Chương trình phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non.

1.1.1.1. Khái niệm chương trình giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể

các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó thể hiện các mục tiêu

mà người học cần đạt được đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ , nội dung, các

phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập và cách thức đánh giá kết quả

học tập nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.1.1.2. Các chương trình giáo dục mầm non trong nước.

Hiện nay đang tồn tại ba loại chương trình GDMN

- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 tháng đến 6 tuổi (Chương trình chỉnh

lý nhà trẻ và chương trình cải cách mẫu giáo).

- Chương trình đổi mới ( Hướng dẫn thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức

giáo dục trẻ theo chủ đề 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi, nhà trẻ)

- Chương trình giáo dục mầm non mới ban hành tháng 9/2006.

pdf 45 trang kimcuc 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non

Chương trình phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN 
BÀI GIẢNG HỌC PHẦN 
CHƯƠNG TRÌNH- PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC 
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 
 (Dành cho hệ Cao đẳng sư phạm mầm non) 
GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ HẰNG NGA 
TỔ MẦM NON
 1
MỤC LỤC 
Lời mở đầu: ...........................................................................................................6 
Chương 1 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON ......................................8 
1.1. Chương trình giáo dục mầm non - Các cách tiếp cận. ..................................8 
1.1.1. Chương trình giáo dục mầm non. ...............................................................8 
1.1.1.1. Khái niệm chương trình giáo dục mầm non.................................................8 
1.1.1.2. Các chương trình giáo dục mầm non trong nước. ........................................8 
1.1.2. Các cách tiếp cận để xây dựng chương trình giáo dục mầm non. .............8 
1.1.2.1. Tiếp cận mục tiêu........................................................................................8 
1.1.2.2. Tiếp cận nội dung. ......................................................................................9 
1.1.2.3. Tiếp cận phát triển. .....................................................................................9 
1.1.2.4. Tiếp cận truyền thống và tiếp cận phù hợp với trẻ. ......................................9 
1.1.2.5. Tiếp cận dạy học giáo dục hướng vào trẻ và lấy người lớn làm trung tâm. ..9 
1.1.2.6. Tiếp cận cá nhân - tiếp cận tập thể. ...........................................................10 
1.1.2.7. Tiếp cận tích hợp, tiếp cận tương hỗ và tiếp cận tách biệt. ........................10 
1.1.2.8. Tiếp cận bình đẳng và tiếp cận tách biệt...................................................10 
1.2. Các hình thức thiết kế -các bước phát triển chương trình giáo dục mầm 
non........................................................................................................................10 
1.2.1. Các hình thức thiết kế chương trình giáo dục mầm non..........................10 
1.2.1.1. Chương trình được tổ chức theo môn học: ................................................10 
1.2.1.2. Chương trình được tổ chức theo các chủ đề: .............................................11 
1.2.1.3. Chương trình được tổ chức theo các sự kiện: ............................................11 
1.2.1.4. Chương trình tổ chức theo các hoạt động: .................................................11 
1.2.1.5. Chương trình khung:.................................................................................11 
1.2.2. Các bước xây dựng chương trình..............................................................11 
1.3. Sự phát triển chương trình giáo dục mầm non. ..........................................12 
1.3.1. Khái niệm về phát triển chương trình giáo dục mầm non.......................12 
1.3.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển chương trình giáo dục mầm non.
..............................................................................................................................12 
1.3.2.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................12 
1.3.2.2. Cơ sở thực tiễn:.........................................................................................15 
 2
1.3.3. Các mức độ phát triển chương trình giáo dục mầm non. ........................15 
1.4. Tìm hiểu một số chương trình giáo dục mầm non. .....................................17 
