Chính sách phát triển hoạt động bao thanh toán: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Hoạt động bao thanh toán (BTT) được hình thành cùng với những cơ chế chính sách thuận lợi đã tạo điều kiện phát triển, góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế và gia tăng hoạt động thương mại tại

nhiều quốc gia trên thế giới. Song, hoạt động BTT tại VN mới triển khai trong

những năm gần đây, cơ chế chính sách còn tiếp tục được hoàn thiện dần, nhằm

góp phần nâng cao tiện ích cho các doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn tin

dụng ngân hàng qua hình thức cấp tín dụng mới, thúc đẩy quá trình đa dạng

hóa các hình thức tín dụng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) và tăng cường hơn

nữa hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Do vậy, việc đúc kết

những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tạo lập cơ chế, chính sách của một số

quốc gia trên thế giới để có thể vận dụng phù hợp với điều kiện tại VN là một

trong nhưng yêu cầu quan trọng, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát

triển hoạt động BTT hiện nay.

pdf 8 trang kimcuc 15680
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách phát triển hoạt động bao thanh toán: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách phát triển hoạt động bao thanh toán: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Chính sách phát triển hoạt động bao thanh toán: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
52
1. Đặt vấn đề
Quy chế hoạt động BTT tại 
VN đã được Ngân hàng Nhà nước 
(NHNN) ban hành từ năm 2004, đã 
hình thành khung pháp lý cho các 
TCTD đa dạng hóa thêm hình thức 
cấp tín dụng mới, đáp ứng nhu cầu 
vốn cho nhiều doanh nghiệp phát 
triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, 
qua gần 10 năm, các TCTD triển 
khai hoạt động BTT vẫn còn ở quy 
mô nhỏ và còn nhiều TCTD chưa 
triển khai được hoạt động này. 
Nguyên do, nhiều TCTD còn hạn 
chế năng lực, chưa đáp ứng đủ điều 
kiện tổ chức hoạt động BTT theo 
quy định, việc chọn lựa khách hàng 
cho hoạt động BTT gặp khó khăn,...
Bên cạnh, hoạt động sản xuất kinh 
doanh của nhiều doanh nghiệp gặp 
khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu 
để được các TCTD thực hiện BTT, 
hoạt động BTT còn khá mới đối 
với nhiều doanh nghiệp và khung 
pháp lý, cơ chế chính, sách vẫn còn 
tiếp tục hoàn thiện.
Qua thực tiễn tạo lập cơ chế, 
chính sách của một số quốc gia trên 
thế giới, bài viết đề xuất các bài 
học kinh nghiệm có thể vận dụng 
phù hợp với điều kiện tại VN, góp 
phần hoàn thiện khung pháp lý và 
cơ chế chính, sách phát triển hoạt 
động BTT, tạo thuận lợi về pháp lý 
cho các TCTD mở rộng hoạt động 
BTT, cung cấp nhiều tiện ích cho 
các doanh nghiệp trong quá trình 
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân 
hàng.
2. Cơ sở lý luận về cơ chế, chính 
sách phát triển hoạt động BTT
Theo Hiệp hội bao thanh toán 
quốc tế, BTT là một gói tài chính 
hoàn chỉnh kết hợp tài trợ vốn lưu 
động, bảo vệ rủi ro tín dụng, quản lý 
các khoản phải thu và thu hồi công 
nợ (Factors Chain International-
FCI, 2014). Xác định BTT là hoạt 
động tài trợ vốn lưu động đã biểu 
hiện đây là hoạt động cấp tín dụng, 
là một gói tài chính đem lại nhiều 
lợi ích cho doanh nghiệp trong việc 
quản lý, thu hồi công nợ, giúp các 
TCTD giảm áp lực về hạn mức tín 
dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. 
Việc tạo lập cơ chế, chính sách phát 
triển hoạt động BTT bao gồm các 
mục tiêu và nội dung sau:
Thứ nhất, mục tiêu tạo lập cơ 
chế chính sách phát triển hoạt động 
BTT: Hình thành khung pháp lý, 
hướng dẫn đầy đủ nội dung cho các 
TCTD thực hiện hoạt động BTT, 
Chính sách phát triển 
hoạt động bao thanh toán: Kinh nghiệm 
quốc tế và bài học cho Việt Nam
TS. hà Văn Dương 
Quỹ Bảo lãnh Tín dụng TP.HCM 
Hoạt động bao thanh toán (BTT) được hình thành cùng với những cơ chế chính sách thuận lợi đã tạo điều kiện phát triển, góp phần thúc đẩy giao thương quốc tế và gia tăng hoạt động thương mại tại 
nhiều quốc gia trên thế giới. Song, hoạt động BTT tại VN mới triển khai trong 
những năm gần đây, cơ chế chính sách còn tiếp tục được hoàn thiện dần, nhằm 
góp phần nâng cao tiện ích cho các doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn tin 
dụng ngân hàng qua hình thức cấp tín dụng mới, thúc đẩy quá trình đa dạng 
hóa các hình thức tín dụng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) và tăng cường hơn 
nữa hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Do vậy, việc đúc kết 
những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tạo lập cơ chế, chính sách của một số 
quốc gia trên thế giới để có thể vận dụng phù hợp với điều kiện tại VN là một 
trong nhưng yêu cầu quan trọng, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát 
triển hoạt động BTT hiện nay.
