Chương trình mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái

a. Nhiệm vụ:

Dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ôtô chuyển động ổn định theo hướng đã định của người lái.

b. Yêu cầu:

Đảm bảo các bánh xe dẫn hướng quay vòng không bị trượt,

- Giảm sự va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái,

- Đảm bảo cho ôtô chuyển động thẳng ổn định,

- Điều khiển lái nhẹ nhàng và tiện lợi,

- Bán kính quay vòng của ôtô nhỏ.

c. Phân loại hệ thống lái:

*. Theo vị trí đặt tay lái:

Loại vị trí đặt tay lái bên phải (khi luật quy định chiều thuận của chuyển động là chiều trái).

Loại vị trí đặt tay lái bên trái (khi luật quy định chiều thuận của chuyển động là chiều phải).

*. Theo kết cấu của chuyển động:

Loại dẫn động cơ khí, dẫn động khí nén và dẫn động thủy lực.

 

docx 42 trang kimcuc 14740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

Chương trình mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI
Mã số mô đun: MĐ 24
Thời gian mô đun: 60 giờ	 (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 43 giờ; kiểm tra: 2h)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: 
- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở MH 15, MH 16, MH 17, MH 18, MH 19, MH 20, MĐ 21, MĐ 23.
- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề.
- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: 
Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái ô tô;
Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái;
Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống lái;
Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống lái ô tô;
Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô;
Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận hệ thống lái đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa;
Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn;
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Hệ thống lái ô tô
15
6
9
0
2
Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái
9
3
6
0
3
Bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái
6
0
6
0
4
Bảo dưỡng và sửa chữa cầu dẫn hướng
9
3
6
0
5
Bảo dưỡng và sửa chữa trợ lực lái
21
3
16
2
Cộng: 
60
15
43
2
Bài 1: Hệ thống lái ô tô Thời gian: 15h (LT 6h; TH 9h)
Mục tiêu của bài: 
Học xong bài này học sinh có khả năng: 
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái;
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống lái;
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống lái đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
 Nội dung: 	
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái
a. Nhiệm vụ:
Dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ôtô chuyển động ổn định theo hướng đã định của người lái. 
b. Yêu cầu:
Đảm bảo các bánh xe dẫn hướng quay vòng không bị trượt,
- Giảm sự va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái,
- Đảm bảo cho ôtô chuyển động thẳng ổn định,
- Điều khiển lái nhẹ nhàng và tiện lợi,
- Bán kính quay vòng của ôtô nhỏ.
c. Phân loại hệ thống lái:
*. Theo vị trí đặt tay lái:
Loại vị trí đặt tay lái bên phải (khi luật quy định chiều thuận của chuyển động là chiều trái).
Loại vị trí đặt tay lái bên trái (khi luật quy định chiều thuận của chuyển động là chiều phải).
*. Theo kết cấu của chuyển động:
Loại dẫn động cơ khí, dẫn động khí nén và dẫn động thủy lực.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái
a. Cấu tạo.
Chú thích:
1. Trục tay lái; 2. Cơ cấu lái; 3. Đòn chuyển hướng; 4. Đòn kéo dọc; 5. Đòn kéo bên; 6. Đòn quay; 7. Đòn kéo ngang.
8. Cam quay;
8
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo hệ thống lái cơ khí.
b. Nguyên tắc hoạt động.
