Cải tiến phát hiện tấn công sử dụng văn phạm nối cây trong lập trình Gen

Những năm gần đây vấn đề an ninh mạng đã trở nên cấp thiết và tác động lớn tới hiệu quả

hoạt động của các mạng máy tính hiện đại. Phát hiện và ngăn chặn tấn công mạng máy tính

đã và đang là chủ điểm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Một trong những

biện pháp bảo đảm an toàn cho các hệ thống mạng là Hệ thống phát hiện xâm nhập trái

phép. Tuy nhiên, các biện pháp này tỏ ra không hiệu quả và khá tốn kém, độ tin cậy không

cao và không có khả năng phát hiện các tấn công, xâm nhập mới, chưa biết trước dấu hiệu.

Kỹ thuật học máy được sử dụng trong việc phát hiện các tấn công, xâm nhập đã khắc phục

được các hạn chế trên và ngày càng thể hiện tính ưu việt hơn các phương pháp trước. Trong

bài báo này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật lập trình Gen (Genetic Programming - GP) để cải

thiện chất lượng phát hiện tấn công mạng. Trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng GP chuẩn

và kỹ thuật văn phạm nối cây (TAG3P), tiến hành trên bộ dữ liệu nhân tạo do nhóm tác giả

Pham, Nguyen, và Nguyen (2014) đề xuất. Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm và so sánh với

một số kỹ thuật đã được đề xuất trước, chúng tôi nhận thấy ứng dụng GP và TAG3P trong

phát hiện tấn công đạt hiệu quả tốt hơn các phương pháp trước đó.

pdf 22 trang kimcuc 11560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cải tiến phát hiện tấn công sử dụng văn phạm nối cây trong lập trình Gen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải tiến phát hiện tấn công sử dụng văn phạm nối cây trong lập trình Gen