Từ khóa: Bao thanh toán, khoản phải thu.
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
53
góp phần đa dạng hóa các hình 
thức cấp tín dụng, tạo thêm nhiều 
tiện ích cho các doanh nghiệp bổ 
sung vốn lưu động, thúc đẩy hoạt 
động thương mại trong nước và 
quốc tế.
Thứ hai, nội dung tạo lập cơ 
chế chính sách phát triển hoạt động 
BTT: Các cơ quan quản lý nhà 
nước hoạch định chính sách, ban 
hành các quy định pháp luật cho 
phép hình thành và phát triển hoạt 
động BTT. Cơ chế, chính sách tạo 
khung pháp lý, điều tiết, hướng dẫn 
triển khai hoạt động BTT bao gồm 
các nội dung về điều kiện hoạt động 
BTT của các TCTD, các loại hình 
và phương thức hoạt động BTT, 
quy trình hoạt động BTT, các điều 
kiện đảm bảo an toàn hoạt động 
BTT. Đồng thời, ban hành cơ chế, 
chính sách tạo điều kiện thuận lợi, 
hỗ trợ về hạ tầng, miễn giảm thuế, 
đào tạo nhân lực,..cho các TCTD 
phát triển hoạt động BTT. 
Cơ chế, chính sách được thiết 
lập đầy đủ, thống nhất, đồng bộ và 
phù hợp thực tiễn góp phần phát 
triển hoạt động BTT. Ngược lại, cơ 
chế, chính sách thiếu đồng bộ, chưa 
đi vào cuộc sống, phải điều chỉnh, 
bổ sung nhiều lần, đã làm giảm sút 
tính ổn định của cơ chế, chính sách, 
gây cản trở cho quá trình phát triển 
hoạt động BTT của các TCTD.
3. Cơ chế, chính sách phát 
triển hoạt động BTT trên thế 
giới và một số quốc gia
3.1. Các quy định và công ước của 
các tổ chức quốc tế
Hoạt động BTT trong nước bắt 
đầu ở Mỹ trong những năm đầu của 
thế kỷ 20 và hoạt động BTT quốc 
tế bắt đầu vào những năm 1960 tại 
các nước châu Âu là những quốc 
gia tiên phong, cùng với hình thành 
FCI (Factors Chain International) 
đã giới thiệu rộng rãi việc sử dụng 
bao thanh toán quốc tế trên toàn thế 
giới. 
FCI giúp các thành viên của 
mình đạt được doanh thu gia 
tăng trong những năm gân đây 
và đạt mức 2.230.477 triệu EUR 
đến cuối năm 2013 (Bảng 1). 
Đồng thời, về xây dựng và triển 
khai thực hiện cơ chế, chính sách 
phát triển hoạt động BTT, FCI 
giúp các thành viên của mình đạt 
được lợi thế cạnh tranh trong các 
dịch vụ tài trợ thương mại quốc 
tế thông qua: Mạng lưới thanh 
toán toàn cầu, hệ thống truyền 
thông hiện đại và hiệu quả, xây 
dựng khuôn khổ pháp lý đáng tin 
cậy để bảo vệ các nhà xuất khẩu 
và nhập khẩu, hình thành các thủ 
tục tiêu chuẩn, nhằm duy trì chất 
lượng hoạt động BTT, tổ chức 
các chương trình đào tạo về hoạt 
động BTT và xúc tiến hoạt động 
BTT trên toàn thế giới (FCI, 
2014).
Theo Điều 1 Những quy định 
chung về hoạt động BTT quốc tế 
ấn bản tháng 06/2013 của FCI 
(General Rules for International 
Factoring Verion FCI June 
2013), hợp đồng BTT là một hợp 
đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ 
chuyển nhượng các khoản phải 
thu (KPT) (hay một phần của 
các KPT) cho một đơn vị BTT, 
có thể vì hoặc không vì mục đích 
tài trợ, để thực hiện ít nhất một 
trong các chức năng sau đây:
- Theo dõi công nợ (sổ sách 
kế toán) liên quan đến các khoản 
phải thu;
- Thu tiền các khoản nợ phải 
thu; và
- Phòng ngừa rủi ro nợ xấu.
Những quy định chung về 
hoạt động BTT xác định chi tiết 
các bên tham gia trong thanh 
toán (Điều 2), chi tiết các KPT 
được cấp dịch vụ BTT theo phát 
sinh từ hàng hóa và / hoặc dịch 
vụ được cung cấp bởi bất kỳ nhà 
cung cấp nào theo thỏa thuận với 
nhà nhập khẩu (Điều 3). Quy 
định về chuyển nhượng các KPT 
là việc chuyển giao tất cả các 
quyền và lợi ích cho bên nhận 
Doanh thu BTT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Giá trị (triệu EUR)
BTT trong nước 1.153.131 1.148.943 1.118.100 1.402.331 1.750.899 1.779.785 1.827.680
BTT quốc tế 145.996 176.168 165.459 245.898 264.108 352.446 402.798
Tổng số 1.299.127 1.325.111 1.283.559 1.648.229 2.015.007 2.132.231 2.230.477
 Tốc độ tăng (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
BTT trong nước -0,36 -2,68 25,42 24,86 1,65 2,69%
BTT quốc tế 20,67 -6,08 48,62 7,41 33,45 14,29%
Tổng số 2,00 -3,14 28,41 22,25 5,82 4,61
Bảng 1. Số liệu doanh thu BTT luỹ kế cho tất cả thành viên của FCI
Nguồn: 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
54
chuyển nhượng và KPT được 
cấp dịch vụ BTT coi như được 
chuyển giao (Điều 12).
