Chính sách năng lượng tái tạo của Cộng hòa Liên bang Đức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đức là quốc gia đi đầu trên thế giới trong năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, các ngành nhiên liệu sinh

học và năng lượng nhiệt tái tạo. Với một hệ thống chính sách ổn định, hợp lý và toàn diện đã tạo điều

kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Bài viết này nghiên cứu các chính sách mà

Đức đang áp dụng: trợ giá điện từ nguồn tái tạo, khuyến khích thị trường cho nhiệt lượng tái tạo, và

miễn thuế cho các nhiên liệu sinh học cùng với sự kết hợp các chính sách linh hoạt dẫn đến một thị

trường rất năng động cho các nguồn năng lượng tái tạo phát triển. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ

quá trình xây dụng và áp dụng các chính sách hỗ trợ phát năng lượng tái tạo sẽ có ý nghĩa đối với Việt

Nam trong quá trình phát triển năng lượng tái tạo.

pdf 8 trang kimcuc 21340
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách năng lượng tái tạo của Cộng hòa Liên bang Đức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách năng lượng tái tạo của Cộng hòa Liên bang Đức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chính sách năng lượng tái tạo của Cộng hòa Liên bang Đức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 4(29) - Thaùng 6/2015 
84 
Chính sách năng lượng tái tạo của Cộng hòa Liên bang Đức 
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 
Renewable energy policies of Germany and lessons learned to Vietnam 
ThS. Nguyễn Hùng Cường, ThS. Nguyễn Tiến Dũng 
 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 
M.A. Nguyen Hung Cuong, M.A. Nguyen Tien Dung 
 University of Transport Technology 
Tóm tắt 
Đức là quốc gia đi đầu trên thế giới trong năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, các ngành nhiên liệu sinh 
học và năng lượng nhiệt tái tạo. Với một hệ thống chính sách ổn định, hợp lý và toàn diện đã tạo điều 
kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Bài viết này nghiên cứu các chính sách mà 
Đức đang áp dụng: trợ giá điện từ nguồn tái tạo, khuyến khích thị trường cho nhiệt lượng tái tạo, và 
miễn thuế cho các nhiên liệu sinh học cùng với sự kết hợp các chính sách linh hoạt dẫn đến một thị 
trường rất năng động cho các nguồn năng lượng tái tạo phát triển. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ 
quá trình xây dụng và áp dụng các chính sách hỗ trợ phát năng lượng tái tạo sẽ có ý nghĩa đối với Việt 
Nam trong quá trình phát triển năng lượng tái tạo. 
Từ khóa: năng lượng tái tạo, chính sách, điện, nhiệt, Đức 
Abstract 
Germany is a leading country in the world in wind energy, solar, biomass, biofuels industry and 
renewable energy heat. With a stable policy system, logical and comprehensive conditions that are 
favorable for the development of renewable energy sources. This paper studies the policies that are 
applied by Germany: Feed-in tariffs, market incentives for renewable heat, and tax exemption for 
biofuels... with a combination of policies of flexibility that leads to a very dynamic market for 
renewable energy sources development. The lessons from the process and policies applied to support the 
development of renewable energy will be meaningful mean for Vietnam in the development of 
renewable energy. 
Keywords: renewable energy policies, electricity, heat, Germany 
1. Đặt vấn đề 
Hiện nay, tỉ lệ sử dụng dầu vẫn chi 
phối các nguồn cung cấp năng lượng chính 
của nước Đức và các loại nhiên liệu rắn 
(than) chiếm ưu thế trong sản xuất năng 
lượng trong nước. Nhập khẩu năng lượng 
chủ yếu của Đức là dầu và một mức độ ít 
hơn đáng kể khí và nhiên liệu rắn. Nga là 
nhà cung cấp quan trọng cho tất cả các loại 
nhiên liệu này. Sản xuất điện chủ yếu dựa 
vào than đá và năng lượng hạt nhân, cùng 
với sự gia tăng ngày càng lớn tỷ trọng của 
khí thiên nhiên và các nguồn năng lượng 
tái tạo. Năm 2002, Đức đã thông qua một 
đạo luật nhằm giảm dần phụ thuộc vào 
năng lượng hạt nhân. Theo luật này, mỗi lò 
85 
phản ứng được giao một khối lượng điện 
cố định được sản xuất cho đến khi đóng 
cửa. Do biến đổi khí hậu và tình trạng khan 
hiếm nhiên liệu hóa thạch, một quá trình 
chuyển đổi để làm sạch-xanh năng lượng 
trở nên hết sức quan trọng. Đến năm 2020, 
nước Đức muốn giảm khí nhà kính (GHG) 
ít nhất 80% so với năm 1990 (Henning & 
Palzer, 2013). Đức hiện đang trong quá 
trình thực hiện chuyển đổi năng lượng có 
tên Energiewende. Mục tiêu chính của 
Chính phủ Đức đề ra là bỏ dần điện hạt 
nhân vào năm 2022 (Dehmer, 2013) và 
tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo 
(RES) trong cung cấp điện cho tối thiểu 
35% vào năm 2020 và tối thiểu 80% vào 
năm 2050 (Pegels & Lütkenhorst , 2014). 