Cải tiến phát hiện tấn công sử dụng văn phạm nối cây trong lập trình Gen
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 3, 2017 379–400 379 
CẢI TIẾN PHÁT HIỆN TẤN CÔNG SỬ DỤNG VĂN PHẠM NỐI 
CÂY TRONG LẬP TRÌNH GEN 
Vũ Văn Cảnha,b*, Hoàng Tuấn Hảoa, Nguyễn Văn Hoànb 
aKhoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Hà Nội, Việt Nam 
bKhoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Thông tin Liên Lạc, Khánh Hòa, Việt Nam 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 07 tháng 01 năm 2017 | Chỉnh sửa ngày 13 tháng 07 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 07 năm 2017 
Tóm tắt 
Những năm gần đây vấn đề an ninh mạng đã trở nên cấp thiết và tác động lớn tới hiệu quả 
hoạt động của các mạng máy tính hiện đại. Phát hiện và ngăn chặn tấn công mạng máy tính 
đã và đang là chủ điểm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Một trong những 
biện pháp bảo đảm an toàn cho các hệ thống mạng là Hệ thống phát hiện xâm nhập trái 
phép. Tuy nhiên, các biện pháp này tỏ ra không hiệu quả và khá tốn kém, độ tin cậy không 
cao và không có khả năng phát hiện các tấn công, xâm nhập mới, chưa biết trước dấu hiệu. 
Kỹ thuật học máy được sử dụng trong việc phát hiện các tấn công, xâm nhập đã khắc phục 
được các hạn chế trên và ngày càng thể hiện tính ưu việt hơn các phương pháp trước. Trong 
bài báo này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật lập trình Gen (Genetic Programming - GP) để cải 
thiện chất lượng phát hiện tấn công mạng. Trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng GP chuẩn 
và kỹ thuật văn phạm nối cây (TAG3P), tiến hành trên bộ dữ liệu nhân tạo do nhóm tác giả 
Pham, Nguyen, và Nguyen (2014) đề xuất. Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm và so sánh với 
một số kỹ thuật đã được đề xuất trước, chúng tôi nhận thấy ứng dụng GP và TAG3P trong 
phát hiện tấn công đạt hiệu quả tốt hơn các phương pháp trước đó. 
Từ khóa: Lập trình Gen; Phát hiện xâm nhập; Phân loại tấn công; Văn phạm nối cây. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG 
Ngày nay mạng máy tính đã trở thành một phần của cuộc sống hiện đại và ngày 
càng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống từ kinh tế, chính 
trị, quân sự, các lĩnh vực giải trí đến giáo dục và đào tạo Cùng với sự phát triển của 
mạng máy tính, nguy cơ mất an toàn, an ninh đối với các thông tin ngày càng cao. Ngày 
càng có nhiều tấn công vào không gian mạng để truy cập trái phép vào thông tin và hệ 
thống, hoặc lạm dụng các tài nguyên mạng. Việc lạm dụng có thể dẫn tới hậu quả khiến 
cho tài nguyên mạng trở lên không đáng tin cậy hoặc không sử dụng được. Một số cuộc 
* Tác giả liên hệ: Email: canhvuvan@yahoo.com 
380 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 
tấn công có thể dẫn đến phá hủy hệ thống, hoặc đánh cắp thông tin, hay làm ngừng hoạt 
động của hệ thống. Nhìn chung các tấn công thường gây nên tổn thương đến các thuộc 
tính bảo mật thông tin và hệ thống. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn thông tin khi 
sử dụng môi trường mạng cần phải được đặc biệt quan tâm. Phát hiện tấn công, xâm nhập 
mạng là một vấn đề lớn đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong thực tế, 
có khá nhiều nguy cơ xuất phát từ các cuộc tấn công mạng. Vì vậy, các hệ thống khác 
nhau đã được thiết kế và xây dựng để ngăn cản các cuộc tấn công này, đặc biệt là các hệ 
thống phát hiện xâm nhập (Intrusion Detection System - IDS) giúp các mạng chống lại 
các cuộc tấn công từ bên ngoài. Mục tiêu của IDS là cung cấp một bức tường bảo vệ, giúp 
các hệ thống mạng có khả năng chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài. Các IDS có thể 
được sử dụng để phát hiện việc sử dụng các loại truyền thông mạng và hệ thống máy tính 
độc hại, nhiệm vụ mà các bức tường lửa quy ước không thể thực hiện được. Devarakonda 
và Pamidi (2012) đã đề xuất việc phát hiện tấn công dựa trên giả thiết là hành vi của kẻ 
tấn công khác với người sử dụng hợp lệ. Phát hiện xâm nhập được triển khai bởi một hệ 
thống phát hiện xâm nhập và ngày nay đã có nhiều hệ thống phát hiện xâm nhập thương 
mại hiệu quả. Hình 1 mô tả các vị trí điển hình của IDS trong một hệ thống mạng. 
Hình 1. Vị trí của các IDS trong giám sát mạng 
