Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may

Việt Nam đang dần trở thành một trong những quốc gia

có độ mở nền kinh tế lớn nhất thế giới khi rất tích cực tham

gia hầu hết các cơ chế hợp tác từ song phương, đa phương,

khu vực và toàn cầu và với sự ra đời của TPP FTA Việt

Nam – EU, AEC và các cơ chế khác mà ở đó chắc chắn áp

lực cạnh tranh sẽ càng gia tăng mạnh mẽ, trong khi những

cơ hội chỉ có thể được tận dụng đặc biệt về mở cửa thị

trường qua chính sách thuế trong điều kiện công nghiệp hỗ

trợ của ngành, quốc gia phát triển. Công nghiệp hỗ trợ các

ngành sẽ cùng với hệ thống thể chế, chính sách của chính

phủ, các điều kiện tiền đề về tài nguyên, điều kiện về cầu

thị trường, chiến lược cấu trúc của doanh nghiệp hình thành

nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia, của ngành, củng cố lợi

thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường [27].

Công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp

ở Việt Nam đều rất yếu, tỷ lệ nội địa hóa đa phần đều dưới

50%, đặc biệt là ngành dệt may, một trong những ngành

kinh tế thu ngoại tệ chủ lực của Việt Nam [9]. Đầu vào sản

xuất của ngành chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu

trong khi áp lực từ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ngày càng

lớn với các cam kết mà các quốc gia thành viên đưa ra ngày

càng khắt khe, toàn diện. Trong khi đó, tình hình kinh tế,

chính trị thế giới bất ổn đặc biệt là vấn đề biển Đông và

Trung Quốc sẽ là thách thức rất lớn cho các ngành kinh tế

Việt Nam. Do vậy phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung

và ngành dệt may nói riêng sẽ đóng vai trò vô cùng quan

trọng trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao giá trị

gia tăng, phát triển bền vững ngành.

Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ nói

chung và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may nhận được

nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học ở trên thế giới

cũng như Việt Nam. Các hướng nghiên cứu chính tập trung

vào việc (i) làm rõ nội hàm của phát triển công nghiệp hỗ

trợ [30],[27],[22],&[13], (ii) làm rõ thực trạng và các yếu tố

tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ cùng như các

chính sách cần quan tâm thực hiện [23],[26],[24],[3]&[5].

Mặc dù các nghiên cứu trước đã đạt được nhiều thành

tựu nhưng nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho mỗi

ngành công nghiệp là rất khác nhau, việc lượng hóa các yếu

tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa được

thực hiện đầy đủ, cùng với đó trước sự thay đổi của môi

trường kinh doanh đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các

hiệp định thương mại quốc tế sẽ làm xuất hiện thêm nhiều

yếu tố mới. Đây cũng chính là những lỗ hổng về lý luận mà

nghiên cứu này hướng đến giải quyết.

Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố tác động đến

phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam.

Các phần tiếp theo của nghiên cứu này gồm (i) cơ sở lý

luận và mô hình nghiên cứu, (ii) phương pháp nghiên cứu,

(iii) kết quả nghiên cứu và thảo luận, (iv) kết luận và hàm ý

chính sách.

