Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty đa quốc gia đến từ châu Mỹ tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những điểm đầu tư lý tưởng của Châu Á, do đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến

sự phát triển của các công ty đa quốc gia nói chung và các công ty đến từ Châu Mỹ nói riêng tại Việt Nam là hướng nghiên

cứu cần thiết. Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển này trên 40

công ty con thuộc công ty đa quốc gia (MNCs) nằm ở khu vực Bắc Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu dựa

trên phương pháp ước lượng bình quân bé nhất đã chỉ ra rằng các yếu tố về khả năng quản lý nợ, quy mô công ty, số lượng

lao động sẽ tương quan thuận với sự phát triển của các MNCs này. Ngoài ra, bài viết cũng đã xem xét các yếu tố khác như

số năm hoạt động, đặc điểm nhà quản lý, xuất khẩu, khác biệt văn hóa để đánh giá sự ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự phát

triển nhưng kết quả các biến không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu. Vì vậy, để thành công và phát triển tại nước tiếp

nhận đầu tư là nước đang phát triển, các MNCs nên chú trọng về khả năng tài chính, đặc biệt là quản lý nợ. Kết quả của

nghiên cứu có thể được dùng để xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của MNCs Mỹ tại Việt Nam.

pdf 6 trang kimcuc 17860
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty đa quốc gia đến từ châu Mỹ tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty đa quốc gia đến từ châu Mỹ tại Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty đa quốc gia đến từ châu Mỹ tại Việt Nam
JOURNAL OF SCIENCE
OF LAC HONG UNIVERSITY
JSLHU 
 Tp chí Khoa hc Lc Hng      
Tp chí Khoa hc Lc Hng 33
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY 
ĐA QUỐC GIA ĐẾN TỪ CHÂU MỸ TẠI VIỆT NAM 
Determinants affect the development of American multinational corporations 
in Vietnam 
Trần Thị Bạch Yến1, Trần Thu Hương 2,*, Phan Thanh Khiết3 
1ttbyen@ctu.edu.vn, 2huongtran@ctu.edu.vn 
1,2,3Khoa Kinh Tế; Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, Việt Nam 
TÓM TẮT. Việt Nam là một trong những điểm đầu tư lý tưởng của Châu Á, do đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến 
sự phát triển của các công ty đa quốc gia nói chung và các công ty đến từ Châu Mỹ nói riêng tại Việt Nam là hướng nghiên 
cứu cần thiết. Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển này trên 40 
công ty con thuộc công ty đa quốc gia (MNCs) nằm ở khu vực Bắc Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu dựa 
trên phương pháp ước lượng bình quân bé nhất đã chỉ ra rằng các yếu tố về khả năng quản lý nợ, quy mô công ty, số lượng 
lao động sẽ tương quan thuận với sự phát triển của các MNCs này. Ngoài ra, bài viết cũng đã xem xét các yếu tố khác như 
số năm hoạt động, đặc điểm nhà quản lý, xuất khẩu, khác biệt văn hóa để đánh giá sự ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự phát 
triển nhưng kết quả các biến không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu. Vì vậy, để thành công và phát triển tại nước tiếp 
nhận đầu tư là nước đang phát triển, các MNCs nên chú trọng về khả năng tài chính, đặc biệt là quản lý nợ. Kết quả của 
nghiên cứu có thể được dùng để xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của MNCs Mỹ tại Việt Nam. 
TỪ KHÓA: Đa quốc gia Mỹ; Hiệu quả hoạt động; Quản lý nợ; Quy mô; Khoảng cách văn hóa 
ABSTRACT. To expand greater achievement in international investment, multinational corporations (MNCs) have tried their 
best to significantly operate their subsidiary network at global extent, Vietnam included. Vietnam is considered as one of the 
idealest destinations for MNCs to invest in compared to other Asian markets, hence analyzing the determinants that possibly 
affect MNCs’ operation and development in the host countries is essential. In particularly, it is important to investigate factors 
that impact the economic development of American subsidiaries in Vietnam. We, thus, extract the information from 40 
American subsidiaries to examine such factors by OLS analysis. The findings revealed that debt managing capacity, size of 
the firms, and number of employees present positive correlations to the economic development of such subsidiaries. Besides, 
it is revealed that other elements such as international experience, managers’ characteristics, and cultural distance showed 
statistical insignificance to firm’s economic development. Managerial implications for improving the subsidiaries’ growth in 
Vietnam could be introduced. 
