Chính sách pháp luật thi hành án hình sự - Một số vấn đề lí luận

Chính sách pháp luật thi hành án hình sự (PLTHAHS) là một trong các lĩnh vực của

chính sách hình sự, có vai trò quan trọng đối với việc đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm và

hiện thực hóa trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Việc nghiên

cứu Chính sách PLTHAHS, do đó, là đòi hỏi cấp thiết trong thời kỳ phát triển đất nước, hội nhập

quốc tế và cải cách tư pháp hiện nay, mặc dù vậy thì so với các các nghiên cứu về lĩnh vực hình

sự, tố tụng hình sự, phòng ngừa tội phạm việc nghiên cứu về Chính sách PLTHAHS còn khá

khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu lý luận và thực tiễn đặt ra. Để góp phần khắc phục tình

trạng này, bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về Chính sách PLTHAHS nhằm giải đáp

phần nào các câu hỏi sau: (i) Tình hình nghiên cứu về Chính sách PLTHAHS ở nước ta như thế

nào? Mức độ đến đâu? Và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu đặt ra hiện nay là gì? (ii)

Khái niệm, bản chất và đặc điểm của Chính sách PLTHAHS? (iii) Khi hoạch định Chính sách

PLTHAHS cần phải dựa trên những cơ sở nào? Chủ thể và cách thức xây dựng Chính sách

PLTHAHS? (iv) Chính sách PLTHAHS cần bao gồm những nội dung gì? (v) Mối quan hệ giữa

Chính sách PLTHAHS với việc xây dựng và thực thi PLTHAHS như thế nào?

Quá trình nghiên cứu những nội dung nêu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh,

tổng hợp trên cơ sở phương pháp luận biện chứng và phương pháp tiếp cận quyền nhằm đặt các

vấn đề nghiên cứu trong sự vận động, phát triển và trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền

con người trong lĩnh vực thi hành án hình sự.

pdf 19 trang kimcuc 3780
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách pháp luật thi hành án hình sự - Một số vấn đề lí luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách pháp luật thi hành án hình sự - Một số vấn đề lí luận

