Chính sách mới của Tập Cận Bình và “Một vành đai - Một con đường”

Tính chất liên kết liên hoàn trong chính sách của Tập Cận Bình thể hiện qua

cái gọi là “Giấc mơ Trung Quốc”(中国梦)(2) gồm các giấc mơ cấu thành là Cường

quân mộng, Cường quốc mộng, Phát triển mộng, Hạnh phúc mộng, Hòa hài mộng,

Hòa bình mộng, Văn hóa mộng, Lục sắc mộng (Giấc mơ xanh-Môi trường) và Pháp

trị mộng. Những giấc mơ này nhằm hướng đến hai kỷ niệm trăm năm (Lưỡng cá

bách niên-两个百年): Trăm năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trăm

năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là nhiên liệu tinh thần mà

nhà cầm quyền sử dụng để đốc thúc sự tự hào tiến lên của người Trung Quốc nói

chung. Luận thuyết về trỗi dậy hòa bình (Trung Quốc hòa bình quật khởi luận) mà

sau này được thay bằng “Thuyết phục hưng” (tránh chữ trỗi dậy) là phương pháp

để đạt Giấc mơ Trung Quốc. Hai nội dung chính của Giấc mơ: Một là, thành công

ở mốc thời gian kỷ niệm hai sự kiện trăm năm, chào mừng 100 năm ngày thành lập

Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921-2021) và 100 năm ngày thành lập nước Cộng

hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-2049). Hai là, vạch ra và xác định ba con đường

phải đi: a) con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, b) hoằng dương tinh

thần Trung Quốc, tinh thần dân tộc, tinh thần sáng tạo với chủ nghĩa ái quốc là hạt

nhân, c) tập trung sức mạnh đoàn kết tất cả các dân tộc Trung Quốc.

pdf 14 trang kimcuc 5860
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách mới của Tập Cận Bình và “Một vành đai - Một con đường”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách mới của Tập Cận Bình và “Một vành đai - Một con đường”