Đức là quốc gia đi đầu trong EU về 
năng lượng gió, pin mặt trời, các ngành 
nhiên liệu sinh học và năng lượng nhiệt mặt 
trời. Một khuôn khổ chính sách ổn định và 
có thể dự đoán đã tạo điều kiện thuận lợi để 
tăng lượng thâm nhập của các nguồn năng 
lượng tái tạo. Các chính sách trợ giá điện từ 
nguồn tái tạo, khuyến khích thị trường cho 
nhiệt lượng tái tạo, và miễn thuế cho các 
nhiên liệu sinh học đã chứng minh một sự 
kết hợp các chính sách thành công dẫn đến 
một thị trường rất năng động cho các nguồn 
năng lượng tái tạo phát triển. 
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành 
nhiều chính sách khuyến khích phát triển 
năng lượng tái tạo, đề ra mục tiêu sử dụng 
năng lượng tái tạo và hướng đến một thị 
trường điện cạnh tranh với nguồn đầu tư và 
mô hình kinh doanh đa dạng. Quyết định 
số 1855/QD-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ 
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược 
phát triển Năng lượng tái tạo quốc gia của 
Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050, 
Chính phủ đã đề ra mục tiêu tăng thị phần 
của năng lượng tái tạo trong tổng năng 
lượng thương mại sơ cấp từ 3% năm 2010 
lên 5% năm 2020 và 11% năm 2050 
(Quyết định 1855/2007/QD-TTg) và tăng 
thị phần điện sản xuất từ nguồn năng lượng 
tái tạo như gió và sinh khối từ 3,5% tổng 
sản lượng điện sản xuất năm 2010 lên 
4,5% năm 2020 và 6% năm 2030 (Quyết 
định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 
hay Tổng sơ đồ VII). Về nhiên liệu sinh 
học, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đạt sản 
lượng hàng năm 1,8 triệu tấn xăng ethanol 
và dầu thực vật hay 5% nhu cầu xăng dầu 
vào năm 2025 (Quyết định 177/2007/QD-
TTg). Nhằm thực hiện các mục tiêu này, 
Chính phủ đã đưa ra nhiều ưu đãi đối với 
các nhà đầu tư. Các nhà máy năng lượng 
tái tạo sẽ nhận được ưu đãi đầu tư, ưu đãi 
về biểu giá điện và ưu đãi thuế. Các nhà 
đầu tư có thể hưởng các ưu đãi khác như 
miễn thuế nhập khẩu và miễn thuế sử dụng 
đất trong một khoảng thời gian nào đó. 
Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-
BTN&MT ngày 04/07//2008 của Bộ Tài 
chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã 
quy định rõ mục tiêu, điều kiện được trợ 
cấp và phương pháp tính toán mức trợ cấp 
cho một đơn vị sản xuất, số tiền trợ cấp 
hàng năm, điều khoản trợ cấp và quy trình 
nộp hồ sơ yêu cầu trợ cấp cho các Dự án 
Năng lượng tái tạo. 
Tuy nhiên các chính sách ưu đãi hiện 
hành chưa đầy đủ và đồng bộ để hình thành 
nên các điều kiện phù hợp cho việc lập kế 
hoạch và triển khai các Dự án Năng lượng 
tái tạo cũng như bán các sản phẩm của 
năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện nay. 
Các ưu đãi này chủ yếu mang lại lợi cho 
những Dự án thuỷ điện nhỏ chứ chưa mang 
lại nhiều lợi ích kích thích sự phát triển cho 
các dạng năng lượng tái tạo khác. Chính vì 
vậy, việc học hỏi các bài học kinh nghiệm 
chính sách phát triển năng lượng tái tạo của 
Đức là rất cần thiết để chúng ta đề ra các 
chính sách phù hợp nhằm phát huy hết tiềm 
năng năng lượng tái tạo của đất nước và 
hoàn thành kế hoạch đã đề ra. 
