Chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản – yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986) Sản phẩm hóa học sử dụng trong công
nghiệp - Kỹ thuật lấy mẫu - Sản phẩm hóa học rắn ở dạng hạt từ bột đến tảng thô.
- TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) – Chất lượng đất – Xác định asen,
antimon và selen trong dịch chiết đất cường thủy bằng phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử theo kỹ thuật nhiệt điện hoặc tạo hydrua.
- TCVN 6496:2009 - Chất lượng đất – Xác định crom, cadimi, coban, đồng,
chì, mangan, niken, kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Các phương pháp phổ
hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa.
- TCVN 6072:2013 về đá vôi để sản xuất clanhke xi măng poóc lăng.
- TCVN 9191 : 2012 Đá vôi - Phương pháp phân tích hóa học
- TCVN 6927 : 2001 Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm gốm xây dựng - Thạch
anh.
- TCVN 10228:2013 (ISO 11014:2009) Bản dữ liệu an toàn đối với sản phẩm
hóa học - Nội dung và trật tự các phần;
- TCVN 6926: 2001 Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh xây dựng – Đôlômít
- ISO 2227:1972 Formaldehyde solutions for industrial use - Determination of
formaldehyde content
- AOAC Official Method 955.16 Available Chlorine in disinfectants
- AOAC Official Method 931.03 Formaldehyde in Seed Disinfectants
- AOAC Official Method 940.06 Methanol in Cordials and Liqueurs.
- AOAC Official Method 900.02 Ash of sugar and sirups.
- ASTM C602 - 13a Standard Specification for Agricultural Liming Materials
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản – yêu cầu kỹ thuật
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN .- : 2017/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CHẤT XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN – YÊU CẦU KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2017 Lời nói đầu QCVN . - .: 2017/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số /2017/TT- BNNPTNT ngày tháng . năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CHẤT XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN – YÊU CẦU KỸ THUẬT I. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và mức giới hạn an toàn đối với chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản lưu hành tại Việt Nam. 1.2. Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản lưu hành tại Việt Nam. 1.3. Tài liệu viện dẫn - TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986) Sản phẩm hóa học sử dụng trong công nghiệp - Kỹ thuật lấy mẫu - Sản phẩm hóa học rắn ở dạng hạt từ bột đến tảng thô. - TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) – Chất lượng đất – Xác định asen, antimon và selen trong dịch chiết đất cường thủy bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử theo kỹ thuật nhiệt điện hoặc tạo hydrua. - TCVN 6496:2009 - Chất lượng đất – Xác định crom, cadimi, coban, đồng, chì, mangan, niken, kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thủy. Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa. - TCVN 6072:2013 về đá vôi để sản xuất clanhke xi măng poóc lăng. - TCVN 9191 : 2012 Đá vôi - Phương pháp phân tích hóa học - TCVN 6927 : 2001 Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm gốm xây dựng - Thạch anh. - TCVN 10228:2013 (ISO 11014:2009) Bản dữ liệu an toàn đối với sản phẩm hóa học - Nội dung và trật tự các phần; - TCVN 6926: 2001 Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh xây dựng – Đôlômít - ISO 2227:1972 Formaldehyde solutions for industrial use - Determination of formaldehyde content - AOAC Official Method 955.16 Available Chlorine in disinfectants - AOAC Official Method 931.03 Formaldehyde in Seed Disinfectants - AOAC Official Method 940.06 Methanol in Cordials and Liqueurs. - AOAC Official Method 900.02 Ash of sugar and sirups. - ASTM C602 - 13a Standard