Chính sách mới của Tập Cận Bình và “Một vành đai - Một con đường”
99Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
* Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.
CHÍNH SÁCH MỚI CỦA TẬP CẬN BÌNH 
VÀ “MỘT VÀNH ĐAI - MỘT CON ĐƯỜNG” 
 Lê Vĩnh Trương*
I. Tập Cận Bình nắm quyền 
Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 
18 vào tháng 11 năm 2012 cho thấy sự thống trị của phái bảo thủ vẫn tiếp tục. Tập 
đã chứng tỏ là một lãnh đạo chống tự do kịch liệt và ông đã giám sát, tăng cường 
hơn nữa sự đàn áp vốn đã rõ rệt từ năm 2009. Đã có một chiến dịch đàn áp không 
ngừng đối với tất cả các dạng khác chính kiến và các hoạt động xã hội; internet và 
truyền thông xã hội phải chịu kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều; đài thánh giá và nhà 
thờ Thiên Chúa giáo bị phá hủy; người Uighur và người Tây Tạng bị bức hại ngày 
càng nặng nề.(1)
Tính chất liên kết liên hoàn trong chính sách của Tập Cận Bình thể hiện qua 
cái gọi là “Giấc mơ Trung Quốc”(中国梦)(2) gồm các giấc mơ cấu thành là Cường 
quân mộng, Cường quốc mộng, Phát triển mộng, Hạnh phúc mộng, Hòa hài mộng, 
Hòa bình mộng, Văn hóa mộng, Lục sắc mộng (Giấc mơ xanh-Môi trường) và Pháp 
trị mộng. Những giấc mơ này nhằm hướng đến hai kỷ niệm trăm năm (Lưỡng cá 
bách niên-两个百年): Trăm năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trăm 
năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là nhiên liệu tinh thần mà 
nhà cầm quyền sử dụng để đốc thúc sự tự hào tiến lên của người Trung Quốc nói 
chung. Luận thuyết về trỗi dậy hòa bình (Trung Quốc hòa bình quật khởi luận) mà 
sau này được thay bằng “Thuyết phục hưng” (tránh chữ trỗi dậy) là phương pháp 
để đạt Giấc mơ Trung Quốc. Hai nội dung chính của Giấc mơ: Một là, thành công 
ở mốc thời gian kỷ niệm hai sự kiện trăm năm, chào mừng 100 năm ngày thành lập 
Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921-2021) và 100 năm ngày thành lập nước Cộng 
hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-2049). Hai là, vạch ra và xác định ba con đường 
phải đi: a) con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, b) hoằng dương tinh 
thần Trung Quốc, tinh thần dân tộc, tinh thần sáng tạo với chủ nghĩa ái quốc là hạt 
nhân, c) tập trung sức mạnh đoàn kết tất cả các dân tộc Trung Quốc.(3)
Các đại chiến lược như: Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải, Thủy đạo Vàng, Một 
vành đai - Một con đường (hướng ra toàn cầu), Một trục hai cánh (hướng về châu Á) 
là những công cụ hiện thực hóa Giấc mơ Trung Quốc, phục hưng Trung Quốc.
100 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
Chủ tịch Tập Cận Bình là Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng của Trung Quốc đầu 
tiên trực tiếp đứng đầu ủy ban cải cách. Tập, khác các Tổng Bí thư trước, nắm lấy 
một vai trò công khai - đưa uy tín cá nhân ra thử thách - bằng cách chủ trì Ủy ban 
lãnh đạo trung ương tăng cường cải cách toàn diện, các thành viên bao gồm Thủ 
tướng Lý Khắc Cường và lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Nhà nước.(4)
Tập Cận Bình tiếp nối các trường phái tư tưởng của các lãnh đạo tiền nhiệm 
Mao (Ba thế giới), Đặng (Thực dụng), Giang (Ba đại diện), Hồ (Xã hội hài hòa), 
không kế thừa toàn bộ và cũng không phủ nhận tất cả. Tập Cận Bình xây nền với 
Giấc mơ Trung Quốc để tập hợp lực lượng, thanh lọc nội bộ, trị bệnh nan y tham 
nhũng và làm suy yếu các đối thủ tiềm tàng. Tập Cận Bình không quên trấn an thế 
giới: diễn giải lại lời Napoleon về hình tượng sư tử Trung Quốc là dễ mến; và kêu 
gọi sự hài hòa, một phần lớn hướng đến nội bộ Trung Quốc:
“Giấc mơ Trung Quốc cần hòa bình, chỉ có hòa bình mới thực hiện được giấc 
mơ. Dân tộc Trung Hoa từ xưa tới nay đều ưa chuộng hòa bình. Thiên hạ thái bình, 
cùng hưởng đại đồng là lý tưởng trải dài suốt mấy ngàn năm của dân tộc Trung 
Hoa, trong lịch sử Trung Quốc từng là một trong những quốc gia lớn mạnh nhất 
thế giới, nhưng không để lại ghi chép nào về nước thuộc địa và nước xâm lược.” 
Nếu nói theo Tập Cận Bình, thì các cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt 
Nam từ trước Công nguyên đến 1988 (khoảng gần 40 cuộc chiến) có lẽ là những 
“ngoại lệ”. Ông Tập tiếp tục lời hứa hòa bình:
“Trong thời gian hơn 100 năm từ cận đại đến nay, nội chiến và ngoại xâm 
liên tiếp xảy ra, nhân dân Trung Quốc khắc ghi tâm cốt những khổ nạn mà chiến 
tranh gây ra, luôn theo đuổi hòa bình, vô cùng trân trọng cuộc hòa bình ổn định. 