Bên cạnh, sự phát triển của 
hoạt động BTT trên thế giới, 
nhiều quốc gia đã nỗ lực tham 
gia vào thiết lập các quy định 
thống nhất về hoạt động BTT 
trên phạm vi quốc tế. Theo đó, 
Công ước UNIDROIT về BTT 
quốc tế được Viện Thống nhất Tư 
pháp Quốc tế, viết tắt theo tiếng 
Pháp là UNIDROIT (Institut 
International Pour L’unification 
Du Droit Privé) xây dựng vào 
năm 1988 và Công ước của Liên 
Hiệp Quốc về chuyển nhượng 
khoản phải thu trong thương mại 
quốc tế năm 2001 do Ủy ban Liên 
Hiệp Quốc về Luật Thương mại 
Quốc tế viết tắt theo tiếng Anh 
là UNCITRAL (United Nations 
Commission On International 
Trade Law) thiết lập.
Công ước UNIDROIT về 
BTT quốc tế đã đánh giá tầm 
quan trọng của việc áp dụng quy 
tắc thống nhất để cung cấp một 
khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện 
cho BTT quốc tế phát triển, đảm 
bảo một sự cân bằng hợp lý lợi 
ích giữa các bên tham gia vào 
các giao dịch BTT. Quy định 
BTT là một hoạt động được tiến 
hành trên cơ sở hợp đồng BTT 
giao kết giữa người cung cấp 
hàng hóa, dịch vụ và đơn vị bao 
thanh toán. Tại Khoản 2, Điều 1 
nêu rõ, người cung cấp chuyển 
giao hay sẽ chuyển giao cho đơn 
vị BTT các KPT phát sinh từ hợp 
đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ 
giữa người cung cấp và khách 
hàng của họ (người mua, con 
nợ), trừ hợp đồng mua bán hàng 
hóa, dịch vụ phục vụ mục đích 
tiêu dùng hay cá nhân. Thông 
báo việc chuyển nhượng KPT 
cho người mua. Đơn vị BTT phải 
thực hiện ít nhất hai trong số các 
chức năng: 
- Tài trợ cho người cung cấp, 
bao gồm cho vay và ứng tiền 
trước;
- Theo dõi công nợ (sổ sách 
kế toán) liên quan đến các KPT;
- Thu tiền từ các khoản nợ 
phải thu;
- Bảo vệ người bán trước 
trường hợp người mua không 
thanh toán.
Như vậy, so với quy định 
chung về hoạt động BTT quốc tế, 
Công ước UNIDROIT về BTT 
quốc tế bổ sung thêm một chức 
năng nữa của BTT là tài trợ cho 
người cung cấp, bao gồm cho vay 
và ứng tiền trước, cũng như xác 
định rõ hơn việc bảo vệ người 
bán trước trường hợp người mua 
không thanh toán nhằm phòng 
ngừa rủi ro nợ xấu. Đồng thời, 
công ước này áp dụng cho các 
KPT được giao theo hợp đồng 
BTT phát sinh từ một hợp đồng 
mua bán hàng hoá giữa các nhà 
cung cấp và người mua (Điều 
2), quy định quyền và nghĩa vụ 
của các bên tham gia (chương 2), 
xác định việc chuyển nhượng các 
KPT hiện tại hoặc tương lai (Điều 
5). Quy định về quyền khấu trừ 
của người mua, có thể được khấu 
trừ vào số tiền phải thu với đơn vị 
BTT, các quyền mà có thể khấu 
trừ với người cung cấp nếu các 
quyền này tồn tại trước khi người 
mua nhận được thông báo bằng 
văn bản về việc chuyển nhượng 
khoản phải thu (Điều 9),
Đối với Công ước của Liên 
Hiệp Quốc về chuyển nhượng 
KPT trong thương mại quốc tế, 
khẳng định hoạt động thương 
mại quốc tế trên cơ sở bình đẳng 
và cùng có lợi là một yếu tố quan 
trọng trong việc thúc đẩy quan hệ 
hữu nghị giữa các nước. Mong 
muốn thiết lập các nguyên tắc 
và áp dụng quy tắc liên quan đến 
các KPT, nhằm tạo ra sự vững 
chắc về pháp lý, minh bạch các 
quy định pháp luật liên quan đến 
các KPT, đồng thời bảo vệ và tạo 
thuận lợi cho sự phát triển giao 
thương quốc tế. Công ước này 
thiết lập các nguyên tắc và thông 
qua quy tắc liên quan đến việc 
chuyển nhượng các KPT. Quy 
định cụ thể về chuyển nhượng 
các KPT (Điều 2), quy định KPT 
trong tương lai, tức KPT sẽ hình 
thành khi người cung cấp chuyển 
giao hàng hoá, dịch vụ cho người 
mua theo hợp đồng đã giao kết 
(Điều 5), xác định quyền đảm bảo 
thanh toán đối với các KPT được 
giao được chuyển giao (Điều 10), 
quyền và nghĩa vụ chung của 
bên chuyển nhượng và bên nhận 
chuyển nhượng phát sinh từ thỏa 
thuận của họ được xác định bởi 
các điều khoản và điều kiện của 
hợp đồng (Điều 11). Theo phụ 
lục của công ước, xác định các 
quy tắc về quyền ưu tiên dựa trên 
đăng ký đối với KPT, quyền ưu 
tiên dựa trên thời gian của hợp 
đồng chuyển nhượng các KPT, 
quyền ưu tiên dựa trên thời gian 
thông báo chuyển nhượng các 
KPT,
Các quy định và công ước 
quốc tế đã tạo cơ chế, chính sách 
cho phát triển hoạt động BTT 
tại nhiều châu lục và quốc gia. 
