Cải thiện chất lượng môi trường nước hồ đô thị bằng phương pháp riplox kết hợp chế phẩm hóa học Lolo -Ph104

LOLO là loại chế phẩm do AIC nghiên cứu sản

xuất kết hợp với pH104 của WWSL (Mỹ) có khả năng

tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn gây bệnh, mầm tảo.

LOLO được chiết xuất từ thành phần tự nhiên có sẵn

như vỏ tôm, vỏ cua biển (Chritosan), tảo, bột nghệ

(nano nghệ). kết hợp với các chất phụ gia khác, có

độ pH cân bằng sử dụng cho việc xử lý nước thải và

làm sạch nước hồ. pH104 là dung dịch của ion đồng

có hoạt tính diệt tảo cao, kết hợp với phức chất vòng

thơm trong nước để ở trạng thái lơ lửng, tránh được

các vấn đề kết tủa thường gặp trong xử lý nước thải

thông thường. Đây là biện pháp diệt vi khuẩn và tảo

bằng cách can thiệp vào quá trình trao đổi chất của

sinh vật, tiêu diệt khả năng tái sản sinh của chúng,

khác hẳn với quá trình làm sạch bằng clo trong công

nghệ xử lý nước hiện nay.

pdf 5 trang kimcuc 2880
Bạn đang xem tài liệu "Cải thiện chất lượng môi trường nước hồ đô thị bằng phương pháp riplox kết hợp chế phẩm hóa học Lolo -Ph104", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải thiện chất lượng môi trường nước hồ đô thị bằng phương pháp riplox kết hợp chế phẩm hóa học Lolo -Ph104

