Cấu tạo giải phẫu của gỗ thị diospyros decandra lour

Cây gỗ Thị Diospyros decandra Lour., là cây gỗ lớn, mọc tự nhiên và

được trồng ở Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Myanmar. Gỗ có

dác và lõi không phân biệt, màu trắng vàng nhạt, vòng sinh trưởng khó

thấy, mặt gỗ mịn. Lỗ mạch đơn và kép ngắn, nhỏ, phân tán, không có chất

chứa hoặc thể bít, lỗ thông mạch đơn, tia gỗ nhỏ, đôi khi có những tia gỗ

rất lớn. Mô mềm dọc ít. Có chứa tinh thể hình lăng trụ trong tia gỗ.

Thường thấy có vết nhựa đen tích tụ. Gỗ cứng và nặng. Căn cứ theo cấu

tạo, gỗ Thị có khả năng khô nhanh, dễ ngâm tẩm bảo quản nhưng dễ nứt,

dễ bị nấm mốc và côn trùng hại gỗ thâm nhập.

pdf 12 trang kimcuc 2700
Bạn đang xem tài liệu "Cấu tạo giải phẫu của gỗ thị diospyros decandra lour", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cấu tạo giải phẫu của gỗ thị diospyros decandra lour

Cấu tạo giải phẫu của gỗ thị diospyros decandra lour
Tạp chí KHLN 4/2016 (4754 - 4758) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
4754 
CẤU TẠO GIẢI PHẪU CỦA GỖ THỊ Diospyros decandra Lour. 
Đỗ Văn Bản1, Nguyễn Thị Bích Ngọc2, Bùi Hữu Thưởng1 
1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng 
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
Từ khóa: Gỗ Thị, 
Diospyros decandra, cấu 
tạo thô đại, cấu tạo hiển vi 
TÓM TẮT 
Cây gỗ Thị Diospyros decandra Lour., là cây gỗ lớn, mọc tự nhiên và 
được trồng ở Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Myanmar. Gỗ có 
dác và lõi không phân biệt, màu trắng vàng nhạt, vòng sinh trưởng khó 
thấy, mặt gỗ mịn. Lỗ mạch đơn và kép ngắn, nhỏ, phân tán, không có chất 
chứa hoặc thể bít, lỗ thông mạch đơn, tia gỗ nhỏ, đôi khi có những tia gỗ 
rất lớn. Mô mềm dọc ít. Có chứa tinh thể hình lăng trụ trong tia gỗ. 
Thường thấy có vết nhựa đen tích tụ. Gỗ cứng và nặng. Căn cứ theo cấu 
tạo, gỗ Thị có khả năng khô nhanh, dễ ngâm tẩm bảo quản nhưng dễ nứt, 
dễ bị nấm mốc và côn trùng hại gỗ thâm nhập. 
Keywords: Thi timber, 
Diospyros decandra, 
macroscopically anatomy, 
microscopically anatomy 
Wood anatomy of Diospyros decandra Lour 
Diospyros decandra Lour. is a big wood tree species. It is naturally 
distributed and planted in Vietnam, Cambodia, Laos, Thailand and 
Myanmar. Sapwood colour indistinct from heartwood colour. Its colour is 
white and yellowish, Growth ring boundaries indistinct, the wood surface 
is fine. Wood pores are solitary, short multiples, small, disperal and 
without deposits, the simple pits. Mostly small size rays, but the larger 
rays are being occurred occasionally. Axial parenchyma is scanty. There 
are prismatic crystals occurred in the rays. Often observed cluster of black 
gum exposed. The wood is heavy and hard. Based on anatomy, Diospyros 
decandra Lour. wood could be claimed as a timber of fast drying and easy 
chemical treatment, however it easy to be cracked and attached by fungi 
and insects during utilization. 
