Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI): Thực trạng và giải pháp từ góc nhìn kinh tế tại Việt Nam

Bài viết này giới thiệu về chỉ số hiệu quả môi trường (Environmental Performance

Index - EPI), thực trạng và diễn biến EPI tại Việt Nam và những lý giải từ góc nhìn kinh tế. Những

kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2012-2018, Việt Nam đang tụt hạng dần trong thứ bậc

EPI. Những nguyên nhân được nhận diện gồm (i) mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào tài nguyên gây

ô nhiễm môi trường, (ii) sự nhập khẩu chất thải và ô nhiễm cùng dòng vốn FDI, và (iii) sự phân công

lao động quốc tế và thứ bậc thấp của Việt Nam trong chuỗi giá trị đi kèm với ô nhiễm môi trường.

Bài báo cũng đưa ra những gợi ý chính sách để cải thiện EPI trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đặc

biệt nhấn mạnh vào lựa chọn mô hình tăng trưởng và cách thức nhìn nhận giá trị của tài nguyên môi

trường với phát triển kinh tế.

pdf 9 trang kimcuc 2980
Bạn đang xem tài liệu "Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI): Thực trạng và giải pháp từ góc nhìn kinh tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI): Thực trạng và giải pháp từ góc nhìn kinh tế tại Việt Nam

Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI): Thực trạng và giải pháp từ góc nhìn kinh tế tại Việt Nam
28 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Số tháng 11 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Ban Biên tập nhận bài: 12/08/2019 Ngày phản biện xong: 12/09/2019 Ngày đăng bài: 25/10/2019
CHỈ SỐ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG (EPI): THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Trần Thọ Đạt1, Đinh Đức Trường1
1Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Email: tranthodat@neu.edu.vn; truongdd@neu.edu.vn
1. Mở đầu
Quá trình đổi mới tại Việt Nam (1986) đã
mang lại nhiều thành tựu về phát triển kinh tế -
xã hội cho đất nước. Từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp,
Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ
thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng
cho sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại
hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội
cho phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát
triển là ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên
trầm trọng hơn. Việt Nam cũng là một trong 5
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến
đổi khí hậu (BĐKH) [1]. Thiệt hại kinh tế do ô
nhiễm môi trường được ước tính khoảng 5%
GDP và do BĐKH khoảng 1,5-1,8% GDP [3, 9].
Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên cũng đang bị
cạn kiệt nhanh chóng do quá trình khai thác “vô
tội vạ” phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Những
vấn đề tài nguyên- môi trường và BĐKH đã trở
thành mối đe dọa lớn với sự phát triển bền vững
của đất nước trong thế kỷ 21. Bài viết này có
mục tiêu chủ yếu là giới thiệu về chỉ số hiệu quả
môi trường (Environmental Performance Index -
EPI), thực trạng EPI tại Việt Nam và những lý
giải từ góc nhìn kinh tế cũng như những gợi ý
chính sách để cải thiện EPI trong thời gian tới
trong bối cảnh CNH và hội nhập kinh tế. 
2. Chỉ số hiệu quả môi trường EPI - thực
trạng của Việt Nam
Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) là một chỉ
số tổng hợp được Trung tâm Chính sách và Luật
Môi trường Yale (YCELP) tại Đại học Colum-
bia xây dựng và đề xuất năm 2006 để để đánh
giá tính bền vững về môi trường ở các quốc gia
[14]. EPI gồm nhiều chỉ số thành phần và chia
thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất để đo những
nỗ lực giảm áp lực lên môi trường về sức khỏe
con người, được gọi là nhóm chỉ số sức khỏe môi
trường (Environmental Health). Nhóm thứ hai
đo việc giảm những mất mát hay suy giảm hệ
sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên, được
đưa vào nhóm chỉ số tính bền vững hệ sinh thái
(Ecosystem Vitality). Cho đến tháng 1 năm 2012,
04 báo cáo EPI đã được phát hành - Chỉ số Hiệu
quả Môi trường Thí điểm 2006, và Chỉ số hiệu
quả Môi trường 2008, 2010, và 2012. Năm 2012,
YCELP tiếp tục công bố báo cáo EPI tại Diễn
Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu về chỉ số hiệu quả môi trường (Environmental Performance
Index - EPI), thực trạng và diễn biến EPI tại Việt Nam và những lý giải từ góc nhìn kinh tế. Những
kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2012-2018, Việt Nam đang tụt hạng dần trong thứ bậc
EPI. Những nguyên nhân được nhận diện gồm (i) mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào tài nguyên gây
ô nhiễm môi trường, (ii) sự nhập khẩu chất thải và ô nhiễm cùng dòng vốn FDI, và (iii) sự phân công
lao động quốc tế và thứ bậc thấp của Việt Nam trong chuỗi giá trị đi kèm với ô nhiễm môi trường.
Bài báo cũng đưa ra những gợi ý chính sách để cải thiện EPI trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đặc
biệt nhấn mạnh vào lựa chọn mô hình tăng trưởng và cách thức nhìn nhận giá trị của tài nguyên môi
trường với phát triển kinh tế.
Từ khóa: Chỉ số hiệu quả môi trường EPI, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, biến đổi khí
hậu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý môi trường.
29TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11- 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
đàn Kinh tế thế giới nhằm mục đích xếp hạng
(EPI rank) và đánh giá xu hướng (Trend EPI
rank) về hiệu quả hoạt động BVMT cho 132
quốc gia, cho phép xác định các quốc gia nào
đang cải thiện và quốc gia nào đang suy giảm.
	