Chính sách pháp luật thi hành án hình sự - Một số vấn đề lí luận
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 30-48 
30 
Review Article 
Policy on the Implementation of the Law on Execution of 
Criminal Judgments - Some the Oretical Issues 
Nguyen Ngoc Chi* 
VNU School of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 15 November 2019 
Revised 01 December 2019; Accepted 20 December 2019 
Abstract: Policy on the law on execution of criminal judgments is an area of criminal policy that 
has a tremendous role in preventing and fighting crimes as well as in actualizing the criminal 
liability of legal entities and natural persons committing crimes. Studying the policy on the law on 
execution of criminal judgments, therefore, is an urgent requirement in the current period of 
national development, international integration and judicial reform. Nevertheless, comparing to 
studies in the criminal field, in criminal procedure and crime prevention fields, policy studies on 
the law on execution of criminal judgments stay rather modest and have not yet met theoretical 
and practical requirements. To contribute to remedy this situation, this paper will focus on 
clarifying certain theoretical issues on the policy on the law on execution of criminal judgments so 
as to somewhat answer the questions below: (i) What’s the current progress of research on the 
policy on the law on execution of criminal judgments in Vietnam? On what the level? And what 
are the issues that need to be addressed to continue study? (ii) Definition, nature and 
characteristics of the policy on the law on execution of criminal judgments? (iii) Policy on the law 
on execution of criminal needs to be developed on which basis? Subjects and methods for 
developing the policy on the law on execution of criminal judgments? (iv) Policy on the law on 
execution of criminal judgments needs to englobe which issues? (v) What’s the relation between 
the policy on the law on execution of criminal judgments and the development and implementation 
of the law on execution of criminal judgments? 
To study these issues, the author use methods of analysis, comparison and synthesis under the 
foundation of the dialectical method and the human rights-based approach to put research issues in 
connection with growth and development on the basis of respecting, guaranteeing, protecting 
human rights in the field of execution of criminal judgments. 
Keywords: Policy, Law, Execution of criminal judgments, Law on execution of criminal 
judgments, Implementation of the Law on execution of criminal judgments. 
________ 
 Corresponding author. 
 E-mail address: nguyenngocchi57@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4253 
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 30-48 
31 
Chính sách pháp luật thi hành án hình sự - một số vấn đề lí luận 
Nguyễn Ngọc Chí* 
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 15 tháng 11 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 01 tháng 12 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 12 năm 2019 
Tóm tắt: Chính sách pháp luật thi hành án hình sự (PLTHAHS) là một trong các lĩnh vực của 
chính sách hình sự, có vai trò quan trọng đối với việc đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm và 
hiện thực hóa trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Việc nghiên 
cứu Chính sách PLTHAHS, do đó, là đòi hỏi cấp thiết trong thời kỳ phát triển đất nước, hội nhập 
quốc tế và cải cách tư pháp hiện nay, mặc dù vậy thì so với các các nghiên cứu về lĩnh vực hình 
sự, tố tụng hình sự, phòng ngừa tội phạm việc nghiên cứu về Chính sách PLTHAHS còn khá 
khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu lý luận và thực tiễn đặt ra. Để góp phần khắc phục tình 
trạng này, bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về Chính sách PLTHAHS nhằm giải đáp 
phần nào các câu hỏi sau: (i) Tình hình nghiên cứu về Chính sách PLTHAHS ở nước ta như thế 
nào? Mức độ đến đâu? Và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu đặt ra hiện nay là gì? (ii) 
Khái niệm, bản chất và đặc điểm của Chính sách PLTHAHS? (iii) Khi hoạch định Chính sách 
PLTHAHS cần phải dựa trên những cơ sở nào? Chủ thể và cách thức xây dựng Chính sách 
PLTHAHS? (iv) Chính sách PLTHAHS cần bao gồm những nội dung gì? (v) Mối quan hệ giữa 
Chính sách PLTHAHS với việc xây dựng và thực thi PLTHAHS như thế nào? 