Cải thiện chất lượng môi trường nước hồ đô thị bằng phương pháp riplox kết hợp chế phẩm hóa học Lolo -Ph104
Chuyên đề I, tháng 4 năm 20176
BOD5,TSS,... trong nước hồ không đạt mức B2 của 
QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về chất lượng nước mặt [1]. 
Nhận thấy sự cấp thiết đó, Công ty CP Tiến bộ 
Quốc tế (AIC) phối hợp với Công ty WWWS (Mỹ) 
dưới sự tư vấn giám sát của Chi cục BVMT- Sở 
TN&MT Hà Nội, đã tiến hành triển khai dự án “Xử 
lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước và môi trường 
cảnh quan Hồ Hữu Tiệp-B52, TP.Hà Nội” nhằm đưa 
những giải pháp công nghệ mới vào trong việc xử lý ô 
nhiễm nước và cải tạo môi trường cảnh quan hồ Hữu 
Tiệp, góp phần đảm bảo môi trường sống xung quanh 
khu vực phường Ngọc Hà.
Phương pháp Riplox với tổ hợp các loại hóa chất 
thân thiện với môi trường: FeCl3,CaO, Ca(NO3)2 là 
phương pháp phổ biến để làm sạch nước hồ mà không 
phải nạo vét bùn trầm tích ở một số nước như Mỹ, 
Trung Quốc,... [4,5]. Cơ chế xử lý nước bị ô nhiễm 
bằng cách này là diệt một phần tảo, tạo kết tủa, ổn 
định pH trong nước và tiếp tục oxy hóa các chất hữu 
cơ trong trầm tích bùn đáy bằng hô hấp kị khí nhờ 
1. Giới thiệu chung
Hồ Hữu Tiệp - B52, phường Ngọc Hà, quận Ba 
Đình, Hà Nội có diện tích 1.393m2 và chiều sâu mực 
nước trung bình khoảng 1,5m với thể tích nước 
khoảng: 2.090m3 [3]. Hồ có nguồn gốc một khúc sông 
bị lấp, chỉ còn lại một phần và sau này phần đó trở 
thành hồ Hữu Tiệp. Năm 1972, một chiếc máy bay 
B52 của Mỹ bị bộ đội phòng không bắn nổ thành 
nhiều mảnh, thân và cánh máy bay rơi xuống hồ. Xác 
máy bay trở thành di tích lịch sử về chiến thắng của 
nhân dân ta và hàng ngày có nhiều khách khách du 
lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Với vai trò là 
hồ đô thị, hồ Hữu Tiệp còn đóng vai trò điều tiết nước 
mưa, vui chơi giải trí cho nhân dân trong khu vực...
Tuy nhiên, do tiếp nhận nước thải chưa qua xử 
lý, rác thải xung quanh đổ vào, nước hồ không được 
lưu thông với thủy vực xung quanh và trong một thời 
gian dài bùn cặn không được nạo vét, hồ Hữu Tiệp 
trở thành ao tù, ô nhiễm nặng mức α-mezoxaprobe 
và mùi hôi thối từ đó phát tán xung quanh. Nhiều chỉ 
tiêu chất lượng nước như oxy hòa tan (DO), COD, 
CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC HỒ 
ĐÔ THỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP RIPLOX KẾT HỢP 
CHẾ PHẨM HÓA HỌC LOLO -PH104
PGS. TS. Trần Đức Hạ1
TS. John Xin2 
ThS.Nguyễn Văn Minh 
Vũ Tiên An 
Phan Tuấn
1 Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường
2 Worldwide Water Solutions LLC (USA)
3 Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC)
 Quy trình Riplox kết hợp bổ sung chế phẩm hóa học LOLO - pH104 được thiết lập để xử lý ô nhiễm cho 
hồ đô thị. Hồ Hữu Tiệp - B52, một hồ du lịch cảnh quan và có ý nghĩa lịch sử, nằm ở trung tâm TP. Hà Nội 
được lựa chọn để nghiên cứu thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm, ngoài các giải pháp xử lý bằng hóa 
chất, các quy trình cải tạo và bảo tồn hồ như: thả bè thực vật thủy sinh, phun nước làm giàu oxy... cũng đã 