KEYWORDS: MNC in Americas; Performance; Debt Management; Scale; Cultural Distance 
1. GIỚI THIỆU 
Châu Mỹ nói chung, đặc biệt là Bắc Mỹ là một trong 
những khu vực có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, là đối 
tác chiến lược kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Sự phát 
triển kinh tế Việt Nam gắn liền với quốc gia Hoa Kỳ, Canada, 
Mexico,... từ các khoản viện trợ đến sự đóng góp của các 
công ty đa quốc gia Bắc Mỹ có mặt tại Việt Nam như Coca-
Cola (hoạt động tại Việt Nam năm 1994), Pepsico (hoạt động 
tại Việt Nam năm 1994) hay Unilever (hoạt động tại Việt 
Nam năm 1995),...Thế nhưng, một trong những hạn chế mà 
các công ty vừa và nhỏ Bắc Mỹ còn yếu là kinh nghiệm về 
thị trường nước ngoài, các nghiên cứu văn hóa trên thế giới 
dưới góc độ chiến lược doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Thực 
tế đã chứng minh, một số công ty đa quốc gia với vốn hiểu 
biết sâu rộng về văn hóa Việt đã đem lại thành công, có thể 
kế đến như Unilever với sản phẩm Sunsilk bồ kết và P/S 
muối, P/S trà xanh... nhưng Unilever lại cực kì chật vật trong 
giai đoạn đầu vào Việt Nam do sự khác biệt về văn hóa. 
Đã có những nghiên cứu khoa học vận dụng thành công 
các khái niệm về văn hóa và khoảng cách văn hóa để giải 
thích về mối liên kết và quá trình quốc tế hóa của công ty đa 
quốc gia và xem yếu tố văn hóa như biến số để giải thích về 
hiệu quả và mức độ kinh doanh quốc tế của MNCs. Điều đó 
chứng tỏ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa trong kinh doanh, 
nhất là trong bối cảnh các quốc gia đang ngày càng hội nhập 
sâu với thế giới như Việt Nam là rất quan trọng. Từ thực tế 
đó, nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển 
của công ty đa quốc gia đến từ Châu Mỹ tại Việt Nam” trong 
đó có yếu tố khoảng cách văn hóa được thực hiện. 
2. NỘI DUNG 
 Các nhà đầu tư đến từ Châu Mỹ đã đầu tư vào 17/21 ngành 
trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó vốn 
đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 
17 dự án, tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 4,68 tỷ USD (chiếm 
42,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam). Lĩnh 
vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về tổng số dự án 
với 323 dự án, tổng số vốn đăng ký đứng thứ hai đạt 2,24 tỷ 
USD (chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt 
Nam). Còn lại là một số lĩnh vực khác. 
Sự phát triển doanh nghiệp là một trong những đề tài được 
phân tích nhiều nhất trong kinh tế học thuật. 
Theo Storey (1994), có sự tương tác giữa 3 nhóm phát 
triển ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, chính 
là: (i) năng lực doanh nhân, (ii) doanh nghiệp và (iii) chiến 
lược doanh nghiệp. Đối với (i), Storey cho rằng có vài yếu tố 
tác động đến nó, ví dụ như là kinh nghiệm, tuổi tác và động 
lực. Đối với (ii), đặc điểm của doanh nghiệp, cái mà ảnh 
hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, chính là: 
Received: March, 8th, 2018. 
Accepted: July, 18th, 2018 
*Corresponding author. 
E-mail: huongtran@ctu.edu.vn 
 
Tp chí Khoa hc Lc Hng34
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty đa quốc gia đến từ Châu Mỹ tại Việt Nam 
Hình 1. Tỷ trọng ngành đầu tư của MNCs đến từ 
Hoa Kỳ và Canada 
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2017) 
kinh nghiệm doanh nghiệp trên thương trường, quy mô 
doanh nghiệp và vị trí doanh nghiệp đang kinh doanh. Đối 
với (iii), sự phát triển của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng 
bởi các chiến lược liên quan đến công nghệ hoặc xuất khẩu. 
Ngoài ra, Storey còn chỉ ra được một số rào cản đối với sự 
phát triển của doanh nghiệp như: sự sẵn có trong việc mở 
rộng tài chính, sự phát triển về cầu, về sự cạnh tranh hay về 
các kĩ năng như kĩ năng marketing, bán hàng, kĩ năng quản 
lí hay thậm chí là kĩ năng của người lao động cũng là rào cản 
đối với sự phát triển của doanh nghiệp. 
Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu (Mata, 1994; Hall, 1987, 
Dunnevà cộng sự, 1989) đều tìm ra được sự ảnh hưởng đến 
sự phát triển của công ty là do quy mô và tuổi đời công ty, 
họ cho rằng các công ty non trẻ, nhỏ có xu hướng phát triển 
mạnh hơn các công ty lớn và có tuổi đời cao. Almus và 
Nerlinger (2000), Davidsson và cộng sự (2002), Glancey 
(1998), Wijewardena và Tibbits (1999) đều cho ra kết quả 
nghịch biến giữa sự phát triển và tuổi đời công ty. 
Hall (1987), Harhoff và cộng sự (1998), Yasuda (2005) 
cũng đã chỉ ra rằng, công tác R&D cũng ảnh hưởng đến sự 
phát triển của công ty. Kết quả chỉ rằng R&D làm tăng tỉ lệ 
phát triển của công ty. Ngoài ra, Storey (1994) cũng đề cập 
đến những hạn chế về tài chính là một trong những hàng rào 
quan trọng ngăn cản sự phát triển của công ty. 
