Cần tăng cường bản lĩnh chính trị đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong tình hình hiện nay

Vai trò của người giảng viên lý luận chính trị rất quan trọng trong việc thực hiện những

nhiệm vụ của công tác tư tưởng ở các trường đại học. Giảng viên lý luận chính trị là một trong

những chủ thể của quá trình truyền bá hệ tư tưởng, đồng thời góp phần củng cố niềm tin và xây

dựng thái độ đúng đắn trong nhân dân về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường

lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện mới hiện nay, để

thực hiện được những mục tiêu đó, người giảng viên lý luận chính trị cần có những phẩm chất nhất

định, đặc biệt là bản lĩnh chính trị vững vàng. Bài viết tập trung phân tích những yêu cầu cụ thể để

khẳng định bản lĩnh chính trị, từ đó nêu lên một số định hướng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị

của người giảng viên lý luận chính trị hiện nay.

pdf 6 trang kimcuc 9520
Bạn đang xem tài liệu "Cần tăng cường bản lĩnh chính trị đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong tình hình hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cần tăng cường bản lĩnh chính trị đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong tình hình hiện nay

Cần tăng cường bản lĩnh chính trị đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong tình hình hiện nay
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 49 (6/2015) 129
CẦN TĂNG CƯỜNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ 
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 
Đào Thu Hiền1 
Tóm tắt: Vai trò của người giảng viên lý luận chính trị rất quan trọng trong việc thực hiện những 
nhiệm vụ của công tác tư tưởng ở các trường đại học. Giảng viên lý luận chính trị là một trong 
những chủ thể của quá trình truyền bá hệ tư tưởng, đồng thời góp phần củng cố niềm tin và xây 
dựng thái độ đúng đắn trong nhân dân về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường 
lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện mới hiện nay, để 
thực hiện được những mục tiêu đó, người giảng viên lý luận chính trị cần có những phẩm chất nhất 
định, đặc biệt là bản lĩnh chính trị vững vàng. Bài viết tập trung phân tích những yêu cầu cụ thể để 
khẳng định bản lĩnh chính trị, từ đó nêu lên một số định hướng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị 
của người giảng viên lý luận chính trị hiện nay. 
Từ khóa: Giảng viên lý luận chính trị, niềm tin, bản lĩnh, định hướng, giáo dục. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 
Giáo dục lý luận chính trị luôn là một bộ phận 
quan trọng của công tác tư tưởng, phục vụ công 
tác lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng, bồi 
đắp nền tảng tinh thần của xã hội, thực hiện việc 
truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ 
Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, 
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần 
chúng nhân dân, động viên, khích lệ nhân dân 
đấu tranh chống kẻ thù, nỗ lực hết mình trong 
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh 
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt coi 
trọng giáo dục lý luận chính trị. Bởi vì, nếu chỉ 
học văn hóa, kỹ thuật, chuyên môn mà không có 
lý luận thì như “người nhắm mắt mà đi”. Theo 
Người, giáo dục lý luận chính trị là nền tảng, trên 
cơ sở đó nâng cao trình độ văn hóa và chuyên 
môn. Học tập lý luận chính trị không phải học 
một cách giáo điều mà là học cái tinh thần xử trí 
đối với mọi việc, đối với mọi người và đối với 
bản thân mình. 
Trong các trường đại học, chủ thể quan trọng 
của hoạt động giáo dục lý luận chính trị là các 
giảng viên lý luận chính trị. Họ đã và đang góp 
1 Trường Đại học Thủy Lợi. 
phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ lớn lao của 