Nguyên lý làm việc khi muốn thay đổi chuyển hướng chuyển động của ôtô sang phải hoặc sang trái ta tác dụng vào tay lái, qua cơ cấu lái làm quay đòn chuyển hướng, đòn chuyển hướng đẩy đòn kéo dọc dịch chuyển làm đòn quay đẩy cam 8 quay. Đòng thời lúc đó các đòn bên và đòn kéo ngang (hình thang lái) dịch chuyển, tạo ra sự quay các bánh xe dẫn hướng với những góc khác nhau theo tỉ lệ nhất định đảm bảo quay không trượt.
3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống lái
a. Quy trình tháo lắp, kiểm tra bên ngoài các bộ phận (ƯD xe zill 130).
B 1: Tháo vành tay lái.
B 2: Trục tay lái, 
* Hộp tay lái 
B 1: Tháo đòn quay đứng. Kìm, mỏ lết, nắn thẳng chốt chẻ, nới ốc ra ngược chiều kim đồng hồ.
B 2: Tháo nắp bên hông hộp lái. Chòng 14, nới các đinh bulông lỏng đều ngược chiều kim đồng hồ.
B 3: Tháo đòn quay ngang. Dùng tay
B 4: Tháo đai ốc hãm ổ đỡ đầu trục vít. Cà lê moóc, nới ngược chiều kim đồng hồ, khi lỏng dùng tay vặn.
B 5: Tháo ổ đỡ và trục vít. Dùng tay, xoay ổ đỡ ra khỏi thân, rút cân trục.
B 6: Tháo 2 vòng bi trên trục. Dùng tay
4 
3 
5 
2 
1 
6 
 7
 9 8
Hình 2. Cấu tạo hệ thống lái cơ khí.
Chú thích
1. Bu lông; 
2. Lông đèn;
3. Cần cố định;
4. Chốt côn quay,
5. Trục vít;
6. Đòn quay đứng;
7. Thân hộp;
8. Vòng bi;
9. Các đệm.
* Dẫn động lái.
B 1: Tháo cần nối ngang ra khỏi cần nối khớp chuyển hướng. Kìm B, tuýp 30 + tay quay, nắn thẳng chốt chẻ. Vặn ốc hãm ngược chiều kim đồng hồ.
B 2: Tháo 2 cần nối khớp chuyển hướng ở 2 cam quay. Kìm B, tuýp khẩu 43, nắn thẳng chốt chẻ, vặn ốc hãm ngược chiều kim đồng hồ ra rồi đóng cần ra khỏi cam
B 3: Tháo 2 rôtuyn. Cờlê 12, vặn ốc lỏng đều.
B 4: Tháo 2 khớp nối ren 2 đầu cần kéo ngang. Cờlê 14-17, êtô, kẹp chặt cần kéo trên ê tô, nới lỏng 2 ốc hãm rồi mới vặn khớp nối. 
Hình. 3: Dẫn động lái
b. Bảo dưỡng: 	
+ Tháo, kiểm tra bên ngoài các bộ phận: Vành, trục tay lái, hộp tay lái và dẫn động lái.
+ Làm sạch, vô dầu mở và các bộ phận. 
+ Lắp và vặn chặt các bộ phận.
--------------------------------------------------------------------
Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái 	 Thời gian: 9h (LT 3h; TH 6h)
Mục tiêu của bài: 
Học xong bài này học sinh có khả năng: 
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại cơ cấu lái;
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái;
- Nêu được các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu lái
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu lái đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
 Nội dung: 	
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu lái
a, Nhiệm vụ:
Cơ cấu lái dùng để điều khiển dẫn động lái thực hiện giữ nguyên hoặc thay đổi hướng chuyển động của ô tô.
Cơ cấu lái là một hộp giảm tốc đảm bảo tăng mô men tác động của người lái tới các bánh xe dẫn hướng khi quay vòng, tỷ số truyền từ 1/20 đến 1/15.
b. Yêu cầu:
- Điều khiển nhẹ, chính xác và an toàn
- Cấu tạo đơn giản, vận hành êm và có độ bền cao.
- Chiếm ít không gian, dễ dàng tháo lắp và điều chỉnh.
- Độ rơ của cơ cấu lái nhỏ.
c. Phân loại cơ cấu lái.
 * Theo đặc điểm truyền lực:
 - Cơ cấu lái cơ khí
 - Cơ cấu lái có trợ lực
 * Theo kết cấu gồm có :
 - Loại trục vít - bánh vít
 - Loại bánh răng - thanh răng
 - Loại trục vít - con lăn
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái
2.1. Cấu tạo
Hình 4. Sơ đồ cấu tạo cơ cấu lái
-Vành tay lái làm bằng thép có bọc nhựa bên ngoài và có phần then hoa để lắp với trục tay lái.
- Trục tay lái làm bằng thép, hai đầu có phần then hoa để lắp với vành lái và hộp tay lái ( có loại trục tay lái dài có thêm khớp các đăng ). Bên ngoài có ống trục tay lái lắp với thân xe và làm giá đỡ lắp trục tay lái.
- Hộp tay lái có vỏ hộp làm bằng gang hoặc nhôm và được lắp chặt trên khung xe, bên trong có trục vít làm bằng đồng lắp trên hai ổ bi côn và lắp chặt với trục chủ động làm bằng thép có một đầu có ống then hoa để lắp chặt với trục tay lái. Vành răng và trục làm bằng thép lắp trên hai ổ bi trong vỏ hộp, một đầu trục có then hoa để lắp với đòn quay đứng . Bên trong hộp tay lái còn có các đệm để điều chỉnh khe hở đầu trục tay lái.
