Cải cách nền hành chính Nhà nước

Tuy nhiên, qua rà soát việc triển khai, thực

hiện còn một số hạn chế, bất cập, như: Công

tác ban hành chính sách, pháp luật đối với

thanh niên; việc xây dựng chương trình, kế

hoạch thực hiện của một số bộ, cơ quan ở

Trung ương và địa phương còn chậm, chưa

bám sát yêu cầu thực tiễn; có nơi chưa thực

hiện việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu

phát triển thanh niên vào chương trình, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ,

ngành, địa phương; công tác phối hợp liên

ngành về thanh niên và công tác thanh niên ở

các cấp, các ngành còn thiếu chặt chẽ.

Để tăng cường việc thực hiện Nghị quyết

số 45/NQ-CP của Chính phủ và Chiến lược

phát triển thanh niên Việt Nam từ nay đến

năm 2020, khắc phục các thiếu sót trong thời

gian qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ

trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ

trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương (các bộ, ngành, địa

phương) căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của

Nghị quyết số 45/NQ-CP, Chiến lược phát

triển thanh niên Việt Nam, các bộ, ngành, địa

phương xây dựng kế hoạch triển khai thực

hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch

triển khai thực hiện hàng năm phù hợp với

điều kiện kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu

phát triển của đất nước. Khi xây dựng kế

hoạch cần thể hiện rõ các mục tiêu, chỉ tiêu,

giải pháp thực hiện, kết quả đạt được hàng

năm và giai đoạn 2016 - 2020.

pdf 28 trang kimcuc 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cải cách nền hành chính Nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải cách nền hành chính Nhà nước

