Chăm sóc hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật cắt ruột non ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1& 2 từ 1/1/2005-31/12/2007

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, các biện pháp chăm sóc và kết quả điều trị của bệnh nhi

HCRN sau phẫu thuật cắt ruột non.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca.

Kết quả: tại bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 từ 1/1/2005-31/12/2007 có 51 bệnh nhân. 84,3 % là sơ sinh, đa số do

bất thường giải phẫu đường tiêu hoá. Tỉ lệ mất hồi tràng cao (88,4%), hậu môn tạm chủ yếu ở hỗng tràng. Nuôi

tĩnh mạch chưa đầy đủ, sử dụng catheter trung ương ít và phải rút bỏ sớm do nhiễm trùng. Thời gian cho ăn

đường miệng lại chậm do rối loạn vận động ruột. Các can thiệp nội và ngoại khoa hỗ trợ chưa thường xuyên và

chưa thống nhất. Biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng huyết (95,3% sơ sinh và 100% ngoài sơ sinh) do

Staphylococus coagulase, Candida albicans, Klebsiella pneumoniae, ứ mật, hạ natri máu, rối loạn vận động ruột.

Tử vong 56,9%, do NTH chiếm 72,4%, có 33,3% tử vong trong hồi sức sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện và

thời gian nuôi tĩnh mạch dài hơn ở nhóm mất van hồi manh tràng, đại tràng không nguyên vẹn, ngoài tuổi sơ

sinh, có bất thường giải phẫu đường tiêu hoá, mất hồi tràng, được đặt catheter trung ương, nuôi qua sonde hỗ

trợ. Tỉ lệ tử vong cao hơn ở nhóm mất van hồi manh tràng, đại tràng không nguyên vẹn, ăn đường miệng trở lại

muộn hơn, ngoài tuổi sơ sinh, mất hồi tràng, nằm hồi sức sau mổ lâu hơn, có hạ Na máu.

Kết luận: HCRN sau phẫu thuật cắt ruột non chủ yếu xảy ra ở giai đoạn sơ sinh.Các can thiệp nội ngoại

khoa chưa thống nhất và chưa thường xuyên. Biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng huyết, ứ mật, hạ natri máu và

rối loạn vận động ruột. Tỉ lệ tử vong còn cao dù đã có nhiều tiến bộ. Cần có phác đồ chăm sóc thống nhất và tích

cực hơn trong điều trị HCRN trẻ em để cải thiện tiên lượng bệnh.

pdf 9 trang kimcuc 2760
Bạn đang xem tài liệu "Chăm sóc hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật cắt ruột non ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1& 2 từ 1/1/2005-31/12/2007", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chăm sóc hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật cắt ruột non ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1& 2 từ 1/1/2005-31/12/2007