Quá trình nghiên cứu những nội dung nêu trên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, 
tổng hợp trên cơ sở phương pháp luận biện chứng và phương pháp tiếp cận quyền nhằm đặt các 
vấn đề nghiên cứu trong sự vận động, phát triển và trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền 
con người trong lĩnh vực thi hành án hình sự. 
Từ khóa: Chính sách, Pháp luật, Thi hành án hình sự, Pháp luật thi hành án hình sự, thực thi pháp 
luật thi hành án hình sự. 
I. Tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt 
ra của việc nghiên cứu chính sách pháp luật 
thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay * 
1.1. Tình hình nghiên cứu về chính sách pháp 
luật thi hành án hình sự ở nước ta 
________ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: nguyenngocchi57@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4253 
Nghiên cứu về chính sách PLTHAHS ở 
nước ta cho đến nay chưa nhiều và một công 
trình độc lập, chuyên sâu về chính sách 
PLTHAHS gần như chưa có. Trong các công 
trình nghiên cứu về chính sách hình sự của 
GS.TSKH Lê Văn Cảm có đề cập đến chính 
sách PLTHAHS với tư cách là một bộ phận của 
chính sách hình sự hoặc trong mối liên hệ với 
chính sách pháp luật hình sự và chính sách pháp 
luật tố tụng hình sự (TTHS) [1]. Tương tự như 
N.N. Chi / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 30-48 
32 
vậy, sách tham khảo “Một số vấn đề cơ bản về 
chính sách hình sự dưới ánh sáng Nghị quyết 
Đại hội IX của Đảng” của GS.TS Hồ Trọng 
Ngũ [2]; hoặc trong sách “Chính sách hình sự 
trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” do TS Phạm 
Văn Lợi chủ biên [3]  Những công trình này 
đề cập đến một số khía cạnh khoa học của chính 
sách PLTHAHS như bản chất, nội dung, vị trí 
và những thể hiện của chính sách PLTHAHS, 
do vậy thiếu đi một cách tiếp cận tổng thể về 
chính sách PLTHAHS  
Tiếc rằng một số giáo trình luật thi hành án 
hình sự của các cơ sở đào tạo luật như: Học 
Viện cảnh sát Nhân dân, Học Viện khoa xã 
hội... [4, 5] cũng chưa đề cập nhiều đến chính 
sách PLTHAHS mà chủ yếu phân tích luật thi 
hành án hình sự (THAHS) thực định. Vì vậy, 
chưa thể trang bị cho người học nền tảng lý 
luận của các quy phạm pháp luật, thực tiễn thi 
hành pháp luật thi hành án cũng như ý thức 
pháp luật của nhân dân đối với quá trình thi 
hành án. Nói cách khác, cái gốc của vấn đề 
THAHS chưa được quan tâm đúng mức trong 
hoạt động đào tạo của các nhà trường. 
Khác với các công trình nghiên cứu nêu 
trên, gần đây trong một Hội thảo của Học Viện 
Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học 
Việt Nam (tháng 4 năm 2019) có tên gọi 
“Chính sách PLTHAHS: Những vấn đề lý luận 
và thực tiễn cấp bách”, GS.TS Võ Khánh Vinh 
với bài viết “Những vấn đề lý luận chung về 
chính sách PLTHAHS” đã có cách tiếp cận tổng 
thể, đại cương với mong muốn đề cập đến tất cả 
các vấn đề liên quan đến chính sách PLTHAHS 
và hy vọng nghiên cứu “bước đầu tìm hiểu 
những vấn đề lý luận về chính sách PLTHAHS” 
[6, tr.1] sẽ gợi mở, đặt nền móng cho việc tiếp 
tục nghiên cứu về chính sách PLTHAHS trong 
giới khoa học pháp lý nước ta. Trong bài viết 
này, GS.TS Võ Khánh Vinh đưa ra nhận xét: 
“Nếu nhìn một cách tổng thể trên phương diện 
nghiên cứu và phương diện thực tiễn (thực tiễn 
xây dựng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật 
và thực tiễn đào tạo pháp luật) thì dường như 
phương diện nghiên cứu luật THAHS đang đi 
sau so với phương diện thực tiễn THAHS. Đó 
là sự chậm trễ cần được khắc phục sớm nhằm 
phục vụ tốt hơn cho điều chỉnh pháp luật trong 
lĩnh vực THAHS” [6, tr.1]. Chúng tôi chia sẻ 
với nhận định và mong muốn này của tác giả 
đồng thời cũng khẳng định thêm nghiên cứu về 
chính sách PLTHAHS còn quá đơn sơ, vô cùng 
chậm trễ, ít công trình so với các nghiên cứu về 
chính sách hình sự, chính sách pháp luật hình 
sự, chính sách pháp luật TTHS ở nước ta; hy 
vọng sẽ có nhiều nghiên cứu xứng tầm với lĩnh 
vực THAHS trong tương lai gần. 
1.2. Những vấn đề đặt ra của việc nghiên cứu 
chính sách pháp luật thi hành án hình sự ở 
nước ta giai đoạn hiện nay 
Tình hình nghiên cứu nêu trên về chính 
sách PLTHAHS ở nước ta đã chưa đáp ứng 
được yêu cầu của việc hoạch định chính sách 
PLTHAHS; xây dựng, ban hành PLTHAHS và 
thực thi PLTHAHS, cũng như trong việc hình 
thành các điều kiện bảo đảm để chính sách 
PLTHAHS đi vào cuộc sống. Những hạn chế 
trong nghiên cứu khoa học nêu trên cũng đã 