Nhân dân Trung Quốc sợ biến động, mong ổn định, kỳ vọng thiên hạ thái bình. 
Trung Quốc sẽ kiên định không thay đổi đi theo con đường phát triển hòa bình, vừa 
nỗ lực tranh thủ môi trường quốc tế hòa bình để phát triển đất nước, vừa góp phần 
thúc đẩy hòa bình thế giới bằng sự phát triển của mình. Trung Quốc không đồng 
tình với logic cũ “cường quốc ắt sẽ bá quyền”, tuyệt đối không xưng bá, tuyệt đối 
không bành trướng, Trung Quốc càng phát triển, càng có lợi cho hòa bình và sự 
phát triển của thế giới”.(5)
Sự tự tin đại quốc từ Tập Cận Bình đã truyền nhiệt cho giới ngoại giao như 
Dương Khiết Trì lặp lại câu “Trung Quốc là nước lớn” trong các diễn đàn như ARF, 
AMM. Khi thế giới đề cao sự bình đẳng của các dân tộc, thì đây là bước thụt lùi 
của Trung Quốc vì truyền thông kết nối thế giới từng giây các hành xử của Hoa lục. 
“Xây dựng niềm tin đổi mới mạnh mẽ, dám đi con đường chưa ai từng đi, đổi 
mới là nguồn lực dân tộc rõ ràng nhất của dân tộc Trung Hoa. Tổng Bí thư Tập 
101Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
Cận Bình nhấn mạnh:“Trung Quốc là một nước lớn, cần phải có đặc sắc riêng 
trong lĩnh vực đổi mới công nghệ”.(6)
Tập Cận Bình bổ sung ý muốn phát triển khoa học kỹ thuật để tiến đến vị trí 
nước lớn: 
“Trung Quốc có lý do, có cơ sở để xây dựng niềm tin leo lên đỉnh cao về khoa 
học kỹ thuật của thế giới. Thu hút và học hỏi thành quả khoa học tiên tiến trên thế 
giới, xây dựng chí hướng và niềm tin vững vàng, đi con đường chưa ai từng đi, 
dám thắc mắc với lý luận hiện có, can đảm tìm hướng đi mới, không ngừng khắc 
phục khó khăn tìm kiếm cái mới, dám tạo ra những thành quả khoa học dẫn dắt 
trào lưu thế giới.”(7)
Tại đây, một xã hội hoàn toàn mới và chưa có mô hình trong quá khứ là một 
thách thức đối với Trung Quốc và đối với thế giới. Ông Tập mô tả hình ảnh lý 
tưởng của một xã hội dân chủ, thịnh vượng nơi chính quyền là công bộc của nhân 
dân. Đây là xã hội mà Martin Jaques cho rằng, Trung Quốc kế thừa mô hình riêng 
của mình từ xã hội phong kiến ngàn xưa.(8)
Nhưng các mối quan tâm về sự trỗi dậy của Trung Quốc lan tỏa từ Đông sang 
Tây, từ những nước quanh Đông Á cho đến các cường quốc cạnh tranh ngang tầm, 
mặc cho trấn an của lãnh đạo Trung Quốc.
“Chỉ có kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, chỉ có cùng với các 
nước duy trì hòa bình thế giới, Trung Quốc mới có thể thực hiện được mục tiêu của 
mình cũng như đóng góp nhiều hơn cho thế giới.”(9)
Thông điệp ra thế giới về hòa bình, chống tham nhũng, đề cao khoa học kỹ 
thuật và phát triển hài hòa với cộng đồng là điều Tập Cận Bình muốn nhấn mạnh:
“Những cải cách kinh tế của Tập Cận Bình và những xu hướng chính trị 
kiểu Maoít của ông đều là những chiến thuật trong một chiến lược nhằm duy trì 
hệ thống một đảng thông qua cải cách đó. Các phương pháp của ông minh chứng 
cho việc ông thừa nhận những vấn đề lớn nhất hiện nay của Trung Quốc: nạn tham 
nhũng tràn lan, hệ thống chính trị xơ cứng, và một mô hình kinh tế đang nhanh 
chóng mất đà.”(10)
Nhìn ở góc khác, tại Hội nghị Ngoại giao Trung ương do Tập chủ trì ngày 
24-25/10/2013, Chủ tịch Trung Quốc tái khẳng định “thời cơ chiến lược”, trong đó 
Trung Quốc cần duy trì hòa bình và ổn định bên ngoài để phát triển trong nước.(11) 
Những lời lẽ có vẻ ôn hòa này vẫn thường xuyên bị các hành động hung hãn của 
Trung Quốc ngoài Biển Đông, trên sông Mekong và tại các hội nghị gây bất an 
cho các nước. 
102 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đánh giá khó đoán Tập sẽ theo đuổi 
chính sách gì. Các lãnh đạo Trung Quốc thường không tiết lộ kế hoạch tương lai do 
không muốn bị công kích. Trung Quốc hiện đang gặp nhiều thách thức trong nước 
và Tập sẽ dồn sức cho những vấn đề đối nội và đối ngoại đột nhiên phát sinh. Kế 
hoạch kỹ lưỡng nhất cũng có thể thất bại nếu một diễn biến nghiêm trọng diễn ra 
ngoài dự kiến. Song ông Lý cho rằng tiếng nói của Tập có sức nặng và xuất thân 
nhà binh cũng giúp ông ta có ảnh hưởng với quân đội.(12)
Để có đúc kết Trung Quốc có đe dọa thế giới hay không, người quan sát và 
quan tâm không thể chỉ căn cứ vào lời lẽ quyết tâm của một tổ chức đảng, lãnh đạo 
đảng hay chính phủ của một nước đặc biệt và bí ẩn như Trung Quốc. Cần có những 
góc nhìn rộng và chi tiết hơn nữa. 
Michael Pillsbury hình dung ra trật tự thế giới của Trung Quốc vào năm 
2049, khi ấy Trung Quốc sẽ thay các giá trị Mỹ bằng giá trị của mình, sẽ giải quyết 
bất đồng trên mạng xã hội bằng cách cắt không để người dân tiếp cận internet, sẽ 
