Chẩn đoán và điều trị hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ (HC) là bệnh lý thường
gặp gây cản trở đường ra thất trái. Các triệu chứng
chính của HC bao gồm: khó thở, đau thắt ngực,
ngất. Nhiều bệnh nhân hẹp van ĐMC không biểu
hiện triệu chứng cơ năng. Tuy nhiên, khi đã có triệu
chứng thì tiên lượng rất tồi.
Siêu âm tim là thăm dò cơ bản giúp chẩn đoán xác
định HC. Siêu âm còn giúp đánh giá nguyên nhân
HC, khảo sát mức độ nặng của HC và phân độ giai
đoạn của HC. Các thông số đo được trên siêu âm như
tốc độ dòng tối đa qua van, diện tích lỗ van, chênh
áp trung bình qua van, có vai trò tiên lượng biến cố
lâm sàng, và là cơ sở để đưa ra quyết định điều trị.
Phẫu thuật thay van ĐMC hoặc thay van ĐMC
qua đường ống thông (TAVI) là các biện pháp điều
trị duy nhất cải thiện triệu chứng và tiên lượng bệnh
nhân HC. Lựa chọn biện pháp điều trị dựa trên tiến
triển của bệnh, tình trạng lâm sàng, có cân nhắc các
yếu tố lợi ích – nguy cơ, cũng như mong muốn của
người bệnh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chẩn đoán và điều trị hẹp van động mạch chủ
CHUYÊN ĐỀ 86 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 Chẩn đoán và điều trị hẹp van động mạch chủ Đinh Huỳnh Linh, Nguyễn Lân Hiếu, Phạm Mạnh Hùng Bộ môn Tim mạch, Đại học Y Hà Nội TÓM TẮT Hẹp van động mạch chủ (HC) là bệnh lý thường gặp gây cản trở đường ra thất trái. Các triệu chứng chính của HC bao gồm: khó thở, đau thắt ngực, ngất. Nhiều bệnh nhân hẹp van ĐMC không biểu hiện triệu chứng cơ năng. Tuy nhiên, khi đã có triệu chứng thì tiên lượng rất tồi. Siêu âm tim là thăm dò cơ bản giúp chẩn đoán xác định HC. Siêu âm còn giúp đánh giá nguyên nhân HC, khảo sát mức độ nặng của HC và phân độ giai đoạn của HC. Các thông số đo được trên siêu âm như tốc độ dòng tối đa qua van, diện tích lỗ van, chênh áp trung bình qua van, có vai trò tiên lượng biến cố lâm sàng, và là cơ sở để đưa ra quyết định điều trị. Phẫu thuật thay van ĐMC hoặc thay van ĐMC qua đường ống thông (TAVI) là các biện pháp điều trị duy nhất cải thiện triệu chứng và tiên lượng bệnh nhân HC. Lựa chọn biện pháp điều trị dựa trên tiến triển của bệnh, tình trạng lâm sàng, có cân nhắc các yếu tố lợi ích – nguy cơ, cũng như mong muốn của người bệnh. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Triệu chứng lâm sàng của HC bao gồm khó thở khi gắng sức, ngất, đau thắt ngực. Tuy nhiên, tam chứng kinh điển này thường chỉ gặp ở bệnh nhân HC giai đoạn cuối. Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi 50 với van ĐMC hai lá van, tuổi 70 với HC do thoái hoá. Với HC do thấp tim, triệu chứng lâm sàng xuất hiện sớm hơn, kèm theo bệnh lý các van tim khác (van hai lá, van ba lá). Nhiều bệnh nhân HC không biểu hiện triệu chứng trong một thời gian dài, mặc dù có tắc nghẽn đáng kể ĐRTT và tăng áp lực buồng tim. Triệu chứng cơ năng Triệu chứng ban đầu là mệt mỏi, giảm dần khả năng gắng sức. Sau đó có các triệu chứng nặng hơn như khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm, cơn khó thở kịch phát về đêm. Đây là hệ quả của suy chức năng tâm trương do tăng áp lực đồ đầy thất, đồng thời thất trái không có khả năng tăng cung lượng tim khi người bệnh gắng sức. Thường chỉ gặp suy chức năng tâm thu trong giai đoạn muộn. Rung nhĩ hoặc tim nhanh đơn thuần có thể làm nặng thêm tình trạng suy tim. Triệu chứng đau ngực gặp ở khoảng 2/3 bệnh nhân HC khít. Các nguyên nhân gây đau ngực bao gồm: tăng tiêu thụ ôxy cơ tim (phì đại thất trái) trong khi cung cấp ôxy cho cơ tim bị giảm, giảm lưu lượng máu mạch vành, tăng áp lực tâm trương thất trái dẫn đến giảm tưới máu mô cơ tim. Ngoài ra, 50% bệnh nhân HC khít có hẹp đáng kể ĐMV. Đau ngực trong bệnh cảnh HC có biểu hiện tương tự như đau thắt ngực trong bệnh mạch vành, đau tăng lên khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi. Triệu