được Nghị quyết 08 - NQ/TƯ chỉ ra: “Công tác 
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về lĩnh 
vực tư pháp chưa được chú ý đúng mức.” [7] 
Trên cơ sở nhận xét này, Nghị quyết đưa ra 
định hướng: “Chú trọng công tác nghiên cứu 
khoa học về tư pháp để giải đáp những bức 
xúc hiện nay trong công tác tư pháp nhằm 
phục vụ cải cách tư pháp có hiệu quả”. Do đó, 
việc nghiên cứu chính sách PLTHAHS trong 
thời gian tới cần triển khai trên các phương 
diện sau đây: 
(i) Nghiên cứu, làm rõ khung lý luận về 
chính sách PLTHAHS, bao gồm: Các quan 
điểm, học thuyết về chính sách PLTHAHS; 
đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của 
chính sách PLTHAHS trên thế giới; khái niệm, 
bản chất, đặc điểm của chính sách PLTHAHS; 
cơ sở của việc hoạch định chính sách 
PLTHAHS; phạm vi, nội dung, hình thức thể 
hiện chính sách PLTHAHS; chủ thể, quy trình, 
yêu cầu, nguyên tắc của quá trình soạn thảo, 
ban hành chính sách PLTHAHS; các bảo đảm 
để chính sách PLTHAHS trở thành hiện thực 
trong đời sống; tác động của chính sách 
N.N. Chi / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 30-48 
33 
PLTHAHS đối với thực tiễn thi hành án và đến 
các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác; mối quan hệ 
giữa chính sách PLTHAHS với các chính sách 
khác, nhất là đối với chính sách hình sự, chính 
sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật 
TTHS; 
(ii) Nghiên cứu việc triển khai các định 
hướng của chính sách PLTHAHS trong hoạt 
động xây dựng PLTHAHS, bao gồm: Khái 
niệm, đặc điểm, vai trò của việc triển khai các 
định hướng của chính sách PLTHAHS trong 
hoạt động xây dựng PLTHAHS; các yêu cầu và 
quy trình việc triển khai các định hướng của 
chính sách PLTHAHS trong hoạt động xây 
dựng PLTHAHS; đánh giá thực trạng triển khai 
các định hướng của chính sách PLTHAHS 
trong hoạt động xây dựng PLTHAHS; kinh 
nghiệm triển khai các định hướng của chính 
sách PLTHAHS trong hoạt động xây dựng 
PLTHAHS của các gia trên thế giới...; 
(iii) Nghiên cứu việc triển khai các định 
hướng của chính sách PLTHAHS trong hoạt 
động thực thi, áp dụng PLTHAHS, bao gồm: 
khái niệm, bản chất, vai trò của việc triển khai 
các định hướng của chính sách PLTHAHS 
trong hoạt động thực thi, áp dụng PLTHAHS; 
chủ thể, yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ 
triển khai các định hướng của chính sách 
PLTHAHS trong hoạt động thực thi, áp dụng 
PLTHAHS; đánh giá thực tiễn triển khai các 
định hướng của chính sách PLTHAHS trong 
thi hành, áp dụng PLTHAHS...; 
(iv) Nghiên cứu việc phổ biến, giáo dục 
PLTHAHS nhằm nâng cao ý thức PLTHAHS 
trong nhân dân, như: Cơ sở, nội dung, phương 
thức, hình thức phổ biến, giáo dục PLTHAHS; 
đặc thù phổ biến, giáo dục PLTHAHS cho từng 
loại đối tượng, cho từng địa phương, vùng 
miền; mối quan hệ giữa phổ biến, giáo dục 
PLTHAHS với phổ biến, giáo dục pháp luật 
và các chính sách của nhà nước trong tổng thể 
chiến lược phổ biến, giáo dục pháp luật 
Những con đường hình thành ý thức tôn 
trọng, chấp hành PLTHAHS trong nhân dân 
và mối quan hệ với các bộ phận khác của ý 
thức xã hội; 
(v) Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới và hợp 
tác quốc tế trong chính sách PLTHAHS theo 
hướng: Xác định, đánh giá chính xác xu hướng 
phát triển của chính sách PLTHAHS trên thế 
giới; kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới 
trong việc xây dựng, thực thi chính sách 
PLTHAHS mà Việt Nam có thể tiếp thu trên cơ 
sở các chuẩn mực quốc tế về quyền con người 
trong THAHS; Nghiên cứu về sự cần thiết của 
việc hợp tác quốc tế trong THAHS, các hình 
thức, mô hình về hợp tác quốc tế THAHS...; 
(vi) Nghiên cứu quyền con người, bảo đảm 
quyền con người và cách tiếp cận quyền trong 
THAHS trên các phương diện: cách tiếp cận 
quyền khi xây dựng chính sách PLTHAHS; 
trong xây dựng PLTHAHS, thực thi PLTHAHS 
cũng như những điều kiện để triển khai tư 
tưởng tôn trọng, ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ 
quyền con người trong THAHS và đặc biệt 
trong hoạt động nghiên cứu về chính sách 
PLTHAHS; 
(vii) Nghiên cứu các điều kiện bảo đảm 
chính sách PLTHAHS được triển khai theo các 
hướng: bảo đảm về thể chế; bảo đảm về pháp 
lý; bảo đảm về cơ chế thực thi; bảo đảm về tổ 
chức; bảo đảm về con người và bảo đảm về vật 
chất, phương tiện 
Những nghiên cứu trên đây góp phần làm 
sáng tỏ, xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn cho 
quá trình xây dựng ban hành và triển khai chính 
