Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tác động của xu thế công nghiệp hóa và Hậu hiện đại hóa

 Nghiên cứu về giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặt vào trong một bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn phản ánh quá trình biến đổi của xã hội từ tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ mở cửa về một phía các nước xã hội chủ nghĩa sang đa phương hóa, đa dạng hóa cá mối quan hệ quốc tế. Ở đây, chúng tôi chỉ nhấn mạnh tới một số nội dung liên quan đến tác động của xu thế hiện đại hóa, của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới định hướng xã hội hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam hiện nay.

 Nhìn một cách khái quát, Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán, nhỏ lẻ dựa trên lao động phổ thông và lao động thủ công là chính sang phát triển nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, dịch vụ tiên tiến, dựa trên nguồn nhân lực được đào tạo và trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Tuy nhiên quá trình Hiện đại hóa này diễn ra trong cùng một lúc với quá trình Hậu hiện đại do tác động của quá trình hội nhập quốc tế đưa lại. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra trước hết ở lĩnh vực kinh tế đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam không chỉ chú ý đến tăng trưởng mà còn phải đảm bảo sự phát triển bền vững và bao trùm, tương thích với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thế giới thông qua hàng loạt cá tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, về kỹ thuật công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý sản xuất, phân phối, tiêu dùng v.v Những giá trị về sự thành đạt, an sinh xã hội, tự do, dân chủ, hạnh phúc không phải chờ chuyển sang mô hình Hậu hiện đại mới xuất hiện mà ngày nay, nó trở thành nhu cầu tất yếu của người dân Việt Nam.

 Xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở đây cần được xác định như một hệ giá trị đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của xã hội Việt Nam trong một bước chuyển "kép", vừa đạt được các giá trị của xã hội Hiện đại hóa, vừa bước vào giá trị của xã hội Hậu hiện đại với những bản sắc riêng biệt của dân tộc.

 