1.4.1. Tìm hiểu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 tháng đến 6 tuổi (Chương 
trình chỉnh lý nhà trẻ và chương trình cải cách mẫu giáo) là chương trình được 
tổ chức theo môn học...........................................................................................17 
1.4.2. Tìm hiểu chương trình đổi mới (Hướng dẫn thực hiện đổi mới các hình 
thức tổ chức giáo dục trẻ theo chủ đề: 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi, nhà trẻ) là 
chương trình được tổ chức theo các chủ đề........................................................17 
1.4.3. Tìm hiểu chương trình giáo dục mầm non mới ban hành tháng 9/2006 và 
thực hiện 2009 trong cả nước (chương trình khung) .........................................18 
1.4.3.1. Mục tiêu: ..................................................................................................19 
1.4.3.2. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình giáo dục mầm non . ........19 
1.4.3.3. Nội dung gồm 4 phần:...............................................................................20 
1.4.3.4. Điểm mới so với các chương trình khác: ...................................................20 
Chương 2 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM 
NON .....................................................................................................................21 
2.1. Yếu tố con người:..........................................................................................21 
2.1.1. Giáo viên: ...................................................................................................21 
2.1.2. Cán bộ quản lý ...........................................................................................21 
2.2. Cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. .....22 
2.2.1. Quản lý hoạt động dạy học:.......................................................................22 
2.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục. ......................................................................22 
2.2.3. Quản lý các hoạt động khác trong nhà trường.........................................23 
2.3. Cơ sở vật chất. ..............................................................................................23 
2.3.1. Cơ sở vật chất trong trường mầm non. ....................................................23 
2.3.2. Xây dựng cơ sở vật chất trong trường mầm non. ....................................23 
2.3.2.1. Xác định cơ sở vật chất cần trang bị trong trường mầm non......................23 
2.3.2.2. Mua sắm, sưu tầm trang thiết bị, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu .......24 
2.3.2.3. Sắp xếp , trang trí......................................................................................24 
2.3.2.4. Phối hợp xã hội hoá để trang bị cơ sở vật chất...........................................24 
 3
Chương 3 LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
GIÁO DỤC MẦM NON......................................................................................25 
3.1. Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc của việc lập kế hoạch thực hiện chương 
trình giáo dục mầm non. .....................................................................................25 
3.1.1. Khái niệm kế hoạch: ..................................................................................25 
3.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non
..............................................................................................................................25 
3.1.2.1. Đối với giáo viên ......................................................................................25 
3.1.2.2. Đối với các nhà quản lý : ..........................................................................25 
3.1.2.3. Đối với trẻ mầm non : ...............................................................................26 
3.1.3. Nguyên tắc Xây dựng kế hoạch:................................................................26 
3.1.3.1. Xây dựng kế hoạch phải quán triệt mục tiêu giáo dục mầm non . ..............26 
3.1.3.2. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. ...................26 
3.1.3.3. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính phát triển.......................................26 
3.1.3.4. Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính toàn diện. ......................................26 
3.1.3.5. Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch. ......................................................27 
3.2. Các loại kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Cấu trúc, 