Các nhà nghiên cứu như là Storey (1994), Kirchhoff và 
cộng sự (2002), Davidsson và cộng sự (2002), Henrekson và 
Johansson (2008) đều cho rằng quy mô công ty là một trong 
những nhân tố quan trọng nhất để xác định sự phát triển của 
công ty. Bigsten và Gebreeyesus (2007) phát hiện ra rằng 
quy mô công ty sẽ có quan hệ nghịch chiều với sự phát triển. 
You (1995) cũng đi đến kết luận tương tự như vậy trong bài 
nghiên cứu của tác giả này. 
Phần lớn các bài nghiên cứu về sự phát triển đều tập trung 
phân tích vào sự tác động của yếu tố R&D. Del Monte và 
Papagni (2003) chỉ ra rằng, sự phát triển của doanh nghiệp 
có liên hệ thuận chiều với khối lượng nghiên cứu. Adamou 
và Sasidharan (2007) cũng cho rằng, công tác R&D là nhân 
tố cần thiết để xác định sự phát triển doanh nghiệp. Tuy 
nhiên, một số nghiên cứu lại gặp khó khăn trong việc xác 
định ý nghĩa của R&D đến sự phát triển. Ví dụ điển hình như 
Brouwer, Kleinknecht và Reijnen (1993) cho thấy chi phí 
R&D không có ý nghĩa trong bài nghiên cứu của họ về sự 
phát triển doanh nghiệp. Corsino và Gabriele (2011) cũng 
đưa ra kết luận tương tự, việc nghiên cứu nhìn chung không 
có ý nghĩa trong sự phát triển của một doanh nghiệp. 
Mô hình nghiên cứu 
Từ việc tổng hợp nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến 
sự phát triển của các công ty con đến từ Châu Mỹ (gọi chung 
là MNCs Mỹ từ đây), tác giả đã xây dựng giải thuyết cho 
việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của 
các MNCs Châu Mỹ tại Việt Nam. Lý giải cho việc nghiên 
cứu tập trung vào nhóm các công ty con của các MNCs đến 
từ Bắc Mỹ do theo Bộ KHĐT (2017) trên 80% các MNCs 
của Mỹ đã và đang đầu tư tại Việt Nam đến từ khu vực Bắc 
Mỹ bao gồm Mỹ, Canada, và quốc gia khác thông qua các 
biến như sau: 
Hình 2. Mô hình nghiên cứu 
2.1 Giả thuyết 
Dựa vào lược khảo và tổng hợp từ các mô hình nghiên cứu 
trước, tác giả đưa ra ba giả thuyết dùng để kiểm định như 
sau: 
Giả thuyết 1: Khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam (host 
country) và các quốc gia (home countries) càng lớn thì sự 
phát triển của các công ty con sẽ càng nhỏ. Trong môi trường 
hội nhập ngày càng sâu, văn hóa càng trở nên đa dạng và hài 
hòa trên phạm vi toàn cầu. Một trong những rào cản lớn nhất 
đối với các công ty mong muốn thâm nhập thị trường nước 
ngoài đó chính là hàng rào về văn hóa, thể chế. 
Giả thuyết 2: Các công ty con có quy mô lớn sẽ phát triển 
hơn các công ty có quy mô nhỏ. Theo tác giả, quy mô công 
ty càng lớn thì công ty sẽ càng có nhiều nguồn lực cả về con 
người (Human resource) và tài chính (Financial resource), 
đây là nền tảng cho sự phát triển. Vì vậy, công ty nắm giữ 
lợi thế này sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển. 
Giả thuyết 3: Công ty con có khả năng quản lý nợ càng tốt 
thì càng phát triển. Nguồn lực về tài chính là cực kì quan 
trọng đối với một tổ chức, cho phép họ đầu tư thiết bị mới, 
phát triển sản phẩm và quảng bá danh tiếng công ty trong thị 
trường mới. Một trong các chỉ số quan trọng để phản ánh 
nguồn lực tài chính công ty đó chính là chỉ số liên quan đến 
nợ. Nợ luôn tồn tại hai mặt, nếu như một công ty có tỷ lệ nợ 
thấp, ngụ ý khả năng phá sản của công ty sẽ thấp. Công ty 
nếu như muốn huy động vốn từ các nguồn vay, điều đầu tiên 
họ xem xét là khả năng trả nợ. Trong bài nghiên cứu này, tác 
giả sử dụng tỷ số nợ trên tổng tài sản (debt ratio) để phản ánh 
khả năng quản lý nợ của một công ty. Tỷ lệ này càng thấp, 
thì công ty quản lý nợ càng tốt. Ngược lại, tỷ số này càng 
cao, nợ của công ty sẽ càng cao, công ty càng có nhiều khả 
năng phá sản. 
2.2 Phương pháp đo lường biến 
Biến phụ thuộc là sự phát triển của công ty (Y): được thể 
hiện thông qua 2 biến: rev (doanh thu) và prof (lợi nhuận). 
