Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào mô hình TTHS, truyền thống pháp luật

mà việc xác định chủ thể buộc tội (CTBT) có sự khác biệt. Có thể nghiên cứu

về vấn đề này ở một số quốc gia điển hình cho ba nhóm nước theo các mô

hình TTHS khác nhau: mô hình TTHS tranh tụng, mô hình TTHS thẩm vấn

và mô hình TTHS chuyển đổi. Việc nghiên cứu về CTBT trong tố tụng hình

sự một số nước sẽ rất hữu ích cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật

tố tụng hình sự Việt Nam.

pdf 8 trang kimcuc 4960
Bạn đang xem tài liệu "Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam
58 Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2018
1. Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình 
sự một số nước
1.1 Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình 
sự ở một số nước theo mô hình tố tụng 
tranh tụng
* Hoa Kỳ 
Tại Hoa Kỳ, cả chính phủ liên bang 
và các bang đều có thẩm quyền truy tố 
tội phạm hình sự. Chính phủ liên bang 
và mỗi tiểu bang có các đạo luật hình sự, 
hệ thống tòa án, Công tố viên và cơ quan 
cảnh sát riêng. Trách nhiệm điều tra, truy 
tố tội phạm ở Hoa Kỳ thuộc nhánh quyền 
lực hành pháp. Tất cả các Công tố viên của 
Hoa Kỳ đều thuộc Bộ Tư pháp. 
Nhiệm vụ chính của cơ quan công 
tố/Công tố viên là tiếp nhận và nghiên 
cứu kết quả điều tra từ CQĐT và trình 
bày chứng cứ buộc tội trước đại bồi thẩm 
đoàn. Công tố viên đại diện cho Hoa Kỳ 
trong mọi vụ TTHS của Tòa án Liên bang, 
phải có mặt tại tòa và tham gia tích cực vì 
quyền lợi của Hoa Kỳ trong mỗi giai đoạn 
tố tụng; ra quyết định về các vấn đề: có 
truy tố không, truy tố về tội danh gì đối 
với các tội đại hình (nghiêm trọng), tuy 
nhiên việc truy tố phải được đại bồi thẩm 
đoàn phải đồng ý. Đại bồi thẩm đoàn bao 
gồm 16 - 23 thành viên có trách nhiệm 
xem xét mọi tình tiết, chứng cứ đưa ra để 
bỏ phiếu thông qua quyết định buộc tội. 
Theo quy định, để truy tố một người, ít 
nhất 12 thành viên của Đại bồi thẩm đoàn 
phải nhất trí là có đủ tình tiết, chứng cứ 
chứng tỏ bị can đã phạm tội. Theo Hiến 
pháp, người bị khởi tố về tội có mức hình 
* Thạc sĩ, Phó trưởng khoa, phụ trách khoa Khoa Đào 
tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư 
– Học viện Tư pháp
CHỦ THỂ BUỘC TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VÀ 
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LÊ THỊ THÚY NGA * 
Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào mô hình TTHS, truyền thống pháp luật 
mà việc xác định chủ thể buộc tội (CTBT) có sự khác biệt. Có thể nghiên cứu 
về vấn đề này ở một số quốc gia điển hình cho ba nhóm nước theo các mô 
hình TTHS khác nhau: mô hình TTHS tranh tụng, mô hình TTHS thẩm vấn 
và mô hình TTHS chuyển đổi. Việc nghiên cứu về CTBT trong tố tụng hình 
sự một số nước sẽ rất hữu ích cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật 
tố tụng hình sự Việt Nam.
Từ khóa: Chủ thể buộc tội, tố tụng hình sự.
In some nations, it depends on the model of criminal proceedings 
and legal traditions to identify the differences between the accused 
subjects. It can be researched under three categories of nations with the 
different models of criminal proceedings including the litigation model, 
the interrogation model, and the transformation model. The research 
will play a very crucial role in improving some regulations of the Civil 
Procedure Code of Vietnam.
Keywords: Accused subjects, criminal proceedings.
LÊ THỊ THÚY NGA
59Số 05 - 2018 Khoa học Kiểm sát
phạt từ một năm tù trở lên có quyền được 
quyết định truy tố bởi Đại bồi thẩm đoàn. 
Đại bồi thẩm đoàn không có quyền phán 
quyết một người nào đó có tội hay vô tội. 