sách PLTHAHS ở nước ta; đồng thời góp phần 
hình thành khoa học pháp lý về thi hành án hình 
sự nói chung và khoa học pháp lý về chính sách 
PLTHAHS nói riêng đáp ứng đòi hỏi của việc 
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa và cải cách tư pháp ở nước ta giai đoạn 
hiện nay. 
2. Khái niệm chính sách pháp luật thi hành 
án hình sự 
“Chính sách” là khái niệm được sử dụng 
phổ biến ở mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi 
toàn cầu. Theo cách hiểu thông thường và được 
chuẩn hóa trong từ điển Bách khoa toàn thư 
Việt Nam thì “chính sách” là “những chuẩn tắc 
cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính 
N.N. Chi / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 30-48 
34 
sách được thực hiện trong một thời gian nhất 
định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó” [8, 
tr.145]. Chính sách có nền tảng là một đường 
lối nhất định mà nội dung, phạm vi và tính chất 
của chính sách phụ thuộc vào tính chất của 
đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa 
xã hội ở từng thời kỳ khác nhau của đất 
nước. Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách 
là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà 
một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý 
đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số 
nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động 
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên 
nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ 
thống xã hội”. Theo tác giả thì khái niệm “hệ 
thống xã hội” được hiểu theo một ý nghĩa khái 
quát, đó có thể là một quốc gia, một khu vực 
hành chính, một doanh nghiệp, một nhà 
trường Với quan niệm này thì “chính sách” 
có những đặc điểm sau: (i) Chính sách do một 
chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra; 
(ii) Chính sách được ban hành căn cứ vào 
đường lối chính trị chung và tình hình thực tế; 
(iii) Chính sách được ban hành bao giờ cũng 
nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực 
hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách 
được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích 
rõ ràng. Mỗi một lĩnh vực trong đời sống kinh 
tế - xã hội nhà nước thường ban hành một chính 
sách, chẳng hạn: chính sách phát triển kinh tế, 
chính sách quốc phòng, chính sách xã hội 
Chính sách sử dụng pháp luật ha ...  trong đó có 
chính sách PLTHAHS, bao gồm và trước hết là 
chính sách của đảng cầm quyền. 
Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam là 
người tổ chức, thực hiện thắng lợi mọi quá trình 
xã hội, có vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội, 
do vậy Đảng khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối 
của mình và được người dân đồng tình, mà biểu 
hiện pháp lý quan trọng nhất là thông qua qui 
định tại các bản Hiến pháp. Vì vậy, trong xã hội 
ta Đảng cộng sản Việt Nam là chủ thể của việc 
ban hành chính sách, trong đó có chính sách 
PLTHAHS, bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam, 
với vị trí là trung tâm của hệ thống chính trị, có 
vai trò quản lý xã hội là chủ thể quan trọng 
trong việc ban hành các chính sách trong đó có 
Chính sách PLTHAHS. Do vậy, cần có quan 
niệm rộng về chủ thể có thẩm quyền ban hành 
chính sách PLTHAHS, nó bao gồm chính sách 
của đảng cầm quyền và nhà nước với những 
hình thức văn bản tương ứng phù hợp với mỗi 
loại thiết chế nhà nước. 
Những trình bày trên chỉ đề cập đến chủ thể 
của việc xây dựng, ban hành chính sách 
PLTHAHS, mà không đề cập theo nghĩa rộng 
chủ thể của chính sách pháp luật THAHS với 
hàm ý bao gồm các loại chủ thể: chủ thể xây 
dựng, ban hành chính sách PLTHAHS; chủ thể 
nghiên cứu và xây dựng các cơ sở khoa học của 
chính sách PLTHAHS; chủ thể THAHS, quản 
lý, kiểm tra, giám sát THAHS; chủ thể chấp 
hành án hình sự và các chủ thể có liên quan 
khác. 
5.1.2. Các hình thức (nguồn) của các chính 
sách pháp luật thi hành án hình sự 
Hình thức chứa đựng nội dung của chính 
sách PLTHAHS là các văn bản của các chủ thể 
có thẩm quyền ban hành chính sách và nếu 
phân chia theo chủ thể ban hành chính sách 
PLTHAHS sẽ có các hình thức sau: 
- Các văn bản của Đảng và các cơ quan 
Đảng, bao gồm: Nghị quyết Đại hội Đảng các 
nhiệm kỳ; Nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ 
chính trị, Ban bí thư thể hiện các nội dung của 
chính sách PLTHAHS. 
- Các văn bản của nhà nước, bao gồm: Hiến 
