Chuyên đề "Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông"

Năm 1889, nhà sinh lý học người Nga Pavlov là người đầu tiên đã nghiên cứu những dữ liệu khách quan về các quá trình học tập. Pavlov nghiên cứu hệ thống tiêu hóa của chó. Một hôm, ông ngạc nhiên nhận thấy rằng tuyến nước bọt ở con chó của ông đã hoạt động cho dù nó vẫn hoàn toàn chưa có thức ăn. Nguyên nhân chỉ là do những người trợ lý của ông trong phòng khua khoắng lạch cạch khi chuẩn bị thức ăn cho chó.

Pavlov đã tự hỏi, liệu những quá trình luyện tập thông qua những kích thích được lặp lại nhiều lần có thể là nguyên nhân giải thích cho phản ứng của con chó hay không. Pavlov đã thí nghiệm để trả lời câu hỏi này. Pavlov đã dạy cho những con chó của mình tiết nước bọt không chỉ khi nhìn thấy một miếng thức ăn, mà cả khi nghe tiếng chuông kêu. Để làm việc này thì chỉ cần nhiều lần cho con chó thấy thức ăn và ngay sau đó bấm cho chuông kêu. Trong não con chó, miếng thức ăn và tiếng chuông kêu đã được liên kết với nhau mạnh đến mức là sau nhiều lần lặp lại thì con chó tiết nước bọt cả khi chỉ nghe thấy tiếng chuông mà không cần có thức ăn. Thí nghiệm này cũng được thực hiện khi dùng ánh đèn thay cho tiếng chuông. Phản xạ tiết nước bọt của con chó khi nhìn thấy thức ăn là phản xạ bẩm sinh. Nhưng phản xạ tiết nước bọt khi nghe tiếng chuông hoặc thấy ánh đèn không phải phản xạ bẩm sinh mà được hình thành qua quá trình luyện tập với các kích thích, đó là phản xạ có điều kiện.

Trên cơ sở thí nghiệm này Pavlov đã xây dựng lý thuyết "phản xạ có điều kiện". Với lý thuyết này, lần đầu tiên người ta có thể giải thích cơ chế của việc học tập một cách khách quan, đó là cơ chế kích thích – phản ứng. Tuy nhiên lý thuyết phản xạ có điều kiện chỉ giải thích cơ sở sinh lý cơ chế của việc học tập, chưa phải một lý thuyết tâm lý học dạy học. Các nghiên cứu của Pavlov đã trở thành cơ sở của các lý thuyết hành vi

pdf 98 trang thom 03/01/2024 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề "Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề "Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông"

Chuyên đề "Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông"
Μέθοδοιμέθοδοςμέθοδος
NGUYỄN VĂN CƯỜNG - BERND MEIER
Unterrichtsmethode – Phươ
ng pháp dạy học 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Berlin/Hanoi 2010
M
Ộ
T 
S
Ố
 V
Ấ
N
 Đ
Ề
 C
H
U
N
G
 V
Ề
 Đ
Ổ
I M
Ớ
I P
H
Ư
Ơ
N
G
 P
H
Á
P
 D
Ạ
Y
 H
Ọ
C
 Ở
 T
R
Ư
Ờ
N
G
 T
R
U
N
G
 H
Ọ
C
 P
H
Ổ
 T
H
Ô
N
G
N
G
U
Y
Ễ
N
 V
Ă
N
 C
Ư
Ờ
N
G
B
E
R
N
D
 M
E
IE
R
Ein Studienbuch in vietnames
ischer Sprache
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ 
THÔNG 
(LOAN No1979-VIE) 
 NGUYỄN VĂN CƯỜNG - BERND MEIER 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP 
DẠY HỌC 
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ 
THÔNG 
Berlin/Hanoi 2010 
2 
Impressum 
Schriften zu Arbeit - Beruf - Bildung 
Herausgegeben von der Lehreinheit Arbeitslehre der Universität Potsdam in 
Zusammenarbeit mit BERND MEIER und HELMUT MESCHENMOSER 
Für den Inhalt sind die Autoren verantwortlich. 