Chăm sóc hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật cắt ruột non ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1& 2 từ 1/1/2005-31/12/2007
Chuyên đề Nhi Khoa 1 
CHĂM SÓC HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN 
SAU PHẪU THUẬT CẮT RUỘT NON Ở TRẺ EM 
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1& 2 TỪ 1/1/2005-31/12/2007 
Nguyễn Thị Thu Hậu*, Phạm Thị Ngọc Tuyết*, Trần Thị Thanh Tâm** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, các biện pháp chăm sóc và kết quả điều trị của bệnh nhi 
HCRN sau phẫu thuật cắt ruột non. 
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. 
Kết quả: tại bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 từ 1/1/2005-31/12/2007 có 51 bệnh nhân. 84,3 % là sơ sinh, đa số do 
bất thường giải phẫu đường tiêu hoá. Tỉ lệ mất hồi tràng cao (88,4%), hậu môn tạm chủ yếu ở hỗng tràng. Nuôi 
tĩnh mạch chưa đầy đủ, sử dụng catheter trung ương ít và phải rút bỏ sớm do nhiễm trùng. Thời gian cho ăn 
đường miệng lại chậm do rối loạn vận động ruột. Các can thiệp nội và ngoại khoa hỗ trợ chưa thường xuyên và 
chưa thống nhất. Biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng huyết (95,3% sơ sinh và 100% ngoài sơ sinh) do 
Staphylococus coagulase, Candida albicans, Klebsiella pneumoniae, ứ mật, hạ natri máu, rối loạn vận động ruột. 
Tử vong 56,9%, do NTH chiếm 72,4%, có 33,3% tử vong trong hồi sức sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện và 
thời gian nuôi tĩnh mạch dài hơn ở nhóm mất van hồi manh tràng, đại tràng không nguyên vẹn, ngoài tuổi sơ 
sinh, có bất thường giải phẫu đường tiêu hoá, mất hồi tràng, được đặt catheter trung ương, nuôi qua sonde hỗ 
trợ. Tỉ lệ tử vong cao hơn ở nhóm mất van hồi manh tràng, đại tràng không nguyên vẹn, ăn đường miệng trở lại 
muộn hơn, ngoài tuổi sơ sinh, mất hồi tràng, nằm hồi sức sau mổ lâu hơn, có hạ Na máu. 
Kết luận: HCRN sau phẫu thuật cắt ruột non chủ yếu xảy ra ở giai đoạn sơ sinh.Các can thiệp nội ngoại 
khoa chưa thống nhất và chưa thường xuyên. Biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng huyết, ứ mật, hạ natri máu và 
rối loạn vận động ruột. Tỉ lệ tử vong còn cao dù đã có nhiều tiến bộ. Cần có phác đồ chăm sóc thống nhất và tích 
cực hơn trong điều trị HCRN trẻ em để cải thiện tiên lượng bệnh. 
ABSTRACT 
MANAGEMENNT OF SHORT BOWEL SYNDROME IN CHILDREN AFTER SMALL INTESTINE 
RESECTION IN HOSPITAL NHI DONG 1& 2 FROM 01/01/2005- 31/12/2007 
Nguyen Thi Thu Hau, Pham Thi Ngoc Tuyet, Tran Thi Thanh Tam 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 62 – 68 
Objectives: to determine the rate of clinical characteristics, supports and inteventional results of short bowel 
syndrome after small intestine resection. 
Methods: Case series study. 
Results: this study was conducted on 51 cases of pediatric hospital 1 and 2 from 1/1/2005-31/12/ 2007. 
Neonates were 84.3 %, most of them had abnormal GI anatomy. Ileal resection was approximately 88.4%, and 
stoma was mainly located at jejunum. Parenteral nutrition supports seem to be inadequate, the use of central 
venous catheters was unusual and proportion of early withdrawed was high due to infection. The introduction of 
oral feeding was delayed because of motility disorders. Medical and surgical managements have not been applied 
adequately and consitently. Significant complications are sepsis (95.3% in neonates and 100% in the others 
