Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công là những yêu cầu

về trình tự, hồ sơ, điều kiện do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trong các

văn bản quy phạm pháp luật để điều hành hoạt động, cân đối thu, chi quỹ tài chính

công, bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an

ninh quốc phòng và an sinh xã hội, của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã

hội cũng như bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với các nội

dung tài chính công với cốt lõi là ngân sách nhà nước.

Cải cách thủ tục hành chính không chỉ là việc rà soát, sửa đổi các thủ tục

hành chính, quy định hành chính mà còn bao gồm việc tổ chức thực hiện các thủ

tục, quy định hành chính tốt hơn. Trong đó, ứng dụng CNTT vào quản lý tài chính

công vừa là biện pháp vừa là mục tiêu quan trọng dưới giác độ cải cách hành chính,

thủ tục hành chính.

pdf 8 trang kimcuc 5100
Bạn đang xem tài liệu "Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công nhằm 
hướng tới GFMIS hiệu quả, hiện đại 
Trần Xuân Long, 
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính. 
I. Đặt vấn đề 
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công là những yêu cầu 
về trình tự, hồ sơ, điều kiện do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trong các 
văn bản quy phạm pháp luật để điều hành hoạt động, cân đối thu, chi quỹ tài chính 
công, bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an 
ninh quốc phòng và an sinh xã hội, của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã 
hội cũng như bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với các nội 
dung tài chính công với cốt lõi là ngân sách nhà nước. 
Cải cách thủ tục hành chính không chỉ là việc rà soát, sửa đổi các thủ tục 
hành chính, quy định hành chính mà còn bao gồm việc tổ chức thực hiện các thủ 
tục, quy định hành chính tốt hơn. Trong đó, ứng dụng CNTT vào quản lý tài chính 
công vừa là biện pháp vừa là mục tiêu quan trọng dưới giác độ cải cách hành chính, 
thủ tục hành chính. 
Cải cách thủ tục hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với đổi mới cơ chế, 
chính sách trong quản lý tài chính công. Với tư cách là quy định nội dung, cơ chế, 
chính sách trong quản lý tài chính công có vai trò chi phối, điều chỉnh và quyết 
định việc quy định thủ tục hành chính. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính trong 
lĩnh vực tài chính công là quá trình liên tục, lâu dài gắn với quá trình xây dựng 
pháp luật để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với 
công tác quản lý tài chính công. 
Với phạm vi rộng, bám sát nhu cầu quản lý tài chính công, thủ tục hành 
chính là một trong những công cụ để quản lý NSNN cùng với những công cụ quản 
lý nhà nước khác như thanh tra, kiểm tra trong toàn bộ quá trình ngân sách từ 
giai đoạn lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN1. 
1
 Theo quy định tại hệ thống VBQPPL: Luật NSNN số 01/2002/QH11; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP; Nghị định số 
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định 130/2005/NĐ-CP, Luật quản lý thuế sửa đổi năm 2013, các luật chuyên 
ngành có liên quan và các văn bản QPPL quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Trong đó, mỗi giai đoạn của quá 
trình ngân sách đều có những quy định TTHC, chẳng hạn ở giai đoạn lập dự toán ngân sách có thủ tục lập dự toán ở 
địa phương (mã số trên CSDLQG về thủ tục hành chính1: B-BTC-047119-TT) và thủ tục lập dự toán ngân sách đối 
với các cơ quan đơn vị ở trung ương (mã số B-BTC-047250-TT), Thủ tục phân bổ ngân sách ở trung ương (B-BTC-
047230-TT) Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 7 lĩnh vực Hải quan có 168 TTHC, lĩnh vực Thuế: 330 TTHC, 