pdf 6 trang kimcuc 4920
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may

Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may
 77 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
Journal of Science of Lac Hong University
Vol. 5 (2016), pp. 77-82
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Số 5 (2016), trang 77-82
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT 
NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY 
Factors affecting supporting industries development in Vietnam: A case 
study in textiles garments sector
Lưu Tiến Dũng1, Nguyễn Thị Kim Hiệp2
1luutiendung179@gmail.com, 2hiepntk@lhu.edu.vn
Khoa Quản trị- Kinh tế Quốc tế
Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam
Đến tòa soạn: 19/5/2016; Chấp nhận đăng: 12/7/2016
Tóm tắt. Trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành dệt 
may nói riêng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền 
vững ngành. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam. Kết 
quả nghiên cứu cung cấp nền tảng lý luận khoa học và thực tiễn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học 
và doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc
tế.
Từ khoá: Công nghiệp hỗ trợ; Ngành dệt may; SEM; TPP
Abstract. In the new context of international economic integration of Vietnam, supporting industries development in general and 
the textiles garments industry in particular will play an extremely important role in meeting the requirements of integration; 
enhance value, sustainable development of the industry. This study analysed factors affecting supporting industry development
of textiles garments industry in Vietnam. Study results provided scientific and practical contribution for policy makers, scientists 
and businesses to ensure the sustainable development of the textiles garments industry and take advantage of the opportunities 
effectively from the international economic integration.
Keywords: SI; Textiles and garments sector; SEM; TPP
1.GIỚI THIỆU
Việt Nam đang dần trở thành một trong những quốc gia 
có độ mở nền kinh tế lớn nhất thế giới khi rất tích cực tham 
gia hầu hết các cơ chế hợp tác từ song phương, đa phương, 
khu vực và toàn cầu và với sự ra đời của TPP FTA Việt 
Nam – EU, AEC và các cơ chế khác mà ở đó chắc chắn áp 
lực cạnh tranh sẽ càng gia tăng mạnh mẽ, trong khi những 
cơ hội chỉ có thể được tận dụng đặc biệt về mở cửa thị
trường qua chính sách thuế trong điều kiện công nghiệp hỗ
trợ của ngành, quốc gia phát triển. Công nghiệp hỗ trợ các 
ngành sẽ cùng với hệ thống thể chế, chính sách của chính 
phủ, các điều kiện tiền đề về tài nguyên, điều kiện về cầu 
thị trường, chiến lược cấu trúc của doanh nghiệp hình thành 
nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia, của ngành, củng cố lợi 
thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường [27].
Công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp 
ở Việt Nam đều rất yếu, tỷ lệ nội địa hóa đa phần đều dưới 
50%, đặc biệt là ngành dệt may, một trong những ngành 
kinh tế thu ngoại tệ chủ lực của Việt Nam [9]. Đầu vào sản 
xuất của ngành chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu 
trong khi áp lực từ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ngày càng 
lớn với các cam kết mà các quốc gia thành viên đưa ra ngày 
càng khắt khe, toàn diện. Trong khi đó, tình hình kinh tế, 
chính trị thế giới bất ổn đặc biệt là vấn đề biển Đông và 
Trung Quốc sẽ là thách thức rất lớn cho các ngành kinh tế
Việt Nam. Do vậy phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung 
và ngành dệt may nói riêng sẽ đóng vai trò vô cùng quan 
trọng trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao giá trị
gia tăng, phát triển bền vững ngành.
Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ nói 
chung và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may nhận được 
nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học ở trên thế giới 
cũng như Việt Nam. Các hướng nghiên cứu chính tập trung 
vào việc (i) làm rõ nội hàm của phát triển công nghiệp hỗ
trợ [30],[27],[22],&[13], (ii) làm rõ thực trạng và các yếu tố
tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ cùng như các 
chính sách cần quan tâm thực hiện [23],[26],[24],[3]&[5].
Mặc dù các nghiên cứu trước đã đạt được nhiều thành 
tựu nhưng nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho mỗi 
ngành công nghiệp là rất khác nhau, việc lượng hóa các yếu 
tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa được 
thực hiện đầy đủ, cùng với đó trước sự thay đổi của môi 