2.2. Nguyên lý hoạt động.
 Chuyển động của vành tay lái là chuyển động quay, các chuyển động của bánh xe quay quanh trụ đứng và được dẫn động thông qua đòn quay đứng, các thanh kéo dọc và thanh kéo ngang dẫn động hai bánh xe.
 	Khi quay vành tay lái, thông qua trục tay lái làm cho trục vít quay tạo ra lực đẩy trên vành răng làm quay trục đòn quay đứng để điều khiển dẫn động lái chuyển động chính xác và nhẹ nhàng.
 	Góc quay vành tay lái = 1,5 – 2,5 vòng về một phía và góc quay bánh xe dẫn hướng tương ứng từ 300 đến 400 nhằm đảm bảo lực điều khiển tay lái nhẹ và chính xác.
	Khi vành tay lái quay, tạo nên chuyển động quay của trục vít vô tận. Trục vít không di chuyển dọc trục nên ê cu bên ngoài sẽ dich chuyển, tức là đẩy thanh răng dịch chuyển. Sự dịch chuyển của thanh răng làm quay cung răng và trục bị động. Đòn quay ngang bắt trên trục bị động bằng then hoa cùng bị xoay một góc thích hợp.
	Nếu trục vít và ê cu ăn khớp trực tiếp, ma sát phát sinh sẽ rất lớn (ma sát trượt). Việc dùng các viên bi nằm giữa ( truyền lực của trục vít sang ê cu) giảm nhỏ lực ma sát nhiều lần (ma sát lăn). Do vậy kết cấu cho phép có độ bền mòn cao và độ rơ nhỏ.
	Ma sát giữa thanh răng và cung răng lớn và thường xuyên chịu tải, nên kết cấu sử dụng các răng có dạng tiết diện thay đổi, cho phép tiến hành điều chỉnh. Khi bị mòn, nếu đẩy sâu ốc điều chỉnh sẽ đẩy cung răng đi sâu vào thanh răng làm giảm khe hở giữa các răng ăn khớp.
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu lái
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng.
Hiện tượng
Nguyên nhân
 - Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn khác thường ở cụm cơ cấu lái, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng.
- Bánh vít, con lăn và ổ bi bị : mòn, nứt vỡ, rỗ nhiều, thiếu dầu bôi trơn 
-Trục tay lái bị cong vênh
 - Khi điều khiển vành tay lái cảm thấy nặng hơn bình thường và rung giật, tốc độ càng lớn sự rung giật càng tăng
- Hộp tay lái : vì ổ bi, thiếu dầu bôi trơn 
 -Trục tay lái :cong vênh nhiều
 - Khe hở đầu trục vít không có (hoặc điều chỉnh sai)
 - Bộ trợ lực lái hỏng
 - Điều chỉnh sai các góc nghiêng và độ chụm các bánh xe 
Khi ô tô đang hoạt động, người lái xoay vành tay lái không có tác dụng điều khiển, xe vận hành không ổn định (mất lái) rất nguy hiểm.
- Đứt, gãy thanh kéo dọc hoặc gãy, đứt khớp cầu 
- Đứt, gãy thanh kéo ngang hoặc gãy, đứt khớp cầu
Bên ngoài vỏ hộp tay lái và bộ trợ lực lái có vết bẩn, chảy rỉ dầu bôi trơn.
- Vỏ hộp tay lái : bị nứt, hở và hỏng các đầu nối, đệm.
- Bộ trợ lực lái : bị nứt, hở và hỏng các đầu nối, đệm.
3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 
3.2.1. Kiểm tra khi vận hành
 - Khi vận hành ô tô điều khiển tay lái nặng và nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm cơ cấu lái, nếu có tiếng ồn và điều khiển tay lái nặng cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
 3.2.2. Kiểm tra bên ngoài cơ cấu lái
 - Kiểm tra sự gãy, lỏng của khớp cầu đòn quay đứng và đầu nối trục tay lái.
 - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài các chi tiết cơ cấu lái.
Hình 5: Sơ đồ cấu tạo cơ cấu lái loại thanh răng – trục răng
3.2.3. Bảo dưỡng cơ cấu lái.
B1. Làm sạch bên ngoài và xả dầu bôi trơn hộp tay lái
 	B2. Tháo rời các chi tiết, bộ phận và làm sạch.
 	B3. Kiểm tra hư hỏng chi tiết
 	B4. Thay thế chi tiết theo định kỳ ( joăng, đệm, các ổ bi)
B5. Tra mỡ và lắp các chi tiết và bộ phận.
 	B6. Thay dầu bôi trơn 
 	B7. Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu lái
4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái.