lĩnh vực Kho bạc: 59 TTHC, lĩnh vực Tài chính chung: 145 TTHC. 
 2 
Giai đoạn lập dự toán NSNN, là giai đoạn thực hiện việc xây dựng và quyết 
định dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo Luật NSNN số 01/2002/QH11 và 
hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn như: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Thông 
tư số 59/2003/TT-BTC, Thông tư số 60/2003/TT-BTC cùng các hệ thống luật hỗ 
trợ như luật: thuế, xây dựng, đầu tư 
Giai đoạn chấp hành NSNN, là giai đoạn thực hiện dự toán ngân sách nhà 
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Giai đoạn này thực hiện 
các chỉ tiêu thu, chi NSNN. Trong giai đoạn này, có sự hỗ trợ của hệ thống 
TABMIS đã đi vào hoạt động đầy đủ cung cấp các chức năng chấp hành ngân sách, 
kế toán và báo cáo ở các cấp ngân sách. 
Giai đoạn quyết toán NSNN, là giai đoạn cuối cùng, thực hiện tổng kết, đánh 
giá việc thực hiện ngân sách. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quản lý 
giải quyết các thủ tục. 
Để chuyển đổi mô hình quản lý tài chính công từ truyền thống sang mô hình 
hiện đại, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang tiếp cận theo 
hướng thiết lập hệ thống thông tin quản lý tài chính quốc gia (GFMIS). Theo chức 
năng, nhiệm vụ Cục TH&TK Bộ Tài chính đã nghiên cứu, làm rõ mô hình GFMIS 
ở Việt Nam là sự kết hợp giữa hệ thống thông tin ngân sách, kho bạc và các hệ 
thống thông tin quản lý tài chính khác của Chính phủ (quản lý nợ công, mua sắm 
đấu thầu, công sản, thu ngân sách), trong đó, hệ thống quản lý ngân sách và kho 
bạc có vai trò quyết định, cốt lõi. 
Bên cạnh đó, các chuyên gia quốc tế GFMIS2 cũng khuyến nghị bên cạnh 
hướng đi tích hợp các hệ thống thông tin hiện tại cần chú trọng cải thiện quy trình 
quản lý tài chính công gắn với rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trước khi 
quyết định về phương án triển khai, làm cho dự án GFMIS trở nên khả thi hơn. 
II. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công 
Trong quản lý tài chính công, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải 
tuân thủ các yêu cầu về thành phần hồ sơ, điều kiện, thời hạn thực hiện theo quy 
định của cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước; trong nhiệm vụ lập ngân sách, 
các đơn vị dự toán phải tuân thủ các quy định, định mức, hướng dẫn và thời hạn 
của cơ quan tài chính. Đối với các cơ quan hải quan, thuế, kho bạc, quản lý ngân 
sách việc giải quyết các thủ tục hành chính phải đảm bảo đúng quy trình, trình tự 
theo quy định pháp luật. Hai vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu giảm 
quy trình, trình tự giải quyết TTHC tức là cải cách bên trong cơ quan giải quyết thủ 
2
 Theo biên bản ghi nhớ của Đoàn công tác tư vấn về GFMIS tháng 4/2014. 
 3 
tục hành chính sẽ dẫn tới cải cách bên ngoài (giảm thành phần hồ sơ, yêu cầu điều 
kiện hoặc thực hiện giải quyết liên thông thủ tục) đối với đối tượng thực hiện thủ 
tục và ngược lại nếu giảm sự rườm rà của thủ tục, thành phần hồ sơ, tiêu chí kê 
khai cho các đối tượng thực hiện thủ tục thì sẽ dẫn tới nhu cầu cải cách quy trình 
giải quyết thủ tục của cơ quan quản lý. Như vậy, cải cách thủ tục hành chính, bao 
gồm việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn TCVN 
ISO 9001:2008 để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của cơ quan giải quyết 
thủ tục hành chính, chính là tạo “sức đẩy” để hướng tới ứng dụng CNTT mà giải 
pháp tối ưu chính là thiết lập GFMIS và ngược lại triển khai hệ thống GFMIS phải 
tiếp tục tạo động lực “sức kéo” thực hiện cải cách thủ tục hành chính. 
1. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính công và ứng 
