFP còn nhiều bất cập, năng lực cạnh 
tranh chậm được cải thiện; tăng trưởng với tiến 
bộ, công bằng xã hội chưa được gắn kết chặt 
chẽ. Các yếu tố đóng góp vào việc gia tăng chất 
lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh 
tranh của nền kinh tế còn thiếu và yếu. Tăng 
trưởng kinh tế cao nhưng chưa bền vững; tăng 
trưởng chưa gắn chặt với giảm nghèo, ngược lại 
làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc như: 
việc làm cho người lao động, phân hóa giàu 
nghèo gia tăng, sự chênh lệch về trình độ phát 
triển, về thu nhập... ngày càng lớn, môi trường 
bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, tệ nạn xã 
hội vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia 
tang. 
3. Hàm ý giải pháp chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng kinh tế ĐBSCL theo hướng thích ứng 
biến đổi khí hậu 
Quan điểm chủ đạo của chuyển đổi 
MHTTKT của ĐBSCL là phải bảo đảm cơ cấu 
kinh tế vùng sao cho tăng trưởng một cách hài 
hòa giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển 
theo chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa nâng 
cao chất lượng và hiệu quả; đảm bảo thích ứng 
với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Với 
quan điểm như vậy, tác giả đề xuất 4 nhóm giải 
pháp chủ yếu như sau: 
3.1. Nâng cao tỷ trọng đóng góp của nhóm 
năng suất tổng hợp TFP vào GDP 
Theo chiến lược phát triển kinh tế của 
Chính phủ, mục tiêu tỷ trọng của nhân tố TFP 
phải đạt 35% GDP vào năm 2020. Muốn vậy, 
các địa phương cần phải: 
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Nâng cao 
hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc đầu tư tập 
trung, dựa trên sản phẩm chủ lực của địa 
phương và vùng; đầu tư theo chuỗi cung ứng 
sản phẩm để bảo đảm tính cân đối, hài hòa giữa 
đầu vào và đầu ra; cần ưu tiên đầu tư vào những 
dự án có sử dụng công nghệ cao, thân thiện với 
môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó 
tránh được tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng 
phí, giảm sút hiệu quả. Phấn đấu hạ thấp Hệ số 
ICOR xuống ngang bằng với trung bình chung 
của cả nước. 
- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: 
Trước hết, cần nâng cao trình độ chuyên môn, 
tay nghề cho người lao động thông qua nâng 
cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề; phải đào 
tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; 
phát triển kỹ năng kỹ thuật qua sự liên kết giữa 
N.H. Gam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
93 
người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo 
nghề. Đồng thời, các địa phương cần phải có 
những chính sách phù hợp để chuyển dịch cơ 
cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành 
công nghiệp, dịch vụ một cách phù hợp. 
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ của khoa 
học công nghệ vào sản xuất: Trước mắt, cần 
đẩy nhanh hơn nữa khâu cơ giới hóa trong sản 
xuất nông nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi mô 
hình chọn tạo và nhân giống cây, con mới có 
năng suất và chất lượng cao, thích nghi thích 
ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức sản xuất nông 
sản hàng hóa tập trung quy mô lớn theo công 
nghệ cao, công nghệ sinh học. Khuyến khích 
đổi mới công nghệ chế biến sản phẩm tinh, đạt 
tiêu chuẩn quốc tế bằng công nghệ hiện đại, đủ 
sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. 
3.2. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế 
dựa trên chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vùng 
ĐBSCL hiện có nhiều lợi thế nổi trội có thể 
khai thác mà không cần đến nhiều vốn đầu tư 
cải tạo. Đó là tập trung phát triển nông nghiệp-
thủy sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch 
thuận theo tự nhiên. Cụ thể: 
- Cần đầu tư xây dựng vùng sản xuất tập 
trung, chuyên canh các sản phẩm chủ lực của 
vùng là lúa gạo, thủy sản, trái cây tại các địa 
phương không chịu ảnh hưởng bởi nước biển 
dâng, ngập mặn như vùng tứ giác Long Xuyên, 
vùng Đồng Tháp Mười, Hậu Giang. Đồng thời, 
phát triển tương ứng ngành công nghiệp chế 
biến gắn với lúa gạo - thủy sản và trái cây, tạo 
thành chuỗi giá trị của vùng đáp ứng nhu cầu 
thị trường trong và ngoài nước. 
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển là một 
hướng đột phá chiến lược. Với 750 km bờ biển, 
chiếm 23% chiều dài bờ biển của cả nước, với 
diện tích 360.000 km2 vùng biển và vùng đặc 
quyền kinh tế. Đây là lợi thế và tiềm năng rất 
lớn của 7/13 địa phương tiếp giáp với biển là 
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc 
Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Cần quy hoạch và 
có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển các ngành 
đánh bắt, nuôi trồng hải sản nước mặn và lợ, lâm 
nghiệp, du lịch biển đảo một cách tương xứng. 
