Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với đồng bào Khmer trong thời gian qua thực trạng và những vấn đề đặt ra

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở

Việt Nam ngày 1-4-2009, dân số đồng bào Khmer

là 1.260.640 người, chiếm 1,47% dân số cả nước,

trong đó nam là 617.650 người (chiếm 49% dân

số người Khmer) và nữ là 642.990 người (chiếm

51%). Người Khmer là tộc người nhập cư sớm vào

vùng đất Nam Bộ và là tộc người có dân số đông

đứng hàng thứ hai, sau người Kinh ở đây. Đồng bào

Khmer sinh sống tập trung ở Sóc Trăng (31,49%

dân số người Khmer), Trà Vinh (25,16% dân số

Khmer), Kiên Giang (16,73% dân số Khmer), An

Giang (7,16% dân số Khmer), Bạc Liêu (5,61%

dân số Khmer), Cà Mau (2,37% dân số Khmer),

Vĩnh Long (1,73% dân số Khmer), Thành phố Cần

Thơ (1,70% dân số Khmer), Hậu Giang (1,68%

dân số Khmer). Hầu hết đồng bào Khmer sinh

sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng

có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó

khăn. Trong khoảng 500 xã có đồng bào Khmer

sinh sống có 321 xã khó khăn, 163 xã đặc biệt khó

khăn (năm 1998), 201 xã đặc biệt khó khăn (năm

2000), 103 xã đặc biệt khó khăn và 410 thôn đặc

biệt khó khăn (năm 2013). Đồng bào Khmer có tỷ

lệ lao động trong độ tuổi lao động tương đối lớn

và chủ yếu là lao động trẻ. Tuy nhiên, nguồn lực

này tập trung sống ở nông thôn, ở thành thị tỷ lệ

này tương đối thấp. Bên canh đó là cơ cấu trình độ

học vấn của đồng bào Khmer vẫn còn thấp so với

mặt bằng chung của cả nước, cụ thể: Trung học phổ

thông: cả nước 82,6%, Khmer 15,4%; cao đẳng: Cả

nước 6,7%, Khmer 0,9%; đại học và trên đại học:

Cả nước 9,6%, Khmer 1,1%. Tính đến giữa năm

2014, toàn vùng có 674,6 nghìn1 người trên 5 tuổi

di cư tự do đến các địa phương khác, số lượng này

gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động tại các địa

phương, đồng thời gây khó khăn về an ninh, trật tự

cho nơi đồng bào di cư đến. Sản xuất nông nghiệp

làm phương thức truyền thống của người Khmer,

gần như toàn bộ đất đai của đồng bào dành cho việc

làm ruộng, làm rẫy. Trong thời gian gần đây, một số

hộ dân tộc Khmer cũng đã cải tạo đất để trồng các

loại cây nông sản và hoạt động chăn nuôi dần dần

trở thành một nghề chính trong gia đình.

pdf 6 trang kimcuc 5240
Bạn đang xem tài liệu "Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với đồng bào Khmer trong thời gian qua thực trạng và những vấn đề đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với đồng bào Khmer trong thời gian qua thực trạng và những vấn đề đặt ra

Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với đồng bào Khmer trong thời gian qua thực trạng và những vấn đề đặt ra
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
7
Ngày nhận bài: 10/10/2016. Ngày duyệt đăng: 10/11/2016
(1) Học viện Dân tộc, UBDT; e-mail: ngoquangson@cema.gov.vn
(2) Học viện Dân tộc, UBDT; e-mail: vuthanhminh@cema.gov.vn
CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 
ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO KHMER TRONG THỜI GIAN QUA
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (*)
Ngô Quang Sơn(1) - Vũ Thị Thanh Minh(2)
Xuất phát từ đặc điểm về kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ, từ lối sống, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Khmer; ngay từ những năm đầu thực hiện đổi mới đất nước, Chính phủ đã ban hành 
nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào Khmer Tây Nam Bộ. Những chính sách này 
đã đem lại nhiều đổi thay cho vùng Tây Nam Bộ trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình 
hình mới, nhiều vấn đề đặt ra trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách đối với đồng bào 
Khmer rất cần được quan tâm, giải quyết
Từ khóa: Chính sách, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng bào Khmer, vùng Tây 
Nam Bộ, những vấn đề đặt ra về Chính sách
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 
Việt Nam ngày 1-4-2009, dân số đồng bào Khmer 
là 1.260.640 người, chiếm 1,47% dân số cả nước, 
trong đó nam là 617.650 người (chiếm 49% dân 
số người Khmer) và nữ là 642.990 người (chiếm 
51%). Người Khmer là tộc người nhập cư sớm vào 
vùng đất Nam Bộ và là tộc người có dân số đông 
đứng hàng thứ hai, sau người Kinh ở đây. Đồng bào 
Khmer sinh sống tập trung ở Sóc Trăng (31,49% 
dân số người Khmer), Trà Vinh (25,16% dân số 
Khmer), Kiên Giang (16,73% dân số Khmer), An 
Giang (7,16% dân số Khmer), Bạc Liêu (5,61% 
dân số Khmer), Cà Mau (2,37% dân số Khmer), 
Vĩnh Long (1,73% dân số Khmer), Thành phố Cần 
Thơ (1,70% dân số Khmer), Hậu Giang (1,68% 
dân số Khmer). Hầu hết đồng bào Khmer sinh 
sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng 
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó 
khăn. Trong khoảng 500 xã có đồng bào Khmer 
sinh sống có 321 xã khó khăn, 163 xã đặc biệt khó 
khăn (năm 1998), 201 xã đặc biệt khó khăn (năm 
2000), 103 xã đặc biệt khó khăn và 410 thôn đặc 
biệt khó khăn (năm 2013). Đồng bào Khmer có tỷ 
lệ lao động trong độ tuổi lao động tương đối lớn 
và chủ yếu là lao động trẻ. Tuy nhiên, nguồn lực 
này tập trung sống ở nông thôn, ở thành thị tỷ lệ 
này tương đối thấp. Bên canh đó là cơ cấu trình độ 
học vấn của đồng bào Khmer vẫn còn thấp so với 
mặt bằng chung của cả nước, cụ thể: Trung học phổ 
thông: cả nước 82,6%, Khmer 15,4%; cao đẳng: Cả 
nước 6,7%, Khmer 0,9%; đại học và trên đại học: 
Cả nước 9,6%, Khmer 1,1%. Tính đến giữa năm 
2014, toàn vùng có 674,6 nghìn1 người trên 5 tuổi 
di cư tự do đến các địa phương khác, số lượng này 
gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động tại các địa 
phương, đồng thời gây khó khăn về an ninh, trật tự 
cho nơi đồng bào di cư đến. Sản xuất nông nghiệp 
làm phương thức truyền thống của người Khmer, 
gần như toàn bộ đất đai của đồng bào dành cho việc 
làm ruộng, làm rẫy. Trong thời gian gần đây, một số 
hộ dân tộc Khmer cũng đã cải tạo đất để trồng các 
loại cây nông sản và hoạt động chăn nuôi dần dần 
trở thành một nghề chính trong gia đình. 
Người Khmer có nền văn hóa độc đáo. Nền 
văn hóa đó phản ánh trình độ phát triển cao của 
đồng bào trong lịch sử. Ấn tượng mạnh mẽ của nền 
văn hóa của người Khmer ở Nam Bộ là kiến trúc và 
điêu khắc trong ngôi chùa, là âm nhạc và các loại 
hình nghệ thuật biểu diễn, các lễ hội truyền thống. 
Nhìn từ góc độ kinh tế, có thể nói đồng bào chưa 
có sự hội nhập tốt vào nền kinh tế thị trường mang 
tính cạnh tranh cao đang diễn ra hiện nay ở nước ta. 
Hoạt động nông nghiệp nhỏ bé, manh mún với một 
1. Kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa nhiệm kỳ (thời điểm 1/4/
năm 2014), Tổng Cục Thống kê, (9/2015) Hà Nội.
(*) Bài báo là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: 