Việc đó chỉ được thực hiện tại phiên toà 
xét xử chính thức sau này.(1) Công tố viên 
phải đảm bảo thực thi công lý ngay cả khi 
điều này đòi hỏi phải hủy bỏ lời buộc tội 
(nghĩa là phải đảm bảo sự khách quan, vô 
tư) bởi lẽ “nhiệm vụ về mặt pháp luật và 
đạo đức nghề nghiệp của Công tố viên 
là thực thi công lý và tìm ra sự thật, chứ 
không phải để buộc tội”(2). 
Công tố viên Hoa Kỳ có quyền tùy 
nghi truy tố rộng lớn. Một Công tố viên 
liên bang có thể quyết định không truy tố 
một tội phạm, nếu thấy vụ việc quá nhỏ 
để truy tố theo thẩm quyền liên bang. Khi 
đó, cơ quan điều tra (liên bang) có thể 
chuyển vụ việc cho một Công tố viên của 
bang (nếu vụ việc đó có thể bị truy tố ở toà 
án bang) và Công tố viên của bang cũng 
có toàn quyền truy tố hay không truy tố. 
Tương tự, Công tố viên liên bang có thể 
không truy tố một tội phạm ít nghiêm 
trọng nếu cho rằng, có giải pháp khác thay 
thế, chẳng hạn bị cáo đồng ý bồi thường 
cho nạn nhân(3).
Công tố viên cũng có vai trò quan 
trọng trong thủ tục “thỏa thuận nhận tội” 
(plea bargaing). Đây là thủ tục cho phép 
Công tố viên đàm phán với bên bào chữa 
1  Guide to Criminal Prosecutions in the United States, 
https://www.oas.org/juridico/mla/en/usa/en_usa-int-
desc-guide.html
2 “Nhiệm vụ của Công tố viên là tìm kiếm công lý chứ 
không phải chỉ để buộc tội” Tiêu chuẩn Công lý Hình sự 
của Đoàn Luật sư Hoa Kỳ: Chức năng Công tố, § 3-1.2(c), 
tham khảo tại địa chỉ 
publications/criminal_justice_section_archive/crimjust_
standards_pfunc_blk.html#1.2
3  Guide to Criminal Prosecutions in the United States, 
https://www.oas.org/juridico/mla/en/usa/en_usa-int-
desc-guide.html
để bị can nhận một tội nào đó và qua đó 
đình chỉ thủ tục tố tụng đối với vụ án 
hình sự đang diễn ra. Công tố viên có thể 
sử dụng thoả thuận nhận tội để có được 
lời khai từ những kẻ phạm tội ít nghiêm 
trọng trong vụ án, để có chứng cứ kết tội 
những kẻ phạm tội nghiêm trọng hơn. 
Trong TTHS Hoa Kỳ, chức năng điều 
tra của các cơ quan điều tra là chức năng 
độc lập và không chỉ là một phần của 
chức năng Công tố. Trong quá trình điều 
tra do cơ quan điều tra tiến hành, Công 
tố viên thường đóng vai trò rất nhỏ. 
Ngay cả sau khi có cáo buộc hình sự tại 
tòa, Công tố viên cũng không có quyền 
ra lệnh cho ĐTV phải thực hiện bất cứ 
bước điều tra nào để hỗ trợ chuẩn bị xét 
xử. Tuy nhiên, thực tế việc ra lệnh cũng 
không cần thiết vì cả ĐTV và Công tố 
viên đều có mối quan tâm như nhau, đó 
là họ đều muốn việc truy tố diễn ra thành 
công. Vì thế, ĐTV sẽ rất nhiệt tình hỗ trợ 
bất cứ hoạt động điều tra bổ sung nào mà 
Công tố viên yêu cầu. 
Người bị hại (nạn nhân) trong tố tụng 
hình sự Hoa Kỳ không có quyền hay vai 
trò nào như một nạn nhân có thể có; họ 
tham gia tố tụng với vai trò như một nhân 
chứng. Nếu nạn nhân thuê luật sư thì luật 
sư này cũng không có vai trò chính thức 
gì trong quy trình xét xử. Cả nạn nhân 
và luật sư của nạn nhân đều không được 
phép đặt câu hỏi cho bất cứ ai trong phiên 
tòa. Tuy nhiên, tại một số Tòa án ở Hoa 
Kỳ (ví dụ: Arkansas, Kentucky, North 
Carolina và Tennesee) người bị hại vẫn có 
thể thực hiện tư tố nhưng phải chịu mọi 
phí tổn(4).