Đỗ Văn Bản et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4755 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Kho mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa 
Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang hiện được lưu giữ với 
số lượng lớn, rất có giá trị về Phật giáo và văn 
hóa thành văn, là kho tàng vô giá của dân tộc 
cần phải được bảo quản lâu dài. Để đạt được 
mục tiêu này, đề tài cấp Nhà nước “Ứng dụng 
tiến bộ khoa học và công nghệ để bảo quản di 
sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ 
Đà tỉnh Bắc Giang” đã được thực hiện, trong 
đó việc tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo vật liệu 
gỗ dùng chế tác mộc bản làm cơ sở khoa học 
cho các giải pháp bảo quản, lưu giữ, phục 
chế,... có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. 
Gỗ làm mộc bản tại hai ngôi chùa này đã được 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giám 
định là gỗ của loài cây Thị (Thị trái, Thị mười 
nhị) Diospyros decandra Lour., tên đồng nghĩa: 
Diospyros packmanii C.B. Clarke (Đỗ Văn 
Bản, 2015), là loài cây gỗ lớn, phân bố tự nhiên 
và được gây trồng ở Việt Nam, Cam-pu-chia, 
Lào, Thái Lan, Myanmar. Trong bài báo này 
chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu về đặc 
điểm cấu tạo gỗ của loài cây gỗ Thị. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
03 cây Thị tại Xã Kim Chân, thành phố Bắc 
Ninh, tỉnh Bắc Ninh được chọn làm cây mẫu 
cho nghiên cứu xác định tính chất cơ vật lý và 
cấu tạo của gỗ. Kích thước cây mẫu lần lượt: 
chiều cao 7,5m, 7,8m và 8,4m; chiều cao đến 
vị trí phân cành: 3,7m, 4,0m và 4,3m; đường 
kính ngang ngực 36cm, 38cm và 34cm. 
Cấu tạo gỗ được mô tả dựa theo các đặc điểm 
cấu tạo thô đại và hiển vi. Mẫu để quan sát cấu 
tạo thô đại được hoàn chỉnh với kích thước 
theo chiều dọc thớ, xuyên tâm và tiếp tuyến: 
12cm 6cm 1,5cm. Quan sát mô tả bằng 
mắt thường và kính lúp 10. 
Mẫu để quan sát cấu tạo hiển vi được hoàn 
thiện theo hướng dẫn của R. Wagenfuehr 
(1966), được gắn trên lam kính với 3 lát cắt 
mỏng 15-25µm theo 3 hướng: cắt ngang, 
xuyên tâm và tiếp tuyến. Quan sát mô tả bằng 
kính hiển vi, độ phóng đại 40 và 100 x. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Cấu tạo thô đại 
- Gỗ dác và gỗ lõi: Gỗ có dác và lõi không 
phân biệt về màu sắc. Trên mặt cắt ngang thân 
cây mẫu đồng nhất một màu trắng vàng nhạt 
(Hình 1). 
Hình 1. Hình ảnh mặt cắt ngang thân cây Thị 
- Vòng sinh trưởng: Vòng sinh trưởng không 
rõ ràng, thường rộng 2 - 5mm. Trên mặt cắt 
ngang thân cây mẫu khó nhận biết được ranh 
giới vòng sinh trưởng. 
- Mặt gỗ: Mặt gỗ rất mịn. Trên mặt cắt ngang, lỗ 
mạch rất nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính lúp. 
- Mạch gỗ: Trên mặt cắt ngang thấy được lỗ 
mạch đơn và kép, phân tán. 
- Mô mềm dọc: Mô mềm dọc không thấy được 
bằng mắt thường cũng như kính lúp. 
- Tia gỗ: Tia gỗ chủ yếu nhỏ và hẹp, không 
thấy được bằng mắt thường. Đôi khi gặp 
những tia rất lớn. 
- Chiều hướng thớ gỗ: Gỗ có thớ thẳng 
hoặc lệch. 
- Vết màu: Trên mặt cắt ngang thường thấy có 
vết nhựa đen hình vòng cung ngắn song song 
với vòng sinh trưởng. Vết nhựa đen có thể tạo 
thành những đường chỉ dài theo chiều dọc thớ 
quan sát được trên mặt xẻ xuyên tâm và thành 
vân trên mặt xẻ tiếp tuyến. 
