Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại vùng trọng điểm phía Nam

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh kết hợp ước lượng hồi quy Pools OLS

để đánh giá tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng rất quan trọng đến tăng trưởng kinh

tế. Tùy mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, Nhà nước cần nắm bắt kịp thời sự biến động của các yếu tố

nguồn lực để có những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của chúng. Trên cơ sở kết quả phân tích,

bài viết cũng đưa ra một số gợi ý chính sách về nguồn lực để góp phần phát triển kinh tế khu vực

trọng điểm phía Nam.

pdf 10 trang kimcuc 16660
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại vùng trọng điểm phía Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại vùng trọng điểm phía Nam

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế tại vùng trọng điểm phía Nam
1Các yếu tố tác động đến...
Kinh tế
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI 
VÙNG TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Nguyễn Thị Loan, Lê Thị Tuyết Hoa* 
Nguyễn Việt Hồng Anh**
TÓM TẮT
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích thống kê, so sánh kết hợp ước lượng hồi quy Pools OLS 
để đánh giá tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 
Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng rất quan trọng đến tăng trưởng kinh 
tế. Tùy mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, Nhà nước cần nắm bắt kịp thời sự biến động của các yếu tố 
nguồn lực để có những giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của chúng. Trên cơ sở kết quả phân tích, 
bài viết cũng đưa ra một số gợi ý chính sách về nguồn lực để góp phần phát triển kinh tế khu vực 
trọng điểm phía Nam.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
FACTORS AFFECTING ECONOMIC GROWTH IN THE SOUTHERN AREA
ABSTRACT
The article uses statistical analysis and Pools OLS comparison and estimation method to 
evaluate the impact of factors on economic growth of the Southern key economic region. The analysis 
results show that resource factors have a very important influence on economic growth. Depending 
on each stage of economic development, the government needs to pay attention to the fluctuations of 
resource elements to come up with solutions to maximize their effectiveness. Based on the analysis 
results, the article also provides some policy suggestions on resources to contribute to economic 
development in the southern key area. 
Keywords: Economic growth; Southern key economic region.
* PGS.TS. Trường ĐH. Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Email: hoa_letuyet@yahoo.com.vn
** ThS. Chi cục Thuế Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh
2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
(KTTĐPN) hình thành từ năm 1993. Năm 2007, 
Chính phủ quyết định quy hoạch vùng KTTĐPN 
gồm 8 tỉnh thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bình 
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng 
Tàu, Long An và Tiền Giang với tổng diện tích 
là 30.587 km2, tương đương 9,23% diện tích cả 
nước (Tổng cục Thống kê, 2016). Đây là khu vực 
kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển ở các lĩnh 
vực, thế mạnh về khai thác khoáng sản, thủy hải 
sản, giao thông và giao lưu với các nước trong 
khu vực. Vì vậy, phát triển kinh tế trên cơ sở chú 
trọng các thế mạnh riêng có của vùng KTTĐPN 
là vô cùng quan trọng, đóng góp lớn cho tăng 
trưởng kinh tế của cả nước trong quá trình phát 
triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để có thể đưa ra được những giải pháp 
tăng trưởng kinh tế hiệu quả cho vùng KTTĐPN, 
Nhà nước cần phải đánh giá đúng vai trò của 
các yếu tố nguồn lực, trên cơ sở đó, vận dụng 
các yếu tố này một cách hiệu quả. Bài viết sẽ 
tìm hiểu vai trò của các yếu tố nguồn lực đóng 
góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐPN 
bằng cách ước lượng tác động của những yếu tố 
đó đến tổng giá trị sản phẩm hằng năm. Qua đó, 
bài viết sẽ phân tích thực trạng và đưa ra một số 
gợi ý chính sách về nguồn lực nhằm góp phần 
tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐPN.
Nội dung chính của bài viết sẽ được tập 
trung vào trình bày các vấn đề sau: (i) Cơ sở 
lý thuyết về các nguồn lực trong tăng trưởng 
kinh tế (phần 2). (ii) Mô tả dữ liệu và mô hình 
nghiên cứu (phần 3), (iii) Kết quả nghiên cứu 
(phần 4). (iv) Kết luận và đề xuất hàm ý chính 
sách (phần 5) 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một thuật ngữ 
tương đối không mới mẻ trong xã hội ngày nay. 
Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, tăng trưởng 
kinh tế là điểm khởi đầu của phát triển. “Tăng 
trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự 
tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong 
một khoảng thời gian. Thước đo phổ biến là mức 
tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một 
năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người 
trong một năm.” (Bùi Đại Dũng và Phạm Thu 
Phương, 2008). 