*Vương quốc Anh 
4  Nguyễn Văn Tuân (2015), Một số vấn đề về luật 
TTHS Việt Nam, tr.168
CHỦ THỂ BUỘC TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...
60 Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2018
Mô hình TTHS của Anh cũng là mô 
hình tố tụng tranh tụng điển hình, có 
nhiều nét tương đồng với Hoa Kỳ. Trong 
mô hình tố tụng tranh tụng nổi tiếng tại 
Anh, các chức năng buộc tội, bào chữa và 
xét xử có sự phân định rạch ròi, được ví 
như là ba đỉnh của một tam giác cân, trong 
đó vị trí, vai trò của chức năng buộc tội 
và chức năng bào chữa là hai đỉnh ngang 
nhau, đỉnh còn lại là chức năng xét xử với 
vai trò của Thẩm phán như một trọng tài 
không thiên vị(1). Chủ thể thực hiện chức 
năng buộc tội trong TTHS Vương quốc 
Anh là cơ quan cảnh sát và Cơ quan Công 
tố Hoàng gia Anh. Cảnh sát của Vương 
quốc Anh thực hiện nhiệm vụ điều tra. 
Theo luật, mọi cảnh sát viên phải chịu 
trách nhiệm cá nhân cho việc quyết định 
sử dụng quyền pháp lý và thực thi nghĩa 
vụ pháp lý đó trên thực tế. Hầu hết các vụ 
việc hình sự do cảnh sát tiến hành. Trong 
trường hợp cảnh sát quyết định buộc tội 
thì họ chuyển hồ sơ cho Công tố viên để 
quyết định có truy tố hay không. Cơ quan 
Công tố Hoàng gia Anh, theo Bộ luật về 
Công tố viên, trong TTHS Công tố viên 
Hoàng gia có quyền tự quyết định những 
vấn đề: Có khởi tố hay không, nếu đã khởi 
tố thì có thể tiến hành tiếp tục tố tụng 
không, quyết định việc truy tố người bị 
cáo buộc ra tòa (trừ các vụ án không quan 
trọng), chuẩn bị hồ sơ truy tố ra tòa án, 
trình bày, bảo vệ cáo trạng tại tòa, đưa ra 
yêu cầu về cách thức xét xử. Công tố viên 
phải chịu trách nhiệm cá nhân về thẩm tra 
chứng cứ cũng như việc thực hiện tố tụng 
tại phiên toà. 
1  Trần Thị Hương (2018), Luận án tiến sĩ luật học, Chất 
lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân 
dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở 
Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.69
1.2 Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình 
sự ở một số nước theo mô hình tố tụng 
thẩm vấn
* Cộng hoà Italia
 Cộng hòa Italia là đất nước theo 
truyền thống luật dân sự Châu Âu lục 
địa, tuy nhiên, việc thực hiện Luật Tố tụng 
hình sự bắt đầu từ năm 1988 đã dẫn đến 
sự bổ sung nhiều yếu tố tranh tụng vào 
mô hình TTHS thẩm vấn truyền thống. 
Chủ thể buộc tội trong TTHS Italia là cơ 
quan cảnh sát và cơ quan Công tố trong 
đó cơ quan Công tố giữ vai trò chủ chốt.
Cơ quan cảnh sát Italia được tổ chức 
ở nhiều bộ ngành khác nhau, bao gồm lực 
lượng cảnh sát quốc gia thuộc Bộ Nội vụ, 
cảnh sát hiến binh thuộc Bộ Quốc phòng, 
các bộ phận cảnh sát chuyên trách đặt 
tại các cơ quan khác nhau trong bộ máy 
nhà nước. Các lực lượng cảnh sát này có 
nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hội, phát hiện 
bắt giữ tội phạm và thực thi các nhiệm vụ 
điều tra theo sự chỉ đạo của Công tố viên.
Trong quá trình TTHS, cảnh sát điều tra 
luôn song hành và chịu sự chỉ đạo của 
Công tố viên(2).