docx 5 trang kimcuc 8120
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
Giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
	Giảng viên: Mai Văn Thao
1. Một số nhân tố bên ngoài tác động đến việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam
1.1. Tác động của xu thế công nghiệp hóa và Hậu hiện đại hóa
	Nghiên cứu về giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặt vào trong một bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn phản ánh quá trình biến đổi của xã hội từ tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ mở cửa về một phía các nước xã hội chủ nghĩa sang đa phương hóa, đa dạng hóa cá mối quan hệ quốc tế. Ở đây, chúng tôi chỉ nhấn mạnh tới một số nội dung liên quan đến tác động của xu thế hiện đại hóa, của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới định hướng xã hội hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam hiện nay.
	Nhìn một cách khái quát, Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán, nhỏ lẻ dựa trên lao động phổ thông và lao động thủ công là chính sang phát triển nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, dịch vụ tiên tiến, dựa trên nguồn nhân lực được đào tạo và trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Tuy nhiên quá trình Hiện đại hóa này diễn ra trong cùng một lúc với quá trình Hậu hiện đại do tác động của quá trình hội nhập quốc tế đưa lại. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra trước hết ở lĩnh vực kinh tế đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam không chỉ chú ý đến tăng trưởng mà còn phải đảm bảo sự phát triển bền vững và bao trùm, tương thích với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thế giới thông qua hàng loạt cá tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, về kỹ thuật công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý sản xuất, phân phối, tiêu dùng v.v Những giá trị về sự thành đạt, an sinh xã hội, tự do, dân chủ, hạnh phúc không phải chờ chuyển sang mô hình Hậu hiện đại mới xuất hiện mà ngày nay, nó trở thành nhu cầu tất yếu của người dân Việt Nam.
	Xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở đây cần được xác định như một hệ giá trị đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của xã hội Việt Nam trong một bước chuyển "kép", vừa đạt được các giá trị của xã hội Hiện đại hóa, vừa bước vào giá trị của xã hội Hậu hiện đại với những bản sắc riêng biệt của dân tộc.
1.2. Tác động của toàn cầu hóa
	Trong công trình "Thế giới phẳng", thomas L. Friedman đã đưa ra nhận xét khái quát về quá trình toàn cầu hóa các giai đoạn khác nhau từ 1.0 đến 2.0 và 3.0. Kỷ nguyên thứ nhất kéo dài từ năm 1492. Khi Columbus giương buồm, mở ra sự giao thương giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới - cho đến khoảng năm 1800. Toàn cầu hóa thời kỳ (1.0) đã làm thế giới co lại từ kích thước lớn thành kích thước trung bình. "Tác nhân then chốt của sự thay đổi, động lực thúc đẩy quá trình hội nhập toàn cầu là việc quốc gia của bạn sở hữu sức mạnh cơ bắp như thế nào - bao nhiêu sức cơ bắp, bao nhiêu sức ngựa, sức gió hay sức hơi nước và bạn sử dụng sức mạnh trên như thế nào". Kỷ nguyên thứ hai, Toàn cầu hóa 2.0, kéo dài từ 1800 đến năm 2000. Thời kỳ này làm cho thế giới co lại từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ. Trong toàn cầu hóa 2.0, tác nhân then chốt của sự thay đổi, động lực thúc đẩy hội nhập toàn cầu là cá công ty đa quốc gia. Kỷ nguyên Toàn cầu hóa 3.0 diễn ra từ khoảng năm 2000 trở lại đây. Toàn cầu hóa làm cho thế giới co lại từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng sân chơi toàn cầu. Trong khi động lực của Toàn cầu hóa 1.0 là các quốc gia, của Toàn cầu hóa 2.0 là các công ty thì động lực của Toàn cầu hóa 3.0 có tính độc nhất: đó là động lực mới cho phép các cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. "Hiện tượng các cá nhân và nhóm nhỏ được tạo điều kiện, được tạo quyền và vươn ra toàn cầu một cách dễ dàng và suôn sẻ là hệ thống thế giới phẳng" .
1.3. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
	Và gần đây, những cuộc hội thảo, những nghiên cứu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế, các nhà quản lý xã hội và văn hóa. Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện "Không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiến triển theo hàm số mũ chứ không phải theo tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Sự thay đổi cả về chiều rộng và chiều sâu này báo trước sự chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất quản lý và quản trị. Đồng thời nó đặt ra cho con người những cơ hội và những thách thức mới trong bối cảnh sôi động của cuộc cách mạng công nghiệp này. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, vật liệu v.v Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet Of Things (IOT) và dữ liệu lớn (Big data). Lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano.
	 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ tạo ra thời cơ và thách thức với quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến quá trình xây dựng và phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong bói cảnh hội nhập quốc tế . Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật số đã nêu sự kết nối ngày càng rộng lớn và nhanh chóng về thông tin trên phạm vi toàn cầu. Các phương tiện truyền thông mới xuất hiện ngày càng mạnh mẽ với nhiều tính năng mới đã mở ra một không gian sống mở đối với một cá nhân, mọi nhóm xã hội, ở bất kể vùng miền nào trên phạm vi toàn cầu.
2. Một số nhân tố bên trong cần chú ý trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam
2.1. Đặc điểm dân cư Việt Nam hiện nay
Theo số liệu mới nhất từ Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam là 95.541.936 người vào ngày 1/04/2018, chiếm 1,27% dân số thế giới đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số là 308 người/km2 với tổng diện tích là 310.060km2. Trong đó, 34,70% dân số sống ở thành thị (33.287.512 người vào năm 2016). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 31 tuổi.
Tính đến đầu năm 2017, Việt Nam có sự phân bổ các độ tuổi như sau:
- Độ tuổi dưới 15 tuổi: chiếm 25,2%.
- Từ 15 tuổi đến 64 tuổi: chiếm 69,3%.
- Trên 64 tuổi: chiếm 5,5%.
	Tỷ lệ dân số phụ thuộc theo độ tuổi ở Việt Nam là 44,0%, trong đó tỷ lệ trẻ em phụ thuộc là 33,1%, tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc là 10,9%.
	Tổng tuổi thọ (của hai giới tính) ở Việt Nam là 76,6 tuổi. Theo đánh giá chung, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 63 triệu người trong độ tuổi lao động, tạo nền tảng cơ hội vàng về nguòn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời tỷ lệ nhóm dân số dưới 15 tuổi cũng mang đến cơ hội lớn cho việc tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao chất lượng dân số.
	Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dân số, mặc dù dân số nước ta có độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động mới chiếm khoảng 78,8% dân số (theo điều tra 2015). Khoảng 70% dân số sống và khoảng 48% lao động đang làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Khu vực tạo ra giá trị gia tăng thấp. bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 tuổi đến 24 tuổi chậm được cải thiện, có tới 71,21% thanh niên chưa có việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 20,2% trên tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Cư dân Việt Nam bao gồm cư dân của 54 dân tộc anh em với sự phân bố không đồng đều giữa các khu vực đô thị, đồng bằng, miền núi và hải đảo, tham gia các tôn giáo khác nhau, có điều kiện kinh tế khác nhau.
	2.2. Tác động của quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
	Quá trình chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự rập khuôn, sao chép mô hình kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ, kinh tế thị trường xã hội kiểu các nước Bắc Âu, kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc mà là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, phát triển đồng bộ và toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam cũng không phải là công nghiệp hóa kiểu cũ dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên và khai thác sức lao động và dựa trên lao động phổ thông cùng với kỹ thuật công nghệ "thấp và bẩn" là chủ yếu mà phải hướng tới công nghiệp hóa kiểu mới theo hướng sinh thái và nhân văn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người và bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế và sự phát triển kinh tế phải hướng tới phục vụ con người. Đây chính là nền kinh tế nhân văn, kinh tế vì con người. Nền kinh tế này phải được xây dựng trong môi trường xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân dựa trên cơ sở một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa "của dân, do dân, vì dân", một nhà nước kiến tạo, liêm chính, năng động, hiệu quả, đảm bảo vững chắc độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
3. Những yêu cầu của việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
3.1. Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu xây dựng đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh
3.2. Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam phải đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
3.3. Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam hiện nay phải chú ý tới vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
4. Những giá trị văn hóa cốt lõi cần xây dựng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
	Chắc rằng những cuộc thảo luận để tìm ra các giá trị cần xây dựng đối với nền văn hóa và con người Việt Nam hiện nay chưa có hồi kết mặc dù xã hội đang rất cần một hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam có tính chính danh, được tuyên bố làm nền tảng cho sự vươn tới của xã hội. Ở dây cần chú ý một số vấn đề có tính nguyên tắc chung để xác lập hệ giá trị này. Đó là các nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo định hướng chính trị.
2. Đảm bảo vừa kế thừa, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu được giá trị tiến bộ của thời đại.
3. Đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ, dễ hành động.
4. Đảm bảo dễ kiểm tra, đánh giá.
5. Đảm bảo thu hút được sự tham gia của toàn dân.
6. Đảm bảo có sự đột phá trong hành động thực tiễn, thiết thực, hiệu quả.
	Trong khi xây dựng hệ giá trị có tính phổ quát chung trong toàn xã hội, chúng ta cần chú ý bốn trọng tâm cơ bản là lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội, lợi ích gia đình, lợi ích cá nhân Chúng tôi đề xuất định hướng giá trị phổ quát này như sau:
	Quốc gia: Giàu mạnh
	Xã hội: Kỷ cương
	Gia đình: Hạnh phúc
	Cá nhân: Thành đạt
	Như vậy, trong hệ giá trị chung này, chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa truyền thống: NHÀ - LÀNG - NƯỚC. Và bổ sung thêm một nhân tố mới là sự phát triển cá nhân. Đây là nhu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị lớn nhất của quốc gia là giàu mạnh. Muốn giàu mạnh được thì phải yêu nước.
Giá trị lớn nhất của xã hội hiện nay là kỷ cương: Muốn có kỷ cương thì phải xây dựng nhà nước pháp quyền và thực hành dân chủ xã hội. Giá trị lớn nhất của gia đình là hạnh phúc. Muốn có hạnh phúc thì người dân phải xây dựng tổ ấm của mình nề nếp, lành mạnh. Giá trị lớn nhất của cá nhân là thăng tiến, thành công trong cuộc sống, kể cả trong việc chung và việc riêng. Muốn có thành công thì phải học tập, lao động, sáng tạo để đạt mục tiêu.
	Như vậy, các giá trị văn hóa phổ quát này có thể tạo được sự đồng thuận của nhân dân, phù hợp với mục tiêu phấn đấu được ghi trong Cương lĩnh và Hiến pháp của Đảng và nhà nước, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ hành động. Đây là những giá trị mang tính khái quát, tổng hợp chung của đất nước. Còn trong hoạt động thực tiễn, các ngành, các cấp, các lĩnh vực cần xây dựng một hệ thống các giá trị để cụ thể hóa giá trị định hướng tổng quát này. Đối với xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam hiện nay, theo chúng toi nên tập trung vào các mối quan hệ sau để xác định giá trị.
	Thứ nhất là quan hệ giữa con người với nhà nước, giá trị nổi bật ở đây là con người công dân, có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng, đối với nhà nước, đối với bản thân mình thông qua việc tôn trọng và thực hiện luật pháp. Luật pháp hiện nay là chuẩn mực đạo đức "cứng" của con người, có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước.
	Thứ hai là mối quan hệ giữa con người với công việc. Ở đây đòi hỏi con người phải có sức khỏe, có tri thức và kỹ năng lao động, sáng tạo, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì vậy định hướng phát triển con người ở đây là con người sáng tạo hay con người khoa học.
	Thứ ba là mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Trong mối quan hệ này, chúng ta đề cao sự tôn trọng con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, phải phấn đấu vì sự phát triển bền vững của con người, đảm bảo quyền con người trong phát triển. Đó là các mối quan hệ nhân văn, nhân ái của con người. 
	Vì vậy, cần khái quát định hướng xây dựng con người Việt Nam hiện nay là con người công dân, con người khoa học, con người nhân văn. Những định hướng giá trị này sẽ giúp cho các nhà quản lý và xã hội dễ cụ thể hóa thành các chuẩn mực để thực hành trong xã hội.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_sinh_hoat_chuyen_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dcsvn.docx