trường kinh doanh đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các 
hiệp định thương mại quốc tế sẽ làm xuất hiện thêm nhiều 
yếu tố mới. Đây cũng chính là những lỗ hổng về lý luận mà 
nghiên cứu này hướng đến giải quyết.
Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố tác động đến 
phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam. 
Các phần tiếp theo của nghiên cứu này gồm (i) cơ sở lý 
luận và mô hình nghiên cứu, (ii) phương pháp nghiên cứu, 
(iii) kết quả nghiên cứu và thảo luận, (iv) kết luận và hàm ý 
chính sách.
2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN 
CỨU
Thuật ngữ các ngành công nghiệp hỗ trợ (Supporting 
Industries) đã xuất hiện từ rất lâu trong các doanh nghiệp 
Nhật Bản và trong hệ thống sản xuất của các quốc gia Tây 
Âu, nhưng phải đến năm 1980 nó mới chính thức được sử
dụng trong các văn bản chính thức của Chính phủ Nhật 
Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may
 78 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư ra 
nước ngoài đã làm cho thuật ngữ này được biết đến tại 
nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù khái niệm công nghiệp 
hỗ trợ đã được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến, nhưng 
cách định nghĩa và cách áp dụng thì vẫn chưa có sự thống 
nhất. Việc định nghĩa ngành công nghiệp hỗ trợ tuỳ thuộc 
vào từng thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia, vào quy mô 
nền kinh tế, các ngành công nghiệp mũi nhọn cần ưu tiên 
phát triển, vấn đề tài chính của mỗi quốc gia và đặc điểm 
sản xuất, công nghệ, chuỗi cung ứng của từng ngành công 
nghiệp. Ở Việt Nam, trong quyết định số12/2011/QĐ-TTg của thủ tướng 
chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ
trợ có nêu ra khái niệm “công nghiệp hỗ trợ là các ngành 
công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, 
bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản 
xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất 
hoặc sản phẩm tiêu dùng.”
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được chia làm 5 công 
đoạn cơ bản gồm (i) cung cấp sản phẩm thô, bao gồm bông 
tự nhiên, xơ,, (ii) sản xuất các sản phẩm đầu vào; sản 
phẩm của công đoạn này là chỉ và sợi, vải do các công ty 
dệt, nhuộm đảm nhận, (iii) thiết kế mẫu sản phẩm; sản xuất 
thành phẩm do các công ty may đảm nhận, (iii) xuất khẩu 
do trung gian thương mại đảm nhận và (iv) marketing và 
phân phối. Do vậy, chuỗi cung ứng ngành dệt may cũng rất 
rộng trải dài qua nhiều hoạt động, trong đó vai trò của 
nhóm các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hết sức quan 
trọng và mang tính quyết định. Theo chuỗi cung ứng này, 
các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may được xác 
định gồm chỉ may, sản phẩm thêu ren, bông tẩm, mex dệt, 
mex không dệt, vải phản quang, chống cháy, vải dệt thoi, 
khóa kéo, móc gài, kim, nhãn dệt, nhãn mác, thuốc nhuộm, 
chất trợ nhuộm, phụ tùng máy dệt, máy may, phụ kiện đóng 
gói, cúc nhựa, cúc dập, băng các loại và phụ tùng máy sợi. 
Khi nghiên cứu phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt 
may cần phân tích khả năng đáp ứng các đầu vào như trên 
trong quá trình sản xuất của của các doanh nghiệp sản xuất 
cuối cùng trong chuỗi. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là sự
gia tăng về số lượng các doanh nghiệp kèm theo sự cải 
thiện về năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
trên các mặt gồm năng lực sản xuất và nguồn nhân lực, 
năng lực tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu [2].
Hình 1. Chuỗi dệt may toàn cầu
Để đánh giá sự phát triển của một ngành kinh tế nói 
chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng cần có một tập 
hợp các chỉ tiêu.Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh 
giá phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ gồm (i) số
lượng và quy mô doanh nghiệp CNHT, (ii) trình độ công 
nghệ, (iii) tỷ lệ nội địa hóa và (iv) quan hệ giữa doanh 
nghiệp công nghiệp hỗ trợ với khách hàng và với nhà cung 
cấp. Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ
được nhận diện và phân tích trong rất nhiều nghiên cứu cả
định tính và định lượng. Dựa trên kết quả nghiên cứu của 
[19],[27],[23],[26],[5],[4],[24],[3],&[7] kết hợp với kết quả
nghiên cứu định tính của nhóm tác giả, các yếu tố tác động 
đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt 
Nam bao gồm (i) môi trường thể chế - chính sách thu hút 
đầu tư, (ii) hợp tác chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp 
CNHT và các tác nhân khác trong chuỗi, (iii) năng lực cạnh 