- Đổi mới mô hình tổ chức không gian du 
lịch dựa trên đặc điểm tự nhiên, sinh thái của 
vùng theo hướng lựa chọn những sản phẩm 
mang lại hiệu quả kinh tế cao (nằm trong chuỗi 
giá trị) và định hướng theo nhu cầu thị trường; 
phát triển các loại hình du lịch miệt vườn, du 
lịch sông nước, du lịch sinh thái gắn với các 
khu bảo tồn thiên nhiên. 
3.3. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế 
dựa trên liên kết vùng và chuỗi giá trị 
- Liên kết vùng là một xu hướng tất yếu để 
phát triển sản xuất ở ĐBSCL mà qua đó khắc 
phục được tình trạng “mạnh ai nấy làm”, phân 
tán, manh mún, nhỏ lẻ. Liên kết giữa các địa 
phương trong vùng phải dựa trên đặc trưng sinh 
thái, tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, 
hạ tầng và phát huy ưu thế của các địa phương 
để bổ sung cho nhau, trên nguyên tắc “đôi bên 
cùng có lợi”, cùng phát triển, lấy mục tiêu phát 
triển kinh tế xã hội và cạnh tranh quốc tế để liên 
kết. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện liên kết 
giữa vùng ĐBSCL với các vùng khác trong cả 
nước dựa trên ưu thế tự nhiên tạo ra sản phẩm 
của vùng có chất lượng cao và giá cả cạnh 
tranh, tùy theo từng vùng để xác lập mô hình 
liên kết phù hợp và đảm bảo tính hiệu quả kinh 
tế cao. 
- Liên kết chuỗi giá trị trong nông nghiệp 
giúp tiêu thụ tốt các sản phẩm chủ lực là lúa 
gạo, thủy sản, trái cây của từng địa phương và 
của cả vùng ĐBSCL. Cần rà soát, điều chỉnh 
quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp chế 
biến vùng ĐBSCL, có sự phân công vai trò, 
nhiệm vụ giữa các địa phương để đảm bảo hài 
hòa với sự phát triển nông nghiệp, thủy sản của 
vùng. Đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi cơ cấu 
nông nghiệp để ĐBSCL cơ bản có nền nông 
nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, có sức 
cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững gắn với 
công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đẩy mạnh liên 
kết giữa sản xuất nguyên liệu (nông dân) với 
chế biến (doanh nghiệp chế biến) và hệ thống 
phân phối (doanh nghiệp thương mại) trên cơ 
sở nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Qua đó, ổn 
định được những vùng nguyên liệu, ứng dụng 
tốt khoa học công nghệ mới, kiểm soát tốt được 
N.H. Gam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
94 
số lượng lẫn chất lượng và mang lại sự phát 
triển bền vững cho nông sản ĐBSCL. 
3.4. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế 
gắn với an sinh xã hội và môi trường - sinh thái 
Một là, về an sinh xã hội, trước hết cần phải 
giải quyết tốt việc làm cho người dân, giảm dần 
tỷ lệ thất nghiệp, tăng cường dịch vụ giáo dục – 
đào tạo, chăm sóc sức khỏe thông qua việc phát 
triển mạnh thành phần kinh tế tư nhân, xã hội 
hóa, khôi phục các làng nghề truyền thống ở 
nông thôn, phát triển các ngành dịch vụ để thu 
hút lao động tại địa phương. 
Hai là, về môi trường – sinh thái, lựa chọn 
ngành nghề phù hợp, ưu tiên phát triển công 
nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến 
hệ sinh thái tự nhiên, cần chú trọng đối với 
những dự án xanh, thân thiện với môi trường. 
Nhà nước cần ban hành những quy định đến 
việc tăng chi phí để ngăn ngừa và xử lý môi 
trường, nghiêm cấm việc sử dụng các công 
nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài 
ra, cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông 
nghiệp một cách phù hợp trước biến đổi khí 
hậu. Có 2 hướng chủ yếu có thể lựa chọn trong 
thực tế là: 
- Hướng thụ động, thuận theo tự nhiên: Các 
tỉnh ven biển cần chuyển đổi đất trồng lúa sang 
trồng cây lâu năm (như dừa), rừng ngập mặn 
hoặc nuôi tôm kết hợp với rừng và du lịch sinh 
thái biể; Nghiên cứu tiến hành lựa chọn và lai 
tạo các giống cây trồng, vật nuôi có thể tồn tại 
và phát triển trong môi trường khô hạn, nước 
mặn và nước lợ, sóng thần. Điều chỉnh cơ cấu 
cây trồng, vật nuôi theo hướng sử dụng tiết 
kiệm nước; điều chỉnh mùa vụ cho phù hợp với 
điều kiện mưa lũ, hạn hán kéo dài như chuyển 
đất lúa sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, 
cây công nghiệp ngắn ngày hoặc nuôi cá tự 
nhiên. Hướng chuyển đổi này giúp tiết kiệm 
vốn đầu tư cho cải tạo điều kiện sản xuất. 