nội dung của từng loại kế hoạch. ........................................................................27 
3.2.1. Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi ..........27 
3.2.1.1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho 
từng độ tuổi ...........................................................................................................27 
3.2.1.2. Cấu trúc kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học: ..........................27 
3.2.2. Lập kế hoạch thực hiện chương trình theo tháng ở lứa tuổi nhà trẻ: .....28 
3.2.3. Lập kế hoạch thực hiện chủ đề .................................................................28 
3.2.3.1. Cấu trúc kế hoạch thực hiện chủ đề...........................................................28 
3.2.3.2. Trình tự các bước lập kế hoạch thực hiện chủ đề:......................................28 
3.2.4. Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục trong một ngày (kế hoạch 
điều khiển hoạt động trong ngày) .......................................................................29 
3.2.5. Kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ...............................29 
Chương 4 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO 
CHỦ ĐỀ ...............................................................................................................31 
 4
4.1. Tổ chức các hoạt động tích hợp theo chủ đề................................................31 
4.1.1. Quan điểm tích hợp trong GDMN ............................................................31 
4.1.2. Tổ chức các hoạt động tích hợp theo chủ đề.............................................31 
4.1.2.1. Khái niệm về chủ đề : ...............................................................................31 
4.1.2.2. Yêu cầu đối với việc lựa chọn chủ đề :......................................................31 
4.1.2.3. Các cách lựa chọn chủ đề :........................................................................31 
4.1.2.4. Tổ chức thực hiện chủ đề: .........................................................................32 
4.1.2.5. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện cách tiếp cận tích hợp theo chủ đề....32 
4.2. Tiếp cận sự kiện trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm 
non và chương trình phát sinh............................................................................32 
4.2.1. Tiếp cận sự kiện trong quá trình thực hiện chủ đề : ................................32 
4.2.1.1. Giáo viên lựa chọn sự kiện theo các tiêu chí sau : .....................................32 
4.2.1.2. Tổ chức thực hiện .....................................................................................33 
4.2.2. Chương trình phát sinh .............................................................................33 
4.2.2.1. Nguồn của chương trình phát sinh:............................................................33 
4.2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của chương trình phát sinh : .................................33 
Chương 5 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG 
MẦM NON ..........................................................................................................35 
5.1. Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc chung, quy trình xây dựng môi trường giáo 
dục trong trường mầm non. ................................................................................35 
5.1.1. Khái niệm:..................................................................................................35 
5.1.2. Ý nghĩa: ......................................................................................................35 
5.1.3. Nguyên tắc chung của việc thiết kế môi trường giáo dục trong trường 
mầm non ..............................................................................................................35 
5.1.4. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. .........36 
5.1.4.1. Xác định nội dung và lập sơ đồ .................................................................36 
5.1.4.2. Mua sắm, sưu tầm trang thiết bị, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu .......36 
5.1.4. 3. Sắp xếp, trang trí......................................................................................36 
5.1.4. 4. Sử dụng môi trường giáo dục. ..................................................................36 
5.2. Hướng dẫn cách thiết kế môi trường giáo dục trong trường mầm non. ....36 
5.2.1. Hướng dẫn cách thiết kế môi trường giáo dục cho một giờ học:.............36 
 5
5.2.2. Hướng dẫn xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời ...........................37 