tranh của doanh nghiệp CNHT, (iv) dung lượng thị trường, 
(v) lợi thế cạnh tranh ngành. Biến phụ thuộc trong mô hình 
là phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.Mô hình 
nghiên cứu lý thuyết các yếu tố tác động đến phát triển 
công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam và các giả
thuyết nghiên cứu được trình bày như Hình 2 dưới đây:
Hình 2. Mô hình lý thuyết các yếu tố tác động đến phát triển công 
nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam
- Môi trường thể chế, chính sách thu hút đầu tư vào công 
nghiệp hỗ trợ ngành dệt may: Theo North [6], Acemoglu 
[1] thể chế bao gồm các quy định được luật hóa bởi chính 
phủ và các quy tắc được phê chuẩn và áp dụng bởi các thể
chế tư nhân, các tổ chức công cộng và tư nhân hoạt động 
trong khuôn khổ pháp luật. Trong điều kiện phát triển công 
nghiệp hỗ trợ, chính sách thuế, chính sách ưu đãi về đất đai, 
khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp công 
nghiệp hỗ trợ sẽ thực sự đóng vai trò quyết định cho khả
năng thu hút đầu tư và phát triển của ngành công nghiệp hỗ
trợ.
- Lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ hội tụ
những lợi thế nhất định làm nền tảng gồm các lợi thế tĩnh 
như vốn, nhân lực và các lợi thế động. Trong điều kiện phát 
triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may những điều kiện về
thị trường, hội nhập, nguồn nguyên liệu gốc, chất lượng 
nguồn nhân lực cao đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm 
thu hút đầu tư, tồn tại và phát triển.
- Hợp tác giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các 
tác nhân khác trong chuỗi cung ứng bị tác động mạnh bởi 
bất cân xứng thông tin cung cầu, thiếu thông tin liên hệ
giữa nhà cung cấp và các nhà sản xuất cuối cùng [23],[26]
do hai yếu tố chính gồm khoảng cách thông tin, khoảng 
cách nhận thức giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và 
nhà sản xuất cuối cùng.
- Dung lượng thị trường: Công nghiệp hỗ trợ là ngành 
thâm dụng vốn do phải đầu tư rất lớn vào công nghệ. Do 
vậy, quy mô cầu thị trường nhỏ sẽ khiến các nhà đầu tư sẽ
không dám mạnh dạn bỏ ra chi phí cực lớn mà doanh thu về
sản phẩm đem lại hạn chế. Cầu thị trường lớn không những 
kích thích sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển 
H5(+)
H4(+)
H3(+)
H2(+)
H1(+)
Lợi thế cạnh 
tranh ngành
Hợp tác chuỗi 
cung ứng ngành
Dung lượng thị
trường
Môi trường thể
chế chính sách 
thu hút đầu tư
Năng lực cạnh 
tranh DNCNHT
Phát triển 
CNHT 
ngành dệt 
may Việt 
Nam
Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Hiệp 
 79 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
mà nó còn ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ tới thu hút các 
nguồn FDI đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.
- Năng lực cạnh tranh trực tiếp tạo nên sức mạnh cho 
ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm khả năng đáp ứng yêu 
cầu của khách hàng về (i) chất lượng cung ứng, ( ii) giá và 
(iii) khả năng cung ứng cùng với các năng lực về công 
nghệ, tài chính và nguồn nhân lực.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp 
chuyên gia được sử dụng nhằm xây dựng chỉ tiêu đo lường, 
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu phát triển 
công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may. Mẫu dùng trong nghiên 
cứu định tính được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện 
gồm 6 chuyên gia là các phó giáo sư, tiến sĩ đến từ trường 
đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, trường đại học Kinh tế -
Luật Tp. Hồ Chí Minh, trường đại học Ngoại Thương, 
trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí 
Minh, hai doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 
ở Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương 
pháp khảo sát. Theo Tổng cục Thống kê [9] phân bổ các 
doanh nghiệp dệt may và các doanh nghiệp hỗ trợ ngành 
này chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ (60%), 
đồng bằng sông Hồng (30%), miền Trung và Tây Nguyên 
(8%) và miền Tây Nam Bộ (2%). Do vậy, mẫu trong nghiên 
cứu này được tập trung lấy ở ba địa phương gồm Tp. Hồ
Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai có thể đảm bảo tính 
đại diện cho ngành. Trong nghiên cứu này, nhằm nhận diện 
xác thực các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp 
hỗ trợ ngành dệt may, phản ánh tính chuyên môn hóa trong 
sản xuất, mẫu chỉ gồm các doanh nghiệp chuyên về công 
nghiệp hỗ trợ và được lựa chọn theo phương pháp thuận 
tiện phân tầng. Các tiêu chí phân tầng gồm ngành dệt và 
may, quốc tịch, quy mô.
Theo Hair [14] để sử dụng phương pháp phân tích nhân 