4.1. Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái
a, Quy trình tháo cơ cấu lái trên xe ô tô zill 130.
Bước 1.Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
 	- Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp 
- Kích nâng, giá kê chèn lốp xe. 
Bước 2. Làm sạch bên ngoài cụm hệ thống lái
 	- Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô.
 	- Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn bám bên ngoài cụm cơ cấu lái
Bước 3. Tháo vành tay lái 
	- Vạch dấu giữa hai phần then hoa của trục tay lái và vành tay lái.
	- Tháo các đai ốc hãm
	- Tháo vành tay lái
Bước 4. Tháo trục tay lái và ống trục tay lái
 	- Vạch dấu giữa trục tay lái và đầu trục vít của hộp tay lái (Hình. 6a).
 	- Tháo các đầu nối, dây dẫn bắt với trục tay lái 
 	- Tháo đai ốc hãm đầu trục vít 
 	- Tháo các đai ốc hãm ống trục tay lái và các cần điều khiển còi, đèn (nếu có)
- Lấy trục và ống trục tay lái ra ngoài 
Bước 5.Tháo hộp tay lái ra khỏi ôtô (hình. 6d)
 	- Xả dầu hộp tay lái
 	- Vạch dấu giữa đòn quay đứng và đầu trục vành răng (Hình. 6b)
 	- Tháo đai ốc hãm và dùng cảo tháo đòn quay đứng (Hình. 6c)
 	- Tháo các bulông hãm hộp tay lái
 	- Tháo hộp tay lái ra ngoài
Bước 6. Tháo bơm trợ lực lái và bộ trợ lực lái (nếu có)
Bước 7. Làm sạch chi tiết và kiểm tra
 	- Làm sạch chi tiết
 	- Kiểm tra các chi tiết
Hình 6: Tháo cơ cấu lái
b, Quy trình lắp cơ cấu lái lên xe ô tô.
Quy trình lắp ngược với quy trình tháo, sau khi kiểm tra bảo dưỡng và thay thế các chi tiết bị hư hỏng.
Các chú ý trong quá trình thực hành.
 - Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe.
 - Thay dầu đúng loại và tra mỡ bôi trơn các chi tiết : ổ bi, then hoa và bánh vít.
 - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng.
 - Lắp đúng vị trí dấu của các chi tiết của cơ cấu lái.
 - Điều chỉnh cơ cấu lái.
4.2. Bảo dưỡng
4.2.1. Quy trình bảo dưỡng.
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
 - Bộ dụng cơ tay tháo lắp cơ cấu lái và các bộ vam, cảo chuyên dùng
 - Mỡ bôi trơn và dung dịch rửa
Bước 2. Tháo rời và làm sạch các chi tiết cơ cấu lái
 - Tháo vành, trục tay lái và đòn quay đứng
 - Tháo rời hộp tay lái 
 - Dùng dung dịch rửa, bơm hơi, giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài các chi tiết
Bước 3. Kiểm tra bên chi tiết
 - Kiểm tra bên ngoài các chi tiết : Trục vít, bánh vít, joăng, đệm, các ổ bi: 
 - Kính phóng đại và mắt thường
Bước 4. Lắp và bôi trơn các chi tiết
 -Tra mỡ bôi trơn
 - Lắp các chi tiết.
Bước 5. Điều chỉnh cơ cấu lái
 - Dùng cân lực để kiểm tra và dùng các đệm để điều chỉnh độ rơ của hộp tay lái
Bước 6. Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp
 - Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng
Các chú ý 
 - Kê kích và chèn lốp xe an toàn
 - Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và chân hỏng ren.
 - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định.
 - Thay thế các chi tiết theo định kỳ và bị hư hỏng.
 - Điều chỉnh cơ cấu lái đúng yêu cầu kỹ thuật
4.2.2. Điều chỉnh cơ cấu lái.
4.2.2.1. Điều chỉnh khe hở dọc trục tay lái (hình 7)
Hình 7. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở dọc trục tay lái
a- Kiểm tra hộp tay lái b- Điều chỉnh đệm hộp tay lái c- Điều chỉnh đai ốc hãm
a) Kiểm tra 
 Tháo thanh kéo dọc, dùng tay lắc cần quay đứng. Nếu cảm thấy có độ rơ lớn hơn tiêu chuẩn cần phải điều chỉnh. 
b) Điều chỉnh
 - Tháo nắp hộp tay lái ( hoặc chốt hãm của đai ốc điều chỉnh)
 - Tiến hành thêm hoặc bớt đệm dưới trục vít (hoặc vặn đai ốc điều chỉnh vào hoặc ra) để đạt được độ rơ tiêu chuẩn.
4.2.2.2) Điều chỉnh hành trình tự do (độ rơ tự do) 
Hình 8. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của vành tay lái
a) Kiểm tra vành tay lái; b) Điều chỉnh độ rơ của vành tay lái
 a) Kiểm tra hành trình tự do của vành tay lái (hình 8)