pháp; Nghị quyết của Quốc hội; Cam kết quốc 
tế; Chiến lược, chương trình, qui hoạch chứa 
đựng các nội dung của chính sách PLTHAHS. 
Những văn bản trên là hình thức chứa đựng 
nội dung chính sách PLTHAHS ở nước trong 
từng thời kỳ, phản ánh thái độ, chủ trương, 
đường hướng của các chủ thể ban hành chính 
sách đối với việc sử dụng pháp luật vào điều 
chỉnh các quan hệ THAHS, vào việc tổ chức 
đấu tranh, xử lý, phòng ngừa tội phạm góp phần 
bảo vệ và phát triển đất nước. 
5.2. Quy trình xây dựng chính sách pháp luật 
thi hành án hình sự 
5.2.1. Nhu cầu hoạch định chính sách pháp 
luật thi hành án hình sự 
Chính sách PLTHAHS có vai trò quan 
trọng, là nền tảng, định hướng cho hoạt động 
lập pháp và thực thi PLTHAHS trong việc đấu 
tranh xử lý, phòng ngừa tội phạm nên nhu cầu 
hoạch định chính sách PLTHAHS là đòi hỏi tất 
yếu. Nhu cầu này có tính chất thường xuyên, do 
chính sách PLTHAHS không phải là bất biến 
mà cần phải được điều chỉnh, hoàn thiện cho 
phù hợp với thực tiễn THAHS. Khi bàn luận về 
chính sách, việc xác định nguồn gốc phát sinh 
nhu cầu hoạch định chính sách có ý nghĩa đặc 
biệt quan trọng. Chính sách phát sinh từ ý muốn 
N.N. Chi / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 30-48 
46 
chủ quan của nhà hoạch định chính sách, hay 
phát sinh từ đòi hỏi của thực tiễn. Đã có nhiều 
bài học ở Việt nam, cũng như một số nước khác 
về tác động/hậu quả tiêu cực phát sinh do chính 
sách được hoạch định một cách tùy tiện, duy ý 
chí, không phát sinh từ thực tiễn cuộc sống theo 
kiểu “làm chính sách ở trên trời”. Do vậy, một 
kết luận có tính quy luật, đó là: Chính sách phải 
được hoạch định từ những vấn đề do thực tiễn 
cuộc sống đặt ra. Trước một vấn đề phát sinh từ 
thực tiễn cuộc sống, nhà hoạch định chính sách 
phải phân tích và xác định được chính sách cần 
phải có để xử lý vấn đề mới phát sinh gì (trong 
trường hợp chưa được luật pháp điều chỉnh), 
hoặc vấn đề đang phát sinh (trong quá trình thi 
hành pháp luật). Chính sách trong trường hợp 
này được xem như một định hướng xử lý vấn 
đề và kèm theo là những giải pháp chính sách 
xử lý vấn đề. Như vậy, hoạch định, xây dựng 
chính sách PLTHAHS là đòi hỏi tất yếu và việc 
hoạch định, xây dựng đó phải xuất phát từ tình 
hình thực tiễn THAHS. Nếu xa rời qui luật này, 
chính sách PLTHAHS sẽ không có tính khả thi, 
thậm chí còn tác động tiêu cực đến hiệu quả 
THAHS. 
5.2.2. Hoạch định chính sách pháp luật 
THAHS với quy trình lập pháp 
Hiện nay, giới nghiên cứu và các chuyên 
gia thực tiễn2 đều chung một quan điểm về sự 
cần thiết và tầm quan trọng của việc hoạch định 
chính sách trong quy trình lập pháp, lập quy. 
Chính sách phải được xác định và luật hóa, để 
trở thành ‘cốt lõi’, là ‘tinh thần’ xuyên suốt của 
một dự án luật. Làm luật mà không bám sát 
theo chính sách đã định, thì không khác gì “làm 
đường mà không rõ hướng”, dễ rơi vào tình 
trạng “đẽo cày giữa đường”. Vì vậy, khi xây 
dựng các văn bản PLTHAHS nhất thiết phải 
dựa vào các định hướng của chính sách 
PLTHAHS. 
________ 
2 Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Sĩ Dũng, Phạm Tuấn 
Khải, Nguyễn Đăng Dung, Hoàng Thế Liên, Nguyễn 
Đức Lam, Nguyễn Đình Cung, Trần Hữu Huỳnh, 
Nguyễn Quang Tuyến, Đặng Văn Thanh, Phan Đức 
Hiếu, .v.v. 
Với vai trò được ủy quyền lãnh đạo và quản 
lý xã hội vì sự phát triển của quốc gia, việc 
hoạch định và thực thi chính sách phải luôn 
được coi là một chức năng, nhiệm vụ quan 
trọng và chủ yếu nhất của Đảng và Nhà nước. 
Đảng và Nhà nước dẫn dắt quốc gia phát triển 
phải bằng chính sách, thể hiện các định hướng, 
mục tiêu phát triển với những giải pháp cụ thể. 
Tuy nhiên, chính sách chỉ mới dừng lại ở những 
định hướng và giải pháp mang tính nội dung mà 
Nhà nước xác định vì sự phát triển, vì vậy, để 
chính sách có thể thực thi, đi vào cuộc sống thì 
pháp luật, một công cụ không thể thiếu đối với 
việc đảm bảo của quyền lực nhà nước, đủ khả 
năng đảm bảo tính hiện thực của chính sách 
trong đời sống xã hội. Vì vậy, chính sách 
PLTHAHS cần phải được “hiện thân” vào các 
qui phạm pháp luật để có thể thực thi, áp dụng 
một cách có hiệu quả nhất trong quá trình 
THAHS. 
Chính sách là nội dung can thiệp của các 
chủ thể ban hành chính sách đối với xã hội, là 
mục tiêu hướng tới giải quyết các vấn đề phát 
sinh từ thực tiễn cuộc sống ở các lĩnh vực dó. 
Vì vậy, chính sách nói chung và chính sách 
PLTHAHS nói riêng không thể tự nó được thực 
thi mà phải thông qua việc xây dựng, ban hành 