Cải cách nền hành chính Nhà nước
BỘ NỘI VỤ
VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
THÔNG TIN
Cải cách
nền hành chính
Nhà nước
TRONG SỐ NÀY
1. Tin cải cách hành chính
8 . Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượngtuyển dụng viên chức ở các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương hiện nay
12. Chuyển giao chính sách và kinh nghiệmquốc tế - Cách nhìn từ áp dụng các
mô hình đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt
động của tổ chức đối với thực tiễn ở Việt Nam
THÁNG 02/2016
Thông tin
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
Phát hành hàng tháng
n Chịu trách nhiệm xuất bản:
TS. Trần Văn Ngợi - Viện trưởng 
Viện Khoa học tổ chức nhà nước
n Ban biên tập:
Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thu Hà, Đào Mạnh Hoàn 
n Trình bày: Phương Lan
n Bản tin được thực hiện bởi:
Trung tâm Thông tin và Thư viện khoa học
37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội
n Điện thoại: (04) 39741234, 39780878
n Fax: (04)39783952
n Website: isos.gov.vn
vienkhtcnn.vn
n Mọi thư, bài xin gửi về email:
bantincchc@moha.gov.vn
n Giấy phép xuất bản số: 39/GP-XBBT ngày 7/6/2014
n In tại Công ty Thanh Bình
Mục lục
n Tin cải cách hành chính 1
n Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức ở các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay 8
n Chuyển giao chính sách và kinh nghiệm quốc tế - Cách nhìn từ áp dụng
các mô hình đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức đối
với thực tiễn ở Việt Nam 12
Tin cải cách hành chính
Th«ng tin 
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
1
Ngày 16/02/2016, Thủ tướng Chính phủký ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về
việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết
số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ
và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020.
Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua,
Chính phủ đã ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (kèm theo Nghị
quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009) và Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát
triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 -
2020. Các văn bản nêu trên đã được các cấp,
các ngành và các đoàn thể chính trị - xã hội
triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; tạo
được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công
chức, viên chức đối với công tác thanh niên;
nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong việc ban hành và tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Tuy nhiên, qua rà soát việc triển khai, thực
hiện còn một số hạn chế, bất cập, như: Công
tác ban hành chính sách, pháp luật đối với
thanh niên; việc xây dựng chương trình, kế
hoạch thực hiện của một số bộ, cơ quan ở
Trung ương và địa phương còn chậm, chưa
bám sát yêu cầu thực tiễn; có nơi chưa thực
hiện việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu
phát triển thanh niên vào chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ,
ngành, địa phương; công tác phối hợp liên
ngành về thanh niên và công tác thanh niên ở
các cấp, các ngành còn thiếu chặt chẽ.
Để tăng cường việc thực hiện Nghị quyết
số 45/NQ-CP của Chính phủ và Chiến lược
phát triển thanh niên Việt Nam từ nay đến
năm 2020, khắc phục các thiếu sót trong thời
gian qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (các bộ, ngành, địa
phương) căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của
Nghị quyết số 45/NQ-CP, Chiến lược phát
triển thanh niên Việt Nam, các bộ, ngành, địa
phương xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch
triển khai thực hiện hàng năm phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước. Khi xây dựng kế
hoạch cần thể hiện rõ các mục tiêu, chỉ tiêu,
giải pháp thực hiện, kết quả đạt được hàng
năm và giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương
khẩn trương rà soát, điều chỉnh các mục tiêu,
chỉ tiêu phát triển thanh niên cho phù hợp,
gắn với các chỉ tiêu phát triển ngành, lĩnh
vực; xem kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát
triển thanh niên là một trong những chỉ số
đánh giá sự phát triển của từng địa phương,
đơn vị và của cả nước. Khẩn trương hoàn
thành các nhiệm vụ, đề án, dự án nêu trong
Nghị quyết số 45/NQ-CP và trong Chiến lược
phát triển thanh niên Việt Nam; ưu tiên bố trí
kinh phí, nguồn lực để triển khai, thực hiện.
Đồng thời, tập trung đẩy nhanh việc ban