 
 	

	
 !  
"#$%&	
  
	





  ! 
"#$%&'()(*+
,-
. / 
01


 /! 2
'	()	*+	
#,-	. ! !
0

-3 /2 2
	




-

 / 2 
4(56


789*+
:
 / 
;<

.'  /
0

-3 / 2!
=>
 2/ 
?9
'@%1

-

 2 /

   
 
    

   
    
   
   
   
   
    
    
   
      
   
   
   
    
    
    
    
    
   
   
    

Bảng 1. EPI và các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2012 [14]
Theo báo cáo xếp hạng EPI của Yale, Việt
Nam có EPI năm 2012 là 50,6 điểm xếp thứ
79/132 quốc gia được xếp hạng, thuộc nhóm
nước có năng lực quản lý môi trường trung bình
và tương đương với các quốc gia đang phát triển
trên thế giới như Chile, Indonesia, Myanmar,
Cambodia, Peru Mexico, Venezuela, Honduras
và UAE (phân loại theo 5 mức: năng lực rất tốt,
năng lực tốt, năng lực trung bình, năng lực kém
và năng lực rất kém). Ngoài ra, xếp hạng xu
hướng cải thiện năng lực quản lý môi trường,
Việt Nam đạt 4,2 điểm và xếp hạng 73/132 quốc
gia, thuộc nhóm các quốc gia có những cải thiện
nhỏ về năng lực (phân loại theo 5 mức: cải thiện
rất tốt, cải thiện tốt, cải thiện nhỏ, suy giảm
tương đối, suy giảm rất nhiều) [14]. 
Trong các chỉ số thành phần, nhóm chỉ thị về
chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe:
Việt Nam xếp vào nhóm 10 nước ô nhiễm nhất
(hạng 123/132), tương đương với một số quốc
gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,
Nêpan và Bangladesh [5, 13].
Trong khu vực ASEAN Việt Nam hiện xếp
thứ 7/11 quốc gia, cùng nhóm với Thái Lan, In-
donesia, Đông Timo và Myanmar. Xếp hạng cao
nhất trong khu vực là Sigapore (hạng 49) và thấp
nhất là Lào (hạng 153). Các quốc gia Châu Âu
và Scandinavia chiếm các vị trí cao nhất trên
bảng xếp hạng: Thụy Sỹ hạng nhất, sau đó đến
Pháp (hạng 2), Đan Mạch (hạng 3), Manta (hạng
4), Thụy Điển (hạng 5) [8].
Về cơ bản, EPI của Việt Nam nằm ở dưới
mức trung bình của thế giới và xu hướng xếp
hạng ngày càng đi xuống. Nếu như năm 2102
Việt Nam xếp thứ 79/132 thì năm 2016 tụt xuống
thứ 131/178 và 2018 xếp thứ 132/180 quốc gia.
Trong đó, năm 2018, chỉ số sức khỏe môi trường
Việt Nam xếp thứ 129/180 và chỉ số sức khỏe hệ
sinh thái xếp thứ 124/180 quốc gia. Về điểm,
Việt Nam đạt 46,96 điểm EPI năm 2018 so với
50.6 năm 2012. Như vậy, EPI cho thấy Việt Nam
ngày càng tụt hậu về môi trường so với chính
mình và so với các quốc gia khác trên thế giới. 
30 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11- 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Bảng 2. EPI và xếp hạng một số quốc gia OECD, NICs và lân cận Việt Nam [6, 14]
3. Chỉ số EPI với quá trình công nghiệp
hóa và phát triển kinh tế tại Việt Nam
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra
mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa giữa tăng
trưởng kinh tế và sự suy giảm tài nguyên và môi
trường ở Việt Nam, và rằng mức độ suy giảm
ngày càng trầm trọng hơn. Bài viết này phân tích
và lý giải về xu hướng suy giảm của chỉ số EPI
từ góc độ kinh tế của đất nước. 
3.1 Mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào tài
nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường
Lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm
cho thấy có 4 nhân tố căn bản của tăng trưởng
kinh tế gồm vốn vật chất, vốn con người, tài
nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ. Các
quốc gia khác nhau sẽ có sự lựa chọn chiến lược
khác nhau việc sử dụng các nhóm nhân tố tăng
trưởng kinh tế và tăng năng suất. 
Trong một thời gian dài, nếu nhìn vào cấu
trúc kinh tế, có thể thấy việc khai thác tài nguyên
chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu ngân
sách và góp phần tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam. Nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam thâm
dụng tài nguyên thiên nhiên (natural resource in-
tensive economy). Thực ra, việc khai thác tài
nguyên để tăng trưởng không có gì lạ trên thế
giới; nhiều quốc gia đã dựa vào tài nguyên để tạo
ra đòn bẩy tăng trưởng trong những giai đoạn
đầu của công nghiệp hóa, với họ tài nguyên thiên
nhiên là nguồn lực tạo ra sự kích thích tăng
trưởng ban đầu và tích lũy vốn để tái đầu tư cho
những nguồn lực tăng trưởng khác (công nghệ,
vốn con người). Tuy nhiên, Việt Nam lại coi khai
thác tài nguyên là một phương thức để tăng
trưởng chủ đạo trong khi quá chậm trong chuyển
sang các bước cao hơn trong các giai đoạn của
quá trình CNH.
Mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài
nguyên của Việt Nam hiện quá lạc hậu so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, các
nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan và
Malaysia đã chuyển sang giai đoạn phát triển
công nghiệp phụ trợ, làm chủ một phần công
nghệ, có sự hướng dẫn của nước ngoài, Trung
Quốc thậm chí đã nắm vững và quản lý công
nghệ, sản xuất các hàng hóa với chất lượng cao
     