Hệ thống phát hiện tấn công là một công cụ giám sát các sự kiện diễn ra trong hệ 
thống mạng máy tính và phân tích chúng thành các dấu hiệu của các mối đe dọa an ninh. 
Một tấn công có thể gây ra từ bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức. Tấn công từ bên 
trong là tấn công được khởi tạo bởi một thực thể bên trong vành đai an ninh (tay trong), 
nghĩa là thực thể được phép truy cập vào tài nguyên hệ thống nhưng sử dụng theo cách 
không được chấp nhận bởi người cấp quyền. Tấn công từ bên ngoài được khởi tạo từ bên 
ngoài vành đai an ninh bởi người dùng trái phép và không hợp pháp của hệ thống. Trên 
Vũ Văn Cảnh, Hoàng Tuấn Hảo và Nguyễn Văn Hoàn 381 
mạng Internet luôn tiềm tàng những kẻ tấn công từ bên ngoài với phạm vi từ những kẻ 
tấn công nghiệp dư đến những tổ chức tội phạm, khủng bố quốc tế, và chính phủ thù địch. 
Có hai nhóm hệ thống phát hiện tấn công là phát hiện lạm dụng và phát hiện bất 
thường. Hệ phát hiện lạm dụng thực hiện dò tìm tấn công qua việc so khớp với mẫu đã 
biết, và hệ thống phát hiện bất thường nhận dạng bất thường từ hành vi mạng bình thường. 
Hệ thống phát hiện lai là tổ hợp cả hệ thống phát hiện lạm dụng và bất thường. 
Hệ thống phát hiện tấn công dựa trên sự bất thường cố gắng xác định độ lệch so 
với các mẫu sử dụng thông thường đã được thiết lập trước để đánh dấu các tấn công. Vì 
vậy, các hệ thống dựa trên sự bất thường cần được huấn luyện dựa trên các hành vi thông 
thường. Các kỹ thuật học máy khác nhau đã được sử dụng rộng rãi để phục vụ cho mục 
đích này. Khi đó, với mỗi gói tin bắt được, sau khi qua các công đoạn tiền xử lý và chọn 
lựa thuộc tính sẽ được phân lớp bởi các bộ phân lớp (classifier) đã được huấn luyện. Việc 
huấn luyện các bộ phân lớp được thực hiện qua pha huấn luyện và kiểm tra với tập dữ 
liệu huấn luyện đã lưu trữ. 
Đã có nhiều kỹ thuật phát hiện tấn công đã được các học giả đề xuất như các 
phương pháp học máy, mạng nơ-ron Trong bài viết này, chúng tôi trình bày các nghiên 
cứu về kỹ thuật lập trình Gen và phân tích các thuộc tính của các kiểu tấn công mạng để 
từ đó đề xuất ứng dụng lập trình Gen nhằm nâng cao khả năng phát hiện tấn công mạng. 
Bố cục bài báo được trình bày như sau: Sau Mục 1 giới thiệu, Mục 2 kiến thức nền tảng 
sẽ giới thiệu các công trình nghiên cứu trước đây, bộ dữ liệu huấn luyện KDD’99, tổng 
quan về lập trình Gen; Mục 3 giới thiệu mô hình đề xuất phát hiện tấn công dựa trên 
GP/TAG3P, cài đặt thử nghiệm và phân tích đánh giá các kết quả đạt được. 
2. KIẾN THỨC NỀN TẢNG 
2.1. Một số nghiên cứu trước đây 
Hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đề xuất các giải pháp áp dụng kỹ thuật tính 
toán thông minh trong phát hiện tấn công mạng. Một số nghiên cứu sử dụng giải thuật di 
truyền (GA) và lập trình Gen (GP) để dò tìm các loại tấn công tấn công trong các kịch 
382 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 
bản khác nhau. Botha và Solms (2004); Leung, So và Yam (1992); Li (2004); và Peng, 
Leckie, và Kotagiri (2007) sử dụng GA và GP để tìm ra các quy tắc phân loại. Bridges và 
Vaughn (2000); Gomez và Dasgupta (2002); và Lu và Traore (2004) sử dụng GA và GP 
được sử dụng để chọn các đặc trưng yêu cầu và xác định các tham số tối ưu và tối thiểu 
của một số chức năng lõi trong những phương pháp tính toán thông minh khác để có thể 
tiếp nhận các quy tắc dò tìm tấn công. 
Crosbie và Spafford (1995) đã đề xuất giải pháp sử dụng GA để phát hiện xâm 
nhập, áp dụng công nghệ đa tác nhân và sử dụng GP để phát hiện mạng bất thường thông 
qua việc giám sát một số tham số của dữ liệu dấu vết mạng. Các phương pháp đề xuất có 
lợi thế khi sử dụng nhiều tác nhân tự trị nhỏ nhưng khó khăn khi giao tiếp giữa các tác 
nhân và nếu khởi tạo không đúng tiến trình huấn luyện có thể ảnh hưởng lớn đến thời 
gian thực hiện. 
Li (2004) đã đề xuất phương pháp sử dụng GA để phát hiện xâm nhập mạng dị 
thường, phương pháp này được sử dụng để định lượng và phân loại các đặc trưng của dữ 
liệu mạng nhằm mục tiêu tìm ra các quy tắc phân loại. Tuy nhiên, định lượng đặc trưng 
có thể làm tăng tốc độ tìm kiếm nhưng kết quả thí nghiệm không hiệu quả. Abdullah, 
Abd-alghafar, Gouda, và Abd-Alhafez (2009); và Anup và Chetan (2008) đề xuất thuật 
