Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

Tài liệu viện dẫn

TCXD 25:1991 Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết

kế.

TCXD 161:1987 Thăm dò điện trong xây dựng.

TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

BS 7430:1998 Code of Practice for Earthing.

BS 923-2: 1980 Guide on high-voltage testing techniques.

BS 5698-1 Guide to pulse techniques and apparatus - Part 1: Pulse terms and definitions.

UL 1449:1985 Standard for Safety for Transient Voltage Surge Suppressors

ITU-T K.12 (2000) Characteristics of gas discharge tubes for the protection of telecommunications

installations.

pdf 126 trang kimcuc 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
TCXDVN TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM 
 TCXDVN 46 : 2007 
Biên soạn lần 1 
CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - 
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ, KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ HỆ 
THỐNG 
Protection of Structures Against Lightning - Guide for design, inspection and maintenance 
Hà Nội - 2007 
 Lời nói đầu 
TCXDVN 46: 2007 do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số : ................................. 
ngày......tháng.......năm 2007. 
Tiêu chuẩn này thay thế TCXD 46:1984 "Chống sét cho các công trình xây dựng - Tiêu 
chuẩn thiết kế, thi công" 
 MỤC LỤC 
1 Phạm vi áp dụng............................................................................................................... 1 
2 Tài liệu viện dẫn................................................................................................................ 1 
3 Thuật ngữ và định nghĩa................................................................................................... 1 
4 Quy định chung................................................................................................................. 3 
5 Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét........................................................................... 3 
6 Vật liệu và kích thước....................................................................................................... 3 
7 Sự cần thiết của việc phòng chống sét............................................................................. 7 
8 Vùng bảo vệ.................................................................................................................... 13 
9 Các lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét....................................................................... 18 
10 Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét .......................................................... 19 
11 Bộ phận thu sét........................................................................................................ 19 
12 Dây xuống................................................................................................................ 29 
13 Mạng nối đất ............................................................................................................ 38 
14 Cực nối đất .............................................................................................................. 39 
15 Kim loại ở trong hoặc trên công trình....................................................................... 41 
16 Kết cấu cao trên 20 m.............................................................................................. 48 
17 Công trình có mái che rất dễ cháy ........................................................................... 52 
18 Nhà chứa các vật có khả năng gây nổ hoặc rất dễ cháy......................................... 52 
19 Nhà ở ....................................................................................................................... 57 
20 Hàng rào .................................................................................................................. 57 
21 Cây và các kết cấu gần cây ..................................................................................... 59 
22 Các công trình có ăng ten vô tuyến truyền thanh và truyền hình ............................ 60 
23 Các kết cấu khác ..................................................................................................... 61 
24 Sự ăn mòn ............................................................................................................... 66 
25 Lắp dựng kết cấu ..................................................................................................... 67 
26 Dây điện trên cao..................................................................................................... 67 
27 Kiểm tra.................................................................................................................... 68 
28 Đo đạc...................................................................................................................... 68 
29 Lưu trữ hồ sơ ........................................................................................................... 68 
30 Bảo trì ...................................................................................................................... 69 
Phụ lục A Các khía cạnh kỹ thuật của hiện tượng sét.......................................................... 68 
Phụ lục B Giải thích một số điều khoản của tiêu chuẩn ....................................................... 71 
Phụ lục C Hướng dẫn chung đối với việc chống sét cho thiết bị điện trong và trên công trình
.............................................................................................................................................. 77 
Phụ lục D Một số ví dụ tính toán......................................................................................... 111 
Phụ lục E Số liệu về mật độ sét ở Việt Nam....................................................................... 114 
1 
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM TCXDVN 46:2007 
Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra 
và bảo trì hệ thống 
Protection of Structures Against Lightning - Guide for design, inspection and 
maintenance 
1 Phạm vi áp dụng 
1.1 Tiêu chuẩn này thay thế tiêu chuẩn TCXD 46-1984. 
1.2 Tiêu chuẩn này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các 
công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra những chỉ dẫn cho việc chống sét đối với các trường 
hợp đặc biệt như kho chứa chất nổ, những công trình tạm như cần cẩu, khán đài bằng kết cấu khung 
thép, và các chỉ dẫn chống sét cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử. 
1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình khai thác dầu, khí trên biển, các công trình 
đặc biệt hay áp dụng các công nghệ chống sét khác. 
2 Tài liệu viện dẫn 
TCXD 25:1991 Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết 
kế. 
TCXD 161:1987 Thăm dò điện trong xây dựng. 
TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. 
BS 7430:1998 Code of Practice for Earthing. 
BS 923-2: 1980 Guide on high-voltage testing techniques. 
BS 5698-1 Guide to pulse techniques and apparatus - Part 1: Pulse terms and definitions. 
UL 1449:1985 Standard for Safety for Transient Voltage Surge Suppressors 
ITU-T K.12 (2000) Characteristics of gas discharge tubes for the protection of telecommunications 
installations. 
