Chương trình tập huấn cho cán bộ môi trường

NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN PCB

PCBs sử dụng trong các hệ thống

kín:

- Dung dịch cách điện: máy và tụ

điện, thiết bị chuyển mạch.

- Chất làm mát: nới có yêu cầu

chống cháy nghiêm ngặt (ví dụ: khu

vực giao nhận các chất dễ cháy )

- Dung dịch thủy lực (cột chống

hầm lò), dầu công nghiệp

PCBs sử dụng trong các hệ thống

mở:

- Phụ gia hoặc chất dẻo hóa trong

keo hồ, chất làm bóng, sơn, mực

in, hồ, giấy copy phi carbon

- Dầu nhờn, dầu cắt gọt.

pdf 29 trang kimcuc 6100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình tập huấn cho cán bộ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình tập huấn cho cán bộ môi trường

Chương trình tập huấn cho cán bộ môi trường
CHƯƠNGTRÌNHTẬP 
HUẤN CHO CÁN BỘ MÔI 
TRƯỜNG
Các nội dung chính
NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN PCB
Con đường đi vào môi trường của PCBs
Nhận diện thiết bị chứa PCBs
Nhận diện dầu chứa PCBs
Nhận diện máy biến áp chứa PCBs
Nhận diện tụ điện chứa PCBs
Nhận diện các thiết bị, ứng dụng khác chứa PCBs
CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN TẠI CHỖ
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG CỨU ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ RÒ RỈ, TRÀN ĐỒ DẦU CHỨA PCB
Biện pháp phòng ngừa
Biện pháp ứng cứu
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG CỨU ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ CHÁY NỔ LIÊN QUAN ĐẾN PCB 
Biện pháp phòng ngừa
Biện pháp ứng cứu
Ứng cứu trong trường hợp sự cố do đoản mạch
Ứng cứu trong trường hợp sự cố do cháy
LƯU GIỮ DẦU, THIẾT BỊ, CHẤT THẢI CHỨA PCB
Chuẩn bị lưu giữ dâu, thiết bị và chất thải chứa PCBs
Lưu giữ tạm thời PCBs tại cơ sở
NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN PCB
PCBs sử dụng trong các hệ thống 
kín:
- Dung dịch cách điện: máy và tụ 
điện, thiết bị chuyển mạch.
- Chất làm mát: nới có yêu cầu 
chống cháy nghiêm ngặt (ví dụ: khu 
vực giao nhận các chất dễ cháy)
- Dung dịch thủy lực (cột chống 
hầm lò), dầu công nghiệp
PCBs sử dụng trong các hệ thống 
mở: 
- Phụ gia hoặc chất dẻo hóa trong 
keo hồ, chất làm bóng, sơn, mực 
in, hồ, giấy copy phi carbon
- Dầu nhờn, dầu cắt gọt...
NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN PCB
Con đường đi vào môi trường của PCBs
NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN PCB
Các nguồn thải chính chứa PCBs:
◦ PCBs nguyên chất hoặc bị nhiễm trong dầu máy 
biến áp, tụ điện, dung dịch thủy lực, dầu công 
nghiệp
◦ Các ứng dụng có sử dụng PCBs như chất bịt kín 
trong xây dựng, chất phụ gia trong sơn
◦ Chất thải chứa PCBs
◦ Vật liệu và đất nhiễm PCBs
SẢN XUẤT PCBs TRONG QUÁ KHỨ
- PCB được sản xuất và đưa ra thị trường đầu tiên vào năm 1929
- Sản xuất PCB đạt mức cao nhất vào năm 1970, với sản lượng 
33,000 tấn
- Các nước đã từng sản xuất PCB: Áo, Trung quốc, Sec-Slovakia, 
Pháp, Italy, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ 
Nước sản xuất Số lượng (tấn)
Mỹ 647.700
CHLB Đức 130.800
Pháp 101.600
Vương quốc Anh 66.800
Nhật Bản 59.300
Tây Ban Nha 25.100
Ý 23.500
Sản lượng PCB tính đến năm 1980
Nguồn: (Bletchly, 1983).
NGỪNG SẢN XUẤT PCBs, 
CẤM VÀ HẠN CHẾ SỬ DỤNG PCBs
 Sau năm 1970 tại Mỹ, lượng sản xuất giảm nhanh chóng do Công 
ty Monsanto – nhà sản xuất lớn nhất tự nguyện cắt giảm việc buôn 
bán PCB trên thị trường và giảm hàm lượng Clo trong sản phẩm.
 Sau năm 1984, hầu hết các nước châu Âu đã ngừng sản xuất PCB, 
trừ Pháp và Tây Ban Nha. Sec-Slovakia và Liên Xô cũ vẫn tiếp tục 