toán dựa trên GA để phân loại tất cả các loại tấn công Smurf sử dụng bộ dữ liệu huấn 
luyện với tỷ lệ phát hiện sai rất thấp (khoảng 0.2%) và tỷ lệ phát hiện hầu hết là 100%. 
Lu và Traore (2004) sử dụng GP để phân loại tập dữ liệu lịch sử mạng, họ sử dụng 
nền tảng hỗ trợ tin cậy như hàm mục tiêu và phân loại chính xác một vài loại xâm nhập 
mạng. Tuy nhiên việc sử dụng GP của họ để tạo ra các thủ tục thực thi rất khó và thủ tục 
huấn luyện trên tập dữ liệu yêu cầu thời gian nhiều hơn. Wong, Leung, và Cheng (2000) 
đã sử dụng GA để phát hiện các hành vi mạng bất thường trên các thông tin lịch sử mạng. 
Một số đặc trưng mạng có thể được định nghĩa với các loại tấn công mạng dựa trên các 
thông tin tương hỗ giữa đặc trưng mạng và dạng tấn công, sau đó sử dụng những đặc 
trưng này để tạo ra các cấu trúc quy tắc tuyến tính cho GA. Phương pháp này sử dụng 
thông tin tương hỗ và kết quả quy tắc tuyến tính có hiệu quả trong nâng cao tỷ lệ phát 
hiện và giảm thời gian thực hiện, tuy nhiên họ chỉ coi các đặc trưng là rời rạc. 
Vũ Văn Cảnh, Hoàng Tuấn Hảo và Nguyễn Văn Hoàn 383 
Gong, Zulkernine, và Abolmaesumi (2005) đề xuất sử dụng GA để thực hiện phát 
hiện tấn công mạng và đã đưa ra phần mềm thực thi với phương pháp tìm một tập quy tắc 
phân loại và sử dụng một nền tảng hỗ trợ tin cậy để xem xét hàm mục tiêu. Abdullah và 
ctg. (2009) đã sử dụng thuật toán đánh giá hiệu suất dựa trên GA để phát hiện xâm nhập 
mạng, phương pháp này sử dụng lý thuyết thông tin để lọc lưu lượng mạng. Faraoun, 
Boukelif, và Algeria (2006) đề xuất phương pháp phân loại tấn công sử dụng GP, kỹ thuật 
đề xuất bao gồm kết hợp tiến hóa của quần thể với sự chuyển đổi tuyến tính trên tập dữ 
liệu đầu vào được phân loại, sau đó ánh xạ chúng tới không gian mới với số chiều giảm 
để đạt được sự khác biệt tối đa giữa các lớp. 
Ahmad, Hussain, Alghamdi, và Alelaiwi (2013) sử dụng kỹ thuật VSM để cải 
thiện hiệu suất của các kỹ thuật phát hiện tấn công bằng cách lựa chọn các đặc trưng với 
trị số đặc trưng cao như PCA (Principal Component Analysis), nghiên cứu này áp dụng 
GA để tìm kiếm các thành phần di truyền ban đầu mà có thể tạo ra một tập con đặc trưng 
với độ nhạy tối ưu và sự phân biệt cao nhất. 
2.2. Bộ dữ liệu KDDCup 99 
Năm 1999, Stolfo đề xuất bộ dữ liệu KDD’99 (UCI KDD Archive, 1999) dựa trên 
các dữ liệu bắt được bởi chương trình đánh giá hệ thống phát hiện xâm nhập DARPA’98. 
Bộ dữ liệu này gồm gần 5 triệu bản ghi, mỗi bản ghi có 41 thuộc tính và được gán nhãn 
là bình thường hay các dạng tấn công đặc trưng. KDD’99 đã được sử dụng rộng rãi để 
đánh giá các kỹ thuật phát hiện bất thường. Các dạng tấn công được phân thành các nhóm 
như sau: 
 Tấn công từ chối dịch vụ (DoS): Là thủ đoạn nhằm ngăn cản người dùng hợp 
pháp truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó, DoS có thể làm ngưng hoạt 
động của hệ thống mạng, máy tính. Về bản chất nhằm chiếm dụng một lượng 
lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ... và làm mất khả năng xử lý các 
yêu cầu dịch vụ từ các khách hàng. 
 User to Root Attack (U2R): Kẻ tấn công với quyền của một người dùng bình 
384 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 
thường cố gắng để đạt được quyền truy nhập cao nhất vào hệ thống một cách 
bất hợp pháp. Một cách phổ biến của lớp tấn công này là thực hiện bằng phương 
pháp gây tràn bộ đệm. 
 Remote to Local Attack (R2L): Kẻ tấn công cố gắng đạt được quyền truy cập 
vào hệ thống máy tính bằng việc gửi các gói tin tới hệ thống thông qua mạng. 
Một vài cách phổ biến mà loại này thực hiện là đoán mật khẩu thông qua 
phương pháp từ điển Brute-force, FTP Write 
 Probing Attack: Kẻ tấn công thực hiện quét mạng hoặc máy tính để tìm ra điểm 
yếu dễ tấn công mà thông qua đó tin tặc có thể khai thác hệ thống. Một cách 
phổ biến của loại tấn công này là thực hiện thông qua việc quét các cổng của 
hệ thống máy tính. 
Một số chuyên gia cho rằng hầu hết các tấn công mới đều là biến thể của các tấn 
công đã biết và các dấu hiệu của các tấn công đã biết có thể đủ để nhận dạng các biến thể 
mới. Bộ dữ liệu huấn luyện KDD'99 bao gồm 24 loại tấn công khác nhau (Bảng 1) và có 
thêm 14 loại tấn công mới được thêm vào trong bộ dữ liệu kiểm tra. Dựa vào các đặc 
trưng tấn công có thể phân loại KDD'99 thành các nhóm chính như sau: 