Cơ quan Công tố: Tại Italia, Văn phòng 
Công tố có “độc quyền truy tố tội phạm 
trong cả nước”(3). Italia không tổ chức cơ 
quan Công tố độc lập theo cấp hành chính 
mà cơ quan này nằm ngay trong toà án 
các cấp; cơ quan Công tố chịu trách nhiệm 
chính trong hoạt động điều tra và chỉ đạo 
điều tra. Tại Toà án tối cao có Tổng Công 
tố viên trưởng, tại toà án cấp phúc thẩm 
và sơ thẩm có các văn phòng Công tố nhà 
2  TS. Marco Fabro, Mô hình tố tụng hình sự của Cộng 
hòa Italia, Sách chuyên khảo Những mô hình tố tụng 
hình sự điển hình trên thế giới, Nxb Hồng Đức, tr.229
3  TS. Marco Fabro, Tlđd, tr.229.
LÊ THỊ THÚY NGA
61Số 05 - 2018 Khoa học Kiểm sát
nước. Văn phòng Công tố là nơi tiếp nhận 
chủ yếu tin báo về tội phạm, lập hồ sơ hình 
sự đồng thời hồ sơ Công tố viên trong 
việc tham gia TTHS. Sau khi hồ sơ được 
lập, vụ án được giao cho một Công tố viên 
phụ trách. Công tố viên này sẽ “dẫn dắt 
cuộc điều tra, truy tố người phạm tội một 
cách công bằng và hiệu quả, đưa vụ án ra 
trước tòa, thực thi các biện pháp phòng 
ngừa và bản án cuối cùng mà Tòa án đưa 
ra”(1). Hiến pháp Italia quy định nguyên 
tắc “truy tố bắt buộc”, theo đó nếu có đủ 
bằng chứng buộc tội thì Công tố viên bắt 
buộc phải truy tố chứ không thể tự ý bỏ 
qua tội phạm. Như vậy, có thể thấy Viện 
Công tố là chủ thể buộc tội chủ yếu trong 
TTHS Italia, là cơ quan tố tụng duy nhất 
“tham gia một cách tích cực vào tất cả các 
các công đoạn của quy trình TTHS”(2) và 
được xem là “công cụ chủ yếu để trừng 
phạt hành vi phạm tội, thực hiện chính 
sách hình sự và kiểm soát tội phạm của 
Italia”(3). Tuy nhiên, với vai trò tìm kiếm 
công lý chứ không phải là buộc tội đơn 
thuần, Công tố viên vẫn phải có trách 
nhiệm điều tra các điều kiện và hoàn cảnh 
mà có thể gỡ tội hoặc có lợi cho bị cáo. 
Về vai trò của người bị hại, trong 
TTHS Italia người bị hại được coi là người 
bị thiệt hại về mặt vật chất hoặc tinh thần 
bởi hành vi phạm tội. Pháp luật Italia 
phân biệt người bị hại nói chung và người 
bị thiệt hại về thân thể do hành vi phạm 
tội gây ra(4). Vai trò của người bị hại trong 
TTHS Italia khá khiêm tốn, chủ yếu thông 
qua sự tác động tới hoạt động của Công 
tố viên. Người bị hại có thể xuất hiện với 
tư cách nguyên đơn dân sự tại phiên tòa(5). 
1,2,3  TS. Marco Fabro, Tlđd, tr.230.
4,5  TS. Marco Fabro, Tlđd, tr.242.
Pháp luật Italia cũng quy định một số tội 
chỉ có thể bị khởi tố khi có yêu cầu của 
người bị hại, tuy nhiên, ngay cả trong 
những trường hợp này thì người bị hại 
cũng không trở thành bên Công tố, không 
thể thay thế vai trò và chức năng của Viện 
Công tố.
* Cộng hòa Liên bang Đức
Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình 
sự Cộng hòa liên bang Đức gồm cơ quan 
cảnh sát điều tra, Viện Công tố và người 
bị hại.
Cơ quan cảnh sát đóng vai trò chính 
trong quá trình điều tra. Họ có quyền và 
nghĩa vụ “khởi động” TTHS, hành động 
thay mặt Công tố viên và luôn được coi 
là “cánh tay nối dài” của cơ quan Công 
tố. Về nguyên tắc, Công tố viên là người 
chỉ đạo hoạt động điều tra và đưa ra các 
mệnh lệnh cho cảnh sát nhưng trên thực 
tế cảnh sát thường chủ động tiến hành 
các hoạt động điều tra. Chỉ trong những 
trường hợp phức tạp và nghiêm trọng thì 
cảnh sát điều tra mới chịu sự chỉ đạo trực 
tiếp của Công tố viên. Khi cảnh sát hoàn 
thành việc điều tra, hồ sơ sẽ được chuyển 
cho viện Công tố để quyết định việc truy 
tố. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý đối với 
tất cả các hoạt động điều tra vẫn thuộc về 
viện Công tố.