tố khám phá, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tỉ lệ
quan sát/biến đo lường tối thiểu phải là 5/1 (với tổng biến 
quan sát là 25, như vậy để tiến hành phân tích EFA, cỡ mẫu 
ít nhất trong nghiên cứu là 25*5 = 125). Bên cạnh đó, trong 
phân tích CFA và SEM, [ đề nghị rằng với phương pháp 
ước lượng ML, thì cần 100-150 quan sát. Kline [18] chỉ ra 
rằng cần 10 đến 20 quan sát cho mỗi tham số cần ước lượng 
trong mô hình sẽ cung cấp một mẫu đủ đại diện. Hoyle [15]
lại cho rằng để có độ tin cậy trong kiểm định mô hình cần 
100 đến 200 quan sát được yêu cầu. Anderson và Gerbing 
[10] cho rằng mức độ phù hợp của mô hình có tương quan 
mạnh với số biến quan sát dùng để đo mỗi khái niệm trong 
mô hình, cần có ít nhất từ 100 – 150 mẫu nhằm giúp cho 
các ước lượng đạt giá trị hội tụ và đưa ra các ước lượng có 
ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu có sử dụng phương pháp 
phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, 
mô hình SEM và do hạn chế nhiều về mặt thời gian cũng 
như điều kiện thực hiện nghiên cứu nên kích cỡ mẫu chính 
thức gồm 181 quan sát (doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ). 
Với số mẫu trên kết quả nghiên cứu sẽ đảm bảo được độ tin 
cậy và đại diện.
3.2 Nguồn và công cụ thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp dùng trong nghiên cứu này được thu thập 
từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chủ
yếu ở ba địa phương gồm Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, 
Bình Dương trong tháng 04 năm 2016. Bảng câu hỏi khảo 
sát được gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp công nghiệp hỗ
trợ dệt may tham gia triển lãm SAIGONTEX tháng 4/2016 
tại Tp. Hồ Chí Minh, hội thảo khoa học “Công nghiệp dệt 
may Việt Nam và bước ngoặt hội nhập” tại trường đại học 
Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh tháng 
04/2016.
Công cụ thu thập dữ liệu sơ cấp là bảng hỏi khảo sát cấu 
trúc được thiết kế gồm 30 câu hỏi chia làm hai phần. Phần 1 
là các câu hỏi theo thang đo Likert 5 điểm nhằm thu thập 
đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với các 
yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt 
may. Phần 2 là thông tin tổng quan về doanh nghiệp được 
 ... tích khám phá là phù hợp, khả
năng giải thích cho thực tế cao và hình thành 5 nhân tố có ý 
nghĩa gồm Nhân tố F1: Sự ổn định của môi trường thể chế -
chính sách thu hút đầu tư, gồm 5 quan sát đó là CS1, CS2, 
CS3, CS4, CS5; Nhân tố F2: Lợi thế cạnh tranh ngành, gồm 
4 biến quan sát: LT1, LT2, LT3, LT4; nhân tố F3: Hợp tác 
chuỗi cung ứng gồm 4 biến quan sát HT1, HT2, HT3, HT4; 
nhân tố F4: Dung lượng thị trường gồm 3 biến quan sát 
DL1, DL2, DL3; nhân tố F5: Năng lực cạnh tranh doanh 
nghiệp công nghiệp hỗ trợ gồm 4 biến quan sát CT1, CT2, 
CT3, CT4. So với kỳ vọng lý thuyết ban đầu, kết quả phân 
tích nhân tố khám phá EFA đã phản ánh đúng dữ liệu và 
hoàn toàn phù hợp để dùng cho phân tích tiếp theo.
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, các hệ số Eigenvalue 
được hình thành cho nhân tố Phát triển công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may Việt Nam đạt 3.595, chỉ số tổng phương sai 
trích đạt 65.013%. Kết quả kiểm định KMO đạt 0.809 và 
kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig = 0%). Hệ số tải 
nhân tố tối thiểu đạt 0.745. Tất cả các chỉ số trên đều đạt 
điều kiện để mô hình phân tích nhân tố khám phá đạt ý 
nghĩa thống kê, đạt ý nghĩa thực tiễn cao cho quá trình phân 
tích.Phân tích nhân tố khẳng định được nhóm tác giả sử
dụng đánh giá đồng thời trong một mô hình CFA. Các chỉ
tiêu đánh giá gồm (i) tính đơn nguyên (Unidimensionality), 
(ii) giá trị hội tụ (Convergent validity), (iii) giá trị phân biệt 
(Discriminant validity), (iv) độ tin cậy tổng hợp (Composite 
reliability) và (v) phương sai trích (Variance extracted). Kết 
quả phân tích nhân tố khẳng định cho thấy, mô hình đạt 
được độ tương thích với dữ liệu thị trường với các chỉ số
như Chisquare; df; Chisquare/df; GFI; TLI; CFI; RMSEA 
trong Bảng 2.
Bảng 2. Tóm tắt các chỉ tiêu trong phân tích nhân tố khẳng định
Chi-
square
Df
Chi-
square/df
GFI TLI CFI RMSEA
469 260 1.8 0.84 0.916 0.927 0.067
Giá trị ngưỡng 0.7 < 0.1
[17] [11] [21]
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả (2016)
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định cho thấy, các trọng 
số chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê 
nên khái niệm đạt được giá trị hội tụ. Mô hình đo lường này 
phù hợp với dữ liệu thị trường và không có tương quan giữa 