hành chính sách, pháp luật đối với thanh
niên; tăng cường công tác quản lý nhà nước
về thanh niên ở các cấp, các ngành; chú trọng
công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công
chức làm công tác thanh niên, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ được giao.
Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của bộ,
Thủ tướng chỉ thị 
thực hiện Chiến lược 
phát triển thanh niên
Chỉ thị số 06/CT-TTg ban hành Chiến lược
phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020.
Ảnh: TL
Th«ng tin 
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
2
ngành, địa phương đối với việc tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP và
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam.
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ
lãnh đạo, đảng viên về vị trí, vai trò của thanh
niên và công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và các đoàn thể chính trị - xã
hội phát huy vai trò giám sát, phản biện xã
hội đối với việc ban hành và thực hiện chính
sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và
công tác thanh niên. Bộ Nội vụ giúp Thủ
tướng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn, kiểm
tra các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực
hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
(Nguồn: Chỉ thị số 06/CT-TTg)
Ngày 04/02/2016, Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyêt́ điṇh sô ́225/QĐ-TTg
phê duyệt Kê ́hoạch cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2016 - 2020. 
Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là
tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện
Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị
quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách
hành chính nhà nước trong giai đoạn II (2016
- 2020). Trong đó, tập trung thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính giai
đoạn 2016 - 2020 là: Cải cách thể chế; xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, chú trọng cải cách
chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực
sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi
công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng
cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất
lượng dịch vụ công. Đồng thời, gắn kết công
tác cải cách hành chính của các bộ, ngành và
địa phương, tăng cường trách nhiệm của các
cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu
cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong
việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính;
nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách
hành chính để phục vụ cho mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm
2020.
Kê ́ hoac̣h cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2016 – 2020 đưa ra nhiệm vụ phấn
đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản nhiệm
vụ xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ,
thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn
định, dễ tiếp cận, với chi phí tuân thủ thấp,
dựa trên hệ thống chính sách đã được hoạch
định trong từng lĩnh vực phù hợp với mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục đổi
mới, hoàn thiện thể chế về sở hữu, doanh
nghiệp nhà nước; xác định rõ vai trò quản lý
của Nhà nước đối với vai trò chủ sở hữu tài
sản, vốn của Nhà nước; hoàn thiện thể chế về
tổ chức và kinh doanh vốn nhà nước. Đẩy
mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt
giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; ưu
tiên các thủ tục hành chính phục vụ hội nhập
kinh tế quốc tế, thủ tục hành chính trên một
số lĩnh vực trọng tâm: đầu tư, đất đai, xây
dựng, sở hữu nhà ở, thuế, hải quan, xuất
khẩu, nhập khẩu, y tế, tiếp cận điện năng,
quản lý thị trường bảo đảm điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh
tế trong môi trường kinh doanh thông thoáng,
bình đẳng, góp phần giải phóng nguồn lực xã
hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Mức độ hài lòng của người dân, doanh
nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt
trên 80% vào năm 2020; hoàn thiện các quy
định về phân cấp quản lý Trung ương - địa
phương trên các lĩnh vực quản lý nhà nước
theo nguyên tắc cơ quan hành chính nhà nước
cấp trên thực hiện những việc mà cơ quan
hành chính nhà nước cấp dưới làm không
hiệu quả. Xác định rõ ràng, minh bạch các
Tin cải cách hành chính
Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt Kế hoạch cải cách
hành chính nhà nước 