3 Thuật ngữ và định nghĩa 
3.1 Hệ thống chống sét: Toàn bộ hệ thống dây dẫn được sử dụng để bảo vệ một công trình khỏi tác 
động của sét đánh. 
3.2 Bộ phận thu sét: Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích thu hút sét đánh vào nó. 
3.3 Mạng nối đất: Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích tiêu tán dòng điện sét xuống 
đất. 
TCXDVN 46 : 2007 
2 
3.4 Dây xuống: Dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất. 
3.5 Cực nối đất: Bộ phận hoặc nhóm các bộ phận dẫn điện có tiếp xúc với đất và có thể truyền 
dòng điện sét xuống đất. 
3.6 Cực nối đất mạch vòng: Cực nối đất tạo ra một vòng khép kín xung quanh công trình ở dưới 
hoặc trên bề mặt đất, hoặc ở phía dưới hoặc ngay trong móng của công trình. 
3.7 Cực nối đất tham chiếu: Cực nối đất có thể tách hoàn toàn khỏi mạng nối đất để dùng vào mục 
đích đo đạc kiểm tra. 
3.8 Điện cảm tự cảm: Đặc trưng của dây dẫn hoặc mạch tạo ra trường điện từ ngược khi có dòng 
điện thay đổi truyền qua chúng. 
Điện cảm tự cảm của một dây dẫn hoặc mạch tạo ra thế điện động được tính từ công thức: 
dt
diLV = 
Trong đó: 
V là trường điện từ ngược tính bằng vôn (V); 
L là điện cảm tự cảm tính bằng Henri (H); 
dt
di
là tốc độ thay đổi dòng tính bằng Ampe trên giây (A/s). 
3.9 Điện cảm tương hỗ: Đặc trưng của mạch ở đó một điện áp được tạo ra trong một vòng kín bởi 
một dòng điện thay đổi trong một dây dẫn độc lập. 
Điện cảm tương hỗ của một vòng kín tạo ra một điện áp tự cảm được tính như sau: 
dt
diMV =
Trong đó: 
V là điện áp tự cảm trong vòng kín tính bằng vôn (V); 
M là điện cảm tương hỗ tính bằng Henri (H); 
dt
di
là tốc độ thay đổi dòng trong một dây dẫn độc lập tính bằng Ampe trên giây (A/s). 
3.10 Điện cảm truyền dẫn: Đặc trưng của mạch ở đó một điện áp được tạo ra trong một vòng kín bởi 
một dòng điện thay đổi trong một mạch khác mà một phần của nó nằm trong vòng kín. 
Điện cảm truyền dẫn của một vòng kín tạo ra một điện áp tự cảm được tính như sau: 
dt
diMV T=
Trong đó: 
V là điện áp tự cảm trong vòng kín tính bằng vôn (V); 
MT là điện cảm truyền dẫn tính bằng Henri (H); 
dt
di là tốc độ thay đổi dòng trong một mạch khác tính bằng Ampe trên giây (A/s). 
TCXDVN 46 : 2007
 3
3.11 Vùng bảo vệ: Thể tích mà trong đó một dây dẫn sét tạo ra khả năng chống sét đánh thẳng bằng 
cách thu hút sét đánh vào nó. 
4 Quy định chung 
4.1 Các hướng dẫn trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát, khi áp dụng vào một hệ thống chống 
sét cụ thể cần xem xét tới các điều kiện thực tế liên quan đến hệ thống đó. Trong những trường hợp 
đặc biệt khó khăn thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia. 
4.2 Trước khi tiến hành thiết kế chi tiết một hệ thống chống sét, cần phải quyết định xem công trình 
có cần chống sét hay không, nếu cần thì phải xem xét điều gì đặc biệt có liên quan đến công trình (xem 
mục 7 và 8). 
4.3 Cần kiểm tra công trình hoặc nếu công trình chưa xây dựng thì kiểm tra hồ sơ bản vẽ và thuyết 
minh kỹ thuật theo các yêu cầu về phòng chống sét được quy định ở tiêu chuẩn này. 
4.4 Đối với những công trình không có các chi tiết bằng kim loại phù hợp thì cần phải đặc biệt quan 
tâm tới việc bố trí tất cả các bộ phận của hệ thống chống sét sao cho vừa đáp ứng yêu cầu chống sét 
vừa không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình. 
4.5 Đối với các công trình xây dựng có đa phần kết cấu bằng kim loại thì nên sử dụng các bộ phận 
bằng kim loại đó trong hệ thống chống sét để làm tăng số lượng các bộ phận dẫn sét. Như thế vừa tiết 
kiệm kinh phí cho hệ thống chống sét lại không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình. Tuy nhiên 
cần lưu ý rằng khi sét đánh vào phần kim loại như vậy, đặc biệt phần kim loại được bao phủ, có thể 
phá huỷ các lớp bên ngoài phần kim loại; đối với khối xây có cốt thép có thể gây đổ khối xây. Có thể 
giảm thiểu, mà không loại trừ được hoàn toàn, rủi ro trên bằng giải pháp sử dụng hệ thống chống sét 
được cố định trên bề mặt công trình. 