Đảng đề ra với giáo dục - đào tạo. Để hoàn thành 
thành tốt nhiệm vụ, người giảng viên lý luận 
chính trị ở các trường đại học hiện nay cần đáp 
ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thực 
tiễn. Họ phải là những người có trình độ hiểu biết 
sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chiến lược phát 
triển của Đảng và Nhà nước cùng những vấn đề 
thời đại, vốn tri thức phải rất rộng, phương pháp 
giảng dạy phù hợp, tích cực và hơn hết là họ cần 
có bản lĩnh chính trị vững vàng. 
Người giảng viên lý luận chính trị ngoài 
những yêu cầu chung đối với giảng viên đại học 
thì đòi hỏi cần có một số phẩm chất đặc trưng 
như: bản lĩnh chính trị, tính tích cực chính trị,... 
Trong đó, phẩm chất về bản lĩnh chính trị là yếu 
tố quan trọng. 
Người giảng viên lý luận chính trị có bản 
lĩnh chính trị vững vàng và kiên định là người 
phải có phẩm chất chính trị tốt. Phẩm chất đó 
thể hiện ở sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu 
và con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam mà 
Đảng ta, dân tộc ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
lựa chọn. Phẩm chất ấy thể hiện ở sự trung 
thành và luôn biết vận dụng sáng tạo những 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 49 (6/2015) 130
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiến mới, thách 
thức mới để kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và 
CNXH ở Việt Nam. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Yêu cầu về bản lĩnh chính trị vững vàng 
đối với giảng viên lý luận chính trị hiện nay 
2.1.1 Những yếu tố tác động đến quá trình 
giáo dục lý luận chính trị hiện nay 
Tình hình kinh tế, chính trị trong nước, trong 
khu vực và trên thế giới hiện nay có nhiều diễn 
biến phức tạp. Tác động của cơ chế thị trường 
và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã làm 
cho đời sống tư tưởng trong nhân dân có nhiều 
thay đổi. Một mặt, việc phát triển kinh tế thị 
trường, đẩy mạnh hội nhập quốc tế đã và đang 
có ảnh hưởng tích cực trong việc nâng cao bản 
lĩnh chính trị, tính tự giác, trách nhiệm cũng như 
nghĩa vụ công dân, lòng tự tôn dân tộc trong 
cộng đồng. Mặt khác, những tác động của các 
yếu tố thời đại đó lại ảnh hưởng đến việc giáo 
dục lý luận chính trị theo hướng tiêu cực khi 
một bộ phận cán bộ tha hóa về đạo đức, lối 
sống; một bộ phận sinh viên thờ ơ với chính trị, 
giảm sút niềm tin vào tương lai của chủ nghĩa 
xã hội. 
Hơn nữa, sự tác động của các tổ chức đoàn 
thể chính trị - xã hội cũng tạo ảnh hưởng không 
nhỏ đến hiệu quả của việc giáo dục lý luận 
chính trị cho sinh viên. Đảng ủy là tổ chức lãnh 
đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà 
trường. Vai trò đó được thể hiện toàn diện trên 
các mặt công tác của trường đại học, từ tổ chức, 
chính trị tư tưởng đến công tác chuyên môn, đào 
tạo. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể của sinh 
viên như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên góp 
phần làm phong phú, sinh động nội dung học 
tập lý luận chính trị và vận dụng thực tiễn. 
Đặc biệt, nhân tố có vai trò trực tiếp, cơ bản 
trong giáo dục lý luận chính trị là đội ngũ giảng 
viên lý luận chính trị. Người giảng viên trang bị 
nhận thức, tác động đến tư tưởng, tình cảm và 
niềm say mê học tập của sinh viên. Trong giai 
đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cao của công 
tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, đội 
ngũ giảng viên lý luận chính trị cần phải là 
người có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo 
đức và bản lĩnh chính trị. 
2.1.2 Yêu cầu về bản lĩnh chính trị đối với 
người giảng viên lý luận chính trị 
Giảng viên lý luận chính trị thực hiện nhiệm 
vụ tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng - chủ 
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và 