Specification for Agricultural Liming Materials - Dược điển Việt Nam 4 1.4. Thuật ngữ và định nghĩa 1.3. Giải thích thuật ngữ - Hóa chất khử trùng, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản: là sản phẩm có chứa chất, hợp chất sử dụng bổ sung vào môi trường trong quá trình nuôi trồng thủy sản để kiểm soát các vi sinh vật trong ao nuôi, bể nuôi, dụng cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản. - Khoáng chất xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản: là các sản phẩm có thành phần chính là khoáng chất tự nhiên bổ sung vào môi trường nuôi để điều chỉnh hàm lượng khoáng, ổn định môi trường ao nuôi. - Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất tại Hiệp hội hóa học Hoa kỳ. II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT PHẦN 1. HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG, DIỆT KHUẨN Quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất khử trùng, diệt khuẩn thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: Chlorine (Calcium hypochlorite, Sodium hypochlorite), Formaldehyde, Glutaraldehyde, Benzalkonium Chloride, Povidone – Iodine, Kali Permanganate. Các nội dung cụ thể: Phụ lục 1: Chlorine (Calcium hypochlorite, Sodium hypochlorite) - Yêu cầu kỹ thuật Phụ lục 2: Formaldehyde - Yêu cầu kỹ thuật Phụ lục 3: Glutaraldehyde - Yêu cầu kỹ thuật Phụ lục 4: Benzalkonium Chloride - Yêu cầu kỹ thuật Phụ lục 5: Povidone – Iodine - Yêu cầu kỹ thuật; Phụ lục 6: Potassium manganate - Yêu cầu kỹ thuật Phụ lục 7: Trichloroisocyanuric Acid - Yêu cầu kỹ thuật PHẦN 2. KHOÁNG CHẤT Quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với khoáng chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản: Đá vôi - CaCO3, Dolomite- CaMg(CO3)2, Zeolite- SiO2 Phụ lục 8: Đá vôi (CaCO3) - Yêu cầu kỹ thuật Phụ lục 9: Dolomite (CaMg(CO3)2) - Yêu cầu kỹ thuật Phụ lục 10: Zeolite (SiO2) - Yêu cầu kỹ thuật II. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN Tổ chức, cá nhân phải công bố hợp quy phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Tổng cục Thủy sản và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng chất xử lý, cải tạo m ôi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giao Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới. PHỤ LỤC 1 A CALCIUM HYPOCHLORITE - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Định nghĩa Tên hóa học: Calcium hypochlorite (Bột tẩy trắng, Hypochlorous Acid, Muối Calcium; Losantin; Canxi hypoclorit; Vôi clo) Công thức hóa học: Ca(OCl)2 Mã số C.A.S.: 7778-54-3 Khối lượng phân tử: 142.98 g/mol 2. Cảm quan: Calcium hypochlorite màu trắng đục ở dạng hạt hoặc dạng bột có mùi Clo 3. Công dụng: Khử trùng, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản 4. Yêu cầu kỹ thuật: Stt Chỉ tiêu Hàm lượng 1 Chlorine hoạt tính (% trọng lượng) ≥ 60 2 Độ ẩm (% trọng lượng) 4-10 Tham khảo Tiêu chuẩn GB/T 10666-2008 Calcium hypochlorite (Trung Quốc) 5. Phương pháp thử Lấy mẫu theo TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986). Xác định Chlorine hoạt tính theo AOAC 955.16. Xác định độ ẩm theo TCVN 6927:2001 6. Bao gói và bảo quản Bao gói: Bảo quản: Sản phẩm nên được lưu trữ trong khu vực khô ráo, thông thoáng và tránh tiếp xúc với axit, các hợp chất hữu cơ, dễ cháy và chất khử mạnh khác Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất PHỤ LỤC 1 B SODIUM HYPOCHLORITE - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Định nghĩa Tên hóa học: Sodium hypochlorite Công thức hóa học: NaOCl Mã số C.A.S.: 7681-52-9 Khối lượng phân tử: 74.442 g/mol 2. Cảm quan: Dung dịch dạng lỏng, mùi clo 3. Công dụng: Khử trùng, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản 4. Yêu cầu kỹ thuật: Stt Chỉ tiêu Hàm lượng 1 Chlorine hoạt tính (% trọng lượng) ≥ 10,0 2 NaOH (% trọng lượng) 0,1-1,0 3 Chì (Pb) (% trọng lượng) ≤ 0,001 4 Asen (As) (% trọng lượng) ≤ 