        
     
           
           
          
        
    
          
          
      
    
   
           

 / 0	
&1 
234567"89
 !6234:9 ;<	
 !
234:
.##
-=8
A(	B C/ C !
D((5( /2C/ !C2 !
4 C! 2C   
E
3 / C 2 C !
F
 / C! C2 
0
.;G /!C /C !
A9H': C 2 !C  
I($( C C 
.##
-#	
	
>6?!9
;+(J$ C C 
KL C/2 C !
K($(@( !2C2 C!! 
0(*E
  C/  //C  /!
M4 C/ C 
@#
-$.#
?+'
H': C!/ C/ !
?
N( C2 /C22 !
I5( !C 2 /C!  
"
(3+ C  /C!  /
O-0(* C2 /C  !

31TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
Hình 1. Các giai đoạn công nghiệp hóa của các quốc gia [10]
như xe hơi, điện thoại, công nghệ ICT, năng
lượng tái tạo thì Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào
công nghiệp chế tạo giản đơn dưới sự hướng dẫn
của nước ngoài và các ngành khai khoáng. Mô
hình này chỉ hơn các nước nghèo ở Châu Phi với
sản xuất nông nghiệp đơn giản và phụ thuộc vào
viện trợ của nước ngoài. 


Hiện nay nước ta là một trong những quốc gia
có cường độ tiêu thụ năng lượng cao nhất thế
giới (năng lượng cần thiết tiêu thụ để tạo ra một
đơn vị GDP). So sánh với 10 nước (Nhật Bản,
Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Philippines,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc và
Việt Nam), Việt Nam đứng cao nhất. Việt Nam
chỉ thấp hơn Trung Quốc và cao gấp sáu lần so
với Nhật Bản, Mỹ (bốn lần), Singapore (3,5
lần), Hàn Quốc (2,6 lần), Philippines (2 lần),
Malaysia (1,6 lần) Điều này cho thấy một
khoảng cách khá xa về trình độ khoa học kỹ
thuật, hiện trạng công nghệ áp dụng cho sản
xuất của Việt Nam so với nhiều nước phát triển
và đang phát triển. Nguy hiểm hơn đó là xu
hướng đầu tư và phát triển những ngành công
nghiệp khai thác nhiều tài nguyên, tiêu dùng
năng lượng lớn nhưng lại không mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho đất nước. 