“Nghiên cứu kết quả thực hiện một số chủ trương, chính sách đối 
với đồng bào Khmer và những vấn đề đặt ra”, Ủy ban Dân tộc, 
2016 - 2017
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
8 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
bộ phận lớn nông dân thiếu đất hoặc không có đất 
sản xuất sẽ khó cưỡng lại xu hướng tập trung ruộng 
đất hiện nay ở Tây Nam Bộ. Việc đồng bào bán, 
sang nhượng ruộng đất sản xuất trong thời gian qua 
cho thấy thực tế đó. Các hoạt động dịch vụ, trao 
đổi, buôn bán cũng còn chưa phát triển và thiếu 
năng lực cạnh tranh trong khi các nghề thủ công 
truyền thống không còn đất sống trước sản phẩm 
công nghiệp ngày càng nhiều cũng như xâm nhập 
mạnh mẽ của những sản phẩm đó đến tận hang 
cùng, ngõ tận của nông thôn Nam Bộ2. 
Xuất phát từ đặc điểm về kinh tế- xã hội vùng 
đất Tây Nam bộ, từ lối sống, văn hóa, tín ngưỡng 
của đồng bào Khmer, từ điều kiện thực tế phát triển 
kinh tế - xã hội của đồng bào Khmer, từ những năm 
đầu thực hiện đổi mới đất nước như: Đời sống mọi 
mặt của đồng bào còn nhiều khó khăn, đồng bào 
vẫn độc canh cây lúa, nhiều hộ thiếu đất, thiếu vốn, 
thiếu nước, thiếu đói xảy ra lúc giáp hạt; tình trạng 
cúng lễ tốn kém nhiều; sinh hoạt văn hóa nghèo 
nàn; tỷ lệ mù chữ cao; cán bộ thiếu và yếu; ở một số 
địa phương, có trường hợp vi phạm nghiêm trọng 
chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, gây hậu 
quả nặng nề về chính trị, tư tưởng, tình cảm; chính 
sách đối với đồng bào Khmer còn có nhiều thiếu 
sót Ban bí thư đã ra Chỉ thị số 68/CT-TW, ngày 
18/4/1991 (khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào 
dân tộc Khmer. Chỉ thị chỉ đạo tập trung các nguồn 
lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Bảo vệ chùa 
chiền và lập Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước để động 
viên và phát huy truyền thống yêu nước của sư sãi 
yêu nước Khmer. Tạo điều kiện để đồng bào qua lại 
biên giới thăm nom bạn bè, người thân. Củng cố tổ 
chức cơ sở Đảng. Địa phương nào và cán bộ nào 
sai lầm trong việc thực hiện chính sách dân tộc và 
chính sách tôn giáo phải tự phê bình và tích cực 
sửa chữa 15 năm sau khi thực hiện chỉ thị số 68, 
Ban Bí thư đã ra Thông báo số 67-TB/TW, ngày 
14/3/2007 (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ 
thị 68/CT/TW. Ngày 20/01/2003, trước thực tế, 
kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long 
phát triển chưa xứng với tiềm năng của cả vùng; 
an ninh, quốc phòng còn gặp nhiều khó khăn, Bộ 
2. Theo Phan Văn Dốp, người Khmer ở Nam Bộ và những 
thách thức trong quá trình hội nhập chung của cả nước vào 
nền kinh tế quốc tế, tham luận hội thảo “Chủ trương, chính 
sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer và 
những vấn đề đặt ra”, An Giang, tháng 9 năm 2016 
Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về 
Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh 
tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng 
đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001- 2010; sau 
đó là Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của 
Bộ Chính trị về về phương hướng, nhiệm vụ, giải 
pháp phát triển KT - XH và bảo đảm an ninh, quốc 
phòng vùng ĐBSCL đến năm 2020. Để triển khai 
thực hiện Kết luận số 28-KL/TW, căn cứ Quyết định 
2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng 
Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện 
Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị, các tỉnh 
trong toàn vùng đã xây dựng và triển khai kế hoạch 
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm 
đưa vùng ĐBSCL phát triển nhanh, hiệu quả và bền 
vững, trong đó có vùng dân tộc thiểu số (DTTS). 
Cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, 
Đảng và Nhà nước đã có những quan điểm, chủ 
trương, chính sách về công tác dân tộc, công tác 
tôn giáo liên quan đến đồng bào Khmer Nam Bộ 
như: Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 13/3/2003 về 
Công tác dân tộc (Hội nghị Trung ương 7, khóa IX) 
và Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 Về 
công tác dân tộc.
Từ năm 2006 đến nay, Chính phủ đã ban 
hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho 