5.2.3. Hướng dẫn thiết kế môi trường hoạt động chơi ở các góc. ......................37 
5.2.3.1. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................37 
5.2.3.2. Vai trò của môi trường hoạt động góc. ......................................................37 
5.2.3.3. Yêu cầu đối với việc thiết kế môi trường hoạt động góc............................38 
5.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng môi trường giáo dục ........................................38 
Chương 6 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNHGIÁO DỤC 
MẦM NON ..........................................................................................................40 
6.1. Đánh giá chương trình giáo dục mầm non. .................................................40 
6.1.1. Chương trình giáo dục và đánh giá chương trình giáo dục. ..........................40 
6.1.2. Các tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục.................................................40 
6.1.3. Các loại đánh giá chương trình giáo dục. .....................................................40 
6.1.4. Người đánh giá. ...........................................................................................41 
6.2. Tổ chức đánh giá chương trình giáo dục mầm non....................................41 
6.2.1. Hình thức tổ chức đánh giá chương trình GDMN. ..................................41 
6.2.2. Những việc cần tiến hành khi đánh giá chương trình GDMN.................41 
6.3. Nội dung, Phương pháp, hình thức đánh giá việc thực hiện chương trình 
giáo dục mầm non................................................................................................41 
6.3.1. Các nội dung đánh giá việc thực hiện chương trình......................................41 
6.3.2. Phương pháp đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. .......41 
6.3.3. Hình thức kiểm tra đánh giá.........................................................................41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..................................................................................43 
 6
Lời mở đầu: 
Bài giảng học phần Chương trình - phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo 
dục mầm non trong chương trình đào tạo hệ Cao đằng sư phạm mầm non theo tín 
chỉ (04 tín chỉ) với điều kiện sinh viên không có giáo trình trên thư viện của trường 
Đại học Phạm Văn Đồng mà chỉ có tài liệu tham khảo. 
Dựa vào bài giảng này sinh viên định hướng học tập học phần, thực hành, làm bài 
tập và thảo luận tại lớp. 
Bài giảng được trình bày theo 6 chương, sau mỗi chương có câu hỏi và bài tập. 
 Chương 1: Chương trình giáo dục mầm non. 
 Chương 2: Những điều kiện thực hiện chương trình gi ... rong quá trình thực hiện chủ đề : 
4.2.1.1. Giáo viên lựa chọn sự kiện theo các tiêu chí sau : 
 33
- Sự kiện phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, cụ thể, được trẻ quan tâm, 
gần gũi với cuộc sống hiện tại của trẻ. 
- Có thể triển khai các hoạt động và trò chơi cho trẻ. Tuỳ theo nội dung vấn đề và 
hứng thú của trẻ mà thời gian thực hiện có thể từ vài ngày đến 1-2 tuần . 
- Các hoạt động này có thể giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về thế giới mà trẻ sống . 
- Có nguồn vật liệu cung cấp cho trẻ thực hành . 
- Đáp ứng một phần mục tiêu giáo dục của chủ đề đang thực hiện . 
- Giáo viên có hiểu biết nhất định và có hứng thú với vấn đề này 
4.2.1.2. Tổ chức thực hiện 
Thời gian tổ chức tìm hiểu về sự kiện tuỳ thuộc vào hứng thú của trẻ, điều kiện tổ 
chức thực hiện . 
Đối với những sự kiện có thể trở thành một chủ đề thì tổ chức tìm hiểu về sự kiện 
giông với khi thực hiện chủ đề. 
Kết thúc hoạt động tìm hiểu về sự kiện: Cho trẻ trưng bày sản phẩm và chia sẻ với 
bạn bè. 
4.2.2. Chương trình phát sinh 
Chương trình phát sinh là việc lập kế hoạch cho những gì diễn ra trong lớp học và 
sự tập trung vào việc học thông qua tương tác giữa giáo viên và trẻ, giữa các trẻ . 
 4.2.2.1. Nguồn của chương trình phát sinh: 
 * Hứng thú của trẻ 
 * Hứng thú của giáo viên 
 * Các đối tượng trong môi trường xung quanh 
 * Những điều tình cờ xảy ra 
 * Trẻ cùng sống – cùng giải quyết xung đột , quan tâm lẫn nhau và thực 
hiện những nội dung trong sinh hoạt hằng ngày 
 * Nguồn chương trình phát sinh có thể từ kết quả của quá trình quan sát , 
đánh giá trẻ trong khi tổ chức các hoạt động cho trẻ . 
 * Từ những quyển truyện tranh trong góc thư viện 
 4.2.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của chương trình phát sinh : 
 - Sự hiểu biết của giáo viên và trẻ sẽ định hướng quyết định của họ 
 - Giáo viên chú ý kĩ tới việc sử dụng không gian và thời gian . 
 34