4.6 Những kết cấu kim loại thường được sử dụng như một bộ phận trong hệ thống chống sét gồm 
có khung thép, cốt thép trong bê tông, các chi tiết kim loại của mái, ray để vệ sinh cửa sổ trong nhà cao 
tầng. 
4.7 Toàn bộ công trình phải được bảo vệ bằng một hệ thống chống sét kết nối hoàn chỉnh với nhau, 
không có bộ phận nào của công trình được tách ra để bảo vệ riêng. 
5 Chức năng của hệ thống chống sét 
Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra 
xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công 
trình. Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể coi là một hàm của 
mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê. 
Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp 
đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng 
các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn. 
6 Vật liệu và kích thước 
6.1 Vật liệu 
Tất cả vật liệu chế tạo các bộ phận khác nhau của một hệ thống chống sét cần tuân theo tiêu chuẩn 
TCVN 47561. 
1 Áp dụng phiên bản hiện hành đối với các tiêu chuẩn trích dẫn không kèm năm ban hành. 
TCXDVN 46 : 2007 
4 
Khi lựa chọn vật liệu, cần xem xét nguy cơ bị ăn mòn bao gồm ăn mòn điện hoá. Đối với việc bảo vệ 
dây dẫn, cần chú ý lớp bảo vệ chống lại sự ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt, ví dụ: 
a) Phủ dây dẫn bằng chì dày ít nhất 2mm trên đỉnh ống khói. Bọc chì cả hai đầu và tại các điểm 
nối 
b) Nếu có thể thì bộ phận thu sét nên để trần, nếu không có thể dùng lớp PVC mỏng 1mm để 
bọc trong trường hợp cần chống gỉ (đặc biệt đối với nhôm). 
Các mối nối trong có thể có diện tích mặt cắt bằng khoảng một nửa mối nối ngoài (xem 12.10.2). Các 
mối nối mềm dẻo có thể được sử dụng nhưng cần tuân theo tiêu chuẩn TCXD 25:1991. 
6.2 Kích thước 
Kích thước của các bộ phận hợp thành trong một hệ thống chống sét cần đảm bảo các yêu cầu nêu 
trong Bảng 1 và Bảng 2. Độ dày của các tấm kim loại sử dụng trên mái nhà và tạo thành một phần của 
hệ thống chống sét cần đảm bảo yêu cầu trong Bảng 3. 
Bảng 1. Vật liệu, cấu tạo và diện tích tiết diện tối thiểu của kim thu sét, dây dẫn sét, dây xuống 
và thanh chôn dưới đất 
Vật liệu Cấu tạo Diện tích tiết diện tối thiểua Ghi chú 
Dây dẹt đặc 50 mm² chiều dày tối thiểu 2 mm 
Dây tròn đặce 50 mm² đường kính 8 mm 
Cáp 50 mm² đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm 
Đồng 
Dây tròn đặcf,g 200 mm² đường kính 16 mm 
Dây dẹt đặc 50 mm² chiều dày tối thiểu 2 mm 
Dây tròn đặce 50 mm² đường kính 8 mm 
Cáp 50 mm² đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm 
Đồng phủ thiếcb 
Dây tròn đặcf,g 200 mm² đường kính 16 mm 
Dây dẹt đặc 70 mm² chiều dày tối thiểu 3 mm 
Dây tròn đặc 50 mm² đường kính 8 mm 
Nhôm 
Cáp 50 mm² đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm 
Dây dẹt đặc 50 mm ² chiều dày tối thiểu 2,5 mm 
Dây tròn đặc 50 mm² đường kính 8 mm 
Cáp 50 mm² đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm 
Hợp kim nhôm 
Dây tròn đặcf 200 mm² đường kính 16 mm 
Dây dẹt đặc 50 mm² chiều dày tối thiểu 2,5 mm 
Dây tròn đặc 50 mm² đường kính 8 mm 
Cáp 50 mm² đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm 
Thép mạ kẽmc 
Dây tròn đặcf,g 200 mm² đường kính 16 mm 
Thép không gỉd Dây dẹt đặc h 50 mm² chiều dày tối thiểu 2 mm 
TCXDVN 46 : 2007
 5
Vật liệu Cấu tạo Diện tích tiết diện tối thiểua Ghi chú 
Dây tròn đặch 50 mm² đường kính 8 mm 
Cáp 70 mm² đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm 
Dây tròn đặcf,g 200 mm² đường kính 16 mm 
a Sai số cho phép: - 3 %. 
b Nhúng nóng hoặc phủ điện, chiều dày lớp phủ tối thiểu là 1 micron. 
c Lớp phủ phải nhẵn, liên tục và không có vết sần với chiều dày danh định là 50 microns. 