được triển khai. Với quy trình kỹ thuật tổng hợp ứng dụng, hồ đô thị bị ô nhiễm nặng được xử lý, chất lượng 
nước hồ mức B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Hồ đảm bảo được cảnh quan môi trường và góp phần 
điều tiết vi khí hậu cho các khu dân cư xung quanh.
(3)
TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN
Chuyên đề I, tháng 4 năm 2017 7
Quy trình tổng hợp xử lý ô nhiễm, cải thiện chất 
lượng nước và bảo tồn môi trường cảnh quan hồ đô thị 
được đề xuất trong nghiên cứu của Trần Đức Hạ, 2016 
[2]. Mục đích xử lý ô nhiễm và tăng cường quá trình tự 
làm sạch để cải thiện chất lượng nước hồ Hữu Tiệp, cụ 
thể: Hạn chế nguồn thải vào hồ bằng lắp đặt các đường 
ống tách nước thải sinh hoạt xung quanh ra khỏi hồ 
và làm vệ sinh khu vực xung quanh hồ; xử lý lượng ô 
nhiễm tồn dư và bùn thải trầm tích trong hồ bằng quy 
trình Riplox kết hợp bổ sung chế phẩm Lolo-pH104; 
tăng cường quá trình tự làm sạch bằng các biện pháp: 
cung cấp oxy cưỡng bức bằng vòi phun nước, thả bè 
thực vật thủy sinh và bảo tồn môi trường cảnh quan 
hồ bằng các giải pháp thể chế và tuyên truyền giáo dục 
trong cộng đồng. Trên cơ sở này, nội dung cải thiện 
chất lượng nước hồ Hữu Tiệp trình bày trong Bảng 1 
với các bước triển khai sau.
- Bước 1: Xử lý nước hồ bằng phương pháp RIPLOX. 
Sử dụng các chất hóa học FeCl3, CaO, Ca(NO3)2 để 
diệt một phần tảo, tạo kết tủa, ổn định pH trong nước 
và phân hủy hữu cơ bùn đáy. Đầu tiên hóa chất FeCl3 
được pha với nước, sau đó phun khắp mặt hồ để keo 
tụ các chất lơ lửng, tảo xuống đáy bể. Trong quá trình 
phun FeCl3 sẽ làm độ pH trong nước giảm. Sau khi 
phun FeCl3, tiến hành đo pH nước hồ, nếu pH nước hồ 
dưới 7,0 thì tiến hành cấp CaO để nâng pH lên 7,2-7,5. 
Sau đó dùng Ca(NO3)2 pha loãng phun khắp mặt hồ. 
- Bước 2: Xử lý triệt để các tác nhân ô nhiễm còn lại 
oxy từ nitrat (NO3-). Một số chế phẩm hóa học được 
tổ hợp trên cơ sở các hóa chất nền Riplox đã được ứng 
dụng để xử lý ô nhiễm nước hồ ở Hà Nội, ví dụ như 
Redoxy-3C...
LOLO là loại chế phẩm do AIC nghiên cứu sản 
xuất kết hợp với pH104 của WWSL (Mỹ) có khả năng 
tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn gây bệnh, mầm tảo. 
LOLO được chiết xuất từ thành phần tự nhiên có sẵn 
như vỏ tôm, vỏ cua biển (Chritosan), tảo, bột nghệ 
(nano nghệ)... kết hợp với các chất phụ gia khác, có 
độ pH cân bằng sử dụng cho việc xử lý nước thải và 
làm sạch nước hồ. pH104 là dung dịch của ion đồng 
có hoạt tính diệt tảo cao, kết hợp với phức chất vòng 
thơm trong nước để ở trạng thái lơ lửng, tránh được 
các vấn đề kết tủa thường gặp trong xử lý nước thải 
thông thường. Đây là biện pháp diệt vi khuẩn và tảo 
bằng cách can thiệp vào quá trình trao đổi chất của 
sinh vật, tiêu diệt khả năng tái sản sinh của chúng, 
khác hẳn với quá trình làm sạch bằng clo trong công 
nghệ xử lý nước hiện nay.
Quy trình Riplox kết hợp bổ sung tổ hợp hóa chất 
LOLO-pH104 được đề xuất để xử lý ô nhiễm nước hồ 