Tạp chí KHLN 2016 Đỗ Văn Bản et al., 2016(4) 
4756 
Hình 2. Hình ảnh vết nhựa đen trên mặt cắt ngang (trái) và mặt cắt xuyên tâm (phải) 
- Gỗ thuộc loại cứng và nặng. Khối lượng thể 
tích trung bình 0,82 g/cm
3
. 
3.2. Cấu tạo hiển vi 
- Mạch gỗ: Gỗ có mạch đơn và kép ngắn (2- 3 
mạch). Mạch gỗ phân bố phân tán (Hình 3). Số 
lượng mạch ít, trên 1mm2 có 9 đến 11 mạch, 
trung bình 10 mạch. Đường kính mạch rất nhỏ, 
từ 29 đến 57m, trung bình 40m. Lỗ thông 
mạch đơn. Lỗ thông ngang trên vách giữa các 
mạch nhỏ, sắp xếp sít nhau. 
Hình 3. Hình ảnh và phân bố của lỗ mạch trên mặt cắt ngang 
- Tia gỗ: Tia gỗ dị hình, chủ yếu hẹp, gồm cả 
tế bào mô mềm nằm, vuông và đứng (đầu tia 
chủ yếu tế bào đứng), có 1 đến 3 dãy tế bào, 
rộng từ 11 đến 30m, trung bình 21m. Số 
lượng tia nhiều, từ 16 đến 18 tia/mm, trung 
bình 17 tia/mm. Chiều cao tia có sự chênh lệch 
nhau rất lớn, từ 101 đến 1628m, trung bình 
555m. Trong gỗ còn gặp tia có kích thước rất 
lớn, gồm nhiều dãy tế bào. Trong tế bào tia gỗ 
không chứa chất hữu cơ có màu. 
Hình 4. Hình ảnh tia gỗ (Ảnh trái mặt cắt tiếp tuyến, ảnh phải mặt cắt ngang) 
Mạch kép 
Mạch đơn 
Tia 
lớn 
Tia nhỏ 
Tia lớn 
Tia nhỏ 
Đỗ Văn Bản et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4757 
- Lỗ thông ngang giữa mạch và tia: Lỗ thông 
ngang trên vách mạch tiếp giáp với tia có 
chiều rộng tương tự như lỗ thông ngang trên 
vách tiếp giáp giữa các mạch. 
- Mô mềm dọc không dính mạch: Mô mềm 
dọc không dính mạch phân tán và tụ hợp 
thành đường hẹp (1 dãy tế bào) theo hướng 
tiếp tuyến. 
- Mô mềm dọc dính mạch;. Mô mềm dọc dính 
mạch vây quanh mạch ít, không kín. 
Hình 5. Hình ảnh lỗ thông ngang 
trên vách giữa các mạch 
Hình 6. Hình ảnh mô mềm dọc trên mặt cắt ngang 
- Sợi gỗ: Sợi gỗ có vách rất dày, ngắn (chỉ dài 
từ 645 đến 1136m, trung bình 874m). 
Đường kính sợi gỗ nhỏ, từ 8 đến 14m, trung 
bình 11m. Sợi gỗ không có vách ngăn ngang. 
- Tinh thể: Có tinh thể hình lăng trụ rải rác 
trong tia gỗ (Hình 7). 
Hình 7. Hình ảnh tinh thể trong tế bào tia gỗ trên mặt cắt ngang 
Mô mềm dọc 
thành dải hẹp 
Mô mềm dọc vây 
quanh mạch 
Tạp chí KHLN 2016 Đỗ Văn Bản et al., 2016(4) 
4758 
- Chất chứa và thể bít trong ống mạch: Trong 
mạch không có thể bít và chất chứa. Tuy 
nhiên, ở vùng gỗ có nhựa màu đen thấm loang 
(vết màu), trong mạch thấy có chất màu đỏ nâu 
hoặc nâu đen. 
Gỗ Thị có nhiều đặc điểm cấu tạo tương tự so 
với gỗ của một số loài trong chi Thị 
(Diospyros) như đã được công bố ở các công 
trình của Nguyễn Đình Hưng (1990), Ken 
Ogata et al., (2008) hay Richter, H.G. và 
Dallwitz M.J. (2000). Sự khác biệt giữa chúng 
phân bố ở Đông Nam Á được phân biệt: gỗ 
Thị không có dác và lõi phân biệt hay không 
có lõi màu đen, trong mạch không chứa chất 
đỏ nâu hoặc nâu đen. Ngoài ra, sự hiện diện 
của những tia có kích thước rất lớn cũng như 
những vết tích tụ nhựa màu đen khá nổi bật là 
những đặc trưng để nhận biết gỗ của loài cây 
Thị này. 