 Hành trình xoay vành tay lái lớn hơn 250 do các khớp cầu đầu đòn quay đứng và thanh kéo dọc mòn nhiều hoặc điều chỉnh sai.
 - Để xe ở vị trí đi thẳng, gắn đồng hồ đo góc lên vành tay lái. 
 - Sau đó xoay vành tay lái qua trái và qua phải cho đến khi có lực cản nặng thì dừng lại và đọc số đo trên đồng hồ và so với tiêu chuẩn (hành trình tự do vành tay lái = (150 – 250). Nếu góc xoay không đúng tiêu chuẩn cần phải tiến hành điều chỉnh.
 b) Điều chỉnh 
 Tháo chốt hãm đầu thanh kéo dọc, dùng tua vít vặn chặt đai ốc hãm bạc khớp cầu, sau đó vặn ra đến vị trí lắp được chốt hãm. 
4.2.2.3. Điều chỉnh lực quay vành tay lái
 a) Kiểm tra hành trình lực quay và ... ng để cải thiện sự điều khiển của người lái xe nhẹ nhàng.
b, Yêu cầu 
- Luôn có lực lái nhẹ nhàng, vận hành êm và phù hợp bất cứ dải tốc độ nào của ô tô.
- Cấu tạo đơn giản và có độ bền cao.
c, Phân loại 
- Bộ trợ lực lái thủy lực loại xi lanh lực đặt chung với hộp tay lái (van cánh) 
- Bộ trợ lực lái thủy lực loại xi lanh lực đặt riêng (van ống)
- Bộ trợ lực lái thủy lực điều khiển bằng điện tử ( ô tô Corolla-2WD)
- Trợ lực lái điện, điều khiển điện tử.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực lái
2.1. Hệ thống lái trợ lực thủy lực
Hình 22. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống lái trợ lực thủy lực
Bộ trợ lực lái bao gồm : Bơm trợ lực, các đường ống dầu, trục van điều khiển, bánh răng, pít tông và xi lanh lực.
a, Bơm trợ lực lái. 
	Là thiết bị tạo ra áp suất cao, cung cấp tới các xy lanh trợ lực. Bơm được dẫn động từ trục khuỷu động cơ. Bơm dầu trợ lực lái là loại bơm thủy lực, kiểu cánh gạt tạo áp lực cao (P= 60 – 80 kg/cm2) 
Hình 23. Sơ đồ cấu tạo của bơm trợ lực lái loại cánh gạt
- Khi động cơ hoạt động, trục rô to và rô to quay trong xi lanh có dạng ô van tạo ra khe hở chứa dầu giữa rô to và xi lanh. Rô to có các rãnh và các cánh gạt được đặt trọn trong các rãnh đó. Do lực ly tâm làm cho các cánh gạt văng ra tì lên bề mặt xi lanh tạo ra các ngăn dầu và gạt dầu từ thể tích lớn về thể tích nhỏ làm cho áp suất dầu tăng lên (P= 60 – 80 kg/cm2), đẩy dầu cao áp đến van điều khiển và xi lanh lực.
 	- Van điều khiển lưu lượng được lắp phía trên rô to, dùng để điều khiển lưu lượng và áp suất dầu cung cấp từ bơm không đổi, đảm bảo tính ổn định của hệ thống lái và không phụ thuộc tốc độ động cơ. Vì khi tốc độ động cơ tăng, lưu lượng dầu tăng tạo ra mức độ trợ lực lớn giảm nhẹ lực đánh tay lái. Nhưng ở tốc độ cao, lực cản lốp nhỏ chỉ cần trợ lực lái nhỏ và ở tốc độ thấp, lực cản lốp lớn cần trợ lực lái lớn, làm thay đổi tính ổn định của hệ thống lái.
 	- Van an toàn được đặt trong van điều khiển lưu lượng, dùng để mở thông đường dầu khi áp suất vượt quá quy định (khi xoay vành tay lái tối đa). 
b, Van trục điều khiển.
Van trục điều khiển hiện nay được chia làm 3 loại: Van ống, van cánh và van quay.
* Loại van ống.
- Trục van điều khiển và bánh răng được lắp với trục tay lái, dùng để điều khiển đóng và mở đường dầu từ bơm đến xi lanh lực. 
- Bao gồm : Thân van, van ống trong, van ống ngoài, trục van có các chốt, thanh xoắn, rãnh xoắn và hai viên bi và các đường dầu từ bơm dầu đến van và xi lanh lực.
Hình 24. Cấu tạo trục van điều khiển (loại van ống)
Khi vành tay lái quay, trục van điều khiển và trục răng quay theo, làm cho van ống trong dịch chuyển lên hoặc xuống nhờ tác dụng của hai viên bi và rãnh xoắn. Khoảng dịch chuyển của van ống trong 1 mm sẽ mở thông hoặc đóng các đường ống dầu từ bơm đến một bên xi lanh lực và đường dầu từ van điều khiển về bơm.
* Loại van cánh.
 Hình 25: Cấu tạo van điều khiển loại cánh
* Loại van quay 
Hình 26. Cấu tạo của van điều khiển loại van quay.