đường lối chính trị của Đảng cho đối tượng chủ 
yếu là sinh viên các trường cao đẳng và đại học, 
nhằm hình thành năng lực, trình độ và phương 
pháp tư duy lý luận. Đồng thời, việc giáo dục 
thế giới quan duy vật biện chứng, giáo dục 
chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống,... 
giúp sinh viên hình thành thế giới quan đúng 
đắn khoa học, văn hóa chính trị, văn hóa đạo 
đức, văn hóa kinh tế và có khả năng “miễn 
dịch” trước nhiều quan điểm thù địch, sai trái 
của các thế lực phản động. 
Trước hết, với sự phát triển bùng nổ của 
công nghệ thông tin, sự xuất hiện vô cùng đa 
dạng của nhiều phương tiện truyền thông hiện 
đại, người làm công tác giảng dạy lý luận chính 
trị cần phải vững vàng về chuyên môn, thường 
xuyên cập nhật thông tin thực tiễn để có sự đánh 
giá phù hợp, khách quan và mang tính hệ thống, 
định hướng cho người học kịp thời. Sinh viên 
ngày nay có điều kiện và khả năng sử dụng các 
phương tiện kỹ thuật hiện đại một cách thành 
thạo, tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau 
rất nhanh chóng qua các mạng xã hội như 
facebook, twitter, social warm, youtube, flickr,... 
Thông tin mà họ tiếp cận có thể đã qua sự nhào 
nặn dưới lăng kính chủ quan của nhiều cá nhân 
hay tổ chức khác làm biến dạng nhằm thực hiện 
những mục đích nhất định. Với tâm lý chưa ổn 
định, nhận thức còn hạn chế, trải nghiệm chưa 
nhiều, sinh viên dễ bị cuốn theo tâm lý đám 
đông. Từ đó, mục tiêu của quá trình giáo dục lý 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 49 (6/2015) 131
luận chính trị khó đạt được. Do vậy, người 
giảng viên lý luận chính trị cần phải là người 
sớm nắm bắt được nguồn tin chính thống từ 
kênh thông tin đáng tin cậy, không ngừng trang 
bị và học hỏi, lồng ghép vào bài giảng thông tin 
đúng đắn, vừa làm tăng tính sinh động thời sự 
của bài giảng vừa góp phần định hướng kịp thời 
cho người học 
Thứ hai, người giảng viên lý luận chính trị có 
bản lĩnh chính trị thể hiện là người có trình độ, 
vốn tri thức phong phú, tư duy khoa học và độc 
lập, có khả năng nêu quan điểm, ra quyết định 
độc lập, không vì áp lực tác động bên ngoài mà 
dễ dàng thay đổi lập trường. Việc nâng cao trình 
độ là hết sức cần thiết thông qua các lớp học, 
bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên bổ sung 
những kiến thức mới mang tính hệ thống. Đồng 
thời, việc tự học, tự nghiên cứu để họ nâng cao 
trình độ là quan trọng. Trên cơ sở của trình độ 
lý luận khoa học, người dạy mới có thể phân 
tích, bình luận, đánh giá những sự kiện chính trị, 
quá trình chính trị trong nước và quốc tế. Giảng 
viên lý luận chính trị cần phải có phông kiến 
thức liên ngành làm nền cho kiến thức chuyên 
sâu. Các bài giảng lý luận sẽ rất khô khan, buồn 
tẻ nếu thiếu đi phần liên hệ thực tiễn các vấn đề 
chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Hai việc 
này sẽ hỗ trợ cho nhau để những vấn đề thực 
tiễn minh chứng cho lý luận và lý luận lại soi 
sáng, giải thích những vấn đề thực tiễn đặt ra. 
Thứ ba, bản lĩnh chính trị còn thể hiện ở 
niềm tin khoa học đối với tính đúng đắn trong 
hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh, tính linh hoạt và sáng tạo 
trong quá trình vận dụng đưa ra đường lối phát 
triển của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ niềm tin 
ấy, họ trung thành, kiên định lý tưởng của Đảng, 
xây dựng lập trường cách mạng một lòng theo 
Đảng. Thực tế cho thấy khi nào người giảng 
viên thực sự có niềm tin thì mới tâm huyết trong 
việc đi truyền niềm tin cho người khác, mới 
chịu khó đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn, 
tìm ra được những lý giải khoa học, để qua từng 
bài giảng thuyết phục được sinh viên có niềm 
tin như mình. Đội ngũ giảng viên lý luận chính 
trị nếu còn quan niệm đi giảng chỉ để “kiếm 