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị 
bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được 
sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước, tính 
trong khoảng thời gian nhất định thường là một 
năm (Đỗ Đức Bình, 2013). Do đó, tăng trưởng 
kinh tế đơn thuần là đề cập đến sự gia tăng năng 
lực để tạo ra giá trị gia tăng thông qua các hoạt 
động kinh tế.
Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, 
tăng trưởng GDP được hình thành từ ba yếu tố: 
vốn, lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp 
(TFP - Total Factor Productivity). Tại mô hình 
này, tăng trưởng kinh tế được phân thành 2 loại: 
tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, phản ánh 
tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn 
vốn, số lượng lao động và lượng tài nguyên 
thiên nhiên được khai thác; và tăng trưởng kinh 
tế theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do 
tác động của yếu tố TFP. Lý thuyết của Solow 
(1994) khẳng định tăng vốn và lao động có thể 
dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phù hợp 
với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp 
hóa, còn tăng TFP mới là nguồn gốc tăng trưởng 
trong dài hạn (Trần Thọ Đạt, 2002).
2.2. Các yếu tố nguồn lực trong tăng 
trưởng kinh tế
Theo các học thuyết kinh tế, nguồn lực là 
khái niệm bao hàm nhiều yếu tố vật chất vô hình 
và hữu hình cần thiết để tạo ra của cải vật chất 
cho xã hội. Nguồn lực là tổng thể các nguyên, 
nhiên vật liệu, tài sản các loại (vô hình và hữu 
hình) để sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch 
vụ thỏa mãn nhu cầu con người trong từng giai 
đoạn phát triển. 
Có thể biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu 
tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế 
thông qua một lượng nhân tố đầu vào mà sự biến 
3Các yếu tố tác động đến...
đổi của chúng trực tiếp làm thay đổi sản lượng 
đầu ra thể hiện bằng hàm số: 
Y = F(Xi)
Trong đó: Y là tổng sản phẩm quốc nội 
(GPD), còn Xi (i = 1, 2,..., n) là các biến số đầu 
vào thể hiện các nhân tố đều chịu sự điều tiết 
của mối quan hệ cung - cầu. Một số nhân tố thì 
ảnh hưởng tới mức cung, một số nhân tố thì ảnh 
hưởng tới mức cầu. Sự cân bằng cung - cầu do 
giá cả thị trường điều tiết sẽ tác động trở lại các 
nhân tố trên và dẫn tới kết quả của sự sản xuất, 
đó là sản lượng của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế đặt nền móng cho các 
học thuyết kinh tế cổ điển nói riêng và kinh tế 
học nói chung như Adam Smith, Jean Baptiste 
Say, David Ricardo cho đến Alfred Marshall 
và ngay cả Karl Marx cũng đều xây dựng các 
lý thuyết về những yếu tố tác động đến tăng 
trưởng kinh tế dựa trên quan điểm nghiêng về 
cung chứ không phải là cầu. Trong một giai 
đoạn nhất định (ngắn hạn) sự khan hiếm của 
tài nguyên (nguồn đầu vào) hay sự thiếu cung, 
luôn luôn là giới hạn của sự tăng trưởng, nhất 
là khi sức sản xuất còn thấp.
Còn theo trường phái kinh tế học hiện đại, 
mà xuất phát là Keynes thì mức sản lượng và 
việc làm là do cầu quyết định. Điều này được 
lý giải sản lượng của nền kinh tế luôn ở dưới 
mức tiềm năng, tức là nền kinh tế còn các nguồn 
lực tiềm năng, công nhân thất nghiệp ở mức tự 
nhiên, vốn tích luỹ lớn, công suất máy móc chưa 
tận dụng hết... Đó là do khoa học kĩ thuật ngày 
càng phát triển, năng suất luôn được nâng cao. 
Do đó cung không phải là vấn đề giới hạn của 
sự gia tăng sản lượng, mà ở đây nó phụ thuộc 
vào cầu.
Thực tế trên thế giới, điều kiện và hoàn 
cảnh của các quốc gia cũng rất khác nhau. Có 
những quóc gia quá nghèo, chưa đáp ứng được 
nhu cầu cơ bản của nhân dân. Song lại có những 
quốc gia quá giàu không chỉ đáp ứng được nhu 
cầu chung của quốc gia mà còn mở rộng thị 
trường ra khỏi biên giới để nhằm đẩy mạnh 
tăng trưởng. Vì vậy, mặc dù các quan điểm trên 
khác nhau, nhưng mỗi quan điểm đều có giá trị 
trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện riêng biệt của 
mỗi quốc gia.
