Chương trình phát triển hài hòa

Để cung cấp thông tin về vai trò của năng lượng hạt trong việc bảo đảm an ninh cung cấp

năng lượng và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chúng

tôi xin giới thiệu một số thông tin về Chương trình phát triển hài hòa (The Harmony Programme) là

Chương trình do Hiệp hội hạt nhân thế giới (World Nuclear Association - WNA) khởi xướng. Chương

trình này đưa ra tầm nhìn của ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu đối với tương lai của ngành điện.

Hiệp hội hạt nhân thế giới đang đi đầu trong việc tham gia vào ngành công nghiệp hạt nhân để xác

định các ứng phó mang định hướng giải pháp cần thiết và tiếp cận với các bên liên quan chủ yếu để

đạt được mục tiêu của Chương trình.

pdf 4 trang kimcuc 18140
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình phát triển hài hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình phát triển hài hòa

Chương trình phát triển hài hòa
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
27Số 54 - Tháng 03/2018
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HÀI HÒA
Để cung cấp thông tin về vai trò của năng lượng hạt trong việc bảo đảm an ninh cung cấp 
năng lượng và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chúng 
tôi xin giới thiệu một số thông tin về Chương trình phát triển hài hòa (The Harmony Programme) là 
Chương trình do Hiệp hội hạt nhân thế giới (World Nuclear Association - WNA) khởi xướng. Chương 
trình này đưa ra tầm nhìn của ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu đối với tương lai của ngành điện. 
Hiệp hội hạt nhân thế giới đang đi đầu trong việc tham gia vào ngành công nghiệp hạt nhân để xác 
định các ứng phó mang định hướng giải pháp cần thiết và tiếp cận với các bên liên quan chủ yếu để 
đạt được mục tiêu của Chương trình.
Thông tin được trích dẫn từ bài Harmony - The global nuclear industry’s vision for the future 
of electricity đăng trên website www.world-nuclear.org
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về 
các nguồn sản xuất điện năng sạch, giá cả hợp lý 
và tin cậy, chúng ta phải cần vận hành tất cả các 
nguồn năng lượng carbon thấp như là một phần 
của chính sách đa dạng hóa các nguồn năng lượng. 
Để đạt được điều này đòi hỏi vào năm 2050 tổng 
công suất năng lượng hạt nhân toàn cầu phải tăng 
gấp ba lần so với năm 2016. Chương trình phát 
triển hài hòa đưa ra một khuôn khổ hành động 
nhằm giúp cho ngành công nghiệp hạt nhân tiếp 
cận với các bên liên quan chủ chốt để có thể dỡ 
bỏ các rào cản đối với sự tăng trưởng của năng 
lượng hạt nhân.
Mục tiêu của Chương trình phát triển hài hòa
Đến năm 2050, năng lượng hạt nhân sẽ 
cung cấp 25% tổng sản lượng điện năng toàn cầu 
với tổng công suất được xây mới là 1000 GWe so 
với năm 2016.
Tại sao chúng ta cần Chương trình phát triển 
hài hòa
Sử dụng với điện và không khí sạch là 
những vấn đề quan trọng mang tính sống còn. 
Hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng 7 triệu 
người chết do ô nhiễm không khí, trong đó phần 
lớn liên quan đến sử dụng năng lượng. Người 
ta ước tính rằng hiện nay khoảng 2,7 tỷ người 
không có các thiết bị nấu ăn sạch, và 1,2 tỷ người 
không được sử dụng điện đầy đủ.
Nhu cầu điện năng toàn cầu đang tăng lên 