Gỗ Thị mịn, đồng nhất về màu sắc, lỗ mạch 
không những nhỏ mà phân bố lại đồng đều, gỗ 
không quá cứng, nên có thể tạo ra những sản 
phẩm đồng đều về chất lượng và phù hợp để 
chạm khắc. Tuy nhiên, những tia kích thước 
lớn là một trong những nhân tố thường gây nứt 
dăm (nứt theo tia). Ngoài ra, với đặc điểm 
không hóa lõi, không có chất chứa trong mạch 
làm cho màu sắc gỗ Thị đồng đều hơn, gỗ khô 
nhanh, dễ ngâm tẩm hóa chất, nhưng lại là một 
nhược điểm làm cho khả năng kháng nấm, côn 
trùng hại gỗ không cao. Tinh thể có trong tia 
gỗ thường nhanh làm cùn dụng cụ cắt, gọt. 
Các vết nhựa màu đen tích tụ làm giảm chất 
lượng sản phẩm từ gỗ Thị. 
IV. KẾT LUẬN 
Gỗ Thị Diospyros decandra Lour. có dác và 
lõi không phân biệt, màu trắng vàng nhạt. Gỗ 
nặng và cứng, mặt gỗ mịn, thớ khá thẳng, mô 
mềm dọc ít, khó thấy được bằng mắt thường. 
Mạch gỗ đơn và kép ngắn, nhỏ, phân tán, 
không có chất chứa cũng như thể bít. Bên cạnh 
phần lớn tia gỗ nhỏ khó thấy được bằng kính 
lúp ×10 có thấy có những tia gỗ rất lớn. Có 
tinh thể hình lăng trụ nằm trong tế bào tia gỗ. 
Gỗ thường thấy có vết tích tụ nhựa màu đen 
tập trung thành vòng cung, kéo dài theo chiều 
dọc thân cây. 
Gỗ có thể thích hợp để chạm khắc, khả năng 
hong sấy nhanh, dễ ngâm tẩm bảo quản, nhưng 
cũng dễ nứt, dễ bị ẩm, thuận lợi cho nấm và 
côn trùng thâm nhập gây hại. Tinh thể trong tia 
gỗ, vết tích tụ nhựa đen trên bề mặt gỗ ảnh 
hưởng đến gia công, chế biến và chất lượng 
sản phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Văn Bản, 2015. Báo cáo kết quả giám định gỗ làm mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà - Bắc Giang, 
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng. 
2. Nguyễn Đình Hưng, 1990. Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ một số loài cây gỗ ở Việt Nam để định loại theo các 
đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi. Luận văn phó tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 
3. R. Wagenfuehr, 1966. Anatomie des Holzes. VEB Fachbuchverlag Leipzig. 
4. Ken Ogata, Tomoyuki Fujii, Hisashi Abe, Pieter Baas, 2008. Identification of the timbers of Southeast Asia and 
the Western Pacific. Kaiseisha Press. 
5. Richter, H.G., and Dallwitz, M.J., 2000 onwards. Commercial timbers - Diospyros spp. (Schwarze Ebenhölzer, 
black ebony - Asien),  
Người thẩm định: TS. Nguyễn Quang Trung 
 4759 
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2016 
1 Nghiên cứu nhân giống 
cây Hồng diệp 
(Gymnocladus chinensis 
Baill.) bằng phương pháp 
giâm hom 
Vũ Thị Bích Hậu 
Võ Quốc Bảo 
Phạm Thị Kim Thoa 
A study of Gymnocladus 
chinensis Baill. 