Titel: Anja Brunk 
Die deutsche Bibliothek — CIP-Einheitsaufnahme 
Methodos: Unterrichtsmethode – Phương pháp dạy học 
Ein Studienbuch in vietnamesischer Sprache 
NGUYEN VAN CUONG & BERND MEIER 
Berlin: Machmit-Verl., 2010 
(Schriften zu Arbeit - Beruf - Bildung, Bd. 4) 
ISBN 3-932598-21-0 
Das Buch dokumentiert Ergebnisse internationaler Projektarbeit zur Bildungsreform 
in Vietnam. Die internationale Kooperation festigte zugleich die wissenschaftliche 
Zusammenarbeit der Universität Potsdam und der Pädagogischen Universität Hanoi. 
Die erste Fassung des Buches ist als Manuskriptdruck 2009 in Vietnam in einer 
Auflage von 27.000 Stück erschienen und war nach wenigen Wochen vergriffen. 
Die Autoren bedanken sich bei den Projektmanagern Prof. Dr. Nguyen Ba Kim und 
Dr. Tran Nhu Tinh für die konstruktive Kooperation und jederzeit freundschaftliche 
Zusammenarbeit. 
Die Beiträge sind im Internet zu erlangen über: 
www.uni-potsdam.de/u/al/forsch/boss.html 
Das Buch ist in vietnamesischer Sprache verfasste! 
Alle Rechte, insbesondere das Recht der Vervielfältigung sowie der Übersetzung, vorbehalten. 
Kein Teil des Werkes darf in irgendeiner Form (Fotokopie, Mikrofilm oder ein anderes 
Verfahren) ohne schriftliche Genehmigung des Verlages reproduziert werden. C Machmit 
Verlag, Berlin 2010. 
Printed in Germany. 
3 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
DH Dạy học 
DHDA Dạy học theo dự án 
DH GQVĐ Dạy học giải quyết vấn đề 
GQVĐ Giải quyết vấn đề 
GV GV 
HS HS 
HT TCDH Hình thức tổ chức dạy học 
KTDH Kỹ thuật dạy học 
NCTH Nghiên cứu trường hợp 
PP Phương pháp 
PPDH Phương pháp dạy học 
PPDA Phương pháp dự án 
PTDH Phương tiện dạy học 
QĐDH Quan điểm dạy học 
XH Xã hội 
WTO Tổ chức thương mại thế giới 
4 
Mục lục 
Các chữ viết tắt .......................................................................3 
Mục lục ...................................................................................4 
Lời giới thiệu ..........................................................................8 
Mở đầu ....................................................................................9 
Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới phương 
pháp dạy học ............................................................12 
1.1. Những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội 
 đối với giáo dục .........................................................12 
1.1.1. Hội nhập quốc tế: Cơ hội hay thách thức đối với 
 giáo dục?....................................................................12 
1.1.2. Xã hội tri thức và giáo dục ........................................15 
1.2. Một số vấn đề về thực trạng dạy học ở trường 
 THPT.........................................................................19 
1.2.1. Những vấn đề chung về văn hoá học tập...................19 
1.2.2. Các vấn đề về phương pháp dạy học.........................21 
1.3. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục 
 THPT.........................................................................28 
1.3.1. Đường lối, quan điểm chỉ đạo của nhà nước về 
 giáo dục .....................................................................28 
1.3.2. Những định hướng đổi mới từ chương trình 
 giáo dục THPT ..........................................................30 
1.4. Giáo dục định huớng kết quả đầu ra và phát 
 triển năng lực.............................................................37 
1.4.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung 
 dạy học......................................................................... 37 
5 
1.4.2. Giáo dục định hướng kết quả đầu ra ........................... 39 
1.4.3. Giáo dục định hướng phát triển năng lực ..................42 
1.4.4. Chuẩn giáo dục..........................................................49 
1.5. Các lý thuyết học tập – Cơ sở tâm lý học dạy học ....53 
1.5.1. Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov .................... 54 
1.5.2. Thuyết hành vi : Học tập là sự thay đổi hành vi......... 55 
1.5.3. Thuyết nhận thức: Học tập là quá trình xử lý 
 thông tin ....................................................................... 58 
1.5.4. Thuyết kiến tạo: Học tập là tự kiến tạo tri thức.......... 61 
1.6. Khái niệm và mô hình cấu trúc của phương 
 pháp dạy học..............................................................68 
1.6.1. Khái niệm phương pháp dạy học...............................68 
1.6.2. Mô hình cấu trúc hai mặt của phương pháp 
 dạy học ......................................................................70 
1.6.3. Mô hình các thành tố cơ bản của phương pháp 
 dạy học ......................................................................71 
1.6.4. Mô hình quan điểm dạy học - phương pháp 