cơm”, còn trong đầu không thực sự có niềm tin 
vào những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 
Mác-Lênin thì không thể thực hiện tốt mục tiêu 
của giáo dục lý luận chính trị. Chỉ với niềm tin 
đích thực ấy, người giảng viên lý luận chính trị 
mới có thể truyền nhiệt huyết và tình cảm trong 
sáng đến các thế hệ sinh viên để tiếp nối truyền 
thống tốt đẹp của Đảng ta. 
Thứ tư, bản lĩnh chính trị vững vàng thể hiện 
ở lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề, sự kiên 
định với mục tiêu, lý tưởng và nghề nghiệp đã 
chọn. Nếu không có lòng yêu nghề, họ sẽ không 
thể làm nhiệm vụ của một người “truyền lửa” 
cho các thế hệ sinh viên cháy lên tinh thần cách 
mạng trong thời đại mới. Không có lòng yêu 
nghề, họ sẽ không thể trăn trở với những câu 
hỏi: làm thế nào để xây dựng những bài giảng 
có chất lượng? Làm thế nào để cải tiến, đổi mới 
phương pháp giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao? 
Làm thế nào để sinh viên, thanh niên hiện nay 
không thờ ơ với những nội dung chính trị, bài 
học chính trị?... Từ đó, họ luôn cố gắng để đổi 
mới trong giảng dạy, tìm cách tăng sức thuyết 
phục, tăng tính hấp dẫn cho bài giảng bằng việc 
nắm bắt được nhu cầu thông tin và phân tích sắc 
sảo những vấn đề của thực tiễn. 
Thứ năm, bản lĩnh chính trị của người giảng 
viên lý luận chính trị cần được thể hiện trong 
phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong 
hoạt động, xử lý những tình huống mới đặt ra 
một cách khéo léo, chính xác, “dĩ bất biến, ứng 
vạn biến”. Sự linh hoạt đó cần trước hết thể hiện 
ngay trong quá trình giảng dạy, xử lý tình huống 
trên lớp. Sinh viên ngày nay sẽ khó bị thuyết 
phục khi bài giảng chỉ là tổng thể những liệt kê 
các thành tựu. Người giảng viên cần linh hoạt 
tiếp cận những hướng khác nhau, phân tích đánh 
giá cả những hạn chế và tích cực của một vấn 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 49 (6/2015) 132
đề, từ đó chỉ ra tính đúng đắn trong lý luận của 
chủ nghĩa Mác-Lênin. Bản lĩnh thể hiện ở sự 
trưởng thành trong nhận thức, vững vàng trong 
ứng xử ở một con người. Càng phải đối mặt với 
khó khăn thử thách, bản lĩnh của con người sẽ 
càng được thể hiện rõ nét ở sự tỉnh táo, kiên 
cường, độc lập, sáng tạo, sẵn sàng vượt qua mọi 
trở ngại. 
Thứ sáu, một yêu cầu nữa đối với giảng viên 
lý luận chính trị là không giấu giếm khuyết 
điểm, thẳng thắn thừa nhận sai lầm, sẵn sàng 
sửa chữa sai lầm, tự hoàn thiện chính mình; cần 
nghiêm túc nhìn thẳng vào hạn chế của mình để 
tìm ra nguyên nhân khắc phục. Trong thực tiễn, 
con người không tránh khỏi những vấp váp, sai 
lầm, chủ quan, duy ý chí. Nếu không sáng suốt 
và thiếu tinh thần chiến đấu ngay với chính bản 
thân mình, tư tưởng dao dộng, hoang mang, a 
dua thì người giảng viên lý luận chính trị khó có 
thể kiên định mục tiêu đặt ra. Theo quan điểm 
của Lênin, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội 
là sự nghiệp mới mẻ, khó khăn và vĩ đại, không 
thể tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm, thiếu 
sót; ai sợ khó khăn trong việc kiến thiết xã hội 
chủ nghĩa, ai để cho những khó khăn đó làm cho 
mình khiếp đảm, ai tỏ ra tuyệt vọng hay hoang 
mang, hèn nhát, người đó không phải là một 
người xã hội chủ nghĩa. 
Trong cuộc đấu tranh tư tưởng rất phức tạp 
hiện nay, người giảng viên lý luận chính trị có 
đóng góp không nhỏ với tinh thần đấu tranh 
chống khuynh hướng suy thoái về tư tưởng 
chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ 
nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng 
phí,... đặc biệt là đấu tranh chống âm mưu “diễn 
biến hòa bình”, các quan điểm sai trái, thù địch. 
Bản lĩnh chính trị chỉ có thể được hun đúc, 
tôi luyện trong thực tiễn công tác và thực tiễn 
tham gia các hoạt động chính trị xã hội, đóng 
góp tích cực cho sự phát triển xã hội. Người 