Châu Âu luôn chiếm về ưu thế về 
doanh số, kế đến là châu Á với 
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan 
là những quốc gia hàng đầu trong 
châu lục này. Riêng đối với VN 
vẫn còn là một trong những nước 
có doanh số BTT thấp tại châu Á 
(Bảng 2). Tùy vào điều kiện cụ 
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
55
thể của mỗi quốc gia, các nước 
có những cơ chế chính, sách phát 
triển hoạt động BTT phù hợp 
thực tiễn, cụ thể qua một số đặc 
điểm nổi bật tại một số quốc gia 
như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, 
Mexico, Thái Lan.
3.2. Cơ chế, chính sách phát triển 
hoạt động BTT tại một số quốc 
gia
Tại Mỹ: Hoạt động BTT 
được thực hiện qua thỏa thuận 
giữa đơn vị BTT và người bán 
hàng hay là người cung cấp dịch 
vụ về các KPT. Theo đó đơn vị 
BTT (TCTD, công ty BTT) tiến 
hành tất cả những dịch vụ liên 
quan đến tài khoản phải thu phát 
sinh từ việc bán hàng hóa dịch 
vụ bao gồm: (i) Mua các KPT và 
Châu lục và quốc gia 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Châu Âu 932.264 888.528 876.614 1.045.024 1.218.540 1.298.680 1.354.192
Châu Phi 11 13.263 14.917 17 23 23.927 23.123
Mỹ 149.673 154.195 142.013 185.357 207.172 187.014 191.555
Úc 33 32.546 39.410 44.915 57.491 49.606 62.312
Châu Á 174.294 235.425 209.828 355.434 507.696 571.516 599.297
Armenia 50 7 7 14 14 0 62
Trung Quốc 32.976 55.000 67.300 154.550 273.690 343.759 378.128
Hồng Kông 7.700 8.500 8.079 14.400 17 29.344 32
Ấn Độ 5.055 5.200 2.650 2.750 2.800 3.650 5.240
Indonesia 3 3 819
Israel 800 1.400 1.400 1.650 1.650 1.422 1.060
Nhật Bản 77.721 106.500 83.700 98.500 111.245 97.210 77.255
Hàn Quốc 955 900 2.937 5.079 8.087 8.000 12
Lebanon 176 306 420 450 327 301 352
Malaysia 468 550 700 1.058 1.050 1.782 1.782
Qatar 23 23 75 75 88
Singapore 3.270 4.000 4.700 5.800 6.670 8.670 9.970
Đài Loan 42.500 48.750 33.800 67.000 79.800 70.000 73.000
Thái Lan 2.240 2.367 2.107 2.095 3.080 4.339 3.348
United Arab Emir. 340 1.860 1.910 2.000 1.750 2.900 3.500
VN 43 85 95 65 67 61 100
Tổng cộng 1.300.016 1.323.957 1.282.782 1.647.541 2.014.350 2.130.743 2.230.479
dựa vao các KPT để ứng trước 
tiền mặt khi cần thiết; (ii) Theo 
dõi công nợ, sổ sách kế toán liên 
quan đến các KPT; (iii) Thu tiền 
từ các khoản nợ phải thu; và 
(iv) Giả định những thiệt hại để 
phòng ngừa nợ xấu có thể xảy ra 
khi khách hàng không thể trả nợ 
(United Nations Conference on 
Trade and Development, 2009). 
Quy định pháp luật liên quan 
đến hoạt động BTT được quy 
định theo Bộ luật Thương mại 
thống nhất của Mỹ về giao dịch 
bảo đảm. Quy định chi tiết về 
việc thu nợ từ tài khoản phải thu, 
sau khi ký kết hợp đồng BTT, sẽ 
tiến hành gửi thông báo cho bên 
mua xác nhận và đăng ký KPT 
tại cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền, đơn vị BTT được hưởng 
quyền ưu tiên đối với các giao 
dịch chuyển nhượng các KPT, 
được bảo đảm về quyền và lợi 
ích hợp pháp cùng với việc bên 
bán có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi 
cho đơn vị BTT, thu giữ tiển từ 
bên mua và chuyển giao cho đơn 
vị BTT. Bên cạnh, việc đăng ký 
giao dịch đảm bảo của các KPT 
còn bảo vệ quyền lợi, đảm bảo 
quyền ưu tiên đối với hàng hóa 
đó của đơn vị BTT khi người bán 
phá sản và trường hợp từ chối 
nhận hàng của người mua (Điều 
9).