0,0001 Tham khảo Tiêu chuẩn GB 19106-2013 Sodium hypochlorite (Trung Quốc) 5. Phương pháp thử - Lấy mẫu theo TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986). - Xác định Chlorine hoạt tính theo AOAC 955.16 - Xác định hàm lượng Asen (As) theo TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) - Xác định hàm lượng Chì (Pb) theo TCVN 6496:2009. - Xác định độ ẩm theo TCVN 6927:2001 6. Bao gói và bảo quản Bao gói: Đựng trong đồ đựng kín tránh ánh sáng Bảo quản: Sản phẩm nên được lưu trữ trong khu vực khô ráo, thông thoáng và tránh tiếp xúc với axit, các hợp chất hữu cơ, dễ cháy và chất khử mạnh khác Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất PHỤ LỤC 2 FORMALDEHYDE - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Định nghĩa Tên hóa học: Formaldehyde (tên khác: mêtylen ôxít, mêtyl anđêhít, foocmôn, foocmalin) Công thức phân tử: H2CO Mã số C.A.S.: 50-00-0 Công thức hóa học: H2CO Khối lượng phân tử: 30,03 g/mol 2. Cảm quan: Ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh. Chất lỏng trong, không màu. 3. Công dụng: Khử trùng, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản 4. Yêu cầu kỹ thuật: Stt Chỉ tiêu Hàm lượng 1 Formaldehyde 34,5 -38% 2 Metanol 9,0 - 15,0% 3 Tro sulfat ≤ 0,1% Tham khảo theo Dược điển Việt Nam IV 5. Phương pháp thử: - Lấy mẫu theo TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986). - Xác định Formaldehyde AOAC Official Method 931.03 hoặc theo Dược điển Việt Nam IV - Xác định Metanol theo AOAC 940.06 hoặc theo Dược điển Việt Nam IV - Xác định Tro sulfat theo AOAC 900.02 hoặc theo Dược điển Việt Nam IV 6. Bao gói và bảo quản Bao gói: Đựng trong đồ đựng kín tránh ánh sáng Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 150C đến 250C Phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc PHỤ LỤC 3 GLUTARALDEHYDE - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Định nghĩa Tên hóa học: Glutaraldehyde (tên khác: Glutardialdehyde, dialdehyde axit glutaric, aldehyde glutaric, dialdehyde glutaric, 1,5-Pentanedial) Công thức hóa học: CH2(CH2CHO)2 Mã số C.A.S.: 111-30-8 Khối lượng phân tử: 100,117 g/mol 2. Cảm quan: là chất lỏng trong suốt không màu, không có kết tủa, mùi hôi aldehyde khó chịu. 3. Công dụng: Khử trùng, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản 4. Yêu cầu kỹ thuật: Stt Chỉ tiêu Hàm lượng 1 Nguyên liệu Glutaraldehyde nguyên liệu ≥ 50% 2 Thành phẩm Glutaraldehyde 10-50% Tham khảo: - Tiêu chuẩn GB 26372-2010 tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất khử trùng Glutaraldehyde (Trung Quốc) đối với nguyên liệu. - Tài liệu OECD SIDS đối với thành phẩm. 5. Phương pháp thử: - Lấy mẫu theo TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986). - Xác định hàm lượng Glutaraldehyde theo NIOSH Manual of Analytical Methods (NMAM), Fourth Edition 6. Bao gói và bảo quản Bao gói: Đựng trong đồ đựng kín tránh ánh sáng Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 150C đến 250C PHỤ LỤC 4 BENZALKONIUM CHLORIDE - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Định nghĩa Tên hóa học: Benzalkonium Chloride (tên khác: BZK, BKC, BAC, N-Alkyl-N- benzyl-N,N-dimethylammonium chloride; Alkyldimethylbenzylammonium chloride; ADBAC; BC50 BC80; Quaternary ammonium compounds; quats) Công thức hóa học: C6H5CH2N(CH3)2RCl; R= C8H17 to C18H37 Mã số C.A.S.: 8001-54-5 Khối lượng phân tử: phụ thuộc vào R 2. Cảm quan: Bột trắng hoặc trắng hơi vàng hoặc các mảnh trắng hơi vàng như gelatin, hút ẩm, sờ giống xà phòng. 