và thực thi pháp luật. Chính sách phải được luật 
hóa, phải được đảm bảo thi hành bởi các văn 
bản pháp luật với tính chất “sợi chỉ” xuyên suốt 
nội dung của văn bản pháp luật và trong quá 
trình thực thi pháp luật. Tính nhất quán về mục 
tiêu điều chỉnh của văn bản PLTHAHS phụ 
thuộc vào mức độ rành mạch và rõ ràng của 
chính sách PLTHAHS được thể hiện qua các 
quy định pháp luật. Do vậy, nhà làm luật không 
thể xem nhẹ vai trò của chính sách trong quá 
trình lập pháp. Với ý nghĩa này, hoạt động lập 
pháp phải được thực hiện theo hướng vì sự phát 
triển, thay vì sự tiện ích cho công tác quản lý 
nhà nước. Nếu chỉ dừng lại ở tư duy cho rằng 
pháp luật là công cụ quản lý nhà nước, thì 
dường như nhà hoạch định chính sách/nhà soạn 
thảo luật bị trói buộc bởi các thiết chế hành 
chính, pháp lý hiện hành, có thiên hướng về sự 
tiện lợi, tiện nghi của cơ quan quản lý nhà 
nước, hơn là quan tâm tới những chính sách 
N.N. Chi / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 30-48 
47 
được hoạch định từ thực tiễn, và phải được 
chuyển tài vào luật mà lĩnh vực THAHS không 
phải là ngoại lệ. 
Một đạo luật, sau khi đã được xây dựng, 
ban hành với những nội dung cốt lõi của chính 
sách được thể hiện nhất quán, rõ ràng qua các 
điều luật, thì thực tiễn cuộc sống sẽ kiểm chứng 
về tính hiệu quả của đạo luật đó, thể hiện ở mức 
độ mà các chính sách của luật đáp ứng được 
nhu cầu phát triển đến mức độ nào. Đồng thời, 
thông qua đó những vấn đề nảy sinh trong quá 
trình thực thi pháp luật sẽ lại đặt ra nhu cầu 
hoạch định chính sách/giải pháp chính sách để 
giải quyết. Điều này, có thể được mô tả theo 
một quy trình hoạch định chính sách – xây 
dựng, ban hành pháp luật – phát triển như sau: 
Hoạch định chính sách - Lập pháp/ lập quy 
- Thực thi Pháp luật - đánh giá Chính 
sách/Pháp luật (mục tiêu chính sách đã/chưa đạt 
được) - Hoạch định/ điều chỉnh Chính sách - 
Lập pháp/ lập quy - Thực thi Pháp luật - đánh 
giá Chính sách/Pháp luật (mục tiêu chính sách 
đã/chưa đạt được) - Hoạch định/ điều chỉnh 
Chính sách - Lập pháp/ lập quy - Thực thi Pháp 
luật - đánh giá Chính sách/ Pháp luật (mục tiêu 
chính sách đã/ chưa đạt được) 
Quy trình Hoạch định chính sách - Lập 
pháp - Phát triển trên cho thấy: Chính sách 
PLTHAHS là đầu vào không thể thiếu của 
PLTHAHS; đồng thời Chính sách PLTHAHS 
cũng là đầu ra, là mục tiêu mà Dự án Luật 
(THAHS) hướng tới (kết quả thực thi 
PLTHAHS). Như vậy, việc xây dựng một dự án 
Luật phải, trước tiên, phải căn cứ vào Chính 
sách PLTHAHS rõ ràng; việc thẩm tra, thẩm 
định Dự án Luật THAHS cũng phải bám sát 
Chính sách PLTHAHS; cũng như vậy, khi đánh 
giá hiệu quả của Dự án Luật THAHS, thì việc 
đánh giá kết qủa thực thi những Chính sách 
PLTHAHS mà Dự án Luật THAHS hướng tới - 
phải là tiêu chí chủ yếu để xem xét tính khả thi 
và hiệu quả của văn bản pháp luật có hiệu lực. 
Chính sách có vai trò quan trọng như sợi 
chỉ xuyên suốt nội dung của văn bản pháp luật. 
Tính nhất quán về mục tiêu điều chỉnh của văn 
bản pháp luật phụ thuộc vào mức độ rành mạch 
và rõ ràng của chính sách được thể hiện qua các 
quy định pháp luật. Để đạt được tính nhất quán 
về chính sách trong một dự án luật, các nhà 
hoặch định chính sách tiến hành theo những 
công đoạn chủ yếu sau: Qui trình xây dựng 
chính sách PLTHAHS tương tự như qui trình 
xây dựng chính sách nói chung, bao gồm các 
bước sau: 
 - Xác định nhu cầu xây dựng, ban hành chính 
sách PLTHAHS; 
 - Phân tích, đánh giá chính sách PLTHAHS; 
 - Xây dựng chính sách PLTHAHS; 
 - Thẩm định, phản biện chính sách PLTHAHS; 
 - Ban hành chính sách PLTHAHS; 
 - Triển khai thực hiện chính sách. 
 Khi Chính sách pháp luật PLTHAHS được 
ban hành việc luật hóa chính sách về mặt lý 
thuyết cần phải được thực hiện trong quy trình 
lập pháp với những công đoạn cụ thể như sau: 
Thứ nhất, lập đề nghị xây dựng luật 
Việc đề nghị xây dựng luật (sáng kiến pháp 
luật) phải xuất phát từ thực tiễn và đòi hỏi của 
đời sống, xã hội do đó cần có sự đánh giá thực 
tiễn và đánh giá nhu cầu. Trong lĩnh vực 
THAHS là sự đánh giá về thực tiễn thi hành 
PLTHAHS và yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối 
với quá trình THAHS mà chính sách 
PLTHAHS đã đặt ra. Do đó, việc xây dựng 
pháp PLTHAHS sẽ bao gồm: a. Đánh giá thực 
trạng thi hành pháp luật THAHS, nhằm xác 
định vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành 
THAHS; b. Nhận diện vấn đề trong quá trình 