Tại Trung Quốc: Luật Hợp 
đồng Trung Quốc ban hành ngày 
15/03/1999, là nền tảng pháp lý 
quan trọng cho phát triển hoạt 
Bảng 2. Số liệu BTT của các châu lục và quốc gia (triệu EUR)
Nguồn: 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/201 ... h nhiệm xây dựng quy chuẩn 
BTT, thực hiện đào tạo, phân bổ 
nguồn lực thích hợp để quản lý 
kinh doanh, và xúc tiến phát triển 
sản phẩm, kiểm soát rủi ro, tiếp 
thị,..nhằm phát triển hoạt động 
BTT (Điều 7 - Điều 10). Đồng 
thời, thực hiện đầu tư hệ thống 
công nghệ thông tin phục vụ cho 
quản lý hoạt động BTT, công bố 
thông tin khách hàng, thông tin 
tín dụng đáp ứng yêu cầu quản 
lý rủi ro.
Tại Ấn Độ: Hoạt động BTT 
được quy định cụ thể theo Quy 
chế BTT số 24 năm 2011, quy 
định việc kinh doanh BTT là 
mua lại các KPT của bên chuyển 
nhượng bằng cách chấp nhận 
chuyển nhượng các KPT để nhận 
sự tài trợ vốn và KPT là tất cả 
hoặc một phần nợ phải thu hiện 
tại, tương lai theo hợp đồng giữa 
bên nhân chuyển nhượng và bên 
chuyển nhượng (Chương 1). Quy 
định chi tiết về chuyển nhượng 
các KPT, quyền và nghĩa vụ 
các bên trong hợp đồng chuyển 
nhượng các KPT, bên nhận 
chuyển nhượng đảm bảo thu 
hồi nợ phải thu và bên chuyển 
nhượng được tài trợ vốn cho hoạt 
động kinh doanh (Chương 3-4). 
Các giao dịch chuyển nhượng 
các KPT được đăng ký qua Trung 
tâm đăng ký để kiểm tra và xác 
lập giao dịch đã thực hiện, nhằm 
đảm bảo quyền lợi cho các bên 
(Chương 5),..
Tại Mexico: Các quy định 
pháp lý về hoạt động BTT được 
xây dựng chi tiết trên nền tảng 
của Luật các TCTD 1990, sửa 
đổi năm 2010. Điều 46 (XXVI) 
của Luật các TCTD, cho phép các 
TCTD thực hiện hoạt động BTT 
tại Mexico. Hoạt động cải cách 
luật pháp liên quan đến thương 
mại điện tử vào tháng 5/2000 đã 
mở đường cho BTT trực tuyến, 
BTT ngược (Reverse factoring) 
phát triển. Tháng 4/2003, Luật 
Chữ ký điện tử được ban hành, 
tháng 1/2004, những sửa đổi 
trong Bộ Luật Tài chính Liên 
bang đã hoàn thiện các luật về 
giao dịch điện tử, tạo thuận lợi 
cho chương trình BTT trực tuyến 
phát triển. Bên cạnh, chính phủ 
tạo các điều kiện thuận lợi về 
thuế đã làm giảm chi phí BTT 
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 
(DNNVV), cung cấp nhiều ưu 
đãi cho đối tượng này khi tham 
gia chương trình bao gồm đào 
tạo, hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ, 
liên kết DNNVV với các doanh 
nghiệp lớn trong chuỗi sản xuất 
và cung cấp các DNNVV để đáp 
ứng nhu cầu của các doanh nghiệp 
đối với hoạt động BTT (United 
State Agency For International 
Development, 2014).
Tại Thái Lan: Thông báo 
số 90/2549 ngày 20/04/2006 về 
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
57
cấp phép cho các NHTM hoạt 
động BTT, Ngân hàng Trung 
ương Thái Lan khuyến khích các 
NHTM phát triển hoạt động BTT 
nằm cung cấp vốn lưu động và 
tạo điều kiện tốt về thanh khoản 
cho các DNNVV. Quy định kinh 
doanh BTT là kinh doanh mà 
theo đó một khách hàng đồng ý 
chuyển các KPT thương mại của 
mình cho một đơn vị BTT và 
đơn vị BTT đồng ý cung cấp các 
khoản tín dụng, trong đó bao gồm 
việc thực hiện một trong các giao 
dịch: (i) Quản lý khoản phải thu; 
(ii) Thu hồi các KTP thương mại; 
và (iii) Chịu trách nhiệm về nợ 
trong trường hợp người mắc nợ 
quá hạn. Xác định hợp đồng BTT 
giữa một NHTM và một khách 
hàng, trong đó một khách hàng 
đồng ý chuyển giao và NHTM 
đồng ý chấp nhận chuyển giao 
các KPT thương mại của khách 
hàng và thực hiện dưới các loại 
hình BTT truy đòi và BTT không 
truy đòi.