Theo quan điểm của trường phái Tân cổ 
điển, các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng 
bao gồm vốn, lao động và năng suất các nhân tố 
tổng hợp (TFP- total factor producctivity), theo 
đó hàm sản xuất có dạng: 
Y = F(K,L,TFP) (*)
Các yếu tố đưa vào hàm sản xuất (*) trên 
đây chỉ là những yếu tố chính, thông thường là 
các yếu tố mang tính kinh tế, ngoài các yếu tố 
này còn có những yếu tố khác nữa tác động đến 
tăng trưởng, đó là các yếu tố phi kinh tế và nó 
đóng vai trò không kém phần quan trọng so với 
yếu tố kinh tế. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ xét 
đến 3 nhân tố chính là: K, L, TFP.
2.2.1. Vốn (K)
Theo Trần Thọ Đạt (2002), vốn bao gồm 
vốn sản xuất và vốn đầu tư.
Vốn sản xuất: Là một bộ phận của tài sản 
quốc dân bao gồm: (1) Tài nguyên thiên nhiên; 
(2) Tài sản được sản xuất ra; (3) Nguồn nhân lực.
Vốn đầu tư: được chia làm 2 loại: đầu tư 
cho tái sản sản xuất và đầu tư cho tài sản phi 
sản xuất. Vốn đầu tư cho tài sản sản xuất gọi là 
vốn sản xuất, đó là chi phí để thay thế tài sản cố 
định bị thải loại để tăng tài sản cố định mới và 
để tăng tài sản tồn kho. Như vậy hoạt động đầu 
tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng 
lực sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó 
là quá trình chuyển hóa vốn thành các tài sản 
phục vụ cho quá trình sản xuất. Hoạt động đầu 
tư thường được tiến hành dưới 2 hình thức:
Đầu tư trực tiếp: là hoạt động đầu tư mà 
người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình 
hoạt động và quản lí đầu tư, họ biết được mục 
tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của 
các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này 
có thể dưới các hình thức hợp đồng: Hợp đồng, 
liên doanh công ty cổ phần, công ty trách nhiệm 
hữu hạn. 
4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào 
hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho 
bản thân người có vốn cũng như xã hội, nhưng 
người có vốn không tham gia trực tiếp quản lý 
hoạt động đầu tư, dưới hình thức như đầu tư vào 
cổ phiếu, trái phiếu.
2.2.2. Lao động (L)
Nguồn lao động là một bộ phận của dân 
số có khả năng lao động bao gồm dân số trong 
độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân 
số ngoài độ tuổi lao động đang làm việc thường 
xuyên trong nền kinh tế quốc dân. Một mặt, lao 
động tác động đến tăng trưởng kinh tế thông 
qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ 
chuyên môn, sức khoẻ. Người lao động và sự 
kết hợp giữa lao động với các yếu tố đầu vào 
khác để làm tăng mức sản lượng đầu ra. Mặt 
khác, lao động lại thể hiện tập trung qua mức 
tiền lương của người lao động. Khi tiền lương 
của người lao động tăng có nghĩa là chi phí sản 
xuất tăng phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. 
Đồng thời khi mức tiền tăng làm cho thu nhập 
có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do 
đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng cũng 
tăng lên (Trần Thọ Đạt, 2002).
2.2.3. Năng suất tổng hợp nhân tố (TFP)
Theo Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung 
(2011), TFP cho biết mức độ đóng góp các nhân 
tố vô hình như khoa học công nghệ, trình độ 
chuyên môn kỹ thuật của lao động, trình độ tổ 
chức quản lý sản xuất, sức cạnh tranh của sản 
phẩm tác động đến mức tăng trưởng GDP. 
Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản 
xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan 
trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và 
toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng 
cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, 
điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn 
định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng 
mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế 
sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, 
nâng cao phúc lợi xã hội.
 Chỉ tiêu TFP rất quan trọng trong phân tích 
kinh tế. Sự biến động TFP được Solow (1956) sử 
dụng đầu tiên nhằm phản ánh sự thay đổi công 
nghệ và giải thích sự tăng trưởng kinh tế. Từ đó 
về sau được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi 
và trở thành một chỉ tiêu không thể thiếu trong 
phân tích kinh tế. Vì vậy, nền kinh tế có mức 
đóng góp của TFP càng cao càng chứng tỏ sự 
tăng trưởng kinh tế đạt chất lượng phát triển về 
chiều sâu. (Trần Thọ Đạt, 2002)
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN 
CỨU
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện 
chủ yếu là tổng hợp, phân tích thống kê so 
sánh các số liệu phản ánh thực trạng các nguồn 
lực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở vùng 
KTTĐPN. Bên cạnh đó, bài viết sẽ đánh giá 
mức độ tác động của các yếu tố nguồn lực đến 
tăng trưởng kinh tế thông qua kỹ thuật hồi quy 
định lượng Pool OLS.