Hữu Tiệp. Đây là khâu cơ bản trong nội dung thực 
hiện dự án cải thiện chất lượng nước và môi trường 
cảnh quan hồ Hữu Tiệp.
2. Quy trình xử lý ô nhiễm và cải thiện chất lượng 
môi trường nước hồ Hữu Tiệp
▲Hình 1. Vị trí hồ Hữu Tiệp - B52 và tình trạng ô nhiễm trước khi thực hiện dự án
Chuyên đề I, tháng 4 năm 20178
là thủy trúc (Cyperus involucrata Poiret ) cây thân 
thảo, có bộ rễ rất lớn dễ hấp thụ chất hữu cơ và kim 
loại nặng có trong nước [2]. Đài phun nước được lắp 
đặt để làm tăng quá trình xáo trộn nước, tăng cường 
làm giàu oxy, tạo cảnh quan và làm cho hồ thêm sinh 
động.
Do hồ đô thị tiếp nhận chủ yếu nước mưa và nước 
bằng chế phẩm LOLO- pH 104. Các Nước hồ tiếp tục 
được xử lý bằng chế phẩm LOLO- pHL104 để xử lý 
triệt để các loại vi khuẩn gây bệnh và các loài tảo lam, 
tảo bậc cao khác còn lại. 
- Bước 3: Lắp đặt bè thủy sinh trên mặt hồ vừa tạo 
cảnh quan môi trường, vừa có tác dụng cải tạo môi 
trường nước. Loại thực vật thủy sinh được lựa chọn 
Bảng 1. Các bước cải thiện chất lượng nước và bảo tồn hồ đô thị
Các bước Giải pháp Mục đich
Bước 1: Hạn 
chế nguồn thải 
vào hồ
Ngăn nước thải chảy vào nhưng vẫn đảm bảo chức năng 
điều hòa nước mưa của hồ, đồng thời duy trì lượng nước 
bảo đảm cảnh quan của hồ.
Bước 2: Xử lý 
lượng ô nhiễm 
tồn dư trong hồ
- Tạo lập quá trình keo tụ và tuyển nổi để tách vi tảo, dầu mỡ 
và các chất ô nhiễm phân tán tinh trong nước hồ;
- Cung cấp lượng oxy dưới dạng liên kết cho vi khuẩn kị khí 
oxy hóa các chất ô nhiễm hữu cơ;
- Duy trì lâu dài nồng độ oxy hòa tan trong nước và trong 
bùn trầm tích.
Giảm lượng ô nhiễm hữu cơ, vi tảo, kim loại nặng, trong 
nước và bùn trầm tích, phục hồi khả năng tự làm sạch của 
hồ.
Bước 3: Tăng 
cường quá trình 
tự làm sạch 
nước hồ
- Cung cấp oxy thường xuyên cho hệ sinh vật trong hồ;
- Tạo điều kiện xáo trộn, tăng chế độ động, hạn chế quá 
trình phân tầng và phân vùng cũng như tăng tỉ lệ nước được 
chiếu sáng trong hồ;
- Kết hợp tạo cảnh quan và vui chơi giải trí trong hồ.
- Tăng cường quá trình làm giàu oxy tự nhiên cho hồ;
- Tạo cảnh quan cho hồ.
Bước 4: Bảo vệ 
môi trường và 
duy trì lâu dài 
chất lượng nước 
hồ đã được cải 
thiện
- Theo dõi diễn biến chất lượng nước hồ và cảnh báo ô 
nhiễm;
- Làm sạch và hạn chế chất thải xả vào hồ; thu hồi sinh 
khối thực vật để chống ô nhiễm thứ cấp.
- Phân rõ trách nhiệm trong việc BVMT hồ và quyền hạn 
trong khai thác sử dụng hồ;
- Xây dựng ý thức và nâng cao nhận thức cho cộng đồng 
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan khu 
vực hồ.
Tách nước thải kết hợp 
đập tràn nước mưa
Khi 
mật độ 
tảo còn 
lớn
Khi mật 
độ tảo 
không lớn
Xử lý tiếp tục bằng 
LOLO- pH104
Lắp đặt các thiết bị cấp oxy cưỡng bức 
trong hồ
Quan trắc môi trường nước hồ và 
vệ sinh hồ thường xuyên
Tăng cường thể chế:
-Xây dựng chế tài quản lý hồ;
-Tuyên truyền giáo dục cộng đồng
Thả thảm thực vật thủy sinh 
Xử lý bằng quy trình Riplox
TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN
Chuyên đề I, tháng 4 năm 2017 9
Biểu đồ Hình 2 cho thấy, sau khi dọn vệ sinh và tách 