 dạy học – kỹ thuậtcdạy học .......................................74 
1.6.5. Mô hình tổng hợp......................................................78 
1.7. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường 
 THPT.........................................................................81 
1.7.1. Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học .................81 
1.7.2. Một số định hướng từ các khoa học giáo dục............83 
1.7.3. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ........86 
1.7.4. Vấn đề quản lý giáo dục trong đổi mới phương 
 pháp dạy học..............................................................96 
Phần 2. Một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật 
 dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo ...............98 
2.1. Dạy học nhóm ...........................................................98 
6 
2.1.1. Khái niệm ..................................................................98 
2.1.2. Các cách thành lập nhóm...........................................99 
2.1.3. Tiến trình dạy học nhóm .........................................103 
2.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm............106 
2.1.5. Những chỉ dẫn đối với giáo viên .............................108 
2.2. Dạy học giải quyết vấn đề .......................................110 
2.2.1. Khái niệm vấn đề và dạy học giải quyết vấn đề ......111 
2.2.2. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề .................112 
2.2.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề ........................115 
2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp.......................116 
2.3.1. Khái niệm và đặc điểm............................................116 
2.3.2. Các dạng của phương pháp nghiên cứu trường 
 hợp...........................................................................117 
2.3.3. Tiến trình thực hiện .................................................119 
2.3.4. Ưu điểm và nhược điểm..........................................121 
2.3.5. Cách xây dựng trường hợp và yêu cầu đối với 
 trường hợp ...............................................................122 
2.3.6. Một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu 
 trường hợp ...............................................................123 
2.4. Dạy học theo dự án..................................................128 
2.4.1. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án ..................128 
2.4.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án............................131 
2.4.3. Các dạng của dạy học theo dự án ............................133 
2.4.4. Tiến trình dạy học theo dự án.................................135 
2.4.5. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án ....138 
2.4.6. Một số ví dụ về dạy học theo dự án ........................140 
2.5. WebQuest – Khám phá trên mạng ..........................151 
2.5.1. Khái niệm WebQuest ................................................ 151 
2.5.2. Đặc điểm của học tập với WebQuest........................ 154 
2.5.3. Quy trình thiết kế WebQuest .................................... 157 
7 
2.5.4. Tiến trình thực hiện WebQuest ................................. 161 
2.5.5. Các dạng nhiệm vụ trong WebQuest ........................ 163 
2.5.6. Ví dụ về WebQuest: “Thực phẩm biến đổi gien”.... 166 
2.6. Một số kỹ thuật dạy học tích cực ............................170 
2.6.1. Động não .................................................................171 
2.6.2. Động não viết ..........................................................173 
2.6.3. Động não không công khai......................................174 
2.6.4. Kỹ thuật XYZ..........................................................175 
2.6.5. Kỹ thuật “bể cá” ......................................................175 
2.6.6. Kỹ thuật “ổ bi” ........................................................176 
2.6.7. Tranh luận ủng hộ – phản đối .................................177 
2.6.8. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học ............178 
2.6.9. Kỹ thuật “tia chớp”..................................................179 
2.6.10. Kỹ thuật “3 lần 3”....................................................180 
2.6.11. Lược đồ tư duy ........................................................180 
 Tài liệu tham khảo....................................................183 
8 
LỜI GIỚI THIỆU 
 Đổi mới PPDH là nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo 
dục. Để hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình giáo dục THPT 
mới và đổi mới PPDH, dự án phát triển giáo dục THPT đã tổ 
chức biên soạn nhiều tài liệu và tổ chức tập huấn cho đội ngũ 
GV THPT tại các địa phương. 
Cuốn sách này do TS. Nguyễn văn Cường và GS.TSKH. 