Dựa vào khung lý thuyết về hàm sản xuất 
đã được đề cập ở phần trên, với mục tiêu đánh 
giá tác động của các nguồn lực đối với tăng 
trưởng kinh tế, mô hình nghiên cứu được tiến 
hành với bộ dữ liệu thu thập từ 8 tỉnh thuộc vùng 
KTTĐPN trong khoảng thời gian từ năm 2008 
đến năm 2016 được lấy nguồn từ niên giám 
thống kê của các tỉnh. Mô hình nghiên cứu có 
dạng như sau:
Yit = a Litα Kitβ → LnYit = Lna + α Ln Lit 
+ β LnKit
 (1) 
Biến độc lập: là hai biến vốn đầu tư (K) và 
lao động (L)
Biến phụ thuộc: là biến tổng sản phẩm 
quốc nội (GDP)
i: nhận giá trị từ 1 đến 8 đại diện cho 8 tỉnh 
thành thuộc vùng KTTĐPN
t: đại diện cho năm nghiên cứu từ 2008-
2016 
Tất cả các biến động được chuyển thành 
dạng logarit tự nhiên (ln) để thực hiện hồi quy 
tốt hơn vì chuỗi dữ liệu kinh tế theo thời gian có 
đặc trưng cấp số nhân theo thời gian và thay đổi 
của logarit tự nhiên là thay đổi tuyến tính. Ngoài 
5ra, biến động của (ln) sẽ dễ dàng hơn trong việc 
tính toán độ co giãn vì hệ số ước lượng xấp xỉ 
với phần trăm biến động của các biến số.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng về phát triển các 
nguồn lực của vùng KTTĐPN 
4.1.1. Vốn đầu tư phát triển
Nhìn chung, tổng vốn đầu tư phát triển của 
vùng KTTĐPN qua các năm đều tăng lên, lượng 
vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước (Bảng 1):
Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển vùng KTTĐPN theo giá hiện hành 
ĐVT: Tỷ đồng
STT Vùng KTTĐPN 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 TP.HCM 115.246 138.835 170.098 202.937 216.945 232.631 255.662 285.160 311.110
2 Đồng Nai 26.736 28.021 32.321 34.450 37.302 44.301 48.323 76.579 80.944
3 Bình Dương 22.114 23.477 28.131 35.983 45.324 52.397 59.639 70.135 78.201
4
Bà Rịa - 
Vũng Tàu 28.068 32.260 37.787 39.874 37.885 37.039 39.525 39.431 39.525
5 Bình Phước 5.874 6.751 7.908 10.427 11.832 12.898 14.213 16.192 17.635
6 Tây Ninh 739 4.913 10.514 12.487 16.084 18.479 20.037 21.169 22.365
7 Long An 11.425 13.131 15.381 17.998 21.280 21.337 23.529 26.199 29.172
8 Tiền Giang 9.706 11.156 13.067 14.893 16.957 18.385 21.500 24.400 26.919
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám Thống kê các tỉnh thành của vùng KTTĐPN
Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã 
hội của vùng KTTĐPN trong cả nước giữ mức 
tương đối ổn định từ 35% đến 40% trong giai 
đoạn 2008-2016. Năm 2014, tỷ trọng có giảm 
đi so với những năm trước đó (39,52%) nhưng 
tăng dần trở lại vào các năm 2015 và 2016 giữ ở 
mức trên 40% (Hình 1).
Hình 1: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của vùng KTTĐPN 
ĐVT: %
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và niên giám Thống kê các tỉnh thành của Vùng KTTĐPN
i. Lực lượng lao động 
Giai đoạn 2008-2016, nguồn lao động của 
vùng KTTĐPN cũng khá dồi dào với lực lượng 
lao động chiếm đông nhất là khu vực TP.HCM 
khoảng 40% toàn vùng. Tiếp đó là Đồng Nai 
chiếm 14,78%; Bình Dương (10,78%); Tiền 
Giang (9,98%); Long An (8,43%); Tây Ninh 
(6,16%); Bà Rịa- Vũng Tàu (5,33%) và thấp 
nhất là Bình Phước chiếm 5,27% lực lượng lao 
động toàn Vùng.
Các yếu tố tác động đến...