 - Giáo viên quan sát trẻ khi chúng chơi , chú ý tới các chủ đề tái diễn, các 
vấn đề mang tính phát triển và các câu hỏi quan trọng . 
 - Các giáo viên coi các mối quan hệ là trung tâm . 
 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Trình bày ý kiến của cá nhân chị về quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm 
non. 
2. Phân tích mục đích và cách thực hiện các giai đoạn và các bước tổ chức thực 
hiện chủ đề. 
3. Thành lập nhóm và thảo luận về các bước tổ chức thực hiện chủ đề. 
4. Chọn một chủ đề phù hợp với địa phương và lên kế hoạch hoạt động thực 
hiện chủ đề đó theo ba bước: Mở chủ đề - Khám phá chủ đề - Đóng chủ đề. 
5. Quan sát trẻ trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong một hoạt động nào đó, 
xác định vấn đề có thể phát triển thành chủ đề hay sự kiện và lên kế hoạch 
cho chương trình phát sinh đó thực hiện trong vài ngày. 
 35
Chương 5 
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC 
TRONG TRƯỜNG MẦM NON 
Mục tiêu: 
Sinh viên nắm được khái niệm, ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục 
trong trường mầm non, nguyên tắc chung của việc thiết kế môi trường giáo dục 
trong trường mầm non,quy trình xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm 
non, thiết kế môi trường giáo dục cho các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm 
non. Đánh giá hiệu quả sử dụng môi trường giáo dục. 
5.1. Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc chung, quy trình xây dựng môi trường giáo 
dục trong trường mầm non. 
5.1.1. Khái niệm: 
 Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và 
xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở 
trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt 
mục tiêu , nhiệm vụ chăm sóc , giáo dục trẻ . 
5.1.2. Ý nghĩa: 
- Đối với nhà giáo dục nó là phương tiện , là điều kiện để họ tác động đến sự phát 
triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi . 
- Đối với phụ huynh và xã hội nó thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự 
đóng góp của cộng đồng xã hội để thoả mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển 
của trẻ trong từng giai đoạn , trong từng thời kỳ . 
5.1.3. Nguyên tắc chung của việc thiết kế môi trường giáo dục trong trường 
mầm non 
- Cần bố trí các khu vực vui chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, 
thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ . 
- Cần tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các khu vực 
- Thiết kế môi trường giáo dục cần đảm bảo tính mục đích 
- Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mĩ cao 
- Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, 
phù hợp với từng lứa tuổi và phản ánh được nội dung của chủ đề . 
 36
- Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng 
nhiều càng tốt. 
- Môi trường giáo dục cần đa dạng , phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ 
- Trường mầm non phải là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã 
hội của trẻ . 
5.1.4. Quy trình xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. 
5.1.4.1. Xác định nội dung và lập sơ đồ 
a) Xác định nội dung cần xây dựng 
- Xây dựng môi trường chung 
- Xây dựng môi trường trong nhóm lớp 
b) Lập sơ đồ về môi trường giáo dụ : 
Mô hình môi trường cần xây dựng phải được thiết kế trên giấy. Tỉ lệ giữa các khu 
vực hoạt động phải cân đối và phù hợp với các điều kiện của mỗi trường, lớp mầm 
non . 
5.1.4.2. Mua sắm, sưu tầm trang thiết bị, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu ... 
- Tổ chức làm tranh, ảnh, đồ dùng, đồ chơi 
- Cô làm 
- Cô và trẻ cùng làm 
- Trẻ tự làm 
5.1.4. 3. Sắp xếp, trang trí. 
- Tạo khoảng không gian phù hợp cho các khu vực hoạt động trong lớp và ngoài 
trời 
- Bố trí vị trí đặt thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần phù hợp với tính chất của từng hoạt 
động, điều kiện thực tiễn ở từng địa phương, đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo cho trẻ 
hoạt động cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm, hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm lứa 
tuổi. 
5.1.4. 4. Sử dụng môi trường giáo dục. 
Sử dụng môi trường giáo dục phải nhẹ nhàng, linh hoạt theo nhiều cách khác nhau, 
vào các thời điểm khác nhau và sử dụng được trong các hoạt động khác nhau . 
5.2. Hướng dẫn cách thiết kế môi trường giáo dục trong trường mầm non. 
5.2.1. Hướng dẫn cách thiết kế môi trường giáo dục cho một giờ học: 
 37
- Thiết kế môi trường giáo dục cho một giờ học cần căn cứ vào mục đích, yêu 
cầu cho một giờ học. 
- Thiết kế các hoạt động theo tiến trình của một giờ học. 
- Dự kiến không gian, vị trí, tổ chức cho bao nhiêu trẻ, thời gian các hoạt 