Bernd Meier, (trường đại học tổng hợp Potsdam, CHLB Đức), 
là những chuyên gia tư vấn quốc tế của dự án biên soạn với sự 
cộng tác của các chuyên gia trong nước. Đây là một trong 
những kết quả hợp tác quốc tế của dự án phát triển giáo dục 
THPT. 
Đã có nhiều tài liệu bàn về đổi mới PPDH ở Việt Nam. 
Tuy nhiên đổi mới PPDH là một nhiệm vụ phức hợp, đòi hỏi 
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Cuốn sách này trình bày một số 
cơ sở lý luận chung và thực tiễn của đổi mới PPDH, đề xuất 
một số biện pháp đổi mới PPDH cũng như giới thiệu một số 
quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để có thể vận 
dụng vào việc đổi mới PPDH ở các môn học cụ thể. 
Mong rằng đây là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các 
các GV, để có thể vận dụng phù hợp vào việc đổi mới phương 
pháp dạy học ở trường THPT cũng như cho các GV cốt cán, 
các cán bộ chỉ đạo trong việc cải tiến công tác bồi dưỡng GV 
và chỉ đạo đổi mới PPDH ở các địa phương. 
Hà nội, tháng 11.2007 
Trần Như Tỉnh 
Trưởng ban điều hành dự án phát triển giáo dục THPT 
9 
MỞ ĐẦU 
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá 
đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng 
đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và 
đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực 
có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị 
trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng 
động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực 
cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 
Nhằm đáp ứng với những đòi hỏi mới của sự nghiệp phát 
triển kinh tế-xã hội, trong một số năm gần đây nhiều dự án phát 
triển giáo dục đã và đang được thực hiện. Dự án phát triển giáo 
dục THPT (Upper secondary education development project, 
LOAN No1979-VIE) với vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu 
Á được thực hiện từ năm 2005 nhằm mục tiêu phát triển và cải 
cách giáo dục THPT, trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện 
chương trình và sách giáo khoa mới cùng với việc đổi mới 
phương pháp và đánh giá kết quả dạy học. 
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng 
của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung 
học phổ thông. Mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học mới 
đòi hỏi việc cải tiến PPDH và sử dụng những PPDH mới. 
Trong một số năm gần đây, các trường THPT đã có những cố 
gắng trong việc đổi mới PPDH và đã đạt được những tiến bộ 
trong việc phát huy tính tích cực của HS. Tuy nhiên, các 
phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt là thuyết trình vẫn 
chiếm một vị trí chủ đạo trong các PPDH ở các trường THPT 
nói chung, hạn chế việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của 
HS. 
10 
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo 
dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa 
rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành 
năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của 
người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là 
phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực 
hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng 
là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường 
phổ thông. 
Để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH ở trường phổ 
thông thì việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV có năng lực 
dạy học theo những quan điểm đổi mới PPDH có vai trò then 
chốt. Từ nhiều năm nay Bộ giáo dục và đào tạo đã chú ý việc 
bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH, và đã có nhiều tài liệu về chủ 
đề này được xuất bản. Trong khuôn khổ của dự án phát triển 
giáo dục THPT có nhiều hình thức và tài liệu bồi dưỡng về đổi 
mới PPDH đã và sẽ triển khai thực hiện. 
Cuốn sách này được biên soạn nhằm làm tài liệu tham 
khảo cho GV ở các trường THPT, cũng như cho các lớp bồi 
dưỡng GV. Tài liệu trình bày một số cơ sở thực tiễn và lý luận 
chung, cũng như một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật 
dạy học tích cực có thể áp dụng trong việc đổi mới PPDH, 
nhằm giúp GV có cái nhìn tổng quan về đổi mới PPDH, trên cơ 
sở đó có thể tìm được những ý tưởng, gợi ý để vận dụng vào 
các môn học cụ thể. 
Cuốn sách được xây dựng trên cơ sở chú ý các xu hướng 
và kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thực tiễn dạy học ở 
Việt Nam. Những phương hướng, biện pháp đề nghị trong tài 
liệu mang tính khuyến nghị và gợi ý. Mong rằng tài liệu góp 
11 
phần làm cơ sở cho việc vận dụng sáng tạo và có hiệu quả cũng 
như gợi ra những vấn đề thảo luận trong việc đổi mới PPDH 
nói chung và ở trường THPT nói riêng. 