2. Các nguồn năng lượng tái tạo 
của Đức 
Sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo 
đang tăng lên ở Đức. Trong năm 2013 RES 
86 
chiếm 25,4% tổng nguồn cung cấp điện 
(Bundesministerium für Wirtschaft und 
Energie, 2014). Đối với các nhà máy phát 
điện sẽ được tập trung vào năng lượng gió, 
quang điện (PV) và sinh khối khi nguồn 
thủy điện đã đạt đến giới hạn của mình ở 
Đức địa nhiệt vẫn còn ở dạng tiềm năng 
chưa phát triển. 
Năng lượng gió đã gần như tăng gấp 
5 lần kể từ đầu những năm 2000 (Smith & 
Stegen Seel, 2013). Trong năm 2012, tổng 
công suất năng lượng gió trên bờ và ngoài 
khơi là 31,156MW. Chính phủ Đức muốn 
đạt được công suất điện gió trong đất liền 
là 30,000MW vào năm 2030 và công suất 
ra ngoài khơi là 10.000MW vào năm 2020. 
Vào năm 2050, mục tiêu công suất năng 
lượng gió được Đức đặt ra là 85,000 MW 
và sẽ chiếm một nửa nhu cầu điện của 
nước Đức (Smith & Stegen Seel, 2013). 
Quang điện (PV) là nguồn năng lượng 
tái tạo được hỗ trợ nhất ở Đức (Kirsten, 
2014). Kể từ năm 2008, giá panel năng 
lượng mặt trời đã được giảm xuống nhanh 
chóng và bởi các cuộc khủng hoảng tài 
chính, lãi vay ngân hàng là gần bằng không 
nên đầu tư vào các tấm năng lượng mặt trời 
đã trở thành một phổ biến ở Đức (Dehmer, 
2013). Thông qua phát triển này là sự gia 
tăng sản lượng hàng năm của PV và gấp 
đôi so với dự kiến trong năm 2009, 2010 
và 2011 (Dehmer, 2013). Khả năng tăng 
7,000 MW mỗi năm. Điều này sẽ cung cấp 
cho PV vào năm 2050 15% tương ứng là 
764 TWh cung ứng cho người dùng điện 
cuối cùng (Scholz, Beckmann, Pieper, 
Muster, & Weber, 2014). 
Sinh khối. Gần một phần ba của tất cả 
điện tái tạo được tạo ra từ sinh khối, điều 
này khiến cho loại năng lượng này trở 
thành một những nguồn năng lượng quan 
trọng nhất tại Đức (Sauter, Witt, Billig, & 
Thrän, 2013). Theo luật nhiệt lượng tái tạo 
mục tiêu sản xuất nhiệt lượng từ nguồn tái 
tạo đạt 14% vào năm 2020 (Deutsche 
Energie-Agentur, 2010). Do đó sinh khối 
sẽ đóng một vai trò quan trọng, vì sinh 
khối thường được sử dụng trong điện nhiệt 
kết hợp (CHP). Chính phủ Đức đang phấn 
đấu đến năm 2050 khoảng 7% của tất cả 
các nhu cầu điện sẽ được cung cấp bằng 
sinh khối và sản xuất từ sinh khối. Mặt 
khác, sinh khối có lợi thế đó là có thể lưu 
trữ và cơ sở hạ tầng đã có sẵn để sử dụng. 
Thủy điện. Sản xuất điện bằng từ thủy 
năng có lẽ là lĩnh vực năng lượng tái tạo 
phát triển nhất ở Đức. Sự tập trung công 
nghệ trong lĩnh vực này làm cho các nhà 
máy cũ hiệu quả hơn và thân thiện hơn với 
môi trường. Tại thời điểm này, Đức có 146 
nhà máy thủy điện và thủy điện tích năng. 
Sản lượng hàng năm của thủy điện sẽ vẫn 
duy trì khoảng 20 tỷ kWh với một phần tư 
trong số đó được sản xuất từ các nhà máy 
quy mô nhỏ hơn 5MW. 
Sản xuất năng lượng địa nhiệt. Theo 
dự báo, có thể lên đến khoảng 20% năng 
lượng của Đức sẽ đến từ nguồn địa nhiệt 
thông qua năm nghiên cứu đã đề cập trước 
đây. Bộ Môi trường Liên bang lắp đặt 
khoảng 50 tổ hợp nhiệt, 7 nhà máy điện 
mới vào năm 2020. Các nhà máy này được 
cho là có công suất 280MW. Điểm mạnh 
của công nghệ này, không bị phụ thuộc vào 
thời tiết. nên có sẵn 24 giờ 7 ngày một 
tuần, chính vì vấy nó có sự tin cây hơn khi 
xảy ra sự thiếu hụt sản xuất năng lượng từ 
ánh nắng mặt trời và gió do ảnh hưởng của 
thời tiết. 