nước thải ra khỏi hồ, nồng độ BOD5 trong nước thải 
giảm xuống tuy nhiên với mức không đáng kể. DO có 
xu thế tăng lên từ 2 lên đến trên 2,5 mg/L. Tuy nhiên, 
do hồ tù và khi bắt đầu đưa các loại hóa chất Riplox 
vào, một phần tảo bị diệt nên lượng oxy bổ sung nhờ 
quá trình quang hợp giảm xuống, DO trong hồ cũng 
giảm theo. Quá trình đông tụ và lắng các phần tử hữu 
cơ không hòa tan nhờ FeCl3 làm cho BOD5 trong hồ 
giảm xuống rất nhanh từ trên 40 mg/L xuống dưới 20 
mg/L trong suốt 6 tuần xử lý bằng quy trình Riplox. 
Đưa một lượng Ca(NO3)2 vào hồ để lắng đọng cùng 
bông cặn xuống đáy như là một sự bổ cập oxy dưới 
dạng liên kết cho quá trình hô hấp kị khí phân hủy 
chất hữu cơ ở lớp bùn cặn đáy hồ. Cuối giai đoạn xử 
lý theo quy trình Riplox, các chất ô nhiễm trong nước 
hồ được giảm đáng kể, DO ổn định ở mức 3,0 đến 3,5 
mg/L.
Quá trình đưa tổ hợp hóa chất LOLO-pH104 tiếp 
tục diệt tảo, kết bông các phần tử hữu cơ phân tán tinh 
để lắng đọng xuống đáy hồ làm cho BOD5 trong nước 
hồ giảm từ 17 mg/L xuống còn 8 mg/L. DO ổn định 
mức xấp xỉ 3,5 mg/L. 
Bảo tồn hồ bằng các giải pháp bơm phun nước hồ 
trên bề mặt vừa làm giàu thêm oxy vừa tạo chế độ động 
tăng cường quá trình xáo trộn nước hồ. Thả bè thực 
vật thủy sinh tạo điều kiện cung cấp thêm oxy nhờ quá 
trình quang hợp cũng như tăng khả năng hấp thụ các 
chất hữu cơ, kim loại nặng... trong nước lên bộ rễ của 
thủy trúc. Các giải pháp này giúp ổn định chất lượng 
nước hồ nên sau 5 tuần triển khai, DO trong nước hồ 
tăng lên và ổn định ở mức 4,0 đến 4,5 mg/L và BOD5 
giảm xuống còn 5 mg/L.
Tổng hợp các thông số chất lượng nước hồ lấy mẫu 
tại các thời điểm kết thúc giai đoạn xử lý được nêu trên 
Hình 3.
thải sinh hoạt nên hiện trạng chất lượng nước hồ được 
đánh giá bằng các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, độ trong, độ 
màu, DO, COD, BOD5, N-NH4, N-NO3-, P-PO43-, H2S, 
chlorophyl A, coliform... Ngoài ra, một số chỉ tiêu kim 
loại nặng khác cũng được dùng để đánh giá chất lượng 
bùn trầm tích. Các mẫu nước và mẫu bùn được lấy 
theo các TCVN (ISO) hiện hành do Trung tâm Phân 
tích và công nghệ môi trường - Viện Nghiên cứu Da 
giày phân tích.
3. Kết quả xử lý ô nhiễm và cải thiện chất lượng 
nước hồ Hữu Tiệp
Dự án thử nghiệm “Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất 
lượng nước và môi trường cảnh quan hồ Hữu Tiệp” 
được triển khai từ tháng 9/2016 đến tháng 2/2017. 
Đối với 2090 m3 nước hồ bị ô nhiễm với mức độ 
polysaprobe (P), quá trình tiến hành gồm:
Chuẩn bị xử lý: từ 15/9/2016 đến 29/9/2016 khảo 
sát, lấy mẫu nước và tuyên truyền giới thiệu cộng đồng;
Tách nước thải ra khỏi hồ: từ 29/9/2016 đến 
27/10/2016 lắp đặt đường ống từ các điểm xả nước thải 
vào hồ đường cống thoát nước thành phố;
Xử lý bằng hóa chất Riplox: từ 27/10/2016 đến 
6/12/2016 phun tuần tự các hóa chất 210 kg FeCl3,100 
kg CaO và 162,5 kg Ca(NO3)2 vào hồ;
Xử lý triệt để ô nhiễm: từ 6/12/2016 đến 4/1/2017 
phun tổ hợp dung dịch pha loãng bao gồm 69 L pH104 
và 3 kg LOLO (dạng bột christosan và nghệ nano) có 