ít nhất là gấp đôi vào năm 2050 do có thêm nhiều 
nước công nghiệp hóa và đang tìm cách cải thiện 
chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên yêu cầu đặt ra 
là trong khi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng 
ngày càng tăng thì ngành công nghiệp sản xuất 
điện năng phải giảm ô nhiễm không khí và giảm 
phát thải khí nhà kính.
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
28 Số 54 - Tháng 03/2018
Mục tiêu phát triển hài hòa được xây 
dựng từ kịch bản 2 ˚C của Cơ quan Năng lượng 
quốc tế (International Energy Agency - IEA, là 
một tổ chức thuộc OECD). Theo kịch bản này để 
tránh các nguy cơ biến đổi khí hậu đòi hỏi phải 
có ít nhất 80% điện năng được cung cấp từ các 
nguồn năng lượng carbon thấp, tăng từ mức 34% 
như hiện nay.
Chúng ta thấy rằng có thể kết hợp việc gia 
tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng cacbon thấp với 
việc giảm đáng kể các nguồn năng lượng sử dụng 
nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo cung cấp năng 
lượng tương lai sạch, giá cả hợp lý và tin cậy.
Hiện nay, năng lượng hạt nhân được sử 
dụng ở hơn 30 quốc gia và cung cấp 11% tổng 
sản lượng điện năng toàn cầu. Tỷ lệ 25% điện 
hạt nhân vào năm 2050 sẽ giúp cân bằng nhu cầu 
không ngừng tăng lên về phát triển con người 
với bảo vệ môi trường tự nhiên, đồng thời hỗ trợ 
việc đưa vào các công nghệ sản xuất năng lượng 
carbon thấp khác vào sử dụng.
Theo tài liệu “IEA World Energy Outlook 
2016”, điện hạt nhân cạnh tranh về chi phí. Chi 
phí sản xuất một đơn vị điện năng từ điện gió 
hoặc điện mặt trời PV cao hơn từ 22-40% so với 
điện hạt nhân, chưa kể phải tính thêm chi phí 
cho việc điều chỉnh lưới điện và cung cấp điện 
dự phòng cần thiết để bù đắp cho nguồn cung 
cấp không thường xuyên (đây là nhược điểm của 
năng lượng tái tạo như gió, mặt trời). 
Như vậy, có thể thấy năng lượng hạt nhân 
có những lợi thế sau:
- Là năng lượng sạch, không làm ô nhiễm 
không khí;
- Là năng lượng carbon thấp nên là một 
phần quan trọng của giải pháp đối phó với các 
thách thức về biến đổi khí hậu;
- Nhu cầu sử dụng đất và sử dụng tài 
nguyên ít, để lại nhiều không gian hơn cho thiên 
nhiên;
- Là một đối tác bổ sung cho các nguồn 
năng lượng tái tạo;
- Có khả năng phát điện 24/7, nhưng cũng 
có thể vận hành linh hoạt nếu muốn;
- Tăng cường an ninh cung cấp năng 
lượng và khả năng phục hồi lưới điện trong một 
thế giới còn bất định;
- Là một trong những lựa chọn năng 
lượng cạnh tranh về chi phí trong nhiều thập niên 
hoạt động;
- Hỗ trợ các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
29Số 54 - Tháng 03/2018
cao về công nghệ cao và hoạt động kinh tế ở các 
cộng đồng lân cận;
- Là công nghệ đã được kiểm chứng, sẵn 
có và có thể được mở rộng nhanh chóng;
- Đang được cải tiến, với các công nghệ 
mới nâng cao hiệu quả và mở ra các ứng dụng 
mới;
- Có thể cung cấp đồng vị và hỗ trợ cho y 
học, công nghiệp và nông nghiệp.
Những thách thức của Chương trình phát 
triển hài hòa
Với kinh nghiệm và kiến thức mà chúng 
ta đã đạt được, ngành công nghiệp hạt nhân toàn 
cầu đang có một vị trí vững chắc để thực hiện mục 
tiêu của Chương trình phát triển hài hòa. Đây là 
một chương trình đầy tham vọng nhưng tốc độ 
xây dựng các lò phản ứng mới cũng sẽ không cao 