6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 2: Cơ cấu lực lượng lao động của các tỉnh thành thuộc vùng KTTĐPN 
ĐVT: %
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và niên giám Thống kê các tỉnh thành của vùng KTTĐPN
Nhìn chung, số lượng lao động tại 8 tỉnh 
thành khu vực KTTĐPN không có nhiều thay 
đổi qua các năm từ 2008 đến 2016. (Hình 2)
ii. Các yếu tố về khoa học công nghệ
Việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng 
khoa học công nghệ ở các tỉnh thành vùng 
KTTĐPN qua từng giai đoạn đã đạt những 
thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế-xã 
hội. So với giai đoạn trước 2006-2010 thì hoạt 
động nghiên cứu khoa học trong các tỉnh thành 
vùng KTTĐPN giai đoạn thực hiện 2011-2016 
tăng mạnh với số dự án, đề tài khoa học gấp 1,3 
lần và tổng kinh phí được Nhà nước đầu tư gấp 
đôi (Báo cáo của Tổng cục Thống kê, 2016).
Do vậy, có thể thấy việc phát triển khoa học 
ở các tỉnh thành vùng KTTĐPN được Nhà nước 
rất chú trọng trong giai đoạn gần đây. Các đề tài, 
dự án nghiên cứu cấp tỉnh, thành phố đã được 
triển khai và áp dụng vào sản xuất kinh doanh. 
Một số công trình đã được nghiệm thu và đi vào 
thực tế đời sống nhằm phát triển nền kinh tế.
4.2. Thực trạng về tăng trưởng kinh tế 
của vùng KTTĐPN
Qua số liệu thống kê cho thấy các tỉnh 
thành phố thuộc vùng KTTĐPN đều có sự tăng 
trưởng kinh tế qua các năm (bảng 2).
Bảng 2: GDP của các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐPN 
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Vùng KTTĐPN 955.344 1.275.538 1.444.727 1.619.189 1.779.439 1.863.347 1.899.668
1 TP.HCM 463.295 576.225 658.898 763.956 852.523 957.358 970.371
2 Đồng Nai 76.025 98.759 117.414 145.134 167.992 200.890 225.882
3 Bình Dương 48.761 62.876 77.488 95.044 114.573 196.840 218.676
4 Bà Rịa - Vũng Tàu 248.570 370.345 406.932 412.223 415.032 291.956 245.711
5 Bình Phước 20.229 31.790 34.713 37.102 39.368 37.578 40.314
6 Tây Ninh 28.384 42.301 45.883 49.534 55.316 49.667 54.641
7 Long An 34.814 46.687 51.637 57.979 66.060 66.681 74.483
8 Tiền Giang 35.266 46.555 51.762 58.217 68.575 62.377 69.590
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của Tỉnh, thành phố
7Bảng 3: GDP của vùng KTTĐPN phân chia theo lĩnh vực kinh tế 
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
I Nông, lâm, thủy sản 67.201 71.434 74.827 78.276 81.809 87.669 88.684
1 TP.HCM 4.900 5.175 5.485 5.792 6.134 6.494 5.361
2 Đồng Nai 6.537 6.784 6.979 7.205 7.425 11.339 11.780
3 Bình Dương 2.166 2.220 2.268 2.309 2.359 7.510 7.773
4 Bà Rịa - Vũng Tàu 5.570 6.002 6.156 6.411 6.689 7.363 7.649
5 Bình Phước 8.778 9.282 9.914 10.510 11.316 11.480 11.537
6 Tây Ninh 10.934 11.516 12.137 12.802 13.447 12.210 12.624
7 Long An 12.733 13.468 13.934 14.434 14.812 12.150 12.241
8 Tiền Giang 15.583 16.987 17.954 18.813 19.627 19.123 19.719
II Công nghiệp & XD 516.979 547.566 596.612 635.279 670.320 741.290 657.095
1 TP.HCM 199.014 214.336 230.718 247.679 265.491 286.907 188.629
2 Đồng Nai 43.487 48.865 54.536 60.475 62.755 86.831 94.501
3 Bình Dương 30.719 33.238 35.937 39.063 42.588 91.380 99.764
4 Bà Rịa - Vũng Tàu 209.471 211.565 229.577 235.384 239.284 221.449 211.584
5 Bình Phước 4.707 5.690 6.650 7.500 7.884 7.147 7.883
6 Tây Ninh 7.426 9.016 10.607 12.143 14.220 12.511 14.360
7 Long An 12.233 14.291 16.498 18.952 21.730 22.979 26.216
8 Tiền Giang 9.922 10.565 12.089 14.083 16.368 12.086 14.158
III Dịch vụ 371.164 416.931 461.687 511.223 573.862 589.622 616.579
1 TP.HCM 259.381 291.273 321.368 355.809 396.087 440.071 457.253
2 Đồng Nai 26.001 29.959 33.987 38.414 47.744 35.428 38.456
3 Bình Dương 15.876 20.058 24.269 29.122 34.723 36.945 39.711
4 Bà Rịa - Vũng Tàu 33.529 34.682 36.800 38.501 41.009 25.933 25.951
5 Bình Phước 6.744 7.929 9.210 10.225 10.903 11.045 12.228
6 Tây Ninh 10.024 11.391 12.277 13.037 14.483 12.587 13.390
7 Long An 9.848 10.947 12.102 13.409 14.985 13.670 14.594
8 Tiền Giang 9.761 10.692 11.674 12.706 13.928 13.943 14.996
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của Tỉnh, thành phố
Bảng 3 cho thấy mỗi tỉnh thành phố của 
vùng KTTĐPN có sự đóng góp vào phát triển 
kinh tế khác nhau, cho thấy sức mạnh thực tế và 
tiềm tàng của vùng kinh tế này. Trong đó, lĩnh 
vực công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực đóng 
góp lớn nhất cho GDP của vùng KTTĐPN mà Bà 
Rịa – Vũng Tàu- một khu kinh tế hỗn hợp là điển 
hình với thế mạnh là ngành khai thác dầu khí.