3. Công dụng: Khử trùng, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản 4. Yêu cầu kỹ thuật: Stt Chỉ tiêu Hàm lượng 1 Benzalkonium chloride hoạt (các muối alkylbenzyldimethylamoni clorid, tính theo C22H40ClN (p.t.l. 354,0) đối với chế phẩm khan) 95,0% - 104,0% 2 Nước ≤ 10% 3 Tro sulfat ≤ 0,1% Tham khảo theo Dược điển Việt Nam IV 5. Phương pháp thử: - Lấy mẫu theo TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986). - Xác định hàm lượng Benzalkonium Chloride theo Dược điển Việt Nam IV. - Xác định hàm lượng nước theo Dược điển Việt Nam IV. - Xác định Tro sulfat theo AOAC 900.02 hoặc theo Dược điển Việt Nam IV 6. Bao gói và bảo quản Bao gói: Đựng trong đồ đựng kín tránh ánh sáng Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 150C đến 250C Phụ lục 5 POVIDONE – IODINE - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Định nghĩa Tên hóa học: Povidone – Iodine (tên khác: 2-Pyrrolidinone, 1-ethenyl-, homopolymer, hợp chất iốt.) Công thức hóa học: (C6H9NO)n·xI Mã số C.A.S.: 25655-41-8 Khối lượng phân tử: Rất nhiều 2. Cảm quan: Chất lỏng màu nâu thẫm 3. Công dụng: Khử trùng, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản 4. Yêu cầu kỹ thuật: Stt Chỉ tiêu Hàm lượng 1 Iodide (I) 9 - 12 % 2 Tro sulfat ≤ 0,1% Tham khảo Dược điển Việt Nam IV 5. Phương pháp thử: - Lấy mẫu theo TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986). - Xác định hàm lượng Iodide (I) theo Dược điển Việt Nam IV. - Xác định Tro sulfat theo AOAC 900.02 hoặc theo Dược điển Việt Nam IV 6. Bao gói và bảo quản Bao gói: Đựng trong đồ đựng kín tránh ánh sáng Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 150C đến 250C Phụ lục 6 POTASSIUM MANGANATE - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Định nghĩa Tên hóa học: Potassium manganate (VII) (tên khác: thuốc tím, Potassium permanganate, Potassium manganate(VII), Chameleon mineral, Condy's crystals, Permanganate of potash) Công thức hóa học: KMnO4 Mã số C.A.S.: 7722-64-7 Khối lượng phân tử: 158,034 g/mol 2. Cảm quan: Tinh thể hình lăng trụ màu tím sẫm hoặc gần như đen, hoặc bột dạng hạt, màu tím sẫm hoặc đen nâu, thường có ánh kim, không mùi. 3. Công dụng: Khử trùng, diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản 4. Yêu cầu kỹ thuật: Stt Chỉ tiêu Hàm lượng 1 Kali permanganate, % trọng lượng 99,0 – 100,5 2 Clorid, % trọng lượng ≤ 0,02 3 Sulfat, % trọng lượng ≤ 0,05 4 Các chất không tan trong nước, % trọng lượng ≤ 1,0 5 Asen (As), % trọng lượng ≤ 0,0002 Tham khảo Tiêu chuẩn GB 2513- 2004 Phụ gia thực phẩm - Potassium permanganate (Trung Quốc) và Dược điển Việt Nam IV 5. Phương pháp thử - Lấy mẫu theo TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986). - Xác định hàm lượng Kali permanganat theo Dược điển Việt Nam IV - Xác định hàm lượng Clorid theo Dược điển Việt Nam IV - Xác định hàm lượng Sulfat theo Dược điển Việt Nam IV - Xác định hàm lượng các chất không tan trong nước theo Dược điển Việt Nam IV - Xác định hàm lượng Asen (As) theo TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) 6. Bao gói và bảo quản Bao gói: Đựng trong đồ đựng kín tránh ánh sáng Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 150C đến 250C Phụ lục 7 TRICHLOROISOCYANURIC ACID (TCCA) - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Định nghĩa Tên hóa học: Trichloroisocyanuric Acid (tên khác: TCICA; 1,3,5-trichloro- 1,3,5-triazin-2,4,6 (1 H, H 3, 5 H) -trione; trichloro- s -triazinetrione; clorua isocyanuric) Công thức hóa học: C3Cl3N3O3 Mã số C.A.S.: 87-90-1 Khối lượng phân tử: 232,40 g/mol 2. Cảm quan: Màu trắng, dạng bột, hạt hoặc dạng viên 3. Công dụng: Diệt khuẩn trong nước ao nuôi 4. Yêu cầu kỹ thuật: Stt Chỉ tiêu Hàm lượng 1 Chlorine hoạt tính, % trọng lượng ≥ 90 2 Độ ẩm, % trọng lượng ≤ 0,5 Tham khảo - Tiêu chuẩn HGT 3263-2001 (Trung quốc) - BS EN 15032:2006+A1:2008 Chemicals used for treatment of swimming pool water. Trichloroisocyanuric acid 5. Phương pháp thử: - Lấy mẫu theo TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986). - Xác định Chlorine hoạt tính theo AOAC 955.16 - Xác định độ ẩm theo TCVN 6927:2001 6. Bao gói và bảo quản Bao gói: Đựng trong đồ đựng kín tránh ánh sáng Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ 150C đến 