Trục van điều khiển và trục vít được nối với nhau bằng một thanh xoắn. Van quay và trục vít được cố định bằng một chốt và quay liền với nhau. Nếu không có áp suất của bơm tác động, thanh xoắn sẽ ở trạng thái hoàn toàn xoắn, trục van điều khiển và trục vít tiếp xúc nhau ở cử chặn và momen của trục van điều khiển trực tiếp tác động lên trục vít.
2.2. Hệ thống lái trợ lực điện điều khiển bằng ECU.
Bộ trợ lực điện là bộ trợ lực sử dụng công suất của động cơ điện một chiều để hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng. 
Ưu điểm của bộ trợ lực điện so với bộ trợ lực thủy lực là ít tiêu hao công suất động cơ hơn. Trên bộ trợ lực thủy lực đông cơ luôn luôn kéo bơm thủy lực hoạt động, điều này gây lãng phí công suất của động cơ trong những khoảng thời gian không có yêu cầu trợ lực. Khắc phục được nhược điểm này bộ trợ lực điện chỉ cung cấp những mô men trợ lực trong những khoảng thời gian cần thiết nhờ các cảm biến mô men quay của trục lái và các cảm biến khác quyết định thời điểm và cường độ dòng điện đưa vào động cơ điện một chiều.
H.27. Sơ đồ hệ thống lái trợ lực điện.
1 - ECU của EPS(Trợ lực lái bằng điện) ; 2 - Mô tơ điện một chiều; 
3 - Cảm biến mô men.
Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực điện.
+ Động cơ điện.
Để đảm bảo được công suất trợ lực cần thiết trên bộ trợ lực điện sử dụng loại động cơ điện một chiều, nó bao gồm rôto, stato, trục chính và cơ cấu giảm tốc. Cơ cấu giảm tốc bao gồm trục vít và bánh vít, mô men do rôto động cơ điện tạo ra được truyền tới cơ cấu giảm tốc sau đó được truyền tới trục lái chính. Trục vít được đỡ trên các ổ đỡ để giảm độ ồn và tăng tuổi thọ làm việc, khớp nối đảm bảo cho việc nếu động cơ bị hư hỏng thì trục lái chính và cơ cấu giảm tốc không bị khóa cứng lại và hệ thống lái vẫn có thể hoạt động được
H.28. Cấu tạo của động cơ điện một chiều.
1 - Trục vít. 4 - Rôto. 7 - Trục lái chính.
2 - Vỏ trục lái. 5 - Stator. 8 - Bánh vít.
3 - Khớp nối. 6 - Trục chính. 9 - Ổ bi.
+ Cảm biến, rơle điều khiển.
Cảm biến mô men quay trục lái.
Cấu tạo của cảm biến mô men trục lái được thể hiện trên hình (H.29).
Khi người lái xe điều khiển vô lăng, mô men lái tác động lên trục sơ cấp của cảm biến mô men thông qua trục lái chính. Người ta bố trí vòng phát hiện một và hai trên trục sơ cấp phía vô lăng và vòng phát hiện thứ ba trên trục thứ cấp. Trục sơ cấp và trục thứ cấp được nối với nhau bằng một thanh xoắn.
H.29. Cấu tạo cảm biến mô men trục lái.
1 - Vòng phát hiện thứ nhất; 2 - Trục sơ cấp; 3 - Cuộn dây bù;
4 - Vòng phát hiện thứ hai; 5 - Cuộn dây phát hiện; 6 - Vòng phát hiện thứ ba;7 - Trục thứ cấp.
Các vòng phát hiện có cuộn dây phát hiện kiểu không tiếp xúc trên vòng ngoài để hình thành một mạch kích thích. Khi tạo ra mô men lái thanh xoắn bị xoắn tạo ra độ lệch pha giữa vòng phát hiện thứ hai và ba. Dựa trên độ lệch pha này một tín hiệu tỉ lệ với mô men được đưa vào ECU. Dựa trên tín hiệu này ECU tính toán mô men trợ lực cho tốc độ xe và dẫn động mô tơ điện với một cường độ, chiều và thời điểm cần thiết.
Rơle điều khiển.
Rơle điều khiển có chức năng nhận tín hiệu điều khiển từ ECU và cung cấp điện cho động cơ điện một chiều hoạt động và ngắt điện ngừng quá trình trợ lực.
+ ECU EPS.
ECU EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, đánh giá chung tình trạng của xe và quyết định dòng điện cần thiết để đưa vào động cơ điện một chiều để trợ lực.
ECU ABS nhận biết tốc độ của xe và đưa tới ECU EPS.
ECU động cơ nhận biết tốc độ của động cơ và đưa tới ECU EPS.
Trong trường hợp hệ thống có sự cố ECU EPS sẽ gửi tín hiệu tới rơle bật sáng đèn trên trên đồng hồ táp lô.
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ trợ lực lái
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng
Hiện tượng
Nguyên nhân
 Khi ô tô hoạt động nghe tiếng ồn khác thường ở bộ trợ lực lái, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng.