 Đặc trưng cơ bản: Gồm tất cả các thuộc tính có thể có từ các kết nối TCP/IP. 
 Đặc trưng lưu lượng: Gồm các đặc trưng được tính toán với mối liên hệ với 
khoảng thời gian. 
 Đặc trưng same host: Chỉ kiểm tra các kết nối trong khoảng thời gian dưới 2 
giây có cùng host đích như kết nối hiện hành và thống kê liên quan đến các 
hành vi giao thức, dịch vụ,  
 Đặc trưng same service: Chỉ kiểm tra những kết nối trong khoảng thời gian 
dưới 2 giây có cùng dịch vụ như kết nối hiện hành. 
 Đặc trưng nội dung: Khác với hầu hết tấn công DoS, Probing, R2L và U2R 
không có bất cứ một mẫu tấn công nào. Bởi vì DoS và Probing liên quan đến 
Vũ Văn Cảnh, Hoàng Tuấn Hảo và Nguyễn Văn Hoàn 385 
nhiều kết nối với một số host trong một khoảng thời gian rất ngắn, tuy nhiên 
tấn công R2L và U2R được nhúng trong đoạn gói dữ liệu và thường xuyên chỉ 
bao gồm một kết nối. Để phát hiện những loại tấn công này, cần một số đặc 
trưng để có thể tìm kiếm những hành vi nghi ngờ trong phần dữ liệu, chẳng hạn 
số lần cố gắng đăng nhập thất bại. Đây được gọi là đặc trưng nội dung. 
Hai loại kể trên của đặc trưng lưu lượng được gọi dựa trên thời gian. Tuy nhiên, 
có một số tấn công thăm dò quét host (cổng) sử dụng khoảng thời gian lớn hơn 2 giây, có 
thể trong 1 phút. Kết quả là tấn công này không tạo ra các mẫu tấn công trong khoảng 
thời gian 2 giây. 
Bảng 1. Phân loại 24 loại tấn công trong KDDCup 99 
Loại Các tấn công trong bộ dữ liệu KDDCup 99 
Probe Ipsweep, Nmap, Portsweep, Satan 
DoS Back, Land, Neptune, Pod, Smurf, Teardrop 
U2R Buffer_overflow, Loadmodule, Perl, Rootkit 
R2L Ftp_write, Guess_passwd, Imap, Multihop, Phf, Spy, Warezclient, Warezmaster 
2.3. Lập trình Gen 
2.3.1. Thuật toán lập trình Gen 
Lập trình Gen (GP) là sự mở rộng của thuật toán di truyền (GA), đây là một 
phương pháp tìm kiếm tổng quát sử dụng phép loại suy từ chọn lọc tự nhiên và tiến hóa. 
Sự khác biệt chính giữa GP và GA là phương pháp mã hóa các giải pháp tìm kiếm, GA 
mã hóa các giải pháp tiềm năng cho vấn đề như một quần thể của các chuỗi nhị phân có 
chiều dài cố định gọi là nhiễm sắc thể, sau đó áp dụng các thao tác di truyển lên các nhiễm 
sắc thể này để tạo ra các nhiễm sắc thể mới. Ngược lại với GA, GP mã hóa các giải pháp 
đa tiềm năng cho các vấn đề cụ thể như là một quần thể của các chương trình hoặc các 
hàm, các chương trình có thể được biểu diễn dưới dạng cây phân tích cú pháp. Thông 
thường, cây phân tích cú pháp bao gồm các nút nội bộ và các nút lá. Các nút nội bộ được 
gọi là các nguyên hàm (function), và các nút lá được gọi là các ký hiệu kết thúc (terminal). 
Các terminal có thể được xem như là đầu vào cho các vấn đề cụ thể (các biến độc lập và ...  thể này sẽ bị loại bỏ. Quá trình này sẽ được lặp lại cho đến khi một điểm lai 
ghép hợp lệ được tìm thấy hoặc vượt quá giới hạn; 
 Đột biến: Chọn ngẫu nhiên một điểm trên cây đã chọn, sau đó tạo ngẫu nhiên 
một cây con mới để thay thế cây con tại điểm đã chọn trên cây cha/mẹ. 
3.2. Cài đặt thử nghiệm 
Nhóm tác giả đã tiến hành thử nghiệm phát hiện tấn công đối với mô hình đề xuất 
trên bộ dữ liệu nhân tạo do nhóm tác giả Pham, Nguyen, và Nguyen (2014) đề xuất với 
10 thuộc tính cho mỗi loại tấn công. Thử nghiệm của chúng tôi đươc tiến hành tại Phòng 
Thí nghiệm An ninh mạng, Bộ môn An toàn Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự với 
các tham số di truyền được xác định như được trình bày trong Tiểu mục 3.2.1. 
3.2.1. Các tham số và hàm mục tiêu 
 Tham số: Các tham số sử dụng trong quá trình tiến hóa để huấn luyện cho phát 
394 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 
hiện tấn công, xâm nhập được lựa chọn như trong Bảng 2. 
Bảng 2. Tập các tham số được lựa chọn trong quá trình tiến hóa 
Tham số Giá trị 
Tỷ lệ lai ghép 0.9 
Tỷ lệ đột biến 0.1 
Kích thước quần thể 200 
Số thể hệ thực hiện di truyền 51 
Số mẫu dữ liệu huấn luyện Phụ thuộc kịch bản 
Số mẫu dữ liệu kiểm tra Phụ thuộc kịch bản 
Phương pháp lựa chọn Lựa chọn cạnh tranh, size=10 
Tập Function {add, sub, div, mul, sin, cos, log, ep} 
Tập Terminal x1, x2, x10: 10 thuộc tính cho mỗi loại tấn công 
Kích thước cá thể MIN_SIZE=2, MAX_SIZE=40 
 Hàm thích nghi (fitness): Giá trị thích nghi của mỗi cá thể sẽ được tính toán 
theo các bước như sau: 
Tính thô (rawfitness): 
 