giai đoạn 2016 - 2020
Th«ng tin 
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
3
mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, điều kiện và
chế tài các quy định phân cấp...
(Tin: Kim Liên)
Ngày 01/2/2016, CATP Hà Nội đã chínhthức đưa vào hoạt động hệ thống thông
báo lưu trú, khai báo tạm trú trực tuyến tại địa
chỉ: www.luutru.cahn.vn
Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc
CATP cho biết, hệ thống đi vào hoạt động sẽ
giúp nâng cao hiệu quả công tác hành chính,
hạn chế tình trạng các cơ sở có người nước
ngoài tạm trú phải đến trụ sở cơ quan CA
thực hiện việc thông báo lưu trú, khai báo
tạm trú, quản lý các cơ sở kinh doanh lưu trú
tốt hơn và phục vụ đắc lực công tác phòng
chống tội phạm...
Trước đó, hệ thống đã được triển khai thí
điểm tại phường Trung Hòa (Cầu Giấy) và
phường Hàng Trống (Hoàn Kiếm) trong thời
gian 1 tháng. Kết quả cho thấy công tác cải
cách hành chính đã có nhiều chuyển biến rõ
nét khi không còn cảnh xếp hàng chờ đợi
thông báo thông tin lưu trú mỗi tối. Các cơ sở
kinh doanh lưu trú đều ủng hộ, tích cực tham
gia do hệ thống giúp quản lý tốt hơn. Bên
cạnh đó việc tra cứu thông tin phục vụ yêu
cầu nghiệp vụ của lực lượng CA cũng thuận
lợi hơn, chính xác hơn.
Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên
Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP, Giám
đốc CATP Hà Nội đánh giá cao hiệu quả hệ
thống này sau thời gian thử nghiệm.
Đồng chí lưu ý, trong thời gian tới, lực
lượng cảnh sát quản lý hành chính, quản lý
xuất nhập cảnh CATP trong quá trình thực
hiện cần cập nhật thường xuyên các thông tin
hàng ngày liên quan đến các cơ sở, doanh
nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Từ thực tế triển khai, với những khó khăn
vướng mắc, các lực lượng chức năng CATP
cần phối hợp hiệu quả khắc phục ngay để hệ
thống vận hành thông suốt, hiệu quả.
Song song với việc triển khai ứng dụng hệ
thông này, các cán bộ CATP khi xuống cơ sở
kiểm tra sẽ phải sử dụng thiết bị thông minh
để đảm bảo độ chính xác, có thể đối chiếu,
kiểm tra ngay và không được gây phiền
nhiễu cho các cá nhân, doanh nghiệp, khách
nước ngoài.
(Nguồn: www.hanoimoi.com.vn)
Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cánbộ, công chức, viên chức (sau đây viết
tắt là CBCCVC) về ý nghĩa, mục tiêu, nội
dung, giải pháp tổ chức thực hiện cải cách
hành chính, cải cách công vụ (sau đây viết tắt
là CCHC, CCCV) tại Chương trình tổng thể
CCHC giai đoạn 2011-2020 được ban hành
tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng
11 năm 2011 của Chính phủ và Quyết định số
Tin cải cách hành chính
TP. Hà Nội: Triển khai 
hệ thống thông báo lưu trú,
khai báo tạm trú qua mạng
Giao diện hệ thống thông báo lưu trú, khai
báo tạm trú trực tuyến của CATP Hà Nội.
Ảnh: TL
TP. Đà Nẵng: Kết quả triển khai
công tác tuyên truyền phối hợp
cải cách hành chính, cải cách
công vụ năm 2015 và 
phương hướng nhiệm vụ năm
2016 trên địa bàn thành phố
Th«ng tin 
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
4
Tin cải cách hành chính
10598/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm
2011 của UBND thành phố ban hành Chương
trình CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020
tại thành phố Đà Nẵng. Ngày 30 tháng 9 năm
2015, Sở Nội vụ và Công đoàn Viên chức
thành phố đã tiến hành ký kết và ban hành 02
Kế hoạch: Kế hoạch số 34/KH-SNV-CĐVC
về phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền CCHC trong năm 2015 và Kế
hoạch số 35/KH-SNV-CĐVC về phối hợp
đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
CCHC giai đoạn 2015-2020. 
Theo đó, Kế hoạch tập trung vào các nội
dung:
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số
29-CT/TU ngày 06/11/2013 của Ban Thường
vụ Thành ủy (sau đây viết tắt là Chỉ thị 29-
CT/TU) về đẩy mạnh CCHC, tăng cường kỷ
luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ CBCCVC
chức đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố
trong tình hình mới. Trong đó đã cụ thể hóa
các chuẩn mực "5 xây" (trách nhiệm, chuyên
nghiệp, trung thực, kỷ cương, gương mẫu) và
"3 chống" (chống quan liêu, tiêu cực, bệnh
hình thức).
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của
pháp luật về tiêu chuẩn công chức, chế độ
tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, chế độ đào
tạo, bồi dưỡng, đề bạt đối với công chức
trong bộ máy hành chính nhà nước.
- Tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông, trách nhiệm của
CBCCVC trong giải quyết các công việc của