multiplication using 
cutting propagation 
method 
4579 
2 Nghiên cứu nhân giống 
sinh dưỡng và kỹ thuật 
gây trồng Vù hương 
(Cinnamomum balansae 
H.Lec) tại Đoan Hùng - 
Phú Thọ 
Nguyễn Minh Thanh 
Đào Hùng Mạnh 
Vegetative propagation 
and planting techniques 
for Cinnamomum 
balansae H.Lec in Doan 
Hung, Phu Tho province 
4585 
3 Biến dị và thông số di 
truyền của các dòng vô 
tính keo lai mới chọn lọc 
tại khảo nghiệm dòng 
vô tính ở Yên Thế, 
Bắc Giang 
Đỗ Hữu Sơn 
Hà Huy Thịnh 
Nguyễn Đức Kiên 
Dương Hồng Quân 
Nguyễn Quốc Toản 
Trịnh Văn Hiệu 
Genotypic variation on 
clones of acacia hybrid at 
Yen The clonal test 
4593 
4 Phân tích mối quan hệ di 
truyền giữa các quần thể 
Sơn tra (Docynia indica 
(Wall.) Decne) bằng chỉ 
thị ISSR 
Vũ Thị Thu Hiền 
Trần Thị Liệu 
Đinh Thị Phòng 
Phí Hồng Hải 
La Ánh Dương 
Vũ Đức Toàn 
Delia Catacutan 
và Đàm Việt Bắc 
Analysis of genetic 
diversity between 
populations of Docynia 
indica (Wall.) Dence by 
ISSR markers 
4603 
5 Thành phần loài và phân 
bố của các loài thuộc chi 
Bướm bạc (Mussaenda L.) 
ở Lâm Đồng 
Quách Văn Hợi 
Vũ Kim Công 
Trần Thái Vinh 
H’Yon Nê Bing 
Đặng Thị Thắm 
Nguyễn Thị Hồng và 
Nông Văn Duy 
Species composition and 
distribution of species of 
the genus Mussaenda L. 
in Lam Dong province 
4615 
 4760 
6 Kết quả điều tra thành 
phần các loài của họ Dẻ 
(Fagaceae) tại Khu Bảo 
tồn thiên nhiên Nam 
Nung, tỉnh Đắk Nông 
Nguyễn Quang Hưng 
Trịnh Ngọc Bon 
Phạm Văn Vinh 
Survey results of species 
composition of Fagaceae 
in Nam Nung Nature 
Reserve, Dac Nong 
province 
4625 
7 Đa dạng sinh học tầng cây 
gỗ rừng tự nhiên khu vực 
Bắc và Nam Đèo Hải Vân 
Ninh Việt Khương 
Phùng Đình Trung 
Nguyễn Minh Thanh 
Diversity of forest tree 
species in natural forest of 
Hai Van mountain pass 
4630 
8 Đặc điểm cấu trúc và đa 
dạng sinh học tầng cây 
gỗ rừng phục hồi sau khai 
thác tại Khu Bảo tồn 
thiên nhiên văn hóa 
Đồng Nai 
Phùng Đình Trung 
Trần Lâm Đồng 
Phạm Quang Tuyến 
Ninh Việt Khương 
Nguyễn Thị Thu Phương 
Trần Hoàng Quý 
Structure and biodiversity 
of timber layer of 
logged-over forests in the 
Dong Nai Culture and 
Nature Reserve 
4637 
9 Chỉ số phức tạp về cấu 
trúc đối với rừng kín 
thường xanh ẩm nhiệt đới 
ở khu vực Mã Đà tỉnh 
Đồng Nai 
Nguyễn Văn Thêm 
Nguyễn Tuấn Bình 
Structural complexity 
index for tropical moist 
evergreen close forest in 
Ma Da zone of Dong Nai 
province 
4646 
10 Ảnh hưởng của ánh sáng 
và thành phần ruộ t bầu 
đến sinh trưởng của cây 
con Sơn huyết 
(Melanorrhoea laccifera 
Pierre) trong giai đoạn 
vườn ươm 
Nguyễn Thị Chuyền 
Trương Tuấn Anh 
Hoàng Tiến Đại 
Effects of light and 
seedling container 