NumFitcase
1i
i1021i
NumFitcase
y)x,...,x,x(f
)i(rawfitness (1) 
Trong đó: NumFitcase là số mẫu trong bộ dữ liệu huấn luyện; x1, x2,. .., x10 là 
thuộc tính lựa chọn cho kiểu tấn công; fi là hàm được xây dựng trong quá trình tiến hóa; 
và yi là giá trị phân loại mẫu dữ liệu là tấn công hay không tấn công. 
Chuẩn hóa fitness tuần tự như sau: 
 
poplen
1i )i(rawfitness1
1
)i(essadjustfitn (2) 
 
polen
1i
)i(essadjustfitn
)i(essadjustfitn
)i(ssnomalfitne (3) 
Vũ Văn Cảnh, Hoàng Tuấn Hảo và Nguyễn Văn Hoàn 395 
3.2.2. Kịch bản thử nghiệm 
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trên ba kịch bản với các mẫu dữ liệu huấn 
luyện và kiểm tra cụ thể như sau. 
Kịch bản 1: Trong giai đoạn huấn luyện chỉ huấn luyện trên bộ dữ liệu không có 
mẫu dữ liệu tấn công. Trong giai đoạn kiểm tra, kiểm tra trên bộ dữ liệu có cả các mẫu 
dữ liệu bình thường và dữ liệu tấn công nhằm đánh giá khả năng phát hiện tấn công của 
phương pháp đề xuất. Thử nghiệm được tiến hành trên ba thí nghiệm sau: 
 Thí nghiệm cho kiểu tấn công DDoS: Không có mẫu dữ liệu huấn luyện và 500 
mẫu dữ liệu bình thường; Dữ liệu kiểm tra có 500 mẫu dữ liệu tấn công và 1000 
mẫu dữ liệu bình thường; 
 Thí nghiệm cho kiểu tấn công PROBE: Không có dữ liệu huấn luyện và 190 
mẫu dữ liệu bình thường; Dữ liệu kiểm tra có 180 mẫu dữ liệu tấn công và 380 
mẫu dữ liệu bình thường. 
 Thí nghiệm cho kiểu tấn công DDOS và PROBE: Không có dữ liệu huấn luyện 
và 360 mẫu dữ liệu bình thường; Dữ liệu kiểm tra là 180 mẫu dữ liệu tấn công 
PROBE với 180 mẫu dữ liệu tấn công DDOS với 320 mẫu dữ liệu bình thường 
Kịch bản 2: Trong giai đoạn huấn luyện, huấn luyện trên bộ dữ liệu có cả các mẫu 
dữ liệu tấn công và bình thường. Trong giai đoạn kiểm tra, kiểm tra trên bộ dữ liệu có cả 
các mẫu dữ liệu tấn công và mẫu không tấn công nhằm đánh giá khả năng phát hiện tấn 
công của phương pháp đề xuất. Kịch bản thử nghiệm trên ba thí nghiệm với các kiểu tấn 
công: DDOS, PROBE và hỗn hợp DDOS-PROBE. 
 Thí nghiệm cho kiểu tấn công DDOS: Dữ liệu đầu vào bao gồm dữ liệu huấn 
luyện là 50 mẫu dữ liệu tấn công và 150 mẫu dữ liệu bình thường; Dữ liệu kiểm 
tra là 300 mẫu dữ liệu tấn công và 600 mẫu dữ liệu bình thường; 
 Thí nghiệm cho kiểu tấn công PROBE: Dữ liệu đầu vào bao gồm dữ liệu huấn 
396 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 
luyện là 40 mẫu dữ liệu tấn công và 80 mẫu dữ liệu bình thường; Dữ liệu kiểm 
tra là 140 mẫu dữ liệu tấn công và 300 mẫu dữ liệu bình thường; 
 Thí nghiệm cho kiểu tấn công PROBE và DDOS: Dữ liệu huấn luyện gồm 30 
mẫu dữ liệu tấn công PROBE và 30 mẫu dữ liệu tấn công DDOS và 120 mẫu 
dữ liệu bình thường; Dữ liệu kiểm tra gồm 150 mẫu dữ liệu tấn công PROBE 
với 150 mẫu dữ liệu tấn công DDOS và 320 mẫu dữ liệu bình thường; 
Kịch bản 3: Trong giai đoạn huấn luyện trên bộ dữ liệu có chứa các mẫu tấn công 
smurf và bình thường. Trong giai đoạn kiểm tra, kiểm tra trên bộ dữ liệu có cả các mẫu 
dữ liệu bình thường và các mẫu tấn công mới nhằm đánh giá khả năng phát hiện các mẫu 
tấn công mới, chưa biết của phương pháp đề xuất. Dữ liệu huấn luyện bao gồm 87 mẫu 
dữ liệu tấn công smurf và 400 mẫu dữ liệu bình thường; Dữ liệu kiểm tra gồm 400 mẫu 
dữ liệu tấn công các kiểu DDOS (land, back, neptune, pop, teardrop) và 800 mẫu dữ liệu 
bình thường 
3.3. Kết quả và phân tích 
Kết quả thử nghiệm phương pháp đề xuất với các tham số của thuật toán được đề 
cập đến trong Bảng 2, nhóm tác giả đã thực hiện với 30 lần chạy và lấy kết quả phân loại 
tấn công của tất cả các lần thực hiện để làm giá trị thống kê và so sánh với các phương 
pháp khác. Hiệu suất của phương pháp áp dụng cho mỗi tập dữ liệu thử nghiệm sẽ được 
tính theo tỷ lệ % của các phân loại chính xác trên tập dữ liệu kiểm tra và kết quả thử 
nghiệm được thống kê trên các bảng. 
Các kết quả thống kê khi áp dụng phương pháp được đề xuất với GP chuẩn và 
TAG3P cho vấn đề phát hiện tấn công được so sánh với các phương pháp học máy khác 
nhau (cây quyết định (J48), SVM, hai kỹ thuật mạng thần kinh nhân tạo (Multilayer 
Perceptron: Perc và Resting Bitch Face: RBF), và mạng Bayes (mạng Bayes: Bayes và 
NaiveBayes: Naïve)). 
Kịch bản 1: Các kết quả trong Bảng 3 cho thấy các phương pháp đề xuất trong 
các thí nghiệm của Kịch bản 1 cho kết quả phân loại tấn công cao hơn một số phương 
Vũ Văn Cảnh, Hoàng Tuấn Hảo và Nguyễn Văn Hoàn 397 
pháp học máy khác. Điều này cho thấy GP và TAG3P đã cải thiện đáng kể tỷ lệ phát hiện 
tấn công, xâm nhập. 
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm Kịch bản 1 (%) 
Phương pháp J48 SVM Perc Bayes Naïve RBF StandGP TAG3P 