sản xuất dưới các tên thương mại Delor và Sovol.
 Tại Nhật bản, sản xuất và sử dụng PCB chính thức bị cấm vào năm 
1972.
 Mỹ đã hạn chế một cách tự nguyện sử dụng PCB trong tụ điện và 
biến thế từ năm 1972 và đến năm 1985 luật đã quy định hạn chế và 
sử dụng có điều kiện máy biến thế chứa PCB.
 Từ năm 1972: một vài nước châu Âu bắt đầu cấm và hạn chế PCB 
trong tụ điện và biến thế và đến năm 1987, các nước OECD đã cam 
kết cấm hoàn toàn sử dụng PCB, loại bỏ dần dần PCB đang tồn 
tại...
NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN PCB
 Có khoảng 50 hợp chất PCB được thương mại hoá. 
 Các tên thương mại chính của PCB:
◦ Aroclor, Pyranol, Pyroclor (tên thương mại tại Mỹ)
◦ Phenoclor, Pyralene (tên thương mại tại Pháp)
◦ Clophen, Elaol (tên thương mại tại Đức)
◦ Kanechlor, Santotherm (tên thương mại tại Nhật)
◦ Fenchlor, Apirolio (tên thương mại tại Ý)
◦ Sovol (tên thương mại tại Liên bang Xô viết cũ)
Danh mục các tên thương mại của PCB
NHẬN DIỆN DẦU CHỨA PCBs
Máy biến áp của Liên Xô cũ, 
dùng dầu SOVTOL (chứa 
PCBs)
NHẬN DIỆN MÁY BIẾN ÁP CHỨA PCBs
 Aroclo và Askarel là các thương phẩm phổ biến nhất của 
PCBs sử dụng nhiều trong tụ điện và biến thế.
 Hỗn hợp PCB sử dụng trong biến thế có chứa hàm lượng
Clo cao nhất là Aroclor 1254 and 1260. PCB thường
được pha chế cùng với tri- và tetra-chlorobenzenes, hỗn
hợp này có tên thương mại là Askarel
 Các máy biến áp sản xuất trước những năm 70 của thế kỷ 
trước thường được đổ dầu PCBs hoặc bị nhiễm PCBs
 Máy biến thế nhập từ Liên Xô cũ tại thời điểm trước 
năm1993 có thể chứa PCBs
Danh mục các máy biến áp chứa PCBs và nhà sản xuất
NHẬN DIỆN TỤ ĐIỆN CHỨA PCBs
 Các tụ điện sản xuất trong những năm từ
1930 đến 1977 thường sử dụng dung 
dịch cách điện chứa PCBs.
 Cuối những năm 1970, đầu thập kỷ 80, 
một xu hướng mới là thay thế các tụ điện 
chứa PCB bằng các tụ điện không PCB.
Danh mục tụ điện chứa PCBs và nhà sản 
xuất
Lưu ý về nhận diện dầu và thiết bị nhiễm
PCBs
Danh mục các tên thương phẩm, loại thiết bị điện và 
nhà sản xuất thiết bị và dầu PCBs trước đây có thể 
giúp nhận biết sơ bộ các máy biến áp, tụ điện và các 
loại dầu có chứa PCBs. 
Thực tế cho thấy không phải máy biến áp sản xuất cũ 
nào cũng chứa dầu PCBs, nó có thể bị thay dầu nhiều 
lần và PCBs đã bị pha loãng dưới ngưỡng bị coi là 
nhiễm PCB. Và nhiều máy biến áp mới cũng có thể 
nhiễm PCBs từ máy có PCBs do quá trình bảo dưỡng, 
thay dầu, sử dụng chung thiết bị lọc, đường ống... 
NHẬN DIỆN CÁC ỨNG DỤNG KHÁC CÓ 
CHỨA PCBs
 Sử dụng trong sản phẩm dân dụng
◦ Bóng đèn huỳnh quang: sau năm 1978, tụ điện 
chứa PCB sử dụng trong chấn lưu đã không còn 
sản xuất
◦ sử dụng như chất hoá dẻo dùng trong đồ nội thất, 
trang trí nội thất và xây dựng
 Sử dụng trong công nghiệp
◦ Sử dụng trong dầu thủy lực và truyền nhiệt: thiết 
bị sử dụng dầu sản xuất trước năm 1980 có khả 
năng chứa PCBs.
CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN TẠI CHỖ
 Nhận biết nguy cơ:
◦ Độc tính
◦ Khả năng tích lũy sinh học
◦ Khi phân hủy bởi nhiệt sinh ra các các chất độc hại (Dioxin và 
Furan)
 Biện pháp phòng ngừa:
◦ Nhận biết các nguy cơ khi tiếp xúc với PCB
◦ Tránh để PCB tiếp xúc với vùng da và mắt: công nhân cần được 
trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay, kính và giầy 
bảo hộ
◦ Tránh để PCBs rỏ rỉ và đi vào hệ thống cống, hệ thống thoát 
nước, nguồn nước  
◦ Cấm lửa, nguồn nhiệt, thiết bị đánh lửa, thiết bị gia nhiệt khi có 
mặt PCBs 
◦ Lưu giữ PCB và chất thải chứa PCB trong thùng kín
CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN TẠI CHỖ
Biện pháp khẩn cấp khi tiếp xúc với PCBs. 
Dạng tiếp xúc Biện pháp xử lý
Chất lỏng PCBs trên da Sử dụng nước và xà phòng để rửa sạch.
Chất lỏng PCBs vào mắt Rửa mắt với tia nước ấm trong vòng 15 
phút, luôn giữ mắt mở to.
Chất lỏng PCBs vào miệng và dạ dày Súc miệng với nước, không uống bất kỳ
nước gì khác, và đến gặp ngay bác sỹ.
Tiếp xúc với khí có nồng độ PCBs cao Đưa những người bị ảnh hưởng ra nơi 
thông thoáng ngoài trời.
SỰ CỐ RÒ RỈ, TRÀN ĐỒ DẦU CHỨA PCB 
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ CỐ RÒ RỈ, 
TRÀN ĐỒ DẦU CHỨA PCB 
 Kiểm tra thường xuyên để đánh giá hiện trạng của thiết 
bị
 Đặt dưới mỗi máy biến thế một khay, thùng hay hộp 
hứng dầu bằng thép.
 Thể tích vật chứa lớn hơn thể tích của chất lỏng có trong 
máy biến thế.
 Xây gờ, thành bê tông xung quanh máy biến áp.
 Thiết bị không sử dụng, chất thải bảo quản trong thùng 
thép hoặc khay thép.
 Tránh nước mưa hoặc các nguồn nước khác thâm nhập 
vào
 Trang bị các khay chứa dự phòng hoặc vật liệu thấm hút
CÁC BIỆN PHÁP ỨNG CỨU SỰ CỐ RÒ RỈ, 
TRÀN ĐỒ DẦU CHỨA PCB 
 Hạn chế sự lan rộng của dầu rò rỉ bằng cách bịt chỗ rò rỉ, 
ngăn tràn đổ và sử dụng các vật liệu thấm hút (cát, mùn 
cưa hoặc xi măng)
 Ngăn chặn không để dầu có PCBs gây ô nhiễm nguồn 
nước. 
 Trang bị các trang thiết bị bảo hộ: găng tay, giầy, kính.
 Tắt nguồn cấp điện nếu cần thiết
 Nếu sự cố xảy ra bên trong toà nhà: Sơ tán mọi người ra 
khỏi tất cả các phòng/khu vực liên quan, ngắt hệ thống 
thông gió, đóng cửa ra vào và cửa sổ
 Khu vực sàn bị ô nhiễm cần phải được làm sạch càng 
sớm càng tốt 
SỰ CỐ CHÁY NỔ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨA PCB
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ CỐ CHÁY 
NỔ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨA PCB 
 Nhận biết nguy cơ:
◦ phân hủy và sinh ra các chất độc khi nhiệt độ đạt 300°C
◦ Khí độc gồm: PCBs và có thể chứa cả Furan (PCDF) và 
Dioxin (PCDDs) rất nguy hiểm
 Biện pháp phòng ngừa:
◦ Loại bỏ nguồn gây cháy: cấm lưu giữ các vật liệu dễ cháy như 
giấy, bìa cáctông, giẻ lau, sơn, dung môi
◦ Đảm bảo các thiết bị chứa PCBs không hoạt động khi bị quá 
tải.. 
◦ Khu vực lưu giữ phải cách ly với các khu vực khác
◦ Có biện pháp phòng ngừa:
 không để lửa có thể cháy lan ra ngoài;
 Không để khói và hơi sinh ra từ sự cố có thể lan đến các 
khu vực lân cận 
BIỆN PHÁP ỨNG CỨU SỰ CỐ CHÁY NỔ LIÊN 
QUAN ĐẾN CHỨA PCBs
 Sự cố do đoản mạch điện là nguy hiểm nhất:
◦ chủ yếu xảy ra trong tụ điện. 
◦ tăng nhiệt độ lên vài nghìn độ C trong thời gian rất ngắn, gây ra 
áp suất cao làm nổ tụ điện.
◦ PCBs thoát ra ngoài ở dạng lỏng và hơi, có chứa cả Furan. 
◦ Hơi dầu có thể ngưng tụ tạo ra lớp màng dầu nhớt bám trên máy 
móc, sàn nhà và tường 
 Biện pháp khẩn cấp;
◦ Thiết bị bảo hộ cá nhân bắt buộc phải có mặt nạ hô hấp,
◦ Khoá toà nhà ngay lập tức 
◦ đóng/bịt các lỗ thông hơi để ngừng lưu thông không khí nếu co 
thể
◦ Sơ tán ra khỏi các khu vực bị ảnh hưởng ngay lập tức.
BIỆN PHÁP ỨNG CỨU SỰ CỐ CHÁY NỔ LIÊN 
QUAN ĐẾN CHỨA PCBs
 Tắt nguồn điện.
 Đóng thật kín các phòng hoặc toàn bộ toà nhà. Đóng hệ 
thống thông gió,
 Sơ tán tất cả mọi người ra khỏi các toà nhà bị ảnh hưởng và 
khu vực cuối hướng gió.
 Đội PCCC và những người tham gia khác phải trang bị các 
trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
 Sử dụng CO2 để dập đám cháy.
 Nếu sử dụng nước thì chỉ được dùng để làm mát khu vực xảy 
ra sự cố, không được để nước chảy vào hệ thống thoát nước 
thải và vào nguồn nước bên ngoài.
 