Doanh thu và lợi nhuận càng lớn thì sự phát triển của công 
ty sẽ càng cao. Giá trị càng lớn thể hiện công ty có doanh thu 
từ xuất khẩu càng cao. Giá trị này được thu thập từ các báo 
- 
+ 
Khả 
năng 
quản lý 
nợ 
Khoảng 
cách văn 
hóa 
Quy 
mô 
công 
ty 
Sự phát triển 
của MNCs Mỹ 
Sự phát triển 
của công ty đa 
quốc gia Bắc 
Mỹ 
Yếu tố 
khác 
- Số năm 
hoạt động 
của công ty 
con 
- Giới tính 
người quản 
lí 
- Kinh 
nghiệm nhà 
quản lí 
- Xuất 
khẩu 
- Số lượng 
nhân viên 
+ 
Tp chí Khoa hc Lc Hng 35
Trần Thị Bạch Yến Trần Thu Hương, Phan Thanh Khiết 
cáo tài chính thường niên của 40 MNCs trên trang web chính 
thức của từng công ty từ 2012 đến năm 2016. 
Các biến độc lập: Đặc điểm của các trong mô hình 
nghiên cứu được tổng hợp như sau: 
Bảng 1. Diễn giải, cách thức đo lường và kỳ vọng 
 các biến trong mô hình 
Biến 
Ký 
hiệu 
Đo lường 
Kỳ 
vọng 
Biến phụ thuộc 
Doanh thu 
(Y1) 
Rev 
Trung bình cộng 
doanh thu của công ty 
con từ năm 2012-2016 
Lợi nhuận 
((Y2) 
Prof 
Trung bình cộng lợi 
nhuận của công ty con 
từ năm 2012-2016 
Biến độc lập 
Khoảng cách 
văn hóa 
CD 
Sử dụng 6 khía cạnh 
của Hofstede và công 
thức của Kogut và 
Sigh (1998) 
- 
Quy mô 
 công ty 
Size 
Trung bình cộng tổng 
tài sản của công ty con 
từ năm 2012-2016 
+ 
Khả năng 
quản lý nợ 
DA 
Trung bình cộng tỷ số 
nợ trên tổng tài sản 
(D/A) của công ty đa 
quốc gia từ năm 2011-
2016 
- 
Biến kiểm soát 
Số năm 
hoạt động 
Age 
Tổng số năm hoạt 
động của công ty tính 
đến năm 2016 
+ 
Giới tính 
quản lý 
Gender 
Là biến giả, nhận giá 
trị là 1 nếu là nam, 0 
nếu là nữ 
+ 
Kinh nghiệm 
quản lý 
Exp 
Tổng số năm tham gia 
công việc điều hành 
quản lý thuộc lĩnh vực 
hoạt động của công ty 
hiện tại, được tính đến 
năm 2016 
+ 
Xuất khẩu Ex 
Là biến giả, 1 nếu 
công ty có xuất khẩu, 
0 nếu ngược lại 
+ 
Số lượng 
 nhân viên 
Empl 
Trung bình cộng số 
nhân viên của công ty 
con từ năm 2012-2016 
+ 
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng STATA, 2016) 
Biến khoảng cách văn hóa (CD) dựa vào phương pháp 
của Kogut và Singh (1988), tác giả sẽ tính được khoảng cách 
văn hóa giữa Việt Nam và các nước. Chỉ số khoảng cách văn 
hóa được xác định bởi công thức: 
 � = ∑ ( − )
//6

 (1) 
Trong đó: 
CDj: Khoảng cách văn hóa giữa quốc gia j và quốc gia u. 
Iij: Chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của nước đi đầu tư thứ 
j. 
Vi: Phương sai của chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i. 
Giá trị này càng lớn thì khoảng cách văn hóa giữa 
Việt Nam và các nước khu vực Bắc Mỹ sẽ càng lớn. 
2.3 Phương pháp ước lượng mô hình 
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bằng 
phương pháp bình quân bé nhất (OLS) để ước lượng tác động 
của các yếu tố đến doanh thu và lợi nhuận của công ty con. 
Phương trình ước lượng được thể hiện như sau: 
Y = β0 + β1cd + β2size + β3DA + β4empl+ β5age + β6gender 
 + β7exp + β8ex+ ε 
Trong đó: 
- Y: Biến phụ thuộc (doanh thu và lợi nhuận của công ty 
con). 
- β0: Hệ số chặn của mô hình (giá trị của Y khi tất cả giá 
trị X bằng 0) 
- β1->4: Lần lượt là hệ số ước lượng của khoảng cách văn 
hóa, quy mô và khả năng quản lý nợ. 
- β5->8: Lần lượt là hệ số ước lượng các biến kiểm soát về 
số lượng nhân viên, số năm hoạt động công ty, giới tính 
người quản lý, kinh nghiệm người quản lý và xuất khẩu. 
- ε: Sai số của mô hình hồi quy. 