Đồng thời, Ngân hàng Trung 
ương Thái Lan quy định khá chặt 
chẽ và đầy đủ các điều kiện để 
phát triển hoạt động BTT. Các 
TCTD khi thực hiện hoạt động 
này phải có tình hình tài chính 
tốt, có hệ điều hành đầy đủ, hệ 
thống dữ liệu và nhân sự hiệu 
quả; ban lãnh đạo phải có kiến 
thức và hiểu biết về kinh doanh 
và rủi ro liên quan đến hoạt động 
BTT; nhân viên phải có đủ kiến 
thức, chuyên môn tốt và hiểu biết 
trong giao dịch BTT; có hệ thống 
phân tích tín dụng, quản lý rủi ro, 
thu thập dữ liệu và xử lý thông 
tin và phải có hệ thống kiểm soát 
nội bộ tốt để đánh giá chất lượng 
tín dụng của KH và nợ phải thu. 
Các NHTM tập trung nâng cao 
chất lượng hoạt động BTT qua 
xem xét chất lượng khách hàng, 
chất lượng nợ phải thu, nhằm 
đảm bảo an toàn trong hoạt động 
BTT. 
4. Bài học kinh nghiệm về cơ 
chế, chính sách phát triển hoạt 
động BTT tại Vn
Nghiên cứu kinh nghiệm 
trong thiết lập các quy định, công 
ước về hoạt động BTT của các 
tổ chức quốc tế và cơ chế, chính 
sách phát triển hoạt động BTT tại 
một số quốc gia trên thế giới cho 
thấy cơ chế, chính sách đóng vai 
trò quan trọng trong phát triển 
hoạt động BTT. Tại VN đã có 
Quy chế hoạt động BTT của các 
TCTD ban hành theo Quyết định 
số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 
06/09/2004 của NHNN, được 
sửa đổi, bổ sung theo Quyết 
định số 30/2008/QĐ-NHNN 
ngày 16/10/2008 của NHNN và 
Thông tư số 24/2011/TT-NHNN 
ngày 30/08/2012 của NHNN, đã 
tạo khung pháp lý, hướng dẫn 
cho các TCTD triển khai hoạt 
động BTT. Song, đến nay vẫn 
còn nhiều TCTD chưa triển khai 
hoạt động BTT, VN là một trong 
những quốc gia có doanh số hoạt 
động BTT khá thấp và chưa phát 
triển hoạt động này (Bảng 2). 
Nguyên do, các quy định pháp lý 
và cơ chế, chính sách liên quan 
đến hoạt động BTT còn một số 
bất cập như xác định chi tiết các 
KPT bao gồm KPT hiện tại và 
KPT trong tương lai, xác định 
quyền ưu tiên đối với các KPT, 
các KPT được đăng ký tại cơ 
quan có thẩm quyền, về đăng ký 
giao dịch bảo đảm,..
Môi trường pháp lý và tư 
pháp của một quốc gia đóng vai 
trò quan trọng trong việc thúc 
đẩy hoạt động BTT. Nhiều quy 
định pháp luật để tiến hành hoạt 
động BTT, chẳng hạn như Luật 
Thương mại, Luật Hợp đồng, 
Luật Phá sản, Luật Bảo lãnh,... 
thiếu một hệ thống pháp luật và 
tư pháp có hiệu quả là trở ngại 
chính để hoạt động BTT phát 
triển. Hệ thống pháp luật tại VN 
ngày càng trở nên hoàn chỉnh 
hơn, nhưng vẫn còn một khoảng 
cách lớn để đáp ứng nhu cầu thị 
trường, đặc biệt là đáp ứng yêu 
cầu phát triển hoạt động BTT. 
Những bài học đúc kết qua kinh 
nghiệm quốc tế nhằm tăng cường 
môi trường pháp lý và tư pháp, 
tạo cơ chế, chính sách thuận lợi là 
điều cần thiết cho phát triển hoạt 
động BTT tại VN, bao gồm:
Thứ nhất, hình thành đầy đủ 
các quy định pháp luật liên quan 
đến chuyển nhượng các KPT và 
hoạt động BTT: Nhiều quốc gia 
hình thành đầy đủ các bộ luật và 
quy định liên quan đến các KPT 
và hoạt động BTT, tạo khung 
pháp lý và hình thành cơ chế, 
chính sách thúc đẩy phát triển 
hoạt động BTT. Ngoài các bộ 
luật và quy chế chuyên ngành 
điều tiết trực tiếp hoạt động 
BTT như Luật các TCTD, Luật 
NHTM, quy chế BTT, còn quy 
định chi tiết về hoạt động BTT 
và các KPT trong Luật thương 
mại, Luật hợp đồng, các luật về 
giao dịch điện tử,..đã hình thành 
hệ thống các quy định pháp luật, 
các cơ chế, chính sách đầy đủ 
và đồng bộ, thúc đầy hoạt động 
BTT phát triển.
Thứ hai, xác định đúng thực 
chất của hoạt động BTT trong 
quy định của pháp luật: Phần lớn 
các quốc gia đều xác định hoạt 
động BTT đúng phù hợp với 
định nghĩa hoạt động BTT theo 
các quy định và công ước quốc 
tế. Trong đó, các quy định nêu rõ 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
58
hoạt động BTT không chỉ mua lại 
các KPT, mà còn xác định đúng 
thực chất hoạt động BTT là một 
gói tài chính hoàn chỉnh và bảo 
vệ rủi ro tín dụng. Qua đó, giúp 
các đơn vị BTT xây dựng quy 
trình nghiệp vụ và tổ chức hoạt 
động BTT với đầy đủ các chức 
năng; đồng thời, phát huy vai trò 
tích cực của hoạt động BTT.