dụng CNTT (thiết lập GFMIS) là những hoạt động có tính chất chi phối, tác động 
trực tiếp qua lại với nhau. 
Bộ Tài chính đã có một số kết quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực 
tài chính công phù hợp với phạm vi ứng dụng của GFMIS như đã nêu ở phần I, tiêu 
biểu là phương án cải cách thủ tục hành chính theo Đề án cải cách thủ tục hành 
chính giai đoạn 2008-2010 của Chính phủ (Đề án 30)3. Trong đó, đối với lĩnh vực 
nộp thuế đã bãi bỏ thủ tục về nộp thuế, phí lệ phí vào tài khoản tạm thu, tạm giữ 
của cơ quan thu tại Kho bạc Nhà nước (tên, mã thủ tục) theo Thông tư số 
85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân 
sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước – Tổng cục Thuế - Tổng cục Hải quan và 
các Ngân hàng thương mại. 
Để đơn giản hóa thủ tục hành chính kiểm soát chi tại kho bạc, Bộ Tài chính 
đã ban hành Thông tư số 161/2012/TT-BTC nhằm thực hiện cải cách công tác kiểm 
soát chi NSNN qua KBNN theo hướng kiểm soát theo ngưỡng chi, theo độ rủi ro 
của từng khoản chi, cụ thể như: 
- Loại bỏ toàn bộ các thủ tục liên quan đến dự toán quý, nhu cầu chi quý để 
đảm bảo phù hợp với thực tế thực hiện và phù hợp với các Thông tư hướng dẫn 
điều hành ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính; 
- Đơn vị lập và gửi KBNN bảng kê chứng từ thanh toán không phải nộp hợp 
đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến khoản mua sắm cho KBNN, tăng trách 
nhiệm của Thủ trưởng chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các 
nội dung chi trên bảng kê chứng từ đơn vị sử dụng NSNN4; 
3
 Theo thống kê năm 2009, Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính có 769 TTHC 
và kiến nghị đơn giản hóa 661/708 TTHC (đạt tỷ lệ 93%) theo yêu cầu tại Nghị quyết số 25/NQ-CP và Nghị quyết số 
68/NQ-CP của Chính phủ. 
4
 Đối với các khoản mua sắm nhỏ lẻ của các đơn vị sử dụng NSNN có giá trị dưới 20.000.000 đồng 
 4 
- Cải cách thủ tục đối với khoản chi thanh toán theo hình thức thanh toán 
không dùng tiền mặt theo hình thức thẻ “tín dụng mua hàng”5. Đơn vị giao dịch 
không phải gửi các hóa đơn mua hàng được in tại các điểm chấp nhận thẻ (POS) đến 
KBNN; đồng thời, đơn vị giao dịch phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội 
dung các khoản chi ghi trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN. 
Việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục kiểm soát chi tại kho bạc cũng là 
một nội dung quan trọng, các KBNN tỉnh, thành phố đã tổ chức triển khai quy trình 
kiểm soát chi “1 cửa”, thực hiện theo nguyên tắc: mỗi giao dịch viên là “1 cửa”, trừ 
trường hợp có thanh toán bằng tiền mặt; người tiếp nhận hồ sơ cũng chính là người 
xử lý công việc cho đơn vị giao dịch; Qua đó, đã từng bước thống nhất đầu mối và 
quy trình kiểm soát chi NSNN. Bên cạnh đó, KBNN đã bước đầu thống nhất đầu mối 
thực hiện kiểm soát chi đầu tư và chi các Chương trình mục tiêu quốc gia về một đầu 
mối (phòng/bộ phận kiểm soát chi NSNN). 
Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013 có 
nội dung thúc đẩy công tác hiện đại hoá hệ thống thuế, hải quan theo hướng thực 
hiện cơ chế quản lý rủi ro, đẩy mạnh quản lý thuế điện tử6, tăng cường vai trò của 
tổ chức, cá nhân có liên quan; đáp ứng yêu cầu hội nhập và đồng bộ với các cam 
kết quốc tế; tăng cường các biện pháp quản lý kiểm tra, giám sát, hoạt động hậu 
kiểm để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính thuế. 
Việc thực hiện đúng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế nhằm 
nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ cũng 
tạo thuận lợi cho việc thiết lập GFMIS, cụ thể như: Bộ Tài chính đã ban hành 