- Hướng chủ động, can thiệp tự nhiên: Cần 
đầu tư xây dựng và liên kết hệ thống đê biển 
dọc theo biển Đông và biển Tây để ngăn mặn, 
ứng phó với mực nước biển dâng cao; phát triển 
rừng phòng hộ ven biển để nhăn bảo, sóng thần; 
xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ 
nước ngọt cho toàn vùng như xây dựng các hệ 
thống đê sông, đê bao cồn, bãi; xây dựng hệ 
thống cống đầu kênh, nạo vét các sông, kênh và 
rạch nhằm vừa ngăn lũ vừa dự giữ nước ngọt 
cho vùng trồng lúa, màu, vườn cây ăn trái, ao 
cá. Đồng thời, có thể kết hợp tạo ra cảnh quan 
để phát triển du lịch và phục vụ hoạt động vận 
chuyển hành khách và hàng hóa nội vùng. 
4. Kết luận 
Nhìn chung, MHTTKT ở GĐBSCL thời 
gian qua phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa 
vào khai thác tài nguyên, vốn và lao động, đã 
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, 
kết quả phát triển kinh tế-xã hội của ĐBSCL 
chưa thật sự bền vững, chất lượng, hiệu quả, 
sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với 
tiềm năng, lợi thế có tính đặc thù của vùng. Sản 
xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, rủi ro cao, 
chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và 
nước biển dâng, chất lượng nguồn nhân lực 
thấp, hiệu quả đầu tư thấp, liên kết vùng và liên 
kết chuỗi giá trị còn chưa chặt chẽ. Với những 
hạn chế như vậy, việc nhanh chóng chuyển đổi 
MHTTKT của ĐBSCL từ chiều rộng sang kết 
hợp giữa chiều rộng và chiều sâu để sau năm 
2020 tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu để 
từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả và 
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là yêu cầu 
hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Và, 
trong chuyển đổi MHTTKT ở ĐBSCL phải gắn 
với tái cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu nội bộ 
ngành nông nghiệp của vùng cũng như phải tiến 
hành đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng 
suất tổng hợp, giải quyết các vấn đề về xã hội, 
môi trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, ổn 
định và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Lê Duy, Năng suất yếu tố tổng hợp 
(TFP), Viện năng suất Việt Nam – VNPI, 2017. 
(Truy cập nhật 03/10/2018). 
N.H. Gam / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 84-95 
95 
[2] Chu Văn Cấp, Đổi mới MHTTKT Việt Nam theo 
tinh thần Đại hội XI của Đảng, Báo điện tử Đảng 
CSVN, 2016. 
[3] Tổng cục Thống kê, Diện tích, dân số và mật độ 
dân số phân theo địa phương 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714, 
2018. (Truy cập ngày 15/10/2018). 
[4] Tổng cục Thống kê. Diện tích và sản lượng lúa và 
thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương. 
https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217, 
2018 (Truy cập ngày 15/10/2018). 
[5] Bộ TN&MT, Báo cáo tóm tắt Kịch bản biến đổi 
khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội, 
2016. 
Tkichban_2016.pdf (Truy cập ngày 15/10/2018) 
[6] Việt Hùng, GS.TS. Trần Thục: Đồng bằng sông 
Cửu Long đang đối mặt với những thách thức lớn, 
Tài nguyên và Môi trường, 2017. 
cuu-long-dang-doi-mat-voi-nhung-thach-thuc-lon 
(Truy cập ngày 04/10/2018) 
[7] Nguyễn Thị Minh Châu, Đổi mới mô hình tăng 
trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2014–2020, 
Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, 2018. 
https://gec.edu.vn/tong-hop/doi-moi-mo-hinh-
tang-truong-kinh-te-tai-viet-nam-2014-2020.html 
(Truy cập ngày 15/9/2018). 
[8] Tổng cục Thống kê, Báo cáo “Năng suất lao động 
của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (Báo cáo 
bổ sung và cập nhật số liệu tháng 3/2016), 2016. 
https://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.
aspx?DocID=19551 (Truy cập ngày 20/10/2018). 
[9] Tổng cục Thống kê, Vốn đầu tư phát triển toàn xã 
hội thực hiện so với tổng sản phẩm trong nước và 
Hệ số ICOR 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=716, 
2018 (Truy cập ngày 20/10/2018). 
[10] VCCI-USAID-PCI, Chỉ số năng lực cạnh tranh 
cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, 2017. 
(Truy cập ngày 21/9/2018). 
[11] Phạm Mỹ Duyên, Giảm nghèo bền vững vùng 
đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản, 2014. 
y.aspx?distribution=29259&print=true (Truy cập 
ngày 19/9/2018). 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_doi_mo_hinh_tang_truong_kinh_te_dong_bang_song_cuu_lo.pdf