giảng viên lý luận chính trị luôn cần cố gắng để 
thực sự gương mẫu tiên phong trong mọi hoạt 
động, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, 
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, 
tuân thủ nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, 
nơi làm việc của mình. 
2.2. Định hướng nâng cao bản lĩnh chính 
trị của giảng viên lý luận chính trị hiện nay 
Giảng viên giảng dạy lý luận chính trị ở các 
trường cao đẳng, đại học không những là người 
giảng dạy kiến thức chuyên môn mà còn chính 
là lực lượng làm công tác tư tưởng rất quan 
trọng. Do đó, để nâng cao bản lĩnh chính trị cho 
đội ngũ giảng viên lý luận chính trị thì cần chú ý 
một số nội dung như sau: 
Thứ nhất, giảng viên lý luận chính trị cần 
nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm 
của mình với nhiệm vụ giáo dục chính trị tư 
tưởng cho sinh viên trong thời đại mới. Hơn ai 
hết, lực lượng giảng viên lý luận chính trị phải 
là những người hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ 
của mình trong quá trình tuyên truyền giáo dục 
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
một cách sâu rộng, khơi dậy tinh thần trách 
nhiệm của tất cả mọi người đối với việc học tập, 
nghiên cứu các môn lý luận chính trị. Điều đó 
đòi hỏi người giảng viên phải tâm huyết với 
nghề, phải cống hiến hết mình và luôn đề cao 
tinh thần trách nhiệm, vượt qua rào cản trở ngại 
trước nhiều định kiến và xu hướng tiêu cực của 
xã hội. 
Nếu giảng viên lý luận chính trị không thực 
sự yêu nghề, thiếu chuyên tâm với nghề, xem 
nhẹ ý nghĩa môn học, coi việc giảng dạy như 
một kế sinh nhai, cốt làm cho xong thì chất 
lượng giảng dạy sẽ kém. Tất yếu nội dung giảng 
thiếu phong phú, cách truyền đạt thiếu hấp dẫn, 
phương pháp giảng đơn điệu. Điều này càng gây 
nên tâm lý chán học, ngại học ở sinh viên đối 
với những môn học mà họ cho là “phụ” trong 
các trường không chuyên về lý luận chính trị. 
Thứ hai, người giảng viên lý luận chính trị 
phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ 
để vững vàng về chuyên môn. Họ phải thường 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 49 (6/2015) 133
xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức 
về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh, cũng như hiểu biết về sự vận 
dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí 
Minh của Đảng ta trong thực tiễn hiện nay. 
Do đó, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị 
phải tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu 
khoa học (nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý 
luận giúp họ nâng cao trình độ, góp phần phát 
triển lý luận trong thời đại mới đáp ứng yêu cầu 
thực tiễn). 
Trên cơ sở nhận thức có hệ thống, đúng đắn, 
toàn diện, người giảng viên giảng dạy lý luận 
chính trị sẽ càng được củng cố niềm tin vào hệ 
tư tưởng đóng vai trò nền tảng, là kim chỉ nam 
cho mọi hành động. Qua quá trình học tập, 
nghiên cứu không ngừng, lý luận cách mạng 
đúng đắn khoa học sẽ ngày càng thấm và ngấm 
trong tư tưởng, đồng thời sẽ được thể hiện ra 
trong từng lời nói, việc làm của mỗi giảng viên. 
Từ đó, họ tự tin hơn trong việc hoàn thiện bài 
giảng của mình, truyền niềm tin khoa học ấy 
đến đông đảo sinh viên. 
Thứ ba, người giảng viên lý luận chính trị 
cần gương mẫu đi đầu trong quá trình rèn luyện 
đạo đức cách mạng, học tập và làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh, để thực sự trở 
thành những người vừa giỏi về chuyên môn, 
vừa vững về kỹ năng nghề nghiệp, có bản lĩnh 
cách mạng, đồng thời có “cái tâm” trong sáng 
trong quá trình công tác giảng dạy và thực hiện 
nhiều nhiệm vụ khác được giao. 
Một trong những phương pháp tuyên truyền 
của công tác tư tưởng là phương pháp nêu 
gương. Việc tuyên truyền giáo dục có thể tăng 