Viện Công tố: Cả cơ quan Công tố 
Liên bang và cơ quan Công tố cấp bang 
đều được tổ chức theo ngành dọc, song 
song với hệ thống tòa án. Ở từng bang, cơ 
quan Công tố được đặt song song tại tất 
cả các cấp tòa án và thuộc quyền quản lý 
của Bộ Tư pháp, mỗi cấp tòa án đều có các 
cơ quan Công tố hoạt động độc lập (Điều 
141, 147 Luật Tổ chức Tòa án Liên bang 
CHỦ THỂ BUỘC TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...
62 Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2018
Đức). Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền 
ra các mệnh lệnh bắt buộc cho cơ quan 
Công tố, lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan Công 
tố nhưng ít khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp 
thực hiện quyền này mà chỉ trong một số 
trường hợp ngoại lệ. Trong giai đoạn tiền 
xét xử (giai đoạn điều tra và truy tố), cơ 
quan Công tố đóng vai trò trung tâm của 
quá trình tố tụng và được coi là cơ quan có 
trách nhiệm trong lĩnh vực tư pháp hình 
sự, chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt 
động điều tra trong giai đoạn tiền xét xử. 
Các cơ quan cảnh sát điều tra hình sự có 
trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu hay 
mệnh lệnh của cơ quan Công tố (Điều 161 
BLTTHS Đức). Trong giai đoạn xét xử vụ 
án, Công tố viên có chức năng, nhiệm vụ 
buộc tội. Công tố viên là người quyết định 
truy tố người phạm tội ra toà và có trách 
nhiệm đưa các chứng cứ tài liệu chứng 
minh hành vi phạm tội, người phạm tội tại 
phiên toà.
Người bị hại là nạn nhân của tội 
phạm trước đây có vai trò không đáng 
kể trong TTHS Đức, vai trò của họ 
đơn thuần chỉ là nguyên đơn kiện bồi 
thường về các thiệt hại dân sự. Địa vị 
pháp lý của người bị hại đã được cải 
thiện một cách đáng kể với sự ra đời 
của Luật Bảo vệ nạn nhân năm 1986 mà 
theo đó Luật TTHS cũng đã được sửa 
đổi. Sự tham gia của người bị hại trong 
tiến trình tố tụng được quy định thành 
một phần riêng (Phần V) trong BLTTHS. 
Người bị hại của các tội phạm nghiêm 
trọng được bảo vệ tốt hơn và được bổ 
sung một số quyền của một bên tham 
gia tố tụng: quyền được thông tin về 
tiến trình tố tụng (Điều 406), quyền tiếp 
cận hồ sơ (Điều 406e), quyền được trợ 
giúp pháp lý (Điều 406f), quyền khởi tố 
lại và quyền được bồi thường thiệt hại 
do tội phạm gâyra. Người bị hại của 
tội phạm nghiêm trọng có thể tham gia 
tích cực vào tiến trình tố tụng với vai trò 
phụ cho Công tố viên. Người bị hại có 
thể đưa ra yêu cầu truy tố các tội phạm 
(quyền tư tố) mà không cần phải nhờ 
cơ quan Công tố truy tố. Công tố viên 
không bắt buộc phải tham gia vào thủ 
tục tư tố. Nếu người bị hại có đại diện 
theo pháp luật thì quyền yêu cầu tư tố 
sẽ do họ thực hiện. 
1.3 Chủ thể buộc tội trong tố tụng hình 
sự một số nước theo mô hình tố tụng chuyển 
đổi
* Trung Quốc
Trong TTHS Trung Quốc, việc thực 
hiện chức năng buộc tội thuộc về cơ quan 
điều tra, Viện kiểm sát, người bị hại và 
Tòa án cũng thực hiện một số hoạt động 
thuộc về chức năng buộc tội. Cơ quan 
điều tra đóng vai trò chính trong việc 
phát hiện, khám phá tội phạm. Theo quy 
định tại Điều 3 và Điều 18 Luật TTHS 
Trung Quốc thì hầu hết việc điều tra 
các vụ án hình sự do CQĐT tiến hành. 
Riêng đối với một số tội phạm như: tội 
tham ô, hối lộ, thiếu trách nhiệm của cán 
bộ nhà nước, các tội xâm phạm quyền 
cá nhân của công dân như giam giữ trái 
phép, bức cung, dùng nhục hình, trả 
thù, mưu hại, khám xét trái phép và tội 
xâm phạm quyền dân chủ của công dân 
do cán bộ nhà nước lợi dụng chức năng 
và quyền hạn để thực hiện hoặc các tội 
nghiêm trọng do cán bộ nhà nước thực 
hiện bằng việc lợi dụng chức năng và 
quyền hạn thuộc thẩm quyền điều tra 
của Viện kiểm sát. 