3. KẾT QUẢ 
3.1 Mô tả thống kê và ma trận tương quan 
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu không 
gian nên sẽ bỏ qua phần kiểm định tự tương quan của dữ liệu. 
Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định White để kiểm tra 
hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Heteroscedasticity), 
và kết quả cho thấy rằng, cả 2 mô hình đều chấp nhận giả 
thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai sai số 
thay đổi (Pdoanh thu=0,4135; Plợi nhuận= 0,4110) (Phụ lục Bảng 
2a và 2b) 
3.2 Kết quả và thảo luận 
Từ kết quả hồi quy của bảng 2 về sự cải thiện của R2 từ 
0,5112 (mô hình 1) đến 0,7047 (mô hình 5). Điều này chứng 
tỏ mô hình 5 có khả năng giải thích 70,47% các nhân tố tác 
động đến sự phát triển của MNCs Bắc Mỹ tại Việt Nam 
thông qua doanh thu và là mô hình tốt nhất, đầy đủ nhất trong 
5 mô hình đưa ra ước lượng. Mô hình 5 xem xét đầy đủ tác 
động của 8 biến, gồm 3 biến độc lập: khoảng cách văn hóa 
(CD), tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA), quy mô công ty (size) 
và 5 biến kiểm soát: giới tính nhà quản lý (GENDER), số 
năm hoạt động (AGE), kinh nghiệm quản lý (EXP), xuất 
khẩu (EX) và số lượng nhân viên (EMPL). Kết quả ước 
lượng trong mô hình 5 (Bảng 3) được viết lại vào mô hình 
hồi quy và phân tích như sau: 
Lnrev (Y1) = 23,213 – 0,776DA +0,000004Size 
+ 0,425lnempl + ε 
Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy: 
Bảng 3. Kết quả ước lượng hồi quy OLS các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển 
của công ty đa quốc gia thông qua chỉ tiêu doanh thu (Y1) 
Các biến Kì vọng MH 1 MH 2 MH 3 MH 4 MH 5 
Biến độc lập 
CD - -6,776 -7,127 
DA - -0,754*** -0,776** 
Size + 0,000003* 0,000004* 
Biến kiểm soát 
Age + 0,003 0,011 0,009 0,013 0,027 
Tp chí Khoa hc Lc Hng36
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty đa quốc gia đến từ Châu Mỹ tại Việt Nam 
Gender + -0,425 -0,555 -0,373 -0,096 -0,167 
Exp. + -0,063 -0,095 -0,040 -0,051 -0,060 
Ex + 0,523 0,405 0,475 0,475 0,300 
Empl. + 0,599* 0,557* 0,554* 0,521* 0,425* 
Hằng số 6,396* 21,907*** 7,085* 6,198* 23,213** 
R2 0,511 0,533 0,562 0,625 0,705 
 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng STATA, 2016) 
 *, **, *** lần lượt biểu thị cho các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% 
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA): Biến tỷ số nợ trên tổng 
tài sản và biến doanh thu có mối quan hệ nghịch biến tại mức 
ý nghĩa thống kê 5% (βDA= - 0,776; p = 0,023 < 0.05). Điều 
này cho thấy nếu như tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn 
vị, thì doanh thu của các MNCs Mỹ sẽ giảm đi 0,776%. Nói 
cách khác, công ty có tỷ lệ nợ càng cao thì họ sẽ càng phải 
trả nhiều hơn vào chi phí lãi suất nợ vay chưa tính đến yếu 
tố khác như lạm phát trong và ngoài nước, chính sách tiền tệ 
của chính phủ. Hay nếu như công ty đó đi vay ở ngân hàng 
nước ngoài, thì tỷ giá hối đoái cũng là một phần nguyên nhân 
khiến cho chi phí vay vốn của công ty đó tăng cao. Kết quả 
này hoàn toàn trùng khớp với giả thuyết H3 mà tác giả đã đưa 
ra ban đầu, đó là khả năng quản lý nợ càng tốt thì doanh 
nghiệp càng phát triển càng tốt. Đây được xem là bằng chứng 
thực tiễn chứng minh sự đúng đắn của các tác giả Jensen 
(1986), Stulz (1990) và Hart và Moore (1995) về tầm ảnh 
hưởng của nợ đến sự phát triển của công ty. 