d Chromium 16 %; Nickel 8 %; Carbon 0,07 %. 
e 50 mm² (đường kính 8 mm) có thể giảm xuống 28 mm² (đường kính 6 mm) trong một số trường hợp không 
yêu cầu sức bền cơ học cao. Trong trường hợp đó cần lưu ý giảm khoảng cách giữa các điểm cố định. 
f Chỉ áp dụng cho kim thu sét. Trường hợp ứng suất phát sinh do tải trọng như gió gây ra không lớn thì có thể 
sử dụng kim thu sét dài tối đa tới 1m đường kính 10mm 
g Chỉ áp dụng cho thanh cắm xuống đất. 
h Nếu phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề cơ và nhiệt thì các giá trị trên cần tăng lên 78 mm² (đường kính 10 
mm) đối với dây tròn đặc và 75 mm² (dày tối thiểu 3 mm) đối với thanh dẹt đặc. 
Bảng 2. Vật liệu, cấu tạo và kích thước tối thiểu của cực nối đất 
Kích thước tối thiểua 
Vật liệu Cấu tạo 
Cọc nối đất Dây nối đất Tấm nối đất 
Ghi chú 
Cápb 50 mm2 đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm 
Dây tròn đặcb 50 mm2 đường kính 8 mm 
Dây dẹt đặc b 50 mm2 chiều dày tối thiểu 2 mm 
Dây tròn đặc đường kính 15 mm 
Ống đường kính 20 mm 
chiều dày thành ống tối 
thiểu 2 mm 
Tấm đặc 5 ... y đổi 
 Cc là tụ điện tích điện 
 sR là điện trở định dạng độ dài xung 
 Rm là điện trở phối hợp trở kháng 
 Lr là cuộn cảm định dạng thời gian nâng 
TCXDVN 46 : 2007 
112 
Hình C.20 - Dạng sóng của dòng ngắn mạch 
TCXDVN 46 : 2007
 113
PHỤ LỤC D (tham khảo) 
Một số ví dụ tính toán 
D.1 Ví dụ tính toán xác suất sét đánh tổng hợp 
Một bệnh viện thuộc tỉnh Nam Định cao 10m và chiếm một diện tích là 10x12 (m2). Bệnh viện xây 
dựng ở vùng đồng bằng, ở khu vực có ít công trình khác hoặc cây xanh có chiều cao tương đương. 
Kết cấu công trình bằng bê tông cốt thép với mái không phải bằng kim loại. 
Để xác định rằng liệu có cần đến hệ thống chống sét hay không, tính hệ số rủi ro tổng hợp như sau: 
a) Số vụ sét đánh trên 1km2 trong 1 năm: Trên cơ sở bản đồ mật độ sét đánh cho ở Hình 2 
và hướng dẫn ở 7.2 xác định được giá trị Ng là 8,2 lần sét đánh xuống đất trên 1 km2 trong 
một năm. 
b) Diện tích thu sét: Sử dụng công thức (1) ở 7.2, diện tích thu sét Ac (m2) được tính như 
sau: 
 Ac = LW+2LH+2WH+ πH2 
 = (70x12) + 2(10x10) + 2(12x10) + (π x 100) 
 = 840 + 1400 + 240 + 314 
 = 2794 m2 
c) Xác suất sét đánh: Sử dụng công thức (2) trong 7.2 xác suất sét đánh trong một năm, p là: 
 p = Ac x Ng x 10-6 
 = 2794 x 8,2 x 10-6 
 = 22,9 x 10-3 
d) Sử dụng các hệ số điều chỉnh: Các hệ số sau lần lượt được áp dụng: 
 - Hệ số A = 1,7 
 - Hệ số B = 0,4 
 - Hệ số C = 1,7 
 - Hệ số D = 1,0 
 - Hệ số E = 0,3 
Tích các hệ số = A x B x C x D x E 
 = 1,7 x 1,0 x 1,7 x 2,0 x 0,3 
 = 0,35 
Xác suất sét đánh tổng hợp là: 22,9 x 0,35 x 10-3 = 8,0 x 10-3 
Kết luận: Cần lắp đặt hệ thống chống sét. 
D.2 Ví dụ tính toán về liên kết các chi tiết kim loại với hệ thống chống sét 
Dưới đây là ví dụ tính toán để quyết định có hay không liên kết các chi tiết kim loại với hệ thống chống 
sét. 
TCXDVN 46 : 2007 
114 
Tình huống: một ống thép đúc thẳng đứng được bố trí cách dây xuống của hệ thống chống sét 2m 
được lắp đặt ở chung cư cao 15m tại thị xã Bắc Ninh, trong 1 năm có 8,2 lần sét đánh xuống/km². Diện 
tích của tòa nhà là 40m x 20m (xem Hình D.1). 
Hình D.1 - Mặt bằng vùng thu sét 
Giả thiết: giả thiết rằng mức rủi ro chấp nhận p0=10-5, điện trở của cực nối đất là 10 Ω, và số lượng dây 
xuống là 6. 