medium composition on 
growth of Melanorrhoea 
laccifera Pierre at the 
stage of nursery 
4655 
11 Ảnh hưởng của thành 
phần ruột bầu đến sinh 
trưởng của Mắm biển 
(Avicennia marina 
(Forssk) Vierh.), 
sú Đỏ (Agiceras floridum 
Roem & Schult.), 
Dà vôi (Ceriops tagal 
C.B.Rob.), Đưng 
(Rhizophora mucronata 
Lam.), Đước (Rhizophora 
apiculata Blume) và Đâng 
(Rhizophora stylosa 
Griff.) trong giai đoạn 
vườn ươm tại các đảo 
Nam Trung Bộ và 
Nam Bộ 
Hoàng Văn Thơi 
Nguyễn Hải Hòa 
Effects of potting 
component on growth of 
Avicennia marina, 
Agiceras florium, 
Ceriops tagal, 
Rhizophora mucronata, 
Rhizophora apiculata and 
Rhizophora stylosa in 
nursery at Southern and 
Centre Southern Islands 
4665 
 4761 
12 Hiện trạng quần thể Dừa 
nước (Nipa fruticans 
Wurmb) tại xã Tam 
Nghĩa, huyện Núi Thành, 
tỉnh Quảng Nam và một 
số định hướng quản lý 
bền vững tài nguyên 
Lê Thị Điểm Sương 
Võ Văn Minh 
Nguyễn Thị Kim Yến 
Study on the status of 
Nipa palm (Nipa 
fruticans Wurmb) 
populations in Tam 
Nghia wards, Nui Thanh 
district, Quang Nam 
province and propose 
solutions for sustainable 
management of natural 
resources 
4676 
13 Nghiên cứu phân loại các 
kiểu thảm thực vật rừng 
tại khu bảo tồn thiên 
nhiên Na Hang bằng ảnh 
vệ tinh SPOT 6 
Phạm Quang Tuyến 
Phạm Tiến Dũng 
Nguyễn Huy Hoàng 
Research of forest 
vegetation classification 
on Na Hang nature 
reserve by SPOT 6 
satellite image 
interpretation 
4685 
14 Nghiên cứu lập biểu thể 
tích Thông ba lá (Pinus 
kesiya royle Ex.Gordon) 
ở Hà Giang 
Phạm Quang Tuyến 
Bùi Thanh Hằng 
Trần Hoàng Quý 
Nguyễn Thị Thu Phương 
Nguyễn Kim Trung 
Nguyễn Quang Hưng 
Research on volume table 
establishment of Pinus 
kesiya in Ha Giang 
4696 
15 Nghiên cứu ảnh hưởng 
của phương thức xử lý 
thực bì đến tỷ lệ sống và 
sinh trưởng của 2 loài Vối 
thuốc Schima wallichii 
Choisy và Schima 
superba Gardn. Et Champ 
tại Sơn La và Gia Lai 
Đặng Thịnh Triều 
Lê Thị Hạnh 
Lò Quang Thành 
Effects of vegetation 
treatment on the survival 
and growth of Schima 
wallichii Choisy and 
Schima superba Gardn. 
Et Champ in Son La and 
Gia Lai provinces 
4702 
16 Đánh giá nguy cơ tổn 
thương vùng ven biển 
dưới tác động của biển 
đổi khí hậu tại huyện 
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 
Nguyễn Hải Hòa 
Trần Thị Thanh Tâm 
Assessing coastal 
vulnerabilities to climate 
change impacts in Thai 
Thuy district, Thai Binh 
province 
4710 
17 Tạo rừng Vối thuốc bằng 
phương pháp gieo hạt 
thẳng và khoanh nuôi xúc 
tiến tái sinh 
Đặng Thịnh Triều 
Dương Quang Trung 
Trần Quang Trung 
Restoration of Schima 
wallichii Choisy and 
Schima superba Gardn. 