công dân, đặc biệt tập trung một số lĩnh vực
có tính chất nhạy cảm như: đất đai, môi
trường, bảo trợ xã hội, người có công, thuế,
lý lịch tư pháp
- Tập trung hướng dẫn CBCCVC về phần
mềm khảo sát mức độ hài lòng để có thể
hướng dẫn tổ chức, công dân tham gia khảo
sát mức độ hài lòng đối với việc cung ứng
dịch vụ hành chính công tại cơ quan đơn vị
trên địa bàn thành phố.
Qua đó, việc triển khai tuyên truyền năm
2015 đã đạt được một số kết quả như sau:
- Việc triển khai Chỉ thị số 29-CT/TU
được Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành
phố quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường
xuyên thông qua các văn bản chỉ đạo, điều
hành, các cuộc họp, làm việc với lãnh đạo các
cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn
thể, các ngành, địa phương trên địa bàn thành
phố. Ngày 05 tháng 02 năm 2015, Sở Nội vụ
đã tham mưu UBND thành phố ban hành
Công văn số 976/UBND-NCPC về việc chỉ
đạo thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU tại các cơ
quan, đơn vị trong năm 2015, yêu cầu, hướng
dẫn, các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU; rà
soát, xác định những vấn đề bức xúc, phức
tạp thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực,
địa phương để đăng ký nội dung giải pháp
phù hợp, tạo sự chuyển biến về công tác quản
lý điều hành, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng
cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và chất
lượng giải quyết thủ tục hành chính. Đồng
thời, Sở Nội vụ thường xuyên có văn bản
hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện.
Việc triển khai Chỉ thị số 29-CT/TU được
xác định là một trong những nội dung trọng
tâm trong Kế hoạch CCHC của thành phố Đà
Nẵng năm 2015 (ban hành kèm theo Quyết
định số 9754/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Chủ tịch UBND thành phố).
Kết hợp thực hiện "Năm văn hóa, văn minh
đô thị", Sở Nội vụ chú trọng đẩy mạnh triển
khai Chỉ thị 29-CT/TU trong các nội dung
liên quan đến văn hóa ứng xử, tinh thần, thái
độ của CBCCVC trong tiếp xúc, giao dịch
với người dân; tiếp tục duy trì chuyên mục "5
xây, 3 chống" trên website của Sở Nội vụ
nhằm tạo điều kiện thuận lợi, huy động sự
tham gia của người dân cung cấp hình ảnh,
thông tin, giám sát việc thực thi công vụ của
CBCCVC trong việc thực hiện ...  những năm vừa qua, công tác cải
cách hành chính nói chung, công tác cải cách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói
Th«ng tin 
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
21
riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đã
có nhiều quy định, chính sách, nhiều thông
tư, nghị định và văn bản quy phạm pháp luật
khác được ban hành nhằm từng bước nâng
cao chất lượng hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước từ Trung ương đến địa
phương. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều cơ
quan, tổ chức vẫn chưa đạt được kết quả như
mong muốn, không có sự phân định rành
mạch về chức năng, nhiệm vụ, kết quả đạt
được của tổ chức theo các quy định cũng như
về các nội dung phân công, phân nhiệm, kế
hoạch, hoạt động. Đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức thực thi nhiệm vụ của tổ chức chưa
có động lực phấn đấu, chưa cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ được giao để góp phần xây
dựng và phát triển tổ chức. Mặc dù trong một
vài năm vừa qua, Chính phủ đã giao Bộ Nội
vụ ban hành và tổ chức thực hiện xác định
Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ
quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, tuy nhiên,
các nội dung và hoạt động của tổ chức hành
chính nhà nước vẫn chưa thực sự đạt được
kết quả như mong muốn. 
Ở nước ta với mục tiêu xây dựng nền hành
chính chuyên nghiệp, chính quy, từng bước
hiện đại, việc đánh giá chất lượng hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước đang
trở thành một vấn đề bức thiết. Kết quả của
quá trình đánh giá không chỉ là cơ sở để đưa
ra các giải pháp nâng cao chất lượng mà còn
giúp đánh giá hiệu quả của tiến trình cải cách
hành chính nhà nước, các giải pháp cải cách
hành chính đã được được triển khai trong
thực tiễn. Chính vì vậy, để nâng cao chất
lượng hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước, chúng ta cần xây dựng một hệ
thống đánh giá với hệ thống tiêu chí đánh giá
thực sự khoa học, phù hợp. 
Trong thời gian gần đây, thực hiện
Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn
2011-2020, Chính phủ đã có khá nhiều các
văn bản pháp luật quy định đánh giá thi đua,