Thông tư số 119/2014/TT-BTC giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính kê 
khai thuế thông qua các biện pháp sửa đổi, giảm các tiêu chí kê khai trong các mẫu 
tờ khai thuế, mẫu kê khai quyết toán, giấy nộp tiền vào NSNN; không yêu cầu nộp 
chứng từ, hóa đơn; giảm các đối tượng phải nộp tờ khai thuế và điều chỉnh một 
số chính sách thuế khác. 
Những cải cách thủ tục hành chính nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho 
đơn vị sử dụng NSNN và giảm tải cho công tác kiểm soát chi của KBNN, hiện đại 
5
 Đối với các khoản mua sắm Thanh toán bằng hình thức thẻ “tín dụng mua hàng” theo quy định tại Điều 8 Thông tư 
số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu - chi tiền mặt qua hệ thống KBNN: 
đơn vị lập 2 liên bảng kê chứng từ thanh toán (theo mẫu đính kèm Thông tư này) kèm theo giấy rút dự toán ngân sách nhà 
nước gửi tới KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính. 
6
 Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê 
khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao 
dịch điện tử. 
 5 
hóa quản lý thuế đồng thời giảm thông tin đầu vào cũng như thời gian thực hiện thủ 
tục, từ đó làm giảm độ phức tạp xử lý các nghiệp vụ trong GFMIS. 
2. Hiện đại hóa công tác quản lý thu, chi NSNN là hoạt động quan trọng, mà 
cốt lõi là hệ thống kế toán của Chính phủ - TABMIS - nhằm hoàn chỉnh những cấu 
phần của GFMIS. 
Để tiếp tục hiện đại hóa quá trình thu NSNN, Bộ Tài chính đã ban hành các quy 
định về thu NSNN qua Kho bạc nhà nước (KBNN) và phối hợp thu NSNN, triển khai 
thực hiện quy trình thu NSNN theo dự án Hiện đại hoá thu NSNN nhằm cải cách quy 
trình thu NSNN theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và 
thủ tục nộp tiền cho người nộp thuế; đồng thời, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông 
tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu NSNN7. 
Cùng với việc triển khai hệ thống TABMIS thì quy trình nghiệp vụ về kiểm soát 
chi thường xuyên và chi đầu tư cũng dần được đồng bộ, thống nhất; việc xây dựng kho 
dữ liệu thu, chi ngân sách đã tiến hành thu thập và lưu trữ các thông tin về dự toán, 
chấp hành và quyết toán NSNN trong nhiều năm; đồng bộ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu dự 
phòng của hệ thống TABMIS sang CSDL thu chi ngân sách theo cách tự động để 
giảm tải cho hệ thống tác nghiệp. Việc triển khai kho dữ liệu thu, chi NSNN sẽ giúp 
các nhà quản lý và cán bộ tài chính có thể khai thác thông tin theo nhiều chiều, trong 
khoảng thời gian nhiều năm để có cái nhìn tổng quát và đưa ra những phân tích, dự 
báo, quyết định điều hành tài chính – ngân sách chính xác phù hợp với tình hình thực 
tế theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực 
quốc tế; ngăn chặn nợ đọng trong thanh toán; phục vụ quản lý chi tiêu ngân sách 
trung hạn. 
Ngoài ra, trong cải cách tài chính công, việc đổi mới cơ chế, chính sách quản 
lý tài chính công, cụ thể như cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan 
hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; và thực hiện xã hội hoá dịch vụ 
công
8
 hướng tới mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệu quả trong quản lý nhà 
nước, cung cấp dịch vụ công phù hợp với lộ trình cải cách hành chính nhà nước và 
7
 Dự án đã tiến hành xong việc nâng cấp theo mô hình tập trung tại tất cả các địa phương trên cả nước và công tác 
phối hợp thu NSNN đã được triển khai tại 61 tỉnh, thành phố với khoảng hơn 640 đơn vị KBNN quận, huyện; đồng 
thời, triển khai với các NHTM nhà nước (ngân hàng mà KBNN có mở tài khoản) và Ngân hàng Thương mại cổ phần 
(ngân hàng mà KBNN không mở tài khoản). 
8
 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, 