bổ sung 50 kg FeCl3, 50 kg Ca(NO3)2 và 35 kg CaO 
vào hồ;
Bảo tồn hồ: từ 4/1/2017 lắp đặt vòi phun nước, 2 bè 
thực vật thủy sinh và theo dõi chất lượng nước hồ đến 
ngày 3/3/2017.
Diễn biến chất lượng nước hồ theo 2 thông số 
chính là DO và BOD5 qua 5 bước triển khai được nêu 
trên Hình 2.
▲Hình 2. Sự thay đổi DO và BOD5 trong hồ Hữu Tiệp - B52 
theo quá trình xử lý ô nhiễm
▲Hình 3. Diễn biến các thông số ô nhiễm trong nước hồ Hữu 
Tiệp - B52 theo các thời điểm kết thúc quá trình
Chuyên đề I, tháng 4 năm 201710
4 Ripl. W. Biochemical oxidation of polluted lake sediment 
with nitrate. A new lake method. Ambio. 5:132-5, 1976.
5 Environmental Consulting and Testing, Inc. Report on 
toxicity evaluation of pH-104TM on selected freshwater 
aquatic organisms (Project #319). Wisconsin, March 2007.
4. Kết luận
Hồ Hữu Tiệp - B52 cũng như một số hồ khác ở 
nội thành Hà Nội bị ô nhiễm nặng, không phù hợp 
với chức năng cảnh quan, du lịch và điều hòa vi khí 
hậu cho khu dân cư. Bằng quy trình Riplox kết hợp 
bổ sung chế phẩm hóa học LOLO-pH104, các chất 
ô nhiễm trong nước hồ được xử lý. Ngoài các giải 
pháp xử lý bằng các hóa chất tổ hợp Riplox và LOLO-
pH104, các quy trình cải tạo hồ và bảo tồn như: thả 
bè thực vật thủy sinh, phun nước làm giàu oxy,... cũng 
đã được thiết lập. Đây là quy trình kỹ thuật tổng hợp 
để cải thiện chất lượng nước hồ đô thị bị ô nhiễm 
nặng. Sau xử lý ô nhiễm và được bảo tồn, hồ Hữu 
Tiệp - B52 có chất lượng nước mức B1 theo QCVN 
08-MT:2015/BTNMT và đảm bảo cảnh quan môi 
trường xanh, sạch, đẹp góp phần bảo vệ hồ du lịch có 
ý nghĩa lịch sử của Thủ đô■
Theo biểu đồ nêu trên Hình 3 giá trị các thông số 
ô nhiễm giảm dần qua từng giai đoạn xử lý. Các chỉ 
tiêu pH, SS, BOD5, coliform... đặc trưng cho các hồ 
đô thị nằm trong giới hạn cho phép nguồn nước mặt 
B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ 
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Một điểm đáng 
chú ý là với chế phẩm hóa học LOLO-pH104, nồng 
độ Clorophyl A và Coliform giảm rõ rệt do hiệu quả 
diệt tảo và vi sinh vật gây bệnh của các loại hóa chất 
này. Ngoài các chỉ tiêu chất lượng nước nêu trên Hình 
3, các chỉ tiêu đặc trưng khác như: độ trong, độ màu, 
COD, N-NH4, N-NO3-, P-PO43-, H2S... cũng rất thấp, 
nằm trong ngưỡng quy định của nguồn nước mặt B1. 
Nồng độ DO được duy trì, các thành phần thực vật 
thủy sinh và cá trong hồ vẫn được bảo tồn và phát triển 
ở mức độ chấp nhận. Hàm lượng H2S trong nước nhỏ 
hơn 0,5 mg/L, các thành phần kim loại nặng trong 
trầm tích ở mức thấp. Nước trong, không có mùi hôi.
▲Hình 4. Triển khai xử lý ô nhiễm hồ và trạng thái hồ sau khi được xử lý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc 
gia về chất lượng nước mặt.
2 Trần Đức Hạ. Hồ đô thị: Kiểm soát ô nhiễm và Quản lý kỹ 
thuật. NXB Xây dựng, 2016.
3 Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Công cộng. Báo cáo 
hồ Hà Nội năm 2015. NXB Phụ nữ, 2015.

File đính kèm:

  • pdfcai_thien_chat_luong_moi_truong_nuoc_ho_do_thi_bang_phuong_p.pdf