87 
3. Chính sách năng lượng tái tạo của Đức 
3.1 Mục tiêu của năng lượng tái tạo 
Chỉ thị năng lượng tái tạo của EU 
(Renewable Energy Directive 2009/28/EC) 
đặt mục tiêu bắt buộc là 20% mức tiêu thụ 
năng lượng cuối cùng từ các nguồn năng 
lượng tái tạo vào năm 2020. Chỉ thị này 
cũng yếu cầu phải có ít nhất 10% nhiên liệu 
sử dụng trong vận tải có nguồn gốc từ các 
nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2020. 
Cam kết quốc gia 
Chính phủ Đức dự định tăng thị phần 
của năng lượng tái tạo trong ngành điện từ 
mức hiện nay là khoảng 13% đến 25-30% 
vào năm 2020. 
 Chính phủ cũng cam kết sẽ tăng thị 
phần năng lượng tái tạo trong việc tiêu thụ 
năng lượng cuối cùng trong lĩnh vực nhiệt 
từ 7,5% hiện nay lên 14% trong năm 2020. 
Đề án "Biokraftstoffquotengesetz" thiết lập 
một mục tiêu cho nhiên liệu sinh học đạt 
thị phần 8% trong nhiên liệu giao thông 
cuối năm 2015. 
3.2. Các công cụ chính sách năng lượng 
tái tạo. 
3.2.1. Hỗ trợ cho điện từ nguồn 
năng lượng tái tạo. 
Trợ giá điện từ nguồn năng lượng 
tái tạo (Feed-in tariffs) 
Các mức trợ giá đã được đưa ra tại 
Đức vào năm 1990. Chính sách Electricity 
Feed Act (StrEG) có hiệu lực vào ngày 01 
tháng 1 năm 1991. Vào tháng Tư năm 
2000, nó đã được thay thế bằng luật về các 
nguồn năng lượng tái tạo, đã được sửa đổi 
lần đầu trong tháng Bảy năm 2004 và một 
lần nữa vào năm 2008. Đạo luật Năng 
lượng tái tạo (EEG) được dựa trên các 
nguyên tắc cốt lõi sau đây: 
 Ưu tiên nối lưới cho năng lượng tái 
tạo vào lưới điện quốc gia. 
 Ưu tiên Truyền tải và phân phối. 
 Bắt buộc của các nhà khai thác 
mạng lưới điện mua điện sản xuất 
từ năng lượng tái tạo trước. 
 Giá cố định (mức trợ giá) cho mỗi 
KWh được sản xuất từ năng lượng 
tái tạo trong vòng 20 năm. 
 Các mức trợ giá được phân biệt bởi 
nguồn và quy mô của nhà máy phát 
điện. 
 Mức giảm trợ cấp hàng năm (1,0% 
tới 10%) được đưa ra cho những 
loại công nghệ đã phát triển. 
 Bù các chi phí bổ sung chênh lệch 
giữa các nhà khai thác mạng lưới 
điện và cung cấp điện 
Nguồn năng 
lượng 
Công nghệ Mức hỗ trợ (Euro cent/kWh) 
Thời 
hạn 
Ghi chú 
Thủy điện Nhỏ 7,65 – 12,67 (<5MWh) 
3,5-7,29 (>5MWh) 
20 năm 
Gió Trên bờ 9,02 cho 5 năm đầu tiên 
5,02 cho các năm tiếp theo 
20 năm Các tuabin gió sẽ 
nhận được tối 
thiểu là 5,5 Euro 
cent trong suốt 
quãng đời của 
nó. 
Gió Ngoài khơi 13 cho 12 năm đầu tiên. 
3,5 cho các năm tiếp theo 
20 năm 
88 
Nguồn năng 
lượng 
Công nghệ Mức hỗ trợ (Euro cent/kWh) 
Thời 
hạn 
Ghi chú 
Sinh khối Rắn 7,79-11,67 20 năm 
Sinh khối Khí hóa (khí 
sinh học) 
6,16-9 cho khí từ bãi rác. 
6,16-7,11 cho khí từ sử lý nước 
thải 
4,16-7,16 cho khí thu từ mỏ. 