children) caused by Staphylococus coagulase, Candida albicans, Klebsiella pneumoniae, cholestasis, hyponatremia 
and motility disorders. The mortality rate was 56.9%,in which sepsis was 72.4%, and 33.3% post-operation 
children was died during intensive care period. Children with ileo cecum valve resection, colon resection, out of 
neonatal period, abnormal GI anatomy, ileum resection, using central venous catheters and enteral nutrition 
required longer duration of hospitalization and parenteral support. Higher mortality was seen in patients with 
ileocecum valve resection, colon resection, delayed oral feeding, out of neonatal period, ileum resection, long stay 
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 **: Đại học Y dược TP HCM 
Chuyên đề Nhi Khoa 2 
in ICU and hyponatremia. 
Conclusions: Children SBS mainly occurs in neonatal period. Medical and surgical managements have not 
been applied adequately and consitently. Significant complications are sepsis, cholestasis, hyponatremia and 
motility disorders. The mortality rate was high in spite of recent improvements.It’s necessary to get a consensus 
and more active protocol in clinical care to improve the outcome. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hội chứng ruột ngắn (HCRN) đặc trưng bởi 
tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng xảy 
ra sau khi cắt phần lớn ruột non do các sang 
thương bẩm sinh hay mắc phải. Sự phát triển 
của nuôi ăn tĩnh mạch và đường tiêu hoá trên 
thế giới giúp cải thiện tiên lượng bệnh rất nhiều. 
Các kỹ thuật nuôi ăn giúp bệnh nhi bị HCRN có 
thể phát triển bình thường trong quãng thời gian 
dài chờ đợi sự thích ứng của phần ruột non còn 
lại và quyết định kết quả thành công của cuộc 
phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhi còn được hỗ trợ 
bằng các can thiệp nội khoa và ngoại khoa để cải 
thiện chức năng của đoạn ruột còn lại. Tuy 
nhiên, việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân HCRN 
rất phức tạp, tốn kém, chưa thống nhất. Chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu này để bước đầu khảo 
sát tình hình chăm sóc điều trị HCRN sau phẫu 
thuật ở trẻ em Việt nam. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các bệnh nhi sau phẫu thuật cắt ruột 
non tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 trong 
khoảng thời gian 1/1/2005-31/12/2007 có biểu hiện 
HCRN (chọn từ sổ tường trình phẫu thuật). 
Tiêu chuẩn nhận vào 
Bệnh nhân mổ cắt ruột non có 1 trong 2 tiêu 
chuẩn: 
1. Dựa vào chiều dài hỗng hồi tràng còn lại 
sau phẫu thuật: 
* Sơ sinh: Chiều dài đoạn hỗng hồi tràng còn 
lại < 25% chiều dài hỗng hồi tràng ước đoán theo 
tuổi thai. 
-Nếu phẫu thuật RN khi< 35 tuần tuổi thai: 
chiều dài hỗng hồi tràng còn lại ≤ 50cm 
- Nếu phẫu thuật RN lúc ≥ 35 tuần tuổi thai: 
chiều dài hỗng hồi tràng còn lại ≤72 cm. 
* Nếu ngoài giai đoạn sơ sinh: 
-Từ 1 tuổi trở xuống: chiều dài hỗng hồi 
tràng còn lại ≤ 75 cm 
-Trên 1 tuổi: chiều dài hỗng hồi tràng còn lại 
≤ 100 cm 
2. Dựa vào chức năng ruột sau phẫu thuật: 
Sau phẫu thuật cắt ruột non phải nuôi tĩnh 
mạch hỗ trợ trên 42 ngày do rối loạn chức 
năng ruột. 
Tiêu chuẩn loại ra 
- Hồ sơ không đầy đủ dữ liệu. 
- Có các bệnh lý đi kèm đòi hỏi phải nuôi 
tĩnh mạch dài ngày như bệnh tim bẩm sinh phức 
tạp, tràn dịch màng phổi dưỡng trấp, u vùng 
hầu họng không nuốt được, hội chứng giả tắc 
ruột mạn 
Thu thập và xử lý số liệu 
Các bệnh nhân được theo dõi trong suốt thời 