Et Champ forests using 
assisted natural 
regeneration and direct 
sowing 
4723 
 4762 
18 Sâu hại chính rừng trồng 
Gáo trắng (Neolamerckia 
cadamba) và Gáo vàng 
(Nauclea orientalia) tại 
tỉnh Cà Mau 
Phạm Quang Thu 
Lê Văn Bình 
Võ Ngươn Thảo 
Nguyễn Minh Chí 
Main insect pests 
damaging Neolamerckia 
cadamba and Nauclea 
orientalia plantations in 
Ca Mau province 
4731 
19 Xác định đồng thời 
theobromine, theophylline 
và caffeine trong sản 
phẩm chè ở một số tỉnh 
phía Bắc Việt Nam bằng 
phương pháp sắc ký lỏng 
hiệu năng cao (HPLC) 
Đoàn Thị Bích Ngọc 
Hoàng Trung Hiếu 
Simultaneous 
determination of caffeine, 
theobromine, and 
theophylline in some 
kinds of tea produced in 
the North Vietnam with 
using high-performance 
liquid chromatography 
(HPLC) 
4739 
20 Ảnh hưởng của tỷ lệ vỏ 
cây đến tính chất cơ lý 
ván composite vỏ cây 
Keo tai tượng (Acacia 
mangium) 
Vũ Đình Thịnh 
Vũ Huy Đại 
Effects of bark 
proportion to 
physicochemical 
properties of composite 
board made from Acacia 
mangium bark 
4749 
21 Cấu tạo giải phẫu của gỗ 
Thị Diospyros decandra 
Lour. 
Đỗ Văn Bản 
Nguyễn Thị Bích Ngọc 
Bùi Hữu Thưởng 
Wood anatomy of 
Diospyros decandra Lour 
4754 
 4763 
THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI 
1. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (ISSN 1859 - 0373) công bố các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan và 
thông báo khoa học thuộc ngành Lâm nghiệp; chưa đăng ở các ấn phẩm nào khác. 
2. Bài viết được soạn thảo trên máy tính, sử dụng UNICODE font Times New Roman, trên khổ A4 với định 
dạng Normal (lề trên, dưới, trái, phải cách 2,54cm hoặc 1 inch), và sắp xếp theo các phần thứ tự như sau: 
TÊN BÀI: Chữ in, Font 14 bold. TÊN TÁC GIẢ: Chữ thường, Font 12 bold, với Footnote là tên cơ quan cho 
(các) tác giả và địa chỉ tác giả để liên hệ (corresponding author). TÓM TẮT: font 10, không quá 350 từ trong 
một đoạn văn, không xuống hàng. Từ khóa không quá 5 từ, xếp theo thứ tự A - Z. ĐẶT VẤN ĐỀ: Font 12. 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Font 12. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: Font 12 (có thể tách riêng 
KẾT QUẢ và THẢO LUẬN). KẾT LUẬN: Font 12. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Font 10 
Phần tóm tắt tiếng Anh, gồm: 
TÊN BÀI TIẾNG ANH: Chữ in, Font 12. TÊN TÁC GIẢ: không có dấu, chữ thường, font 12 bolt; Tên cơ 
quan tiếng Anh viết chữ thường, font 10. SUMMARY (tiếng Anh): font 10, một đoạn văn không quá 350 từ và 
không xuống hàng. Keywords (tiếng Anh): không quá 7 từ, xếp theo thứ tự A - Z. 
3. Một số hướng dẫn cần thiết 
3.1. Cách viết tài liệu tham khảo 
Trong bài viết, tài liệu được trích dẫn bằng cách ghi tên tác giả, năm xuất bản trong ngoặc đơn (); nếu có 2 tác 
giả thì dùng dấu phẩy (,), 3 tác giả trở lên thì ghi tác giả đầu tiên + et al., năm, ví dụ: (Nguyễn Văn A et al., 
2013). Khi đưa tên tác giả vào câu văn thì thay dấu (,) giữa 2 tác giả thành chữ “và”, thay cụm từ “et al.” bằng 
cụm từ “và đồng tác giả”, năm để trong ngoặc đơn; ví dụ: Nguyễn Văn A và Phạm Văn B (2013), hay Nguyễn 
Văn A và đồng tác giả (2013). 
Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự A - Z và được trình bày cụ thể như ví dụ sau: 
Bài báo: 
Cornelius, J., 1994. Heritabilities and additive genetic coefficients of variation in forest trees. Can. J. For. 
Res. 24(1): 372 - 378. 