Thí nghiệm 1 66.67 66.67 66.67 66.67 66.67 66.67 70.00 97.06 
Thí nghiệm 2 67.86 67.86 67.86 67.86 67.86 67.86 65.00 99.29 
Thí nghiệm 3 47.06 47.06 47.06 47.06 47.06 47.06 95.00 98.72 
Kịch bản 2: Kết quả Kịch bản 2 cho thấy các phương pháp đề xuất của GP chuẩn 
đã cải thiện tỷ lệ phát hiện tấn công trên thí nghiệm 2 cho các mẫu tấn công thăm dò và 
TAG3P đã cải thiện tỷ lệ phát hiện tấn công, xâm nhập trong thí nghiệm 3 bao gồm cả 
các mẫu tấn công từ chối dịch vụ mà tấn công thăm dò. Tuy nhiên đối với một số mẫu 
khác thì tỷ lệ phát hiện lại chưa cao (Bảng 4). 
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm Kịch bản 2 (%) 
Phương pháp J48 SVM Perc Bayes Naïve RBF StandGP TAG3P 
Thí nghiệm 1 90.36 98.25 98.62 93.61 96.62 98.50 75.00 93.74 
Thí nghiệm 2 96.59 93.41 95.00 97.50 92.95 92.95 100.0 94.76 
Thí nghiệm 3 96.58 94.47 97.11 98.42 93.95 93.95 95.00 99.08 
Kịch bản 3: Kết quả Kịch bản 3 cho thấy TAG3P thực sự hiệu quả trong phát hiện 
các mẫu tấn công mới chưa biết trước dấu hiệu tấn công. Có thể nhận thấy rằng TAG3P 
thực sự hiệu quả trong khả năng học và đưa ra các dự đoán đối với các trường hợp chưa 
biết trước các dạng tấn công và các dạng tấn công mới (Bảng 5). 
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm Kịch bản 3 (%) 
Phương pháp J48 SVM Perc Bayes Naïve RBF StandGP TAG3P 
Thí nghiệm 67.17 67.17 69.33 67.58 89.42 65.92 67.17 93.09 
4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 
Bài báo trình bày nghiên cứu về vấn đề cải thiện phát hiện tấn công mạng sử dụng 
lập trình gen dựa trên kỹ thuật văn phạm nối cây (TAG3P) và GP chuẩn. Các thực nghiệm 
cho thấy việc phân loại tấn công đã cải thiện đáng kể tỷ lệ phát hiện tấn công mạng. Qua 
398 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 
thí nghiệm cho thấy kết quả phát hiện tấn công đối với các mẫu tấn công mới đạt được 
hiệu quả hơn so với một số phương pháp học máy khác. Bên cạnh đó, TAG3P cũng đã 
cải thiện đáng kể tốc độ huấn luyện so với GP chuẩn. 
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến các phương pháp phát 
hiện tấn công dựa trên hệ lập trình gen với định hướng nâng cao tốc độ huấn luyện bởi 
một số kỹ thuật như tự động đáp ứng các tham số đầu vào hay giữ lại các cá thể được cho 
là tốt nhất ở mỗi thế hệ, sau đó sao chép trực tiếp vào thế hệ tiếp theo mà không cần áp 
dụng bất cứ toán tử di truyền nào trên đó. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Abadeh, M. S., Habibi, J., & Lucas, C. (2007). Intrusion detection using a fuzzy genetics-
based learning algorithm. Journal of Network and Computer Applications, 30(1), 
414-428. 
Abdullah, B., Abd-Alghafar, I., Gouda, I., & Salama, A. A. (2009). Performance 
avaluation of a genetic algorithm based approach to network intrusion detection 
system. Paper presented at The 13th International Conference on Aerospace 
Sciences and Aviation Technology, USA. 
Ahmad, I., Hussain, M., Alghamdi, A., & Alelaiwi, A. (2013). Enhancing SVM 
performance in intrusion detection using optimal feature subset selection based on 
genetic principal components. Springer Open, 24(7-8), 1671-1682. 
Al-Jarrah, O. Y., Siddiqui, A., Elsalamouny, M., Yoo, P. D., Muhaidat, S., & Kim, K. 
(2014). Machine learning based feature selection techniques for large-scale 
network intrusion detection. Paper presented at The IEEE 34th International 
Conference on Distributed Computing Systems Workshops, USA. 
Anup, G., & Chetan, K. (2008). GA-NIDS: A Genetic algorithm based network intrusion 
detection system. Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/ 
228791237_GA-NIDS_A_Genetic_Algorithm_based_Network_Intrusion_ 
Detection_System 
Botha, M., & Solms, R. (2004). Utilizing neural networks for effective intrusion detection. 
Retrieved from  
Bridges, S. M., & Vaughn, R. B. (2000). Fuzzy data mining and genetic algorithms 
applied to intrusion detection. Paper presented at The Twenty-third National 
Information Systems Security Conference, USA. 
Crosbie, M., & Spafford, E. (1995). Applying genetic programming to intrusion 
detection. International Journal of Science and Research, 2(6), 480-483. 
Devarakonda, N., & Pamidi, S. (2012). Intrusion detection system using Bayesian 
network and Hidden Markov model. Procedia Technology, 4(1), 506-514. 
Vũ Văn Cảnh, Hoàng Tuấn Hảo và Nguyễn Văn Hoàn 399 
Faraoun, K. M., Boukelif, A., & Algeria, S. B. A. (2006). Genetic programming approach 
for multi-category pattern classification applied to network intrusions detection. 
International Journal of Computational Intelligence and Applications, 6(1), 