LÊ THỊ THÚY NGA
63Số 05 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Viện kiểm sát ở Trung Quốc được tổ 
chức thành một hệ thống độc lập. Viện 
kiểm sát nắm quyền Công tố, có quyền 
điều tra và quyền giám sát thủ tục TTHS. 
Việc thực thi quyền Công tố độc lập là 
của toàn thể VKS chứ không phải của 
mỗi KSV. Vì thế, KSV có quyền đề đạt ý 
kiến và Viện trưởng quyết định sau khi 
đã được trưởng phòng xem xét. Cơ chế 
này gây khó khăn cho việc triển khai 
công việc trong thực tế, khi sai sót thì 
trách nhiệm dàn trải, khó có thể quy cho 
ai(1). Nhiệm vụ của VKS trong giai đoạn 
điều tra là tiến hành điều tra các vụ án 
thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc khởi tố 
của CQĐT; phê chuẩn hoặc quyết định 
bắt giữ, truy tố người phạm tội ra trước 
toà án để xét xử. Trong đoạn xét xử, VKS 
có trách nhiệm luận tội, đưa ra mức hình 
phạt, giám sát hoạt động xét xử của tòa 
án, bảo đảm làm rõ sự thật một cách 
chính xác và kịp thời, vận dụng đúng 
đắn pháp luật.
Tòa án: Trong mô hình TTHS Trung 
Quốc, tòa án không chỉ thực hiện chức 
năng xét xử mà còn thực hiện một số việc 
của chức năng buộc tội như tham gia vào 
quá trình điều tra, thẩm vấn tại phiên tòa, 
trực tiếp xét hỏi và kiểm tra nhân chứng, 
chứng cứ. Tuy nhiên, vai trò buộc tội của 
hội đồng xét xử ở mức độ hạn chế hơn vì 
luật TTHS Trung Quốc không đặt trách 
nhiệm chứng minh tại tòa thuộc về hội 
đồng xét xử mà đề cao vai trò buộc tội do 
KSV thực hiện tại phiên tòa.
Người bị hại trong TTHS Trung Quốc 
được coi là một bên tham gia tố tụng, từ 
1  GS.Liling Yue, Mô hình tố tụng hình sự của Trung Quốc, 
Sách chuyên khảo Những mô hình tố tụng hình sự điển 
hình trên thế giới, Nxb Hồng Đức, tr.104
đó được hưởng hầu hết các quyền tố tụng 
như những bên khác. Theo đó, ở giai đoạn 
đầu của TTHS, người bị hại có quyền tố 
cáo tội ác với công an, cơ quan Công tố 
hoặc toà án (Điều 84 BLTTHS). Sau khi 
công an, KSV hoặc thẩm phán xem xét đơn 
tố giác tội phạm, họ có thể ra quyết định 
không khởi tố điều tra, và với tư cách là 
người tố giác tội phạm thì người bị hại có 
quyền khiếu nại quyết định này (Điều 86, 
BLTTHS). Tuy nhiên, người bị hại không 
có quyền trực tiếp kháng cáo. Nếu người 
bị hại và người đại diện hợp pháp không 
đồng ý với bản án, họ chỉ có quyền kiến 
nghị với cơ quan Công tố để kháng nghị 
trong vòng năm ngày sau khi toà sơ thẩm 
tuyên bố bản án. Cơ quan Công tố phải 
xem xét kiến nghị và quyết định xem có 
nên gửi đơn kháng nghị hay không. 
* Liên bang Nga
Bộ luật TTHS Liên bang Nga hiện 
hành phân chia các chủ thể tố tụng thành 
các nhóm: Tòa án (Mục 5, Chương II), các 
chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc 
tội gồm KSV, dự thẩm viên, thủ trưởng 
cơ quan điều tra dự thẩm, cơ quan điều 
tra ban đầu, ĐTV, người bị hại, tư tố viên, 
nguyên đơn dân sự, người đại diện của 
người bị hại, nguyên đơn dân sự (Mục 
6, Chương II); các chủ thể tham gia tố 
tụng thuộc bên bào chữa như người bị 
tình nghi, bị can, người bào chữa (Mục 
7, Chương II) và các chủ thể khác tham 
gia TTHS như người làm chứng, người 
phiên dịch (Mục 8, Chương II). Bộ 
luật TTHS Liên bang Nga coi tòa án là 
chủ thể trung tâm; KSV, dự thẩm viên, 
thủ trưởng cơ quan điều tra dự thẩm, cơ 
quan điều tra ban đầu, ĐTV chỉ là một 
bên tham gia tố tụng. Điều này thể hiện 
CHỦ THỂ BUỘC TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...