PPDH là lĩnh vực khoa học giáo dục phức tạp, còn nhiều 
vấn đề chưa có sự thống nhất trong phạm vi quốc tế. Việc đổi 
mới PPDH cũng cần có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tài liệu 
này không có tham vọng trình bày toàn diện về chủ đề này, mà 
chỉ tập trung vào một số vấn đề lựa chọn. Trong mỗi vấn đề chỉ 
trình bày những nội dung cơ bản, làm cơ sở cho việc vận dụng 
cũng như cho việc tìm hiểu, thảo luận tiếp theo. 
Các tác giả chân thành cảm ... hiết kế PPDH cần bắt đầu từ 
bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức tổ chức dạy học 
phù hợp. Từ đó xác định các PPDH cụ thể và thiết kế hoạt động của 
GV và HS theo trình tự các tình huống dạy học nhỏ ở bình diện vi 
mô. 
Sử dụng công nghệ thông tin, chẳng sử dụng phần mềm trình 
diễn PowerPoint là một phương hướng cải tiến việc thiết kế bài dạy 
học cũng như hoạt động dạy học. Tuy nhiên ‘giáo án điện tử’ không 
phải tất cả của việc đổi mới PPDH. 
2) Cải tiến các PPDH truyền thống 
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm 
thoại, luyện tập luôn là những PP quan trọng trong dạy học. Đổi mới 
PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc 
mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế 
nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các PPDH này 
người GV cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các 
kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên 
lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích 
trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời 
trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, 
88 
các PPDH truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh 
các PPDH truyền thống cần kết hợp sử dụng các PPDH mới, đặc 
biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích 
cực và sáng tạo của HS. Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực 
nhận thức của HS trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy 
học giải quyết vấn đề. 
3) Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học 
Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi 
mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy 
học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc 
phối hợp đa dạng các PP và hình thức dạy học trong toàn bộ quá 
trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực 
và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, 
nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học 
cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. 
Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương 
pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc 
nhóm. 
Trong thực tiễn dạy học ở trường THPT hiện nay, nhiều GV đã 
cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của GV với hình 
thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của 
HS. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới 
hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài 
thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết 
những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử 
dụng những PP chuyên biệt như PP đóng vai, nghiên cứu trường 
hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc 
nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá 
”bên ngoài” của HS. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá ”bên trong” 
89 
cần chú ý đến mặt bên trong của PPDH, vận dụng dạy học GQVĐ 
và các PPDH tích cực khác. 
4) Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) 
Dạy học GQVĐ (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải 
quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, 
khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. HS được đặt trong một tình 
huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, 
thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng 
và PP nhận thức. Dạy học GQVĐ là con đường cơ bản để phát huy 
tính tích cực nhận thức của HS, có thể áp dụng trong nhiều hình thức 
dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của HS. 
Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên 
môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực 
tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến 
những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý đến các vấn đề gắn 
với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề 
nhận thức trong khoa học chuyên môn thì HS vẫn chưa được chuẩn 
bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh 
dạy học GQVĐ, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học 
theo tình huống. 
5) Vận dụng dạy học theo tình huống 
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó 
việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các 
tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập 
được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho HS 
kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc 
học tập. 
90 
Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên 
quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với 
thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn 
khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những 
mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp 
góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học 
chuyên môn, rèn luyện cho HS năng lực giải quyết các vấn đề phức 
hợp, liên môn. 
Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp 
dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó HS tự 
lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn 
thông qua làm việc nhóm. 
Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là 
con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với 
thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn 
lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. 
Tuy nhiên các tình huống được đưa vào dạy học là những 
tình huống mô phỏng lại, chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ 
giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì HS cũng 
chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý 
thuyết và thực hành. 
6) Vận dụng dạy học định hướng hành động 
Dạy học định hướng hành động (DH ĐHHĐ) là quan điểm 
dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay 
kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, HS thực 
hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành 
động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt 
động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và 
91 
tiếp cận toàn thể. Vận dụng DH ĐHHĐ có ý nghĩa quan trong 
cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với 
thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. 
Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của DH 
ĐHHĐ, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm 
vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý 
thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. 
Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và 
quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học 
định hướng HS, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học 
khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định 
hướng hành động. 
7) Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ 
thông tin trong dạy học 
Phương tiện dạy học (PTDH) có vai trò quan trọng trong việc 
đổi mới PPDH, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực 
hành trong dạy học. Việc sử dụng các PTDH cần phù hợp với mối 
quan hệ giữa PTDH và PPDH. Trong khuôn khổ dự án phát triển 
giáo dục THPT, việc trang bị các PTDH mới cho các trường THPT 
được tăng cường. Tuy nhiên các PTDH tự tạo của GV luôn có ý 
nghĩa quan trọng, cần được phát huy. 
Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học 
vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện 
và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. 
Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình 
diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các 
phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương 
tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương 
92 
pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học 
mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó 
HS khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng. 
8) Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và 
sáng tạo 
Kỹ thuật dạy học (KTDH) là những cách thức hành động 
của của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm 
thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH là những 
đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Có những KTDH chung, có những 
kỹ thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi 
trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử 
dụng các KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học 
như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, “3 lần 3”... 
9) Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn 
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung 
dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng 
cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các PPDH đặc thù có 
vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các PPDH đặc thù bộ môn 
được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ các PP dạy 
học trong dạy học kỹ thuật như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm 
mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp 
mô hình, các dự án trong dạy học kỹ thuật. Thí nghiệm là một PPDH 
đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên. 
10) Bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS 
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng 
trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của HS. Có những 
phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, 
93 
đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, PP làm việc 
nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. 
Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho HS các PP học 
tập chung và các PP học tập trong bộ môn. 
11) Cải tiến việc kiểm tra đánh giá 
Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình 
dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học 
tập của HS. Cần bồi dưỡng cho HS những kỹ thuật thông tin 
phản hồi nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá và cải 
tiến quá trình dạy học. 
Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh 
giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích 
học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào 
khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri 
thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Trong xu 
hướng xây dựng các bài tập cũng như các bài thi, kiểm tra theo 
quan điểm phát triển năng lực người ta chia thành 3 mức độ 
chính của nhiệm vụ như sau: 
• Tái hiện: Trọng tâm là tái hiện, nhận biết các tri thức đã 
học. 
• Vận dụng: Trọng tâm là việc ứng dụng tri thức đã học 
để giải quyết các nhiệm vụ trong những tình huống 
khác nhau; phân tích, tổng hợp, so sánh... để xác định 
các mối quan hệ của của các đối tượng. 
• Đánh giá: Trọng tâm là vận dụng tri thức, kỹ năng đã 