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập) 
và Nghị định 69/2008/NĐ-CP. 
 6 
điều kiện thực tế của nước ta là hết sức cần thiết. Hiện nay, việc nghiên cứu, sửa 
đổi các cơ chế, chính sách này vẫn đang được thực hiện theo Nghị quyết số 
30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải 
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Trong đó, các cơ chế, chính sách 
này với tư cách là quy định nội dung khi được đổi mới sẽ chi phối, điều chỉnh các 
quy định thủ tục hành chính cũng như nghiệp vụ quản lý tài chính công từ đó tiếp 
tục có tác động đến quá trình hiện đại hóa, ứng dụng CNTT. 
3. Mặc dù đã có một số kết quả tích cực, tuy nhiên việc thực hiện cải cách 
thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính công vẫn còn chậm, chưa dành nguồn lực phù 
hợp, cụ thể: 
Trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, các cơ quan đơn vị còn 
chưa dành nguồn lực để rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa cho các thủ tục 
trong giai đoạn lập dự toán ngân sách như: thủ tục lập dự toán ngân sách tại các 
cấp, thủ tục thẩm tra phân bổ dự toán của các cơ quan theo quy định tại Luật NSNN 
và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật. Các thủ tục, quy trình lập dự 
toán NSNN được quy định rất chặt chẽ, phức tạp9 có sự tham gia của nhiều cơ quan 
ở các cấp khác nhau. Theo Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu mô hình và xây 
dựng lộ trình Hệ thống GFMIS, nhận định về “tính khả thi” việc ứng dụng CNTT 
trong việc lập kế hoạch ngân sách còn phụ thuộc vào kết quả sửa đổi Luật NSNN10, 
do cơ cấu ngân sách phức tạp và chưa thể khắc phục tính “lồng ghép” của NSNN. 
Chưa có kế hoạch rà soát theo chuyên đề, trọng tâm để cải cách những thủ 
tục hành chính, quy định hành chính có tác động trực tiếp đến hệ thống GFMIS. 
Trong báo cáo nghiên cứu về GFMIS việc xác định các nội dung cải cách thủ tục 
hành chính mới chỉ tập trung ở các thủ tục lĩnh vực hải quan, thuế và quản lý nợ. 
Đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện song song thậm chí đi trước 
một bước đối với việc xác định các nghiệp vụ liên quan tới thiết lập hệ thống 
GFMIS. 
9
 - Dự toán NSNN được Quốc hội xem xét, quyết định theo Nghị quyết tại Kỳ họp cuối năm (tháng 10, 11 hàng 
năm). Sau đó, cuối tháng 5 hàng năm Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển 
kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau. Căn cứ vào hệ thống pháp luật hiện hành và chỉ thị của Thủ tướng Chính 
phủ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ này. Trên cơ sở văn bản của Trung ương, các 
sở tài chính có công văn cụ thể hoá văn bản của Trung ương, hướng dẫn việc lập dự toán NSNN tại địa phương. 
- Căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; chính 
sách, chế độ thu; định mức phân bổ, định mức, chế độ chi tiêu; số kiểm tra về dự toán thu, chi NSNN; tình hình thực 
hiện dự toán năm trước và một số năm liền kề; cơ quan dự toán cấp dưới chủ động lập dự toán gửi lên cấp trên sau 
đó cấp trên tổ chức thảo luận dự toán với cấp dưới. 
- Sau khi dự toán NSNN được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giao dự toán NSNN cho các 
bộ và cơ quan trung ương thuộc ngân sách trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; căn cứ vào nghị 
quyết của HĐND các cấp, UBND các cấp ra quyết định giao dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc ngân sách cấp 
mình quản lý và ngân sách cấp dưới. 
10
 Trang 6 Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu mô hình và xây dựng lộ trình Hệ thống GFMIS. 
 7 
Việc ứng dụng CNTT trong thực hiện thủ tục hành chính đối với các hoạt 
động quản lý ngân sách, kế toán nhằm thực hiện các thủ tục thanh toán trực tuyến, 