hiệu quả khi biết khai thác những điển hình tiên 
tiến, gương sáng noi theo. Nếu người giảng viên 
chỉ thuần túy giảng hay về lý thuyết, còn chưa 
thực sự là một tấm gương trong quan hệ ứng xử 
giao tiếp, ăn mặc, trong thực tiễn việc làm thì 
nội dung giáo dục chỉ là hình thức, thiếu tính 
thuyết phục. 
Thứ tư, người giảng viên lý luận chính trị 
luôn tôn trọng, lắng nghe và hiểu được nguyện 
vọng, tâm tư của người học, giúp giải đáp, định 
hướng nhiều vấn đề người học còn chưa nhận 
thức rõ, còn thiếu định hướng và niềm tin. Như 
vậy, người giảng viên, mà trước hết là những 
đảng viên phải tăng cường sự gắn bó mật thiết 
với quần chúng nhân dân nói chung và sinh viên 
nói riêng, tham gia tích cực vào các phong trào 
của quần chúng, theo dõi sát sao tình hình thời 
sự của địa phương, trong nước và quốc tế, 
thường xuyên thâm nhập thực tiễn; thực hiện 
nói đi đôi với làm, phân tích lý luận phù hợp với 
thực tiễn. Để thực hiện được điều này thuận lợi 
hơn thì họ cần không ngừng cập nhật, học hỏi 
để nâng cao trình độ sử dụng thành thạo các 
công nghệ hiện đại, rút ngắn không gian và thời 
gian để tiếp cận sát thực tiễn hơn với người học. 
Từ đó mới có thể kịp thời sửa chữa, bổ sung cho 
nhận thức bản thân, đồng thời kịp thời định 
hướng cho người học. 
3. KẾT LUẬN 
Tóm lại, giáo dục lý luận chính trị cho sinh 
viên là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đào 
tạo ở bậc đại học, nhằm trang bị nhận thức và 
định hướng tư tưởng chính trị cho đội ngũ trí 
thức tương lai. Người giảng viên giảng dạy lý 
luận chính trị hiện nay đòi hỏi phải có năng lực 
và những phẩm chất đặc thù. Phẩm chất quan 
trọng mà họ cần có là bản lĩnh chính trị vững 
vàng, tinh thần kiên định và niềm tin với con 
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà 
nước ta đã lựa chọn. Phẩm chất ấy thống nhất 
trong đó trình độ nhận thức khoa học, ý thức 
nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt 
huyết, tính tích cực chính trị. Người giảng viên 
lý luận chính trị có bản lĩnh chính trị vững vàng 
là những người luôn gương mẫu trong quá trình 
rèn luyện và cống hiến hết mình cho sự nghiệp 
của Đảng cộng sản Việt Nam. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 49 (6/2015) 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB. CTQG 
– Sự thật, Hà Nội. 
[2]. Hữu Thọ - Đào Duy Quát (Chủ biên, 1999), Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả 
công tác tư tưởng – văn hóa trong tình hình mới, NXB. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, 
Hà Nội. 
[3]. Nguyễn Ngọc Long (1990), Tư tưởng cách mạng và đạo đức Bác Hồ - ánh sáng soi đường cho 
sự nghiệp đổi mới, Tạp chí nghiên cứu lý luận số 3. 
Abstract: 
THE IMPORTANCE OF ENHANCING THE POLITICAL CAPABILITY 
FOR THE POLITICAL THEORY LECTURERS IN CURRENT STAGE 
The role of the lecturers of political theory is very important in the implementation of the tasks of 
ideological work at the university. Lecturer of political theory is one of the subjects of the process 
of spreading the ideology, and to strengthen the trust and build the right attitude in the people of 
Marxism - Leninism and Ho Chi Minh Thought, guidelines, policies, and laws of the State Party. In 
today's new conditions, to accomplish these goals, the lecturer of political theory should have 
certain qualities, especially their political stability. Article focuses on analyzing the specific 
requirements to assert their political, since it raises a number of directions in order to improve 
their political stability of the current political lecturers. 
Key words: lecturer of political theory, confidence, political stability, orientation, education. 
BBT nhận bài: 10/2/2015 
Phản biện xong: 20/5/2015 

File đính kèm:

  • pdfcan_tang_cuong_ban_linh_chinh_tri_doi_voi_doi_ngu_giang_vien.pdf