chứng ngất do giảm tưới máu não, là hệ quả của tắc nghẽn cố định đường tống máu thất trái và giảm khả năng tăng cung lượng tim. Một số bệnh nhân có ngất khi nghỉ, căn nguyên là rung nhĩ nhanh và nhĩ trái không có tác dụng đẩy máu xuống thất, hoặc do nghẽn dẫn truyền nhĩ – thất hoàn toàn nếu vôi hoá van ĐMC tiến triển ảnh hưởng tới đường dẫn truyền. Một số bệnh nhân đột tử có xuất huyết tiêu hoá, thường là trong bệnh cảnh loạn sản mạch máu (angiodysplasia) gây chảy máu đại tràng phải. Bệnh nhân HC, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi có van ĐMC hai lá, tăng nguy cơ bị viêm nội tâm mạc CHUYÊN ĐỀ 87TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 nhiễm khuẩn. Có thể gặp tai biến mạch não, hoặc tai biến mạch não thoáng qua do vi huyết khối hình thành trên lá van ĐMC dày lên. Đôi khi, van ĐMC vôi hoá nhiều có thể gây tắc mạnh hệ thống (mạch não, mạch thận, mạch vành). Mặc dù đột tử có thể là triệu chứng của hẹp van ĐMC, đã số bệnh nhân đột tử thường biểu hiện các triệu chứng lâm sàng khác trước đó. Triệu chứng thực thể Triệu chứng nổi bật của HC là mạch cảnh nẩy yếu và trễ, là dấu hiệu tốt nhất cho phép ước lượng mức độ HC tại giường. Một số bệnh nhân lớn tuổi bắt mạch lại vẫn thấy gần giống bình thường do giảm độ chun giãn của thành mạch, nên gây ước lượng thấp mức độ HC. Khi nghe tim, tiếng T1 thường không thay đổi. Tuy nhiên có thể nghe thấy tiếng click tống máu ngay trước tiếng T1. Tiếng T2 mờ và đơn độc, do van ĐMC đóng chậm, cùng thời điểm với van động mạch phổi. Có thể gặp T2 tách đôi nghịch thường nếu HC khít kèm rối loạn chức năng thất trái. Nghe thấy tiếng thổi tâm thu tống máu ở phía trên bên phải xương ức, lan lên cổ, đạt cường độ cao nhất vào đầu-giữa tâm thu. Mức độ HC càng nặng, tiếng thổi càng dài hơn, mạnh hơn và đạt cực đại chậm hơn (cuối kỳ tâm thu). Tuy nhiên, cường độ tiếng thổi không liên quan chặt với mức độ hẹp do cường độ tiếng thổi có thể giảm nhẹ đi nếu cung lượng tim giảm nhiều hoặc chức năng thất trái giảm nặng. Tiếng thổi tâm thu ở bệnh nhân HC không phải thổi cố định mà biến đổi động học. Tiếng thổi tăng lên khi bệnh nhân ngồi xổm (tăng thể tích tâm thu), giảm đi khi bệnh nhân đứng hoặc làm nghiệm pháp Valsava (giảm lưu lượng máu qua van ĐMC). Ngoài ra, có thể gặp các tiếng thổi của hở van ĐMC do hẹp thường đi kèm hở van. Hiện tượng Gallevardin xảy ra trong một số trường hợp hẹp van ĐMC nặng, vôi hoá: thành phần âm sắc cao của tiếng thổi lại lan xuống mỏm tim, dễ lẫn với tiếng thổi của hở van hai lá kèm theo. CÁC THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN Điện tâm đồ Thường có dày nhĩ trái (80%) và phì đại thất trái (85%) [1]. Tuy nhiên không có phì đại thất trái không đồng nghĩa với loại trừ HC khít. Có thể gặp dấu hiệu tăng gánh thất trái với sóng T âm, ST chênh xuống ở các chuyển đạo có phức bộ QRS dương. Rối loạn nhịp ít khi xảy ra, chủ yếu ở giai đoạn cuối và đa số là rung nhĩ, nhất là khi có kèm bệnh van hai lá. Bloc nhĩ thất có thể gặp khi có áp xe vòng van biến chứng của viêm nội tâm mạc, hoặc vôi hoá lan toả van ĐMC gây ảnh hưởng đường dẫn truyền. Xquang ngực Chụp XQ ngực ít có giá trị chẩn đoán do hình ảnh có thể hoàn toàn bình thường. Bóng tim giống hình chiếc ủng nếu phì đại thất trái đồng tâm. Một vài hình ảnh khác có thể bắt gặp là hình ảnh vôi hoá van ĐMC ở người lớn tuổi (phim nghiêng) hoặc giãn đoạn ĐMC lên sau hẹp. Siêu âm tim Siêu âm tim là thăm dò cơ bản cần được tiến hành ở mọi bệnh nhân nghi ngờ hẹp van ĐMC. Siêu âm giúp chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân, đánh giá mức độ nặng, tiên lượng tiến triển của bệnh và sàng lọc các bệnh nhân phù hợp với chỉ định thay van ĐMC (phẫu thuật hoặc thay van qua đường ống thông). Dựa trên hình ảnh siêu âm qua thành ngực, có thể đánh giá sơ bộ căn nguyên gây HC: • HC do thoái hoá: lá van dày, cứng, kèm theo nốt vôi hoá có bóng cản. Quá trình vôi hoá thường tiến triển từ thân cho tới bờ mép van, làm giảm dần di động lá van đến độ gần như cố định. Van hạn chế di động, nhưng không dính mép van. • Van ĐMC hai lá van: hai lá van mở dạng vòm trong thì tâm thu. Trường hợp phổ biến nhất (chiếm 70-80%) là dính lá vành trái và lá vành phải CHUYÊN ĐỀ 88 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 bẩm sinh. Ở mặt cắt trục ngắn, có thể thấy lá trước lớn, van ĐMC mở theo chiều trước – sau. Van ĐMC hai lá van thường đi kèm theo giãn xoang Valsava và ĐMC lên, mức độ giãn ĐMC phụ thuộc hình thái van. • Hẹp chủ do thấp: dính mép van, các nốt dày lên của lá van, dày khu trú ở bờ tự do nhiều hơn so với thân lá van. Ba lá van ĐMC mở dạng tam giác đặc trưng trong thì tâm thu, kèm theo tổn thương van hai lá phối hợp. Siêu âm Doppler đo tốc độ dòng qua van, chênh áp qua van, và tính diện tích lỗ van ĐMC theo phương trình liên tục. Đây là các thông số sử dụng để đánh giá mức độ hẹp van. Trong đó, tốc độ dòng tối đa qua van (Vmax) là yếu tố tiên lượng có giá trị mạnh nhất, ở cả bệnh nhân hẹp chủ nhẹ lẫn bệnh nhân hẹp chủ khít. Nghiên cứu của Rosenhek và cộng sự cho thấy: tỉ lệ xuất hiện biến cố tim mạch trong 3 năm lần lượt là 51%, 67%, 89% ở các bệnh nhân có tốc độ dòng tối đa từ 4,0-5,0m/giây, 5,0- 5,5m/giây, và trên 5,5m/giây [2]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tỉ lệ xuất hiện biến cố của những bệnh nhân hẹp chủ khít có Vmax tăng trên 0,3m/giây mỗi năm là 79% trong vòng 2 năm [3]. Phân độ hẹp van ĐMC theo khuyến cáo của AHA/ACC 2014 được trình bày trong bảng 1, chia thành các giai đoạn A, B, C, D [4]. • Giai đoạn A: những người có nguy cơ bị HC, không triệu chứng lâm sàng, với Vmax < 2 m/giây. Đây là các đối tượng van ĐMC hai lá van, xơ hoá van ĐMC hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh van ĐMC như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. • Giai đoạn B: HC tiến triển, kèm theo vôi hoá lá van mức độ nhẹ đến vừa. Bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng cơ năng, dù nghe tim có tiếng thổi tâm thu. • Giai đoạn C: HC khít không triệu chứng, các lá van giảm di động. Vmax ≥ 4 m/giây, diện tích lỗ van ĐCM ≤ 1 cm2. Giai đoạn C1: chức năng thất trái bình thường. Giai đoạn C2: EF giảm < 50%. • Giai đoạn D: HC khít có triệu chứng lâm sàng. - D1: HC khít với chênh áp qua van ĐMC ≥ 40 mmHg. - D2: HC khít chênh áp thấp (< 40 mmHg), EF thấp < 50%. - D3: HC khít chênh áp thấp, chức năng tim EF ≥ 50%. Buồng thất trái nhỏ với cung lượng tim thấp (thể tích tâm thu < 35 mL/m2). Siêu âm tim qua thành ngực còn giúp đánh giá cấu trúc, chức năng tim và các tổn thương van phối hợp. Thành thất trái phì đại đồng tâm, tuy nhiên kích thước thất trái thường ít thay đổi. Chức năng tâm thu thất trái có thể bình thường dù hẹp khít van. Bệnh nhân HC EF giảm có tiên lượng rất tồi. Hay gặp hở van hai lá, do vôi hoá vòng van và dày lá van. Mức độ hở hai lá từ nhẹ đến vừa, và nặng thêm do tăng áp lực tâm thu thất trái. Tình trạng chênh áp qua van ĐMC thấp ở bệnh nhân cung lượng tim thấp (low-flow, low-gradient) được định nghĩa là hẹp chủ có diện tích lỗ van dưới 1cm2, chênh áp qua van 25-40mmHg, cùng với chức năng tâm thu EF giảm. Nguy cơ biến cố khi tiến hành thay van cho những đối tượng hẹp chủ cung lượng thấp, chênh áp thấp rất cao. Tỉ lệ tử vong trong mổ có thể lên đến 33% [1]. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng cũng như EF sẽ được cải thiện đáng kể nếu bệnh nhân được phẫu thuật thành công. Trong bệnh cảnh này, cần tiến hành siêu âm tim gắng sức với dobutamine, để chẩn đoán phân biệt lá van ĐMC hạn chế di động do vôi hoá và dày lá van, hay do thể tích tâm thu giảm. Nếu bệnh nhân thực sự có hẹp chủ khít, khi truyền dobutamine, diện tích lỗ van không thay đổi còn tốc độ dòng qua van và chênh áp qua van sẽ tăng lên rõ rệt. Siêu âm qua thực quản có thể đo trực tiếp diện tích lỗ van (2D), nhưng khó lấy được phổ Doppler của dòng chảy qua van bị hẹp hơn. Công cụ này rất có ích để đánh giá hình thái van ĐMC trong bệnh hẹp van ĐMC bẩm sinh. CHUYÊN ĐỀ 89TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 Bả ng 1 . P hâ n đ ộ g ia i đ oạ n c ủa hẹ p c hủ [4 ] G ia i đo ạn Tr iệ u c hứ ng G iả i p hẫ u v an Đ M C H uy ết đ ộn g h ọc EF Vô i h oá va n D i đ ộn g va n Ti êu ch uẩ n ch ín h Đ án h gi á k há c A Có ng uy cơ H C ( kh ôn g tri ệu ch ứn g) + Bì nh th ườ ng Tố c đ ộ d òn g < 2 m /g iây Bì nh th ườ ng B Ti ến tr iển (k hô ng tr iệu ch ứn g) ++ ↓ ho ặc ↓↓ H C n hẹ : t ốc đ ộ dò ng q ua va n 2,0 -2 ,9 m /g iây h oặ c ch ên h á p t ru ng bì nh < 20 m m H g H C vừ a: tố c đ ộ dò ng q ua va n 3,0 -3 ,9 m /g iây h oặ c ch ên h á p t ru ng bì nh 20 -3 9 m m H g C 1 H C kh ít k hô ng tr iệu ch ứn g v ới E F b ảo tồ n ++ + ↓↓ ↓ H C k hí t: tố c độ d òn g qu a va n ≥ 4 m /g iây h oặ c ch ên h á p t ru ng bì nh ≥ 40 m m H g H C rấ t k hí t: tố c đ ộ dò ng q ua va n ≥ 5 m /g iây h oặ c ch ên h á p t ru ng bì nh ≥ 60 m m H g D iện tíc h v an Đ M C ≤ 1c m 2 H oặ c c hỉ số A VA i ≤ 0, 6 c m 2 / m 2 Bì nh th ườ ng C 2 H C kh ít k hô ng tr iệu ch ứn g v ới E F g iảm ++ + ↓↓ ↓ Tố c độ d òn g qu a va n ≥ 4 m /g iây h oặ c ch ên h áp tru ng bì nh ≥ 40 m m H g D iện tíc h v an Đ M C ≤ 1c m 2 H oặ c c hỉ số A VA i ≤ 0, 6 c m 2 / m 2 < 5 0% D 1 H C kh ít c ó t riệ u c hứ ng , ch ên h á p q ua va n c ao ++ ++ ↓↓ ↓↓ Tố c độ d òn g qu a va n ≥ 4 m /g iây h oặ c ch ên h áp tru ng bì nh ≥ 40 m m H g D iện tíc h v an Đ M C ≤ 1 c m 2 , c ó th ể l ớn hơ n n ếu có hở va n Đ M C kè m th eo Bì nh th ườ ng ho ặc gi ảm D 2 H C kh ít c ó t riệ u c hứ ng , ch ên h á p q ua va n g iảm , EF gi ảm ++ ++ ↓↓ ↓↓ Tố c độ d òn g qu a va n ≥ 4 m /g iây h oặ c ch ên h áp tru ng bì nh ≥ 40 m m H g Si êu âm vớ i D ob ut am in e c ho th ấy di ện tíc h v an Đ M C ≤ 1 c m 2 vớ i tố c đ ộ d òn g ≥ 4 m /g iây <5 0% D 3 H C kh ít c ó t riệ u c hứ ng , ch ên h á p q ua va n g iảm , EF bì nh th ườ ng ++ ++ ↓↓ ↓↓ Tố c độ d òn g qu a va n ≥ 4 m /g iây h oặ c ch ên h áp tru ng b ìn h ≥ 40 m m H g, đo kh i h uy ết áp tâ m th u < 14 0 m m H g C hỉ số A VA i ≤ 0, 6 c m 2 / m 2 v à t hể tíc h t ốn g m áu < 35 m L/ m 2 Bì nh th ườ ng CHUYÊN ĐỀ 90 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 Thông tim thăm dò huyết động Trước đây thông tim là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và lượng giá hẹp van động mạch chủ. Tuy nhiên ngày nay, siêu âm tim dần dần đã được chấp nhận rộng rãi như một phương tiện để chẩn đoán và đánh giá HC thay thế cho thông tim. Nguy cơ tử vong sau thông tim ở bệnh nhân hẹp khít van ĐMC là 0,2% [1]. Chỉ định – chống chỉ định thông tim a. Chỉ định Thông tim ở bệnh nhân hẹp van ĐMC trong các trường hợp sau [5]: • Chụp ĐMV ở bệnh nhân hẹp van ĐMC trước khi tiến hành phẫu thuật thay van ĐMC, ở bệnh nhân có nguy cơ cao tổn thương ĐMV: bệnh nhân nam tuổi >40 và nữ tuổi >50 (khuyến cáo IB). • Thông tim trái khảo sát huyết động đánh giá mức độ nặng của HC ở các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhưng thăm dò không xâm nhập không thống nhất hoặc khó đánh giá (khuyến cáo IC). • Chụp ĐMV trước phẫu thuật Ross để đánh giá vị trí và lỗ vào ĐMV, khi các thăm dò không xâm nhập không đánh giá được (khuyến cáo IC). b. Chống chỉ định • Thông tim đánh giá mức độ HC khi các thăm dò không xâm nhập đã cung cấp đủ thông tin (khuyến cáo IIIC). • Thông tim đánh giá chức năng thất trái và mức độ HC ở bệnh nhân HC không triệu chứng (khuyến cáo IIIC). Các thông số thu được khi thông tim Hệ thống thăm dò huyết động sẽ tính toán chênh áp tối đa, chênh áp trung bình, và chênh áp đỉnh-đỉnh qua van ĐMC. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chênh áp qua van ĐMC khảo sát bằng thông tim có tương quan tuyến tính với chênh áp đo trê ... ông đủ điều kiện thay van ĐMC. Các biến chứng của nong hẹp van ĐMC bao gồm thủng buồng thất trái gây tràn máu màng tim, hở van ĐMC cấp (thường do chọn bóng quá lớn), biến chứng mạch máu. Một số trường hợp cung lượng tim giảm dần sau khi nong van, dẫn tới tử vong, căn nguyên là do quá trình bơm bóng làm tăng áp lực lên thành thất trái, làm nặng thêm chênh áp qua ĐRTT và giãn buồng tim. Tỉ lệ tử vong chung của thủ thuật này khoảng 2-5% [9]. Phẫu thuật thay van ĐMC Phẫu thuật thay van ĐMC là lựa chọn hàng đầu để giải phóng ĐRTT ở bệnh nhân hẹp van ĐMC. Thời gian gần đây, thay van ĐMC qua đường ống thông (TAVI) là một biện pháp điều trị thay thế cho các bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật, hoặc phẫu thuật nguy cơ cao. Chỉ định Khuyến cáo 2017 của AHA/ACC, cũng như khuyến cáo của ESC/EACTS năm 2012 về điều trị bệnh lý van tim đưa ra chỉ định thay van ĐMC trong các trường hợp sau. Bảng 2. Khuyến cáo thay van ĐMC ở bệnh nhân HC [4] Mức độ Khuyến cáo I HC khít có triệu chứng (giai đoạn D1) I HC khít không triệu chứng (C2) có EF <50% I HC khít (giai đoạn C/D) cần phẫu thuật khác ở tim IIa HC rất khít không triệu chứng (giai đoạn C1, Vmax ≥5m/giây, nguy cơ phẫu thuật thấp IIa HC khít không triệu chứng (C1) có giảm khả năng gắng sức và tụt huyết áp khi gắng sức IIa HC khít chênh áp thấp, cung lượng thấp (giai đoạn D2) khi làm siêu âm gắng sức có tốc độ dòng qua van ≥4m/giây, diện tích lỗ van ≤1cm2 IIa HC vừa (giai đoạn B) cần phẫu thuật khác ở tim IIb HC khít không triệu chứng (giai đoạn C1), bệnh tiến triển nhanh, nguy cơ phẫu thuật thấp Các loại phẫu thuật thay van ĐMC Lựa chọn phẫu thuật và loại van phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, nguy cơ dùng thuốc chống đông, đặc điểm giải phẫu, chức năng thất trái, mức CHUYÊN ĐỀ 93TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 Bảng 3. Chỉ định TAVI theo AHA/ACC 2017 [5] Khuyến cáo Mức độ Chỉ định TAVI cho các bệnh nhân HC khít có triệu chứng lâm sàng, không thể tiến hành phẫu thuật, và có kì vọng sống sau thủ thuật lớn hơn 12 tháng IA Chỉ định TAVI cho các bệnh nhân HC khít có triệu chứng lâm sàng, có nguy cơ phẫu thuật cao, tuỳ thuộc vào đánh giá nguy cơ, lợi ích, cũng như mong muốn của người bệnh IA Chỉ định TAVI như một biện pháp thay thế cho phẫu thuật thay van ĐMC ở các bệnh nhân HC khít có triệu chứng lâm sàng, có nguy cơ phẫu thuật trung bình, tuỳ thuộc vào đánh giá nguy cơ, lợi ích, cũng như mong muốn của người bệnh IIa-B độ hoạt động thể lực, dự tính mổ lại... a. Phẫu thuật Ross (ghép van tự thân) Van và thân động mạch phổi được cắt luôn cả khối rồi thay vào vị trí của van động mạch chủ đồng thời cắm lại hai động mạch vành. Chỗ van động mạch phổi bị cắt sẽ được thay thế bằng một van động mạch phổi đồng loài. Van ghép tự thân kiểu này rất tốt về huyết động, không cần dùng thuốc chống đông, ít vôi hoá hơn so với các van sinh học khác, có thể lớn lên theo phát triển của cơ thể, có đặc tính chống nhiễm trùng rất cao nên rất phù hợp để làm ở trẻ nhỏ hoặc ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, song đòi hỏi kỹ thuật cao và thời gian phẫu thuật kéo dài, dễ gây ra nhiều rối loạn sau mổ. Tiên lượng lâu dài phụ thuộc vào mức độ hở van động mạch chủ, bệnh lý van động mạch phổi (hở, hẹp) hay các rối loạn chức năng thất phải (thứ phát sau bệnh van động mạch phổi). b. Thay van ĐMC sinh học Thường được chỉ định cho bệnh nhân tuổi cao, có nguy cơ chảy máu khi dùng thuốc chống đông. Trong vòng 10 năm, 80-90% van thoái hoá gây hở hoặc hẹp do thủng lá van, giảm vận động, rò quanh chân van. Không cần dùng chống đông lâu dài sau thay van vì nguy cơ huyết khối thấp. Phần lớn đều có chênh áp qua van ngay sau mổ (vì bị vòng van, khung đỡ cản trở một phần), ở mức độ nhiều hơn so với van cơ học vì thế khi thay, cần chọn loại van có kích thước lớn nhất có thể được để giảm bớt chênh áp qua van. c. Thay van ĐMC cơ học Các loại van thường dùng là St. Jude Medical, Metronic-Hall và Carbomedics. Bệnh nhân sau thay van loại này phải uống thuốc chống đông để giảm nguy cơ tạo huyết khối ở van và các biến chứng tắc mạch khác. Độ bền của loại van này là cao nhất nếu duy trì được điều trị chống đông và dự phòng kháng sinh cẩn thận trong nhiều năm. d. Phẫu thuật tái tạo van ĐMC theo phương pháp Ozaki Đây là kỹ thuật tái tạo van ĐMC, sử dụng màng ngoài tim người, nhờ đó tránh được nguy cơ dùng thuốc chống đông kéo dài, đặc biệt hiệu quả ở các bệnh nhân vòng van ĐMC nhỏ, hoặc có viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Các kết quả nghiên cứu bước đâu cho thấy kỹ thuật này cải thiện rõ rệt chênh áp qua van và diện tích lỗ van. Thời gian nằm viện của người bệnh cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên cần thời gian theo dõi để đánh giá độ bền van cũng như hiệu quả lâu dài. Thay van ĐMC qua đường ống thông (TAVI) Thay van ĐMC qua đường ống thông là biện pháp thay thế để điều trị bệnh nhân hẹp khít van ĐMC, đặc biệt ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc nguy cơ phẫu thuật cao. Chỉ định của TAVI Theo khuyến cáo AHA/ACC 2017, chỉ định TAVI trong các trường hợp sau. CHUYÊN ĐỀ 94 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 Đại cương kĩ thuật TAVI Có thể chia các loại van sinh học hiện hành thành ba nhóm: van nở bằng bóng (SAPIEN 3), van tự nở (Evolut, Portico, ACURATE neo, Allegra), và nở theo cơ chế cơ học (LOTUS). Tiến hành TAVI trong phòng tim mạch can thiệp hoặc phòng mổ hybrid. Có thể thực hiện vô cảm bằng gây mê nội khí quản hoặc gây tê tại chỗ. Các bước chính tiến hành thủ thuật như sau: • Mở đường vào động mạch đùi theo phương pháp Seldinger • Đặt điện cực tạm thời vào buồng thất phải • Từ đường động mạch đùi, lái ống thông qua van ĐMC xuống buồng thất trái. Đánh giá chênh áp qua van ĐMC trước thủ thuật. • Nong van ĐMC bằng bóng. • Thả van ĐMC sinh học dưới hướng dẫn của màn tăng sáng. • Đánh giá chênh áp qua van ĐMC và chụp kiểm tra gốc ĐMC sau thủ thuật. Tiến hành nong lại van bằng bóng nếu có chỉ định. • Rút dụng cụ, đóng mạch máu bằng dụng cụ đóng mạch chuyên dụng. Hình 2. Các bước tiến hành TAVI với van Evolut R A: đưa dây dẫn siêu cứng vào buồng thất trái. B: nong van ĐMC bằng bóng. C: thả van tự nở dưới hướng dẫn của màn tăng sáng. D: thả van thành công, van nở hoàn toàn Một số thử nghiệm lâm sàng về TAVI Rất nhiều thử nghiệm lâm sàng được tiến hành, cho thấy hiệu quả của kĩ thuật TAVI khi so sánh với điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật tim hở [10], trên các nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau. So sánh TAVI (van SAPIEN) với điều trị nội khoa cho thấy TAVI cải thiện tiên lượng so với điều trị thuốc và/hoặc nong van ĐMC bằng bóng. Tỉ lệ tử vong sau 1 năm ở nhóm TAVI chỉ là 30,7%, so với nhóm nội khoa là 50,7%. [11, 12]. So sánh TAVI với phẫu thuật thay van ĐMC ở bệnh nhân hẹp chủ khít nguy cơ phẫu thuật cao, tỉ lệ tử vong của hai nhóm tương đương nhau sau 1 và 2 năm theo dõi. Tỉ lệ TBMN của nhóm TAVI cao hơn (5,5% so với 2,4%, p=0,04), nhưng tỉ lệ xuất huyết nặng ở nhóm phẫu thuật tim hở lại cao hơn [13]. Nghiên cứu CoreValve US cho thấy TAVI ưu điểm hơn mổ thay van ở bệnh nhân nguy cơ phẫu thuật cao, với tỉ lệ tử vong sau 1 năm thấp hơn (14% so với 19%), diện tích van ĐMC được mở rộng hơn (1,9cm2, so với 1,6cm2), đồng thời chênh áp qua van thấp hơn (8,8mmHg so với 11,7mmHg) [14]. Năm 2016, thử nghiệm PARTNER 2 so sánh TAVI (van SAPIEN 3) với phẫu thuật thay van ĐMC ở 