DTTS nói chung và cho vùng đồng bào Khmer Nam 
Bộ nói riêng. Các chính sách đó được cụ thể ở các 
nhóm chính sách như: 1. Nhóm chính sách về phát 
triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; 2. Nhóm chính 
sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh 
hoạt;3. Nhóm chính sách bảo tồn và phát triển văn 
hoá; 4. Nhóm chính sách phát triển giáo dục, đào 
tạo và dạy nghề; 5. Nhóm chính sách về y tế, dân 
số; 6. Chính sách đối với tôn giáo truyền thống; 7. 
Nhóm chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái; 8. 
Nhóm chính sách về tăng cường hệ thống chính trị; 
9. Nhóm chính sách quốc phòng, an ninh. Bên cạnh 
đó, các tỉnh, địa phương vùng Nam Bộ - nơi có đông 
đồng bào Khmer sinh sống cũng có những chính 
sách riêng, cụ thể dành cho đồng bào, vùng có đông 
đồng bào sinh sống.
Triển khai thực hiện Quyết định 74/2008/
QĐ-TTg, các địa phương vùng Nam bộ đã giải 
ngân được 62,41% kinh phí được cấp, giải quyết 
được 7.912 hộ có nhu cầu về đất ở, 6.055 hộ có 
nhu cầu về đất sản xuất, 26.817 hộ có nhu cầu giải 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
9Số 16 - Tháng 12 năm 2016
quyết việc làm, 5.070 hộ có nhu cầu vay vốn mua 
máy móc, nông cụ) và đào tạo nghề được 19.098 
lao động (trong đó có 03 lao động được hỗ trợ 
đi lao động ở nước ngoài)3. Tiếp theo đó, các địa 
phương vùng Tây Nam Bộ triển khai thực hiện 
chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản suất và giải quyết 
việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó 
khăn vùng ĐBSCL theo Quyết định 29/2013/QĐ 
TTg, ngày 20/5/2013, với nhu cầu thụ hưởng ban 
đầu của đồng bào DTTS toàn vùng như sau: 7.291 
hộ có nhu cầu về đất ở; 4.219 hộ có nhu cầu về 
đất sản xuất; 18.609 hộ có nhu cầu vay vốn tạo 
việc làm và phát triển sản xuất; 11.694 lao động 
có nhu cầu đào tạo nghề và 65 lao động có nhu 
cầu xuất khẩu lao động4. Hầu hết, các chính sách 
đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người DTTS 
được các địa phương chú trọng gắn đào tạo nghề 
cho lao động nông thôn với việc thực hiện chính 
sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương 
trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ có chính sách 
hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề của các 
Quyết định 74, 29,1956,... các hộ gia đình từ 
không có đất sản xuất, phải đi làm thuê làm mướn, 
không có việc làm ổn định, nay được hỗ trợ vốn 
học nghề và chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp 
truyền thống sang trồng hoa màu, chăn nuôi, buôn 
bán hoặc đi lao động nước ngoài. Từ đó nhiều hộ 
dân tộc đã phấn đấu vươn lên thoát nghèo, nâng 
cao chất lượng cuộc sống góp phần chuyển dịch 
cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, việc giải quyết cho các hộ có nhu 
cầu hưởng thụ chính sách theo Quyết định 29 đạt 
hiệu quả còn quá thấp, cụ thể như: 18.609 hộ có 
nhu cầu vay vốn tạo việc làm, đến nay mới thực 
3. Vụ Địa phương III - Ủy ban Dân tộc (Bảng tổng hợp tình hình 
triển khai thực hiện QĐ 74/2008/QĐ-TTg).
4. Vụ Địa phương III - Ủy ban Dân tộc: Theo báo cáo của các địa 
phương thì các hộ và lao động có nhu cầu thụ hưởng, cụ thể như sau: 
TV: 2.157 hộ ( đất ở), 732 hộ (đất sản xuất), 4.691 hộ (vay vốn tạo 
việc làm), 505 lao động (đào tạo nghề) và 03 lao đông (xuất khẩu lao 
động); VL: 31 hộ (đất ở), 179 hộ (đất sản xuất), 126 hộ (vay vốn tạo 
việc làm); CT: 104 hộ (đất ở), 09 hộ (đất sản xuất), 256 hộ (vay vốn 
tạo việc làm), 08 lao động (đào tạo nghề); ST: 1.561 hộ (đất ở),1.406 
hộ (đất sản xuất), 10.429 hộ (vay vốn tạo việc làm), 7.728 lao động 
(đào tạo nghề) và 62 lao động (xuất khẩu lao động); BL: 1.234 hộ 
(đất ở), 300 hộ (đất sản xuất), 910 hộ (vay vốn tạo việc làm) ; CM: 
985 hộ (đất ở), 253 hộ (đất sản xuất), 530 hộ (vay vốn tạo việc làm); 
HG: 301 hộ (đất ở), 525 hộ (đất sản xuất), 719 hộ (vay vốn tạo việc 
làm), 23 lao động (đào tạo nghề); AG: 395 hộ (đất ở), 518 hộ (đất sản 
xuất), 948 hộ (vay vốn tạo việc làm), 1.510 lao động (đào tạo nghề) 
và 02 lao động (xuất khẩu lao động); KG: 523 hộ (đất ở), 297 hộ (đất 
sản xuất), 422 (vay vốn tạo việc làm), 1.920 lao động (đào tạo nghề).