chống lại dân chủ hóa, sẽ kết liên với các kẻ thù của Mỹ, sẽ xuất khẩu ô nhiễm môi 
trường, sẽ phát triển kéo theo ô nhiễm lây nhiễm - những ngôi làng ung thư. Họ sẽ 
có những chiến dịch đánh lừa, sẽ cho hacker hoạt động tự do, sẽ khuynh đảo Liên 
Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và phổ biến vũ khí để kiếm lãi.(13) Ông 
cũng nói về khái niệm “shi” (thế) trong Tôn Tử binh pháp, vốn khó giải thích cho 
phương Tây. Với Pillsbury, đó là “sự sắp xếp các lực lượng”,(14) với Martin Jacques 
đánh giá các quán xuyến đó là nhằm tạo cho Trung Quốc khả năng áp dụng chủ 
nghĩa thiên hạ (universalism) cho cả thế giới.(15) 
Martin Jacques luận rằng “Mệnh trời” ban cho bậc đế vương song có thể bị 
đoạt trở lại nếu đế vương vô đạo.(16) Ông này cho rằng nhà nước Trung Quốc cổ đại 
đã nhận ra trách nhiệm với nhân dân sớm hơn nhà nước châu Âu nhiều thế kỷ.(17) 
Francis Fukuyama cũng nhận định Trung Quốc từng có chế độ cai trị thư lại 
tập quyền có khả năng thu thuế, vỗ yên dân chúng, kiểm soát quân binh và ổn định 
xã hội 1.800 năm trước khi châu Âu biết làm việc này.(18) 
Còn Henry Kissinger tin vào tính ưu thắng của nhà nước Trung Hoa cổ đại so 
với nhà nước châu Âu. Bởi họ có nhu cầu cải cách thể chế nhưng lại tự tôn không 
muốn cải cách theo hướng “bọn Tây Dương”. Trong các thể chế mà tác giả cho là ưu 
thắng này, trí thức ở đây là trí thức phục vụ chứ không phải là trí thức phản biện và gắn 
liền với nhà nước (appendage to state).(19) Tại đây, không có xã hội dân sự hay công 
chúng tự chủ tư duy và tự trị. Nói khác, đặc sắc Trung Quốc là đặc sắc phong kiến.(20) 
Đã như vậy thì có thể nhận thấy chính quyền có Tập hay không có Tập đều 
phải có những tính chất chung nhất của một Trung Quốc truyền thống dù có thể 
được hiện đại hóa cao độ.
103Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
II. Chính sách mới và Một vành đai - Một con đường 
Trên một nền kiến trúc nóng hực tinh thần dân tộc - Giấc mơ Trung Quốc - 
là những tòa lầu kỳ vĩ khơi gợi lòng tự hào “Hai kỷ niệm trăm năm” và “Ba con 
đường tất yếu”. 
Vậy những hành động cụ thể mà Nội các Tập mong muốn dẫn dắt Trung 
Quốc sẽ là gì? Đó là những hành động được xúc tiến song hành với Chính sách 
mới về kinh tế của Tập Cận Bình (Tân chính - 新政). Chính sách này được trình 
bày từ tháng 11/2012, gồm ba nội dung lớn là Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải, 
Thủy đạo Vàng và Một vành đai - Một con đường.
1. Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải (Thượng Hải Tự mậu khu - 上海自
贸区)
Nguồn:  
-pilot-free-trade-zone-background, truy cập 7/2017.
Tháng 3/2013, Thủ tướng Lý Khắc Cường hạ quyết tâm kiên trì xây dựng Khu 
Mậu dịch Tự do Thượng Hải. Ngày 29/9/2013, ông Lý đặt tên cho khu mậu dịch 
này và ngày 01/10/2013 chính thức tiến hành các công tác vận động. Chương trình 
này bao gồm sáu lĩnh vực lớn là tài chính, vận tải, thương mại, doanh nghiệp, văn 
hóa, xã hội. Đó là tự do hóa mậu dịch, tự do hóa đầu tư, đơn giản hóa hành chánh, 
quốc tế hóa tài chính và các nội dung khác. Khu vực này gồm 120,72km2 bao gồm 
bốn khu hiện hữu ở Phố Đông là Khu Tự do Mậu dịch Waigaoqiao, Công viên 
Logistics Tự do Mậu dịch Waigaoqiao, Khu vực Cảng Tự do Mậu dịch Yangshan 
và Khu vực Tự do Mậu dịch Tổng hợp Phi trường Phố Đông. Từ 21/4/2015 khu 
này mở rộng và bao gồm Khu Tự do Mậu dịch và Tài chính Lujiazui, Khu Phát 
triển Kỹ thuật và Kinh tế Jinqiao, cùng Công viên Kỹ thuật cao Zhangjiang. 
Hình 1. Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải
104 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
2. Thủy đạo Vàng (Hoàng kim thủy đạo - 黄金水道)(21)
Tháng 7/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất: lưu vực Trường Giang(22) phải 
tăng cường hợp tác, phát huy tác dụng giao thông của các con sông trong nước, 
biến toàn lưu vực sông thành một Thủy đạo Vàng. Ngày 5/3/2014, tại Hội nghị 
Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đại hội 12, Lý Khắc Cường cho rằng với Thủy 
đạo Vàng, Trung Quốc sẽ xây dựng “vành đai kinh tế Trường Giang” thành chiến 
lược tầm quốc gia. 
3. Một vành đai - Một con đường (Nhất đới nhất lộ 一带一路 - OBOR)(23)
Tháng 9/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm các nước Trung Á. Tại 
Kazakhtan, ông Tập đề xuất các nước này cùng Trung Quốc xây “Vành đai Con 
đường Tơ lụa kinh tế” (Ty châu chi lộ kinh tế đới).
Tháng 10/2013, tại Hội nghị APEC ở Indonesia (Hội nghị phi chính thức của 