20 năm Phụ thuộc vào 
công nghệ và 
công suất lắp đặt 
Mặt trời Quang điện 
mặt trời (PV) 
26,16-36,1 20 năm 
Địa nhiệt 10,5-16 20 năm 
Trong tháng 8 năm 2007, chính phủ 
Đức đã xây dựng một Chương trình Năng 
lượng và Khí hậu tích hợp và, ngày 05 
Tháng 12 năm 2007, Chính phủ đã thông 
qua một gói các biện pháp pháp lý để thực 
hiện chương trình này. Trong năm 2008, 
Chính phủ Đức cam kết để thực hiện một 
gói giá trị 3,3 tỷ cho các biện pháp bảo vệ 
khí hậu - tăng 200% so với năm 2005. 
Chính phủ còn mở rộng sử dụng năng 
lượng gió ngoài khơi. Chính phủ cam kết 
sẽ đảm bảo khí sinh học được đưa vào lưới 
điện ở mức độ lớn hơn. Chính phủ dự định 
để cải thiện các điều kiện pháp lý cho việc 
mở rộng hệ thống lưới điện. 
Hoàn thuế cho PV 
Chi phí đầu tư cho hệ thống kinh 
doanh (gồm cả lập kế hoạch và lắp đặt) có 
thể được tính khấu hao trong thời gian 20 
năm và các chi phí khác có thể được coi là 
chi phí hoạt động. 
 Hệ thống thương mại được hoàn 
thuế giá trị gia tăng (VAT ở Đức là 19%). 
 Trong trường hợp ngoại lệ đối với 
một số hệ thống kinh doanh mà hoạt động 
gần với hoạt động sản xuất hoặc nhà máy 
sản xuất thì 12,5-27,5% của tổng lượng 
đầu tư có thể yêu cầu được hoàn thuế. 
Điều khoản tín dụng có lợi cho PV 
• Chương trình “Solarstrom Erzeugen” 
cho các nhà đầu tư tư nhân: Mức cho vay 
lên đến 100% mức đầu tư, tối đa 50. 000 
Euro, Các dự án lên đến 10 năm thì 1-2 
năm không phải trả mức lãi suất danh 
nghĩa 4,15-4,45% tùy theo thời gian hoặc 
còn lên đến 20 năm thì 3 năm được miễn 
lãi vay, ngoại trừ các nhà đầu tư dưới sự 
giám sát trực tiếp của chính quyền địa 
phương. 
• Chương trình “ERP-Umwelt-und 
Energiesparprogramm” cho các nhà đầu tư 
thương mại: Mức cho vay 50% cho doanh 
nghiệp vừa và nhỏ, các công ty lớn lên đến 
35% của mức đầu tư tối đa 500.000 Euro. 
Đối với các dự án thời hạn 10 năm được ưu 
đãi 2 năm không phải trả lãi suất danh 
nghĩa 4-7% (tùy thuộc vào địa điểm, thời 
gian và rủi ro tín dụng đánh giá), nếu trên 
15 năm thì được 5 năm miễn lãi suất. 
• Chương trình “KFW Umweltprogramm” 
cho các nhà đầu tư thương mại: Mức cho 
vay 75% của mức đầu tư tối đa 10 triệu 
Euro. Mỗi dự án, phần giá trị lắp đặt trả 
thuần 96%, dự án trên 20 năm được miễn 
lãi xuất danh nghĩa 4-7,72% (tùy thuộc vào 
địa điểm, thời gian và rủi ro tín dụng đánh 
giá) có thể lên đến 3 năm. 
3.2.2. Hỗ trợ cho nhiệt lượng từ nguồn 
năng lượng tái tạo. 
Đạo luật Nhiệt lượng từ Năng lượng 
tái tạo được phát hành vào tháng 12 năm 
2007 có hiệu lực vào tháng 1 năm 2009. 
89 
Bao gồm: 
Ưu đãi thị trường: Riêng trong năm 
2006, gần 140.000 nhà máy được hỗ trợ 
thông qua các chương trình khuyến khích 
thị trường của chính phủ Đức, do đó kích 
hoạt đầu tư khoảng 1,5 tỷ Euro. 
Chính phủ Đức cam kết các khoản 350 
triệu Euro trong năm 2008, và 500 triệu 
Euro 2009-2012 luôn có sẵn, phục vụ mục 
đích hỗ trợ năng lượng tái tạo trong các tòa 
nhà hiện có. 