khen thưởng cho tổ chức; phân loại hệ thống
các tổ chức cũng như có các quy định về
phân loại cán bộ, công chức, viên chức trong
cơ quan, tổ chức đó, như Luật Thi đua Khen
thưởng; Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg
ngày 19/7/2005 quy định về phân loại, xếp
hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập;
Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày
18/4/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ,
7. A Users’ Guide to Measuring Public Administration Performance – UNDP, 2009.
Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công là một trong những
mục tiêu trọng tâm của cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020.
Ảnh: TL
Th«ng tin 
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
22
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ; Nghị định số 24/2014/NĐ-CP
ngày 04/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá
và phân loại cán bộ, công chức, viên chức
Tuy nhiên, vẫn chưa có một quy định cụ thể
nào về đánh giá tổ chức, về chất lượng, hiệu
quả hoạt động của tổ chức.
Như vậy, câu hỏi được đặt ra là Việt Nam
có thể áp dụng những mô hình đã có trên thế
giới? Đặc biệt đối với mô hình Khung đánh
giá tổng hợp – CAF, gần như là khá chi tiết,
đầy đủ và dễ áp dụng đối với rất nhiều nước
trên thế giới. Việt Nam có thể áp dụng hoàn
toàn đầy đủ mô hình CAF với các tiêu chí,
tiêu chí thành phần, phương pháp đánh giá
hay không? Về mặt lý thuyết, xác định mục
tiêu cũng như yêu cầu của việc đánh giá cơ
quan hành chính nhà nước ở Việt Nam cũng
cho thấy những sự tương đồng đối với mô
hình CAF:
- Thứ nhất, cho phép đánh giá khoa học,
đầy đủ, hệ thống toàn diện hiện trạng chất
lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức. Các
tiêu chí đánh giá khắc phục việc nhìn nhận tổ
chức một cách thiên lệch, chỉ chú trọng đến
một hoặc một số khía cạnh hoạt động của tổ
chức.
- Thứ hai, giúp tổ chức nhìn nhận hiện
trạng của mình cả về thuận lợi, khó khăn, thời
cơ và thách thức. Đây là cơ sở để tổ chức biết
đâu là phương diện, nội dung, lĩnh vực tổ
chức cần phải hoàn thiện. Điều này giúp tổ
chức tập trung nguồn lực, nỗ lực để hoàn
thiện tổ chức.
- Thứ ba, là công cụ để nhân dân và cộng
đồng xã hội giám sát, đánh giá cơ quan hành
chính nhà nước. 
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra quá
trình thiết kế công cụ đánh giá hiệu quả hoạt
động của nền hành chính công bao gồm 3
bước: quyết định mục tiêu; lựa chọn các công
cụ đo lường chi tiết; phát triển phương pháp
luận8. Cả 3 bước này đều quan trọng cho việc
tính toán chính xác và dữ liệu có giá trị cho
những bên sử dụng, và cho việc xây dựng quá
trình đánh giá. Bối cảnh cho các công cụ
đánh giá hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước trong thời gian vừa qua từ thực tiễn
triển khai xác định Chỉ số cải cách hành
chính (PAR INDEX) cũng là một trong
những điểm tương đồng của các công cụ
đánh giá trên thế giới, đó là:
- Lựa chọn các chỉ số phù hợp phụ thuộc
vào mức độ phát triển của cải cách
- Chỉ số cần ổn định đối với các quốc gia
có nền hành chính công truyền thống
- Thiết lập chỉ số nên xem xét trong khuôn
khổ linh hoạt để có thể dễ dàng thay đổi và
chỉnh sửa phù hợp với sự phát triển của cải
cách.
Kết hợp dữ liệu định tính và dữ liệu định
lượng
Thông thường, công cụ đánh giá hoạt
động hành chính công được thiết lập từ các
nguồn thông tin: khảo sát bằng văn bản (tự
đánh giá); quy trình dựa trên đối thoại (phỏng
vấn, các nhóm tập trung); quan sát gián tiếp,
quan sát trực tiếp. 
Dữ liệu định lượng không nhất thiết
phải chính xác hơn dữ liệu định tính
Phần lớn các công cụ và nguồn dữ liệu
phụ thuộc phần lớn vào dữ liệu định lượng và
là điều cần thiết để đo lường quá trình thay
đổi ở mỗi lĩnh vực. Ví dụ đối với một vài
công cụ đo lường, dữ liệu định lượng được
cho rằng ở một dạng tường thuật, nhưng có
nhiều ví dụ khác, dữ liệu này được chuyển
đổi sang dạng cho điểm. Cả hai thông tin
định tính và định lượng đều là cần thiết cho
việc đo lường hoạt động hành chính công,
đồng thời, không phải nhất thiết cái nào vượt
trội hơn cái nào. Dữ liệu định tính thường ít
nguy cơ hơn so với số liệu định lượng, khi
mà các số liệu có thể giả mạo hoặc không
chính xác phụ thuộc vào nguồn đầu vào của
quá trình đo lường. Lý tưởng nhất là dữ liệu
định tính được chứng minh bằng số liệu định
lượng. Trong thực tế, rất khó để tạo ra các dữ
liệu định lượng yêu cầu trong thời gian ngắn,
khi mà các đánh giá điển hình được tiến