gian nằm viện hoặc trong vòng 3 tháng kể từ khi 
nhập viện. 
Số liệu từ hồ sơ sẽ được thu thập theo phiếu 
thu thập. Các biến số được mã hoá và xử lý bằng 
phần mềm thống kê SPSS 10.0 for Window. Mô 
tả đặc điểm mẫu nghiên cứu bằng tỉ lệ đối với 
các biến định tính. Tính trung bình và độ lệch 
chuẩn với các biến định lượng. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Có 51 trường hợp thoả tiêu chuẩn nhận 
bệnh. 
Các đặc điểm về lâm sàng 
- Có 28 bệnh nhân của bệnh viện Nhi đồng 1 
(54,9%) và 23 bệnh nhân của bệnh viện Nhi đồng 
2 (45,1%). 
- Nam chiếm 56,9% (29/51 trường hợp), nữ 
43,1% (22/51). 
Chuyên đề Nhi Khoa 3 
- Tuổi trung vị: 3 ngày tuổi, nhỏ nhất:1 ngày, 
lớn nhất: 13 tuổi. Đa số dưới 1 tuần tuổi 37/51 ca 
(72,5%). 
- Sơ sinh: 43/51 trường hợp (84,3%), với 30/43 
bệnh nhân sinh đủ tháng (69,7%) và 13/43 non 
tháng; tuổi thai từ 35 đến dưới 37 tuần là 5/43 
(11,6%), dưới 35 tuần là 8/43 (18,6%), không có 
trường hợp nào tuổi thai dưới 27 tuần. 
- Nguyên nhân gây HCRN: teo ruột non 
21/51 bệnh nhân (41,2%), viêm hoại tử ruột non 
6/51 (11,8%), xoay ruột bất toàn 8/51 (15,7%), tắc 
ruột do dính 6/51(11,8%), hở thành bụng 4/51 
(7,8%), bệnh Hirschsprung 4/51 (7,8%), nguyên 
nhân khác 2/51 (3,9%). 
- Chỉ có 47/51 bệnh nhân được ghi nhận 
chiều dài hỗng hồi tràng còn lại sau phẫu thuật 
trong tường trình phẫu thuật, trung bình 45,19 ± 
20,13 cm, ngắn nhất là 5cm và dài nhất là 80 cm. 
- Có 7 BN mất hỗng tràng, 22 BN mất hồi 
tràng và 16 BN mất cả hỗng và hồi tràng (chỉ 
43/51 bệnh nhân được ghi nhận đoạn ruột nào bị 
cắt bỏ trong tường trình phẫu thuật) 
- Tỉ lệ hậu môn tạm: 19/51, chiếm 37,2%. 
HMT hỗng tràng: 15/51 (29,4%), hồi tràng: 4/51 
(7,8%). 
- Có 30/51(58,8%) bệnh nhân còn van hồi 
manh tràng, 32/51(62,7%) bệnh nhân còn bảo tồn 
đại tràng. 
Các đặc điểm về chăm sóc và điều trị 
Thời gian nằm hồi sức sau phẫu thuật, thời 
gian điều trị và số khoa điều trị 
- Thời gian nằm hồi sức sau phẫu thuật 
trung bình của nhóm bệnh nhân được xuất viện 
là 12,57 ± 10,28 ngày và nhóm bệnh nhân tử 
vong hay bệnh nặng xin về là 22,2 ± 25,39 ngày 
- Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân 
được xuất viện là 67,33 ± 69,63 ngày (10-304 
ngày), của nhóm tử vong hoặc bệnh nặng xin về 
là 35,66 ± 29,49 ngày. 
- Không tính khoa cấp cứu, trung bình một 
bệnh nhân HCRN phải điều trị tại 2,08 ± 0,74 
khoa, ít nhất là 1 khoa và nhiều nhất là 4 khoa. 
Chăm sóc dinh dưỡng 
Nuôi tĩnh mạch 
Bảng1: Số ngày nuôi tĩnh mạch 
Hình 
thức 
Nhóm BN Số BN Trung bình Ngắn 
nhất 
Dài 
nhất 
Tất cả n=51 41,37 ± 46,3 1 281 
Xuất viện n=21 55,86 ± 64,87 6 281 
Có nuôi 
TM 
Tử vong n=29 31,28 ± 23,58 1 82 
TM 
hoàn 
toàn 
Xuất viện n=21 11,14 ±9,66 4 47 
Tất cả n=23 20,13 ± 23,82 3 122 Đủ nhu 
cầu Xuất viện n=10 30,90± 33,34 4 22 
Tất cả n=40 25,70 ± 22,14 2 101 ≥ nhu 
cầu cơ 
bản 
Xuất viện n=19 26 ± 26,73 2 101 
<nhu 
cầu cơ 
bản 
Xuất viện n=21 12,14 ± 25,77 1 180 
- Số ngày nuôi tĩnh mạch: 41,37 ± 46,3 ngày, 
nuôi đủ nhu cầu: 20,13 ± 23,82 ngày, trên nhu 
cầu cơ bản: 25,70 ± 22,14 ngày. 
- Các chất và năng lượng qua đường tĩnh 
mạch: Số lượng dịch truyền tối đa trong hồi sức 
và ngoài hồi sức, lượng tối đa các chất dinh 
dưỡng cung cấp ở các nhóm bệnh nhân không 
sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, năng lượng có thể 
cung cấp tối đa theo đường tĩnh mạch cho nhóm 
xuất viện là 94,43 ± 22,5 kcal/kg/ngày, cao hơn 
nhóm tử vong hoặc xin về là 82,33 ± 32,37 
kcal/kg/ngày. 
