Các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận chuyển hành khách bằng đường hàng không

Cuộc sống và các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống đòi hỏi con người phải di chuyển từ nơi

này đến nơi khác. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của nhân loại, các phương tiện vận tải

cũng phát triển đến những trình độ nhất định và rơi vào trạng thái cạnh tranh nhau gay gắt. Người

sử dụng các phương tiện này đứng trước rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, các yếu tố phía sau thúc

đẩy con người đưa ra quyết định sử dụng một phương thức nhất định, đặc biệt là vận tải hàng không

vẫn chưa được tìm hiểu cụ thể và rõ ràng tại Việt Nam. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện đề tài : “Các

yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận chuyển hàng không” nhằm tìm ra câu trả

lời cho vấn đề trên.

pdf 5 trang kimcuc 7760
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận chuyển hành khách bằng đường hàng không", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận chuyển hành khách bằng đường hàng không

Các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận chuyển hành khách bằng đường hàng không
17
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN 
PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG 
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
 Lê Ngô Ngọc Thu *, Phan Thị Như Quỳnh *
TÓM TẮT
Cuộc sống và các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống đòi hỏi con người phải di chuyển từ nơi 
này đến nơi khác. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của nhân loại, các phương tiện vận tải 
cũng phát triển đến những trình độ nhất định và rơi vào trạng thái cạnh tranh nhau gay gắt. Người 
sử dụng các phương tiện này đứng trước rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, các yếu tố phía sau thúc 
đẩy con người đưa ra quyết định sử dụng một phương thức nhất định, đặc biệt là vận tải hàng không 
vẫn chưa được tìm hiểu cụ thể và rõ ràng tại Việt Nam. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện đề tài : “Các 
yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận chuyển hàng không” nhằm tìm ra câu trả 
lời cho vấn đề trên.
Từ khoá: yếu tố tác động, hành vi lựa chọn, phương thức vận chuyển hành khách, 
đường hàng không. 
FACTORS AFFECTING CHOICE BEHAVIOR TOWARDS MEANS TO 
PASSENGER TRANSPORT BY AIR
ABSTRACT
 Life and urgent needs necessitate human being moving from one place to another. Mean of 
transportation in conjunction with human kind technical and scientific development level and fallen 
into a state of harsh competition. The users have faced a good selection of means of transportation. 
However, the underlying factors prompting people to arrive at a decision on a fixed means, especially 
by airway haven’t yet been specifically and clearly examined in Viet Nam. The authors, therefore, 
conduct the topic “Factors affecting choice behavior towards means to passenger transport by air”
Key words: effecting factors, choosing behavior, customer means of transportation, air.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bằng các phương pháp nghiên cứu định 
tính lẫn định lượng và cách thức phân tích 