động . 
- Hình thức tổ chức cho các hoạt động. 
- Chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ tương ứng với các hoạt động. 
5.2.2. Hướng dẫn xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời 
Cần xây dựng sân thành các khu vực: khu vực trồng cây, non bộ, bể cá cảnh; khu 
vực các thiết bị đồ chơi ngoài trời; khu vực chơi với cát, nước, sỏi, và các vật liệu 
chơi với thiên nhiên. 
5.2.3. Hướng dẫn thiết kế môi trường hoạt động chơi ở các góc. 
5.2.3.1. Một số khái niệm cơ bản 
a) Góc hoạt động: Là khoảng không gian nơi trẻ có thể tự chọn tự chơi và hoạt 
động tích cực theo nhu cầu và hứng thú của cá nhân hoặc của nhóm nhỏ với những 
trẻ cùng sở thích. 
b) Chơi và hoạt động ở các góc: Là hình thức tổ chức cho trẻ chơi và hoạt động ở 
các góc, trong đó mỗi góc có nội dung chơi và hoạt động khác nhau, tên góc do cô 
hoặc trẻ đặt, phản ánh nội dung các trò chơi, các hoạt động được chuẩn bị trong các 
góc . 
c ) Môi trường hoạt động góc: Là những điều kiện cần thiết, đảm bảo cho trẻ hoạt 
động ở các góc mà trẻ chọn . 
5.2.3.2. Vai trò của môi trường hoạt động góc. 
- Có vai trò rất to lớn trong việc thoả mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu nhận thức, giao 
tiếp,... giúp trẻ hoạt động tích cực để phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ nhỏ 
- Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội quan sát trẻ nhiều hơn, đánh giá kết quả 
hoạt động của trẻ tốt hơn . 
- Khuyến khích trẻ ra quyết định (trẻ có thể tự chọn góc chơi mà trẻ thích) 
- Giáo dục trẻ học cách chơi cùng với nhau, hợp tác chia sẻ, quan tâm lẫn nhau, biết 
cách thương thuyết, thoả thuận với nhau; học cách kiềm chế, không quấy rầy bạn, 
tuân thủ những quy định của góc chơi . 
 38
- Giúp trẻ củng cố các biể tượng về môi trường xung quanh, phát triển năng lực 
hoạt động trí tuệ của trẻ . 
- Góp phần làm chế độ sinh hoạt hằng ngày trở nên linh hoạt mềm dẻo. Trẻ bớt 
căng thẳng vì có thể chơi ở góc này hoặc góc khác theo ý thích . 
5.2.3.3. Yêu cầu đối với việc thiết kế môi trường hoạt động góc. 
- Chia diện tích phòng thành các góc và khu vực chơi khác nhau . 
- Vị trí và diện tích góc phải phù hợp với nội dung hoạt động và nhu cầu hoạt động 
của trẻ ở từng góc, phù hợp với từng lứa tuổi. 
- Bố trí góc chơi ồn ào như góc xây dựng, góc âm nhạc, ... cách xa góc yên tĩnh. 
Các góc chơi có nội dung liên quan đến nhau nên sắp xếp cạnh nhau để thuận lợi 
cho trẻ khi hoạt động . 
- Có lối đi lại giữa các góc đủ rộng cho trẻ di chuyển . 
- Kệ, giá để đồ chơi, đồ dùng sắp xếp có thẩm mỹ, vừa tầm với của trẻ, thuận lợi 
cho trẻ lấy và cất khi sử dụng và giáo viên bao quát dễ dàng được khi trẻ chơi ở các 
góc. 
- Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với nội dung hoạt động ở các góc và phù hợp với 
đặc điểm, kỹ năng chơi, đặc điểm nhận thức, vốn kinh nghiệm của trẻ ở từng lứa 
tuổi. 
- Cần thường xuyên thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác 
mới, hấp dẫn, thu hút trẻ . 
- Có các góc cố định, có góc tạm thời có thể cất đi tuỳ theo chủ đề. Không nhất thiết 
trong một buổi chơi phải có đủ tất cả các góc. 
- Mỗi góc cần phải có tên góc. Đặt tên góc thật dễ hiểu đối với trẻ . 
5.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng môi trường giáo dục 
- Môi trường hoạt động đã góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung của hoạt động 
hay chưa? 
- GV đã phát huy tối đa tính năng sử dụng của đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động 
hay chưa? 
- Trẻ năng sử dụng của đồ dùng, đồ chơi đã chuẩn bị như thế nào? 
- Những đồ dùng, đồ chơi có thể khai thác sử dụng cho hoạt động khác được 
không? 
 39
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1. Hãy trình bày khái niệm, ý nghĩa của việc thiết kế, xây dựng môi trường giáo 
dục trong trường mầm non. 
2. Phân tích các nguyên tắc thiết kế môi trường giáo dục trong trường mầm non. 
3. Trình bày quy trình xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. 
4. Quan sát môi trường giáo dục cho các hoạt động trong trường mầm non, một 
lớp, ghi chép mô tả lại môi trường giáo dục đó. Đưa ra những nhận xét và đề 
xuất cách thay đổi môi trường giáo dục đó. 
5. Thiết kế môi trường cho một giờ học. 
6. Thiết kế môi trường giáo dục cho các góc (theo chủ đề tự chọn). 
 40
Chương 6 
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
GIÁO DỤC MẦM NON 
Mục tiêu 
Sinh viên nắm được khái niệm , ý nghĩa của việc đánh giá thực hiện chương trình 
giáo dục mầm non,nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá việc thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non. 
6.1. Đánh giá chương trình giáo dục mầm non. 