hơn mức đã từng đạt được trong lịch sử.
Tốc độ xây dựng để đạt được mục tiêu 
1000 GWe công suất hạt nhân mới của Chương 
trình phát triển hài hòa vào năm 2050 là:
- 10 GWe / năm giai đoạn 2016 - 2020
- 25 GWe / năm giai đoạn 2021 - 2025
- 33 GWe / năm giai đoạn 2026 - 2050
Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này 
không dễ dàng do hiện có một số rào cản đối với 
phát triển năng lượng hạt nhân:
- Các thị trường điện lực hiện đang không 
chấp nhận toàn bộ chi phí và lợi ích của các các 
dạng sản xuất điện. Ngay cả khi việc định giá 
carbon được thực hiện, nó cũng vẫn chưa thể hiện 
được những chi phí thực sự lâu dài của biến đổi 
khí hậu. Hiện nay không có tín dụng nào được 
đưa ra cho sự cung cấp điện đáng tin cậy, lâu dài, 
24/7 của năng lượng hạt nhân hoặc công nhận chi 
phí để tạo nguồn dự phòng cho các nguồn không 
liên tục. 
- Nhiều rào cản về pháp quy, từ quá trình 
cấp phép và các yêu cầu an toàn đa dạng của các 
quốc gia đang hạn chế thương mại và đầu tư vào 
năng lượng hạt nhân trên toàn cầu. Việc thiếu 
những tiêu chuẩn quốc tế đặt ra những gánh nặng 
không cần thiết đối với các hoạt động hạt nhân và 
sự chậm trễ trong việc cấp giấy phép thiết kế mới 
cản trở sự đổi mới.
- Hệ thống năng lượng hiện tại không 
xem xét an toàn từ một triển vọng xã hội toàn 
diện. Lợi ích về sức khoẻ và môi trường của năng 
lượng hạt nhân không được đánh giá một cách 
công bằng với các nguồn năng lượng khác. Cuộc 
tranh luận hạt nhân hiện nay chỉ tập trung vào an 
toàn hạt nhân, bỏ qua các yếu tố khác như kinh tế, 
phát triển công nghiệp, nhu cầu xã hội, sức khoẻ 
cộng đồng và môi trường.
Việc đạt được 1000 GWe công suất xây 
dựng mới vào năm 2050 đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác 
của toàn bộ cộng đồng hạt nhân - từ ngành công 
nghiệp đến các tổ chức nghiên cứu, các chính phủ 
và các cơ quan pháp quy - nhằm tập trung vào 
việc dỡ bỏ các rào cản thực sự đối với tăng trưởng 
của năng lượng hạt nhân.
Để vượt qua được các thách thức đó, 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
30 Số 54 - Tháng 03/2018
ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu và tất cả 
các bên liên quan cần tìm cách giải pháp để thực 
hiện một số yêu cầu sau:
- Thiết lập một sân chơi bình đẳng trong 
các thị trường năng lượng nhằm tối ưu hóa các 
nguồn năng lượng carbon thấp hiện có và thúc 
đẩy đầu tư vào năng lượng sạch trong tương lai, 
nơi mà năng lượng hạt nhân được đối xử trong 
một cơ hội bình đẳng với các công nghệ carbon 
thấp khác và được công nhận giá trị của nó là một 
nguồn năng lượng carbon thấp đáng tin cậy và 
linh hoạt.
- Đảm bảo các quy trình pháp quy hài hòa 
nhằm thiết lập một chế độ cấp phép hạt nhân phù 
hợp hơn, hiệu quả hơn và có thể dự báo được 
trên quy mô quốc tế, nhằm tạo điều kiện tăng 
trưởng đáng kể năng lượng hạt nhân mà không 
ảnh hưởng đến an toàn và an ninh.
- Tạo ra một mô hình an toàn hiệu quả 
hướng vào phúc lợi công cộng đích thực, trong 
đó những lợi ích về sức khoẻ, môi trường và an 
toàn của năng lượng hạt nhân được nhận thức và 
đánh giá đúng đắn hơn khi so sánh với các nguồn 
năng lượng khác.
Lê Doãn Phác

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_phat_trien_hai_hoa.pdf