hành, trừ khi hệ thống thông tin của cơ quan
8. A Users’ Guide to Measuring Public Administration Performance – UNDP, 2009
Th«ng tin 
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
23
nhà nước đã được thiết kế để tạo ra thông tin
này.
Nhận thức của các bên liên quan đại
diện cho dữ liệu có giá trị của việc đánh giá
hoạt động hành chính công
Một kiểu điển hình của dữ liệu định tính –
“Cảm nhận” – thường được đánh giá theo
cách “tùy tiện”, đặc biệt bởi các chuyên gia,
những người theo trường phái tìm kiếm
những con số. Ý kiến của khách hàng (ở lĩnh
vực cung cấp dịch vụ công) và đánh giá của
công chức (thực tiễn quản lý nguồn nhân lực)
cung cấp dữ liệu có giá trị liên quan đến
những điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực
hành chính công. Bởi vì đánh giá của các đối
tượng ảnh hưởng đến thực thi của hành chính
công và chúng có mối tương quan, từ dữ liệu
mềm đến thể chế hóa các dữ liệu cứng. 
Phương pháp nào phù hợp nhất để thu
thập thông tin?
- Tự đánh giá; 
- Đánh giá bên trong và đánh giá bên
ngoài;
- Cơ quan Chính phủ đóng vai trò quan
trọng trong đánh giá;
- Đánh giá có sự kết hợp giữa chuyên gia
bên ngoài và cơ quan chính phủ;
- Đánh giá 360 độ.
Ngoài ra, khi xây dựng các tiêu chí đánh
giá tổ chức cũng cần nhìn nhận tổng thể các
mối quan hệ trong quá trình cũng như các
giai đoạn phát triển của tổ chức. Trong quá
trình phát triển tổ chức đó, tùy từng giai đoạn
mà tổ chức sẽ có những nhiệm vụ trọng tâm
khác nhau và cơ cấu tổ chức có sự thay đổi
khác nhau. Tuy nhiên, dù có phối hợp các
hoạt động theo cơ chế nào thì điều quan trọng
nhất vẫn là sự phân công các hoạt động trong
khuôn khổ mà những mục tiêu của tổ chức
phải đạt được bằng cách tối ưu nhất phù hợp
với hoàn cảnh. 
Trên cơ sở bối cảnh, đặc điểm và tình hình
thực tiễn ở Việt Nam, có thể thấy nghiên cứu,
lựa chọn mô hình, phương pháp, tiêu chí
nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan, tổ chức nhà nước có ý
nghĩa quan trọng. Ngoài ra, việc áp dụng các
mô hình đánh giá tổ chức trong bối cảnh thực
tiễn ở Việt Nam cần được nghiên cứu sâu
rộng hơn nữa. Đối với mỗi loại hình tổ chức,
đối với các cơ quan ở Trung ương hoặc cơ
quan, tổ chức ở địa phương sẽ cần có những
tiêu chí cụ thể, cách đánh giá cụ thể. Các loại
hình tổ chức này sẽ được đánh giá trên một số
tiêu chí, tiêu chí thành phần được đưa ra như
sau:
Trên cơ sở bối cảnh, đặc điểm và tình hình
thực tiễn hiện nay, có thể thực hiện trước tiên
việc đánh giá đối với các loại hình tổ chức
- Đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ: Các Vụ, Cục, Tổng
cục;
- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương: các Sở, ban, ngành cấp tỉnh.
Các loại hình tổ chức này sẽ được đánh
giá trên một số tiêu chí, tiêu chí thành phần
được đề xuất đưa ra như sau:
1) Tiêu chí đánh giá về cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối
quan hệ hoạt động chính thức bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức bảo đảm thực hiện hiệu
quả mục tiêu tổ chức;
- Mức độ hợp lý của cơ cấu tổ chức;
- Phân công hợp lý giữa chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn;
- Mức độ hợp lý trong phân công chức
năng, nhiệm vụ; 
- Mức độ phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và
chức năng, nhiệm vụ;
- Phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn
lực;
- Khả năng kiểm soát nguồn lực;
- Khả năng huy động nguồn lực;
- Mức độ phối hợp hoạt động các bộ phận
cấu thành;
- Sự rõ ràng về trách nhiệm báo cáo, kiểm
tra.
2) Tiêu chí về nguồn nhân lực
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Chất lượng nguồn nhân lực;
- Nhận thức về trách nhiệm trong thực thi
công việc;
- Kế hoạch hóa, quản lý và phát triển đội
ngũ;
Th«ng tin 
CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tháng 02/2016
24
- Xây dựng và thực hiện các chính sách
quản lý đội ngũ nhân sự trên cơ sở chiến lược
và kế hoạch của tổ chức;
- Xây dựng và ban hành các tiêu chí rõ
ràng cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm, khen
thưởng và sắp xếp các vị trí quản lý;
- Kế hoạch đào tạo;
- Đánh giá mức độ hiệu quả đào tạo của cơ
quan, tổ chức;
- Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng cán bộ,
công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và
có cơ chế minh bạch để thực hiện;
- Thường xuyên tiến hành khảo sát đội
ngũ cán bộ, công chức và công bố kết quả;
3) Tiêu chí đánh giá về quy trình hoạt
động
- Có chiến lược, kế hoạch hoạt động;
- Mức độ rõ ràng về quy trình hoạt động;