Hình 2. Cường độ tiêu thụ điện-GDP một số quốc gia [11]
32 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
3.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ô
nhiễm môi trường sinh thái
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trụ cột
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sau 30 năm
Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời, Việt
Nam đã thu hút được hơn 23.000 dự án FDI với
tổng vốn đăng ký trên 300 tỷ USD, trong đó, số
vốn thực hiện nước đạt khoảng 161 tỷ USD.
Trong 3 thập niên qua, FDI đã góp phần bổ sung
nguồn vốn đầu tư phát triển, giải quyết việc làm,
tăng thu ngân sách, thúc đẩy chuyển giao công
nghệ và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt
Nam. Đáng chú ý, hiện khu vực FDI chiếm đến
72% kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho 2
triệu lao động, đóng góp vào 40% tăng GDP
[12].
Tuy nhiên, mặt trái của FDI là ô nhiễm và suy
thoái môi trường. Mối quan hệ giữa FDI và môi
trường được thể hiện qua “Định đề thiên đường
ô nhiễm” (Pollution Haven Hypothesis) được
phát triển từ thập niên 1980. Theo đó, các quốc
gia công nghiệp hóa sẽ thành lập các công ty, nhà
máy, trụ sở tại các nước đang phát triển để tận
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ cùng
các qui định kém chặt chẽ hơn về môi trường để
cắt giảm chi phí so với chi phí tương ứng tại
nước mẹ. Từ đó, dòng đầu tư có xu hướng
chuyển dịch từ các quốc gia có tiêu chuẩn môi
trường khắt khe sang các quốc gia có tiêu chuẩn
và hệ thống giám sát lỏng lẻo hơn [10].
Các bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh
định đề này khá đúng tại Việt Nam, khi FDI tăng
lên thì chất lượng môi trường giảm xuống.
Nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc
dân (2016) đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể
chất gây ô nhiễm cùng với sự gia tăng của FDI
tại Việt Nam, cụ thể khi FDI tăng lên 1% thì
lượng khí thải ô nhiễm tăng 2,7%, nước thải tăng
1.6% và năng lượng tiêu thụ tăng 1,5%. Cũng
theo nghiên cứu này, có tới 70% doanh nghiệp
FDI cho biết đầu tư vào Việt Nam sẽ tiết kiệm
chi phí về môi trường so với chính quốc. Thông
thường, tại các nước này chi phí xử lý nước thải
các ngành dệt nhuộm, sắt thép, giấy, bột ngọt
là rất lớn, việc quản lý, giám sát xả thải rất khó,
đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Vì thế, khi đầu tư
tại Việt Nam sẽ tiết kiệm chi phí 30-50% so với
tại nước mẹ. Nhiều địa phương do chạy theo
thành tích thu hút FDI nhưng hiệu quả kinh tế
thấp, gây ô nhiễm nghiêm trọng, không bền
vững. 
Đáng nói, đến năm 2013, chỉ có 5% doanh
nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam có công nghệ
cao, 80% có công nghệ trung bình, còn lại 14%
là sử dụng công nghệ thấp. Điều này hoàn toàn
trái ngược kỳ vọng cũng như tuyên bố đưa các
công nghệ, ứng dụng tiên tiến vào sản xuất tại
Việt Nam. Hiện có đến 80% khu công nghiệp vi
phạm các quy định về môi trường; 70% doanh
nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn, 23% trong
số đó xả chất thải vượt quy chuẩn cho phép 5-12
lần [12].
Điển hình năm 2008, Công ty Vedan Việt
Nam xả thải, gây ô nhiễm trên sông Thị Vải
(Đồng Nai). Với việc xả chui 100.000m³ nước
thải độc ra sông mỗi tháng, bán kính ô nhiễm
rộng tới 10km dọc bờ sông Thị Vải, Vedan đã
làm thiệt hại gần 2.700ha nuôi trồng thủy sản của
Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa -
Vũng Tàu. Mới đây nhất, Công ty TNHH Gang
thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thuộc Đài
Loan đã xả thải hủy hoại nghiêm trọng môi
trường biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). Bên cạnh
đó, còn nhiều doanh nghiệp FDI liệt kê vào danh
sách đen các cơ sở gây ô nhiễm môi trường như:
công ty TNHH Huyndai- Vinasin (Khánh Hoà);
công ty TNHH Miwon Việt Nam; công ty Tung
Kuang; công ty TNHH Mei SHeng Textiles Việt
Nam (Trung Quốc), Công ty Chia Chen (Ninh
Bình).
3.3 Vị trí thấp của Việt Nam trong nấc thang
chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu
Một trong những nguyên nhân ô nhiễm môi
trường của Việt Nam xuất phát từ đặc trưng tham
gia công đoạn gia công trong chuỗi giá trị toàn
cầu. Gia công là công đoạn có giá trị gia tăng
thấp nhất, chiếm dụng lao động trình độ thấp và
tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng, gây ô
nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy, nền kinh tế
33TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
nước ta được duy trì quá lâu trong đẳng cấp “giá
trị gia tăng thấp”. Hội nhập kinh tế không chỉ là
những con số xuất khẩu hay nhập khẩu tính bằng
tiền. Điều quan trọng hơn là phải tham gia được
vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu để mở rộng
thị trường. Và điều quan trọng nhất là từ vị trí
ban đầu, chúng ta phải vươn lên được những vị
trí có giá trị gia tăng cao hơn. Khi nhảy lên các
bước cao hơn trong chuỗi giá trị (thiết kế, mar-
keting, phân phối, hậu mãi, ý tưởng R&D),
chúng ta vừa bảo vệ được môi trường do những
mắt xích này thâm dụng tri thức, năng lực khoa
học công nghệ chứ không tiêu thụ tài nguyên
như mắt xích gia công, chế tạo hiện tại của Việt
Nam, đồng thời góp phần gia tăng phần giá trị
kinh tế cho đất nước.
Hiện tại, trình độ công nghệ của nền kinh tế,
trong đó có ngành công nghiệp ở Việt Nam còn
rất thấp. Ví dụ, trong ngành cơ khí, thiết bị lạc
hậu tới 4 thập kỷ so với mặt bằng thế giới. Công
nghệ trong ngành sử dụng để sản xuất công cụ,
hàng tiêu dùng, máy động họchầu hết đều ra
đời từ trước những năm 1980 và 30% có tuổi thọ
hơn nửa thế kỷ. Tỷ trọng doanh nghiệp có công
nghệ cao của Việt Nam mới đạt khoảng 20,6%,
thấp xa so với mức 29,1% của Philippines,
29,7% của Indonesia, 30,8% của Thái lan, 51,1%
của Malaysia, 73% của Singapore. Với mô hình
này, rất khó có thể tạo ra tác động lan tỏa tích
cực từ khu vực FDI. Chính vì vậy, các biện pháp
chính sách và nỗ lực nhằm tạo ra môi trường
kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, tuy cần
thiết nhưng vẫn không đủ để thúc đẩy tác động
lan toả từ FDI đến việc nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả đóng góp của TFP vào tăng
trưởng [10]. 
4. Một số hàm ý chính sách góp phần tăng
trưởng kinh tế và cải thiện EPI tại Việt Nam
trong bối cảnh CNH và hội nhập kinh tế
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới được xếp
hạng EPI theo 4 nhóm chính là những nước có
EPI ở mức cao (top 50), các nước có EPI ở mức
trung bình (từ 50-100), các nước có EPI thấp
(100-150) và các nước yếu kém về EPI (từ 150
tới 180). Năm 2018, Việt Nam xếp hạng 132 vê
EPI tức là nhóm thấp và gần với yếu kém của thế
giới, với xu hướng ngày càng tụt hậu trong bảng
xếp hạng. 
Trong trung và dài hạn, dù cải thiện chất
lượng môi trường, rất khó để Việt Nam chen
chân vào nhóm top 50 EPI vì nhóm này chủ yếu
là những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển, có
nguồn lực xã hội để đầu tư bảo vệ môi trường. Vì
vậy mục tiêu thực tế của Việt Nam là đạt EPI ở
mức trung bình khá như các quốc gia NICs tiên
tiến. Đó là Brazil (hạng 69), Mexico (hạng 72)
và Malaysia (hạng 75) của EPI. Đặc điểm chung
của các quốc gia này là có mức GDP/người tính
theo PPP trong khoảng từ 15-28 ngàn USD/năm
hiện tại. Đây là mức Việt Nam có thể phấn đấu
đạt được. 
4.1 Thay đổi mô hình phát triển kinh tế theo
hướng bền vững
Như đã trình bày, mô hình phát triển kinh tế
của Việt Nam thâm dụng tài nguyên thiên nhiên,
gây ô nhiễm môi trường, chiếm giữ những mắt
xích thấp nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm toàn
cầu. Đây là mô hình lạc hậu, không hiệu quả và
không bền vững. Thực tế cho thấy nhiều quốc
gia đã gặp phải “Lời nguyền tài nguyên” và
không thoát khỏi sự lạc hậu sau khi tài nguyên
thiên nhiên dần cạn kiệt, ô nhiễm gia tăng và
không có những nguồn lực tăng trưởng thay thế.
Nếu không thận trọng và có chiến lược đúng đắn,
Việt Nam có thể đi theo vết xe đổ của những