Năng lượng tái tạo bắt buộc: Chủ sở 
hữu các tòa nhà sẽ có nghĩa vụ đảm bảo 
một phần nhu cầu nhiệt của họ bằng năng 
lượng tái tạo trong các tòa nhà mới. Tất cả 
các dạng năng lượng tái tạo, hoặc sự kết 
hợp của chúng, có thể được sử dụng. 
Những người không muốn sử dụng các 
nguồn năng lượng tái tạo có thể có các biện 
pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu khác: 
tăng sự cách nhiệt của các tòa nhà của họ, 
lấy nhiệt từ hệ thống cấp nước nóng hoặc 
sử dụng nhiệt từ kết hợp sản xuất nhiệt và 
điện (CHP). Bức xạ mặt trời, sinh khối, 
năng lượng địa nhiệt được đặc biệt đề cập 
bởi đạo luật này. Nhiệt từ nguồn rác thải, 
mặc dù không được công nhận như một 
nguồn năng lượng tái tạo, vẫn được đưa 
vào tính toán như là một biện pháp thay 
thế. Các phần năng lượng tái tạo phải phụ 
thuộc theo các nguồn năng lượng sử dụng, 
cụ thể là: 
 Có ít nhất 15% đối với bức xạ năng 
lượng mặt trời 
 Ít nhất 30% cho biogas 
 Ít nhất 50% cho tất cả những nguồn 
năng lượng tái tạo khác. 
3.2.3. Hỗ trợ nhiên liệu sinh học. 
Miễn giảm thuế. Lợi ích cho dầu 
diesel sinh học đến từ miễn trừ thuế một 
phần. Thuế sẽ tăng dần từ 9 cent Euro cho 
mỗi lít trong năm 2007 lên đến 45 cent 
Euro cho mỗi lít đầu vào năm 2012. Dầu 
thô thực vật thô cũng được hưởng lợi từ 
việc miễn giảm thuế một phần. Mức thuế 
sẽ tăng từ 10 cent Euro cho mỗi lít trong 
2008 lên 45 cent Euro mỗi lít bắt đầu từ 
năm 2012. Nhiên liệu sinh học thế hệ thứ 
2/ xăng E85 được miễn thuế đến năm 
2015. 
Chính phủ Liên bang Đức đã thông 
qua một (dự thảo) nhiên liệu sinh học bền 
vững. Theo sắc lệnh này, các nhà sản xuất 
nhiên liệu sinh học trong tương lai sẽ được 
hưởng hỗ trợ tài chính và hành chính nếu 
tiêu chí bền vững được các nhà sản xuất 
này tôn trọng. 
Bắt buộc hạn ngạch. Bắt buộc hạn 
ngạch đối với nhiên liệu sinh học 
(biodiesel và ethanol sinh học) khối lượng 
từ 6,75% trong năm 2010 lên 8% vào năm 
2015. 
Luật hạn ngạch Nhiên liệu sinh học 
quy định các mục tiêu bắt buộc đối với 
nhiên liệu sinh học ở Đức và cũng là giảm 
thuế nhiên liệu sinh học thuần túy. 
Nguồn nhiên liệu Tỷ lệ hạn ngạch 
Diesel sinh học 4,4% trong 2007 
Ethanol sinh học 2% trong 2008; 3,6% 
trong 2010 
Tổng 6,7% trong 2010; 8% 
trong 2015 
Chất lượng và tiêu chuẩn hóa nhiên 
liệu sinh học. Quy định Chất lượng nhiên 
liệu cho phép trộn lên đến 7% của 
Biodiesel với Diesel từ nguồn hóa thạch. 
Quy định này đã có hiệu lực vào ngày 31 
tháng 1 năm 2009. 
4. Kết luận và bài học kinh nghiệm 
cho Việt Nam 
Hiện nay, Đức một trong những quốc 
gia đi đầu trên thế giới về công nghệ và sản 
xuất năng lượng gió, pin mặt trời, các 
ngành nhiên liệu sinh học và năng lượng 
nhiệt mặt trời. Để đạt được thành công này, 
Đức có một khuôn khổ chính sách ổn định 
và cam kết mạnh mẽ từ chính phủ đã tạo 
điều kiện thuận lợi để tăng phát triển các 
nguồn năng lượng tái tạo trong nước. Việc 
áp dụng linh hoạt các chính sách trợ giá 
điện từ nguồn tái tạo, khuyến khích thị 
trường cho nhiệt lượng tái tạo và miễn thuế 
90 
cho các nhiên liệu sinh học đã đưa ra một 
sự kết hợp các chính sách thành công dẫn 
đến một thị trường rất năng động cho các 
nguồn năng lượng tái tạo phát triển. Qua 
nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát 
triển Năng lượng tái tạo của Cộng hòa Liên 
bang Đức, thì có thể rút ra một số bài học 
kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: 
Điều kiện tiên quyết để Năng lượng 
tái tạo phát triển thành công là có sự ủng 
hộ chính trị mạnh mẽ của nhà nước và cam 
kết hỗ trợ lâu dài (với Đức là 20 năm). 