kiểm soát chi một cửa, phê duyệt cam kết chi còn chậm hơn so với dự kiến. 
III. Một số kinh nghiệm trong cải cách thủ tục hành chính để hướng tới 
hệ thống GFMIS 
1. Cải cách thủ tục hành chính phải gắn với cải cách hành chính và việc đổi 
mới cơ chế, chính sách để thu được hiệu quả tích cực, triệt để nhất. Điều này thể 
hiện qua việc ban hành Thông tư số 119/2014/TT-BTC thực hiện các giải pháp 
thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính nhằm thực thi Nghị quyết số 19/NQ-CP để 
giảm giờ thực hiện các thủ tục thuế, hải quan. Trong đó, bên cạnh việc sửa đổi các 
biểu mẫu, tờ khai, các nội dung chính sách thuế cũng được kiến nghị sửa đổi, bổ 
sung. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 
của Chính phủ về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy 
mạnh sự phát triển của doanh nghiệp xác định các giải pháp theo thẩm quyền Quốc 
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. 
2. Các đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL có quy định thủ tục hành chính cần 
thực hiện đánh giá tác động các thủ tục hành chính trong Dự thảo văn bản quy 
phạm pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 
48/2013/NĐ-CP và Thông tư số 07/2014/TT-BTP để loại bỏ những thủ tục hành 
chính không cần thiết, bảo đảm chỉ ban hành những thủ tục hành chính hợp lý, hợp 
pháp cũng như tạo thuận lợi cho việc xác định các nghiệp vụ GFMIS 
3. Các Tổ chức pháp chế của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong quá trình 
tham gia ý kiến hoặc thẩm định VBQPPL, đặc biệt là các VBQPPL có liên quan tới 
lĩnh vực thuộc phạm vi ứng dụng GFMIS, cần xem xét, đánh giá thủ tục hành chính 
để có ý kiến chất lượng với cơ quan chủ trì dự thảo, đưa ra phương án quy định thủ 
tục đơn giản, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập GMFIS. Áp dụng 
các biện pháp cải cách thủ tục hành chính như: đảm bảo nguyên tắc giấy tờ thành 
phần hồ sơ chỉ nộp một lần; giảm bớt đối tượng yêu cầu nộp chứng từ, tăng cường 
trách nhiệm của các cơ quan sử dụng ngân sách; giảm tiêu chí trong việc kê khai 
theo biểu mẫu; xem xét phương án giải quyết liên thông thủ tục. 
4. Các đơn vị chủ động nghiên cứu nội dung rà soát các thủ tục hành chính 
thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước, đề xuất với Vụ Pháp chế để 
tổng hợp chung vào kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính hàng năm của Bộ Tài 
chính, trong đó tập trung vào các thủ tục hành chính liên quan đến hệ thống 
GFMIS. Tích cực triển khai HTQLCL gắn với việc rà soát quy trình nội bộ đưa ra 
phương án cải thiện chất lượng quy trình thủ tục nội bộ. 
 8 
5. Cơ quan chủ trì triển khai GFMIS hệ thống hóa các VBQPPL liên quan để 
có kế hoạch tập trung rà soát các thủ tục hành chính, quy định hành chính là đầu 
vào của các hệ thống thông tin bao gồm cả các thành phần khác của hệ thống 
GFMIS như quản lý nợ, tài sản trước khi triển khai thiết lập GFMIS một cách tổng 
thể. Đồng thời, xác định phạm vi thiết lập GFMIS gắn với VBQPPL thuộc lĩnh vực 
có quan hệ với GFMIS để có thông tin tới các cơ quan chủ trì dự thảo VBQPPL, 
các tổ chức pháp chế nhằm thực hành tốt các kinh nghiệm nêu tại khoản 2, 3, 4 
Mục này. 
6. Trong quá trình triển khai GFMIS cũng như các hệ thống thông tin thành 
phần, nếu cơ quan chủ trì triển khai phát hiện thủ tục hành chính, quy định hành 
chính chưa cần thiết, hợp lý, có thể tiếp tục đơn giản hóa, cơ quan chủ trì triển khai 
GFMIS có thể gửi kiến nghị giải pháp cho cơ quan chủ trì xây dựng VBQPPL và 
Tổ chức pháp chế để nghiên cứu, tiếp thu sửa đổi. 

File đính kèm:

  • pdfcai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_trong_linh_vuc_quan_ly_tai_chinh.pdf