Thứ ba, xác định cụ thể về 
các KPT hiện tại và KPT trong 
tương lai: Bên cạnh quy định chi 
tiết các KPT hiện tại, pháp luật 
cũng quy định cụ thể đối với các 
KPT trong tương lai sẽ được hình 
thành khi người bán chuyển giao 
hàng hoá, dịch vụ cho người mua 
theo hợp đồng đã giao kết. Theo 
đó, các đơn vị BTT ứng trước 
tiền cho người bán kịp thời đáp 
ứng cho nhu cầu hoạt động kinh 
doanh và phát triển hoạt động 
BTT trên cơ sở pháp lý được quy 
định chặt chẽ.
Thứ tư, quy định pháp luật 
cho phép hình thành đa dạng các 
đơn vị BTT và các loại hình BTT: 
Ngoài các TCTD được pháp luật 
cho phép thực hiện hoạt động 
BTT, nhiều quốc gia còn cho phép 
thành lập các công ty BTT độc 
lập, là các công ty chuyên ngành, 
kinh doanh trong hoạt động BTT. 
Hoạt động BTT được nhiểu đơn 
vị BTT tham gia với nhiều loại 
hình BTT góp phần làm đa dạng 
hoạt động BTT, tác động tích cực 
đến cạnh tranh tranh giữa các 
nhà cung cấp, tác động đến phát 
triển, mở rộng và nâng cao chất 
lượng hoạt động BTT, góp phần 
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả 
và tiện ích cho doanh nghiệp. 
Thứ năm, quy định đầy đủ 
các điều kiện cần thiết để các 
đơn vị BTT được phép thực hiện 
hoạt động BTT: Khi thực hiện 
hoạt động BTT, các đơn vị BTT 
phải đáp ứng các yêu cầu: Đảm 
bảo tình hình tài chính tốt; đầu tư 
đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, 
công nghệ thông tin để phục vụ 
cho giao dịch và tiếp nhận thông 
tin trong hoạt động BTT; đảm bảo 
có nguồn nhân lực từ cấp lãnh 
đạo, điều hành đến nhân viên 
nghiệp vụ làm việc thực sự hiệu 
quả thông qua sự hiểu biết và có 
kiến thức về kinh doanh dịch vụ 
BTT, kiến thức về tổ chức quản 
lý giao dịch, về xử lý thông tin, 
về quản lý rủi ro, về kiểm soát 
nội bộ để đánh giá chất lượng 
tín dụng của KH và nợ phải thu 
trong giao dịch của hoạt động 
BTT,... Những điều kiện này sẽ 
giúp cho các đơn vị BTT có đủ 
năng lực cần thiết đảm bảo phát 
triển hoạt động BTT một cách an 
toàn và hiệu quả.
Thứ sáu, xác lập quyền đòi nợ 
của các đơn vị BTT và quy định 
quyền và nghĩa vụ các bên trong 
việc chuyển nhượng các KPT 
một cách chặt chẽ: Quy định chi 
tiết về quyền lơi và nghĩa vụ của 
các bên trong qua trình chuyển 
nhượng các KPT, bên nhận 
chuyển nhượng có nghĩa vụ bảo 
vệ quyền lợi cho đơn vị BTT và 
đảm bảo quyền ưu tiên cho các 
đơn vị BTT. Mối quan hệ trong 
việc chuyển giao quyền đòi nợ 
được quy định pháp luật xác lập 
chặt chẽ, điều chỉnh việc chuyển 
nhượng các KPT trong thương 
mại, tạo được khung pháp lý phù 
hợp cho các đơn vị BTT thực 
hiện hiệu quả hoạt động BTT. 
Đồng thời, với bảo vệ quyền lợi 
cho các đơn vị BTT, quy định 
pháp luật cũng đảm bảo quyền 
lợi cho bên chuyển nhượng được 
tài trợ vốn, đáp ứng kịp thời nhu 
cầu hoạt động kinh doanh.
Thứ bảy, các giao dịch 
chuyển nhượng các KPT được 
quy định phải đăng ký qua cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền: 
Quy định các giao dịch chuyển 
nhượng KPT phải đăng ký qua 
cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
nhằm tránh tình trạng người bán 
chuyển nhượng các KPT cho 
nhiều đơn vị BTT này thế chấp, 
cầm cố tại nhiều TCTD khác. 
Đồng thời, qua đăng ký sẽ thực 
hiện kiểm tra và xác lập giao 
dịch chuyển nhượng các KPT đã 
thực hiện, nhằm đảm bảo quyền 
lợi cho các bên.
Thứ tám, tạo lập đầy đủ thông 
tin về hoạt động BTT trong hệ 
thống thông tin tín dụng: Các 
thông tin liên quan đến hoạt động 
BTT được tạo lập và cập nhật 
thường xuyên nhằm kiểm soát, 
Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
59
đánh giá chất lượng tín dụng của 
KH, kiểm soát rủi ro, góp phần 
nâng cao chất lượng hoạt động 
BTT và đảm bảo an toàn trong 
hoạt động BTT. 