Tiếp đến, khả năng phối hợp liên ngành 
cũng là một yếu tố quan trọng bởi phát 
triển Năng lượng tái tạo bao giờ cũng liên 
quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và các địa 
phương khác nhau. Nếu không có sự liên 
kết thống nhất phối hợp thì sẽ không thể 
thúc đẩy phát triển thành công các dự án 
Năng lượng tái tạo. Do đó, Việt Nam phải 
có chiến lược, kế hoạch phát triển năng 
lượng tái tạo theo từng giai đoạn, từng lĩnh 
vực ưu tiên đầu tư và các kế hoạch từ trung 
hạn tới dài hạn của quốc gia. Kế hoạch này 
nhằm tập trung đảm bảo cung cấp đầy đủ 
sự hỗ trợ các nguồn lực trực tiếp hay gián 
tiếp, tài chính hay phi tài chính cho từng 
lĩnh vực năng lượng tái tạo đang ưu tiên 
phát triển thành công, mang lại lợi ích như 
mục tiêu kế hoạch đề ra. Các kế hoạch dài 
hạn này cũng là căn cứ để xây dựng hoàn 
thiện khung chính sách và luật pháp hỗ trợ 
sự phát triển của năng lượng tái tạo và 
hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế. 
Xây dựng khung chính sách, quy định 
và pháp luật đồng bộ, kịp thời, nhất quán 
và có hiệu lực thi hành cho tất cả các hoạt 
động liên quan tới năng lượng tái tạo và tạo 
môi trường thuận lợi cho đầu tư. Việt nam 
hiện nay chưa hoàn thiện về chính sách nên 
khi triển khai cần thí điểm từng bước các 
công cụ chính sách đối với năng lượng tái 
tạo. Sau đó rút kinh nghiệm chỉnh sửa hoàn 
thiện để quá trình thâm nhập của năng 
lượng tái tạo được thực hiện dần dần trong 
ngành năng lượng tránh gây sốc cho các 
nhà sản xuất hiện có và người tiêu thụ điện 
gây mất an ninh năng lượng. 
Xây dựng và hoàn thiện chuỗi công 
nghệ đối với năng lượng tái tạo. Chuỗi 
công nghệ năng lượng tái tạo này cần phải 
phù hợp với từng loại năng lượng tái tạo, 
phù hợp với giai đoạn hoàn thiện của công 
nghệ, và có tác dụng làm định hướng cho 
các công cụ chính sách cho từng thời kỳ tác 
động đúng mục tiêu, mục đích và hiệu quả. 
Để làm được như vậy chúng ta cần tới sự 
hỗ trợ chuyên môn sâu của các chuyên gia 
công nghệ trong lĩnh vực này cả trong 
nước và từ các quốc gia phát triển có nhiều 
kinh nghiệm thực tiễn triển khai năng 
lượng tái tạo. Bên cạnh đó, thông qua quá 
trình chuyển giao công nghệ, Việt Nam 
xây dựng cho mình các đội ngũ nhân lực 
trong nước có đủ khả năng tiếp nhận và 
triển khai chuẩn bị cho sự phát triển năng 
lượng tái tảo lâu dai và bền vững. 
Mức trợ giá năng lượng tái tạo của 
Việt Nam với các dự án sản xuất điện cần 
phải được xem xét điều chỉnh. Hiện nay, 
mức giá hỗ trợ điện gió trên bờ là 7,8 US 
cents/kWh (đã bao gồm thuế VAT) và điện 
gió ngoài khơi là 9,8 US cent/kWh thấp 
hơn nhiều so mức trợ giá của Đức hiện 
nay. Mặc dù, Đức là quốc gia phát triển, 
các công nghệ năng lượng tái tạo đã hoàn 
thiện và dẫn đầu thế giới nên hoàn toàn chủ 
động về công nghệ, tài chính, nhân lực..., 
các nhà đầu tư khi nhập nguyên liệu, thiết 
bị, máy móc để sản xuất điện gió cũng 
được miễn thuế cùng các hỗ trợ khác 
Thế nhưng, như thế vẫn chưa đủ để thu hút 
các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh 
vực điện gió do còn phải chịu thêm các chi 
phí vận hành cao, chi phí sửa chữa bảo 
dưỡng, chi phí nhân lực và đào tạo chuyển 
giao công nghệ, rủi ro tài chính và biến 
động tỷ giá. Chính vì vậy việc áp dụng 
mức độ trợ giá như hiện nay là không thỏa 
đáng và không thu hút được các nhà đầu tư 
vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. 