250C Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất PHỤ LỤC 8 ĐÁ VÔI (CaCO3) - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Yêu cầu kĩ thuật Stt Tên chỉ tiêu Mức 1 Hàm lượng canxi cacbonat (CaCO3), %, không nhỏ hơn 85 3 Asen (As), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn 15 4 Cadimi (Cd), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn 1,5 5 Chì (Pb), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn ≤70 - Chỉ tiêu chất lượng tham khảo TCVN 6072:2013 - Chỉ tiêu kim loại nặng tham khảo QCVN 03-MT:2015/BTNMT 2. Phương pháp thử - Lấy mẫu theo QCVN 01-03-2009-BNNPTNT. - Xác định hàm lượng Canxi cacbonat (CaCO3) theo TCVN 9191:2012. Hàm lượng canxi cacbonat (CaCO3) được tính chuyển từ hàm lượng canxi oxit (CaO) nhân với hệ số 1,7857. - Xác định hàm lượng Asen (As) theo TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) - Xác định hàm lượng Chì (Pb), Cadimi (Cd) theo TCVN 6496:2009. 3. Bao gói và bảo quản Bao gói: Đá vôi bột được đóng trong bao bì đảm bảo cách ẩm Bảo quản: Đá vôi được bảo quản trong kho có mái che hoặc silô để tránh ẩm PHỤ LỤC 9 DOLOMITE (CaMg(CO3)2) - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Yêu cầu kĩ thuật Stt Tên các chỉ tiêu Mức 1 Hàm lượng magiê oxit (MgO), % trọng lượng, không nhỏ hơn 19 Hoặc hàm lượng magiê oxit (MgCO3), % trọng lượng, không nhỏ hơn 39,9 2 Hàm lượng canxi oxit (CaO), % trọng lượng, không lớn hơn 32 Hoặc hàm lượng magiê oxit (CaCO3), % trọng lượng, không nhỏ hơn 57 3 Hàm lượng sắt oxit (Fe2O3), % trọng lượng, không lớn hơn 0,15 4 Độ ẩm, % trọng lượng, không lớn hơn 0,5 5 Asen (As), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn 15 6 Cadimi (Cd), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn 1,5 7 Chì (Pb), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn ≤70 - Chỉ tiêu chất lượng tham khảo TCVN 6926:2001 - Chỉ tiêu kim loại nặng tham khảo QCVN 03-MT:2015/BTNMT 2. Phương pháp thử - Lấy mẫu theo QCVN 01-03-2009-BNNPTNT. - Xác định độ ẩm theo TCVN 6927:2001. - Xác định hàm lượng các CaO, MgO theo TCVN 9191:2012. - Xác định hàm lượng Canxi cacbonat (CaCO3) theo TCVN 9191:2012. Hàm lượng canxi cacbonat (CaCO3) được tính chuyển từ hàm lượng canxi oxit (CaO) nhân với hệ số 1,7857. - Xác định hàm lượng Magie cacbonat (MgCO3) theo TCVN 9191:2012. Hàm lượng Magie cacbonat (MgCO3) được tính chuyển từ hàm lượng canxi oxit (MgO) nhân với hệ số 2.1. - Xác định hàm lượng các Fe2O3 theo TCVN 9191:2012. - Xác định hàm lượng Asen (As) theo TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007). - Xác định hàm lượng Chì (Pb) và Cadimi (Cd) theo TCVN 6496:2009. 3. Bao gói và bảo quản Bao gói: Dolomite bột được đóng trong bao bì đảm bảo cách ẩm Bảo quản: Dolomite được bảo quản trong kho có mái che hoặc silô để tránh ẩm PHỤ LỤC 10 ZEOLITE (SIO2) - YÊU CẦU KỸ THUẬT 1. Yêu cầu kĩ thuật Stt Tên các chỉ tiêu Mức 1 SiO2, % trọng lượng ≥ 70 2 Độ ẩm, % trọng lượng, không lớn hơn 0,5 3 Asen (As), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn 15 4 Cadimi (Cd), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn 1,5 5 Chì (Pb), mg/kg trọng lượng khô, không lớn hơn 70 Tham khảo: - Chỉ tiêu chất lượng tham khảo Phụ lục 4 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT - Chỉ tiêu kim loại nặng tham khảo QCVN 03-MT:2015/BTNMT 2. Phương pháp thử - Lấy mẫu theo QCVN 01-03-2009-BNNPTNT. - Xác định hàm lượng Silic dioxit (SiO2) theo TCVN 7131: 2002 - Xác định độ ẩm theo TCVN 6927:2001. - Xác định hàm lượng Asen (As) theo TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) - Xác định hàm lượng Chì (Pb) và Cadimi (Cd) theo TCVN 6496:2009. 3. Bao gói và bảo quản Bao gói: Dolomite bột được đóng trong bao bì đảm bảo cách ẩm Bảo quản: Dolomite được bảo quản trong kho có mái che hoặc silô để tránh ẩm
File đính kèm:
- chat_xu_ly_cai_tao_moi_truong_dung_trong_nuoi_trong_thuy_san.pdf