- Chỉ có 26/51 bệnh nhân được đặt catheter 
trung ương, nhóm xuất viện được đặt trung bình 
1,92 ± 1,38 lần, cao hơn nhóm bệnh nặng xin về 
hoặc tử vong là 1,14 ± 0,36 lần. Số bệnh nhân còn 
lại chỉ nuôi tĩnh mạch qua catheter ngoại biên. Số 
ngày dùng catheter trung ương ở nhóm xuất 
viện là 28,64 ±30,43 ngày, cao hơn nhóm tử vong 
và bệnh nặng xin về (18,57 ± 11,04 ngày) 
Nuôi đường tiêu hoá 
- Ăn đường tiêu hoá: Có 43 bệnh nhân có thể 
ăn đường miệng trong thời gian nằm viện, ngày 
có thể bắt đầu sớm nhất là 2 ngày và muộn nhất 
là 51 ngày sau phẫu thuật, ở nhóm được xuất 
viện sớm hơn so với nhóm tử vong hoặc bệnh 
nặng xin về (8,9 ngày so với 19,9 ngày). Sự khác 
Chuyên đề Nhi Khoa 4 
biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,01< 0,05. 
Những BN không ăn đường miệng được là do 
tử vong trước đó 
- Nuôi ăn hỗ trợ qua sonde: 29/43 bệnh nhân 
được nuôi qua sonde, chiếm 65,1%, 15/43 không 
nuôi hỗ trợ qua sonde, chiếm 34,9% 
Biểu đồ 1: Các hình thức nuôi qua sonde 
-Loại thức ăn sử dụng chủ yếu: Sữa mẹ: 8/43 
bệnh nhân(18,6 %), sữa non tháng: 7/43 (16,3 %), 
sữa công thức hay thức ăn thông thường: 13/43 
(30,2 %), sữa thuỷ phân: 15/43 (34,9%) 
Biểu đồ 2: Loại thức ăn sử dụng chủ yếu 
Các biện pháp nội khoa hỗ trợ 
- Thuốc giảm tiết: Anti H2: 26/51(51%), PI: 
5 (9,8%). Thuốc ức chế NĐR: 3/51 (5,9%). 
Cholestyramin: 6/51 (11,8%). Probiotic: 8/51 
(15,7%). Dung dịch bù Natri: 13 (25,5%). 
Ursodeoxycholic: 3 (5,9%). Vit B12 tiêm bắp: 
5/51 (9,8%). 
Các biện pháp ngoại khoa hỗ trợ 
Tỉ lệ bệnh nhân có can thiệp ngoại khoa sau 
phẫu thuật đầu tiên: 18/51 trường hợp, chiếm 
35,3%. Can thiệp ngoại thường nhất là đóng 
HMT (11/18 trường hợp). 
Kết quả điều trị 
Tình trạng dinh dưỡng khi xuất viện 
Trong 49 bệnh nhân có ghi nhận cân nặng 
khi xuất viện, chỉ có 4 ca lên cân đủ (8,2%), 18 ca 
bị sụt cân (36,7%) và 27 ca không lên cân hoặc 
lên không đủ (55,1%). 
Các biến chứng thường gặp 
Nhiễm trùng huyết ở 41/43 sơ sinh (95,3%) 
và 8/8 (100%) ngoài sơ sinh. Tác nhân gây bệnh 
đa số là Staphylococus coagulase, Candida albicans, 
Klebsiella pneumoniae. 
Ứ mật 
Gặp trong 23/46 BN (50%) với 73,9% có 
NTH đi kèm. Thử Bil máu, PAL và GGT chưa 
được thực hiện thường xuyên để phát hiện 
biến chứng. 
Hạ natri máu nhẹ gặp trong 26 bệnh nhân, 
hạ natri máu nặng gặp trong 13 bệnh nhân. 
20 bệnh nhân được ghi nhận có chậm vận 
động ruột. 
Tử vong 
56,9%, do NTH chiếm 72,4%. 17/51(33,3%) tử 
vong trong hồi sức sau phẫu thuật. 
Bảng 2: Kết quả điều trị HCRN tại 2 BV nhi đồng 
Năm Bệnh 
viện 
Kết quả 
2005 2006 2007 
Tổng số 
Xuất viện 2 (28,6%) 5 (38,5%) 2 (28,6%) 9 (33,3%) Nhi 
đồng 1 
N= 27 
Tử / nặng 
xin về 
5 (71,4%) 8 (61,5%) 5 (71,4%) 18 
(66,7%) 
Xuất viện 0 6 (66,7%) 6 (85,7%) 12 
(53,2%) 
Nhi 
đồng 2 
N=23 Tử / nặng 
xin về 
7 (100%) 3 (33,3%) 1 (14,3%) 11 
(47,8%) 
BÀN LUẬN 
Sơ sinh chiếm đa số, tương tự với kết quả 
của các tác giả khác trên thế giới. Như vậy, 
nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và tử 
vong cao do khả năng đề kháng nhiễm trùng 
của lứa tuổi này chưa hoàn thiện. Tuổi thai 
trung bình của nhóm bệnh nhân sơ sinh của 
chúng tôi cao hơn. 
Bảng 3: Nguyên nhân gây HCRN ở trẻ em 
r TRN VHTR
N 
XRB
T 
Gastrochi
sis 
Hirsprsu
ng 
TRD
D 
khá
c 
Nghiên 
cứu này 
41,2
% 
11,8% 15,7
% 
7,8% 7,8% 11,8
% 
3,9
% 
Bolus 3/51 
Nhỏ giọt /1h 
10/51 
Nhỏ giọt chậm, 
liên tục 16/51 
Không nuôi qua 
sonde 15/51 
Chuyên đề Nhi Khoa 5 
r TRN VHTR
N 
XRB
T 