- Mức độ chuẩn hóa, hiện đại hóa của quy
trình hoạt động;
- Mức độ chuyên môn hóa;
- Mức độ dân chủ trong tổ chức thực hiện;
- Mức độ tuân thủ quy trình hoạt động;
- Hiệu quả giám sát quy trình thực hiện;
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực;
- Khả năng phối hợp và hiệu quả phối hợp;
- Tính rõ ràng về trách nhiệm thực hiện.
4) Tiêu chí đánh giá về kết quả, hiệu
quả hoạt động
- Mức độ hoàn thành mục tiêu của tổ
chức;
- Mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ;
- Mức độ hài lòng của nguồn nhân lực
trong nội bộ tổ chức;
- Mức độ hài lòng của đối tượng thụ
hưởng, đối tượng tác động;
- Mức độ tin tưởng về sự phát triển của tổ
chức trong tương lai;
- Tiêu chí về nỗ lực cải cách, nâng cao
hiệu quả hoạt động của tổ chức;
- Tiêu chí về hiệu quả cung ứng dịch vụ
công;
- Tiêu chí hiệu quả kinh tế-xã hội;
- Tiêu chí về sự hài lòng của người dân đối
với kết quả hoạt động của tổ chức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wayne A.Bacale - Cán bộ Dự án giám
sát và đánh giá, UNDP Việt Nam / Tạp chí
Tổ chức Nhà nước Số 1/2010 - Vai trò của
giám sát và đánh giá đối với cải cách hành
chính ở Việt Nam
2. Engel, Christian (2002) Common
Assessment Framework: The state of
affairs. EIPASCOPE, 2002 (1). pp. 1-5.
3. Behn, R. D. (2003) "Why Measure
Performance? Different Purposes Require
Different Measures", Public Administration
Review, 63 (5), pp. 586-606.
4. Staes, Patrick and Thijs, Nick. (2005)
Report on the State of Affairs of the
Common Assessment Framework (CAF)
after Five Years. EIPAScope, 2005 (3). pp.
41-49.
5. Nguyễn Thị Thu Vân, Khung đánh giá
tổng hợp – công cụ hoàn thiện hoạt động
của cơ quan nhà nước (CAF – phiên bản
2006), NXB Chính trị quốc gia, 2013.
6. Kaplan, Robert S., and David Norton.
"Using the Balanced Scorecard as a
Strategic Management System." Harvard
Business Review 74, no. 1
(January–February 1996): 75–85.
7. Dolowitz, D. P. and Marsh, D. (2000),
Learning from Abroad: The Role of Policy
Transfer in Contemporary Policy-Making.
Governance, 13: 5–23. 
8. A Users’ Guide to Measuring Public
Administration Performance – UNDP,
2009.
9. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011-2020.
10. 
lieu/hoc-lieu-tu-Mô hình thẻ điểm cân
bằng/examples-and-success-stories.aspx
11. Học viện Hành chính Quốc gia –
Giáo trình cử nhân hành chính, NXB.
ĐHQGHN, 2004.
Tài liệu tham khảo tại Thư viện
Viện Khoa học tổ chức nhà nước
(
1. Hỏi - Đáp một số nội dung công tác cải cách hành chính / Hà
Văn Thuật. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 311tr. ; 21cm.
Ký hiệu: 351.597/ H428Đ.
2. Luật tổ chức chính quyền địa phương . - H. : Chính trị Quốc
gia, 2015. - 155tr. ; 19cm. Ký hiệu: 342.597/ L504T.
3. Luật Tổ chức Chính phủ. - H. : Chính trị Quốc gia, 2015. -
51tr. ; 19cm. Ký hiệu: 342.597/ L504T.
4. Tìm hiểu luật công chứng năm 2014 / Trương Hồng Quang,
Nguyễn Trà. - H. : Chính trị Quốc gia, 2015. - 151tr. ; 19cm.
- (Tủ sách Pháp luật phổ thông). Ký hiệu: 346.5970023/
T310H.
5. Ký ức Trường Sa, Hoàng Sa / Etcetera Nguyễn ch.b.. - H. :
Chính trị Quốc gia, 2015. - 134tr. : ảnh, tranh vẽ ; 21cm. Ký
hiệu: 320.1209597/ K600U.
6. Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và
hội nhập : Sách chuyên khảo / Phạm Minh Hạc, Thái Duy
Tuyên (ch.b.), Vũ Thị Minh Chi.... - Tái bản lần thứ 2. - H.
: Chính trị Quốc gia, 2015. - 279tr. : hình vẽ, bảng ; 21cm.
Ký hiệu: 301.09597/ Đ312H.
7. Ngoại giao và công tác ngoại giao: Sách chuyên khảo / Vũ
Dương Huân. - Tái bản lần thứ 2, có sửa chữa, bổ sung. - H.
: Chính trị Quốc gia, 2015. - 599tr. : sơ đồ ; 21cm. Ký hiệu:
327.2/ NG404G.
8. Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh: Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành
chính / B.s.: Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hùng Hậu, Trần
Phúc Thăng.... - Tái bản lần thứ 1. - H. : Lý luận Chính trị,
2015. - 475tr. : bảng ; 21cm. Ký hiệu: 335.43/ NH556V.
9. Quản lý rủi ro nợ công ở Nhật Bản : Sách chuyên khảo /
Phạm Quý Long. - H. : Khoa học xã hội, 2015. - 258tr. :
minh hoạ ; 21cm. Ký hiệu: 336.34068/ QU105L.
10. Văn hoá đối ngoại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc
tế : Sách chuyên khảo / Vũ Trọng Lâm, Lê Thanh Bình
(ch.b.), Đoàn Văn Dũng, Nguyễn Thị Trang. - H. : Chính trị
Quốc gia, 2014. - 188tr. ; 21cm. Ký hiệu: 327.597/ V115H.
Những
hình ảnh
đẹp
quê hương
Việt Nam
Ảnh: Tư liệu

File đính kèm:

  • pdfcai_cach_nen_hanh_chinh_nha_nuoc.pdf