dữ liệu có từ nhiều nguồn khác nhau. Nhóm 
nghiên cứu đã tìm ra được các yếu tố tác động 
đến quá trình ra quyết định lựa chọn một 
phương tiện vận tải, đo lường được mức tác 
động của chúng đồng thời, xây dựng được 
các giải pháp, kiến nghị để các nhà chức trách 
hàng không dựa vào đó điều hành quá trình 
khai thác của mình một cách hiệu quả nhất.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra 
quyết định chọn một phương tiện vận tải
* Học viện Hàng không Việt Nam
Các yếu tố . . .
18
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Phác họa hình ảnh từng đối tượng tham 
gia từng phương thức vận tải, đặc biệt là 
phương thức vận tải hàng không.
Xác định mức tác động của các yếu tố dẫn 
đến sự thay đổi quyết định lựa chọn trước đó
Thảo luận một số giải pháp, kiến nghị nhà 
khai thác hàng không thay đổi để có thu hút 
được nhiều người sử dụng hơn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn 
phương thức vận chuyển của người tiêu dùng 
khi họ muốn di chuyển giữa TP HCM và các 
tỉnh lân cận
 3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Hành vi lựa chọn của hành khách trên các 
tuyến:
- Đối tượng khảo sát: 500 người dân đnag 
sinh sống tại TP HCM đã từng di chuyển trên 
các tuyến nêu trên
- Thời gian: từ tháng 01 năm 2013 đến 
tháng 09 năm 2013
- Địa điểm khảo sát: khu vực Thành Phố 
Hồ Chí Minh
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính kết 
hợp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thảo 
luận, phỏng vấn, phát phiếu điều tra
- Phương pháp phân tích dữ liệu: điều tra 
phân tích hệ thống, thống kê, so sánh.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4.1. Lý thuyết hành vi
4.1.1. Khái niệm hành vi
Hành vi là xử sự của con người trong một 
hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện ra bên ngoài bằng 
lời nói, cử chỉ nhất định. Vì vậy hành vi của 
con ngườilà một chuỗi các hành động lặp đi 
lặp lại. Hành động là những hoạt động có 
mục đích cụ thể, phương tiện cụ thể tại một 
địa điểm cụ thể. Như vậy, đơn vị cơ sở của 
hành vi là hành động và do đó hành vi của con 
người có tính chất hướng đích.(Trích theo: 
Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực trường ĐH 
Kinh Tế.).
4.1.2. Hành vi lựa chọn là gì?
Lý thuyết lựa chọn kinh tế dựa trên khái 
niệm Hữu Dụng (utility). Hữu Dụng (utility) 
được định nghĩa là mức thỏa mãn hoặc hài 
lòng đi cùng với những sự lựa chọn thay thế. 
Các nhà kinh tế cho là khi các cá nhân đối 
mặt với một sự lựa chọn những hàng hoá thay 
thế khả dĩ, họ luôn lựa chọn hàng hoá thay 
thế mang lại mức Hữu Dụng (utility) lớn nhất. 
(Trích theo: kinh tế vi mô – lý thuyết lựa chọn)
 Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nhu cầu của 
con người không chỉ giới hạn ở hình thái vật 
chất mà còn là những nhu cầu về mặt tinh thần; 
nhu cầu của con người ngày càng phong phú 
về số lượng cũng như về chất lượng; đó chính 
là động cơ, là nguyên nhân thúc đẩy các cá 
nhân tham gia vào các hoạt động xã hội khác 
nhau và có những nhu cầu lựa chọn khác nhau.
Hà Nội
Phan
Thiết
Đà
Nẵng
19
Các yếu tố . . .
4.2. Nhóm các nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn phương thức vận tải
Đặc điểm phương tiện đi lại
• Thời gian
• Chi phí
• Mức độ thuận tiện