hiện được 2.605 hộ (chiếm tỷ lệ 14%) và “theo báo 
cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội thông qua 
Quỹ Quốc gia về việc làm, tính tới tháng 4/2016 đã 
hỗ trợ giải quyết việc làm cho 3.692 lao động trong 
vùng”5; hỗ trợ được 1.523/11.694 lao động (đào tạo 
nghề), chiếm tỷ lệ 13%, 03/65 lao động (xuất khẩu 
lao động), chiếm tỷ lệ 4,6% và 12,9% số lao động 
được đào tạo theo Đề án 1956, “trong khi tỷ lệ lao 
động qua đào tạo chung của toàn vùng hiện nay là 
49,14%”6. 
25 năm qua, Chị thị 68/CT-TW của Ban Chấp 
hành Trung ương Đảng (khóa VI) và hệ thống chính 
sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào 
Khmer được triển khai đã đem lại những đổi thay, 
phát triển cho vùng Tây Nam bộ. Thành tựu ấy thể 
hiện ở trên tất cả các lĩnh vực: 
Thứ nhất: Kinh tế - xã hội toàn vùng phát 
triển toàn diện: Việc triển khai, thực hiện các chủ 
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong 
vùng đồng bào Khmer được các bộ, ngành, địa 
phương tích cực quan tâm thực hiện có hiệu quả. 
Do vậy, đời sống vật chất của đồng bào Khmer 
được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ Khmer nghèo so 
với tổng số hộ dân tộc từ 35,61% ở đầu giai đoạn 
2001 - 2005 giảm còn 29,59% ở cuối giai đoạn; 
theo chuẩn nghèo mới đầu giai đoạn 2006 - 2010, 
số hộ Khmer nghèo là 41,68% đến cuối giai đoạn 
giảm còn 24,57%; đầu giai đoạn 2011-2015, số 
hộ Khmer nghèo là 34,57%, tỷ lệ hộ nghèo được 
giảm đều từng năm (năm 2013: 25%; năm 2014: 
17,98%; năm 2015 còn 13.01%). 
Thứ hai, Bản sắc văn hóa dân tộc của đồng 
bào được giữ gìn và phát huy: Giáo trình giảng dạy 
chữ Khmer gồm 7 trình độ đang được dạy và học 
tại các điểm trường tiểu học vùng đồng bào Khmer, 
trường PTNTDT và tại ở các điểm chùa Khmer. 
Các đoàn nghệ thuật Khmer được các ngành các 
cấp quan tâm và tạo điều kiện hoạt động. Bộ Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận các loại hình 
nghệ thuật: Chầm Riêng Chà Pây, Nghệ thuật sân 
khấu Dù kê của người Khmer tỉnh Sóc Trăng và lễ 
Hội Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Trà Vinh 
là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đồng thời, tạo 
5. Báo cáo số 2450/LĐTBXH-KHTC ngày 30/6/2016 của Bộ Lao 
động, Thương binh và Xã hội
6. Báo cáo số 246-BC/BCĐTNB ngày 28/12/2015 của Ban Chỉ 
đạo Tây Nam Bộ 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
10 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
điều kiện cho văn nghệ sĩ dân tộc Khmer tham gia 
hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật tại các chi 
hội dân tộc thuộc Hội Văn học Nghệ thuật, Hội 
Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt 
Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên Chi hội Nghệ sĩ 
Sân khấu Việt Nam - Đồng bằng sông Cửu Long. 
Đến nay đã có 27 người được Nhà nước phong tặng 
danh hiệu Nghệ sĩ, Nghệ nhân Ưu tú và đã hỗ trợ in 
trên “82 đầu Kinh sách với trên 200 ngàn quyển”7 
phục vụ việc tu học đối với Sư sãi và Phật tử Phật 
giáo Nam tông Khmer. 
Thứ ba, trình độ dân trí trong vùng dân 
tộc Khmer từng bước được nâng lên:“Năm học 
1991-1992, tổng số học sinh Khmer là 116.150”8 
hoặc năm 2009, theo số liệu điều tra trong số 
948.161 người Khmer từ 5 tuổi trở lên có 29,80% 
chưa từng đi học, trong khi cả nước chỉ có 9,97% 
(tỷ lệ so với dân số chung)9. Theo báo cáo của Vụ 
Địa phương III - Ủy ban Dân tộc, năm học 2014-
2015, tỷ lệ huy động trẻ em dân tộc thiểu số trong độ 
tuổi đến trường đạt khá cao: trung học cơ sở đạt trên 
95%, trung học phổ thông khoảng 70%, số học sinh 
được cử tuyển ngày càng tăng, bình quân mỗi năm 
có gần 500 em được đào tạo. “Năm học 2014 - 2015, 
có 8.700 học sinh Khmer đang học tại 30 trường 
PTDTNT trong đó có 6 trường đạt chuẩn quốc gia”10 
Thứ năm, hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số Khmer ngày càng được củng 
cố, kiện toàn. Đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, 
viên chức là người DTTS tăng dần hàng năm về số 
lượng và chất lượng, cụ thể như: Năm 1991, “số 
viên chức DTTS là 3.107 người, năm 2005 là 6.289 
người, tăng 2,02 lần”11 đến “năm 2015 là 9.910 
người trong đó có gần 50 người được đào tạo sau 
7. Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VII 
(ngày 7-9/9/2016 tại Hậu Giang)
8. Ban Dân vận Trung ương, Báo cáo “Tổng kết việc tổ chức thực 
hiện Chỉ thị 68-CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng của 
(Khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer” số 03, 
Hà Nội, ngày 11/10/2006, tr 03
9. Phạm Thị Phương Hạnh, Văn hóa Khmer Nam Bộ - Nét đẹp 
trong Văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia -Sự thật, Hà 
Nội, 2012, tr. 11.
10. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tình hình vùng dân tộc và thực hiện 
chính sách dân tộc trên địa bàn Tây Nam Bộ 2015, số 159, Hà 
Nội, ngày 04/12/2015.14, tr.02
11. Ban Dân vận Trung ương, Báo cáo “Tổng kết việc tổ chức thực 
hiện Chỉ thị 68-CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng của 
(Khóa 6) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer” số 03, Hà 
Nội, ngày 11/10/2006. 3, tr 05
đại học”12. Năm 2006, số đảng viên dân tộc Khmer 
tăng 3,34 lần so với năm 1991,với 7.100 đảng viên 
chiếm 0,6 % dân số Khmer trong vùng13, đến năm 
2013 tăng hơn 10.000 đảng viên DTTS, nâng tổng 
số đảng viên là người DTTS là 17.119; “năm 2015 
tiếp tục tăng với 19.235 đảng viên và 17.000 cán 
bộ, công chức, viên chức là người DTTS”. Năm 
2005 có 01 Ủy viên Trung ương Đảng, 01 Phó Bí 
thư Tỉnh uỷ, 10 tỉnh ủy viên, 74 huyện ủy viên, 767 
đảng ủy viên” thì “cuối năm 2015 có 02 Ủy viên 
Trung ương Đảng (01dự khuyết), 02 Phó Bí Thư 
tỉnh uỷ, 20 tỉnh ủy viên, 127 huyện ủy viên, 981 
đảng ủy viên”. 
Thứ sáu, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn 
xã hội được giữ vững: Các địa phương đã thường 
xuyên phát động phong trào quần chúng bảo vệ an 
ninh Tổ quốc ở từng khóm, ấp và được đồng bào 
tích cực hưởng ứng tham gia. Đồng thời, các địa 
phương cũng đã phát huy tốt vai trò đội ngũ người 
có uy tín trong đồng bào dân tộc theo tinh thần Chỉ 
thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ 
tướng Chính phủ “về phát huy vai trò người có uy 
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và Quyết định số 
18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng 
Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín 
trong đồng bào dân tộc thiểu số (năm 2015, toàn 
vùng có 1.470 người có uy tín được hưởng thụ 
Quyết định 18/2011/QĐ-TTg”14 góp phần đáng kể 
trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân 
tộc chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, 
pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công 
dân, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, 
phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng 
phát triển, đề cao cảnh giác cách mạng, giữ gìn an 
ninh, trật tự ở cơ sở. 
 Tuy nhiên, sự vươn lên của đồng bào vẫn 
không đồng đều ở một số địa phương, tỷ lệ hộ 
12. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tình hình vùng dân tộc và thực hiện 
chính sách dân tộc trên địa bàn Tây Nam Bộ 2015, số 159, Hà 
Nội, ngày 04/12/2015. 14, tr.02.
13. Ban Dân vận Trung ương, Báo cáo Tổng kết việc tổ chức thực 
hiện Chỉ thị 68-CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng của 
(Khóa 6) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer” số 03, Hà 
Nội, ngày 11/10/2006.3, tr.5
14. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tình hình vùng dân tộc và thực hiện 
chính sách dân tộc trên địa bàn Tây Nam Bộ 2015, số 159, Hà 
Nội, ngày 04/12/2015.14, tr.7.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
11Số 16 - Tháng 12 năm 2016
nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp; việc quan tâm 
xây dựng hệ thống chính trị còn chưa đúng mức. 
Tình hình an ninh, chính trị vùng đồng bào còn 
tiềm ẩn những yếu tố bất lợi,
Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng 
DTTS trong phạm vi cả nước nói chung, vùng đồng 
bào Khmer nói riêng đã và đang được đáp ứng 
qua các chính sách vĩ mô, các chương trình mục 
tiêu quốc gia, các chính sách đối với vùng miền, 
các chính sách đặc thù đối với vùng dân tộc và 
miền núi, Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy 
có một số vấn đề đặt ra ảnh hưởng đến việc phát 
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer 