Gastrochi
sis 
Hirsprsu
ng 
TRD
D 
khá
c 
Quiros 24,4
% 
20,5% 19,2
% 
24,4% 3,8% 7,7
% 
Spencer 17,5
% 
45% 17,5
% 
23,8% 12,5
% 
Wales 21% 20% 7,5% 12,5% 19,8% 19,2
% 
Galea 31,2
5% 
21,9% 31,2
5% 
15,6% 
Goulet 39% 14% 24% 14% 
Nguyên nhân tập trung ở các bệnh lý bẩm 
sinh đường tiêu hóa (chiếm 76,4% với 39/51 
trường hợp) và viêm ruột hoại tử (6/51 trường 
hợp, chiếm 11,8%). Điều này cũng tương tự y 
văn: HCRN trẻ em đa số xảy ra ở tuổi sơ sinh và 
bắt nguồn từ bất thường bẩm sinh đường tiêu 
hóa và VHTRN. Tuy nhiên trong nghiên cứu 
này, tỉ lệ do teo ruột non cao hơn hẳn, trong khi 
VHTRN và hở thành bụng thấp hơn nhiều so 
với thế giới, có lẽ do tỉ lệ trẻ sinh non thấp hơn. 
Chúng tôi cũng ghi nhận nguyên nhân do bệnh 
Hirschsprung, tắc ruột do dính trong khi ít được 
các tác giả khác đề cập tới. 
Đa số các bệnh nhân nằm viện lâu và qua 
nhiều khoa, do đó việc thống nhất phác đồ điều 
trị rất cần thiết. Thời gian nằm hồi sức và điều trị 
của bệnh nhân HCRN dài hơn nhiều so với các 
phẫu thuật tiêu hoá thông thường khác, tuy 
nhiên, còn rất ngắn so với các nước khác. Tất cả 
các bệnh nhân đều được nuôi tĩnh mạch nhưng 
mức độ chưa đầy đủ, cả về lượng cung cấp và 
thời gian. Tác giả Phạm Duy Hiền báo cáo thời 
gian truyền dịch sau mổ của nhóm bệnh nhân 
mổ teo ruột non là 11,5 ± 15,6 ngày. Tác giả 
Quiros, sau 25 năm theo dõi bệnh nhân HCRN 
nhận thấy chỉ 56% số bệnh nhân có thể cai nuôi 
tĩnh mạch sau trung bình 1 năm (0,4 - 148 năm). 
Thời gian nuôi tĩnh mạch trong nghiên cứu là 
55,86 ± 64,87 ngày, dài hơn thời gian nuôi tĩnh 
mạch của bệnh nhân không bị HCRN nhưng 
ngắn hơn nhiều so với các nghiên cứu HCRN 
trên thế giới. Như vậy, ruột bệnh nhân chưa đạt 
được sự thích ứng đầy đủ với nuôi ăn đường 
miệng đơn thuần và khó có thể tăng trưởng tốt, 
bệnh nhân phải tái nhập viện nhiều lần do suy 
kiệt, suy dinh dưỡng nặng cũng như mất nước 
và điện giải trầm trọng. Việc sử dụng catheter 
trung ương còn hạn chế trong khi tất cả đều có 
chỉ định. Thời gian sử dụng cho 1 lần đặt 
catheter còn quá ngắn, chứng tỏ việc chăm sóc 
catheter chưa đúng cách và chưa đảm bảo vô 
trùng. Để có thể sử dụng hiệu quả đường truyền 
này, cần huấn luyện kỹ thuật chăm sóc cho điều 
dưỡng cũng như tạo môi trường ít bị lây nhiễm 
cho bệnh nhân. 
Nuôi ăn đường tiêu hoá phù hợp sinh lý, 
đơn giản, ít biến chứng và có tác dụng kích thích 
sự hồi phục của ruột sau mổ. Tuy nhiên, thời 
điểm bệnh nhân có thể ăn lại bằng đường tiêu 
hoá chậm so với các phẫu thuật đường tiêu hoá 
khác, do ảnh hưởng của rối loạn vận động ruột 
trong HCRN và nguyên nhân gốc gây phẫu 
thuật. Tỉ lệ nuôi qua sonde và hình thức nuôi 
qua sonde vẫn chưa tối ưu để tránh tăng tải 
trọng thẩm thấu tại ruột gây tiêu chảy. Các biện 
pháp điều trị nội và ngoại khoa đều chưa tích 
cực. Việc sử dụng các thuốc hỗ trợ còn ít, chưa 
tiến hành các thủ thuật giúp kéo dài chiều dài 
đoạn ruột. Tình trạng dinh dưỡng khi xuất viện 
chưa tốt do việc chăm sóc và điều trị chưa đáp 
ứng đủ nhu cầu bệnh nhân. 
Nhiễm trùng huyết và NHT liên quan đến 
catheter trung ương rất cao so với các nghiên 
cứu nước ngoài (chỉ khoảng 1 đợt/ 2 tháng). Tác 
nhân gây bệnh tương tự các ghi nhận trong 
HCRN, gần giống các nghiên cứu có đối tượng 
là sơ sinh và có sử dụng thiết bị lòng mạch 
nhiều, khác với những nghiên cứu trên dân số 
chung với chủ yếu là vi khuẩn gram âm. Tỉ lệ 
giảm Natri máu mức độ nhẹ và nặng đều cao, 
đặc biệt ở nhóm có HMT và mất hồi tràng, do đó 