Hamilton M. and Potts B.M., 2008. Eucalyptus nitens genetic parameters. New Zealand Journal of 
Forestry Science38 (2): 102 - 119. 
Bao F.C., Jiang Z.H., Lu X.X., Luo X.Q. and Zhang S.Y., 2001. Differences in wood properties between 
juvenile and mature wood in 10 species grown in China. Wood Sci. Technol.35 (5): 362 - 375. 
Sách: Lê Đình Khả, 2003. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ 
yếu ở Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 292 trang. 
Chương sách: Brown B. and Aaron M., 2001. The politics of nature. In: Smith J (ed.) The rise of modern 
genomics. Wiley, New York: 230 - 257 
Thông tin từ trang Web: Cartwright J., 2007. Big stars have weather too. IOP Publishing 
PhysicsWeb. Ngày đăng: 26 tháng 6 năm 2007 
Luận án: Trent J.W., 1975. Experimental acute renal failure. Dissertation, University of California. 
3.2. Hình và bảng 
Hình (bao gồm hình vẽ, ảnh, đồ thị, sơ đồ, biểu đồ,...) phải có tính khoa học, bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ, 
đặt đúng vị trí trong bài, có chú thích các ký hiệu; tên hình và bảng phải ngắn gọn, đủ thông tin; tên hình và số 
thứ tự phải ghi ở dưới hình; tên bảng và thứ tự bảng ghi ở trên bảng. 
4. Bài viết phải sử dụng các thuật ngữ, danh pháp khoa học phổ biến; các thuật ngữ chưa Việt hóa thì ưu tiên 
dùng nguyên bản tiếng Anh. Đối với các ngôn ngữ không thuộc hệ La tinh thì phải viết tắt sau phần Summary. 
Các thuật ngữ, danh pháp khoa học, đơn vị đo lường thông dụng được viết tắt không cần chú thích theo đúng 
quy định chung của Nhà nước và quốc tế. 
5. Bản thảo gửi đăng chỉ cần 1 bản điện tử, không quá 15 trang in. Thông báo khoa học không quá 5 trang in. 
Tạp chí không nhận đăng các bài không đúng quy định nêu trên. 
6. Nhóm tác giả được tặng 01 cuốn Tạp chí có bài được đăng. 
7. Mọi giao dịch xin liên hệ theo địa chỉ: 
Ban Kế hoạch, Khoa học - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội. 
Điện thoại: (04) 38389721; Fax: (04) 38389722; Email: tapchi@vafs.gov.vn 
 4764 
 M 
Vietnam Journal of Forest Science 
I. T NG B N T P: GS.TS. Võ Đại Hải 
II. TH K : TS. Phí H ng Hải 
III. H Đ NG B N T P: 
1. S. S. guyễn Xuân Quát, Lâm sinh 
2. S. S. riệu Văn ùng, Lâm sinh 
3. S. S. guyễn uy Sơn, Lâm sinh 
4. S. S. rần Văn Con, Lâm sinh 
5. S. S. Vũ iến inh, Sản lượng rừng 
6. S. S. guyễn oàng ghĩa, Di truyền chọn giống 
7. S. S. ê Đình hả, Di truyền chọn giống 
8. S. S. hạm Quang hu, Sâu bệnh 
9. PGS. TS. Ngô Đình Quế, Khoa học đất 
10. S. Vũ ấn hương, Sinh thái & MT 
11. S. à hị Mừng, Sinh thái & MT 
12. S. Vũ ong, Kinh tế lâm nghiệp 
13. S. guyễn Quang rung, Chế biến gỗ 
14. S. S. hạm Văn hương, Chế biến gỗ 
15. S. S. à hu hử, Hóa lâm sản 
16. PGS. TS. guyễn hị Bích gọc, Bảo quản lâm sản 
17. S. Đoàn Văn hu, Cơ khí lâm nghiệp 
Tạ chí Kho học L m nghi 
Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội 
Điện thoại: 04.38362231 
Email: tapchi@vafs.gov.vn 
Website: www.vafs.gov.vn 
 4765 

File đính kèm:

  • pdfcau_tao_giai_phau_cua_go_thi_diospyros_decandra_lour.pdf