các lãnh đạo), ông Tập đề nghị cùng xây dựng “Con đường Tơ lụa trên biển của 
thế kỷ 21” (Nhị thập nhất thế kỷ Hải thượng ty châu chi lộ).
Ngày 15/11/2013, Hội nghị Trung ương lần thứ ba toàn quốc công bố “Quyết 
định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách toàn diện và sâu sắc 
và một số vấn đề trọng đại” đồng thời nêu rõ “xúc tiến xây dựng Vành đai Tơ lụa 
và Con đường Tơ lụa trên biển”, hình thành cục diện mở cửa mới và xuyên suốt, 
chính thức xác lập chương trình này ở tầm chiến lược quốc gia.(24)
Đã có nhiều ý kiến về OBOR, tại đây chúng tôi giới thiệu một số ý kiến khác 
chiều về OBOR trong tổng thể chung của Chính sách mới (Tân chính) trên nền 
chiến lược Giấc mơ Trung Quốc của triều đại Tập Cận Bình.
Chương trình OBOR gồm hai phần. Một vành đai là “Con đường Tơ lụa trên 
biển của thế kỷ 21”, khởi hành từ Trung Quốc đi qua Đông Nam Á, Ấn Độ Dương 
và tiến sang châu Phi. Một con đường tức là Đường Tơ lụa có ba nhánh đi từ Trung 
Quốc, Tân Cương, qua các nước Trung Á và tiến sang châu Âu. Kinh phí để phát 
triển vành đai kinh tế chính trị khép kín này dự kiến lên đến 6.000 tỷ USD, trong 
đó mỗi năm sẽ thực hiện khoảng 240 tỷ USD vào đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, 
giao thông, các trạm logistics, kho hàng, cơ sở hạ tầng và hải cảng ở hơn 60 quốc 
gia. Chiến lược này được ví như Kế hoạch Marshall của Trung Quốc và được chào 
đón bằng nhiều thái độ khác nhau từ các nước trên thế giới. 
Lâm Dục Quân (Ủy ban Đại Lục, Viện Hành chánh, Viện Nghiên cứu Kinh 
tế Trung Hoa, Đài Loan) cho rằng OBOR cần được xét ở khía cạnh phát triển 
kinh tế và gây dựng ảnh hưởng chính trị đối với Trung Quốc. Ông Lâm nhận 
định OBOR tập trung vào 5 nước Trung Á (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, 
Turkmenistan & Uzbekistan) và có các ảnh hưởng lớn đối với 2 bờ tức Trung Quốc 
và Đài Loan.(25) Xin lưu ý rằng tác giả không đề cập Đông Nam Á.
105 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
Hình 2. Lược đồ Trung Quốc trỗi dậy và các chương trình liên quan. Nguồn: Tác giả thu thập
Một vànhđai -
Một conđường
Cường quốc mộng
Phát triển mộng
Hạnh phúc
mộng
Hòa hài
mộng
Hòa bình mộng
Vmộng ăn hóa
Lục sắc mộng
Pháp trị
mộng
Cường
quân mộng
Conđường XHCN
đặc sắcTQ
Một trăm
năm t ... o Guam và chuỗi đảo thứ 3 lấy trọng tâm là Hawai.(31)
Lâm Dục Quân đánh giá OBOR thực chất là cuộc chiến mà ba cường quốc 
Trung - Nga - Mỹ cùng tranh giành 5 nước Trung Á, một nơi có nguồn nhiên liệu, 
ảnh hưởng địa chính trị chiến lược cao hơn cho Trung Quốc mở sinh lộ sang Tây. 
Đây là một chiến trường trọng điểm cho cả ba cường quốc này (Nguyên văn: 
binh gia tất tranh chi địa).(32) Đây là nơi Trung Quốc phải ra tay giành giật lợi thế 
với cả Nga và Mỹ.(33) Ý kiến này trùng với ý kiến của Viện Chiến lược Pháp, cho 
rằng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn tại Đông Nam Á nên ưu tiên của OBOR phải là 
hướng về phía Tây.(34) Hơn thế nữa, trong số 5 nước Trung Á đó, Trung Quốc sẽ 
tập trung vào Kazakhstan vì nước này chiếm đến 60% tổng lượng giao dịch của 5 
nước Trung Á với Trung Quốc.(35)
Khác với nhóm Lâm Dục Quân, Tống Trân Chiếu (Khoa Chính trị, Đại học 
Quốc lập Thành Công, Đài Loan) nhận xét Đông Nam Á sẽ hưởng lợi từ OBOR và 
Bắc Kinh sẽ đóng góp quan trọng trong các dự án hợp tác Tiểu vùng Mekong và sẽ 
kết chặt với ASEAN hơn thông qua mạng lưới người gốc Hoa, người Hoa di cư và 
công ty có yếu tố Trung Quốc (Hoa kiều, Hoa nhân, Hoa thương).(36) Ông Tống dự 
báo trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN với OBOR sẽ có khả năng ASEAN cảnh 
giác rằng OBOR chính là chiến lược Giấc mơ Trung Quốc đầy uy hiếp. Và khối 
ASEAN quan ngại sức mạnh mềm Trung Quốc sẽ mang màu sắc cưỡng chế và lo 
sợ một dạng triều cống mới như trong lịch sử đã từng diễn ra. Do vậy, tại ASEAN 
chắc chắn sẽ xuất hiện làn sóng bài Hoa. Cho nên, nếu Trung Quốc muốn thực hiện 
OBOR phải cẩn thận với các tranh chấp lãnh thổ và đối đãi tốt (Nguyên văn: thiện 
đãi) với Việt Nam, Philippines.(37) Campuchia, thành viên của ASEAN khá gần gũi 
với Trung Quốc, đã chào đón OBOR bằng hàng loạt các cuộc trao đổi kinh nghiệm 
và cơ hội hợp tác nông ngư nghiệp khăng khít giữa hai nước Campuchia và Trung 
Quốc. Từ các dự án hợp tác với tỉnh Quảng Đông từ 1993 cho đến các hợp tác về 
sau này giữa hai nước Trung - Campuchia.(38) Tờ nhật báo Cambodia Sin Chew 
cũng trích dẫn tin từ Thông tấn xã Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, 
