Cấu trúc vốn tại công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên thực trạng và giải pháp
Công ty cổ phần G ng thép Thái Nguyên (TI CO) là hu công nghiệp đầu tiên tại Việt N c d y
chuy n sản xu t liên hợp hép n t h i thác quặng sắt đến luyện g ng luyện thép và cán thép. Trải
qu 53 nă x y dựng và phát triển công ty hông ng ng tăng trưởng và l n ạnh. Tuy nhiên trong th i
gi n qu công ty còn tồn tại nhi u b t cập trong quản lý tài ch nh cụ thể là sự b t hợp lý trong x y
dựng c u trúc vốn c u trúc vốn hông được x y dựng trên cơ sở ho học à xu t phát t nhu cầu sử
dụng tạo r sự é hiệu quả trong hoạt động sản xu t inh do nh và tiể n nhiểu r i ro. Dự trên cơ
sở ph n t ch đánh giá v thực trạng c u trúc vốn tại công ty cổ ph n G ng thép Thái Nguyên bài viết đã
đ xu t ột số giải pháp tái c u trúc vốn tại công ty nhằ đả bảo cho hoạt động sản xu t inh do nh
c công ty được phát triển ổn định và vững chắc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cấu trúc vốn tại công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên thực trạng và giải pháp
TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 39 CẤU TRÚC VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hà Thị Thanh Nga T m tắt Công ty cổ phần G ng thép Thái Nguyên (TI CO) là hu công nghiệp đầu tiên tại Việt N c d y chuy n sản xu t liên hợp hép n t h i thác quặng sắt đến luyện g ng luyện thép và cán thép. Trải qu 53 nă x y dựng và phát triển công ty hông ng ng tăng trưởng và l n ạnh. Tuy nhiên trong th i gi n qu công ty còn tồn tại nhi u b t cập trong quản lý tài ch nh cụ thể là sự b t hợp lý trong x y dựng c u trúc vốn c u trúc vốn hông được x y dựng trên cơ sở ho học à xu t phát t nhu cầu sử dụng tạo r sự é hiệu quả trong hoạt động sản xu t inh do nh và tiể n nhiểu r i ro. Dự trên cơ sở ph n t ch đánh giá v thực trạng c u trúc vốn tại công ty cổ ph n G ng thép Thái Nguyên bài viết đã đ xu t ột số giải pháp tái c u trúc vốn tại công ty nhằ đả bảo cho hoạt động sản xu t inh do nh c công ty được phát triển ổn định và vững chắc. Từ kh a C u trúc vốn tái c u trúc vốn nợ dài hạn vốn ch sở hữu Công ty cổ phần G ng thép Thái Nguyên. CAPITAL STRUCTURE OF THAI NGUYEN IRON AND STEEL JOINT STOCK CORPORATION – CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Abstract Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Corporation (TISCO) is the first closed industrial complex in Vietnam with complete steel production process from exploitation of iron ore, smelting of iron, smelting of steel and rolling of steel. After 53 years of construction and development, the company is growing rapidly. However, in recent years, the company has exposed some deficiencies in financial management, particularly the unreasonable capital structure. The capital structure was constructed on the basis of the need, not on the basis of financial management science, which resulted in ineffectiveness in production and business operation as well as potential risks. Based on the analysis and evaluation of the current situation of the capital structure of Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Corporation, this paper proposed some solutions to restructure the company's capital in order to ensure the sustainable growth and stability of the company. Keywords: Capital structure, capital restructuring, term debt, equity, Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Corporation. 1. Đặt vấn đề Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), thuộc ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam là khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Hiện tại, công ty đang có nhiều kế hoạch mở rộng sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm thép của mình, cạnh tranh với các sản phẩm thép của các công ty liên doanh, các công ty khác trong nước. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty còn thấp là một thực tế không thể phủ nhận. Một trong những nguyên nhân cơ ản dẫn đến tình trạng này là sự bất hợp lý trong cấu trúc vốn của công ty. Cấu trúc vốn không hợp lý, không được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học mà chủ yếu xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn, vấn đề này không những tạo nên sự kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tiềm ẩn nhiều TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 40 rủi ro. Như vậy cần xác định tái cấu trúc vốn, xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong giai đoạn tới là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tái cấu trúc vốn của Tập đoàn Thép Việt Nam để đảm bảo cho sự phát triển của công ty được ổn định và vững chắc. 2. Phương ph p nghi n cứu 2.1. Thu thập số li u Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích vấn đề. Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính, các báo cáo tổng kết của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015. 2.2. Xử lý số li u Số liệu được tập hợp theo các nội dung nghiên cứu, được xử lý, phân tích qua excel. 2.3. P ươ á â tí Phương pháp so sánh: dùng để phân tích, đối chiếu các chỉ tiêu theo thời gian, theo cơ cấu, tỷ lệ, Phương pháp phân tích hệ số: Xem xét các chỉ tiêu tài ch nh có liên quan đến cấu trúc vốn của Công ty Gang thép Thái Nguyên (Hệ số vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn, hệ số nợ phải trả/tổng vốn, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu cơ cấu nợ, ROA, ROE,...). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng cấu trúc vốn tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Cấu trúc vốn của doanh nghiệp là mối tương quan tỷ lệ giữa Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thực trạng cấu trúc vốn của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên được thể hiện qua bảng số liệu 01. Số liệu được thu thập qua báo cáo tài chính của 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015. Hệ số vốn ch sở hữu/tổng nguồn vốn phản ánh mức độ tự chủ tài chính về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hệ số này cho biết trong 100 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh thì có ao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Khi hệ số này càng cao thì chứng tỏ tính tự chủ của công ty càng cao. Từ năm 2011 đến 2015, hệ số vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn chiếm từ 23% vào năm 2011 giảm xuống 21% vào năm 2015. Hệ số này có xu hướng giảm dần là do tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty đều có xu hướng giảm qua các năm. Về tình hình Nợ tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên được phản ánh qua các chỉ tiêu: Hệ số nợ phải trả/tổng vốn của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao, giao động từ 78% đến 79%, cho thấy công ty chủ yếu sử dụng nợ thông qua các hình thức như vay ngân hàng, chiếm dụng vốn của người bán, của người lao động, Việc công ty sử dụng các hình thức huy động vốn khác nhau để gia tăng quy mô vốn, nhằm mục đ ch phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều nợ trong cấu trúc vốn của công ty sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, là sử dụng nhiều nợ kéo theo chi phí trả lãi sẽ cao, công ty bị phụ thuộc vào các chủ thể khách quan như NHTM, người án, Công ty có hệ số nợ phải trả/vốn ch sở hữu tương đối cao, năm 2011 là 3,28 lần, các năm tiếp theo hệ số này đều có xu hướng tăng, năm 2015 là 3.83 lần, trong giai đoạn 2011-2015 hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đạt ở mức bình quân là 3,57 lần. Nguồn vốn sử dụng trong kinh doanh của công ty chủ yếu là nợ phải trả, nợ phải trả cao gấp 3 lần so với vốn chủ sở hữu, trong đó công ty lại sử dụng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm 2011 nợ ngắn hạn chiếm 62% trong tổng nợ phải trả, sang các năm tiếp theo hệ số này có xu hướng giảm mạnh, năm 2012 là 57%, năm 2014 và 2015 đều ở mức 51%. Về nợ dài hạn của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, năm 2011 chiếm 38% trong tổng nợ, sang năm 2012 hệ số nợ dài hạn/tổng nợ tăng lên 43%, đến năm 2015 hệ số này đạt 49%. Năm 2015, công ty có tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn so với nợ phải trả là gần tương đương nhau, nợ ngắn hạn chiếm 51%, nợ dài hạn là 49%. Khi công ty sử dụng nợ dài hạn cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Nợ dài hạn của công ty chủ yếu được huy động từ các khoản vay dài hạn của các NHTM trên địa bàn. Hệ số TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 41 nợ dài hạn/Tổng nợ có xu hướng tăng cao lên đến 49% vào năm 2015. Như vậy, khi các công ty kinh doanh thua lỗ, công ty buộc phải gia tăng nợ dài hạn để bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế này lại vi phạm nguyên tắc cho vay thông thường, phải hạn chế tín dụng đối với các công ty hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Nhưng rõ ràng, các doanh nghiệp nhà nước đã được hưởng ưu đãi, có thể vay vốn các NHTM nhà nước trong khi kinh doanh thua lỗ với mong muốn vực dậy công ty. Song, liệu số vốn vay ưu đãi đó có thực sự giúp các công ty thoát khỏi phá sản không? Chỉ tiêu hệ số nợ dài hạn/vốn ch sở hữu cho thấy mối quan hệ tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp bảo thủ sẽ sử dụng chỉ tiêu này thấp, ngược lại một doanh nghiệp chấp nhận mạo hiểm, rủi ro sẽ có chỉ tiêu này cao. Khi Công ty sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu vốn có tác dụng tích cực đối với thu nhập. Tuy nhiên, do quản lý chi ph chưa tốt nên lợi nhuận của công ty cổ phần Gang thép còn thấp. Đồng thời tỷ lệ nợ cao cũng chứa đựng những bất lợi nhiều từ rủi ro cho người vay và rủi ro về tài chính đối với Công ty. Qua bảng số liệu 01, cho thấy hầu hết các năm hệ số này đều cao hơn 1, nghĩa là công ty cổ phần Gang thép sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn vốn chủ sở hữu. Hệ số này cao nhất vào năm 2013 và năm 2015, nợ dài hạn cao gấp 1,85 lần và 1,89 lần so với vốn chủ sở hữu. Xét theo góc độ kỳ hạn thì tổng nguồn vốn dài hạn, nợ dài hạn lớn hơn vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán của công ty sẽ không cao, tiềm ẩn rủi ro trong cấu trúc tài trợ cho đầu tư dài hạn. Về chỉ tiêu cơ c u nợ của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên: có thể thấy nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ của công ty, cụ thể năm 2011 là 62%, năm 2012 là 57%. Sang đến các năm tiếp theo, cơ cấu nợ của công ty đã có sự điều chỉnh hợp lý, nợ dài hạn tăng về quy mô và tỷ trọng trong tổng nợ và có sự cân đối với nợ ngắn hạn. Hệ số nợ dài hạn/tổng nợ năm 2013 là 50%, năm 2014 và 2015, hệ số này đều đạt 51%. Bảng 01: Thực trạng c u trúc vốn tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Năm Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 BQ (2011-2015) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Tr.đ 8,488,671 8,467,464 7,435,630 7,753,784 8,304,447 8,089,999 A - NỢ PHẢI TRẢ Tr.đ 6,505,085 6,592,488 5,848,547 6,039,351 6,584,824 6,314,059 I. Nợ ngắn hạn Tr.đ 4,060,632 3,776,081 2,904,995 3,095,799 3,338,821 3,435,266 II. Nợ dài hạn Tr.đ 2,444,453 2,816,407 2,943,552 2,943,552 3,246,003 2,878,793 B - VỒN CHỦ SỞ HỮU Tr.đ 1,983,586 1,874,976 1,587,083 1,714,433 1,719,623 1,775,940 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 126,156 5,066 (282,826) (155,476) (150,245) (91,465) Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn Lần 0.23 0.22 0.21 0.22 0.21 0.22 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Lần 0.77 0.78 0.79 0.78 0.79 0,78 Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Lần 3.28 3.52 3.69 3.52 3.83 3.57 Nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu Lần 1.23 1.50 1.85 1.72 1.89 1.64 Nợ dài hạn/Tổng nợ Lần 0.38 0.43 0.50 0.49 0.49 0.46 Nợ ngắn hạn/Tổng nợ Lần 0.62 0.57 0.50 0.51 0.51 0.54 ROA % 1.49 0.06 (3.80) (2.01) (1.81) (1.13) ROE % 6.36 0.27 (17.82) (9.07) (8.74) (5.15) Nguồn: Tổng hợp t báo cáo tài ch nh c công ty cổ phần G ng thép Thái Nguyên gi i đoạn 2011-2015 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 42 Việc đánh giá cấu trúc vốn của các doanh nghiệp được phản ánh thông qua mục tiêu cuối cùng