Quy mô công ty (Size): Biến quy mô công ty có tác động 
thuận chiều với biến phụ thuộc tại mức ý nghĩa 1% 
(βsize=0,000004; p = 0,001 < 0,1). Nhìn vào hệ số ước 
lượng, biến quy mô công ty tuy có ý nghĩa, nhưng sự tác 
động của biến này vào biến phụ thuộc là không nhiều. Nếu 
như quy mô hay tài sản của công ty tăng lên 1 nghìn USD, 
thì doanh thu sẽ tăng lên 0,000004%. Một công ty có quy mô 
càng lớn, tài sản càng lớn thì khả năng tài chính của họ sẽ 
càng vững mạnh. Họ sẽ dễ dàng trong việc đưa ra các quyết 
định đầu tư nhằm gia tăng hiệu suất làm việc của cả máy móc 
và lao động, nhiều sản phẩm sẽ được tạo ra hơn và doanh 
thu công ty sẽ càng lớn. Kết quả này là đúng với kỳ vọng của 
giả thuyết 2 mà tác giả đã đưa ra, đó là quy mô công ty càng 
lớn thì doanh nghiệp sẽ càng phát triển mạnh mẽ. Đã có rất 
nhiều tác giả sử dụng biến quy mô công ty để xem xét sự 
phát triển của công ty như Vijayakumar và Tamizhselvan 
(2010), Lee (2009) và phần lớn đều cho ra kết quả thuận 
chiều, mặc dù cách đo lường quy mô công ty của các tác giả 
là khác nhau. Như vậy, giả thuyết 2 được chấp nhận cả về lý 
thuyết lẫn thực tiễn. 
Số lượng nhân viên (lnempl): Biến số lượng nhân viên có 
tác động thuận chiều với biến doanh thu của các MNCs Mỹ 
với mức ý nghĩa 1% (βlnempl=0,425; p = 0,004). Nói cách 
khác, nếu như số lượng nhân viên của công ty tăng lên 1, thì 
doanh thu sẽ tăng 0,425 nghìn USD. Điều này được giải thích 
là khi các MNCs Mỹ đầu tư vào với quy mô lao động càng 
lớn thì số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất ra 
sản phẩm sẽ càng nhiều, dẫn đến công suất lao động tăng, 
sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều và doanh thu tăng 
cũng sẽ là điều tất yếu. Thêm vào đó, với nguồn lực con 
người càng dồi dào, thì “chất xám” để sáng tạo càng nhiều. 
Công ty sẽ được hưởng lợi ngay chính sự sáng tạo đó để đem 
về doanh thu. 
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính OLS về tác 
động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của MNCs 
Mỹ tại Việt Nam thông qua lợi nhuận được trình bày trong 
bảng 3. Qua đó, sự cải thiện của R2 từ 0,4455 (mô hình 1) 
đến 0,6716 (mô hình 5). Điều này chứng tỏ mô hình 5 có khả 
năng giải thích 67,16% các nhân tố tác động đến sự phát triển 
của MNCs Mỹ tại Việt Nam thông qua lợi nhuận và là mô 
hình tốt nhất, đầy đủ nhất trong 5 mô hình đưa ra ước lượng. 
Mô hình 5 xem xét đầy đủ tác động của 8 biến, gồm 3 biến 
độc lập: khoảng cách văn hóa (CD), tỷ số nợ trên tổng tài sản 
(DA), quy mô công ty (size) và 5 biến kiểm soát: giới tính 
nhà quản lý (GENDER), số năm hoạt động (AGE), kinh 
nghiệm quản lý (EXP), xuất khẩu (EX) và số lượng nhân 
viên (EMPL). 
Mô hình 5 được trình bày dưới dạng mô hình như sau: 
 lnprof = 13,37 –1,211DA + 0,000004size + 0,395lnempl + ε 
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DA): Biến tỷ số nợ trên tổng 
tài sản tác động nghịch chiều với lợi nhuận của MNCs Mỹ 
tại mức ý nghĩa 1% (βDA=-1,211; p = 0,002< 0,01). Điều này 
có ý nghĩa nếu như tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn 
vị, thì lợi nhuận của MNCs sẽ giảm đi 1,211%. Vấn đề này 
đã được giải thích ở mô hình trước, đối với các công ty quản 
lý nợ càng tốt thì công ty đó sẽ không cần phải trả quá nhiều 
các khoản chi phí liên quan đến nợ, làm thâm hụt lợi nhuận 
công ty. Thêm vào đó, họ sẽ có ưu thế trong việc huy động 
vốn từ nhiều nguồn như nguồn vay, hay từ kêu gọi các nhà 
đầu tư. Từ đó, làm tăng nguồn thu nhập và công ty càng phát 
triển. 
Bảng 4. Kết quả ước lượng hồi quy OLS các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển 
 của công ty đa quốc gia thông qua lợi nhuận (Y2) 
Các biến MH 1 MH 2 MH 3 MH4 MH5 
Biến độc lập 
CD -3,144 -3,524 
DA -1,184* -1,211* 
Size 0,000004** 0,000004* 
Biến kiểm soát 
Age 0,017 0,020 0,024 0,026 0,037 
Gender -0,980*** -1,038*** -0,887*** -0,663 -0,621 
Exp. -0,013 -0,028 0,020 -0,001 0,017 
Ex. -0,201 0,147 0,129 0,154 0,018 
Empl. 0,582* 0,560* 0,490* 0,507* 0,395** 
Hằng số 4,308* 11,521 5,479* 4,097* 13,37 
R2 0,445 0,449 0,560 0,5451 0,671 
 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng STATA, 2016) 
 *, **, *** lần lượt biểu thị cho các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% 
Tp chí Khoa hc Lc Hng 37
Trần Thị Bạch Yến Trần Thu Hương, Phan Thanh Khiết 
Quy mô công ty (size): Biến quy mô công ty tác động 
thuận chiều với lợi nhuận của MNCs tại mức ý nghĩa 1% 
(βsize=0,000004; P = 0,004 < 0,1). Có nghĩa là nếu như quy 
mô, hay tài sản của công ty tăng lên 1 nghìn USD, thì lợi 
nhuận của công ty sẽ tăng lên 0,000004%, vẫn là phần tăng 
không quá lớn. 