trong thời gian tới. Trước hết, đó là những vấn đề 
nội sinh trong chính đặc điểm cơ cấu lao động của 
đồng bào, đặc điểm cơ cấu kinh tế vùng đồng bào 
Khmer. Thứ hai là vấn đề đất đai, sự chuyển đổi 
ngành nghề, giải quyết việc làm trong cộng đồng 
Khmer. Trong cơ cấu tuổi lao động của đồng bào 
Khmer thì nguồn lực lao động trẻ dồi dào, nhưng 
nguồn lực này lại có trình độ thấp và chủ yếu tập 
trung ở vùng nông thôn (85,6%), ở thành thị chiếm 
con số nhỏ (14,4%). Kinh tế chủ yếu tập trung vào 
sản xuất cây lúa, chăn nuôi và một số ít nuôi trồng 
thủy sản. Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng sâu, vùng 
xa, rất khó có điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật, 
nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, nhu cầu đất 
ở, đất sản xuất, nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp 
trong vùng đồng bào rất cao, nhưng thực tế còn rất 
nhiều bất cập trong tổ chức thực hiên. Bên cạnh đó, 
vùng Tây Nam bộ hiện nay đang đứng trước những 
khó khăn do ngoại cảnh mang lại như: Các hội, 
nhóm “Khmer Krôm” ở nước ngoài có nhiều tác 
động gây bất lợi vào vùng đồng bào Khmer Nam 
Bộ. Chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lịch 
sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam, khai thác việc 
khiếu kiện, những khó khăn bất cập trong vùng dân 
tộc, để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc 
của Việt Nam. Đáng chú ý, những năm gần đây, 
các đảng đối lập tập hợp các hội, nhóm “Khmer 
Krôm” ở nước ngoài tăng cường chống phá việc 
phân giới, cắm mốc giữa hai nước Việt Nam, 
Campuchia. Hoạt động này cùng nhiều hoạt động 
khác đã và đang ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng 
của một bộ phận sư sãi, đồng bào Khmer ở Nam 
Bộ, nhất là giới trẻ, những người đang có tư tưởng 
hẹp hòi, dân tộc cực đoan. Hiện nay đã có một bộ 
phận sư sãi trẻ (Phật giáo Nam tông Khmer) ở các 
tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu bị lôi kéo tham 
gia vào các tổ chức thuộc “Hội tăng sinh Khmer 
tỉnh Trà Vinh”,“Hội bảo trợ Phật học và văn hóa 
Khmer huyện Trà Cú”,“Hội tăng sinh Khmer vòng 
hoa lài”, “Hội giáo viên yêu nước chùa Xoài Xiêm 
mới” nhận tài trợ kinh phí từ bên ngoài và tiếp 
tay các đối tượng cực đoan phát tán tài liệu, tuyên 
truyền xuyên tạc về lịch sử vùng đất Nam Bộ, vu 
cáo chính quyền Việt Nam xóa bỏ phong tục, tập 
quán, tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ đã 
và sẽ làm ảnh hưởng, cản trở đến việc thực hiện 
chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc 
trong thời gian tới. Trong thời gian qua và trong 
tương lai, ĐBSCL là vùng chịu tác động nặng của 
biến đối khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn 
và hạn hán. Yếu tố này đã tác động bất lợi đến sản 
xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống 
nhân dân. Nông dân không xuống giống trồng lúa, 
hoa màu đúng theo lịch thời vụ. Từ 3 vụ lúa trước 
đây, nay chỉ còn 2 vụ lúa... Nhiều hộ dân phải bỏ 
quê đi làm ăn xa, ở các địa phương có khu công 
nghiệp, khu chế xuất như tỉnh Bình Dương, Đồng 
Nai, Thành phố Hồ Chí Minh,... Tình trạng dân đi 
làm ăn xa nhà đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình 
lao động tại địa phương (ở lại quê nhà chỉ còn lại 
người già và trẻ nhỏ), đồng thời cũng gây khó khăn 
cho địa phương nơi đến trong việc quản lý, bảo vệ 
môi trường và an ninh trật tự.
Trước yêu cầu của tình hình mới, những vấn 
đề đặt ra trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ 
trương, chính sách đối với đồng bào Khmer được 
cụ thể ở những nội dung cụ thể sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kết 
luận số 28-KL/TW, ngày 14/8/2012 của Bộ Chính 
trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển 
kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng 
vùng ĐBSCL thời kỳ 2011 - 2020; Nghị định số 
05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc; Chỉ thị số 
1971/CT-TTg về tăng cường công tác dân tộc thời 
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị 
số 28/CT-TTg về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản 
lý nhà nước về công tác dân tộc; Quyết định số 449/
QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc 
đến năm 2020; Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
12 Số 16 - Tháng 12 năm 2016
BNV-UBDT ngày 11/9/2014, quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, 
viên chức người dân tộc thiểu số tại Điều 11 Nghị 
định 05/2011/NĐ-CP và đặc biệt là Nghị quyết 52/
NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ “về phát 
triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 
2016-2020, định hướng đến năm 2030” góp thúc 
đẩy nhanh và vững chắc sự phát triển bền vững 
cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Bộ 
nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng. 
- Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế nông nghiệp, nông thôn phù hợp với vùng 
đồng bào Khmer, thích ứng với biến đổi khí hậu. 
Thực hiện công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn 
hóa dân tộc; quan tâm sâu sắc đến giáo dục, đào tạo 
nguồn nhân lực, thực hiện tốt ở tất cả các ngành học, 
cấp học. Nâng cao chất lượng dạy và học chữ dân 
tộc đáp ứng yêu cầu sử dụng trên nhiều phương diện; 
tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong đồng bào 
dân tộc, tiến tới sử dụng nguồn nhân lực là người 
dân tộc thiểu số tương ứng với tỷ lệ dân số ở từng 
địa phương theo tinh thần của Quyết định 402/QĐ 
TTg ngày 14/03/2016 về Phê duyệt Đề án phát triển 
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc 
thiểu số trong thời kỳ mới; nghiên cứu một số giải 
pháp đồng bộ và quyết sách kịp thời, phù hợp về 
giáo dục - đào tạo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển 
dịch cơ cấu lao động và việc làm là nhiệm vụ cấp 
thiết hiện nay.
Trong công tác đào tạo nghề cho đồng bào 
DTTS cần khảo sát giữa nhu cầu đào tạo với loại 
hình đào tạo gắn với giải quyết việc làm, để công 
tác đào tạo nghề thật sự có hiệu quả, tránh sự lãng 
phí. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Đoàn 
kết Sư sãi yêu nước các cấp, đồng thời phát huy vai 
trò nòng cốt của Hội trong việc vận động sư sãi và 
đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, 
pháp luật của Đảng và Nhà nước; phát huy vai trò 
của chùa đối với đời sống văn hóa, tinh thần của 
đồng bào Khmer Nam Bộ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ 
biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của 
Đảng và Nhà nước trong đồng bào và sư sãi Khmer 
Nam Bộ, nhất là chính sách dân tộc. Trong công tác 
tuyên truyền cần chú trọng nâng cao ý thức và lòng 
tự hào dân tộc trong đồng bào, nhất là giới trẻ, trí 
thức trẻ, cán bộ trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, 
XI, XII.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng, chỉ thị 68-
CT/TW ngày 14/4/1991 và Thông báo số 67-TB/
TW ngày 14/3/2007.
3. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tình hình vùng 
dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn 
Tây Nam Bộ, năm 2014-2015.
4. Ban Dân vận Trung ương, Báo cáo “Tổng 
kết việc tổ chức thực hiện chỉ thị 68-CT/TW của 
Ban Bí thư TW Đảng về công tác ở vùng đồng bào 
dân tộc Khmer”, tháng 10 năm 2006.
5. Phạm Thị Phương Hạnh, Văn hóa Khmer 
Nam Bộ - Nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, H. 2012.
ABSTRACT
GUIDELINES AND POLICIES OF THE PARTY AND THE STATE FOR THE KHMER PEOPLE 
DURING LAST TIME. REALITY AND EMERGING ISSUES
Starting from the socio-economic characteristics of the Southwest region, from the lifestyle, culture and 
beliefs of the Khmer people; right from the first years of the renewal of the country, the Government has issued 
many policies of society-economic development for the Khmer people of the Southwest. These policies have 
brought many changes for the Southwest region in all fields. However, before the new requirements of the 
situation, many issues raised in building and implementing guidelines and policies for the Khmer people very 
need attention and solve
Keywords: Policy; Policies of the Party and the State; The Khmer People, Southwest Region; Building 
and implementing guidelines and policies for the Khmer people 

File đính kèm:

  • pdfchu_truong_chinh_sach_cua_dang_va_nha_nuoc_doi_voi_dong_bao.pdf