LƯU GIỮ DẦU, THIẾT BỊ, CHẤT THẢI CHỨA 
PCB
LƯU GIỮ DẦU, THIẾT BỊ, CHẤT THẢI CHỨA 
PCB
CHUẨN BỊ LƯU GIỮ
 Dầu chứa PCBs:
◦ Phuy thép chứa dầu 
◦ Khi phải chuyển dầu có PCBs từ nơi này sang nơi khác 
trong đơn vị phải dùng loại can, xô kim loại có nắp đậy kín
◦ Phuy dầu phải được đánh dấu hoặc dán nhãn rõ ràng
◦ Không để dầu có PCBs với dầu không có PCBs trộn lẫn 
với nhau
 Máy biến thế chứa PCBs
◦ Lưu giữ trong kho, có hệ thống, trang bị phòng ngừa rò rỉ, cháy 
nổ
◦ Không rút dầu ra khỏi máy và không xúc rửa máy biến thế để 
tránh tạo thêm ra vật liệu nhiễm PCBs. 
CHUẨN BỊ LƯU GIỮ
 Tụ điện chứa PCBs
 Tụ điện được giữ ở nguyên trạng, không phá ra. Lưu giữ trong 
phuy sắt hoặc xô thép, đóng kín và dán nhãn.
 Đặt đứng để tránh dầu chảy ra theo đường sứ cách.
 Trong phuy, xô chứa cần được lót bằng mùn cưa hoặc vật liệu 
chống thấm khác để thấm dầu rò chảy ra khỏi tụ điện. 
 Đối với các loại tụ lớn, gói trong bao nhựa rồi làm kín lại
 Khi vận chuyển, tụ điện phải gói kín, đăt vào trong thùng bao có 
khung chắc chắn.
CHUẨN BỊ LƯU GIỮ
 Chất thải, vật liệu nhiễm PCBs
◦ Quản lý như chất thải nguy hại, mức độ kiểm 
soát và an toàn ở mức cao hơn. 
◦ Phân loại riêng biệt để thuận tiện cho việc sắp 
xếp, đóng thùng và lưu giữ.
◦ Có thể chứa trong các thùng phuy 200 lít hoặc 
xô thép, đặy kín và dán nhãn phù hợp. 
LƯU GIỮ TẠM THỜI PCBs TẠI CƠ SỞ 
 Lập kho và lưu giữ phải tuân thủ theo các quy định.
 Phân loại và lưu giữ ở khu vực riêng,đáp ứng các yêu 
cầu về khay hứng, sàn và gờ chống tràn.
 Kiểm tra thường xuyên tình trạng thiết bị, chất thải có 
PCBs trong kho
 Cần loại trừ các nguy cơ gây ra cháy nổ cao trong kho 
 Cấm bán thiết bị, vật dụng có hoặc nhiễm PCBs làm 
phế liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PCB transformers and capacitors: From management to 
reclassification and final disposal, UNEP Chemicals, 2002 
 PCB Transformers and Capacitors From Management to 
Reclassification and Disposal, First Issue, May 2000, UNEP 
Chemicals.
 Guidelines for the identification of PCBs and PCB-containing 
equipment, UNEP Chemicals, 1999
 Guidelines for Identification of PCBs and Materials Containing 
PCBs, First Issue August 1999, UNEP Chemicals, 
 Preparation of a National Environmentally Sound Management 
Plan for PCBs and PCB-Contaminated Equipment, Training 
Manual, Secretariat of the Basel Convention, March 2003.

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_tap_huan_cho_can_bo_moi_truong.pdf