Vấn đề đặt ra: Hãy quyết định có hay không nên liên kết cái ống thép đó có chiều cao lớn nhất là 12m 
với hệ thống chống sét. 
Trình tự: Mặt bằng vùng được chọn đã cho là: 
 L=40m, W= 20m, H=15m. 
Diện tích thu sét: Xác định theo phương trình (1): 
Ae =LW + 2LH + 2WH + πH² 
 =(40*20)+2(40*15)+2(20*15)+( π*225) 
 =800+1200+600+707 
Ae =3307m² (làm tròn 3300m²) 
Xác suất bị sét đánh. Xác định theo phương trình (2): 
p=Ae * Ng * 10
6−
 = 3300 * 8,2 * 10
6−
p=27,06 * 10
3−
 lần bị sét đánh trong 1 năm 
 ( làm tròn 27*10
3−
 hoặc 1 lần trong 37 năm) 
Xác định dòng điện trong tia sét 
0
p
p
=
( )3
5
4 10
10
x −
− 
 = 27x10² 
 = 2700 
Đường bao vùng thu 
sét 
Ống 
TCXDVN 46 : 2007
 115
Vì p lớn hơn 100po nên giả thiết dòng điện sét lớn nhất là 200kA (xem Hình 25). 
GHI CHÚ: Với giá trị 
0
p
p
 nhỏ hơn 100, cường độ dòng điện đó sẽ là 100 10
0
log p
p
 như thể hiện trong Hình 25. 
Điện áp giữa hệ thống chống sét và ống nối đất ở chiều cao 12m. Có 2 trường hợp xảy ra, với ống kim 
loại có liên kết và với ống kim loại không liên kết với cực nối đất, như sau: 
a) Ống liên kết với cực nối đất. Điện áp kháng có thể được bỏ qua và điện áp giữa hệ thống chống sét 
và ống nối đất bằng điện áp tự cảm (V=VL). 
Giả thiết có 6 dây xuống (n=6), mỗi dây xuống có kích thước 25mm x 3 mm, bán kính hiệu dụng 
re=0,008m, chiều dài mạch l = 12m và S=2m, nếu các giá trị này được đưa vào phương trình (4) và (6) 
thì VL được tính như sau: 
V L = 200x10³ x12x
( )100.46log 2 / 0.008
6
 = 440 kV 
Theo Hình 27, khoảng cách 0,85m là cần thiết, cộng với 30 % khi tính đến vị trí góc sẽ ra tổng là 1,1m. 
Khoảng cách thực tế là 2m, do đó việc liên kết là không cần thiết ở điểm cao nhất của ống. 
b) Ống nối đất nhưng không liên kết ống và cực nối đất. Tổng điện áp duy trì bởi hệ thống chống sét 
(V) được tính như sau: 
 V=VR+VL 
Trong đó 
VR là điện áp kháng phát sinh trong hệ thống mạng nối đất. 
VL được lấy giá trị như trong trường hợp a) mà VR được tính thêm vào như sau: 
 VR =
3200 10 10 6
6
x x x [do mỗi cực nối đất có thể có một điện trở tính bằng (Ω) là nx10] 
 VR=2 MV 
 V =2+0,44 =2,44 MV 
Từ Hình 27, khoảng cách 6m là cần thiết với điện áp như trên và do đó ống cần được liên kết với hệ 
thống chống sét ở điểm cao nhất hoặc thấp nhất để khử điện áp kháng. Phần tính toán ở trên chứng tỏ 
rằng điện áp tạo bởi hiệu ứng lan truyền sét phụ thuộc chủ yếu vào số lượng dây xuống và độ lớn điện 
trở đất. 
Khi khoảng cách 2m (bằng khoảng cách ly S) được sử dụng để đánh giá điện áp phóng điện từ Hình 
27, nó có nghĩa là cự ly gần nhất của chi tiết kim loại kết nối với ống đến các chi tiết kim loại kết nối 
với dây xuống là 2m. Nếu ống có khoảng cách ly 2m với dây xuống như trong trường hợp này nhưng 
thêm vào đó nó có nhánh đi gần với điểm cao nhất của dây xuống trong phạm vi 1m, thì khoảng cách 
1m phải được kiểm tra theo Hình 27 với điện áp do sét tạo ra để bảo đảm rằng có khoảng cách ly 
thích hợp. 