đó là hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu), khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), Một cấu trúc vốn hợp lý, tối ưu phải là một cấu trúc đảm ảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và an toàn. Công ty Gang thép Thái Nguyên có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ở mức thấp dưới 3%, cụ thể năm 2011 là 1,49%, năm 2012 là 0,06%. Từ năm 2013 đến 2015, hệ số này còn âm do công ty sản xuất kinh doanh thua lỗ, dẫn đến lợi nhuận âm. Phân tích chỉ tiêu ROE của công ty, cho thấy chỉ tiêu đạt 6,36% vào năm 2011. Năm 2012, ROE giảm mạnh so với năm 2011 là 6,09%. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, ROE mang dấu âm nghĩa là vốn chủ sở hữu của công ty không tạo ra lợi nhuận mà còn bị giảm do công ty làm ăn thua lỗ. 3.2. Đá á t ực trạng c u trúc vốn của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. 3.2.1. Kết quả đạt được Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã thiết lập được cấu trúc vốn biểu hiện ở hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, công ty đã có chiến lược huy động nợ dài hạn và sử dụng vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính dài hạn, ổn định. Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu ở mức trung bình là 1,64. Quy mô các nguồn vốn bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu có gia tăng qua các năm. Quy mô vốn gia tăng chứng tỏ công ty có mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dưới dạng các dự án đầu tư mới hay mở rộng sản xuất. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ, đã tăng khả năng đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty. Trong điều kiện thị trường chứng khoán có nhiều khó khăn, làm hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp thì một ưu thế của Công ty Gang thép Thái Nguyên là những ưu đãi từ nguồn vốn Nhà nước trong việc tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu. 3.2.2. Những hạn chế trong c u trúc vốn c a Công ty Gang thép Thái Nguyên Cấu trúc vốn của công ty chưa tối ưu thể hiện ở hiệu quả hoạt động thấp, thậm ch năm 2013, 2014, 2015 lợi nhuận còn âm. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty rất thấp, hầu như đạt ở mức dưới 3%. Tỷ trọng vốn vay từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ vay. Công ty chưa thực hiện huy động vốn từ các kênh khác ngoài vay từ các NHTM. Chính việc không đa dạng hóa các hình thức huy động nợ đã làm giảm khả năng huy động vốn của công ty, làm giảm khả năng thay đổi và đạt cấu trúc vốn hợp lý. Vốn chủ sở hữu của công ty còn phụ thuộc nhiều vào vốn Nhà nước. Mặc dù Công ty Gang thép Thái Nguyên đã cổ phần hóa và triển khai mạnh mẽ quá trình bán cổ phần cho các cổ động, các đợt phát hành tăng vốn, nhưng do khó khăn của thị trường chứng khoán, cũng như vấn đề nội tại của công ty nên việc huy động các nguồn vốn chủ sở hữu khác trên thị trường chứng khoán ngoài vốn Nhà nước vẫn còn rất hạn chế. Tình trạng này dẫn đến việc vốn chủ sở hữu vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào vốn của Nhà nước trong khi nguồn vốn Nhà nước cũng rất hạn chế, do vậy việc tăng quy mô vốn và đạt cấu trúc vốn tối ưu vẫn còn trông chờ vào khả năng tăng vốn của Nhà nước mà chưa tạo được sự chủ động của ngồn vốn để đạt được cấu trúc vốn tối ưu. 3.2.3. Nguyên nhân c a các hạn chế trong c u trúc vốn c a Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Việc xác định và xây dựng cấu trúc vốn tối ưu chưa được quan tâm đúng mức. Khi có nhu cầu vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh, công ty tìm nguồn vốn chủ sở hữu trước sau đó khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu thì công ty sẽ tìm đến các tổ chức tín dụng để có được các khoản vay. Nhận thức của lãnh đạo công ty về cấu trúc vốn, tầm quan trọng của việc xây dựng cấu trúc TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 43 vốn tối ưu trong quản lý tài chính của công ty còn hạn chế. Chi phí vốn chưa được t nh toán đầy đủ. Chi phí vốn bao gồm chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí vốn vay chưa được công ty đặt ra, công ty mới chỉ t nh toán đến các khoản chi phí mà công ty phải trực tiếp chi trả như lãi vay phải trả cho các tổ chức tín dụng, cổ tức phải trả cho các cổ đông. Cơ chế quản lý vốn đầu tư của công ty còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý vốn vẫn còn mang tính bao cấp, chưa coi đây là khoản đầu tư tài ch nh để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả. Công ty chưa xây dựng được chiến lược huy động vốn, đặc biệt là vốn dài hạn, công ty chưa sẵn sàng và chưa đủ điều kiện để huy động vốn từ các kênh khác như phát hành trái phiếu. Huy động vốn chủ sở hữu từ thị trường tài chính còn yếu. Dẫn đến khi có nhu cầu gia tăng vốn chủ sở hữu ngoài vốn Nhà nước cấp, khả năng huy động vốn qua trị trường chứng khoán là rất hạn chế và khó khăn. 3.3. Các giải pháp thực hi n tái c u trúc vốn tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Tái cấu trúc vốn phải ám sát định hướng về xác định lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển và chủ trương tái cấu trúc Công ty Gang thép Thái Nguyên. Đảm bảo cho quá trình tái cấu trúc vốn đạt tới cấu trúc vốn tối ưu phù hợp với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Cụ thể: - Xác định đúng chi ph vốn theo nguyên tắc thị trường để đạt tiêu chí tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Việc tính toán phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc của thị trường, loại bỏ tồn dư. - Tính phù hợp của cấu trúc vốn với chính sách và khả năng quản trị rủi ro của công ty. - Đổi mới nhận thức và thái độ của lãnh đạo công ty về cấu trúc vốn, nâng cao trình độ cán bộ nói chung và trình độ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tài chính nói riêng. - Xây dựng chính sách quản trị rủi ro và nâng cao trình độ, khả năng quản trị rủi ro cho công ty. - Thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và phát triển về quy mô công ty. Đầu tư cho khoa học, công nghệ, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty. Nâng cao khả năng tiếp cận và đa dạng hóa các kênh huy động vốn vay dài hạn. Xây dựng lộ trình thoái vốn Nhà nước một cách hợp lý. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán và phát hành tăng vốn nhằm giảm lệ thuộc vào vốn Nhà nước. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tìm kiếm các cổ đông chiến lược mới đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp để tận dụng thế mạnh về vốn và về quản trị, đây là giải pháp quan trọng trong quá trình tái cấu trúc của công ty. 4. Kết luận Kết quả phân tích trên cho thấy, cấu trúc vốn hiện nay của Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên là bất hợp lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tài chính. Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thuận lợi trong việc hút vốn, công ty cần quan tâm nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp cụ thể như: Xác định chi phí vốn theo nguyên tắc thị trường, gia tăng vốn chủ sở hữu bằng hình thức phát hành cổ phiến, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường chứng khoán, xây dựng chính sách quản trị rủi ro, TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lưu Thị Hương &Vũ Duy Hào. (2011). Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [2]. Nguyễn Thu Thủy. (2005). Các cơ sở lý luận cơ ản để nghiên cứu và lựa chọn cơ cấu vốn doanh nghiệp. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Viện kinh tế học. [3]. Trần Thị Thanh Tú. (2006). Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Hà Nội. [4]. Vũ Thị Ngọc Lan. (2013). Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Luận án Kinh tế tài chính ngân hàng. Hà Nội. Thông tin tác giả: Hà Thị Thanh Nga, Thạc sĩ - Đơn vị công tác: Khoa Ngân hàng - Tài chính - Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: hathithanhnga@tueba.edu.vn Ngày nhận: 03/11/2016 Ngày nhận ản sửa: 20/01/2017 Ngày duyệt đăng: 10/03/2017
File đính kèm:
- cau_truc_von_tai_cong_ty_co_phan_gang_thep_thai_nguyen_thuc.pdf