Số lượng nhân viên (lnempl): Có sự tác động thuận chiều 
giữa biến số lượng nhân viên và biến lợi nhuận của công ty 
tại mức ý nghĩa 5% (βlnempl=0,395; p = 0,017 < 0,05). Điều 
này được giải thích ngắn gọn là khi các MNCs Mỹ với số 
lượng lao động càng lớn thì nhân lực tham gia vào quá trình 
sản xuất ra sản phẩm sẽ càng nhiều, năng suất lao động được 
cải thiện và từ đó lợi nhuận của công ty sẽ ngày một tăng. 
Qua bài nghiên cứu, tác giả đã cung cấp các tác nhân ảnh 
hưởng đến sự phát triển của các MNCs Mỹ tại Việt Nam. 
Như đã phân tích, yếu tố về quy mô công ty và khả năng quản 
lý nợ có kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng của tác giả. 
Trong số các biến kiểm soát, chỉ có biến số lượng nhân viên 
là có ý nghĩa và tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc - 
đúng với kỳ vọng của tác giả. Ngoài ra, biến khoảng cách 
văn hóa, số tuổi công ty, giới tính quản lý, kinh nghiệm nhà 
quản lý và xuất khẩu không có ý nghĩa về mặt thống kê trong 
bài nghiên cứu này. 
Kết quả từ bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, MNCs Mỹ với 
khả năng quản lý nợ hợp lý hơn thì sẽ càng phát triển hơn, 
công ty có quy mô lớn hơn sẽ phát triển hơn các công ty có 
quy mô nhỏ. Ngoài ra, với số lượng lao động lớn hơn thì sẽ 
phát triển mạnh hơn các công ty có số lượng lao động thấp. 
Kết quả trên có hàm ý rằng, để thành công và phát triển tại 
nước tiếp nhận đầu tư là nước đang phát triển, các công ty đa 
quốc gia nên chú trọng về khả năng tài chính, đặc biệt là quản 
lý nợ. Thêm vào đó, yếu tố lao động và quy mô của công ty 
cũng là cực kỳ quan trọng. Công ty nào có lợi thế về ba yếu 
tố trên thì khả năng phát triển bền vững của công ty đó sẽ 
càng cao. 
4. HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 
TIẾP THEO 
Bài viết trên vẫn tồn tại một số mặt hạn chế, đầu tiên, đó 
là cỡ mẫu là tương đối nhỏ, với số lượng MNCs Mỹ trong 
mẫu quan sát chỉ là 40 điều này có thể gây ra một số hạn chế 
trong việc đại diện cho tổng thể. Thứ hai, số lượng các MNCs 
Mỹ tại Việt Nam nhiều nhưng việc tiếp cận và cập nhật các 
số liệu thống kê trên các trang web của công ty là khá khiêm 
tốn, chưa đầy đủ và mới đầu tư lại gần đây (khoảng 3 năm 
trở lại đây) gây khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu 
cung cấp cho bài nghiên cứu. 
Cuối cùng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển luôn là 
đề tài nghiên cứu được các học giả quan tâm khá nhiều, 
nhưng có thể nhận thấy rằng hiện nay ở Việt Nam, các hướng 
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này của các MNCs vẫn còn 
hạn chế. Do đó, tác giả hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu 
từ bài viết sẽ góp phần tạo ra nhiều ý tưởng nghiên cứu 
chuyên sâu hơn, hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài 
nước có thể hiểu rõ về thị trường Việt Nam trong thời gian 
sắp tới. 
Ngoài ra, các yếu tố khác như số năm hoạt động, đặc điểm 
nhà quản lý, xuất khẩu, khoảng cách văn hóa giữa nước chủ 
nhà và nước đầu tư cũng được đưa ra xem xét tuy nhiên các 
biến trên đều không có ý nghĩa thống kê trong bài nghiên cứu 
này. Các nghiên cứu tiếp theo có thể khai thác sâu hơn và tập 
trung vào các yếu tố trên để chỉ ra đầy đủ và hoàn thiện hơn 
các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các MNCs nhằm 
tạo điều kiện thu hút hơn nữa các đầu tư từ nước ngoài và 
giúp Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các MNCs 
để tăng cường hội nhập kinh tế thế giới. 
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Tổng cục Thống kê, 2016. 