TCXDVN 46 : 2007 
116 
PHỤ LỤC E (tham khảo) 
Số liệu về mật độ sét đánh tại các địa danh của Việt Nam 
TT Tỉnh, Thành phố 
Huyện 
Mật độ sét đánh 
(số lần/km2/năm) 
1 An Giang Tp. Long Xuyên, Tx. Châu Đốc, An Phú ,Châu 
Phú,Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, 
Tịnh Biên, Thoại Sơn, Tri Tôn 
13,7 
Tp. Vũng Tàu, Tx. Bà Rịa, Châu Đức,Côn Đảo, 
Long Điềm, Đất Đỏ, Xuyên Mộc 
8,2 2 Bµ RÞa Vòng 
Tµu 
Tân Thành, Châu Đức 10,9 
Tx. Bắc Kạn, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na 
Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm 
8,2 3 B¾c C¹n 
Chợ Đồn 10,9 
4 B¾c Giang Tx. Bắc Giang, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Lục Nam, 
Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên 
Dũng, Yên Thế 
8,2 
Tx. Bắc Ninh, Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên 
Phong 
8,2 5 B¾c Ninh 
Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành 10,9 
Tx Bạc Liêu 10,9 6 B¹c Liªu 
Giá Rai, Đông Hải, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh 
Lợi 
13,7 
Tx. Bến Tre, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, 
Mỏ Cày 
13,7 7 BÕn Tre 
Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại 10,9 
Tp.Quy Nhơn, Tuy Phước 5,7 8 B×nh §Þnh 
An Lão, An Nhơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, 
Phù Mỹ, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh 
8,2 
Tx. Thủ Dầu Một, Dĩ An, Tân Uyên, Thuận An 13,7 9 B×nh D−¬ng 
Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo 14,9 
Tx. Đồng Xoài, Bình Long, Chơn Thành, Đồng Phú 14,9 10 B×nh Ph−íc 
Bù Đốp, Bù Đăng, Lộc Ninh, Phước Long 13,7 
Tp. Phan Thiết, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm 
Thuận Nam, Tánh Linh 
8,2 11 B×nh ThuËn 
Đức Linh 10,9 
TCXDVN 46 : 2007
 117
TT Tỉnh, Thành phố 
Huyện 
Mật độ sét đánh 
(số lần/km2/năm) 
Phú Quý 7,0 
Bắc Bình 5,7 
Tuy Phong 3,4 
12 Cµ Mau Tx. Cà Mau, U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái 
Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển 
13,7 
13 Cao B»ng Tx. Cao Bằng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ 
Lang, Hà An, Nguyên Bình, Phục Hoà, Quảng 
Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng 
Khánh 
9,2 
14 CÇn Th¬ Q. Bình Thủy, Q. Cái Răng, Q. Ninh Kiều, Q. Ô 
Môn, Cờ Đỏ, Phong Điền,Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh 
13,7 
Q. Hải Châu, Q. Liên Chiểu, Q. Ngũ Hành Sơn, Q. 
Sơn Trà, Thanh Khê, Hòa Vang 
8,2 15 §µ N½ng 
Hoàng Sa 7,0 
Tp. Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M'Gar, 
Ea H'Leo, Krông Buk, Krông Năng 
13,7 
Krông Păk, Krông Ana, Lắk, Krông Bông, Ea Kar 10,9 
16 §¾c L¾k 
M'Đrắk 8,2 
Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Điện Biên Đông 8,2 17 §iÖn biªn 
Tx. Mường Lay, Mường chà, Mường Nhé, Tủa 
Chùa, Tuần Giáo 
10,9 
Đắk Nông, Krông Nô 10,9 18 §¾c N«ng 
Đắk Mil, Đắk R' Lấp, Đắk Song 13,7 
Tp. Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, 
Trảng Bom 
13,7 
Tx. Long Khánh, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất 10,9 
19 §ång Nai 
Xuân Lộc, Cẩm Mỹ 8,2 
20 §ång Th¸p Tx. Cao Lãnh, Lấp Vò, Sa Đéc, Tân Hồng, Tam 
Nông, Tháp Mười, Hồng Ngự, Cao Lãnh, Thanh 
Bình, Lai Vung, Châu Thành 
13,7 
Tx. An Khê, Chư Pah, Ia Grai, Mang Yang, Đắc 
Đoa, Đắc Pơ 
8,2 
Tp. Pleiku, K’Bang, Ia Pa, Đức Cơ, Krông Pa 10,9 
21 Gia Lai 
Chư Prông, Chư Sê, A Yun Pa 13,7 
22 Hµ Giang Tx Hà Giang, Bắc Mê, Bắc Quang, Mèo Vạc, Quản 10,9 
TCXDVN 46 : 2007 
118 
TT Tỉnh, Thành phố 
Huyện 
Mật độ sét đánh 
(số lần/km2/năm) 
Bạ, Vị Xuyên, 
Hoàng Su Phì, Quang Bình, Xín Mần, Đồng Văn, 
Mèo Vạc, Yên Minh 
8,2 
Tx. Phủ Lý, Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên 10,9 23 Hµ Nam 
Bình Lục, Lý Nhân 8,2 
Q. Ba Đình, Q. Cầu Giấy, Q. Đống Đa, Q. Hai Bà 
Trưng, Q. Hoàng Mai, Q. Hoàn Kiếm, Q. Long 
Biên, Q. Tây Hồ, Q. Thanh Xuân, Gia Lâm, Thanh 
Trì, Từ Liêm, Đông Anh 
10,9 24 Hµ Néi 
Sóc Sơn 8,2 