Sau lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 
lĩnh vực dịch vụ. Trong đó đóng góp lớn nhất 
cho GDP của vùng trong lĩnh vực này là TP.Hồ 
Chí Minh- một trung tâm khoa học và công nghệ, 
một trung tâm thương mại lớn của cả nước, và 
những khu công nghiệp phát triển khá mạnh. 
Các yếu tố tác động đến...
8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Về lĩnh vực nông lâm thủy sản, Đồng Nai, 
Bình Dương, Bình Phước là những địa bàn có 
nông nghiệp đặc thù với cây cao su, cây điều, cây 
tiêu của các tỉnh này phát triển rất mạnh mẽ trong 
thời gian qua. Vùng Long An, Tiền Giang phát 
triển mạnh về cây ăn quả và lúa gạo. Tây Ninh 
là một địa bàn có kinh tế nông nghiệp phát triển 
mạnh, nhất là cây mía và sản xuất đường.
4.3. Tác động của các nguồn lực đến 
tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐPN 
Kết quả hồi quy Pool OLS của mô hình 
(1) đối với bộ dữ liệu của 8 tỉnh thành trong khu 
vực KTTĐPN giai đoạn 2008-2016 sẽ minh họa 
rõ nét tác động của các yếu tố nguồn lực đến 
tăng trưởng kinh tế của vùng (Bảng 4):
Bảng 4: Kết quả hồi quy mô hình (1)
Nguồn: Tính toán bộ dữ liệu từ phần mềm Stata 12.0
Kết quả hồi quy cho thấy hệ số co giãn của 
yếu tố vốn là 1,08 và hệ số co giãn của yếu tố lao 
động là -0,33. Tổng hệ số co giãn là: 1,08 – 0,33 
= 0,75 (75%). Do vậy, có thể thấy mức đóng góp 
của yếu tố vốn và lao động vào tăng trưởng kinh 
tế là 75%.
Theo lý thuyết tân cổ điển, ngoài hai yếu tố 
vốn và lao động thì TFP là một nhân tố nguồn lực 
không thể thiếu đóng góp vào mức tăng trưởng 
kinh tế. Park (2012) cho rằng đa số các phương 
pháp đo lường TFP được giả định theo hàm sản 
xuất tân cổ điển cho nền kinh tế. Do đó, TFP chính 
là phần dư của hàm sản xuất Solow (1956). Theo 
kết quả định lượng, mức đóng góp của 2 yếu tố 
vốn và lao động vào tăng trưởng kinh tế vùng 
KTTĐPN chiếm khoảng 75% nên khoảng 25% 
còn lại chính là mức đóng góp của yếu tố TFP.
Từ thực trạng và kết quả về các yếu tố 
nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế Vùng trên 
cho thấy:
•	Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của vùng 
KTTĐPN chủ yếu dựa vào sự đóng góp của yếu 
tố lượng vốn đầu tư. Nói một cách khác, những 
thành tựu tăng trưởng kinh tế của vùng phần 
nhiều xuất phát từ khả năng huy động các nguồn 
vốn trong và ngoài nước. Trong những năm qua, 
môi trường đầu tư ở nước ta đã được cải thiện 
tích cực. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật 
về tài chính đã từng bước được đổi mới theo 
hướng tạo cở sở sản xuất kinh doanh. Bên cạnh 
đó nhà nước cũng đã huy động các nguồn lực, 
tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ 
tầng kinh tế xã hội, góp phần giảm bớt các yếu 
tố chi phí đầu vào, chi phí trung gian cho các 
doanh nghiệp. Nhờ đó môi trường đầu tư và môi 
trường kinh doanh ở nước ta nói chung đã cởi 
mở, thông thoáng, minh bạch và có tính cạnh 
tranh cao. Điều đó thể hiện tỷ trọng vốn dành 
cho đầu tư phát triển của cả nước nói chung và 
của vùng KTTĐPN nói riêng ngày càng tăng.