64 Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2018
Liên bang Nga đã có những thay đổi căn 
bản trong việc xác lập vị trí, vai trò của 
các chủ thể tố tụng, chuyển đổi mạnh mẽ 
từ mô hình thiên về thẩm vấn trước đây 
sang mô hình thiên về tranh tụng.
Phạm vi các chủ thể thực hiện chức 
năng buộc tội cũng như các quyền được 
trao cho chủ thể buộc tội trong TTHS Liên 
bang Nga khá rộng, tương ứng với việc 
ghi nhận cả ba hình thức buộc tội: Công 
tố, tư tố và công tư tố. Thẩm quyền thực 
hiện chức năng buộc tội được giao cho 
các cá nhân chứ không phải các cơ quan, 
cụ thể chủ thể thuộc bên buộc tội gồm 
dự thẩm viên (đối với điều tra dự thẩm), 
thủ trưởng cơ quan điều tra dự thẩm, 
cơ quan điều tra ban đầu, ĐTV (đối với 
điều tra ban đầu), Kiểm sát viên, người 
bị hại, tư tố viên, nguyên đơn dân sự, 
người đại diện của người bị hại, nguyên 
đơn dân sự.
2. Một số nhận xét và kinh nghiệm 
đối với Việt Nam
Từ việc nghiên cứu về CTBT của một số 
quốc gia điển hình thuộc cả ba nhóm nước 
theo các mô hình TTHS khác nhau cho phép 
rút ra một số kết luận nổi bật như sau:
Thứ nhất, ở phần lớn các quốc gia, đặc 
biệt là các quốc gia theo mô hình TTHS 
tranh tụng, các chủ thể được phân định rõ 
ràng theo chức năng cơ bản của TTHS mà 
chủ thể đó tham gia thực hiện. Sự phân 
định rành mạch này không chỉ thể hiện ở 
việc phân nhóm các chủ thể TTHS mà còn 
thể hiện ở quy định về địa vị pháp lý của 
các chủ thể, về trình tự, thủ tục giải quyết 
vụ án. Về cơ bản, tính độc lập của Tòa án, 
sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào 
chữa được đề cao.
Thứ hai, những quốc gia theo mô 
hình tố tụng thiên về thẩm vấn có phạm 
vi các CTBT rộng hơn so với các quốc gia 
theo mô hình tố tụng thiên về tranh tụng. 
Theo đó, tại các quốc gia theo mô hình 
tố tụng thiên về tranh tụng, CTBT chủ 
yếu là Công tố viên hoặc Công tố viên 
và ĐTV với sự chỉ đạo sát sao của Công 
tố viên đối với hoạt động điều tra; tại các 
quốc gia theo mô hình tố tụng thẩm vấn, 
bên cạnh Công tố viên, ĐTV, pháp luật tố 
tụng hình sự còn quy định vai trò buộc 
tội của người bị hại (người bị thiệt hại do 
tội phạm gây ra) và người đại diện hợp 
pháp của họ; mỗi chủ thể buộc tội được 
trao các quyền và nghĩa vụ với mức độ 
tham gia buộc tội trong quá trình tố tụng 
khác nhau.
Thứ ba, vai trò buộc tội của Viện 
Công tố/VKS được thừa nhận trong 
TTHS của tất cả các quốc gia. Dù có sự 
khác biệt về tổ chức (Viện Công tố/VKS 
thuộc nhánh hành pháp hay tư pháp; là 
hệ thống cơ quan độc lập hay trực thuộc 
Bộ Tư pháp, trực thuộc tòa án tối cao) 
song hoạt động của Viện Công tố/VKS 
đều có tính độc lập nhất định. Ở các 
quốc gia theo mô hình TTHS tranh tụng, 
Viện Công tố chỉ thực hiện duy nhất 
chức năng buộc tội trong khi ở một số 
quốc gia khác như Trung Quốc bên cạnh 
chức năng buộc tội VKS còn có chức 
năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
Thứ tư, về vai trò buộc tội của ĐTV/
cơ quan điều tra, phần lớn các quốc gia 
thừa nhận vai trò buộc tội của chủ thể 
này đồng thời với việc quy định mối 
quan hệ chặt chẽ mang tính chỉ đạo, 
giám sát của Công tố viên/Viện công tố/
Viện kiểm sát với hoạt động điều tra. 