OBOR sẽ khai thông tiềm lực của Việt Nam trong chương trình OBOR.(39) 
Bàn về các cảng biển trong và ngoài hệ thống OBOR, các động thái của 
Trung Quốc tại Campuchia cũng đáng lưu ý. Hai dự án cảng tại Sihanoukville và 
Koh Kong có quy mô và mức độ phát triển vượt trội so với các cảng hiện có, cũng 
như các dự án phát triển cảng khác tại Campuchia. Kế hoạch phát triển cảng biển 
của Campuchia sẽ liên quan đến việc xây dựng ba cảng mới, một bến cảng mới và 
108 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
hai dự án mở rộng. Cụ thể các cảng gồm Cảng nước sâu tại tỉnh Koh Kong (Dự 
án TP Thất Long, 3,8 tỷ USD, Trung Quốc); Cảng quốc tế tại tỉnh Preah Sihanouk 
(Dự án Golden Silver Gulf, 5,7 tỷ USD, Trung Quốc); Cảng du lịch tại tỉnh Kep 
và một số cảng khác.
Trong sáu dự án này đã có bốn dự án được thực hiện, hai dự án xây dựng mới 
do Trung Quốc đầu tư, tại tỉnh Koh Kong và tỉnh Preah Sihanouk, và hai dự án 
do Nhật Bản đầu tư, gồm Bến cảng đa dụng tại Cảng Sihanoukville và dự án mở 
rộng tại Kampot. Trong đó, hai dự án cảng do Nhật Bản đầu tư chỉ nhằm xây dựng: 
(i) một bến cảng mới tại Sihanoukville Autonomous Port trị giá 80 triệu USD với 
chiều dài 350m, sâu 13,5m và nâng công suất tiếp nhận thêm 100.000 TEU/năm 
(xấp xỉ ¼ công suất tiếp nhận container hiện tại của Cảng Sihanoukville) và (ii) 
một bến phà chở khách trị giá 18 triệu USD tại tỉnh Kampot.(40) 
Thượng tá Hải quân Đài Loan Tưởng Phục Hoa thì cho rằng OBOR là một 
nỗ lực gắn kết dân tộc Trung Quốc với các mảng Áo-Cảng-Đài (Ma Cau-Hong 
Kong-Đài Loan) và vùng phía Tây kém phát triển cũng như Hoa kiều ngoài nước. 
Thực chất trọng tâm là đối nội.(41) Bởi từ bên ngoài, có các lực lượng muốn ảnh 
hưởng lên thể chế chính trị Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc qua OBOR sẽ tự ổn 
định mình.(42) Mỹ với các chính sách Cân bằng về châu Á (Nguyên văn: Á châu tái 
bình hành), Xoay trục và Hệ thống ba chuỗi đảo (Tam đảo liên) đang muốn bao vây 
Trung Quốc. Đó là chưa kể Ấn Độ đang vùng lên quật khởi ở Nam Á.(43) OBOR, 
do vậy, là một phương cách đánh chặn để tự vệ.
Nele Noesselt cho rằng chương trình OBOR là nhằm khai thông nguyên 
liệu, thị trường, kích hoạt kinh tế, ổn cố chính trị kinh tế (stimulate the Chinese 
economy and to maintain the stability of China’s (political-economic) system), 
tái hiện tinh thần trung tâm thiên hạ với các nước chư hầu (Sinocentrism, the 
role- identity of China as tianxia as well as the tributary system), phú quốc 
cường binh và chuyển từ một nước lớn (quanqiudaguo) sang một cường quốc 
của thế giới (quanqiuqiangguo).(44)
TS Phạm Sỹ Thành nhận xét nếu Việt Nam triển khai các dự án cơ sở hạ tầng 
thì nên dựa vào AIIB song song với WB và ADB để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, tác 
giả còn cho rằng không nên kết nối hệ thống đường sắt của Trung Quốc với hệ 
thống có bề rộng nhỏ hơn của Việt Nam, một hàm ý liên quan quân sự.
III. Nhận xét về Chính sách mới và chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc
Như vậy, có thể thấy các chính sách của Tập Cận Bình ở trong một tổng thể 
hướng đến Trung Quốc trỗi dậy bằng nguồn nhiên liệu dân tộc chủ nghĩa, bằng 
công cụ đa diện từ kinh tế văn hóa xã hội đến môi sinh và luật pháp.
109Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
Tại đây, phương tiện cụ thể trình bày cho thế giới là Tân chính với Ba chiến 
lược, trong đó Một vành đai - Một con đường là chiến lược hướng ngoại chính yếu. 
Nếu xem Thủy đạo Vàng như chiến lược gia tăng phát triển nội địa, chống mất 
quân bình giàu nghèo trong nước, Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải như là một 
tiểu quốc kinh tế đuổi theo Hong Kong thì OBOR chính là cuộc mở đường xa hơn, 
dài hơi hơn của Trung Quốc để phát triển kinh tế, quân sự, địa chính trị để thực 
hiện chiến lược Trung Quốc trỗi dậy hay phục hưng trên nền Giấc mơ Trung Quốc.
Phân tích các định vị và động hướng của Trung Quốc, có thể thấy chiến lược 
trỗi dậy của Trung Quốc là khá nhất quán từ các lãnh đạo sau Mao đến nay. Chiến 
lược ấy có sự định vị rõ rệt song song với sự mềm hóa có lúc rõ rệt và có lúc có 
vẻ bất cần. Các khái niệm từ dưới nền móng như hệ thống các Giấc mơ Trung 
Quốc đến những cuộc chào mừng thành tích, hoạch định con đường và cụ thể hóa 
bằng Tân chính (có ba phần) hiển nhiên rập ràng và có liên kết chặt chẽ, tiến thoái 
phù hợp. Kể cả những từ ngữ như “Trỗi dậy” hiện dần dần được thay bằng “Phục 