Hình 3. Giá trị gia tăng trong các công đoạn
của chuỗi giá trị [13]
34 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
quốc gia này. 
Vì vậy, sự lựa chọn thông minh của Việt Nam
là từ bỏ mô hình tăng trưởng dựa vào tận khai tài
nguyên mà chuyển sang mô hình tăng trưởng
xanh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
và trình độ khoa học công nghệ. Đầu tư vào con
người và công nghệ là chiến lược được nhiều
quốc gia đã và đang phát triển sử dụng. Nó vừa
xây dựng nền tảng và nguồn lực tăng trưởng bền
vững lâu dài cho các quốc gia, vừa góp phần thay
đổi cấu trúc nền kinh tế sang hướng hiện đại,
giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên
nhiên, cải thiện chất lượng môi trường, giảm ô
nhiễm và gia tăng phúc lợi xã hội. 
4.2 Thu hút FDI sạch và chuyển dịch vị trí
của Việt Nam trong chuỗi giá trị theo hướng
bảo vệ môi trường
FDI là một trụ cột của tăng trưởng kinh tế
nhưng lại gây ô nhiễm môi trường tại nước ta.
Trong những năm tới đây, FDI vẫn sẽ tiếp tục
tăng lên cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để
dòng FDI mang lại sự phát triển bền vững, tăng
hiệu quả kinh tế nhưng không gây ra những tác
động tiêu cực tới môi trường. 
Như đã phân tích, vấn đề hiện nay của Việt
Nam là khó thu hút được dòng FDI sạch. Thái
Lan, Malaysia và Trung Quốc hiện đã thu hút
được nhiều dự án FDI trong các lĩnh vực sạch
như năng lượng tái tạo, ICT, giáo dục, công
nghệ sinh học, dịch vụ. Vấn đề mấu chốt là Việt
Nam chưa phát triển những ngành công nghiệp
hỗ trợ vốn là nền tảng của các ngành công
nghiệp sạch [7]. 
Vì vậy, muốn thay đổi cấu trúc FDI theo
hướng thu hút các ngành sạch hơn, không còn
cách nào khác là phải phát triển công nghiệp phụ
trợ, song song với việc loại trừ dần những ngành
FDI ‘bẩn’ như sắt thép, hóa chất, khai khoáng,
dệt nhuộm, giấy. Bên cạnh việc lồng ghép những
yêu cầu về qui trình và tiêu chuẩn quản lý môi
trường trong việc xét duyệt và lựa chọn dự án
FDI, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài nên bổ
sung các chính sách khuyến khích các ngành
sạch, thân thiện môi trường. 
Chính sách xây dựng ngành công nghiệp hỗ
trợ cũng cần xuất phát từ định hướng thu hút
FDI. Trong đó, Chính phủ và doanh nghiệp nội
địa cần phải tiếp cận nhu cầu của doanh nghiệp
FDI, chất lượng và sản phẩm mà họ yêu cầu
doanh nghiệp nội địa. Điều này đỏi hỏi cơ quan
quản lý phải tạo hành lang pháp lý, định hướng
xu hướng và lộ trình phát triển, minh bạch thông
tin, tiêu chuẩn để doanh nghiệp phấn đấu đạt
được.
4.3 Tận dụng quá trình hội nhập thương
mại quốc tế để bảo vệ môi trường
Thương mại là một trong những khâu quan
trọng của tái sản xuất nền kinh tế - xã hội. Nó
không những là cầu nối giữa tiêu dùng với sản
xuất, mà còn có tác dụng định hướng tiêu dùng
thân thiện hơn với môi trường và bảo đảm phát
triển bền vững [6].
Thương mại có một vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế tại Việt Nam. Năm 2017 tổng
kinh ngạch xuất nhập khẩu lên tới gần 400 tỷ
USD tức là gấp rưỡi qui mô của GDP. Việt Nam
đã ký kết hơn 17 Hiệp định thương mại tự do và
ngày càng hội nhập nhiều hơn vào kinh tế thế
giới nên thương mại sẽ tiếp tục tăng trưởng trong
tương lai gần. 
Tuân thủ các qui định về môi trường trong
thương mại là một thách thức nhưng cũng mang
lại cơ hội cho Việt Nam để cải thiện chất lượng
môi trường. Hiện nay, các tiêu chuẩn môi trường
đối với hàng hóa nhập khẩu tại các nước phát
triển là bắt buộc và rất chặt chẽ. Những quốc gia
này có đủ phương tiện, nguồn lực và chế tài để
giám sát và xử lý các hàng hóa nhập khẩu không
tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường. Áp lực của
thị trường tiêu thụ, thị hiếu lựa chọn tiêu dùng
các sản phẩm xanh, an toàn và rủi ro kinh tế từ
việc không tuân thủ các qui định môi trường
buộc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải
chuyển mình theo hướng thân thiện hơn, trong
đó phải bảo vệ môi trường để đáp ứng các đòi
hỏi của thị trường nhập khẩu hàng hóa. 