- Bơm dầu mòn, hoặc lỏng dây đai.
- Trợ lực lực mòn, vì hỏng các chi tiết hoặc thiếu dầu.
 Khi điều khiển vành tay lái cảm thấy nặng hơn bình thường và rung giật, tốc độ càng lớn sự rung giật càng tăng
Bộ trợ lực lái mòn hỏng các bộ phận (bơm, van điều khiển hoặc xi lanh lực), thiếu dầu. 
3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 
a. Kiểm tra bên ngoài bộ trợ lực lái
 - Dùng mắt thường và kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài các chi tiết của trợ lực lái.
 b. Kiểm tra khi vận hành
 - Kiểm tra áp suất dầu 
 Gắn đồng hồ đo áp suất vào đường ống dầu cao áp, vận hành động cơ và quay vành tay lái ở các chế độ không tải, tải nhỏ, tải lớn, đồng thời quan sát đồng hồ ghi các trị số đo và so với tiêu chuẩn (P= 60 – 65 kg/cm2, sai số ở các tốc độ không lớn hơn 5 kg/cm2)
 - Khi vận hành ôtô điều khiển tay lái và nghe tiếng hú, ồn khác thường ở bộ trợ lực lái, nếu có tiếng ồn và điều khiển tay lái không ổn định cần phải kiểm tra bộ trợ lực lái và sửa chữa kịp thời.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực lái
4.1. Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực lái
 B1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
 -Bộ dụng cơ tay tháo lắp bộ trợ lực lái và các bộ vam, cảo chuyên dụng
 -Mỡ bôi trơn và dung dịch rửa
B2. Tháo rời và làm sạch các chi tiết bộ trợ lực lái
 - Tháo bơm trợ lực
 - Tháo cụm van điều khiển
 - Tháo xi lanh lực
 - Tháo rời các bộ phận
 - Dùng dung dịch rửa, bơm hơi, giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài các chi tiết
B3. Kiểm tra bên ngoài chi tiết
 - Dựng kính phóng đại và mắt thường quan sát 
 - Kiểm tra bên ngoài các chi tiết : pittông, xi lanh lực, rôto, các van...
B4. Lắp và bôi trơn các chi tiết
 -Tra mỡ bôi trơn
 - Lắp các chi tiết.
B5. Điều chỉnh bộ trợ lực lái
 - Điều chỉnh áp suất của bơm dầu
 - Điều chỉnh độ căng của dây đai
B6. Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh cụng nghiệp
 - Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng
 * Các chú ý 
 - Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và chờn hỏng ren.
 - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định.
 - Thay thế các chi tiết theo định kỳ (các van, lò xo, vòng chắn dầu) và bị hư hỏng
4.2. Bảo dưỡng
 Điều chỉnh độ căng dây đai 
 - Độ căng của dây đai bơm dầu (10 -15 mm)
 a) Kiểm tra 
 Dùng thước đo chuyên dùng hoặc dùng tay ấn mạnh lên dây đai và dùng thước đo chiều dài (đo khoảng cách giữa hai vị trí trước và sau khi ấn = độ căng) sau đó so sánh với tiêu chuẩn cho phép và tiến hành điều chỉnh.
 b) Điều chỉnh
 Tháo lỏng đai ốc hãm của cơ cấu hoặc pu ly điều chỉnh độ căng, sau đó dùng cần đẩy cơ cấu làm căng dây đai và hãm chặt các đai ốc của cơ cấu hoặc puly.
4.3. Sửa chữa
4.3.1. Thân bơm dầu trợ lực
 a) Hư hỏng và kiểm tra
 - Hư hỏng chính của bơm dầu là : nứt và mòn lỗ lắp xi lanh và lỗ van. 
 - Kiểm tra : Dùng thước cặp, đồng hồ so và căn lá đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài thân bơm.
 b) Sửa chữa
 - Thân bơm dầu trợ lực và Pu ly bị nứt và mòn có thể hàn đắp gia công lại lỗ và vết nứt. 
 - Van điều khiển lưu lượng và van ổn áp bị mòn, các lò xo giảm chiều dài hoặc vênh gãy phải thay mới. 
 4.3.2. Xi lanh, rôto, trục và các cánh bơm 
 a) Hư hỏng và kiểm tra
 - Hư hỏng : nứt, mòn xi lanh, rãnh rôto, mòn trục và gãy, mòn cánh bơm. 
 - Kiểm tra : Dùng thước cặp để đo độ mòn xi lanh (không lớn hơn 0,07 mm, rãnh rôto và cánh gạt (không lớn hơn 0,028 mm), dùng pan me đo độ mòn của trục (không lớn hơn 0,03 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt
Hình 30 . Kiểm tra cac chi tiết của bơm trợ lùc
a- Kiểm tra trục bơm, b- Kiểm tra xi lanh; c- Kiểm tra rôto
b) Sửa chữa
 - Xi lanh bị mòn có thể doa và đánh bóng theo cốt sửa chữa, bị nứt phải thay mới. 