2032 bệnh nhân nguy cơ phẫu thuật trung bình. Kết quả: tỉ lệ biến cố đích (tử vong hoặc TBMN) sau 2 năm theo dõi không khác biệt giữa hai nhóm (p=0,25). Xét riêng các bệnh nhân được thay van qua đường động mạch đùi, TAVI có tỉ lệ biến cố thấp hơn phẫu thuật (hình 2) [15]. Năm 2017, thử nghiệm SURTAVI, so sánh TAVI với phẫu thuật ở bệnh nhân nguy cơ phẫu thuật trung bình, cũng cho thấy tỉ lệ tử vong/TBMN của TAVI không cao hơn phẫu thuật (12,6% so với CHUYÊN ĐỀ 95TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 14%). TAVI tăng nguy cơ cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, tỉ lệ HoC cao hơn, nhưng phẫu thuật lại có tỉ lệ suy thận cấp, xuất huyết phải truyền máu, và rung nhĩ mới xuất hiện cao hơn [16]. Như vậy, kết quả các thử nghiệm lâm sàng, đều khá đồng nhất, khẳng định TAVI không kém hơn phẫu thuật tim hở, với tỉ lệ tử vong và biến chứng tương đương (hình 3). Hình 3. So sánh TAVI với phẫu thuật thay van ĐMC [17] Số b iế n cố tr on g 10 00 ca T AV I ( tr on g vò ng 2 n ăm ) Với các kết quả nghiên cứu mới, chỉ định TAVI ngày càng được mở rộng cho các đối tượng khác như HC có nguy cơ phẫu thuật trung bình, HC ở bệnh nhân van ĐMC hai lá van, thoái hoá van nhân tạo sau phẫu thuật thay van ĐMC. Biến chứng Các biến chứng chính của TAVI bao gồm: tai biến mạch não, hở cạnh chân van sinh học, rối loạn dẫn truyền, biến chứng ở đường vào mạch máu, thủng tim, vỡ vòng van ĐMC, bít tắc động mạch vành. Lựa chọn phẫu thuật thay van ĐMC hay TAVI Bản cập nhật khuyến cáo năm 2017 của AHA/ ACC năm 2017 đã đưa ra khuyến cáo về lựa chọn điều trị trong trường hợp cần thay van ĐMC như sau [5]: Bảng 4. Khuyến cáo về thay van ĐMC cho bệnh nhân HC Mức độ Bằng chứng Khuyến cáo I C Ở bệnh nhân HC có nguy cơ phẫu thuật cao, cần có sự hội chẩn của đội tim mạch (heart team) gồm các chuyên gia về bệnh van tim, chân đoán hình ảnh, tim mạch can thiệp, gây mê hồi sức tim mạch, phẫu thuật viên tim mạch, để thống nhất giải pháp điều trị tối ưu I B Phẫu thuật thay van ĐMC được khuyến cáo cho bệnh nhân HC khít có triệu chứng (giai đoạn D) và bệnh nhân HC không triệu chứng nhưng có chỉ định phẫu thuật, nếu nguy cơ phẫu thuật thấp hoặc trung bình CHUYÊN ĐỀ 96 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 I A Phẫu thuật thay van ĐMC hoặc TAVI được khuyến cáo cho bệnh nhân HC khít có triệu chứng (giai đoạn D) và có nguy cơ phẫu thuật cao, tuỳ thuộc vào mong muốn của người bệnh, và cân nhắc các yếu tố lợi ích – nguy cơ I A TAVI được chỉ định cho bệnh nhân HC khít có triệu chứng, và không thể tiến hành phẫu thuật, nếu kì vọng sống sau thủ thuật lớn hơn 12 tháng IIa B TAVI có thể là biện pháp điều trị thay thế cho phẫu thuật ở các bệnh nhân HC khít có triệu chứng (giai đoạn D) và có nguy cơ phẫu thuật trung bình, tuỳ thuộc vào các yếu tố lợi ích, nguy cơ, và mong muốn của người bệnh IIb C Nong van ĐMC bằng bóng qua da có thể tiến hành như một biện pháp tạm thời để chuẩn bị cho phẫu thuật thay van ĐMC hoặc TAVI, ở các bệnh nhân HC khít III B Chống chỉ định tiến hành TAVI ở các bệnh nhân có nhiều bệnh phối hợp khiến việc điều trị hẹp van ĐMC không mang lại lợi ích KẾT LUẬN • HC là bệnh lý thường gặp gây cản trở ĐRTT. Các triệu chứng chính của HC bao gồm: khó thở, đau thắt ngực, ngất. HC khi đã biểu hiện triệu chứng lâm sàng thì tiên lượng rất tồi. • Siêu âm tim là thăm dò cơ bản giúp chẩn đoán xác định HC, đánh giá nguyên nhân HC, khảo sát mức độ nặng của HC và phân độ giai đoạn của HC. • Phẫu thuật thay/tạo hình van ĐMC và thay van ĐMC qua đường ống thông (TAVI) là các biện pháp duy nhất được chứng minh cải thiện triệu chứng và tiên lượng của người bệnh. Lựa chọn biện pháp điều trị dựa vào tình trạng lâm sàng, tiến triển của bệnh, có cân nhắc các yếu tố lợi ích – nguy cơ, cũng như mong muốn của người bệnh. ABSTRACT Aortic