Yếu tố kinh tế - Xã hội
• Giới tính
• Tuổi
• Thu nhập
• Nghề nghiệp
• Trình độ học vấn 
• Tình trạng sức khỏe
• Có sỡ hữu xe máy
Đặc điểm chuyến đi
• Điểm đầu - Cuối 
• Chiều dài chuyến đi
• Mục đích chuyến đi 
• Tần suất của chuyến đi 
• Thời gian đi lại 
• Phương tiện chọn 
• Giá vé / chi phí 
• Đi một mình hay theo 
đoàn 
• Tự bỏ tiền ra hay ai đài 
thọ chi phí đi lại
• Có mang theo hành lý 
cồng kềnh hay không? 
Chất lượng dịch vụ của 
loại hình vận tải
• Dịch vụ có sẵn
• Mức độ an ninh 
• Mức độ an toàn 
• Dịch vụ có hay bị trì 
hoãn, chậm trễ 
• Có ghế riêng 
• Nghỉ ngơi, giải trí 
trong lúc di chuyển 
Hành vi 
lựa chọn 
phương 
thức vận 
tải
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương thức vận tải trên các 
chặng khảo sát
Đặc điểm phương tiện đi lại
• Thời gian
• Chi phí
• Mức độ thuận tiện
Yếu tố kinh tế - Xã hội
• Giới tính
• Tuổi
• Thu nhập
• Nghề nghiệp
• Trình độ học vấn 
• Tình trạng sức khỏe
Đặc điểm chuyến đi
• Chiều dài chuyến đi
• Mục đích chuyến đi 
• Thời gian đi lại 
Chất lượng dịch vụ của 
loại hình vận tải
• Dịch vụ có sẵn
• Dịch vụ có hay bị trì 
hoãn, chậm trễ 
Hành vi lựa chọn 
phương thức vận tải
20
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
5.2. Chân dung hành khách trên các phương thức vận chuyển
Loại hình Chân dung hành khách
Máy bay
 Những người sức khỏe yếu
 Người trong độ tuổi trẻ, đa số là Nam làm nhân viên 
văn phòng, có mục đích chuyến đi là công vụ, công tác. 
 Những người trung niên (26-35 tuổi), trình độ đại học 
có xu hướng lựa chọn phương tiện hàng không đối với 
những chặng đường xa. 
 Thu nhập càng tăng thì người ta có xu hướng lựa chọn 
hàng không nhiều hơn. 
Tàu lửa
 Người trong độ tuổi già, đa số là Nam, có thu nhập 
trung bình và thấp và hay bị say xe
Xe khách
 Công nhân, học sinh, người lao động người, chủ kinh 
doanh buôn bán có thu nhập trung bình thấp, sức khỏe và 
các chặng hành trình ngắn
5.3. Xác định mức tác động của các yếu 
tố đến quyết định lựa chọn phương thức 
vận tải của hành khách
Thứ nhất, nếu giảm chi phí đi bằng các 
phương tiện máy bay, tàu lửa, xe khách với 
cùng tỷ lệ giảm như nhau cho các phương 
tiện thì xác suất hành khách chọn máy bay 
sẽ tăng lên. Phần xác suất lựa chọn máy bay 
tăng lên đó tỷ lệ thuận với các mức tăng tỷ lệ 
giảm chi phí (10%, 15%, 20%). Vì vậy, nếu 
tăng tỷ lệ giảm chi phí thì xác suất lựa chọn 
máy bay sẽ tăng.
Thứ hai, nếu giảm thời gian đi bằng các 
phương tiện tiện máy bay, tàu lửa, xe khách với 
cùng tỷ lệ giảm như nhau cho các phương tiện 
thì xác suất hành khách chọn máy bay giảm, 
trong khi xác suất các phương tiện còn lại có 
thay đổi (cụ thể là xác suất tăng). Phần xác suất 
lựa chọn máy bay giảm xuống đó tỷ lệ thuận 
với các mức tăng tỷ lệ giảm thời gian (10%, 
15%, 20%). Vì vậy, nếu tăng tỷ lệ giảm thời 
gian thì xác suất lựa chọn máy bay sẽ giảm.
Thứ ba, nếu giảm đồng thời cả chi phí và 
thời gian đi bằng các phương tiện máy bay, 
tàu lửa, xe khách với cùng tỷ lệ giảm như 
nhau cho các phương tiện (tỷ lệ giảm chi phí 
bằng tỷ lệ giảm thời gian) thì xác suất hành 
khách chọn máy bay giảm, trong khi đó xác 
suất chọn tàu lửa cũng giảm nhưng xác suất 
chọn xe khách tăng . Phần xác suất lựa chọn 
máy bay giảm xuống đó tỷ lệ thuận với các 