Tx. Hà Đông, Tx. Sơn Tây , Ba Vì, Chương Mỹ, 
Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc 
Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường 
Tín, Ứng Hòa 
10,9 25 Hµ T©y 
Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oại, 
Hoài Đức 
8,2 
Tx. Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, 
Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ 
Quang 
8,2 26 Hµ TÜnh 
Hương Khê 10,9 
Châu Thành, Phụng Hiệp 10,9 27 Hậu giang 
Tx. Vị Thanh, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A 13,7 
Tp. Hải Dương, Bình Giang, Cẩm Giàng, Chí Linh, 
Gia Lộc, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Miện 
8,2 28 H¶i D−¬ng 
Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Tứ Kỳ 10,9 
Q. Hồng Bàng, Q. Kiến An, Q. Lê Chân, Q. Ngô 
Quyền, An Dương, An Lão, Kiến An, Bạch Long Vĩ, 
Thủy Nguyên, 
10,9 29 H¶i Phßng 
Q. Hải An , Tx. Đồ Sơn, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến 
Thụy, Cát Hải 
8,2 
Tx Hòa Bình, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, 
Lương Sơn, Mai Châu 
10,9 30 Hoµ B×nh 
Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy 13,7 
Tx. Hưng Yên, Phù Cừ , Tiên Lữ 8,2 31 H−ng Yªn 
Ân Thi , Khoái Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Văn 
Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ 
10,9 
32 Kh¸nh Hoµ Tp. Nha Trang 3,4 
TCXDVN 46 : 2007
 119
TT Tỉnh, Thành phố 
Huyện 
Mật độ sét đánh 
(số lần/km2/năm) 
Tx. Cam Ranh, Diên Khánh, Vạn Ninh, Ninh Hòa 5,7 
Khánh Sơn, Khánh Vĩnh 8,2 
Trường Sa 7,0 
Tx. Rạch Giá, Tx. Hà Tiên, An Biên, An Minh, Châu 
Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, 
Kiên Lương, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận 
13,7 33 Kiªn Giang 
Phú Quốc 7,0 
Tx. Kom Tum, Kon Plông, Kon Rẫy, Đắk Glei, Đắk 
Hà, Sa Thầy 
8,2 34 Kon Tum 
Đắk Tô, Ngọc Hồi 5,7 
Tp. Đà Lạt , Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, 
Lâm Hà 
10,9 
Tx. Bảo Lộc, Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh 8,2 
Đạ Huoai, Đạ Tẻh 5,7 
35 L©m §ång 
Lạc Dương 13,7 
Tp Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường 
Khương, Si Ma Cai 
8,2 36 Lµo Cai 
Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn 10,9 
37 L¹ng S¬n Tx. Lạng Sơn, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi 
Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, 
Văn Lãng, Văn Quan 
8,2 
38 Lai Ch©u Tx Lai Châu, Tx Lai Châu, Mường Tè, Phong Thổ, 
Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên 
8,2 
Tx. Tân An, Bến Lức, Cần Đước, Cần Guộc, Châu 
Thành, Đức Hòa, Tân Trụ, Tân Hưng, Tân Thạnh, 
Thủ Thừa 
13,7 39 Long An 
Đức Huệ, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng 14,9 
41 Nam §Þnh Tp. Nam Định, Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam 
Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân 
Trường, Ý Yên 
8,2 
Tp. Vinh, Tx. Cửa Lò, Hưng Nguyên, Nam Đàn, 
Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh 
Lưu, Diễn Châu 
8,2 
Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Tương 
Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong 
10,9 
42 NghÖ An 
Quỳ Châu, Quỳ Hợp 13,7 
TCXDVN 46 : 2007 
120 
TT Tỉnh, Thành phố 
Huyện 
Mật độ sét đánh 
(số lần/km2/năm) 
Tx. Ninh Bình Tx. Tam Điệp, Hoa Lư, Kim Sơn, 
Yên Khánh, Yên Mô 
8,2 43 Ninh B×nh 
Gia Viễn, Nho Quan 10,9 
Tx. Phan Rang, Ninh Phước 1,4 
Bắc Ái, Ninh Sơn 5,7 
44 Ninh ThuËn 
Ninh Hải 3,4 
45 Phó Thä Tp. Việt Trì, Tx. Phú Thọ, Đoan Hùng, Hạ Hoà, 
Lâm Thao, Phù Ninh, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh 
Ba, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập 
10,9 
Tp. Tuy Hòa 3,4 
Đông Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa 8,2 
46 Phó Yªn 
Phù Hòa, Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa 5,7 
Tp. Đồng Hới, Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, 
Quảng Ninh, Quảng Trạch 
8,2 47 Qu¶ng B×nh 
Tuyên Hóa 10,9 
Tx. Tam Kỳ, Tx. Hội An, Bắc Trà My, Duy Xuyên, 