LÊ THỊ THÚY NGA
65Số 05 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Tuy nhiên, một số quốc gia như Hoa Kỳ, 
cơ quan điều tra thực hiện chức năng 
điều tra, tương đối độc lập và không 
chịu sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan 
Công tố.
Thứ năm, việc thực hiện chức năng 
buộc tội đối với các chủ thể đại diện cho nhà 
nước phần lớn được trao theo chức trách, 
chức danh tố tụng như ĐTV, Công tố viên/
Kiểm sát viên chứ không trao cho cơ quan 
điều tra, cơ quan Công tố. Các chức danh 
quản lý (chức vụ) như thủ trưởng cơ quan 
điều tra, thủ trưởng cơ quan Công tố được 
xác định là chủ thể TTHS ở một số quốc gia 
như Trung Quốc, Liên bang Nga với thẩm 
quyền cao hơn so với ĐTV, Công tố viên 
thông thường. Ở các quốc gia khác, các chủ 
thể quản lý này không phải là chủ thể tố 
tụng hình sự, khi tham gia tố tụng hình sự 
họ sẽ tham gia với tư cách và có các quyền, 
nghĩa vụ như ĐTV, Công tố viên không có 
chức vụ. 
Trên cơ sở tham khảo quy định về 
CTBT trong TTHS một số nước, có thể rút 
ra một số kinh nghiệm, định hướng cho 
việc hoàn thiện quy định về CTBT trong 
TTHS Việt Nam như sau:
- Cần hoàn thiện quy định về chủ thể 
TTHS nói chung, CTBT nói riêng theo 
hướng phân định rành mạch giữa các 
nhóm chủ thể, đảm bảo bình đẳng giữa 
bên buộc tội và bên bào chữa, tránh chồng 
chéo giữa việc thực hiện chức năng bào 
chữa và chức năng xét xử.
- Với đặc điểm của TTHS Việt Nam 
thiên về thẩm vấn, vai trò buộc tội của 
CQĐT được thể hiện một cách rõ nét. 
Vấn đề có thể học hỏi từ pháp luật 
TTHS của các nước là quy định về mối 
quan hệ giữa CQĐT và VKS/Viện Công 
tố trong đó Viện Công tố/VKS giữ vai 
trò chỉ đạo, định hướng điều tra nhằm 
phục vụ cho mục tiêu chung là thực 
hiện chức năng buộc tội;
- Có thể học hỏi kinh nghiệm của các 
nước trong việc trao nhiều “thực quyền” 
hơn cho Công tố viên, ĐTV - những người 
trực tiếp thực hiện các hoạt động điều tra, 
truy tố - để họ có thể chủ động trong công 
việc của mình đồng thời tránh sự chồng 
chéo nhiều người cùng chịu trách nhiệm 
về một việc nhưng khi xảy ra sai phạm thì 
rất khó quy trách nhiệm (như trường hợp 
của Trung Quốc);
- Về quyền buộc tội của bị hại, có thể 
học hỏi được nhiều điểm từ pháp luật 
TTHS của Liên bang Nga để bị hại có thể 
bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp 
pháp của mình đặc biệt là trong các vụ án 
được khởi tố theo yêu cầu của bị hại./.
Tài liệu tham khảo:
1. Tô Hòa (chủ biên) (2012), Sách 
chuyên khảo Những mô hình tố tụng hình sự 
điển hình trên thế giới, Nxb Hồng Đức.
2. ThS Trần Đại Thắng (2009), Mô 
hình tố tụng hình sự thẩm cứu và đề xuất 
hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, 
Tài liệu Hội thảo khoa học Mô hình luật tố 
tụng hình sự Việt Nam do Viện KSNDTC 
và Dự án DANIDA phối hợp tổ chức.
3. Nguyễn Văn Tuân (2015), Một số 
vấn đề về luật TTHS Việt Nam, Nxb Tư 
pháp.
4. Trần Thị Hương (2018), Luận án tiến 
sĩ luật học, Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát 
viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên 
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam, 
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

File đính kèm:

  • pdfchu_the_buoc_toi_trong_to_tung_hinh_su_mot_so_nuoc_va_kinh_n.pdf