mức tăng tỷ lệ giảm chi phí và tăng tỷ lệ giảm 
thời gian (10%, 15%, 20%). Vì vậy, nếu tăng 
tỷ lệ giảm chi phí và tỷ lệ giảm thời gian thì 
xác suất lựa chọn máy bay sẽ giảm theo.
6. KẾT LUẬN
Đối với các phương thức có thời gian vận 
tải trong thực tế càng dài thì khi tác động cùng 
lúc giảm cùng một tỷ lệ thời gian nhất định 
cho tất cả các phương thức, trong điều kiện 
chi phí nếu đi bằng phương tiện đó không đổi, 
hành khách sẽ lựa chọn phương thức có thời 
gian vận tải dài đó vì tổng thời gian càng dài 
21
Các yếu tố . . .
phí như thế có thể mang lại hiệu quả cao hơn 
với điều kiện cân nhắc các nguồn lực hiện có 
của đơn vị mình thật hợp lý.
Tóm lại, đề tài đã góp phần chỉ ra cho 
các nhà kinh doanh vận tải các yếu tố dẫn 
đến hành vi lựa chọn các phương thức vận tải 
khác nhau của khách hàng. Ứng với mỗi loại 
hình vận tải sẽ có chân dung khách hàng nhất 
định, các nhà quản lý có thể sử dụng thông tin 
này như là cơ sở để xác định phân khúc khách 
hàng mục tiêu nhằm đưa ra các chính sách 
quảng bá và phục vụ thích hợp. Bên cạnh đó, 
đề tài còn chỉ ra mức tác động của các yếu 
tố giúp nhà quản lý các phương thức vận tải 
có thể suy xét và phân tích lựa chọn mức tác 
động nào là hợp lý lên các yếu tố để đạt được 
lợi ích lớn nhất. 
thì giá trị thời gian giảm càng lớn. Như vậy, 
với chi phí không đổi, hành khách sẽ lựa chọn 
phương tiện mà trước đó có thời gian vận tải 
dài nhưng giờ đã được tác động làm giảm 
thời gian. Điều này lý giải cho việc giảm thời 
gian với cùng tỷ lệ cho các phương tiện thì 
hành khách tăng lựa chọn tàu lửa và xe khách 
thay vì lựa chọn hàng không, do tàu lửa và xe 
khách có thời gian vận tải dài.
Việc tác động vào chi phí, cụ thể là giảm 
có tác động tích cực nhất đến việc tăng xác 
suất lựa chọn của hành khách đối với phương 
tiện máy bay. Do đó, nhà khai thác hàng 
không cân nhắc, tính toán tác động vào yếu tố 
chi phí như thế nào, tác động bao nhiêu để đạt 
được hiệu quả khai thác nhất định. Việc kết 
hợp tác động vào cả yếu tố thời gian và chi 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dương Cao Thái Nguyên chủ biên (2010), khái quát hàng không dân dụng, NXB Khoa Học Xã hội, 
Tp.Hồ Chí Minh
[2]. Mai Quốc Chánh, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
[3]. Tàu lửa, ô tô, máy bay có thể truy cập vào trang web:
bay,  
wiki/%C3%94_t%C3%B4
[4]. Thông cáo báo chíwww.vietnamairlines.com, có thể truy cập vào trang web:
vietnamairlines.com/wps/portal/vn/site/about_us/press_room/
[5]. Quỳnh Anh (6/4/2012) “Vietnamairline sẽ cổ phần hóa”, dantri.com và có thể truy cập vào trang 
web:
htm
[6]. Menard, S. 2002. Applied Logistic Regression Analysis (2nd edn). Thousand Oaks, CA: Sage 
Publications. Series: Quantitative Applications in the Social Sciences, No. 106 (1st edn), 1995.
[7]. O’Connell, A. A. 2005. Logistic Regression Models for Ordinal Response Variables. Thousand 
Oaks, CA: Sage Publications. Quantitative applications in the social sciences, Volume 146.
[8]. Pampel, F. C. 2000. Logistic Regression: A Primer. Sage quantitative applications in the Social 
Sciences Series #132. Thousand Oaks, CA: Sage Publications.
[9]. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_hanh_vi_lua_chon_phuong_thuc_van_chu.pdf