stenosis (AS) is the most common cause of left ventricular outflow obstruction. Clinical symptoms of AS include dypsnea, chest pain, and syncope. Many patients with severe AS are asymptomatic. However, when cardiac symptoms develop, mortality in AS patients dramatically increases. A transthoracic echocardiogram (TTE) is indicated to diagnose and evaluate. The echocardiographic exam evaluates valve anatomy and structure, as well as hemodynamic consequences of the disease. Echocardiographic findings are used as an assessment of the severity of AS, and as a guidance for intervention. Surgical aortic valve replacement (AVR) and transcatheter aortic valve implantation (TAVI) are the only effective treatments for severe aortic stenosis (AS). Recommendations for surgical valve replacement for AS are based upon comparisons of the natural history of patients with AS to outcomes after surgical AVR TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mann, D., et al., Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, Single Volume 10th Edition. 2014, Elsevier Sauders. p. 1448-1490. 2. Rosenhek, R., et al., Natural history of very severe aortic stenosis. Circulation, 2010. 121(1): p. 151-6. CHUYÊN ĐỀ 97TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018 3. Rosenhek, R., et al., Predictors of outcome in severe, asymptomatic aortic stenosis. N Engl J Med, 2000. 343(9): p. 611-7. 4. Otto, C.M. and R.A. Nishimura, New ACC/AHA valve guidelines: aligning definitions of aortic stenosis severity with treatment recommendations. Heart, 2014. 100(12): p. 902-4. 5. Nishimura, R.A., et al., 2017 AHA/ACC Focused Update of the 2014 AHA/ACC Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol, 2017. 70(2): p. 252-289. 6. Currie, P.J., et al., Continuous-wave Doppler echocardiographic assessment of severity of calcific aortic stenosis: a simultaneous Doppler-catheter correlative study in 100 adult patients. Circulation, 1985. 71(6): p. 1162-9. 7. Nadir, M.A., et al., Impact of renin-angiotensin system blockade therapy on outcome in aortic stenosis. J Am Coll Cardiol, 2011. 58(6): p. 570-6. 8. Stoddard, M.F., et al., Immediate and short-term effects of aortic balloon valvuloplasty on left ventricular diastolic function and filling in humans. J Am Coll Cardiol, 1989. 14(5): p. 1218-28. 9. Kern, M.J., Percutaneous aortic balloon valvuloplasty. Am Heart J, 1989. 118(6): p. 1360-1. 10. Krasopoulos, G., et al., European real world trans-catheter aortic valve implantation: systematic review and meta-analysis of European national registries. J Cardiothorac Surg, 2016. 11(1): p. 159. 11. Leon, M.B., et al., Transcatheter aortic-valve implantation for aortic stenosis in patients who cannot undergo surgery. N Engl J Med, 2010. 363(17): p. 1597-607. 12. Carabello, B.A., Transcatheter aortic-valve implantation for aortic stenosis in patients who cannot undergo surgery. Curr Cardiol Rep, 2011. 13(3): p. 173-4. 13. Smith, C.R., et al., Transcatheter versus surgical aortic-valve replacement in high-risk patients. N Engl J Med, 2011. 364(23): p. 2187-98. 14. Barker, C.M. and M.J. Reardon, The CoreValve US pivotal trial. Semin Thorac Cardiovasc Surg, 2014. 26(3): p. 179-86. 15. Leon, M.B., et al., Transcatheter or Surgical Aortic-Valve Replacement in Intermediate-Risk Patients. N Engl J Med, 2016. 374(17): p. 1609-20. 16. Reardon, M.J., et al., Surgical or Transcatheter Aortic-Valve Replacement in Intermediate-Risk Patients. N Engl J Med, 2017. 376(14): p. 1321-1331. 17. Siemieniuk, R.A., et al., Transcatheter versus surgical aortic valve replacement in patients with severe aortic stenosis at low and intermediate risk: systematic review and meta-analysis. BMJ, 2016. 354: p. i5130.
File đính kèm:
- chan_doan_va_dieu_tri_hep_van_dong_mach_chu.pdf