PLTHAHS mới phát sinh mà pháp luật chưa 
điều chỉnh; c. Đánh giá hành vi của các chủ thể 
THAHS nhằm xác định nguyên nhân gây ra vấn 
đề và dự kiến chính sách/giải pháp chính sách 
nhằm xử lý nguyên nhân gây ra vấn đề; d.Tham 
vấn/lấy ý kiến nhằm kiểm chứng các ý tưởng 
chính sách dự kiến của nhà làm luật; e. Đánh 
giá và lựa chọn chính sách từ những phương án 
chính sách dự kiến; g. Đề xuất chính sách được 
lựa chọn để xây dựng luật THAHS. 
Thứ hai, soạn thảo luật 
Các chính sách của một dự án luật, sau khi 
được thẩm tra, và thông qua tại Quốc hội và 
đưa vào chương trình làm luật sẽ trở thành 
khung chính sách của dự thảo văn bản luật. Nhà 
soạn thảo có trách nhiệm quy phạm hóa khung 
N.N. Chi / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 30-48 
48 
chính sách, tạo nên hệ thống, bao gồm các quy 
định phản ánh đúng những chính sách đã được 
phê duyệt và những quy định pháp lý đảm bảo 
thực thi những chính sách này. Đây chính là 
giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật 
dựa trên chính sách PLTHAHS được phê duyệt 
tại giai đoạn đề nghị xây dựng luật. 
Sau khi chính sách/giải pháp chính sách 
PLTHAHS được chuyển tải thành các điều luật, 
dự thảo luật được hoàn tất. Bước tiếp, cần phải 
thực hiện là tham vấn/lấy ý kiến về những điều 
luật phản ánh chính sách/giải pháp chính sách 
của dự thảo luật THAHS. 
Thẩm định dự thảo luật, nhằm đánh giá về 
tính tương thích giữa chính sách/giải pháp 
chính sách PLTHAHS đã được phê duyệt với 
các điều luật của dự thảo luật THAHS. 
Thẩm tra dự thảo luật THAHS, nhằm đảm 
bảo rằng chính sách/giải pháp chính sách 
PLTHAHS được phán ánh đúng với mong đợi 
của các cơ quan Quốc hội như tại thời điểm phê 
duyệt chính sách/giải pháp chính sách, phù hợp 
với lợi ích chung của của quốc gia, ngành/lĩnh 
vực, cũng như các điều kiện đảm bảo thực thi 
luật. 
Thứ ba, thông qua dự thảo luật 
Thảo luận và thông qua dự thảo luật 
THAHS, nhằm tập trung vào những quan điểm 
và ý kiến khác biệt của các đại biểu về các vấn 
đề liên quan tới chính sách PLTHAHS/giải 
pháp chính sách PLTHAHS được thể hiện tại 
dự thảo luật THAHS từ góc độ lợi ích của cử 
tri. 
Lời cảm ơn 
Bài viết này được thực hiện trong khuôn 
khổ Đề tài KHCN cấp Khoa Luật-Đại học Quốc 
gia Hà Nội, mã số KL.19.01 “Chính sách pháp 
luật thi hành án hình sự ở Việt Nam trong giai 
đoạn hiện nay” từ năm 2019 đến năm 2020 do 
TS. Nguyễn Thị Lan làm Chủ nhiệm đề tài. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Le Van Cam (2009), The judicial system in the 
development period of the rule-of-law state 
(monograph), VNU Publishing House, Hanoi (in 
Vietnamese). 
[2] Ho Trong Ngu (2002), Certain fundamental issues 
on criminal policy under the Resolution of the IX 
National Congress of the Communist Party of 
Vietnam, National Political Publishing House, 
Hanoi (in Vietnamese). 
[3] Pham Van Loi (chief editor) (2007), Vietnam’s 
criminal policy in the Renovation Period, Judicial 
Publishing House, Hanoi (in Vietnamese). 
[4] People’s Police Academy (2016), Law on 
Execution of Criminal Judgments and Judicial 
Assistance (textbook), NXB (in Vietnamese). 
[5] Social Science Institute - Vietnam Academy of 
Social Sciences (2014), Law on Execution of 
Criminal Judgments (textbook), NXB (in 
Vietnamese). 
[6] Vo Khang Vinh, “General theoretical issues on 
the execution of criminal jugdments policy”, 
Execution of criminal judgments policy: Urgent 
theoretical and practical issues (Conference 
proceedings), Social Science Institute (Vietnam 
Academy of Social Sciences), Hanoi, 4/2019 (in 
Vietnamese). 
[7] Political Bureau (2002), Resolution no. 08-
NQ/TW in 2002 on “Forthcoming Principal 
Judiciary Tasks”, January 02, 2002 (in 
Vietnamese). 
[8] Vietnam’s Encyclopedia Editorial Board (1995), 
Encyclopedia Dictionary of Vietnam, Vietnam’s 
Encyclopedia Publishing House, Hanoi (in 
Vietnamese). 
[9] Dao Tri Uc (2015), Rule-of-law state (textbook), 
VNU Publishing House, Hanoi (in Vietnamese). 
[10] Dao Tri Uc (1994), Criminology, Criminal Law 
and Criminal Procedure Law of Vietnam, 
National Political Publishing House, Hanoi (in 
Vietnamese). 
[11] Vu Cong Giao, Ngo Minh Huong (chief editors) 
(2016), Human rights-based approach – 
Theoretical and practical issues (monograph), 
VNU Publishing House, Hanoi (in Vietnamese). 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_phap_luat_thi_hanh_an_hinh_su_mot_so_van_de_li_lu.pdf