4.4 Tăng cường những khía cạnh kinh tế
trong quản lý tài nguyên và môi trường 
Cải thiện hiệu quả quản lý tài nguyên môi
35TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
trường là điểm quan trọng để cải thiện chất lượng
và thứ bậc của EPI. Vì vậy, trong công tác quản
lý sử dụng tài nguyên và môi trường, cần lồng
ghép một số nguyên tắc từ góc độ kinh tế. 
Thứ nhất, phải xem môi trường là một loại tài
sản của nền kinh tế, tài sản môi trường cung cấp
hàng hóa dịch vụ cho tăng trưởng kinh tế (cung
cấp không gian, tài nguyên, chứa đựng chất thải),
đồng thời cũng bị khấu hao nếu không biết quản
lý khai thác sử dụng hợp lý. Với góc nhìn kinh tế,
tài sản môi trường là có hạn, việc sử dụng có tính
chi phí cơ hội nên phải sử dụng tối ưu (mang lại
lợi ích lớn nhất cho cộng đồng và xã hội).
Thứ hai, do môi trường là tài sản nên phải
lượng giá được giá trị của tài sản môi trường
phục vụ cho các phương án quản lý sử dụng. Do
có chi phí cơ hội của việc tiêu dùng tài nguyên và
môi trường nên việc lượng giá là cơ sở của việc
tính toán lợi ích - chi phí của các phương án sử
dụng khác nhau. Từ đó lựa chọn được phương
án tối ưu nhất. Lượng giá cũng cho phép lựa
chọn các giải pháp phát triển kinh tế, có lồng
ghép tính toán đến những chi phí môi trường, vì
vậy quyết định phát triển đưa ra sẽ toàn diện hơn. 
Thứ ba, chất lượng môi trường trong nền kinh
tế thị trường là một loại hàng hóa, có tính chất
công cộng, mang lại lợi ích cho nhiều người.
Hàng hóa môi trường (hay cải thiện chất lượng
môi trường- EPI) là một quá trình đòi hỏi sự đầu
tư nguồn lực của xã hội (nhân lực, con người, tài
chính). Vì vậy, cần phải huy động được nguồn
lực của xã hội cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là
nguồn tài chính. Hiện nay theo Luật Ngân sách,
chi tiêu cho bảo vệ môi trường mới chỉ chiếm
1% tổng chi ngân sách hàng năm. Để có thể cải
thiện tốt hơn chất lượng môi trường góp phần cải
thiện EPI cần phải đầu tư và chi tiêu thêm nhiều
hơn nữa. Bên cạnh việc gia tăng tỷ lệ chi tiêu
ngân sách cho môi trường, cũng cần xây dựng
các cơ chế khuyến khích sự tham gia của khối tư
nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là cơ chế hợp tác
công tư (PPP) để thu hút thêm nguồn lực xã hội
cho bảo vệ môi trường. 
5. Kết luận
Chỉ số EPI là một chỉ số tổng hợp phản ánh
mức độ bền vững về môi trường cũng như hiệu
quả môi trường của một quốc gia. Đây là một chỉ
số có tính đa chiều gồm có nhiều thành phần cấu
thành, bao hàm nhiều khía cạnh của phát triển.
Việc cải thiện chỉ số của một quốc gia không
phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề quản lý, gắn
với mô hình tăng trưởng, chuyển đổi cấu trúc nền
kinh tế, liên quan đến các khía cạnh quan trọng
của nền kinh tế như thương mại, đầu tư, chuỗi
giá trị, đô thị hóa và công nghiệp hóa. 
Cải thiện EPI là nhu cầu tất yếu để hướng tới
sự phát triển bền vững, hài hòa cân đối giữa kinh
tế, xã hội và môi trường. Mấu chốt là việc
chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế lạc hậu của
đất nước, tận dụng ưu thế của cuộc CMCN 4.0
để bước lên các mắt xích cao hơn trong chuỗi giá
trị, xây dựng một cấu trúc kinh tế chuyển đổi từ
tài nguyên sang thâm dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao, dựa trên khoa học và công nghệ. Chỉ
có như vậy mới cải thiện tận gốc các vấn đề môi
trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất
nước. Ngoài ra, cũng cần tận dụng quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế để làm xanh hóa các dòng
FDI, xanh hóa sản xuất và tiêu dùng theo qui
chuẩn môi trường của thế giới, thay đổi lối sống
của người dân theo hướng thân thiện môi trường.
Đó là sự lựa chọn của Việt Nam chứ không phải
bất khả thi. Và điều này cần tầm nhìn, định
hướng phát triển, hệ thống chính sách mạnh mẽ,
sáng tạo cũng như phát huy sự tham gia của toàn
xã hội để hướng tới sự phát triển bền vững. 
Lời cảm ơn: Bài viết này được hỗ trợ chuyên môn và tư liệu từ đề tài khoa học “Nghiên cưú