 - Rôto mòn rãnh quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và phay lại kich thước, các cánh bơm gãy phải thay đúng loại.
4.3.3. Xi lanh lực, pít tông và thanh răng
 a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng xi lanh lực : nứt, mòn xi lanh lực. 
 - Hư hỏng pitông và thanh răng : mòn, cong thanh răng, mòn pittông và các cupen.
 - Kiểm tra : Dùng pan me và đồng hồ so đo độ mòn của xi lanh lực và độ mòn, cong của pitông, thanh răng và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 
b) Sửa chữa
 - Xi lanh lực nứt, mòn nhẹ có thể hàn đắp và doa lại kich thước. 
 - Pitông và thanh răng cong quá tiêu chuẩn có thể nắn lại, mòn răng, pitông và các cupen cần thay thế
4.3.4. Van điều chỉnh lưu lượng 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của các van là : mòn van và gãy lò xo. 
 - Kiểm tra : Dùng thước cặp đo độ dài của lò xo so với tiêu chuẩn kỹ thuật 
(= 26 - 28 mm) , dùng khí nén (P= 4- 5 kg/cm2) để thử độ kín (khí nén không bị rò) và thả van rơi vào lỗ (trượt êm) quan sát các lò xo nứt gãy
b) Sửa chữa
 - Trục van điều khiển và lỗ lắp van mòn quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và gia công lại kich thước, mòn các phớt dầu (cupen) phải thay mới. 
* Kiểm tra thực hành
Các thuật ngữ chuyên môn
- Vành tay lái (vô lăng lái)
- Cam lái (ngỗng trục)
- Bộ trợ lực lái (bộ cường hoá lái) 
- Trục vít, bánh vít
- Rôtuyn (chốt cầu)
- Thanh kéo dọc (thanh lái)
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
- Vật liệu: 
+ Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn và dung dịch rửa
+ Giẻ sạch
+ Vật tư, phụ tùng thay thế
- Dụng cụ và trang thiết bị: 
+ Mô hình cắt của hệ thống lái ô tô
+ Các hộp tay lái, cơ cấu lái, trợ lực lái và xe ô tô dùng tháo lắp học tập
+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô
+ Dụng cụ đo và các thiết bị kiểm tra hệ thông lái
+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp
+ Máy chiếu, máy vi tính
- Học liệu: 
+ Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006
+ Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008
+ Các bản vẽ, tranh vẽ các bộ phận của hệ thống lái ô tô
+ Ảnh và CD ROM về cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống lái ô tô
+ Các tài liệu tham khảo khác về ô tô
+ Phiếu kiểm tra.
- Nguồn lực khác: 
Thực hành tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 
1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: 
Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý hoạt động 
của các bộ phận hệ thống lái. 
+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận của hệ thống hệ thống lái.
+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.
- Về kỹ năng: 
+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.
+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý
+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định.
- Về thái độ: 
+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH: 
1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: 
- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.
- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó.
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: 
- Nội dung trọng tâm: 
Nhiệm vụ, yêu cầu cầu và phân loại hệ thống lái ô tô.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái.
Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung của các bộ phận trong hệ thống lái ô tô
Phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô.
4. Tài liệu cần tham khảo: 
- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái do Tổng cục dạy nghề ban hành.
- Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006
- Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008

File đính kèm:

  • docxchuong_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_lai.docx