các sai số đo lường nên đạt được tính đơn nguyên. Các hệ
số tương quan của các khái niệm đều nhỏ hơn 1 có ý nghĩa 
thống kê, vì vậy các khái niệm trên đều đạt giá trị phân biệt 
[29]. Các khái niệm đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp và 
phương sai trích của từng nhân tố.
4.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 3. Kết quả ước lượng tham số trong mô hình nghiên cứu
Beta S.E C.R
Phát triển 
CNHT dệt 
may
ß
Thể chế, 
chính sách thu 
hút đầu tư
0.31*** 0.042 7.295
Phát triển 
CNHT dệt 
may 
ß
Lợi thế cạnh 
tranh ngành 
CNHT
0.133*** 0.05 2.644
Phát triển 
CNHT dệt 
may 
ß
Hợp tác chuỗi 
cung ứng
0.230*** 0.06 3.814
Phát triển 
CNHT dệt 
may 
ß
Dung lượng 
thị trường 
CNHT
0.284*** 0.071 3.997
Phát triển 
CNHT dệt 
may 
ß
Năng lực cạnh 
tranh 
DNCNHT
0.206*** 0.059 3.506
Ghi chú: ***: Mức ý nghĩa 1%.
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả (2016)
Phương trình cấu trúc tuyến tính cho phép đánh giá các 
sai số đo lường (thông qua các phần dư) hợp nhất các khái 
niệm nghiên cứu khó đo lường và trừu tượng [14],[18].. 
Trong nghiên cứu này, để chọn ra được mô hình tốt, nhóm 
tác giả đã thử nhiều mô hình khác nhau. Những khái niệm 
nào không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% lần lượt bị
loại khỏi mô hình và tiến hành phân tích lại mô hình SEM 
sau khi loại bỏ khái niệm không đạt ý nghĩa thống kê. Kết 
quả phân tích SEM cho thấy Chi – square/df = 1.804 <5 
[17], df = 260, P-value = 0.000 < 0.05, TLI = 0.916, CFI = 
0.927, GFI = 0.836 lớn hơn 0.7 [11], RMSEA = 0.067 < 0.1 
[21]. Điều đó chứng tỏ mô hình phân tích phù hợp với dữ
liệu thị trường.
Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa mối quan hệ giữa các 
biến độc lập lên biến phụ thuộc đều có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 1%. Các giả thuyết từ H1 đến H5 đều được 
chấp nhận, cụ thể:
Giả thuyết H1: Môi trường thể chế - chính sách thu hút 
đầu tư tác động dương đến phát triển công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may Việt Nam (Beta = 0.310, Sig. = 0.000). 
Trong điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt 
may ở Việt Nam, với các yếu tố khác không đổi: nếu môi 
trường thể chế - chính sách thu hút đầu tư được cải thiện 1 
điểm thì phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ cải thiện 0.310 
điểm. Sự ổn định của môi trường thể chế, luật pháp, môi 
trường kinh doanh minh bạch cùng với hệ thống chính sách 
thu hút đầu tư rõ ràng, hấp dẫn là những điều kiện tiền đề
giúp tạo hành lang chính sách cho các doanh nghiệp đầu tư 
vào ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ
trợ ngành dệt may nói riêng.
Giả thuyết H2: Lợi thế cạnh tranh ngành tác động dương 
đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam 
(Beta = 0.133, Sig. = 0.000). Trong điều kiện phát triển 
công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam, với các yếu 
tố khác không đổi: nếu lợi thế cạnh tranh ngành CNHT 
được cải thiện 1 điểm thì phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ
Lưu Tiến Dũng, Nguyễn Thị Kim Hiệp 
 81 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
cải thiện 0.133 điểm. Lợi thế cạnh tranh ngành CNHT cần 
tập trung vào gia tăng các lợi thế động nhờ lợi thế sẵn có và 
yếu tố hội nhập mang lại như phát triển nguồn nguyên liệu 
dệt may, phát triển thị trường sản phẩm CNHT, chính sách 
phát triển tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giả thuyết H3: Hợp tác giữa doanh nghiệp công nghiệp 
hỗ trợ và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng tác động 
dương đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 
Việt Nam (Beta = 0.230, sig. = 0.000). Trong điều kiện phát 
triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam, với 
các yếu tố khác không đổi: nếu hợp tác chuỗi cung ứng 
giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các tác nhân khác 
(khách hàng và nhà cung cấp) được cải thiện 1 điểm thì 
phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ cải thiện 0.230 điểm. Hợp 
tác chuỗi cung ứng chịu chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó 
sự bất cân xứng thông tin xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hàng 
loạt các yếu tố gắn kết khác. Do vậy, cần nhiều hơn sự hỗ
trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công 
Thương với các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại để
các bên có thể gặp gỡ, hỗ trợ và hợp tác với nhau. Đặc biệt, 
các doanh nghiệp CNHT nội địa đang gặp khó khăn để tìm 
kiếm, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI, công ty 