[2] Cục đầu tư nước ngoài. Tình hình đầu tư của Canada tại Việt 
Nam, 2016, <
hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-cua-Canada-tai-Viet-Nam>. 
[3] Cục đầu tư nước ngoài. Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt 
Nam, 2016, <
dau-tu-truc-tiep-cua-Hoa-Ky-tai-Viet-Nam> 
[4] Geert Hofstede và Gert Jan Hofstede. Dimensionalizing 
Cultures: The Hofstede Model in Context. Online Readings in 
Psychology and Culture; University of Maastritch and 
Tilburg, the Netherlands. 
[5] James P. Johnson và Tomasz Lenartowicz. Culture, Freedom 
and Economic Growth: Do Cultural Values Explain Economic 
Growth?. Journal of World Business, 1998, no. 33. 
[6] Mike W. Peng. Global Strategy; Thomson SouthWestern, 
2006. 
[7] Pankaj Ghemawat & Sebastian Reiche. National Cultural 
Differences and Multinational Business; Globalization Note 
Series, 2011. 
[8] Gill A, Mathur N. Factors that affect potential growth of 
Canadian firms. Journal of applied finance and banking, 2011 
Oct 1, (4), pp.107. 
[9] Maja Pervan & Josipa Visic. Influence of firm size on its 
business success. Croatian Operational Research Review, 3 
(1), 2012, 213-223. 
[10] Aspasia Vlachvei & Ourania Notta. Firm growth, size and age 
in Greek firms, International Journal of Arts and Sciences, 
2008, 3 (7), 211-225. 
[11] Antje Schimke & Thomas Brenner. Long-run factors of firm 
growth; A Study of German firms, 2011. 
[12] Francisco Diaz Hermelo & Roberto Vassolo. The 
Determinants Of Firm’S Growth: An Empirical Examination. 
Abante, Escuela de Administracion. Pontificia Universidad 
Católica de Chile. 2007, 10(1), 3-20. 
[13] Becchetti, L. and G. Trovato. The Determinants of Growth for 
Small and Medium Sized Firms. The Role of the Availability 
of External Finance. Small Business Economics, 2005, 
19(4):291-306. 
[14] Evans, David S. The Relationship Between Firm Growth, Size 
and Age: Estimate for 100 Manufacturing Industries. The 
Journal of Industrial Economics, 2002, vol 35, 567-81. 
[15] Penrose, E. The Theory of the Growth of the Firm. American 
Economic Review, 2002, 88(4). 
[16] Qing Liu. An Empirical Study of the Influence of Cultural 
Distance on the Performance of Foreign Affiliates of Chinese 
MNEs. Amsterdam University, 2008. 
[17] Obert, M., and Olawale, F. Does debt really matter on the 
profitability of small firms? A perspective on small 
manufacturing firms in Bulawayo, Zimbabwe. African 
Journal of Business Management, 1987, 4(9): 1709-16.
Tp chí Khoa hc Lc Hng38
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty đa quốc gia đến từ Châu Mỹ tại Việt Nam 
PHỤ LỤC 
Bảng 2a. Ma trận tương quan giữa các biến với doanh thu 
 VIF 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
1 Doanh thu 1 
2 Khoảng cách văn hóa 1.21 -0,223 1 
3 Quy mô công ty 1.18 0,520 -0,010 1 
4 Khả năng quản lý nợ 1.10 -0,399 0,028 -0,061 1 
5 Số năm hoạt động 1.41 0,222 0,091 -0,087 0,005 1 
6 Giới tính CEO 1.61 -0,244 0,036 -0,326 0,092 0,274 1 
7 Kinh nghiệm CEO 1.40 -0,216 -0,249 -0,007 0,181 -0,204 -0,296 1 
8 Xuất khẩu 1.41 0,447 -0,205 0,21 -0,164 0,069 -0,330 -0,062 1 
9 Số lượng nhân viên 1.75 0,685 -0,148 0,245 -0,225 0,367 -0,190 -0,228 0,440 1 
 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng STATA, 2016) 
Bảng 2b. Ma trận tương quan giữa các biến với lợi nhuận 
 VIF 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
1 Lợi nhuận 1 
2 Khoảng cách văn hóa 1.23 -0,156 1 
3 Quy mô công ty 1.17 0,503 -0,015 1 
4 Khả năng quản lý nợ 1.11 -0,495 0,024 -0,069 1 
5 Số năm hoạt động 1.39 0,170 0,084 -0,101 -0,007 1 
6 Giới tính CEO 1.59 -0,356 0,042 -0,320 0,102 0,294 1 
7 Kinh nghiệm CEO 1.41 -0,086 -0,252 -0,011 0,177 -0,213 -0,293 1 
8 Xuất khẩu 1.39 0,370 -0,212 0,203 -0,173 0,056 -0,323 -0,067 1 
9 Số lượng nhân viên 1.73 0,612 -0,165 0,232 -0,253 0,347 -0,171 -0,246 0,431 1 
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng STATA, 2016) 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_toi_su_phat_trien_cua_cac_cong_ty_da_qu.pdf