Đại Lộc, Điện Bàn, Nam Trà My, Phú Ninh, Núi 
Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước, Hiệp 
Đức 
8,2 48 Qu¶ng Nam 
Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Tây Giang, 
Nam Trà My 
10,9 
Tx. Quảng Ngãi, Bình Sơn, Đức Phổ, Lý Sơn, Mộ 
Đức, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh 
8,2 49 Qu¶ng Ng·i 
Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà 
Bồng 
10,9 
Tp. Hạ Long, Tx. Uông Bí, Đông Triều, Yêu Hưng, 
Hoành Bồ, Bình Liêu 
8,2 50 Qu¶ng Ninh 
Tx. Móng Cái, Ba Chẽ, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, 
Hoành Bồ, Tiên Yên, Vân Đồ, Cẩm Phả 
10,9 
Tx. Đông Hà, Cam Lộ, Cồn Cỏ, Đa Krông, Gio 
Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Vĩnh Linh 
8,2 51 Qu¶ng TrÞ 
Tx. Quảng Trị, Đa Krông, Hải Lăng, Triệu Phong 10,9 
52 S¬n La Tx Sơn La, Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu , Mường 
La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, 
Thuận Châu, Yên Châu 
10,9 
53 Sãc Tr¨ng Tx. Sóc Trăng, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, 10,9 
TCXDVN 46 : 2007
 121
TT Tỉnh, Thành phố 
Huyện 
Mật độ sét đánh 
(số lần/km2/năm) 
Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu 
Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị 13,7 
Tx. Tây Ninh, Châu Thành, Hòa Thành, Tân Biên, 
Tân Châu 
13,7 54 T©y Ninh 
Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến cầu, Dương Minh Châu 14,9 
55 Th¸i B×nh Tp. Thái Bình, Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, 
Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Vũ Thư 
8,2 
56 Th¸i Nguyªn Tp. Thái Nguyên, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phổ Yên, 
Phú Bình, Phú Lương,Võ Nhai, Tx.Sông Công, Đại 
Từ 
8,2 
Tp. Thanh Hóa, Tx. Bỉm Sơn, Tx. Sầm Sơn, Đông 
Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Như Thanh, 
Như Xuân, Nông Cống, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Thọ 
Xuân,Quảng Xương, Tĩnh Gia, Triêu Sơn, Vĩnh 
Lộc, Yên Định 
8,2 
Bá Thước, Thạch Thành, Cẩm Thủy 13,7 
57 Thanh Ho¸ 
Lang Chánh, Mướng Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, 
Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy 
10,9 
Tp. Huế, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng 
Điền 
10,9 58 Thõa Thiªn HuÕ
A Lưới, Hương Trà, Hương Thủy, Nam Đông 13,7 
59 TiÒn Giang Tp. Mỹ Tho, Tx. Gò Công, Cái Bè, Cai Lậy, Châu 
Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò 
Công Tây 
13,7 
Quận 2,Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, 
Quận 8,Quận 9, Quận 10, Quận 11, Q. Tân Phú, Q. 
Bình Tân, Q. Bình Thạnh, Q. Gò Vấp, Q. Phú 
Nhuận, Q. Tân Bình, Q. Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà 
Bè, Hóc Môn 
13,7 
Cần Giờ 10,9 
60 Tp. Hå ChÝ Minh
Củ Chi 14,9 
Tx. Trà Vinh, Càng Long 13,7 61 Trµ Vinh 
Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu 
Cần, Trà Cú 
10,9 
Tx. Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, 
Sơn Dương 
10,9 62 Tuyªn Quang 
Sơn Dương 8,2 
TCXDVN 46 : 2007 
122 
TT Tỉnh, Thành phố 
Huyện 
Mật độ sét đánh 
(số lần/km2/năm) 
Tx. Vĩnh Long, Long Hồ, Mang Thít 13,7 63 VÜnh Long 
Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh 10,9 
Tp. Vĩnh Yên, Tx. Phúc Yên, Bình Xuyên, Lập 
Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc 
10,9 64 VÜnh Phóc 
Tam Đảo, Mê Linh 8,2 
65 Yªn B¸i Tp. Yên Bái, Tx. Nghĩa Lộ, Lục Yên, Mù Cang 
Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, 
Yên Bình 
10,9 
GHI CHÚ: 
1. Số liệu tham khảo ở bảng E.1 được tra theo bản đồ ở Hình 2 và các khuyến cáo ở 7.2. 
2. Đối với huyện có đường đồng mức cắt qua, mật độ sét lấy theo giá trị đường đồng mức lân cận cao nhất mà 
các vùng trong huyện có thể bị ảnh hưởng. 
3. Mật độ sét ở các hải đảo được Viện Vật lý địa cầu khuyến cáo lấy từ 2,5 đến 7,0 lần/km2/năm. 

File đính kèm:

  • pdfchong_set_cho_cong_trinh_xay_dung_huong_dan_thiet_ke_kiem_tr.pdf