6.1.1. Chương trình giáo dục và đánh giá chương trình giáo dục. 
 + Chương trình giáo dục mầm non là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch 
tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó thể hiện các 
mục tiêu mà người học cần đạt được đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ , nội 
dung, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập và cách thức đánh 
giá kết quả học tập nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 
 + Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non là quá trình thu 
thập thông tin về hiện trạng việc thực hiện chương trình, phân tích và so sánh nó với 
mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình chăm sóc, giáo 
dục cho phù hợp với trẻ trên cơ sở đó mà nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục 
trẻ. 
6.1.2. Các tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục. 
 + Tính trình tự. 
 + Tính cố kết. 
 + Tính phù hợp 
 + Tính cân đối. 
 + Tính cập nhật 
 + Tính hiệu quả. 
6.1.3. Các loại đánh giá chương trình giáo dục. 
 + Đánh giá tổng kết. 
 41
 Sau một giai đoạn thực hiện hoặc sau một giai đoạn thực hiện chương trình nhằm 
đưa ra nhận xét đánh giá về chương trình. 
 + Đánh giá hình thành. 
 Đánh giá nhằm xác định những khía cạnh khác nhau cần cải tiến và hướng dẫn 
việc cải tiến ấy. 
6.1.4. Người đánh giá. 
 + Có thể là các nhân có uy tín về lĩnh vực chuyên ngành. 
 + Một nhóm người được coi là có khả năng đánh giá toàn bộ chương trình. 
6.2. Tổ chức đánh giá chương trình giáo dục mầm non. 
6.2.1. Hình thức tổ chức đánh giá chương trình GDMN. 
 + Tổ chức đánh giá từ bên trong. 
 + Tổ chức đánh giá từ bên ngoài 
6.2.2. Những việc cần tiến hành khi đánh giá chương trình GDMN. 
 + Xác định chỉ số để đánh giá thực hiện chương trình GDMN. 
 + Nội dung quy trình đánh giá chương trình GDMN. 
6.3. Nội dung, Phương pháp, hình thức đánh giá việc thực hiện chương trình 
giáo dục mầm non. 
6.3.1. Các nội dung đánh giá việc thực hiện chương trình. 
 + Đánh giá sự phát triển của trẻ 
 + Đánh giá việc tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên. 
 + Đánh giá hoạt động quản lý trường. 
 + Đánh giá cơ sở vật chất của trường. 
6.3.2. Phương pháp đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. 
 + Quan sát 
 + Điều tra bằng phiếu hỏi 
 + Kiểm kê hay trắc nghiệm 
 + Sản phẩm của các hoạt động giáo dục. 
 + Phỏng vấn. 
6.3.3. Hình thức kiểm tra đánh giá 
 + Đánh giá thường xuyên 
 42
 - Đánh giá sau mỗi chủ đề 
 - Đánh giá hàng ngày 
 + Đánh giá định kì 
 + Đánh giá quá trình 
 + Đánh giá kết quả 
 + Đánh giá từng phần 
 + Đánh giá toàn diện 
 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
2. Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Hướng dẫn thực hiện chương 
trình giáo dục mầm non Nhà trẻ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
3. Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Hướng dẫn thực hiện chương 
trình giáo dục mầm non Mẫu giáo Bé, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
4. Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Hướng dẫn thực hiện chương 
trình giáo dục mầm non Mẫu giáo nhỡ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
5. Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Hướng dẫn thực hiện chương 
trình giáo dục mầm non Mẫu giáo lớn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
6. Lê Thu Hương (2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo 
dục trong trường mầm non theo chủ đề (Trẻ nhà trẻ), NXB Giáo dục, Hà Nội. 
7. Lê Thu Hương (2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo 
dục trong trường mầm non theo chủ đề (Trẻ 3 – 4 tuổi), NXB Giáo dục, Hà 
Nội. 
8. Lê Thu Hương (2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo 
dục trong trường mầm non theo chủ đề (Trẻ 4 – 5 tuổi), NXB Giáo dục, Hà 
Nội. 
9. Lê Thu Hương (2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo 
dục trong trường mầm non theo chủ đề (Trẻ 5 – 6 tuổi), NXB Giáo dục, Hà 
Nội. 
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Chương trình chăm sóc giáo dục nhà trẻ 
(3 – 36 tháng) và hướng dẫn thực hiện , NXB Giáo dục, Hà Nội. 
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu 
giáo (3 – 4 tuổi) và hướng dẫn thực hiện , NXB Giáo dục, Hà Nội. 
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu 
giáo (4 – 5 tuổi) và hướng dẫn thực hiện , NXB Giáo dục, Hà Nội. 
 44
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu 
giáo (5 – 6 tuổi) và hướng dẫn thực hiện , NXB Giáo dục, Hà Nội. 
14. Lê Bạch Tuyết(2008), Cẩm nang dành cho cán bộ quản lý giáo dục mầm 
non, NXB Giáo dục, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_phat_trien_va_to_chuc_thuc_hien_chuong_trinh_gi.pdf