cần chú ý bù dung dịch natri thích hợp cho bệnh 
nhân. Kết quả này cũng phù hợp với việc sử 
dụng nước uống có Na và thuốc kháng tiết ở 
bệnh nhân HCRN chưa đầy đủ. 
Tổn thương gan do nuôi tĩnh mạch khá 
cao. PAL và GGT là dấu hiệu rất nhạy, có thể 
dùng để phát hiện sớm tổn thương gan do 
nuôi tĩnh mạch chưa được các bác sĩ chú ý. 
Chuyên đề Nhi Khoa 6 
Thời gian xuất hiện ứ mật cũng giống với các 
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, thường 
vào khoảng 2-10 tuần sau khi bắt đầu nuôi 
tĩnh mạch, nhưng có thể sớm hơn vào tuần lễ 
1-2 với sơ sinh. Tỉ lệ bị biến chứng tắc ruột sau 
mổ của HCRN cao hơn các phẫu thuật bụng 
khác, ngoài ra chậm vận động ruột cũng là 
biến chứng thường gặp. Biến chứng này cản 
trở việc cho ăn sớm bằng đường miệng, dễ gây 
ra quá phát vi khuẩn ruột, làm tăng nguy cơ 
tổn thương gan do nuôi tĩnh mạch cũng như 
giảm khả năng phục hồi của đường ruột. 
Tỉ lệ tử vong trong lô nghiên cứu này cao 
hơn nhiều so với thế giới. Điều này chứng tỏ 
việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị HCRN 
sau phẫu thuật của chúng ta còn chưa tích cực, tỉ 
lệ NKBV của chúng ta rất cao, thời gian nuôi 
tĩnh mạch, năng lượng, các chất dinh dưỡng 
cung cấp cho bệnh nhân đều chưa đủ. 
Bảng 4: So sánh tỉ lệ tử vong của HCRN sau phẫu 
thuật 
Tác giả Năm Số bn Tử 
vong 
Nơi tiến hành 
Galea 1978-
1988 
73 22% Anh &Scotland 
Wales 1997-
1998 
40 37,5% Toronto,Canada 
Anagnostopoulos 1990 59 20% Hy lạp 
Quiros-Tejeira 1975-
2000 
78 27% Texas, Mỹ 
Andorsky 2001 30 30% Mỹ 
Bueno 1999 203 47% Mỹ 
Goulet 1991 64 18% Pháp 
Nguyễn Thuyên 1958-
1973 
21 80,9% Hà nội, Việt nam 
NC của chúng tôi 2005-
2007 
51 56,9% TP HCM,Việt 
nam 
Tỉ lệ tử vong của BN khi còn nằm trong hồi 
sức sau phẫu thuật liên quan trực tiếp đến độ 
nặng của bệnh nền và các bệnh lý kết hợp khác. 
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ này là 33,3%, tức là 
khoảng 1/3 số bệnh nhân không qua khỏi giai 
đoạn hồi sức sau phẫu thuật. Trong đó, tỉ lệ trẻ 
sơ sinh chiếm 86,5%. Điều này cũng phù hợp với 
tỉ lệ trẻ sơ sinh trong mẫu nghiên cứu lên tới 
84,3% Nhiễm trùng huyết và suy gan do nuôi 
tĩnh mạch là 2 nguyên nhân chính gây tử vong 
trong đa số các nghiên cứu. 
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ tử vong do 
nhiễm trùng huyết cao hơn hẳn, chiếm trên 2/3 
tổng số bệnh nhân tử vong và bệnh nặng xin về, 
ngoài ra do suy kiệt do bệnh nhân được nuôi 
tĩnh mạch chưa đủ và xuất viện sớm. Chúng tôi 
không ghi nhận được nguyên nhân suy gan do 
nuôi tĩnh mạch. Do tỉ lệ NKBV của chúng ta cao 
hơn, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng tái đi tái lại, 
tử vong trước khi ruột kịp thích ứng để có thể 
cai nuôi ăn tĩnh mạch. Do đó, suy gan do nuôi 
tĩnh mạch có thể chưa kịp biểu hiện, và một 
phần do chưa được các bác sĩ quan tâm để phát 
hiện. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 51 trường hợp HCRN sau 
phẫu thuật cắt ruột non điều trị tại bệnh viện 
Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng 2 từ 1/1/2005-
31/12/2007 chúng tôi nhận thấy: 
Đặc điểm chung 
Đa số trẻ ở tuổi sơ sinh (43/51, chiếm 84,3%). 
Nguyên nhân: TRN 21/51 (41,2%), XRBT 8/51 
(15,7%), VHTRN 6/51 (11,8%), TRDD 6/51 (11,8%). 
Tỉ lệ mất hồi tràng cao 88,4%, tỉ lệ hậu môn tạm 
thấp (37,2%), nhưng chủ yếu ở hỗng tràng. 
Điều trị và chăm sóc 
Thời gian nằm hồi sức sau phẫu thuật và 
thời gian điều trị dài so với các phẫu thuật tiêu 
hoá khác nhưng chưa đủ so với HCRN, bệnh 
nhân phải xuất viện non. Nuôi tĩnh mạch chưa 
đầy đủ, sử dụng catheter trung ương ít và phải 
rút bỏ sớm do nhiễm trùng. Thời gian ăn đường 
miệng lại chậm do chậm vận động ruột, ngày 
bắt đầu 14,30 ± 13,68 ngày. Nuôi qua sonde chưa 
tối ưu (tỉ lệ nhỏ giọt chậm qua sonde thấp). Tình 
trạng dinh dưỡng khi xuất viện chưa tốt, đa số 
sụt cân và lên cân không đủ. Cần có phác đồ 
chuẩn và tích cực hơn trong chăm sóc bệnh nhi 
HCRN sau phẫu thuật cắt ruột non. 
Chuyên đề Nhi Khoa 7 
Kết quả điều trị 
Nhiễm trùng huyết ở 41/43 sơ sinh (95,3%) 
và 8/8 (100%) ngoài sơ sinh. Tác nhân gây bệnh 
đa số là Staphylococus coagulase - Candida albicans, 
Klebsiella pneumoniae. Ứ mật: gặp trong 23/46 BN 
(50%) với 73,9% có NTH đi kèm.Thử Bil máu, 
PAL và GGT chưa được thực hiện thường xuyên 
để phát hiện biến chứng. Hạ natri máu và chậm 
vận động ruột còn cao. Tử vong 56,9%, do NTH 
chiếm 72,4%. 17/51 (33,3%) tử vong trong hồi sức 
sau phẫu thuật. Như vậy, việc phòng ngừa 
nhiễm trùng là rất quan trọng bên cạnh các biện 
pháp điều trị và hỗ trợ khác. Cần chú ý bù dung 
dịch Natri uống thay nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Buchman A (1997). "The Clinical Management of SBS: Steps to 
Avoid PN." Nutr.13(10):pp 907-1104. 
2. Cohran VC, Kocoshis SA. (2007). "Short Bowel". Pediatric 
Nutrition Support. S. S. Baker. NY, Jones and Bartlett. 1: pp 
477-492. 
3. Galea M, Holliday H, et al. (1992). "SBS: A Collective Review " 
J Pediatr Surg 27(5):pp 592-596 
4. Goulet O. (2004). "Short Bowel Syndrome". Textbook of 
Pediatric Gastroenterology and nutrition. S. Guandalini. London, 
Taylor and Francis. 1:pp 461-78. 
5. Goulet O. and Samson C (2002). "Syndrome de grêle court". 
Alimentation de l'Enfant en Situations Normale et Pathologique. O. 
Goulet. Paris. Pediatrique 13:pp 283-294. 
6. Hà Mạnh Tuấn (2006), “Yếu tố nguy cơ và tác nhân gây 
nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện 
nhi đồng 1”, Luận án tiến sĩ y học. 
7. Nguyễn Thuyên, Tôn Thất Tùng (1973),”Di chứng cắt ruột 
non rộng rãi”, Ngoại khoa, tập1, tr.142-146. 
8. Phạm Duy Hiền, Nguyễn Duy Việt, Nguyễn Thanh Liêm 
(2006), “Kết quả điều trị sớm sau mổ 52 trường hợp teo ruột 
non bẩm sinh bằng nối ruột tận tận sau khi tạo hình nhỏ bớt 
đầu trên”, Hội nghị ngoại nhi, tr.126-135. 
9. Quiros-Tejeira R, Ament M, et al. (2004). "Long-term parenteral 
nutritional support and intestinal adaptation in children with SBS: 
a 25-year experience." J Pediatr 145: pp 157–163. 
10. Spencer, A. U., A. Neaga, et al. (2005). "Pediatric Short Bowel 
Syndrome: Redefining Predictors of Success." Ann Surg 242: 
pp 403-412. 
11. Touloukian R, Smith G. (1983). "Normal intestinal length in 
preterm infants." J Pediatr Surg 18: pp 720–723. 
12. Trương Quang Định (2002),”Tắc ruột sơ sinh: các yếu tố ảnh 
hưởng đến biến chứng hậu phẫu và tỷ lệ tử vong,” Hội nghị 
KHKT bệnh viện Nhi đồng 2, tr.101-106. 
13. Vanderhoof, J., Young RJ. (2007). "Pathophysiololy of SBS in 
children."UpToDate 15.3. 
14. Wales PW, Silva N, et al. (2005). "Neonatal SBS: A cohort 
study." J Pediatr Surg 40:pp 755-7626. 
15. Campbell, K. and W. Balistreri (2006). "The liver and 
parenteral nutrition." Hepatology -a textbook of liver diseases. 
Torronto, Saunder Elsevier. 2:pp 1089-1098 
Chuyên đề Nhi Khoa 8 
Chuyên đề Nhi Khoa 9 

File đính kèm:

  • pdfcham_soc_hoi_chung_ruot_ngan_sau_phau_thuat_cat_ruot_non_o_t.pdf