3098-3109. 
Gomez, J., & Dasgupta, D. (2002). Evolving fuzzy rules for intrusion detection. Paper 
presented at The Third Annual IEEE Information Assurance Workshop 2002 
Conference, USA. 
Gong, R. H., Zulkernine, M., & Abolmaesumi, P. (2005). A software implementation of 
a genetic algorithm based approach to network intrusion detection. Paper 
presented at The Sixth International Conference on Software Engineering, USA. 
Koza, J. R. (1992). Genetic programming: On the programming of computers by means 
of natural selection. Massachusetts, USA: MIT Press. 
Le, H. N., Hoang, T. H., & Vu, V. C. (2015). Self-adaptive srossover and mutation 
parameters in tree adjoining grammar guided genetic programming. Tạp chí Khoa 
học và Kỹ thuật Học viện Kỹ thuật Quân sự, 15(6), 5-15. 
Leung, Y., So, L., & Yam, K. F. (1992). Rule learning in expert systems using genetic 
algorithm. Paper presented at The International Conference on Fuzzy Logic & 
Neural Networksm, Japan. 
Li, W. (2004). Using genetic algorithm for network intrusion detection. Retrieved from 
https://pdfs.semanticscholar.org/9175/54c7cce69e6ee9708020863f2bd27fa986a
6.pdf. 
Lu, W., & Traore, I. (2004). Detecting new forms of network intrusion using genetic 
programming. Computational Intelligence, 20(3), 475-494. 
Middlemiss, M., & Dick, G. (2003). Feature selection of intrusion detection data using a 
hybrid genetic algorithm/KNN approach. Amsterdam, Netherlands: IOS Press. 
Mukkamala, S., Andrew, H. S., & Ajith, A. (2005). Intrusion detection using an ensemble 
of intelligent paradigms. Journal of Network and Computer Applications, 28(2), 
167-182. 
Nguyen, X. H., McKay, R. I., & Abbass, H. A. (2003). Tree adjoining grammars, 
language bias, and genetic programming. Paper presented at The EuroGP2003, 
Netherlands. 
Peddabachigari, S., Ajith, A. G., & Thomas, J. (2007). Modeling intrusion detection 
system using hybrid intelligent systems. Journal of Network and Computer 
Applications, 30(1), 114-132. 
Peng, T., Leckie, C., & Kotagiri, R. (2007). Information sharing for distributed intrusion 
detection systems. Journal of Network and Computer Applications, 30(3), 877-
899. 
Pham, T. S., Nguyen, Q. U., & Nguyen, X. H. (2014). Generating artificial attack data 
for intrusion detection using machine learning. Paper presented at The Fifth 
400 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 
Symposium on Information and Communication Technology Conference, 
Vietnam. 
Pillai, M. M., Eloff, J. H. P., & Venter, H. S. (2004). An approach to implement a network 
intrusion detection system using genetic algorithms. Paper presented at The 
SAICSIT, South Africa. 
UCI KDD Archive. (1999). KDD cup 1999 data. Retrieved from  
databases/kddcup99/kddcup99.html 
Wong, M. L., Leung, K. S., & Cheng, J. C. Y. (2000). Discovering knowledge from noisy 
databases using genetic programming. Journal of the American Society for 
Information Science and Technology, 51(9), 870-881. 
IMPROVING INTRUSION DETECTION USING TREE 
ADJOINING GRAMMAR GUIDED GENETIC PROGRAMMING 
Vu Van Canha,b*, Hoang Tuan Haoa, Nguyen Van Hoanb 
aThe Faculty of Information Technology, Lequydon Technical University, Hanoi, Vietnam 
bThe Faculty of Information Technology, Telecommunication University, Khanhhoa, Vietnam 
*Corresponding author: Email: canhvuvan@yahoo.com 
Article history 
Received: January 07th, 2017 | Received in revised form: July 13th, 2017 
Accepted: July 20th, 2017 
Abstract 
Nowadays, the problem of network security has become urgent and affect the performance 
of modern computer networks greatly. Detection and prevention of network attacks have been 
the main topic of many researchers in the World. One of the safety measures for networks is 
using the intrusion detection systems. However, these measures are costly, ineffective, 
unreliable and can-not detect new or unknown attacks. Some studies using machine learning 
technology have been applied in intrusion detection. In our work, we proposed using Genetic 
Programming (GP) to improve intrusion detection. In the experiments, we used GP and Tree 
Adjoining Grammar Guided Genetic Programming (TAG3P) on artifical datasets suggested 
by Pham, Nguyen, and Nguyen (2014). Compared with previous results, we found that GP 
and TAG3P are more effective in detecting attacks than previous measures. 
Keywords: Attack detection; Classification; Genetic Programming (GP); IDS; TAG3P. 

File đính kèm:

  • pdfcai_tien_phat_hien_tan_cong_su_dung_van_pham_noi_cay_trong_l.pdf