lượng giá thiệt hại kinh tế do các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan gây ra trong bối cảnh biến
đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam”. Mã
số: BĐKH.22/16-20. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 
36 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂNSố tháng 11 - 2019
BÀI BÁO KHOA HỌC
ENVIRONMENTAL PERFORMANCE INDEX (EPI): STATUS AND
SOLUTIONS FROM ECONOMIC PERSPECTIVES IN VIETNAM
Tran Tho Dat1 and Dinh Duc Truong1
1The National Economics University, Hanoi
Abstract: This article introduces the environmental performance index (EPI), the situation and
EPI changes in Vietnam and the explanations from the economic perspective. The research results
show that in the period of 2012-2018, Vietnam is gradually falling in the EPI hierarchy. Identified
causes include: (i) a resource-dependent growth model that causes environmental pollution, (ii)
waste and pollution imports from FDI inflows, and (iii) the division of international labor, Vietnam's
low rank in the value chain accompanied by environmental pollution. The paper also provides pol-
icy implications for improving EPI in the context of economic integration, with particular empha-
sis on selecting growth model and how to recognize the value of environmental resources with
economic development. 
Keywords: Environmental performance index, economic growth, environmental protection, cli-
mate change, foreign direct investment, environmental management.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới (2016), Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới
Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, Việt Nam. 
2. Climate Position (2016), India’s Climate Debt is on track for something big, 
sitions.com/indias-climate-debt-is-on-track-for-something-big/.
3. DARA International (2012), Climate Vulnerability Monitor: Findings and Observations.
Mendelsohn, R., (2009), Climate Change and Economic Growth, Working Paper No. 60, The World
Bank. 
4. Đinh Đức Trường (2015), Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI)
tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 31 (5), 46-55. 
5. Institute For Health Metrics And Evaluation (2017), Global Health Data Exchange Database.
Retrieved From 
6. International Monetary Fund (2018), World Economic Outlook Database. 
7. Nguyễn Tuân (2016), Nếu không có DN FDI, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất khó
phát triển, https://infonet.vn/neu-khong-co-dn-fdi-nganh-cong-nghiep-phu-tro-cua-viet-nam-rat-
kho-phat-trien-post202350.info
8. Tổng Cục Thống kê (2013), Nghiên cứu ứng dụng tính chỉ số bền vững môi trường áp dụng
cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Mã số: 2.1.7-B12-13. 
9. Tổng Cục Thống kê các năm, Số liệu về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 
10. Trần Đình Thiên (2012), Những vấn đề của nền kinh tế duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng
dựa vào khai thác tài nguyên và sản xuất gia công lắp ráp. Báo cáo phân tích chính sách, 
ture.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/07/TS.-Tran-Dinh-Thien.pdf.
11. Trần Đình Tuấn (2016), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO, Tạp chí
Tài chính kỳ 2 tháng 4/2016. 
12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2016), Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới môi
trường sinh thái tại Việt Nam, Đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. UNESCAP (2012), Green Growth, Resources and Resilience: Environmentalsustainability
in Asia And The Pacific. United Nations and Asian Development Bank Publication, Truy Cập Từ:
 G2R2_Web.Pdf.
14. Yale Center for Environmental Law and Policy (2012-2018), Center for International Earth
Science Information Network at Columbia University, Environmental Performance Index. 

File đính kèm:

  • pdfchi_so_hieu_qua_moi_truong_epi_thuc_trang_va_giai_phap_tu_go.pdf