hưng”. Điều này chứng tỏ những nhà hoạch định chính sách trong Nội các Tập có 
những cân nhắc cẩn thận. Sự phục hưng Trung Quốc phát lộ ra bên ngoài thành 
sự đe dọa nằm ở nhiều mức độ khác nhau. Đối với các nước sát bên, Trung Quốc 
thường gây căng thẳng về các vấn đề như biên giới, chủ nghĩa dân tộc, buôn bán 
người, tranh thế tay trên trong khai khoáng, nung nóng quá khứ bị áp bức, xâm 
lược có chủ đích. Đối với các nước lớn khác, sự trỗi dậy của Trung Quốc tùy thuộc 
bàn cờ chính trị và sự tương tác. Mối nguy của sự trỗi dậy đối với các nước quanh 
Trung Quốc nằm ở việc Trung Quốc đánh giá cán cân với các nước lớn như thế nào 
và khả năng xoay trở chống chọi của các nước ấy trong dòng chảy chung. 
Trung Quốc không tỏ ra quá củng cố các quan hệ láng giềng để gây vùng ảnh 
hưởng và thường có chủ đích phá vỡ các quan hệ hợp tác bằng các hành động vũ 
lực. “Viễn giao cận công” thì sẽ dễ tạo thế cho Bắc Kinh mở rộng lãnh thổ. Ngoài 
ra, Bắc Kinh gần đây đánh giá thời cơ cho cuộc vùng dậy là quý giá hơn, đáng tập 
trung tận dụng để bành trướng thế lực hơn là dùng sức mạnh mềm hay ngoại giao.
Việt Nam là một quốc gia mà Con đường Tơ lụa trên biển sẽ đi qua, việc 
phát triển logistics cho xuất nhập khẩu tại các cảng biển, sân bay, kho hàng và xa 
lộ cao tốc kết nối với ASEAN sẽ cho phép tăng khả năng cạnh tranh về giá cả và 
chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn tài chính để thực hiện các 
công việc này, theo TS Phạm Sỹ Thành đánh giá, cần cẩn trọng tránh lệ thuộc vào 
các ngân hàng Trung Quốc. Ngoài ra, liên kết mạnh và chặt chẽ hơn với các quốc 
gia khác, với các hiệp định thương mại tự do (FTA) phi Trung Quốc sẽ tạo thế cân 
bằng hơn và tránh bị cuốn vào quỹ đạo của OBOR, tự thân không phải chỉ là một 
hợp tác kinh tế mà còn liên quan an ninh, chính trị, quốc phòng (như các tác giả 
trên đã nêu). Cũng không phải là không thể, các bên doanh nghiệp và chính sách 
110 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
cần tận dụng các diễn đàn OBOR, nơi có nhiều bên liên đới về quyền lợi để đưa 
ra những ý kiến của Việt Nam về quyền lợi sử dụng nước tại sông Mekong và các 
vấn đề an toàn hàng hải, quyền đánh bắt và khai thác hải dương trên Biển Đông. 
Người đọc sẽ có thể phối kiếm các nguồn tin và cách đánh giá để có nhận 
định rõ hơn về chiến lược trỗi dậy, về sự đe dọa hay không đe dọa của cường quốc 
thứ hai thế giới này. Đặc biệt, người quan tâm có thể tránh được hai thái cực hoặc 
(1) không tán đồng do cảnh giác dẫn đến bác bỏ hoàn toàn, hoặc (2) ủng hộ vì 
những giá trị kinh tế thương mãi do không nhận ra các yếu tố địa chính trị ẩn tàng. 
Khi đã có đủ cơ sở để nhận định, giới làm chính sách, doanh nghiệp và nghiên cứu 
sẽ có thể đề ra những đối sách thích ứng, tương kế tựu kế, nương theo hướng phát 
triển để tận dụng ưu thế và lược bỏ tác hại của các chính sách Trung Quốc từ Giấc 
mơ Trung Quốc, Hai bách niên, Ba con đường, Thủy đạo Vàng, Khu Mậu dịch Tự 
do Thượng Hải đến OBOR và hơn thế nữa ở ngành nghề của chính mình.
 L V T
CHÚ THÍCH
(1) David Shambaugh (2016), Tương lai Trung Quốc, Nguyễn Đình Huỳnh dịch, Nhà Xuất bản 
Hội Nhà văn, tr. 201.
(2) Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu lần đầu vào 29/11/2012 tại Viện Bảo tàng Quốc gia Trung 
Quốc về đề tài Con đường phục hưng.
(3) Đỗ Linh Ngọc (杜鈴玉), Bàn về Giấc mơ Trung Quốc của Tập Cận Bình, 習近平「中國夢」
之探討, 臺灣警察專科學校, Đại học Cảnh sát Đài Loan, Năm Dân quốc 104 (2015), truy cập 
2/2017, trang 46.
(4) Henry M Paulson (2015), Dealing with China, Twelve, trang 329 (Unlike previous general 
secretaries who for the most part did not take an active lead in the economic policy, Xi is 
assuming a public role- and putting his personal credibility on the line- by chairing the so-
called Central Leading Group for Deepening Reform Comprehensively, whose members 
include Premier Li Keqiang and other seniormost Party and State Council leaders).
(5) Nguyễn Văn Lập (2014), Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII Đảng Cộng sản Trung Quốc - Y 
pháp trị quốc và vai trò lãnh đạo của đảng, Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội, trang 109, 110.
(6), (7) Nguyễn Văn Lập (2014), tlđd, trang 142, 143.
(8) Martin Jacques (2012), When China Rules The World, Penguin Books, trang 99.
(9) Nguyễn Văn Lập (2014), tlđd, trang 236.
(10) Nguyễn Văn Lập (2014), tlđd, trang 436.
(11) Phạm Sỹ Thành (2017), Một vành đai - Một con đường (OBOR), Nxb Thế giới, Hà Nội, trang 157.