9•	Thứ hai, tăng trưởng kinh tế của vùng còn 
chịu ảnh hưởng bởi yếu tố lao động. Tuy mức đóng 
góp của yếu tố này khá quan trọng nhưng theo số 
liệu cho thấy tác động của lực lượng lao động là 
nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, 
thực tế số lượng lao động của các tỉnh thành trong 
vùng chưa có nhiều thay đổi và có biến động giảm 
nhẹ trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này cho thấy 
lao động ở nước ta nói chung còn bộc lộ khá nhiều 
nhược điểm. Lực lượng lao động tuy đông về số 
lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, ít qua 
đào tạo. Do vậy, việc tăng lên trong nguồn lực lao 
động chưa hẳn đã góp phần tăng trưởng cho nền 
kinh tế của vùng KTTĐPN.
•	Thứ ba, sự đóng góp của yếu tố vốn đầu 
tư và lực lượng lao động chiếm khoảng ba phần 
tư (3/4) tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng 
KTTĐPN và sự đóng góp của yếu tố TFP đối 
với tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp (khoảng 
¼). Điều đó chứng tỏ, nền kinh tế của vùng vẫn 
đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa 
chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn 
chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển 
mạnh sang phát triển theo chiều sâu.
5. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Qua kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một 
số gợi ý chính sách về nguồn lực nhằm góp phần 
tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐPN như sau:
•	Chính sách liên quan đến yếu tố vốn
Theo Trần Thọ Đạt (2002), tăng lượng 
vốn đầu tư bằng cách tăng tích luỹ từ nội bộ nền 
kinh tế của vùng, song song với việc tập trung 
thu hút nguồn vốn từ bên ngoài để tạo tiền đề 
cho sự tăng trưởng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần 
hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút vốn và 
các yếu tố đầu vào chất lượng cao. Tạo cơ hội 
thu hút mạnh mẽ nguồn lực ngoài vùng, nhất là 
các nguồn lực nước ngoài chất lượng cao. 
Các chính sách riêng cho vùng KTTĐPN 
cần xây dựng, bao gồm: Chính sách thu hút và 
tạo vốn, chính sách phát triển khoa học công 
nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất 
lượng cao. Chính sách cần phải được đa dạng 
hóa các nguồn vốn đầu tư và sử dụng hợp lý 
nguồn vốn, có biện pháp khuyến khích toàn xã 
hội và các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, 
đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát huy được 
tiềm năng, lợi thế của Vùng.
Chính sách huy động nguồn vốn FDI và 
các địa phương khác trong nước, phải coi đây là 
hướng chủ đạo nhất để đảm bảo nguồn vốn cho 
phát triển vùng KTTĐPN. Thực hiện có hiệu 
quả cơ chế: tạo vốn bằng cách đấu giá chuyển 
quyền sử dụng đất, cho thí điểm các mô hình 
sinh thái đô thị theo hướng nông nghiệp công 
nghệ cao, du lịch sinh thái. Phát triển các hình 
thức đầu tư BOT, BT.
•	Chính sách liên quan đến yếu tố lao 
động
Nhà nước cần phải xác định rõ vai trò và 
nhiệm vụ quan trọng của các vùng trọng điểm, 
trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho 
các vùng. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đội 
ngũ doanh nhân giỏi, có trình độ cao để hội 
nhập quốc tế có hiệu quả (Ngô Văn Hải, 2016). 
Hàng năm, Nhà nước phải chú trọng đào tạo, bồi 
dưỡng kiến thức cho hàng nghìn doanh nhân, kỹ 
thuật viên lành nghề, cho các ngành kinh tế và 
lao động xuất khẩu. 
Hơn nữa, Nhà nước cần tập trung đầu 
tư đồng bộ cho đào tạo các nghề, đang là thế 
mạnh của vùng; ưu tiên tập trung đầu tư cho đào 
tạo các nghề mũi nhọn, các nghề đang có nhu 
cầu lớn về nhân lực chất lượng cao trong vùng. 
Ngoài ra, Nhà nước cũng nên phát triển hệ thống 
trung tâm giới thiệu việc làm: chuyển từ hình 
thức đầu tư dàn trải sang đầu tư có trọng điểm; 
tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ và 
thường xuyên tại các trung tâm nhằm nâng cao 
hơn nữa hiệu quả kết nối cung cầu lao động. 
Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền 
công theo hướng thị trường và tập trung xây 
dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội như là 
một công cụ quan trọng để góp phần ngằn ngừa 
và hạn chế những tiêu cực khi vùng KTTĐPN 
ngày càng có xu hướng hội nhập kinh tế nhằm 
Các yếu tố tác động đến...
10
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
khuyến khích và nâng cao nguồn nhân lực một 
cách hiệu quả.
•	Chính sách liên quan đến yếu tố TFP
Nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ 
tức là chúng ta đã nâng cao năng lực để có khả 
năng lực chọn công nghệ, tiếp nhận và sử dụng 
một cách hiệu quả trong sản xuất, dịch vụ, thích 
nghi hoá công nghệ nhập sao cho phù hợp với 
điều kiện địa phương. Mỗi doanh nghiệp phải 
xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ, thiết bị tạo 
ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, cần chú 
ý đến lợi ích lâu dài. 
Hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
dẫn đến chậm đổi mới công nghệ là thiếu thông 
tin về công nghệ, thiếu kiến thức, kinh nghiệm 
trong tìm kiếm, lựa chọn và mua bán công nghệ 
phù hợp với sản xuất, kinh doanh để nâng cao 
năng lực cạnh tranh của mình (Trần Thọ Đạt và 
Đỗ Tuyết Nhung, 2012).
Hơn nữa, vùng KTTĐPN cần có những 
chính sách chuyển giao công nghệ mới từ nước 
ngoài, nhằm tạo sức bật về công nghệ, nâng cao 
năng lực cạnh tranh, lựa chọn được công nghệ 
mới mang lại mức TFP cao hơn. Bên cạnh đó, 
chính sách đa dạng hóa các hình thức chuyển 
giao công nghệ như: khuyến khích nhập khẩu 
công nghệ, mua thiết bị mới, đầu tư trực tiếp 
nước ngoài, mua giấy phép sử dụng công nghệ 
sản xuất sản phẩm mới trong nước, hoặc những 
quy trình sản xuất mới cần được phát triển. 
Nhà nước cũng cần xây dựng đội ngũ cán 
bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mạnh, 
sáng chế công nghệ và tiếp thu sáng tạo công 
nghệ tiên tiến của nước ngoài, đáp ứng nhu cầu 
của quá trình phát triển, tiến hành việc lập kế 
hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết ở các cấp về 
phát triển khoa học công nghệ, phát triển các 
dịch vụ về sỡ hữu trí tuệ, tư vấn, thực hiện các 
dịch vụ mua bán công nghệ, giám định đánh giá 
chuyển giao công nghệ trong Vùng.
Nhìn chung, việc phát triển các nguồn lực 
vùng KTTĐPN hiện nay vẫn rất cần có các chính 
sách riêng mang tính đặc thù cho sự phát triển 
bền vững. Các chính sách phải hướng tới mục 
tiêu chính là tạo đòn bẩy cho vùng chủ động tự 
thân vận động để phát triển, phải đảm bảo toàn 
diện, hệ thống nhưng cần có sự chú trọng khác 
nhau trong từng giai đoạn phát triển của Vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đại Dũng và Phạm Thu Phương (2008). 
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tạp 
chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh 
tế và Kinh doanh, 25, 82-91.
2. Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright 
(2013). Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế.
3. Đỗ Đức Bình (2013). Chất lượng tăng trưởng 
kinh tế Việt Nam dưới góc độ hiệu quả và 
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Hiện 
trạng và một số giải pháp. NXB: Trường Đại 
học Kinh tế Quốc dân.
4. Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái (2014). 
Tổng quan kinh tế Việt Nam 2013. Hà Nội, 
Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách.
5. Stiglitz J., Ocanpo. J., Spiegel S., FFrench-
Davis R. và Nayyar. D. (2006). Ổn định với 
tăng trưởng kinh tế: Kinh tế học vĩ mô, Tự do 
hóa, và Phát triển. NXB Đại học Oxford.
6. Tổng cục Thống kê (2016). Tình hình kinh tế 
xã hội.
7. Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2012). Vai 
trò của Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) 
trong chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế 
quốc dân. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2011). 
Vai trò của năng suất tổng hợp nhân tố trong 
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Kinh 
tế và Phát triển, 169.
9. Trần Thọ Đạt (2002). Determinants of TFP 
growth in Vietnam in the period 1986-2000. 
Survey Report – APO.
10. Ngô Văn Hải (2016). Phát triển các 
nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa và hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh 
tế, Trường Đại học Kinh tế Luật TP.HCM.

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_tang_truong_kinh_te_tai_vung_trong_d.pdf