5. Kết luận 
Cơ chế, chính sách thuận lợi 
đã tạo điều kiện phát triển hoạt 
động BTT, góp phần thúc đẩy 
giao thương quốc tế và gia tăng 
hoạt động thương mại tại nhiều 
quốc gia trên thế giới. Tại VN, 
Quy chế hoạt động BTT đã được 
NHNN ban hành từ năm 2004, 
đã hình thành khung pháp lý cho 
các TCTD đa dạng hóa thêm 
hình thức cấp tín dụng mới, đáp 
ứng nhu cầu vốn cho nhiều doanh 
nghiệp phát triển sản xuất kinh 
doanh. Song, hoạt động BTT tại 
VN mới triển khai trong những 
năm gần đây, doanh số hoạt động 
BTT còn khá thấp do các quy 
định pháp lý và cơ chế, chính 
sách liên quan đến hoạt động 
BTT còn một số bất cập như xác 
định chi tiết các KPT bao gồm 
KPT hiện tại và KPT trong tương 
lai, xác định quyền ưu tiên đối 
với các KPT, các KPT được đăng 
ký tại cơ quan có thẩm quyền, về 
đăng ký giao dịch bảo đảm,.. Do 
vậy, việc đúc kết những bài học 
kinh nghiệm từ thực tiễn tạo lập 
cơ chế, chính sách của một số 
quốc gia trên thế giới bao gồm 
việc hình thành đầy đủ các quy 
định pháp luật liên quan đến 
chuyển nhượng các KPT và hoạt 
động BTT, xác định đúng thực 
chất của hoạt động BTT trong 
quy định của pháp luật, xác định 
cụ thể về các KPT hiện tại và 
KPT trong tương lai, quy định 
pháp luật cho phép hình thành đa 
dạng các đơn vị BTT và các loại 
hình BTT, quy định đầy đủ các 
điều kiện cần thiết để các đơn vị 
BTT được phép thực hiện hoạt 
động BTT, xác lập quyền đòi nợ 
của các đơn vị BTT và quy định 
quyền và nghĩa vụ các bên trong 
việc chuyển nhượng các KPT 
một cách chặt chẽ, các giao dịch 
chuyển nhượng các KPT được 
quy định phải đăng ký qua cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền, 
tạo lập đầy đủ thông tin về hoạt 
động BTT trong hệ thống thông 
tin tín dụng, qua đó để có thể vận 
dụng phù hợp với điều kiện tại 
VN là một trong nhưng yêu cầu 
quan trọng, góp phần hoàn thiện 
cơ chế, chính sách phát triển hoạt 
động BTT hiện nayl
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bank of Thailand (2014), BOT Notification 
No 90-2549 (20-04-06) Adjusted.doc, 
FPG/2549/EngPDF/25490042.pdf
China Banking Asociation (2014), Factoring 
Business Norms For Chinese Banking 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính (2014), Tiêu chuẩn thẩm định giá VN số 13 về Thẩm định giá Tài sản vô hình 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ 
Tài chính). 
Damodaran, A. (2002). Định giá đầu tư, Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Đinh Thế Hiển và 
cộng sự (2010), NXB Tài chính, TP.HCM.
Damodaran, A. (2002), Investment Valuation, New York: John Wiley & Sons, ISBN 0-471-
414883.
Luehrman, T. A. (1995), Capital Projects as Real Options.
Luehrman, T. A., (1998), “Investment Opportunities as Real Options: Getting Started on the 
Numbers”, Harvard Business Review. 
Số liệu tỷ suất sinh lợi phi rủi ro được tổng hợp từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính: http://
www.mof.gov.vn.
Industry, 
bencandy.php?fid=110&id=6095
Factors Chain International (2014), About 
Factoring, Factors Chain International, 
Factors Chain International (2014), About 
FCI, Mission, 
fci/mission
Institut International Pour L’unification Du 
Droit Privé (1988), Unidroit Convention 
On International Factoring, 
unidroit.org/instruments/factoring
PRS Legislative Research (2014), The 
Regulation Of Factor, 
prsindia.org/ uploads/media/Factoring/
Factor 24 of 2011.pdf
The Boston University Center for Finance, 
Law & Policy (2014), Law on Credit 
Institutions of 1990, 
bucflp/files/2012/01/Law-on-Credit-
Institutions-of-1990.pdf
United Nations Conference on Trade and 
Development, Nature of Factoring, 
h t tp : / /www.unc t ad . i n fo /up load /
S U C / S C F B a r b a d o s Wo r k s h o p /
NatureofFactoringPres.pdf
(Tiếp theo trang 37)
Ứng dụng mô hình Black-Scholes.....
Hiện nay, trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã bắt đầu xây dựng 
phần mềm này, góp phần tạo sự thuận lợi trong việc ứng dụng mô 
hình Black – Scholes tại VN cũng như giúp cho sinh viên chuyên 
ngành Thẩm định giá tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM có nhiều cơ 
hội để xâm nhập thực tiễn bằng mô hình nàyl

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_phat_trien_hoat_dong_bao_thanh_toan_kinh_nghiem_q.pdf