đa quốc gia và ở chiều ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài 
tại Việt Nam cũng gặp khó khăn nhằm tìm kiếm nguồn 
cung nội địa đảm bảo yêu cầu. Do vậy, khắc phục sự bất 
cân xứng thông tin cung cầu đóng vai trò hết sức quan trọng 
nhằm đảm bảo cho sự hợp tác thành công trong chuỗi cung 
ứng ngành dệt may, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Giả thuyết H4: Dung lượng thị trường tác động dương 
đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam 
(Beta = 0.284, sig. = 0.000). Trong điều kiện phát triển 
công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam, với các yếu 
tố khác không đổi: nếu dung lượng thị trường sản phẩm 
CNHT tăng lên 1 điểm thì phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ
cải thiện 0.284 điểm. Với đặc điểm thâm dụng vốn cao, sản 
phẩm có tính chuyên biệt lớn thì việc đầu tư, phát triển 
CNHT sẽ phụ thuộc rất lớn vào độ lớn cầu thị trường bao 
gồm nhiều người mua, đa dạng, số lượng lớn. Việc tạo ra 
dung lượng hay cầu thị trường lớn có sự phụ thuộc lớn vào 
chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước khi tạo ra 
các cú hích về công nghiệp mũi nhọn hay chiến lược xuất 
khẩu.
Giả thuyết H5: Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp CNHT 
tác động dương đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt 
may Việt Nam (Beta = 0.206, sig. = 0.000). Trong điều kiện 
phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam, 
với các yếu tố khác không đổi: nếu năng lực cạnh tranh 
doanh nghiệp CNHT tăng lên 1 điểm thì phát triển công 
nghiệp hỗ trợ sẽ cải thiện 0.206 điểm. Việc không có đủ
năng lực tài chính để đầu tư hay trình độ công nghệ yếu 
kém không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như 
thiếu nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao là những 
yếu điểm làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 
CNHT yếu qua đó cản trở sự phát triển chung của ngành. 
Các chính sách hỗ trợ cần được quan tâm thực hiện theo 
thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kiểm định bằng phương pháp Bootstrap cho thấy 
ước lượng bằng phương pháp này với ước lượng ban đầu 
đều có sự khác biệt rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê 
(Schumacker và Lomax, 1996). Trị tuyệt đối giá trị tới hạn 
rất nhỏ so với 2 nên có thể nói là độ chệch là rất nhỏ, không 
có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Vì vậy, có thể kết 
luận ước lượng các tham số trong mô hình có tỉnh ổn định 
cao và kết quả ước lượng đủ tin cậy để làm cơ sở cho việc 
hoạch định chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trong 
thực tiễn.
Kết quả phân tích đa nhóm cho thấy chưa thể kết luận tác 
động của các thuộc tính của doanh nghiệp đầu tư công 
nghiệp hỗ trợ đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt 
may Việt Nam.
5. KẾT LUẬN
Thông qua mô hình SEM kết quả nghiên cứu làm rõ 05 
yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt 
may Việt Nam dưới góc nhìn của các doanh nghiệp CNHT
gồm (i) môi trường thể chế - chính sách thu hút đầu tư, (ii) 
lợi thế cạnh tranh ngành, (iii) hợp tác giữa các doanh 
nghiệp CNHT và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng, 
(iv) dung lượng thị trường và (v) năng lực cạnh tranh của 
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Các chính sách cần tập 
trung nhằm thúc đấy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành 
dệt may ở Việt Nam gồm:
- Hoàn thiện môi trường thể chế - chính sách thu hút đầu 
tư vào công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp 
nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa doanh nghiệp công 
nghiệp hỗ trợ và các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng 
ngành dệt may.
- Phát triển dung lượng thị trường công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Acemoglu và Robinson, Tại sao các quốc gia thất bại (Bản 
dịch của NXB. Trẻ (2013).
[2] Hoàng Văn Châu và cộng sự, Chính sách phát triển công 
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020, Trường Đại học 
Ngoại Thương Hà Nội, 2010.
[3] Lưu Tiến Dũng và cộng sự, “Các yếu tố tác động đến phát 
triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí tỉnh Đồng Nai”, Kỷ yếu 
Hội thảo khoa học Comb 2014, Đại học Kinh tế Đà Nẵng,
2014.
[4] Lê Thế Giới, “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của 
công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công 
nghệ, số 1(49), tr. 1-9, 2009.
[5] Hà Thị Hương Lan, “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành 
công nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện 
chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
[6] North, Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế, 
NXB. Khoa học xã hội và Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Hà 
Nội, 1998.
[7] Võ Thanh Thu và Nguyễn Đông Phong, “Phát triển công 
nghiệp phụ trợ ở các ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam”, 
Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 18 (28) - Tháng 09-10, tr. 
15-26, 2014.
[8] Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg: Về
chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, Hà 
Nội, 2011.
[9] Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 1995 – 2015, Hà 
Nội.
[10]Anderson, J. C., and Gerbing, D. C., “Structural equation 
modeling in practice: A review and recommended two-step 
approach”, Psychological Bulletin, 103, pp. 411-423,1998.
[11] Bentler P. M., Chou C. P. “Practical issues in structural 
modeling”, Sociological Methods & Research, 16, pp. 78-117,
1987.
[12]Chin, W. W., and Todd, P. A., “On the use, usefulness, and 
ease of use of structural equation modeling in mis research: A 
note of caution”, MIS Quarterly (19:2), pp. 237-246, 1995.
[13] Eiamkanitchat, R., “The role of small and medium supporting 
Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may
 82 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 
industries in japan and thailand”, APEC Study Center, 
Institute of Developing Economies, 1999.
[14]Hair J.F, el al., Multivariate Data Analysis, 6th ed, Upper 
Saddle River, NJ: Prentice Hall, 2006.
[15]Hoyle, R. H. (Ed.), Structural equation modeling: Concepts, 
issues and applications, Thousand Oaks, CA: Sage,1995.
[16] Jackson, D. L., “Revisiting sample size and number of 
parameter estimates: Some support for the N: q hypothesis, 
Structural Equation Modeling, 10, pp.128-141, 2003.
[17]Kettinger W.J., C.C. Lee, S. Lee, “Global measures of 
information service quality: A crossnational study”, Decision 
Sciences, 1995.
[18]Kline, R. B, Principles and practice of structural equation 
modeling, New York: Guilford, 1998.
[19]Lall, S., Competitiveness, technology and skills, Cheltenham, 
UK: Edward Elgar Publishing, 2001.
[20] Luu Tien Dung and Nguyen Minh Quan, “Analyzing Factors 
Affecting The Development of Supporting Industries in 
Vietnam: Evidence from Dong Nai Province”, The 12th 
Conference of IFEAMA at Hanoi, National Ecomomics 
University, Vietnam, 2014.
[21] MacCallum, R. C., Browne, M. W., & Sugawara, H. M. , 
“Power analysis and determination of sample size for 
covariance structure modeling”, Psychological methods, 1(2), 
130, 1996.
[22] Mookherjee, D., Indian industry: policies and performance,
Oxford University Press, 1995.
[23] Mori, J., “Development of supporting industries for vietnam’s 
industrialization”, Fletcher School, Tufts University, 2005.
[24] Nham Phong Tuan and Takahashi Yoshi, “Organisational 
capabilities, competitive advantage and performance in 
supporting industries in Viet Nam”, Asian Academy of 
Management Journal, 2010.
[25] Nguyen Thu Xuan Thuy, Supporting Industries: A Review of 
Concepts and Development, VDF, Japan, 2007.
[26] Ohno, K., “Supporting industries in Vietnam from the 
perspective of Japanese manufacturing firms”, In: Building 
supporting industries in Vietnam, Vol 1, pp. 1-26. 2006.
[27] Porter, M. E., “The competitive advantage of nations, harvard
business review” ,1990.
[28] Schumacker R. E., Lomax R. G. , “A Beginner’s guide to 
structural equation modeling”, Mahwah, New Jersey, 
Lawrence Erlbaum Associates, Publishers, 1996.
[29] Steenkam J-BEM and Vantrijp, The use of LISREL in 
validating marketing constructs, Internatonal Journal of 
Research in Marketing, vol.8, No.4, tr. 283-299, 1991.
[30]Watanabe, S., International subcontracting, employment and 
skill promotion, Int'l Lab. Rev, 105, 1972.
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Lưu Tiến Dũng
Năm sinh 1987. Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh tế quốc tế và thạc sĩ Khoa học xã hội. Hiện đang là 
giảng viên cơ hữu, khoa Quản trị- Kinh tế quốc tế, trường Đại học Lạc Hồng. Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế
Quốc tế, Kinh tế học.
Nguyễn Thị Kim Hiệp
Năm sinh 1989. Tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế quốc tế. Hiện đang là giảng 
viên cơ hữu, khoa Quản trị- Kinh tế quốc tế, trường Đại học Lạc Hồng. Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế quốc 
tế, Năng lực cạnh tranh, v.v.

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_phat_trien_cong_nghiep_ho_tro_o_viet_nam.pdf