Nghiên cứu áp dụng chính sách Năng 
91 
lượng tái tạo bắt buộc (RO) đối với các nhà 
sản xuất điện từ nguồn không tái tạo hiện 
nay. Với chính sách này sẽ buộc các doanh 
nghiệp sản xuất điện hiện nay phải đầu tư 
vào lĩnh vực năng lượng tái tạo với tỷ lệ có 
thể tăng dần theo từng thời kỳ phát của kế 
hoạch phát triển năng lượng tái tạo. Đối 
với các nhà sản xuất điện không có đủ 
lượng điện từ nguồn tái tạo theo yêu cầu sẽ 
phải mua từ các nhà sản xuất điện tái tạo 
khác hoặc chấp nhận bị phạt theo lượng 
thiếu hụt. Chính sách này sẽ tạo ra một 
lượng lớn nguồn lực đầu tư cho Việt Nam 
khi đi vào áp dụng, giúp bảo vệ môi trường 
và giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng 
nhà kính. 
Ưu tiên nối lưới cho năng lượng tái 
tạo vào lưới điện quốc gia. Chính phủ cần 
yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam 
(EVN) phải mua toàn bộ điện từ các nhà 
máy điện tử ngồn tái tạo. Tuy nhiên, do vị 
trí thực hiện dự năng lượng tái tạo, đặc biệt 
là các dự án điện gió và điện mặt trời 
thường cách xa các vùng tiêu thụ điện nên 
chính phủ cần có chính sách hỗ trợ xây 
dựng đường dây truyền tải tới tận dự án 
giúp cho các nhà máy điện nối lưới thuận 
lợi, tránh việc không thể nối lưới hoặc 
không truyền tải hết công xuất gây ảnh 
hưởng tới hiệu quả đầu tư dự án. 
Xây dựng quy chuẩn chất lượng nhiên 
liệu cho phép nhiên liêu sinh học (ethanol 
va diesel sinh học) vào nhiên liệu hiện nay. 
Việc cho phép pha trộn với tỷ lệ hợp lý mà 
không ảnh hưởng tới động cơ sẽ tạo ra một 
thị trường tiêu thụ lớn và khuyến khích 
nhiên liệu sinh học phát triển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. EREC. (2010). Renewable energy policy 
review germany. 
2. Federal Ministry of Economics and 
Technology. (2012). Germany’s new energy 
policy: Heading towards 2050 with secure, 
affordable and environmentally sound energy. 
3. Julia Katherina Sierck. (2014). A brief review 
of Renewable Energies in Germany. 
4. Dehmer, D. (2013). The German 
Energiewende: The First Year. 
5. Henning, H.-M., & Palzer, A. (2013). 
Energiesystem Deutschland 2050. Freiburg: 
Fraunhofer-Institut für Solare Energiesysteme 
ISE. 
6. Kirsten, S. (2014). Renewable Energy Sources 
Act and Trading of Emission Certificates: A 
national and a supranational tool direct 
energy turnover to renewable electricity-
supply in Germany. Energy Policy , pp. 302-
312. 
7. Mabee, W. E., Mannion, J., & Carpenter, 
T. (2012). Comparing the feed-in tariff 
incentives for renewable electricity in Ontario 
and Germany. Energy Policy, S. 480-489. 
8. Pegels, A., & Lütkenhorst, W. (2014). Is 
Germany`s energy transition a case of 
successful green industrial policy? 
Contrasting wind and solar PV. Energy 
Policy . 
9. Sauter, P., Witt, J., Billig, E., & Thrän, D. 
(2013). Impact of the Renewable Energy 
Sources Act in Germany on electricity 
produced with solid biofuels - Lessons 
learned by monitoring the market 
development. BBIOMASS & BIOENERGY, 
S. 162-171. 
10. Smith Stegen, K., & Seel, M. (2013). The 
winds of change: How wind firms assess 
Germany`s energy transition. Energy Policy, 
pp. 1481-1489. 
Ngày nhận bài: 01/4/2015 Biên tập xong: 20/6/2015 Duyệt đăng: 25/6/2015 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_nang_luong_tai_tao_cua_cong_hoa_lien_bang_duc_va.pdf