học để giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, giải quyết 
94 
các vấn đề, đánh giá các phương án khác nhau và quyết 
định, đánh giá, xác định các giá trị. 
Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm 
tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra 
viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và 
trắc nghiệm khách quan. Hiện nay ở Việt Nam có xu hướng 
chọn hình thức trắc nghiệm khách quan cho các kỳ thi tốt 
nghiệp hay thi tuyển đại học. Trắc nghiệm khách quan có 
những ưu điểm riêng cho các kỳ thi này. Tuy nhiên trong đào 
tạo thì không được lạm dụng hình thức này. Vì nhược điểm cơ 
bản của trắc nghiệm khách quan là khó đánh giá được khả năng 
sáng tạo cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 
Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới PPDH với những 
cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng 
chung. Việc đổi mới PPDH đòi hỏi những điều kiện thích hợp về 
phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, 
quản lý. Ngoài ra, PPDH còn mang tính chủ quan. Mỗi GV với kinh 
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để 
cải tiến PPDH và kinh nghiệm của cá nhân. Sau đây là kết quả điều 
tra nhận thức về đổi mới PPDH của các GV ở 5 trường THPT tham 
gia thí điểm phân ban1: 
1 Theo kết quả điều tra của dự án phát triển giáo dục THPT 2005 
95 
Nhận thức về đổi mới PPDH của các GV trường THPT 
 Các biện pháp đổi mới PPDH Mức độ tán thành (%) 
(5 là cao nhất) 
TT 5 4 3 2 1 
1 Cải tiến các PPDH truyền 
thống 
33 33 29 5 0 
2 Kết hợp đa dạng các PP và 
hình thức DH 
46 35 15 0 0 
3 Sử dụng các phương pháp, 
kỹ thuật DH tích cực 
44 29 23 3 1 
4 Tăng cường gắn DH với tình 
huống thực tế 
38 37 14 4 3 
5 dụng các chủ đề có nội dung 
ức hợp 
12 39 30 11 4 
6 Sử dụng dạy học theo dự án 14 26 29 12 11
7 Chú trọng các PPDH đặc thù 
bộ môn 
57 25 13 0 2 
8 Sử dụng đa phương tiện, dạy 
học qua mạng 
15 16 27 13 22
9 Bồi dưỡng GV về PPDH mới 63 19 7 5 1 
10 Bồi dưỡng GV về ứng dụng 
công nghệ thông tin 
55 12 9 5 9 
11 Tăng cường trang thiết bị DH 
mới 
72 12 5 2 5 
12 Cải tiến cách thi cử, đánh giá 68 23 5 2 0 
96 
1.7.4. Vấn đề quản lý giáo dục trong đổi mới phương 
pháp dy học 
Đổi mới PPDH không chỉ là công việc của mỗi giáo viên 
mà là nhiệm vụ chung của nhà trường và các cấp giáo dục. Do 
đó cần có chính sách, cơ chế cũng như các biện pháp quản lý 
nhằm tổ chức quá trình đổi mới PPDH của các trường được 
thực hiện một cách có định hướng, có kế hoạch, đồng bộ và có 
hiệu quả. Công tác quản lý giáo dục cần tạo điều kiện và 
khuyến khích tính sáng tạo, độc lập và trách nhiệm của GV 
trong dạy học và đổi mới PPDH. Theo kết quả điều tra, đa số 
giáo viên THPT cho rằng chính sách, cơ chế quản lý GD chưa 
khuyến khích GV trong việc đổi mới PPDH (xem mục 1.2.2.). 
Sau đây là một số biện pháp quản lý nhằm hỗ trợ việc phát 
triển chất lượng trường học và dổi mới PPDH ở trường PT: 
1) Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường, 
trong đó có đổi mới PPDH; 
2) Thanh tra chất lượng trường học định kỳ và không 
định kỳ; 
3) Kiểm tra so sánh chất lượng học sinh giữa các trường; 
4) Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của các địa 
phương; 
5) Bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH; 
6) Xây dựng trường THPT thành đơn vị biết tự học tập 
trong quá trình đổi mới; 
7) Tổ chức thi đua, khuyến khích GV đổi mới PPDH; 
8) Khuyến khích sự cộng tác làm việc của giáo viên; 
97 
9) Tăng cường trang bị thiết bị dạy học mới; 
10) Cải tiến cách thi cử, đánh giá; 
V Câu hỏi và bài tập 
1. Ông/bà có ý kiến gì về mức độ phù hợp của các biện 
pháp đổi mới PPDH đã trình bày ở trên đối với môn học của 
mình? (Có thể sử dụng bảng ở trên để đánh dấu vào ô lựa chọn 
về mức độ tán thành). 
2. Ông/bà hãy thảo luận trong nhóm về các biện pháp đổi 
mới PPDH (dành cho GV) hoặc các biện quản lý trong đổi mới 
PPDH (dành cho cán bộ quản lý): Mỗi người hãy đưa ra 5 biện 
pháp mà mình cho là quan trọng nhất cần chú trọng trong thời 
gian tới để cải tiến việc dạy học trong bộ môn hay trong trường 
của của ông/bà? Thảo luận để thống nhất chọn ra 10 biện pháp 
mà nhóm cho là quan trọng nhất, sắp xếp chúng theo thứ tự 
mức độ cần thiết. 
3. Hãy xây dựng một ví dụ minh hoạ về việc thực hiện một 
trong những biện pháp nêu trên, chẳng hạn thông qua một phác 
thảo kế hoạch bài dạy hoặc phác thảo một kế hoạch hành động 
về mặt quản lý. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_mot_so_van_de_chung_ve_doi_moi_phuong_phap_day_hoc.pdf