(12) Lý Quang Diệu (2017), One man’s view of the world, Lê Thùy Giang dịch, Nxb Trẻ , TP HCM, 
trang 33.
(13) Michael Pillsbury ( 2015), The Hundred -Year Marathon, Henny Holt & company, New York, 
trang 177.
(14) Michael Pillsbury ( 2015), sđd, trang 42.
111Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
(15) Martin Jacques (2012), sđd, trang 593.
(16) Martin Jacques (2012), sđd, trang 88, 89.
(17) Martin Jacques (2012), sđd, trang 99.
(18) Francis Fukuyama (2015), Political order and political decay, Profile Book, London, trang 354.
(19),(20) Martin Jacques (2012), sđd, trang 112, 113.
(21) Tham khảo thêm CCTV 10 về Thủy đạo Vàng tại https://www.youtube.com/
watch?v=lhr0q07U6OM, truy cập 20/6/2017.
(22) Trường Giang (sông Dương Tử) dài khoảng 6.385km, phát xuất từ phía tây Trung Quốc 
(Thanh Hải) chảy về phía đông đổ ra biển Hoa Đông. Sông này thường được coi như điểm 
phân chia giữa hai miền Hoa Bắc và Hoa Nam Trung Quốc. 
(23) OBOR là viết tắt từ tiếng Anh: One Belt One Road hay Một vành đai - Một con đường. 
(24) Lâm Dục Quân (林昱君), 大陸推動「一帶一路」之策略分析及因應, Ủy ban Đại Lục Viện Hành 
chánh, Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa, Năm Dân quốc 104, 2015, truy cập 14/5/2017, 
trang 2 đến 4.
(25) Lâm Dục Quân (2015), tlđd, truy cập 14/5/2017, trang 8, 52.
(26) Cambodia Sin Chew Daily, 柬埔寨星洲日報, ngày 7/5/2017.
(27) Văn phòng Ủy ban Phát triển sách lược Hong Kong, (Văn kiện số CSD/1/2016) ngày 
21/3/2016, truy cập tháng 1/2017, các trang 8,11,12 và 17.
(28) Phạm Sỹ Thành (2017), sđd, trang 169 và 163. 
(29) Tống Trân Chiếu (宋鎮照), 「一帶一路」絲綢經濟跨區域戰略下的中國與東南亞關係發展:機
會與挑戰, 國立成功大學政治系暨政經所特聘教授,  truy 
cập 14/5/2017.
(30) Trang Kim Phong (莊金鋒) (2015), Trung tâm Nghiên cứu Cảng Áo Đài, Đại học Thượng 
Hải 放眼“一帶一路”戰略,發揮“一國兩制”優勢, 
research/common/1country_2systems/2016_1/06.pdf, truy cập 14/5/2017.
(31) Trang Kim Phong (2015), tlđd, truy cập 14/5/2017, trang 37.
(32) Lâm Dục Quân (2015), truy cập 14/5/2017, trang 54.
(33) Lâm Dục Quân (2015), truy cập 14/5/2017, trang 56.
(34) Phạm Sỹ Thành (2017), sđd, trang 185.
(35) Lâm Dục Quân (2015), truy cập 14/5/2017, trang 561, 64.
(36) Tống Trân Chiếu (宋鎮照), 「一帶一路」絲綢經濟跨區域戰略下的中國與東南亞關係發展:機
會與挑戰, 國立成功大學政治系暨政經所特聘教授,  truy 
cập 14/5/2017, trang 2 và 6.
(37) Tống Trân Chiếu, tlđd, truy cập 14/5/2017, trang 7.
(38) Cambodia Sin Chew Daily, 柬埔寨星洲日報, ngày 11/6/2017.
(39) Cambodia Sin Chew Daily, 柬埔寨星洲日報, ngày 27/4/2017.
(40) Vũ Thành Công, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), 
vn/?ArticleId=f57328ed-9ab4-4c8d-8b9a-6de55521770e, truy cập 7/2017.
(41) Tưởng Phục Hoa (蔣復華), 從「一帶一路」戰略探討中共地緣政治所面臨的挑戰 - 中華民國海
軍, 海軍上校, 
80%E8%B7%AF%E6%88%B0%E7%95%A5%E6%8E%A2%E8%A8%8E.pdf, Năm Dân 
quốc 105, 2016, truy cập 14/5/2017.
112 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
(42) Tưởng Phục Hoa (2016), truy cập 14/5/2017, trang 41.
(43) Tưởng Phục Hoa (2016), truy cập 14/5/2017, trang 42.
(44) Nele Noesselt, 
sinocentric-world/, truy cập 2016.
TÓM TẮT
Chính sách mới về kinh tế của Trung Quốc do Tập Cận Bình chủ xướng bao gồm 3 nội 
dung lớn: Thủy đạo Vàng, Khu Mậu dịch Tự do Thượng Hải và Một vành đai - Một con đường 
(One Belt One Road - OBOR). Trong đó, OBOR được xem là chiến lược hướng ngoại nhằm 
phát triển kinh tế, quân sự, địa chính trị mở đường cho Trung Quốc trỗi dậy thành cường quốc 
hàng đầu thế giới. Bài viết trình bày tổng quan về Chính sách mới (Tân chính) đầy tham vọng của 
Trung Quốc, đồng thời cũng giới thiệu một số ý kiến phân tích, nhận định của các học giả quốc tế 
đối với các chính sách ấy. Cuối cùng là phần nhận xét của tác giả về ảnh hưởng và thế ứng xử 
của Việt Nam trước chiến lược Một vành đai - Một con đường của Trung Quốc.
ABSTRACT
THE NEW POLICY OF XI JINPING AND ONE BELT ONE ROAD
The new economic policy of China initiated by Xi Jinping consists of three major themes: 
Golden Trails, Shanghai Free Trade Area and One Belt One Road (OBOR). OBOR is seen as 
an outward-oriented strategy for economic, military and geopolitical development that paved 
the way for China to emerge as the world's great power. The article presents an overview of 
China's ambitious new policy and also introduces a number of international analysts' opinions and 
comments on those policies. Finally, the author's remarks on the influence of the One Belt, One 
Road strategy by China on Viet Nam and Vietnam’s reaction to it

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_moi_cua_tap_can_binh_va_mot_vanh_dai_mot_con_duon.pdf